1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Châu Á học: Quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar trên lĩnh vực chính trị và kinh tế từ năm 2016 tới năm 2020

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ LIÊN

TỪ NĂM 2016 TỚI NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ LIÊN

TỪ NĂM 2016 TỚI NĂM 2020

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á họcMã số: §310608.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thùy Châu

Hà Nội - 2023

Trang 3

LOI CAM KET

Tác giả xin cam đoan Luận văn này là do chính tac giả nghiên cứu và thực

hiện, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thi Thùy Châu.

Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên cứu

khoa học khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.

Các số liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận văn này là trung

thực Luận văn không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào Tôi xin chịutrách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Liên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận

được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu.

Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô TS Nguyễn ThịThùy Châu đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, truyền đạt kiến thức, kinh

nghiệm trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô khoa Đông Phương học,cán bộ Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn —DHQGHN đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình,đồng nghiệp, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên, giúp đỡ tác giả trong quátrình học tap, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Trân trọng cảm on!

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Nguyễn Thị Liên

Trang 5

MỤC LỤC

967.1001115 11 Lí do lựa chọn đề taicc.ceccccsccccccsssseccssesececseseceesesececsvsucacsesucacsvscacscsveucaesvsucacavancacavevees 52 Lich sử nghiÊn CỨU - <1 11991 v1 1 9 90H Hà HH Hư TT nh 83 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên CỨU - 5 + **++++sesseeresee 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2+ 2+k+EE+£E++EE+EEvrEerEerrksrxerkcrex 14

5 Nguôồn tư liỆU - 5E SE9SE+EESESEE2EEEEEEEEE1511211211215 2111111111111 11 11111 re 156 Phương pháp nghién CỨU - - c5 3321183911831 1 39118 1118 11 1 11 11 g1 8g rrn 167 Cầu trúc luận văn : -:¿+22++222++222112221122711222112211221112111 re 17

CHUONG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI 18

1.1 Một số khái niệm 2 £SSSềSE9EEEEEE2E21 2111111111211 111111 c0 181.1.1 Quan hệ quốc tẾ - + +SE+EE£EE+EE2E2EEEEEEEEEEEEE21121111215 11111111 cEe 181.1.2 Quan hệ chính trị quốc tẾ - ¿+ ©+¿+£+£+EE+EE£EEE£EE+EEtEEtEEzEzrxrrkerree 191.1.3 Quan hệ kinh tẾ quốc tẾ - ¿2 + + ©E£+E2EE+EE£EEEEEEEEEEEEE712E2221221 21 xe 201.1.4 Quan hệ giữa hai quốc gia trên lĩnh vực chính trị và kinh tế - 21

1.2 Quan hệ Thái Lan — Myanmar trước năm 2016 -5++s<+<s>++ 23

1.2.1 Giai đoạn trước năm 1948 - << E3 2211111111 233111 1119933111 key 231.2.2 Giai đoạn 1948 — 1'962 - - c2 t1 1211111131111 11111 1111112111111 11111 ke 231.2.3 Giai đoạn 1962 — 1986 - - + 2.1222 1111122111 1111111111111 1111111 11111 kg 24IV G00.) no cễả 251.3 Bối cảnh của quan hệ Thái Lan — Myanmar giai đoạn 2016 -2020 271.3.1 Tình hình quốc tế và khu VUC -¿- 2 ¿- £+E+SE+EE+EE+EE+EEEEEEerEerkerkerkrree 271.3.2 Tình hình trong nước của Thái Lan và Myanmar - - 55s «<< x++ 3lTidu ket Chu ong 8N n›s‹aaẳắ Ô 40

CHƯƠNG 2: TINH HÌNH HỢP TÁC CHÍNH TRI VÀ KINH TE GIỮA THAI

LAN VA MYANMAR GIAI DOAN 2016 — 2020 2-©22c5z2cx2csee: 41

2.1 Quan hệ chính trị - ngoai ØÏa0 Án 2S S2 nh He 41

2.1.1 Cơ chế hợp tác ¿- ¿+ ke kEEEE 1111211211211 11111111111111 11111111 cte 42

Trang 6

2.1.2 Thực trạng hợp tÁC - - c 1n 11H SH HH ng 432.2 Quan hệ kinh té ¿5c +SeSSềEEỀ E9 1211211211 21111111111111 111111111 te 50

2.2.1 Cơ chế hợp tác -:- 2+2 2k 2E 2E12211712112112117171121121101111 211 xe 50

2.2.2 Thực trạng hợp ta eee eeescescecsseceseecsseecesecesseceeeceaeecsaeeeseeceeeceaeeseaeeeneeesaes 52

Tiểu kết chương 2 - 2-2 S2+SE‡EESEE2E12E127171121121121111211 111111111111.60

CHUONG 3: DANH GIA VE QUAN HE HỢP TÁC CHÍNH TRI VÀ KINHTE GIỮA THAI LAN - MYANMAR GIAI DOAN 2016 — 2020 62

3.1 Đánh giá về kết qua hợp tac giai đoạn 2016 — 2020 -5- 55-552 623.1.1 Thành tựu 2c 2<+2+2EEt2EE22E127112712112112711211711111211211 111111 rre.62

3.1.2 Ham ChE lẽ ă 4Ỷ® 713.2 Tác động của quan hệ hợp tác giữa Thai Lan và Myanmar giai đoạn

20016 -202/0) - ¿2c 2< 22 E21222122112211211221 11211 2T1TT1 11 1 1 1 ereg 763.2.1 Tác động đối với Myanma ¿- 2 25 +E+SE+EE+EE£EE2EEEEEEEeEEerkerkrrrree 763.2.2 Tác động đối với Thái Lan 2-22-©5¿25+22+2EE22EE2EEeEEEerxsrrerresree 783.2.3 Tác động tới ASEAN ©2¿- 2c 2k2 221127112112211271121121111 1111k.79

Tiểu kết chương 3 2-2 52+ EEESEE2E12E19E17112112111111121111 1111.111111 cre 82

KẾT LUẬN - - 5-5522 E1 E21 2121217111211211 1111.1111 1111011111211 111 1g 84

TÀI LIEU THAM KHAO 2- 2252 2S£+SESEE2EEEEEEEEEEEE 2217221 Ecrrreeg 87

Trang 7

DANH MỤC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ACMECS Ayeyawady - Chao Phraya - Chiến lược hợp tác kinh tế

Mekong Economic | Ayeyarwady Chao Phraya Cooperation Strategy Mekong

-ADMM+ ASEAN Defence Ministers | Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòngMeeting Plus ASEAN mở rộng

AEC ASEAN Economic Community | Cộng đồng kinh tế ASEAN

ARF ASEAN Regional Forum Diễn dan khu vực ASEAN

ASEAN Association of Southeast Asian | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM Asia Europe Sum mit Meeting | Hội nghị Thượng đỉnh A — Âu

BIMSTEC | Bay of Bengal Initiative for | Sáng kiến Hop tác Kinh tế Kỹ thuậtMultiSectoral Technical and | da nganh vinh Bengal

Economic Cooperation

EWEC East-West Economic Corridor | Hành lang kinh tê Đông Tây

EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông A

FDI Foreign Direct Investment Đầu tu trực tiếp nước ngoài

GDP Gross domestic product Tổng san phâm nội địa

GMS Greater Mekong Subregion Tiêu vùng sông Mekong mở rộng

NESDB National Economic and Social | Hội đồng Phát triển Kinh tế xã hộiDevelopment Board Thái Lan

NLD National League for | Đảng Liên minh Doan két va phat

Democracy trién Myanmar

RCEP Regional Comprehensive Đối tác Kinh tế toàn diện khu vựcEconomic Partnership

SEZ Special Economic Zones Dac khu kinh té

SLORC State Law and Order | Hội đồng Khôi phục Luật Nhà nướcRestoration Council va Trat tu

WTO World Trade Organization Tô chức Thuong mai Thê giới

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Kim ngạch thương mai Thái Lan - Myanmar giai đoạn 2016 — 2020 53

Bảng 2.2: Các mặt hàng xuất khâu lớn nhất của Thái Lan sang Myanmar năm 2016

0202011 — 54Bang 2.3: Các mặt hang nhập khâu lớn nhất của Thái Lan từ Myanmar năm 2016 và

năm 2020

Bảng 2.4: Giá trị thương mại biên giới Thái Lan — Myanmar giai đoạn 2016 — 2020 56Bang 2.5: Dau tư tích lãy của Thái Lan vào Myanmar từ 1988 — 2019 theo Luật DauI0) /Ấx 0 58

Bảng 2.6: Dau tư trực tiếp nước ngoài vào Myanmar giai đoạn 2016 — 2020 59DANH MỤC BIEU DO

Bang 3.1: Kim ngạch thương mại Thái Lan — Myanmar giai đoạn 2000 - 2020 68Bang 3.2: Kim ngạch thương mại Thái Lan - Myanmar giai đoạn 2011 — 2022 75

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lí do lựa chọn đề tài

Bước sang thế kỷ XXI, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nền kinh thế thếgiới Tất cả các quốc gia đều tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, thúc

đây mối quan hệ song phương và đa phương thông qua việc hợp tác trên các lĩnh

vực như hợp tác chính trị, hợp tác kinh tế Ở Đông Nam Á, quan hệ song phương

giữa các nước thành viên có chung đường biên giới ngày cảng được chú trọng.

Trong đó, mối quan hệ giữa hai nước thành viên là Thái Lan và Myanmar đượcnhiều học giả trên toàn thế giới quan tâm.

Mối quan hệ giữa hai quốc gia này thu hút các nhà nghiên cứu là bởi Thái

Lan và Myanmar là hai nước láng giềng, có đường biên giới chung hơn 2 nghìn kmva nằm ở phía Tây của bán đảo Đông Dương Đây được coi là vị trí chiến lược — là

cầu nối giữa Đông Nam Á với Nam Á và Trung Quốc Tiếp theo đó, cả hai nước

đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường ngày càng mở rộng,nguồn lao động dồi dao và đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài từ nhiều quốc gianhư Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thái Lan và Myanmar có lịch sử quan hệ lâu đời, đã thiết lập quan hệ chínhthức từ năm 1948 tới nay Trong suốt khoảng thời gian này, hai nước đã hợp táctrên nhiều lĩnh vực theo từng giai đoạn khác nhau Nồi bật trong đó là hợp tác trênlĩnh vực chính trị và kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 Trước tiên, về hợp tác chính trị,quan hệ giữa hai nước giai đoạn này gắn liền với sự biến động chính trị nội bộ và

liên quan tới vai trò của quân đội trong nén chính trị hiện đại của hai quốc gia Ở

Thái Lan, trước năm 2014, chính phủ dân sự năm quyền lãnh đạo Tuy nhiên, saucuộc đảo chính vào tháng 5/2014, phía quân đội đã nắm quyền lãnh đạo đất nước.Đến ngày 15/7/2019, thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan - o - cha đã tuyên bố

cham dứt chế độ quân sự cầm quyền sau 5 năm Song ông đã tái đắc cử Thủ tướng

Thái Lan và cầm quyền tới tháng 8/2023 Như vậy, ở Thái Lan có sự chuyên giao từchính quyền dân sự sang chính quyền quân sự Trong khi đó, chính tri Myanmar lạigan liền với sự kiện Đảng Liên minh Đoàn kết và phát triển Myanmar (NLD) chính

Trang 10

thức lên nắm quyền ở Myanmar (30/3/2016), cham dứt hơn 50 năm cầm quyền liêntục của chính quyền quân sự Myanmar Cuối năm 2020, Myanmar tô chức Tổngtuyển cử và đảng NLD tiếp tục giành chiến thắng, nắm quyền lãnh đạo đất nướcnhiệm kỳ 2021 - 2026 Tuy nhiên vào đầu năm 2021, quân đội Myanmar đã tiến

hành đảo chính, lật đồ Đảng NLD, tuyên bố hủy bỏ kết qua Tổng tuyển cử năm

2020 Lúc này, chính quyền ở Myanmar lại có sự chuyên giao quyền lực từ chính

quyền dân cử sang chính quyền quân sự Như vậy, giai đoạn 2016 — 2020 là giaiđoạn 5 năm đầu tiên và duy nhất mà chính quyền dân sự chính thức lãnh đạoMyanmar tính từ năm 1962 tới năm 2023 Mối quan hệ chính trị giữa hai nước giai

đoạn 2016 — 2020 là mối quan hệ giữa chính phủ quân sự Thái Lan và chính phủ

dân sự duy nhất của Myanmar trong hơn 60 năm qua Đặc biệt, tại Myanmar xảy ranội chiến kéo dài từ 2021 tới nay (2023) vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc Trong khiđó, Thái Lan được đánh giá là quốc gia có vai trò rất quan trọng trong vẫn đề này

[23] Thậm chí Ngoại trưởng Thái Lan là quan chức ngoại giao nước ngoài đầu tiên

có cuộc gap øỡ với cựu Có vấn Nhà nước Myanmar kề từ sau sự kiện chính biến tạiquốc gia này vào tháng 2/2021 Mối quan hệ này không chỉ liên quan mà còn ảnhhưởng tới cạnh tranh nước lớn ở khu vực, quá trình hội nhập ASEAN và tác động

tới Việt Nam Những điều này cho thay giữa Thái Lan và Myanmar có mối quan hệsâu đậm cần được nghiên cứu kĩ hơn.

Bên cạnh chính trị, mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế 6 giai

doan 2016 — 2020 cting cần được nghiên cứu nhiều hơn Từ trước năm 2016, Thái

Lan đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng và lâu dài củaMyanmar Kê cả trong quá trình Myanmar rơi vào tình trạng khó khăn, bị các nướclớn cắm vận thì Thái Lan vẫn luôn thuộc nhóm những nhà đầu tư lớn vào nước này

[26, tr 3] Theo dit liệu về Dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực tế và đã được phê

duyệt từ năm 1989-2011, Thái Lan là một trong những nhà đầu tư chính ở Myanmar

[24 tr.23] Thái Lan được coi là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất (trong số các nướcASEAN) tại Myanmar từ năm 1988 đến năm 2008, chiếm hon 50% dòng vốn FDI.Từ năm 2012, mặc dù Trung Quốc vươn lên vị trí đứng đầu với dòng vốn đầu tư

Trang 11

tích lũy cao hơn, song Thái Lan vẫn nằm ở nhóm đầu các nước đầu tư vàoMyanmar [26, tr 5 — 6] Sau khi Mỹ gỡ bỏ lệnh cam vận với Myanmar, Cộng đồngKinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào 31/12/2015 và Myanmar có sự chuyểnđổi sang chính quyền dân sự, tạo điều kiện cho nền kinh tế Myanmar được mở rộng

và phát triển hơn Do đó, việc nghiên cứu về quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nướcthành viên của ASEAN từ sau năm 2015 lại càng trở nên quan trọng hơn.

Có thể nói, nghiên cứu về quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar trên lĩnh vựcchính trị và kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 là van đề quan trọng và cần thiết Cho tớinay các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về quan hệ Thái Lan —

Myanmar nói chung và quan hệ giữa hai quốc gia này trên lĩnh vực chính trị và kinhtế nói riêng khá phong phú Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào

mối quan hệ Thái Lan — Myanmar ở các giai đoạn trước năm 2016 Trên thực tẾ,

nghiên cứu về đề tài này vẫn còn nhiều khoảng trống, nhất là giai đoạn từ 2016 —

2020 Vì vậy tác giả đã quyết định chọn dé tài “Quan hệ Thái Lan — Myanmar trênlĩnh vực chính trị và kinh tế từ năm 2016 tới năm 2020” dé tìm hiểu về mối quan hệcủa Thai Lan và Myanmar trên các lĩnh vực chính tri - ngoại giao và thương mại —đầu tư trong giai đoạn 5 năm này.

Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt khoa

học, nghiên cứu về quan hệ chính trị và kinh tế giữa Thái Lan và Myanmar từ năm2016 tới năm 2020, dé tài sẽ chỉ ra các yêu tô cơ bản tác động tới mối quan hệ, thực

trạng mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị và kinh tế và đánh giá tác

động tới khu vực Đồng thời, với việc nghiên cứu về quan hệ chính trị và kinh tế

giữa Thái Lan - Myanmar từ năm 2016 tới năm 2020, đề tài mong muốn đóng gópmột phan vào nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu về Thái Lan, Myanmar, về quan hệhai nước nói riêng và quan hệ quốc tế trong khu vực Đông Nam Á nói chung Về ýnghĩa thực tiễn, hiện nay, bối cảnh hòa bình, hợp tác và phát triển đang là xu thếchủ đạo trong quan hệ quốc tế Do đó, nghiên cứu về quan hệ chính trị và kinh tế

giữa Thái Lan và Myanmar sẽ giúp chúng ta có thể học hỏi thêm kinh nghiệm đối

ngoại giữa hai nước, đánh giá tác động và dự đoán xu hướng quan hệ trong những

Trang 12

năm tiếp theo Vì vậy tác giả cần nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ hai nước TháiLan và Myanmar trong công trình nghiên cứu này.

2 Lịch sử nghiên cứu

Quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều

học giả Việt Nam và nước ngoài Ở từng góc độ và phạm vi tiếp cận khác nhau, chotới nay đã có nhiều công trình khoa học viết về mối quan hệ song phương giữa hai

nước trên một số lĩnh vực, nhưng chủ yếu ở giai đoạn trước năm 2016 Liên quan

đến mối quan hệ trên lĩnh vực chính trị và kinh tế, có thé ké đến một số công trìnhnghiên cứu sau đây.

Các học giả người Việt Nam có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:Tác giả Chu Công Phùng (2011) đã viết cuốn sách “ Mianma: Lịch sử vàHiện tai” cung cấp các thông tin cơ bản về địa lý, điều kiện tự nhiên, chính trị,

chính sách đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và con ngườiMyanmar từ lịch sử tới năm 2010 Tác phẩm có một chương riêng dé cập tới chínhsách đối ngoại của Myanmar, trong đó có nhắc tới mối quan hệ với Thái Lan vàASEAN Đây là một trong những tư liệu cơ sở mà tác giả sẽ dựa vào dé phân tíchthông tin về quan hệ hai nước trước năm 2016 Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách

chủ yếu là giới thiệu các thông tin cơ bản về đất nước Myanmar chứ chưa đề cậpsâu vào hợp tác giữa Thái Lan - Myanmar Đặc biệt các van đề được đề cập chỉ tính

tới năm 2010, không đưa ra dự báo gì cho Myanmar và chính sách đối ngoại củanước này với các quốc gia trong tương lai.

Tác giả Võ Xuân Vinh (2015) đã viết cuốn sách “Biến đổi chính trị, kinh tế ởMyanmar từ 2011 đến nay: Bối cảnh, nội dung, tác động” Nội dung cuốn sách đãphân tích những biến đổi về chính trị và kinh tế ở Myanmar từ tháng 3 năm 2011 tới

năm 2014, trong đó có đề cập đến vấn đề đầu tư và thương mại của Thái Lan vào

Myanmar trong giai đoạn này và đưa ra số liệu thống kê Tuy nhiên tác giả của cuốnsách lấy sự biến đổi ở Myanmar làm trọng tâm, còn phan dau tư của Thái Lan vàoMyanmar chỉ là một phần nghiên cứu nhỏ trong đó Đồng thời, tác giả phân tích

Trang 13

theo chiều từ phía Thái Lan đầu tư vào Mynamar, chưa phân tích sâu về chiềungược lại nên chưa thể hiện rõ được quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khoa học khác cũng tìm hiểu về lĩnh vựcchính trị và kinh tế giữa hai nước như:

Tác giả Nguyễn Hoàng Huế (2014) viết Luận án Tiến sĩ “Tiến trình hợp táckinh tế giữa các nước thuộc hành lang kinh tế Đông — Tây (1998 -2010) Luận án đã

khái quát về hợp tác kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam trước năm1998, phân tích sự tiến triển trong hợp tác kinh tế giữa các nước này giai đoạn 1998-2010; đưa ra các nhận xét, đánh giá về tiến trình hợp tác và sự tác động đối với các

nước thành viên Luận án này nghiên cứu trực tiếp về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế,

đồng thời cũng phân tích được sự tiến triển trong hợp tác giữa các quốc gia giaiđoạn 1998 — 2010 Tuy nhiên các hợp tác giữa Thái Lan và Myanmar được trìnhbày trên cơ sở hợp tác đa phương giữa các nước thuộc hành lang kinh tế Đông —Tây, chứ chưa trình bày sâu hơn về hợp tác kinh tế giữa hai nước trên cơ chế quan

hệ song phương.

Tác giả Dương Thị Ngọc Vân (2014) viết Luận văn Thạc sĩ “ Những thay đôi

trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay” Luận văn đề cậpđến những nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar,những điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Myanmar với ASEAN và các quốcgia thuộc khối ASEAN, trong đó có đề cập tới mối quan hệ với Thái Lan trong giai

đoạn 2011 — 2014 Tuy nhiên từ giới han đối tượng nghiên cứu của đề tài, luận văn

tập trung vào sự thay đối trong chính sách đối ngoại của Myanmar, còn những quan

hệ hợp tác giữa Myanmar và Thái Lan mới được nêu khái quát các đặc điểm chung,chưa đi vào các hợp tác và các đặc điểm cụ thê.

Môi quan hệ về chính trị và thương mại giữa hai nước cũng được dé cập tới ở

mức độ khác nhau trong các cuốn sách “Lịch sử vương quốc Thái Lan” của tác giảVũ Dương Ninh (1994); “Lịch sử vương quốc Thái Lan” của tác giả Lê Văn

Quang(1995); “Lịch sử Thái Lan” của tác giả Phạm Nguyên Long và Nguyễn

Tương Lai đồng chủ biên (1997); “Lịch sử Myanmar” của tác giả Vũ Quang

Trang 14

Thiện(2005), Cuốn sách “Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Myanmar” của tác giả PhạmThanh Tịnh (2014) Các công trình này đã trình bày rất rõ về lịch sử hình thànhquốc gia Thái Lan, lịch sử hình thành quốc gia của Myanmar Tuy nhiên mối quanhệ về chính trị và kinh tế của hai nước khi được nhắc tới, mới chỉ được các tác giả

trình bày lồng ghép với các vấn đề khác như lịch sử, văn hóa — xã hội ở đạng kháiquát chung chứ chưa trình bày thành một vấn đề có tính hệ thống, rõ ràng Ngoài ra,

trong các nghiên cứu vừa nêu trên, các vấn đề được trình bày chủ yếu thuộc giaiđoạn trước năm 2016, nhất là giai đoạn xảy ra chiến tranh Xiêm — Mién Điện vàgiai đoạn chính quyền quân sự nắm quyền trong suốt 50 năm ở Myanmar, chưa đềcập tới giai đoạn Myanmar chuyền sang chính quyền dân sự.

Ở Thái Lan, tác giả Ukrit Pattamanan (1997) chủ biên cuốn sách “lnuấổtuftoumw” (Thái Lan và các nước láng giềng) Cuốn sách có nội dung viết về quan hệgiữa Thái Lan với ASEAN và quan hệ giữa Thái Lan với các nước trong khu vực

Đông Nam Á Trong đó có một chương riêng được viết bởi tác giả Pornpimon

Trichot, đê cập vê các van đê giữa Thai Lan và Myanmar bao gôm: vân đê ôn định

an ninh và van đề hop tác kinh tế giữa hai quốc gia Nội dung chương này đã dé cậpkhá sâu về quan hệ hợp tác an ninh và kinh tế giữa Thái Lan và Myanmar Đây là

cơ sở thông tin quan trọng hỗ trợ cho các nghiên cứu sau này Tuy nhiên đây mới

chỉ là một phần cơ sở nền tảng do giới hạn nội dung trình bày mới chỉ đề cập tớimối quan hệ hai nước ở giai đoạn trước năm 1997.

Tác giả Kanchana Prasong (1997) viết công trình “wih 1lzztmwtfiotift undam1raio3 ne” (Myanmar — người bạn láng giềng — Thị trường thương mại mới của Thái

Lan) Nội dung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế của Myanmar; mối quan hệ

song phương giữa hai nước Thái Lan — Myanmar, thương mai và thương mại biên giớigiữa hai nước Thái Lan — Myanmar; một số quốc gia đầu tư vào Myanmar và một sốtrở ngại khi đầu tư vào Myanmar ở giai đoạn trước năm 1997 Công trình nghiên cứunày đã đề cập trực tiếp tới quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Myanmar, đứng ở góc nhìn

10

Trang 15

của Thái Lan dé phân tích về mối quan hệ và tiềm năng kinh tế khi Thai Lan đầu tư vàoMyanamar Mặc dù vậy, trong tình hình bối cảnh kinh tế thế giới và các nước đều có sựthay đổi vào thế kỷ XXI, sự hợp tác về kinh tế và các tiềm năng đầu tư phát triển kinhtế ở cả hai nước cần phải được nghiên cứu thêm với góc nhìn đa chiều hơn.

Tác giả Pakorn Puntharik (2002) có công trình nghiên cứu “Myanmar — ia

anuduiusnnmaasende lne-wiv (Myanmar — từ khía cạnh quan hệ thương mại

giữa Thái Lan và Myanmar) Nội dung của nghiên cứu này trình bày các thông tincơ bản về Myanmar; các chính sách thương mại quốc tế, hệ thống kinh tế và tàichính của Myanmar, quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar về văn hóa, hợp tác chốngma túy và hợp tác về thương mại giữa hai nước tính đến năm 2002 Công trình

nghiên cứu này đã trình bay khá kỹ các thông tin chính về Myanmar, nêu được các

hợp tác về thương mại hai nước, là các thông tin rất bổ ích cho các nghiên cứu về

hợp tác kinh tế của hai nước ở giai đoạn sau Tuy nhiên các hợp tác kinh tế đượctrình bày mới tính tới năm 2002, do đó cần có thêm các nghiên cứu về hợp tác kinhtế ở giai đoạn sau này dé b6 sung thêm vào tư liệu nghiên cứu về hợp tác giữa haiquoc gia.

Tác giả Saifon Suiantharamathee (2010) viết báo cáo nghiên cứu 155110181:

` œ yo ow aw * tA ự r

n1waztffotnlsvÏ8riaafnanfaifuấ Tnø-wai1: sa031an133ã9 (Thương mại biên giới: Bức

tranh phản ánh lịch sử về mối quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar) Công trình nghiêncứu này trình bày về sự hình thành các khu kinh tế cửa khẩu, lịch sử Myanmar và cácthông tin cơ bản về Myanmar, thương mại xuyên biên giới giữa Thái Lan và Myanmartrong thời kỳ tiền thuộc địa Cuốn sách đã trình bày được các thông tin về khu kinh tếcửa khâu và thương mại biên giới hai nước Tuy nhiên mốc thời gian nghiên cứu lại làthời kỳ tiền thuộc địa, do đó chưa có nội dung đề cập tới các hợp tác về kinh tế ở giaiđoạn sau.

11

Trang 16

Tiến sĩ Chenin Chen (2019) đã có bài nghiên cứu “The Determinants of ThaiListed Firms' Foreign Direct Investment in Myanmar” (Các yếu tố quyết định đầu tưtrực tiếp nước ngoài của các công ty Thái Lan vào Myanmar) phân tích về các yếu

tố ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan vào Myanmar, tìm hiểu khả

năng đầu tư của các công ty Thái Lan tại Myanmar và đưa ra khuyến nghị cho các

cơ quan chức năng và các nhà hoạch định chính sách của Myanmar nhằm thu hútvốn đầu tư nước ngoài FDI trong tương lai Đây là một trong những nguồn tư liệu

quý giá mà luận văn của tác giả cần tham khảo Tuy nhiên nghiên cứu của Tiến sĩChenin Chen mới chỉ phân tích các yếu tố một cách khái quát và một chiều từ phía

Thái Lan đầu tư vào Myanmar, chưa đề cập tới chiều ngược lại Do đó muốn tìm

hiểu rõ hơn về các hợp tác kinh tế của hai nước, cần mở rộng góc độ nghiên cứu vàgiai đoạn nghiên cứu.

Một số học giả người Myanmar cũng có các tác pham viết về chủ đề này.Điển hình là tác giả Kanbawza Win (1995) đã viết cuốn sách “Burma in ThaiForeign Policy” (Myanmar trong chính sách đối ngoại của Thái Lan) với đánh giárằng Myanmar có vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Thái Lan.

Công trình này đã phân tích được quan hệ giữa Myanmar và Thái Lan giai đoạntrước năm 1995, đánh giá được vai trò của Myanmar trong chính sách đối ngoại củaThái Lan vào thời kỳ này Đây là một công trình tham khảo rất ý nghĩa, giúp tác giảcó thêm tư liệu nghiên cứu ở một góc nhìn mới, đó là từ phía các học giả ngườiMyanmar Có điều phạm vi về thời gian nghiên cứu của đề tài mới dừng ở trướcnăm 1995, do đó các thông tin về hợp tác giữa hai nước cần có thêm các nghiên cứumới về hợp tác ở giai đoạn sau này dé bồ sung thêm.

Đặc biệt, đề tài nghiên cứu “Challenges to Democratization in Burma”

(Những thách thức đối với quá trình dân chủ hóa ở Myanmar), Dự án của

International Institute for Democracy and Electoral Assistance (IDEA) nghiên cứuvà an hành với sự hợp tác của tap thé các tác giả người Myanmar và người Thái Lantừng công tác, nghiên cứu tai Myanmar là Aung Zaw, David Arnott, Kavi

Chongkittavorn, Zunetta Lidden, Kaiser Morshed, Soe Myint, Thin Thin Aung, nam

2001 Công trình nay đề cập tới lich sử hiện đại của Myanmar, về các phong trào

12

Trang 17

dân chủ từ năm 1988 đến năm 2001 và tập trung phân tích các mối quan hệ giữa

Myamar với các nước có chung đường biên giới, Hiệp hội ASEAN, EU, Nhật Bản,

Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác (bao gồm cả tổ chức của Liên hợp quốc và cáctổ chức phi chính phu ) Những thách thức trong quá trình dân chủ hóa ởMyanmar là đối tượng chính mà công trình nghiên cứu này phân tích Dé làm rõ choquá trình đó, trong nội dung của công trình nghiên cứu có đề cập tới mối quan hệMyanmar — Thái Lan dé làm rõ hơn cho đề tài Tuy nhiên các hợp tác giữa hai nước

mới được nêu ở giai đoạn 1988 — 2001, do đó các thông tin về hợp tác giữa hainước ở giai đoạn sau 2001 cần được nghiên cứu bé sung thêm.

Các học giả phương Tây cũng rất quan tâm đến van đề nghiên cứu này như

David I Steinberg (1994) đã viết bài “Thailand’s Road Toward Burma: Myanmar

Beyond Ayuthaya” (Con đường của Thai Lan tới Miễn Điện: Myanmar bên ngoàiAyuthaya) John Bray (1995) cũng đề cập đến van đề mối quan hệ Thái Lan —

Myanmar trong cuốn sách “Burma: The Politics of Constructive Engagement”(Mién Điện: Chính tri của sự tham gia mang tính xây dung) Tuy nhiên các nghiên

cứu này cũng chưa đề cập tới quan hệ hai nước về lĩnh vực chính trị và kinh tế ở

giai đoạn sau khi chính quyền dân sự lên nắm quyền ở Myanmar.

Trên cơ sở trình bày một cách tổng quan về tình hình nghiên cứu của các họcgiả trong và ngoài nước liên quan đến quan hệ Thái Lan — Myanmar trên lĩnh vựcchính trị và kinh tế, có thê thấy đây là lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu ViệtNam và nước ngoài quan tâm, thé hiện ở số lượng các công trình nghiên cứu Tuynhiên, đa số các nghiên cứu nay tập trung vào các giai đoạn trước năm 2016, chưa

có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ này từ năm 2016 tới năm 2020 Ngoài ra, nội

dung đề cập cũng chưa phân tích sâu vào quan hệ chính trị và kinh tế hai chiều Đểtiếp nối các công trình nghiên cứu, luận văn của tác giả sẽ đề cập tới “Quan hệ TháiLan — Myanmar trên lĩnh vực chính trị - kinh tế từ năm 2016 tới năm 2020” Đây làcông trình nghiên cứu độc lập, có tính kế thừa, tổng hợp, phân tích và đi sâu hơn về

mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị và kinh tế Ở giai đoạn 2016 -2020.

13

Trang 18

3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống về quan hệ

Thái Lan — Myanmar trên lĩnh vực chính trị và kinh tế giai đoạn 2016 — 2020 nhằm

làm rõ được những thành tựu, hạn chế và tác động của mối quan hệ này.

Đề đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn sẽ tập trung vào nghiêncứu và làm rõ các nội dung như sau:

- Tổng hợp khung lý thuyết dùng để phân tích các lĩnh vực trong quan hệquốc tế làm cơ sở lý luận cho đề tài

- Phân tích yếu tô tác động, bối cảnh của quan hệ Thái Lan — Myanmar từ

năm 2016 - 2020

- Phân tích thực trạng quan hệ Thái Lan — Myanmar trên hai lĩnh vực: chínhtrị - ngoại giao và thương mại — đầu tư

- Từ kết quả nghiên cứu về quan hệ hai nước trên các lĩnh vực đó, đánh giá

và phân tích tác động của mối quan hệ này tới sự phát triển của Thái Lan, Myanmarvà khu vực Đông Nam Á.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là quanhệ song phương giữa Thái Lan — Myanmar trên lĩnh vực chính trị và lĩnh vực kinhtế từ năm 2016 tới năm 2020.

quốc gia láng giềng có mối quan hệ mật thiết và lâu đời, có đặc điểm chính trị đặc

biệt là cùng liên quan tới van đề chính quyền quân sự và đảo chính Trong khi ởThái Lan có sự chuyền đổi từ chính quyền dân sự sang chính quyền quân sự thì ởMyanmar có sự thay đổi từ chính quyền quân sự sang chính quyền dân sự Việc này

14

Trang 19

dẫn tới những thay đổi trong mối quan hệ chính trị giữa hai nước, đòi hỏi cần đượcnghiên cứu sâu hơn.

Lĩnh vực thứ hai mà tác giả lựa chọn đó là quan hệ hợp tác giữa Thái Lan —Myanmar trên lĩnh vực kinh tế Có thé nói rằng một trong những đối tác kinh tếquan trong và lâu dài của Myanmar chính là Thái Lan, ké cả trong quá trìnhMyanmar rơi vào tình trạng khó khăn, bị các nước lớn cấm vận Sau khi Mỹ xóa bỏcam vận thương mại với Myanmar năm 2016 va sau khi chính phủ dân sự nămquyền điều hành, Myanmar đã có một số điều chỉnh trong quy định về hợp tác kinhtế với nước ngoài, dẫn tới những thay đổi trong mối quan hệ kinh tế giữa Thái Lanvà Myanmar.

+ Về thời gian: Giai đoạn 2016 — 2020.

Luận văn lựa chọn mốc nghiên cứu mở đầu là năm 2016 — sắn liền với sựkiện với nhiều sự kiện quan trọng ở Myanmar Trước tiên là sự kiện chính quyềndân sự chính thức lên năm quyền ở Myanmar (30/3/2016) với sự điều hành củaĐảng NLD, chấm dứt hơn 50 năm cầm quyền liên tục của chính quyền quân sự.

Đồng thời đây cũng là thời điểm kết thúc năm tài chính 2015 của Myanmar Năm

2020, đảng NLD tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào cuối năm 2020.Tuy nhiên vào đầu năm 2021, chính quyền quân sự Myanmar đã tiến hành đảochính, lật d6 Dang NLD, tuyên bố hủy bỏ kết quả Tổng tuyên cử năm 2020 và giànhlại quyền điều hành Do đó tác giả lựa chọn năm 2020 là mốc kết thúc giai đoạn

nghiên cứu của đề tài này Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu vào mối quan hệ 2nước trong giai đoạn 5 năm từ năm 2016 tới năm 2020.

5 Nguồn tư liệu

- Các văn kiện của Chính phủ hai nước Thái Lan và Myanmar: các Hiệpđịnh, Hiệp ước, Tuyên bố chung, phát biểu của lãnh đạo hai Nhà nước, hai chính

phủ được đăng tải chính thức trên website Bộ Ngoại giao hai nước.

- Các báo cáo tông hop, tài liệu đánh giá của các Bộ ngành của Việt Nam,

Thái Lan, Myanmar

15

Trang 20

- Các công trình nghiên cứu của các học gia nước ngoài liên quan tới TháiLan — Myanmar, Thái Lan - Myanmar — ASEAN được viết va dịch ra bang tiếng

Việt, tiếng Anh và tiếng Thái Lan

- Các công trình chuyên khảo, sách, bài viết nghiên cứu, kỉ yếu hội thảo đã

được công bố ở Việt Nam có liên quan đến đề tài.6 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tổng hợp: tác giả tổng hợp các nguồn tài liệu tham khảo nhưcác văn kiện của chính phủ hai nước Thái Lan —- Myanmar; báo cáo của các Bộngành được công bố tại Việt Nam — Thai Lan — Myanmar; sách, tap chí, các công

trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài có liên quan tới đề tài.

- Phương pháp lịch sử (bao gồm phương pháp lịch đại và đồng đại) được sửdụng dé xem xét van đề cần nghiên cứu theo diễn tiễn thời gian cụ thé, làm rõnhững nhân tố lịch sử tác động, thúc đây quan hệ hai nước giai đoạn 2016 — 2020.

- Phương pháp phân tích: tác giả sử dụng phương pháp này dé phân tíchchính sách đối ngoại của Thái Lan và Myanmar Đồng thời tác giả sử dụng phươngpháp này trong nghiên cứu bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình Thái Lan vàMynamar để từ đó chỉ ra các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Thái Lan —

- Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng dé thống kê các thỏa thuận, kíkết giữa hai nước, thống kê các số liệu về hợp tác thương mại — đầu tư dựa trên

thông tin thu thập được từ các nguồn tài liệu để nghiên cứu thực trạng quan hệ Thái

Lan — Myanmar trên hai lĩnh vực chính tri và kinh tế.

- Phương pháp so sánh — đối chiếu được sử dụng dé đánh giá về đặc điểmtrong mối quan hệ hai nước, nghiên cứu về tác động của mối quan hệ này đối vớihai nước và khu vực.

Đề tài nghiên cứu về quan hệ giữa hai quốc gia trên hai lĩnh vực chính trị vàkinh tế Do tính chất liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu khoa học và quan hệquốc tế nên việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên sẽ giúp tác giả tiếp cậnđúng hướng với đề tài hơn.

16

Trang 21

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn “Quanhệ Thái Lan — Myanmar trên lĩnh vực chính trị - kinh tế từ năm 2016 tới năm 2020”có kết cầu 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Nội dung chương | trước hết trình bày cơ sở lý luận về nghiên cứu quan hệ

quốc tế và cơ sở thực tiễn là quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ hainước trước năm 2016, sau đó trình bay các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác độngtới mối quan hệ Thái Lan - Myanmar giai đoạn 2016 — 2020.

Chương 2: Tình hình hợp tác chính trị và kinh tế giữa Thái Lan và Myanmargiai đoạn 2016 — 2020

Nội dung chương 2 phân tích về thực trạng quan hệ giữa Thái Lan —

Myanmar trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao và thương mại — đầu tư trong giai

đoạn 2016 — 2020 Đây cũng chính là chương chính của luận văn.

Chương 3: Đánh giá về quan hệ hợp tác chính trị và kinh tế của Thái Lan và

Myanmar giai đoạn 2016 — 2020

Nội dung chương 3 nêu lên những đặc điểm nỗi bật trong mối quan hệ hai

nước trên lĩnh vực chính trị và kinh tế giai đoạn 2016 — 2020, nhận xét về một số

thành tựu và các van đề còn tồn tại Sau đó tiếp tục đánh giá về sự tác động của mối

quan hệ này tới mỗi quốc gia Thái Lan, Myanmar và sự tác động tới ASEAN.

17

Trang 22

NỘI DUNG

CHUONG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI

Quan hệ Thái Lan — Myanmar trên lĩnh vực chính trị - kinh tế từ năm 2016tới năm 2020 là đề tài liên quan tới hai lĩnh vực quan trọng trong quan hệ quốc tế.

Do đó, tác giả cần phải tìm hiểu về một số khái niệm liên quan tới hai lĩnh vực này,bao gồm các khái niệm về quan hệ quốc tế, quan hệ chính trị quốc tế và quan hệ

kinh tế quốc tế Từ đó, tác giả có thê xác định được các phương diện cần phân tíchkhi tìm hiểu về thực trạng quan hệ hai nước trên hai lĩnh vực chính trị và kinh tế.T iép theo đó, trước khi muốn làm rõ về thực trạng hợp tác giữa hai nước, luận văn

cần phải phân tích được các yếu té tác động tới mối quan hệ giữa hai nước Quan hệ

giữa hai nước Thái Lan — Myanmar có tính tiếp nối nên lịch sử quan hệ hai nướctrước năm 2016 là một yếu tố có vai trò quan trọng, cần được phân tích Khi đặtmối quan hệ này trong hệ thống quan hệ quốc tế, nhân tố quốc tế và khu vực là cácnhân tố có tác động không nhỏ Ngoài ra, tình hình nội bộ của Thái Lan vàMyanmar là các nhân tố nội sinh quan trọng, đặc biệt là sự điều chỉnh chính sách

đối ngoại của Myanmar dưới thời Cô vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi

sau khi dang NLD lên cầm quyền (tháng 3/2016) Những khái niệm và yếu tổ này sẽđược tác giả phân tích trong chương đầu của luận văn, làm nền tảng để có thểnghiên cứu sâu và rõ hơn về thực trạng hợp tác chính trị và kinh tế giữa Thái Lan —Myanmar giai đoạn 2016 — 2020.

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Quan hệ quốc tế

Quan hệ (Relations) là hành vi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới ngườikhác, phải có ít nhất hai chủ thể trở lên mới hình thành mối quan hệ Quan hệ quốctế (International Relations) được hình thành khi hai chủ thé trong quan hệ này thuộc

hai quốc gia khác nhau [9, tr 14].

Theo Paul Wilkison, quan hệ quốc tế không chỉ gồm quan hệ giữa các chínhphủ mà còn bao gồm quan hệ giữa tổ chức phi chính phủ như tổ chức tôn giáo, tổchức cứu trợ nhân đạo và các tập đoàn đa quôc gia và giữa các quôc gia với các tô

18

Trang 23

chức liên chính phủ, chăng hạn như Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu [30, tr.1] Ông cũng cho rằng khi nghiên cứu về quan hệ quốc tế cần có kiến thức liênngành, bao gồm mối liên hệ về lich sử, luật pháp và kinh tế quốc tế cũng như chínhsách đối ngoại và chính trị quốc tế Theo Stephane Lawson, thuật ngữ “quan hệ

quốc tế” không hoàn toàn đơn giản “Theo nghĩa hẹp nhất, nó được dùng đề biểu thịnghiên cứu về mỗi quan hệ giữa các quốc gia” Còn theo nghĩa rộng hơn, “nó biểu

thị sự tương tác giữa các chủ thể qua ranh giới quốc gia”, có nhiều chủ thể trong đócó cả tổ chức phi quốc gia Tuy nhiên dù hiểu theo nghĩa hẹp hay rộng thì thể chế

trung tâm van là nhà nước [28, tr 7].

Như vậy, có thể hiểu “quan hệ quốc tế là sự tương tác qua biên giới giữa các

chủ thé quan hệ quốc tế” [9, tr 14] Quan hệ quốc tế có tính hai chiều, là sự tácđộng qua lại giữa các chủ thé quốc tế, bao gồm cả chủ thé quốc gia (quốc gia — dântộc) và chủ thê phi quốc gia (tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia, tổ chức tôngiáo, cá nhân ) Quan hệ giữa các chủ thé quốc tế tồn tại hai hình thức cơ bản làxung đột và hợp tác Xung đột là tình trạng xã hội nảy sinh khi các chủ thể có mục

đích mâu thuẫn với nhau trong cùng một vấn đề liên quan Còn hợp tác là sự phối

hợp hòa bình giữa các chủ thé quan hệ quốc tế Hợp tác giữa các chủ thể quốc tếbao gồm các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa Trong đó quan hệ

quốc tế trên lĩnh vực chính trị và kinh tế có vai trò quan trọng nhất.1.1.2 Quan hệ chính trị quốc tế

Theo Bách Khoa Triết hoc (1983), chính tri là những công việc nhà nước, làphạm vi hoạt động gắn với những quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hộikhác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

Chính trị quốc tế là sự tham gia vào đời sống quốc tế của nhà nước dân tộc,các tổ chức quốc tế, các tô chức phi chính phủ, các phong trào chính trị, các tập

đoàn xuyên quốc gia với mức độ khác nhau và vì mục tiêu, lợi ích quốc gia, khuvực và quốc tế khác nhau [4, tr.11].

Biểu hiện của quan hệ chính trị quốc tế được thé hiện qua những cuộc viếngthăm, hội đàm, hội nghị của các tô chức quôc tê, các ủy ban song phương và đa

19

Trang 24

phương, các tổ chức văn hóa, kinh tế, giáo dục về các lĩnh vực cũng như xung độtchiến tranh, các chính sách đối ngoại giữa các quốc gia Đặc điểm của những sựkiện này là có ít nhất hai nhà nước của quốc gia tham gia [4, tr 8].

Quan hệ chính trị quốc tế chịu tác động từ nhiều nhân tố khác nhau Theo tác

giả Nguyễn Hoàng Giáp (201 1) trình bày trong cuốn “Một số vấn đề chính trị quốc

tế trong giai đoạn hiện nay”, các nhân tố này bao gồm: nhân tố thời đại và toàn cầuhóa, cuộc cách mạng khoa học — công nghệ, nhân tố địa — chính trị, chủ nghĩakhủng bố quốc tế, sức mạnh quốc gia và sự chi phối của các cường quốc, các van dé

chung như biến đổi khí hậu, dịch bệnh

Như vậy, quan hệ chính trị quốc tế là sự tham gia vào đời sống quốc tế củacác chủ thê chính trị quốc tế với các mức độ khác nhau và vì mục tiêu quốc gia, khuvực, quốc tế khác nhau Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu về quan hệ chính trịgiữa hai quốc gia Thái Lan và Myanmar chính là một mối quan hệ chính trị quốc tế.Vì vậy, tác sẽ sẽ tập trung phân tích các yếu tố tác động tới mối quan hệ này nhưnhân tố thời đại và toàn cầu hóa, cách mạng khoa học — công nghệ, nhân tố địa

chính trị, chủ nghĩa khủng bố quốc tế Sau đó, tác giả sẽ phân tích các chính sách

đối ngoại, các cuộc viếng thăm của lãnh đạo các cấp, hội đàm, hội nghị, các ủy ban

song phương và đa phương để làm rõ được tình hình hợp tác chính trị giữa hainước Thái Lan và Myanmar.

1.1.3 Quan hệ kinh tế quốc tế

Kinh tế là những cách thức và phương thức của con người trong một xã hộinhất định, dùng dé sản xuất và trao đổi sản phẩm với nhau [5] Quan hệ kinh tế quốc

tế là mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa hai hay nhiều nước [18, tr 2] Nghiên cứuvề quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia cần tìm hiéu về giá trị thương mại quốc tế giữahai quốc gia đó Theo Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế(UNCITRAL), thương mại quốc tế khi được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm cáchoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, theo đó bao gồm các hoạt độngthương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ nhưbảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyền giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lich

20

Trang 25

Hoạt động thương mại giữa hai quốc gia được thực hiện bằng nhiều hìnhthức như xuất và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, gia công thuê cho nước ngoài vàthuê nước ngoài gia công, tái xuất khâu và chuyên khẩu và xuất khẩu tại chỗ Trongđó hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là chủ yếu và giữ vai trò quan

trọng nhất [15, tr.16] Còn đầu tư quốc tế là sự di chuyên tài sản như vốn, côngnghệ, kỹ năng quan lý từ nước này sang nước khác dé kinh doanh nhằm mục dich

thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu [10, tr 30] Như vậy, khi nghiên cứu vềquan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, cần nghiên cứu về quan hệ thương mại (xuất —nhập khẩu hàng hóa) và quan hệ đầu tư giữa hai nước.

Quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như sự pháttriển kinh tế thị trường và thực hiện nên kinh tế mở cửa, toàn cầu hóa diễn ra mạnhmẽ, sự phát triển của khoa học — công nghệ, sự biến đổi của khí hậu và dịch bệnh,sự thành lập các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực, xu hướng phát triển và lớnmạnh của các công ty xuyên quốc gia Đặc biệt, khu vực Châu Á - Thái BìnhDương hiện nay dang trở thành trung tâm phát triển kinh tế mới của thé giới

Như vậy, tìm hiểu về quan hệ kinh tế quốc tế là tìm hiểu về sự phụ thuộc lẫn

nhau về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế quốc tế Luận văn nghiên cứu về quan hệgiữa Thái Lan — Myanmar trên lĩnh vực kinh tế chính là nghiên cứu về sự phụ thuộckinh tế giữa hai nước này Do đó, khi nghiên cứu về lĩnh vực hợp tác này, luận văncần làm rõ các yếu tố tác động như toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học — côngnghệ, sự ảnh hưởng của các nền kinh tế lớn, sự thành lập các liên kết kinh tế khu

vực và liên khu vực, sự biến đổi của khí hậu và dịch bệnh Sau đó, tác giả sẽ phân

tích biểu hiện của mối quan hệ này thông qua việc phân tích các các giá trị xuất —nhập khẩu hàng hóa và giá trị đầu tư giữa hai nước Thái Lan và Myanmar.

1.1.4 Quan hệ giữa hai quốc gia trên lĩnh vực chính trị và kinh tế

Khi nghiên cứu về quan hệ hai nước trên lĩnh vực chính trị và kinh tế, trước

hết cần phân tích các yếu tố tác động tới mối quan hệ này, sau đó mới có thê đi vào

phân tích thực trạng và đánh giá mối quan hệ Các yếu tô cơ bản và quan trọng tác

động tới cả hai lĩnh vực bao gôm lịch sử quan hệ giữa hai nước, yêu tô bôi cảnh thời

21

Trang 26

đại của cả quốc tế, khu vực và mỗi nước Trong đó bao gồm cả tình hình chính trị,tình hình kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng hợp tác và xung đột, sự pháttriển của khoa học — công nghệ, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, các tổ chức khu vực vàliên khu vực, chính sách đối ngoại và nhu cầu hợp tác của các bên Thực trạngquan hệ giữa hai quốc gia trên lĩnh vực chính trị sẽ được thé thông qua các cơ chếhợp tác, các biên bản ghi nhớ, các cuộc viếng thăm các cấp, hội đàm, hội nghị, các

tổ chức quốc tế Còn thực trạng hợp tác giữa hai quốc gia trên lĩnh vực kinh tế

được thé hiện thông qua các giá trị xuất — nhập khẩu và đầu tư Trong quan hệ quốctế, chính trị và kinh tế là hai lĩnh vực quan trọng nhất bởi đây là hai lợi ích quốc giacơ bản trong quan hệ quốc tế Hai lĩnh vực này cũng có sự đan xen, tương tác qualại với nhau bởi chúng vừa là nguồn, vừa là mục đích của nhau Đây cũng là hai lĩnhvực có khả năng thúc đây hợp tác trên các lĩnh vực khác và ngược lại sự hợp táctrên các lĩnh vực khác cũng thúc đây hợp tác chính trị và kinh tế Tuy nhiên mỗi

lĩnh vực cũng có sự độc lập nhất định [9,tr 226 — 227] Sau khi phân tích về thực

trạng hợp tác giữa hai bên về chính trị và đầu tư, từ đó có thể đánh giá được quan hệgiữa hai nước trên hai lĩnh vực này, đồng thời có thể đánh giá được tác động của

chúng tới mỗi nước và tác động với khu vực.

Đề bat đầu nghiên cứu về quan hệ Thái Lan — Myanmar trên lĩnh vực chínhtrị và kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trước tiên tác gia sẽ tìm hiểu về các yếu tố tácđộng tới mối quan hệ này, bao gồm lịch sử quan hệ hai nước trước năm 2016 và bốicảnh quốc tế, khu vực và tình hình nội tại mỗi nước Sau đó tác giả sẽ tim hiểu thực

trạng hợp tác giữa Thái Lan và Myanmar trên hai lĩnh vực thông qua các cơ chế hợp

tác, các cuộc viếng thăm giữa các cấp, các giá trị xuất — nhập khâu va đầu tư.

Khuôn khổ hợp tác trên lĩnh vực chính trị và kinh tế bao gồm cả khuôn khổ song

phương và đa phương Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn này, tác giả sẽ tập

trung chủ yếu vào phân tích thực trạng hợp tác giữa hai bên theo khuôn khổ hợp tác

song phương Cuối cùng, tác giả sẽ đánh giá mối quan hệ hai nước trên hai lĩnh vực

và tác động của nó tới từng quốc gia Thái Lan, Myanmar và tác động tới ASEAN.

22

Trang 27

1.2 Quan hệ Thái Lan — Myanmar trước năm 2016

Thái Lan và Myanmar là hai nước láng giềng có quan hệ lâu đời và phức tạp

về nhiều mặt như chính trị, văn hóa, tộc người Về quan hệ giữa hai nước trước

năm 2016 có thể chia làm các giai đoạn lớn là: trước năm 1948 (xung đột và tranhgiành lãnh thổ), giai đoạn 1948 — 1962 (thiết lập quan hệ chính thức), giai đoạn

1962 — 1988 (gián đoạn) và từ 1988 — 2015 (tái hợp tác và thúc đây quan hệ).

1.2.1 Giai đoạn trước năm 1948

Quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn này chủ yếu là tranh giành ảnh

hưởng về quyền lực, lãnh thé và kinh tế Các xung đột, mẫu thuẫn và chiến tranhthường xuyên xảy ra, đặc biệt là giai đoạn từ thế ky XVI tới nửa đầu thế ky XIX,

gây ảnh hưởng nặng nề với mỗi nước và làm xáo trộn tình hình chính trị cả khu

vuc[2, tr 15].

Từ thé ky XVI, Myanmar (hay Ava (sau này là Taungoo và Konbaung)) và

Thái Lan (Ayutthaya) trở thành hai vương quốc hùng mạnh trong khu vực, có phanlãnh thé chạy dai từ Bắc xuống Nam, giáp biển Andaman, vì vậy đều có quyền lợito lớn về cả kinh tế và chính trị Do vị trí địa ly đặc biệt, cả hai nước đều muốn phát

triển thương mại, đặc biệt là ngoại thương với các nước Trung Quốc, An Độ, Ả rập

và phương Tây Tình thế này đã dẫn tới sự xung đột vì lợi ích giữa hai vương quốc.

Đồng thời lúc này, cả hai vương quốc đều đang trên đà phát triển, liên tiếp gây xungđột dé mở rộng lãnh thổ Trong khi Myanmar muốn tạo sự thống nhất trên lãnh thổcủa minh bằng việc đoàn kết các dân tộc thiêu số thì trở ngại của Myanmar lúc đóchính là Thái Lan (Ayutthaya) [48].

Vì vậy, trong nhiều thé kỷ, giữa các vương quốc cổ của Myanmar và TháiLan đã xảy ra khoảng 44 cuộc chiến [34], gây ra nhiều thiệt hại cho cả hai nước.Phải tới khi Myanmar thất bại trước đế quốc phương Tây là Anh, Anh đã kí hiệpước với Myanmar không được đem quân đánh Thái Lan nữa.

1.2.2 Giai đoạn 1948 — 1962

Khi Myanmar cố gắng giành độc lập từ tay Anh vào năm 1947, Myanmar

cho răng cân đặt quan hệ với các nước khác như Mỹ, Trung Quôc Nêu các nước

23

Trang 28

này đồng ý đặt quan hệ ngoại giao với Myanmar có nghĩa là tính độc lập của đấtnước Myanmar đã được xác nhận [38, tr 126] Thái Lan là một trong những nước

đồng ý đặt quan hệ ngoại giao với Myanmar Hai nước đã thiết lập quan hệ chínhthức vào thang 8 năm 1948.

Môi quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar tạm ngưng lại vào năm 1950 khi lựclượng Quốc dân đảng từ Côn Minh, Trung Quốc tiến vào thiết lập căn cứ ở khu vựcBang Shan, Myanmar Một số quân lính của Quốc dân đảng còn mở rộng căn cứ ởkhu vực tỉnh Tachilek, Myanmar — giáp với huyện Mae Sai, Chiang Rai, Thái Lan —nhằm biến vùng này thành căn cứ địa để chiến đấu với quân Cộng sản ở Trung

Quốc Sự kiện này có tác động lớn tới mối quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar[32,

tr 28] Chính phủ Myanmar tin rằng Thái Lan đã hợp tác với Mỹ trong các hoạt

động giúp đỡ phe Quốc dân đảng Ngoài ra khu vực giao tranh giữa quân độiMyanmar va quân đội Quốc dân đảng cũng nằm ở biên giới Thái Lan — Myanmar,

gây nhiều ảnh hưởng tới người dân ở khu vực biên giới này Quân đội Myanmar vàquân đội Thái Lan cũng nhiều lần xâm phạm vào lãnh thổ của nhau khiến cho mâu

thuẫn và xung đột giữa Thái Lan và Myanmar tăng cao Tuy nhiên sau đó, hai bên

cũng đã có nhiều cé hợp tác giải quyết van đề bằng việc thành lập Ủy ban biên giới

vào năm 1963.

Có thé nói mối quan hệ chính thức giữa Thái Lan — Myanmar trong nhữngnăm 1950 là khá tương đối, hai bên đã thiết lập quan hệ chính thức và đã thân thiếthơn so với giai đoạn trước [32, tr.29] Mặc dù vẫn còn một sỐ xung đột xảy ra ở khuvực biên giới nhưng chính phủ hai nước cũng đã có gắng cùng nhau tìm giải pháp

để giải quyết Chính phủ hai nước cũng đã có các chuyến ghé thăm và phát triểnquan hệ thường xuyên Còn quan hệ thương mại giữa hai nước ở giai đoạn nay chưa

phát triển vì cấu trúc hệ thống kinh tế lúc này gần giống nhau, hàng hóa xuất khâutừ Thái Lan và nhập khẩu từ Myanmar không có nhiều khác biệt [39, tr 30].

1.2.3 Giai đoạn 1962 — 1988

Mối quan hệ hai nước ở giai đoạn này có nhiều hạn chế và khá xa cách saukhi chính phủ của Thủ tướng U Nu bị lật đồ và Thủ tướng Ne Win lên nam quyền

24

Trang 29

[35, 29] Ở giai đoạn này, Myanmar tuyên bố theo hệ thống kinh tế xã hội chủnghĩa, tiến hành chính sách “đóng cửa đất nước”, đi theo hướng trung lập tuyệt đốikhiến cho đất nước rơi vào tình trạng bị cô lập, không có liên hệ với bất kì nướcnào Việc này khiến cho quan hệ giữa chính phủ hai nước Thái Lan và Myanmar bịhạn chế trong khoảng gần 10 năm Bên cạnh đó, sự kiện Cựu thủ tướng U Nu sanglánh nạn tại Thái Lan đã khiến cho quan hệ giữa hai nước khá căng thăng Mối quan

hệ Thái Lan — Myanmar có những diễn tiến tích cực hon sau khi U Nu rời khỏi Thái

Lan vào năm 1973.

Môi quan hệ kinh tế giữa Thái Lan — Myanmar ở giai đoạn này cũng chịu tácđộng đáng kể Nguyên nhân xuất phát từ việc chính phủ Myanmar tập trung giải

quyết vấn đề chính trị trong nước, hạn chế quan hệ với nước ngoài Đồng thời

Myanmar chuyên đổi lĩnh vực kinh tế từ tư nhân sang nhà nước quản lý, không chophép người nước ngoài đầu tư vào Myanmar Điều này gây khó khăn cho quan hệ

thương mại giữa Myanmar với các nước khác, trong đó có Thái Lan.

Có thể nói, quan hệ Thái Lan - Myanmar về chính trị trong giai đoạn này cóthé nói là không ổn định và căng thang Mối quan hệ về thương mại chính thức ởgiai đoạn này giữa Thái Lan — Myanmar cũng bị hạn chế nhiều.

1.2.4 Giai đoạn 1988 — 2015

Đây là giai đoạn cả Thái Lan và Myanmar có sự thay đổi về chính trị, kinh tếvà chính sách ngoại giao Ở giai đoạn này, thương mại Thái Lan - Myanmar đã pháttriển hơn [39, tr.31 ].

Cả hai nước đã có các động thái dé thúc đây phát triển mối quan hệ thân thiếthơn Chính phủ hai nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nhân Thái Lan

đầu tư vào Myanmar nhiều hơn ké từ năm 1988 Hai bên đã đồng thuận thành lậpỦy ban hợp tác thương mại, ký kết Biên bản ghi nhớ về thành lập Ủy ban Biên giớiThái Lan — Myanmar, ký Hiệp định Thương mại song phương với 2 bản thỏa thuậnlà Thỏa thuận về Thương mại và kinh tế và Thỏa thuận về khuyến khích và bảo hộđầu tư, ký Thỏa thuận hợp tác về việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông

Salween, ký thỏa thuận về việc xây dựng đường cao tốc Đông Tây, một phần của

hành lang kinh tế Đông Tây của ASEAN Về kim ngạch thương mại, giá trị xuất —

25

Trang 30

nhập khẩu giữa hai nước tăng dần qua các năm, từ 0,77 tỷ USD (năm 2000) lên 8,15tỷ USD (năm 2014) và đạt 7,74 tỷ USD vào năm 2015 Trong danh sách đối tácthương mại quan trọng của Thái Lan, vị trí của Myanmar cũng tăng dần từ vị trí 27(năm 2000) lên vị trí số 17 vào năm 2015 [54] Về đầu tư, tính tới năm 2015, TháiLan là nước đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách vốn đầu tư nước ngoài của doanhnghiệp được Myanmar cấp phép với 10.352,331 triệu USD, chiếm 17,5% tổng sốvốn được cấp phép Còn trên thực tế, tính tới năm 2015, Thái Lan đã đầu tư vàoMyanmar 3.276,571 triệu USD với 51 dự án đầu tư [27].

Mặc dù vậy, bên cạnh các hợp tác tích cực, giữa hai nước vẫn tồn tại một số

thách thức va bất 6n do các van đề như biên giới, dân tộc thiểu số, người ti nạn, ma

túy, dịch bệnh và chính biến quân sự ở Myanmar Điển hình như vào năm 2001,Thái Lan và Myanmar bắt đầu cuộc chiến biên giới kéo dài ba tuần do xung đột vềviệc xác định lại biên giới chung Tới năm 2007, ở Myanmar xảy ra cuộc biểu tìnhdân chủ lớn được gọi là cuộc khởi nghĩa Safran Quân đội Myanmar lại đàn ápmạnh mẽ cuộc biểu tình, khiến hàng trăm người thiệt mạng hoặc bị bắt giữ Thái

Lan, là chủ tịch ASEAN lúc đó, lên án bạo lực của quân đội Myanmar và kêu gọi

chính phủ Myanmar tiến hành cải cách dân chủ.

Mối quan hệ hai nước trở nên đặc biệt hơn nữa sau khi ở Myanmar có thaybiến động về chính trị Một sự kiện đặc biệt diễn ra vào năm 2010 là Myanmar tổchức cuộc bau cử quốc hội đầu tiên sau gần 20 năm kể từ năm 1990 Bước sangnăm 2011, Myanmar kết thúc chế độ quân quản và thành lập chính phủ dân sự mới,

do Tổng thống Thein Sein lãnh đạo Chính phủ mới tiến hành nhiều cải cách dânchủ và kinh tế, bao gồm việc tha Aung San Suu Kyi và các tù nhân lương tâm, việchòa giải với các nhóm thiêu số và các nhóm vũ trang, việc mở cửa cho các nước

ngoài đầu tư và việc tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực Thái Lan ủng hộ và

hỗ trợ quá trình cải cách của Myanmar, và tăng cường hợp tác về an ninh, kinh tế,xã hội và văn hóa với Myanmar Tới năm 2015, Myanmar tổ chức cuộc bầu cử quốc

hội thứ hai Đảng NLD giành được chiến thắng áp đảo với 86% số ghế trong quốc

hội Thái Lan đã bày tỏ mong muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Myanmar.

26

Trang 31

Có thé nói, quan hệ Thái Lan - Myanmar trong giai đoạn này có thé được môtả là phát triển và tiến bộ, do sự cải thiện của chính trị nội bộ và quốc tẾ củaMyanmar Cả hai nước đã có nhiều nỗ lực để duy trì sự hợp tác và giải quyết các

tranh chấp Tuy nhiên giữa hai nước vẫn tồn tại một số thách thức và vấn đề trở

ngại, yêu cầu hai nước cần có những nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề gây

tranh cãi và duy trì hòa bình và ồn định ở khu vực biên giới.

Như vậy, Thái Lan và Myanmar là hai nước láng giềng có mối bang giao lâuđời từ nhiều thế kỷ trước Quan hệ hai nước trước năm 1948 có nhiều thăng trầm,hai nước nhiều lần nghi ngờ lẫn nhau, đối đầu với nhau Tới năm 1948, Thái Lan vàMyanmar đã chính thức kí kết thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Sự kiệnnày là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước Ké từ năm 1948 trở đi,quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar nhìn chung đi theo chiều hướng hòa hảo, tíchcực đối thoại Mặc dù vẫn có những giai đoạn căng thăng, hạn chế hợp tác như giaiđoạn 1962 — 1988 do ảnh hưởng từ van đề chính trị nội bộ, tuy nhiên kế từ năm

1988 - 2015, cả hai nước đã nỗ lực đề đạt mục tiêu đoàn kết, hữu nghị, hợp tác Hai

bên đã biết tận dụng và khai thác lợi thé của nhau dé nâng cao mối quan hệ theo

hướng tích cực, đồng thời nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trong khu vực và trênthế giới Đây cũng là một trong những nền tảng để Thái Lan và Myanmar tiếp tụcđây mạnh các hợp tác ở giai đoạn sau là 2016 — 2020.

1.3 Bối cảnh của quan hệ Thái Lan - Myanmar giai đoạn 2016 -2020

1.3.1 Tình hình quốc tế và khu vực1.3.1.1 Tình hình quốc tế

Bước sang thế ky XXL đặc biệt là 5 năm sau của thập niên thứ hai, tình hìnhthế giới có nhiều thay đổi, tác động rất lớn đến mối quan hệ giữa Thái Lan và

Trang 32

trên nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, bước sang đầu thế kỷ XXI, tiềm lực của Mỹ suygiảm, tạo cơ hội cho các nước lớn khác vươn lên [21, tr.37], điển hình như Trung

Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ Trung Quốc, sau khoảng 45 năm cải cách, đã vươn

lên thành nước lớn với nền kinh tế thứ hai thế giới, là quốc gia hàng đầu trên thế

giới ở một số lĩnh vực khoa học — công nghệ, dẫn dắt nhiều chương trình hội nhậpquốc tế tam cỡ thé kỷ Các nước khác như Nga, An Độ, Nhật Bản, EU cũng ngày

càng nổi lên và cạnh tranh trực tiếp với Mỹ va Trung Quốc, chủ trương xây dựngthế giới “đa cực, đa trung tâm” Trạng thái “lưỡng siêu đa cường” này đã tác độngmạnh mẽ tới quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của tất cả các quốc gia, nhất làkhi nhiều nước lớn đều có chiến lược ngoại giao tập trung vào khu vực Châu A —Thái Bình Dương Điều này đã tác động tới chính sách ngoại giao, quan hệ hợp tácsong phương và đa phương của các nước trong khu vực này, bao gồm cả Thái Lanvà Myanmar.

Ngoài ra, việc các nước lớn vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh gay gắt đãlàm phức tạp hơn các quan hệ quốc tế [7, tr.14 -15] Việc nay làm gia tăng khả năng

xung đột giữa các nước, đồng thời cũng hình thành các xu hướng liên minh, liên

kết, tập hợp lực lượng, chạy đua vũ trang Trên thực tế, xung đột và chạy đua vũtrang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật dé, khung bố, tranh chấp

lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên và cạnh tranh kinh tế vẫn đang tiếp tục xảy ra dướinhững hình thức tinh vi hon [19] Các van đề toàn cầu, an ninh truyền thống và anninh phi truyền thống cũng diễn biến ngày càng phức tạp Độc lập dân tộc, vấn đề

chủ quyền của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đang bị đe dọa Tuy

nhiên, không một quốc gia riêng lẻ nào có thê độc lập giải quyết các van dé này, dođó đòi hỏi sự hợp tác song phương và đa phương giữa các nước đề có thể cùng phốihợp, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, thiết thực Chính bối cảnh này đã tạo cơ

hội cho các quốc gia trong và ngoài khu vực có điều kiện tăng cường quan hệ hợptác, liên kết và hội nhập quốc tế, trong đó có Thái Lan và Myanmar.

Bên cạnh đó, khoa học — công nghệ cùng quá trình toàn cầu hóa đang diễn ranhanh chóng đã tác động đến quan hệ của các quốc gia — dân tộc trên thế giới [21,

28

Trang 33

tr 37] Cách mạng công nghiệp dẫn tới sự biến đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất,làm thay đổi cơ bản lực lượng sản xuất và quan hệ quốc tế Cuộc cách mạng nàygiúp các nước đang phát triển, còn lạc hậu có những bước bứt phá, giảm tụt hậu so

với các nước công nghiệp tiên tiến [6, tr 16] Nhờ đó mà biên giới quốc gia trở nên

mềm hóa, thế giới trở nên phẳng hơn khiến quan hệ giữa các quốc gia trở nên nhạy

cảm và phức tạp hơn Điều này đòi hỏi các nước phải điều chỉnh chính sách đối

ngoại để tăng cường hợp tác, liên kết cùng phát triển Nhất là sự hợp tác giữa cácnước trong cùng khu vực, có chung đường biên giới như Thái Lan và Myanmar.

Biến đổi khí hậu và sự bùng nô của dai dịch covid-19 cũng là các yếu tố tácđộng mạnh mẽ tới kinh tế và quan hệ quốc tế của các nước Biến đổi khí hậu toàncầu là mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng Thái Lan và Myanmar là hai trongnhững quốc gia có nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ vấn đề này, nhất là tronglĩnh vực nông nghiệp Không chỉ có biến đổi khí hậu, sự bùng phát của dịch bệnhcovid-19 cũng đã tác động rất lớn tới hầu hết nền kinh tế trên thế giới Khi đại dịchbùng nổ, chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động dau tư, thươngmại, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc gianói riêng Hai quốc gia Thái Lan và Myanmar cũng không thể tránh được tác độngtừ dịch bệnh này.

1.3.1.2 Tình hình khu vực

Với vị trí chiến lược đặc biệt, khu vực Châu A — Thái Bình Dương, nhất làĐông Nam Á, được xác được là khu vực đóng vai trò quan trọng, vừa là khu vựcphát triển kinh tế - chính trị, vừa là địa bàn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các

siêu cường thế giới [6, tr 17] Đông Nam A được coi là cửa ngõ để các cường

quốc châu A vươn mình ra thế giới, cũng là vùng đệm quan trong dé thiết lập ảnhhưởng và triển khai các chiến lược lớn tại khu vực Phía Mỹ vẫn tiếp tục thé hiện

sự coi trọng khu vực này bằng nhiều hình thức và trên nhiều lĩnh vực Mỹ tăngcường quan hệ hợp tác với các nước được xem là đồng minh hay đối tác an ninh

chiến lược, cải thiện và nâng cấp quan hệ với nhiều nước trong khu vực, bao gồmcả Thái Lan và Myanmar Trong khi đó, Trung Quốc cũng tích cực thực hiện

29

Trang 34

chiến dich “tan công quyến rũ” toàn diện đối với các nước trong cùng khu vực,nhất là các nước ở khu vực Đông Nam Á Ngoài ra, các siêu cường khác như Nga,Ấn Độ, Nhật Bản cũng có chính sách “hướng Đông” và đã điều chỉnh chính

sách đối ngoại, nâng cấp mối quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á.Việc cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực này có tác động sâu sắc tớimối quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar, vốn là hai quốc gia láng giềng cùng

thuộc khu vực Đông Nam Á, cùng có mối quan hệ ngoại giao đặc biệt với các

nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ

ASEAN cũng là yếu tô đóng vai trò quan trọng tác động tới quan hệ giữa hainước thành viên của tổ chức là Thái Lan và Myanmar ASEAN với vị thế khôngngừng tăng lên đã trở thành tổ chức khu vực có vị thé quan trọng trên trường quốc

tế, có những đóng góp to lớn vào việc thúc đây sự hợp tác vì phát triển giữa các

nước trong khu vực và quốc tế [6, tr.17] ASEAN giữ vai trò điều phối một tronghai thể chế an ninh đa phương ở Châu Á - Thái Bình Dương như ASEAN vớiTrung Quốc (ASEAN+1); ASEAN với Trung Quốc, Nhật Ban và Hàn Quốc(ASEAN+3); Diễn đàn khu vực ASEAN (ARB) Nhu cầu hop tác giữa các quốcgia thành viên cũng tăng lên và hợp tác sâu hơn, có hiệu quả hơn từ sau khi Cộngđồng ASEAN hình thành Với cương vị cùng là thành viên trong tổ chức ASEAN,việc Thái Lan và Myanmar hợp tác vừa là tận dung các chính sách, quy tắc đối xửđặc biệt với các nước trong khu vực, vừa giúp thúc đây kinh tế của riêng từng nước,

tận dụng tối đa được lợi thế quốc gia, vừa giúp gia tăng giá trị thương mại chung

của toàn khu vực, đồng thời tác động ngược lại giúp nâng cao vi thế của tổ chứcASEAN Nhất là khi ASEAN đã và đang tích cực triển khai “Tầm nhìn ASEAN

2025”, tăng cường hợp tác kinh tế nội khối, thúc day đàm phán với các nước đối

tác, hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống

Các nước trong khu vực Đông Nam Á phần lớn đều theo đuổi mục tiêu ổnđịnh, hòa bình và phát triển Tuy nhiên đây cũng là khu vực có nhiều yếu tố bất ôn:

có sự đa dạng vê dân tộc, tôn giáo tiêm ân nhiêu mâu thuần; tranh chap biên dao

30

Trang 35

diễn ra gay gắt; các vẫn đề an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia,

khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm

kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao Đồng thời, khu vực này cũng chịu nhữnghậu quả nặng nề từ thiên tai như động đất, sóng thần, biến đổi khí hậu và là mộttrong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng né của đại dịch Covid 19 Các yếu tốnày đã dem tới một đặc trưng nồi bật trong quan hệ giữa các nước ở khu vực này

hiện nay là vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau Mối quan hệ giữa Thái Lan và

Myanmar cũng chịu nhiều tác động từ các yếu tô này.

Tóm lại, các nhân tố “lưỡng siêu đa cường”, xu thế hòa bình, hòa hợp dântộc và hợp tác, sự phát triển của khoa học — công nghê, sự hình thành và phát triểncủa ASEAN, sự phát triển của khu vực Châu A — Thái Binh Dương, xu thế vừa hợptác vừa cạnh tranh đã thúc day quan hệ Thái Lan — Myanmar phát triển dé manglại lợi ích cho hai quốc gia.

1.3.2 Tình hình trong nước của Thái Lan và Myanmar

1.3.2.1 Tình hình trong nước của Thái Lan và nhu cau hợp tác với

Tình hình chính trị

Sau cuộc cách mạng 1932, Thái Lan chuyền từ chế độ Quân chủ chuyên chế

sang chế độ Quân chủ lập hiến Đến tháng 5 năm 2014, quân đội Thái Lan dưới sự

lãnh đạo của Tướng quân đội Chan — o — cha đã tiến hành đảo chính và tuyên bốnăm quyền điều hành đất nước, ông Prayuth Chan — o — cha đã được chỉ định làm

Thủ tướng lâm thời Tới ngày 5 tháng 6 năm 2019, Prayuth Chan — o — cha chínhthức tái đắc cử Thủ tướng Thái Lan Tuy nhiên, tình hình chính trị Thái Lan có

nhiều bất ôn sau cuộc bầu cử Mâu thuẫn giữa chính phủ Thủ tướng Prayut cha với một số Đảng đối lập và các cuộc tập trung biểu tình phản đối đòi lật đỗ Thủtướng đương nhiệm và thường xuyên diễn ra Tình hình chính trị bất ôn, cùng với

Chan-o-thiên tai và dịch bệnh covid — 19 đã khiến cho Thái Lan gặp phải nhiều khó khăn,

nên kinh tê cũng phải chịu nhiêu tác động tiêu cực.

31

Trang 36

Tình hình kinh tế

Chính phủ Thủ tướng Prayuth Chan — o — cha sau khi lên nắm quyền vàotháng 5/2014 đã phải đối mặt với nhiều thách thức như kinh tế toàn cầu chậm pháttriển, chính phủ các nước trong khối EU và Mỹ không ủng hộ chính quyền quân sự,

ưu đãi thuế quan phổ cập mà Liên minh Châu Âu EU dành cho Thái Lan hết hiệu

lực, nền kinh tế trong nước cũng chịu tác động xấu từ biến đổi chính trị Trong bồicảnh đó, chính phủ Thái Lan đã tiến hành một số biện pháp cải cách kinh tế, Chiếnlược xúc tiến đầu tư mới giai đoạn 2015 — 2021, thông qua Chiến lược phát triểnkinh tế xã hội lần thứ 12 (2017 — 2021) và Chiến lược Thái Lan 4.0.

Những nỗ lực của chính phủ Thái Lan cũng đã đạt được một số kết quả tích

cực Theo số liệu từ Hội đồng Phát triển Kinh tế xã hội Thái Lan (NESDB), kinh tế

Thái Lan quý IV năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng 3,7%, trong khi quý trước đó là3,2% và cao hơn dự báo của giới chuyên gia là 3,6% Kinh tế Thái Lan năm 2018

tăng trưởng 4,1%, tăng 0,1% so với năm 2017 với 4,0% Theo báo cáo của NESDB,tiêu dùng người dân và đầu tư giúp đây cao tăng trưởng GDP quý IV năm 2018, bù

dap cho việc xuất khâu toàn cầu suy giảm trong bối cảnh chiến tranh thương maiMỹ - Trung Quốc ngày leo thang hơn và đồng baht tăng giá mạnh Năm 2018, thu

ngân sách nhà nước tăng lên 15,6% GDP trong khi chi ngân sách nhà nước giảmxuống 18,6% GDP, với thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP, thấp hơn năm 2017.

Mặc dù thâm hụt ngân sách kéo dai, Thái Lan có không gian tài chính đáng ké vì nợcông chỉ ở mức trên 20% GDP Nợ công của Thái Lan trong năm 2018 là 41,9%trong đó nợ nước ngoài chiếm 28,2% [3].

Tuy nhiên, nền kinh tế Thái Lan những năm 2019 - 2020 chịu tác động tiêucực từ chính trị bất ôn và đại dịch covid — 19 lan rộng Thương mai, đầu tư nội địavà đầu tư nước ngoài, du lịch, nhu cầu nội địa sụt giảm mạnh Tổng giá trị quốc nội

GDP năm 2020 giảm 6.1% so với năm trước [17] Thâm hụt ngân sách tăng lên

mức 4.8% GDP trong năm 2020, tỷ lệ nợ/GDP tăng từ 41.1% (2019) lên 49.6%

(2020) [12, tr 35].

32

Trang 37

Chính sách đối ngoại

Chính phủ Thái Lan chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng quanhệ với các nước và các tổ chức khu vực khác nhau trên thế giới [42] Thái Lan cốgắng duy trì quan hệ ngoại giao cân bằng, ổn định với các nước trong khu vực và

trên thế giới trên nguyên tắc tin cậy lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau và tạo ra lợi ích

chung [14] Thái Lan chú trọng tới tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lượctrong hợp tác phát triển và thúc đây vai trò xây dựng của Thái Lan trong cộng đồngtoàn cầu Đồng thời, Thái Lan cũng tăng cường đoàn kết với các nước trong khuvực cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, nhất là khi Thái Lan đảm nhận vaitrò Chủ tịch ASEAN năm 2019 Chính phủ Thái Lan coi đây là cơ hội để xây dựngvai trò của Thái Lan trên trường quốc tế, lấy quan hệ đối ngoại khu vực, nhất là vớicác nước láng giéng làm trung tâm dé tạo nền tảng xác lập vai trò của Thái Lan

trong khu vực Đông Nam Á.

Trong quan hệ với các nước lớn, trước tiên là Mỹ, Thái Lan là đồng minhquan trọng và là đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ tại Đông Nam Á Tuy nhiên mốiquan hệ giữa hai nước này xuất hiện rạn nút khi nội bộ Thái Lan xảy ra biến cố đảochính quân sự năm 2006 và năm 2014 Mỹ tỏ ra quan ngại khi chính phủ dân sự bịlật đồ bởi quân đội, song phản ứng của Mỹ đối với cuộc đảo chính năm 2006 tạiThái Lan được đánh giá còn khá nhẹ nhàng Tuy nhiên tới năm 2014, khi đảo chínhdo quân đội Hoàng gia phát động xảy ra, Mỹ đã có những phản ứng quyết liệt Phía

Thủ tướng Prayuth cũng có phản bác những chỉ trích của Mỹ Quan hệ Thái Lan —

Mỹ giai đoạn 2014 — 2016 xuất hiện nhiều rạn nứt, hầu hết các chuyến thăm cấp cao

giữa hai nước này không diễn ra Phải tới năm 2017, quan hệ hai nước được củng

có, hàn gắn lại sau các động thái của Mỹ và chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng TháiLan Trong khi đó, quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc lại được vun đắp thêm,

các chuyến thăm giữa Thái Lan và Trung Quốc ở giai đoạn này vẫn diễn ra thường

xuyên Trong hai lần đảo chính diễn ra ở Thái Lan, Trung Quốc không hè đưa ra chỉtrích nào với chính quyền Thái Lan Ngoài ra, hai nước còn ký nhiều văn bản thỏathuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư

33

Trang 38

Nhu câu hợp tác với Myanmar

Trước tiên, đối với Thái Lan, Myanmar là một quốc gia láng giềng có đườngbiên giới chung hơn 2 nghìn km, có mối quan hệ lịch sử lâu đời, gan bó mật thiết.Tại khu vực biên giới hai nước, cả Thái Lan và Myanmar đều đang phải đối mặc

với các thách thức an ninh như khủng bố, buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí, di dânbất hợp pháp và xung đột dân tộc Việc hợp tác với Myanmar sẽ giúp Thái Lan có

được các thông tin tình báo, có sự phối hợp tuần tra biên giới, nhận được hỗ trợtrong các hoạt động phòng chống ma túy và khủng bố Điều này có ích cho môitrường an ninh của Thái Lan.

Thứ hai, Myamar là một trong những đối tác kinh tế quan trọng, giúp thúcđây kinh tế Thái Lan Myanmar là một quốc gia có vị trí địa lý quan trọng, có tiềmnăng phát triển kinh tế với tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao độngđông và giá rẻ, sức tiêu thụ hàng hóa cao, là một thị trường có lợi cho xuất khâuhàng hóa của Thái Lan Trong quan hệ kinh tế giữa hai nước này, cán cân thươngmại luôn nghiêng về phía Thái Lan Điều này cho thấy, nếu tiếp tục hợp tác vớiMyanmar trên lĩnh vực kinh tế, Thái Lan sẽ nhận được nhiều lợi ích lớn Không chỉcó vậy, Thái Lan còn luôn năm trong nhóm đầu các nước đầu tư nhiều vàoMyanmar, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu bao gồm năng lượng, công nghiệp, dịch vụvà du lịch Việc hợp tác kinh tế sẽ giúp Thái Lan nói riêng và hai nước nói chungphát triển kinh tế, tạo việc làm, thúc đây thương mai va dau tu xuyên biên giới.

Thứ ba, hợp tác với Myanmar sẽ giúp Thái Lan nâng cao vị thế ở khu vực vàquốc tế Myanmar năm ở vị trí địa lý quan trọng, là cầu nối giữa Đông Nam Á với

Nam Á và Trung Quốc Thêm vào đó, cả Thái Lan và Myanmar đều là thành viêncủa ASEAN, cùng tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng Do tình hình nội bộcủa Myanmar còn nhiều vấn đề phức tạp cần có sự giúp đỡ của quốc tế và khu vực.Thái Lan là láng giềng thân thiết, khi hợp tác và hỗ trợ được cho Myanmar sẽ giúp

nâng cao vị thế của Thái Lan trong ASEAN và các tổ chức khác.

Như vậy, Thái Lan và Myanmar là hai nước láng giềng có chung đường biêngiới kéo dài hơn 2400km, có quan hệ lịch sử lâu đời và có giao lưu, hợp tác với

34

Trang 39

nhau trên nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh biên giới, thương mai, đầu tư, dulịch và năng lượng Hai nước cùng là thành viên của ASEAN và các cơ chế hợptác tiểu vùng như ACMECS, BIMSTEC, GMS, MLC Do đó việc hợp tác giữaThái Lan và Myanmar là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng với cả hai nước.

1.3.2.2 Tình hình trong nước Myanmar và nhu cau hop tác với Thái LanTình hình chính trị

Từ năm 2011, Myanmar tiễn hành một loạt các cải cách chính trị nhằm hỗ trợcác quyền công dân cơ bản, dân chủ bầu cử và tăng trưởng kinh tế Các cải cách nàyđã giúp cho Myanmar nâng cao năng lực nhà nước, các nước phương Tây cũng dầngỡ bỏ lệnh trừng trị với Myanmar, đồng thời các cơ quan của Liên hợp quốc và cáctổ chức phi Chính phủ quốc tế cũng tăng cường gắn kết với Myanmar Vào ngày8/11/2015, Myanmar đã tô chức cuộc tổng tuyên cử có ý nghĩa lịch sử, được cho làdấu mốc quan trọng trong tiến trình cải cách của Myanmar Đảng Liên minh Quốcgia vì Dan chủ (NLD) của Cố van nhà nước Aung San Suu Kyi đã giành chiếnthắng áp đảo trước Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) do quân đội ủnghộ Tuy nhiên, quân đội vẫn giữ quyền lực lớn trong chính phủ với 25% số ghếtrong quốc hội được dành riêng cho nghị sĩ quân đội [1 I].

Myanmar lúc này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như cần thuhút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm tình trạng quan liêu, chống tham nhũng,

cải thiện giáo dục và đặc biệt là các vấn đề ở khu vực biên giới Sau khi giành

quyền thành lập chính phủ, đảng NLD đã tiến hành các biện pháp dé củng có lòngtin giữa các bên, thúc đây những nỗ lực duy trì đối thoại, hướng tới hàn gắn, hòa

bình, phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân, thúc day xây dựng một xã hội

dân chủ, đảm bảo quyền con người, tự do theo Hiến pháp 2008 quy định Các biệnpháp được thực hiện đã mang lại một số kết quả như NLD có thê đối thoại được vớiquân đội, Myanmar đã tăng bậc trong bảng chỉ số tham nhũng của TransparencyInternational, cơ hội việc làm phong phú hơn nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài đồvào ngày càng nhiéu [8]

35

Trang 40

Tuy nhiên, chính quyền NLD gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý các

khu vực biên giới do sự đa dạng về sắc tộc và chia rẽ về mặt địa chính trị trong khi

NLD không thể kiểm soát quân đội Myanmar phải đối mặt với nhiều thách thức vàáp lực trong nước và quốc tế khi xung đột giữa quân đội và các nhóm vũ trang của

dân tộc thiểu số ngày càng bi đây lên cao, nỗi bat và khó giải quyết nhất lúc này là

van đề người Rohingya Thậm chí, cuộc tổng tuyên cử năm 2020 ở Myanmar được

Ông Thomas Andrews, nhà điều tra về nhân quyền của Liên Hợp Quốc tới

Myanmar, cho là không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế khi đã tước bỏ quyền bầu cửcủa hàng trăm ngàn người Rohingya, gây ra nhiều tranh cãi [16] Vấn đề nhânquyền đối với người Rohinhgya ở bang Rakhine đã khiến Myanmar phải đối mặt

với sức ép lớn của Mỹ và phương Tây trên các diễn đàn quốc tế.

Vẻ kinh tế

Trong suốt nhiều năm, Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất thếgiới, nền kinh tế luôn nằm trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị áp đặt các lệnhcam vận bởi các quốc gia lớn [22, tr 66] Ké từ năm 2011, sau khi Mỹ dan nới lỏngvà dỡ bỏ cắm vận, Myanmar dần trở thành quốc gia thu hút sự quan tâm đầu tư củanhiều quốc gia nhờ có tài nguyên thiên nhiên phong phú và chưa bị khai thác nhiều.

Các nhà tài trợ như EU, Nhật Bản và Mỹ đã tăng cường viện trợ cho Myanmar,đồng thời quốc gia này cũng thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI) từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore Theo Tổngcục Đầu tư và quản lý công ty Myanmar (DICA), vốn FDI rót vào Myanmar tănglên gần 9.5 tỷ USD trong giai đoạn 2015 -2016 trong khi giai đoạn 2012 — 2013 chỉ

có 1.4 tỷ USD Tính tới cuối tháng 9 năm 2020, Myanmar đã hút gần 5.5 tỷ USD

vốn FDI, trong đó lĩnh vực bat động sản va san xuất đều chiếm gần 20% [13].

Mặc dù còn nhiều khó khăn do thiếu hạ tầng, thiếu nhân lực, thiếu minh bạch

nhưng chính phủ của đảng NLD cũng đã tiến hành quá trình dân chủ hóa, mở cửahội nhập, thực hiện một số biện pháp cải tổ nền kinh tế như tự do hoá thi trường bảo

hiểm và cấp giấy phép cho các ngân hàng nước ngoài.

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w