1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Đông phương học: Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ THANH TRÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn Thạc sĩ “Chính sách Kinh tế mới phiên bảnHàn Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêngtôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Hoa Hữu Lân Kết quả

nghiên cứu của luận văn là do tôi tự thực hiện và nghiên cứu một cách khách quan,

trung thực và đảm bảo tính khoa học Kết quả nghiên cứu này chưa được công bốtrong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023Học viên

Đào Thị Thanh Trà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn, cùng với những nỗ lực của bản thân, tôi

đã may mắn nhận được sự cố van, giúp đỡ và động viên từ nhiều cá nhân và tập thé.

Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Hoa HữuLân - người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình, trực tiếp hướng dẫn và đồnghành cùng tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phong Dao tạo Sau đại học,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôntạo mọi điều kiện và môi trường tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

tại Nhà trường.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến Ban Chủ nhiệm KhoaĐông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội và các giảng viên, chuyên viên của Khoa đã tận tình truyền đạt những

kiến thức quý báu, truyền động lực, cảm hứng và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

và nghiên cứu.

Tuy có nhiều cố gang, nhưng luận văn không thé tránh khỏi những thiếu sótvà hạn chế Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đếndé tài, đồng nghiệp, tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ dé dé tài được

hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ vô giá mà tôi đã

nhận được trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ.

Hà Nội, ngày thang năm 2023

Học viên

Đào Thị Thanh Trà

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ DAU - 55 SS 21 21 E2122121211211211 1121.11.11 11211 011.1121.111 rrree 71 Lý do chọn đề tài -¿- 2: + 22+‡2x+2Ek222E2211271122121127112712211211 2211211211 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài - 9

3 Mục đích, ý nghĩa của đề tài - + SsSx+E2 2E EEEEEE1EE121211211 711111111 154 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿- 2 + +x++++E++£x+zxezxezxsrrxerxerree 165 Phương pháp nghién CỨU s1 9 2 HH Hàng ng 166 Cấu trúc của Iiiö0 01-5 17

Chương 1: BOI CANH RA ĐỜI CUA CHÍNH SÁCH KINH TE MỚI PHIÊNBAN HAN QUOC 2-22- 222 22122 1271122112211127112211211221111 11k 181.1 Bối cảnh quốc tế và khu VUC Lecce ess ecsessessessesscsessessessessessessessestsseeseesesseaees 18LL] BOi CONN nang 18

1.1.2 Bối cảnh khu vực Đông A cessessessesssesssesssssssssssssessssssssssessssssssssesssecsseessceses 211.2 Bối cảnh Hàn Quốc - 2 2 ©+¿+E2EE+2EEEEEE2712112112711271211 21121 xe 221.2.1 Tình hình kinh tế Hàn Quốc trước năm 2020 - + cs+cece+xcseẻ 221.2.2 Sự ra đời chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn QUOC 24

Tiểu kết Chương I 2-2 £ + ềSEÉEE£EESEE2EE2EEEEEEEEE1112121111 121111111 te 30Chương 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KINHTE MỚI PHIÊN BAN HAN QUÓC 2-©2¿©222EE2EE2EE2EEEEEEEEErrrrrrreee 312.1 Tổng quan về chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc 31

2.2 Nội dung của chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc - 32

2.2.1 Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc phiên bản 1.0 32

2.2.2 Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc phiên bản 2.0 53

2.3 Quá trình thực hiện chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc — 55Tiểu kết Chương 2 - 2 s2 SEEEE2E1EEEE211211271717112111111.211 11111 cce 59Chương 3: KET QUÁ CUA CHÍNH SÁCH KINH TE MỚI PHIÊN BANHAN QUOC VA BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO VIET NAM 60

3.1 Kết quả của chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc 60

Trang 6

KN Ket QU]e tic nan 603.1.2 Hạn chế và thách there cecsecscssesssesssesssecssessscssscssesssssssssssssesssssecasecseesseeasecs 713.2 Một số bai học kinh nghiệm cho Việt Nam -¿- 2 5¿c++2c++zz+sc+z 79)8‹{ 101 nan ễ" 84

s00 - -::ạa 86TÀI LIEU THAM KHAO 2 2£ ©+2EE£+EEEtEEECSEEEEEEECEEECEEEerrrkrrrkree 89

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT BẰNG TIENG ANH

Chữ viết tắt Viết đầy đủ bang tiếng Anh | Viết đầy đủ bang tiếng Việt

5G 5th generation Thế hệ mang di động thứ 5

Organization for economic Tổ chức Hop tác và Phát

OECD ; ; :

cooperation and development triên Kinh tê

AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tao

CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

Dữ liệu - Mạng lưới - Trí tuệ

DNA Data - Network - AI

nhân tạo

EU European Union Liên minh châu Âu

FDI Foreign Direct Investment Dau tư trực tiếp nước ngoàiTổng sản phẩm nội địa (tổng

GDP Gross Domestic Product : ,

sản pham quốc nội)

Tổng thu nhập quốc gia

GNI Gross national income „ ,

(Tông thu nhập quốc dan)

IME International Monetary Fund Quỹ tiên tệ quốc tế

Danh mục đầu tư tái tạo tiêu

RPS Renewable Portfolio Standard ,

United Nations Conference on | Hội nghị Liên Hop Quoc vé

UNCTAD ;

Trade and Development Thương mai và Phát trién

United States Agency | Cơ quan Phát triển Quốc tế

forInternational Developmentcua Hoa Ky

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT BANG TIENG VIỆT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ băng tiếng Việt

CNTT-TT Công nghệ thông tin - truyền thông

CNTT Công nghệ thông tin

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của một số nước trên thế giới giai đoạn 2019-2020 I8Bảng 2.1: Tổng quan về chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc 33Bảng 2.2: Tóm tắt nội dung trụ cột kinh tế mới kỹ thuật số mới - 35Bang 2.3: Tóm tat nội dung trụ cột kinh tế xanh mới 2 2 2s s2 s+£s2 +2 42Bảng 2.4: Tóm tắt nội dung tru cột mạng lưới an toàn xã hội và việc làm 47

Bảng 2.5: Kế hoạch đầu tư tài chính cho chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn

Quốc 1.0 và 2.0 giai đoạn 2020-2025 ¿222222 2EEC2EEEE21122122712 211 221cc 55Bảng 3.1: Bảng cam kết Net Zero (Phát thải ròng bằng 0) khu vực tư nhân tại

Bang 3.2: Quy mô và sự thay đổi số lượng người lao động làm công ăn lương cóviệc làm tại Hàn Quốc giai đoạn 202 1-2022 + 5 St 3+1 1 irrerrrrreree 70Bảng 3.3: So sánh chính sách Kinh tế mới phiên bản Mỹ và phiên bản Hàn Quốc 76

Trang 10

DANH MỤC HINH VE, BIEU DO

Hình 1: Quy trình lựa chọn dữ liệu phan tông quan nghiên cứu của tác giả 9Hình 2: Khung phân tích năng lực chính sách: Các cấp độ và năng lực 15Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc giai đoạn

Trang 11

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Dai Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) là một trong những nền kinh tế phát triển

thần tốc vào cuối thế kỷ XX Đất nước bị cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)tàn phá và nghèo đói vào những năm 1950 với thu nhập bình quân đầu người thấphơn cả Haiti, Ethiopia, An Độ hay Yemen, đã đạt được sự phát triển kinh tế chưa

từng có và sự tăng trưởng huyền thoại, đưa Hàn Quốc từ một quốc gia lạc hậu nhất

trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á {18].[15].Quá trình này được minh chứng bằng một nền công nghiệp hóa nhanh chóng với tốcđộ tăng trưởng phi thường và chuyên đôi xã hội gia tăng [20],[21],[22] Tốc độ tăngtrưởng kinh tế ấn tượng của Hàn Quốc thường được các nhà nghiên cứu mô tả bằngnhững từ ngữ như: “Ky tích sông Hán”, “con rồng châu A”, [1],[20] Thanh tích

duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hang năm của Han Quốc là 8,9% trong

19 năm (1961—1980) và mở rộng quy mô danh nghĩa của nền kinh tế lên hơn 100

lần trong 30 năm là điều chưa từng có trên thế giới Năm 1990, gần 30 năm sau khi

thực hiện các kế hoạch 5 năm ké từ năm 1961, GNP của Han Quốc đã gấp 113 lầnvà GNP bình quân đầu người tăng 68 lần so với năm 1961 [7] Xét về khía cạnh này

và cùng với quá trình dân chủ hóa đất nước, thành công về kinh tế, chính trị của

Hàn Quốc rất nồi bật ở khu vực và thế giới Hàn Quốc cũng là quốc gia đầu tiên saucuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 đã chuyên đôi từ một quốc gia nhận viện trợ thànhquốc gia tài trợ và từ một đất nước rất lạc hậu (với GDP 155,6 USD GDP/ngườinăm 1960), trở thành một trong những nước tiên tiễn nhất thế giới với hơn 27.221

USD GDP/người năm 2015 [23] Không những thế, Hàn Quốc cũng là nhà xuấtkhẩu lớn thứ 6 thế giới, nền kinh tế thứ 4 ở châu Á và 10 thế giới [67] Hàn Quốccũng trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn và điện thoạithông minh, lớn thứ hai về đóng tàu, thứ năm về sản xuất ô tô và thứ sáu về sản xuấtthép [17] Có rất nhiều yếu tố giúp Hàn Quốc vươn lên thành quốc gia nhóm dau thé

giới sau chiến tranh, trong đó phải kế đến ba yếu tố: (1) lay con người, nhân lực làm

Trang 12

trọng tâm, giáo dục làm cốt lõi, (2) sớm tận dụng nguồn lực kinh tế từ các Chaebol',

(3) luôn thay đôi chính sách thích ứng với bối cảnh của thế giới và hoàn cảnh của

đất nước [20],[21].

Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn cầu do đại dịch COVID-19 cùng vớisự bất ôn chính trị ở một số khu vực đã tác động trực tiếp đến các quốc gia trongkhu vực Đông Á, trong đó có Hàn Quốc Những biến động này một lần nữa là tháchthức dé khang định lại tầm nhìn va sức mạnh của Hàn Quốc nhờ vào việc tận dụngba yếu tố nêu trên Trước sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế cùng sự bùngnô mạnh mẽ của cuộc đua kinh tế số trên toàn thế giới, vào tháng 7 năm 2020, chínhphủ Hàn Quốc đã đưa ra Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc (“KoreanNew Deal”) nhằm khắc phục hậu quả từ những tác động nêu trên và định hướng

phát triển kinh tế bền vững cho đất nước Chính sách Kinh tế mới phiên bản HànQuốc không chỉ mang lại những kết quả tích cực đối với Hàn Quốc mà có tầm ảnh

hưởng trên toàn thế giới hậu COVID-19 Vì vậy, chính sách Kinh tế mới của HànQuốc có thé xem là một đề tài mang giá trị thời sự tại thời điểm năm 2021 và nhữngnăm tiếp theo Đây cũng là dấu mốc dé tái nghiên cứu về chiến lược phát triển quốcgia của Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng như Hàn Quốc đã và đang chuyên đổi cơ cấunên kinh tế, đây mạnh và đưa ra những chiến lược dài hạn dé phát triển kinh tế sốvà xã hội số [24] Những mục tiêu, tầm nhìn của chính sách Kinh tế mới phiên bảnHàn Quốc rất phù hợp với các chính sách, định hướng phát triển của Việt Nam giai

đoạn sau đại dịch COVID-19 Hơn nữa, quan hệ ngoại giao Việt Nam — Hàn Quốc

đã và đang phát triển rất tốt đẹp Với vị trí là đối tác quan trọng nhất của Hàn Quốc

tại khu vực Đông A [1], Việt Nam có rất nhiều lợi thế, cơ hội và động lực để học

hỏi, hợp tác và chuyền giao khoa học công nghệ với Hàn Quốc Chính vì vậy, việcnghiên cứu về chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc là một đề tài có giá trị

' Chaebol, tức Tài phiệt, là tên gọi của các đại tập đoàn gia đình lớn tại Hàn Quốc Trong tiếng Hàn “Chae”

có nghĩa là sở hữu, “Mumbol” có nghĩa là gia đình quyền quý Chaebol còn được dùng dé miêu tả một nhóm

gồm các công ty con được liên kết với nhau và được chi phối và điều hành bởi một gia đình Hàn Quốc giàu

có.

Trang 13

thực tiễn và khoa học Với tầm quan trọng nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Chínhsách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc — Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làmluận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách Kinh tế mới phiên bảnHàn Quốc

Nhằm đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu một cách phù hợp và lựachọn được những dữ liệu đáng tin cậy, đảm bảo tính khoa học, có liên quan gầnnhất đến đề tài nghiên cứu, góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận văn, tác giảđã thực hiện một quy trình sàng lọc các công trình nghiên cứu một cách có hệ thống

Rị = khi được 265 nghiên cứu bị loại do xuât bản dưới các

E = sàng lọc hình thức như: báo cáo hội thảo, bản tin, bản

2 (n=25)

5 cứu được 20 nghiên cứu bị loại vì phạm vi nghiên cứu

5 chon dé ————> | về mặt thời gian cách xa phạm vi nghiên cứu

8 nghién mà tác gia lựa chon

Trang 14

Tài liệu chủ yếu được tác giả tìm kiếm trên nền tảng ResearchGate và Google

Scholar Sau quá trình sàng lọc, tác giả đã chọn ra 05 công trình nghiên cứu tiêu

biểu có liên quan gần nhất đến luận văn.

Công trình đầu tiên là cuốn sách “Hàn Quốc — Con đường đi tới thịnhvượng” của nhóm tác giả Lê Thị Việt Hà (chủ biên), Nguyễn Thị Phương Hoa, VũDinh Hòa, Hoàng Văn Hảo (2020) Nghiên cứu đã trình bày tổng quan về quá trình

phát triển của kinh tế Hàn Quốc, từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu nhất thế giới

sau chiến tranh Thế giới thứ 2 đã vươn lên trở thành một trong bốn nền kinh tế lớnnhất khu vực châu A và thứ 10 trên thé giới Công trình đã hệ thống một cách khoahọc quá trình phát triển và chuyên đổi của nền kinh tế Hàn Quốc theo từng giaiđoạn lịch sử Cuốn sách “Hàn Quốc — Con đường đi tới thịnh vượng” đã đóng gópmột công trình nghiên cứu toàn diện về địa lý, văn hóa, con người và kinh tế HànQuốc Đặc biệt, khác với các công trình nghiên cứu trước đây về quá trình phát triểnkinh tế Hàn Quốc, điểm mới của công trình nghiên cứu này đó là hệ thống được cácchính sách kích thích và phục hồi nền kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 của

Hàn Quốc — một quốc gia được đánh giá là có những hành động, chính sách nhanh,

kip thời dé khắc phục hậu quả của đại dịch Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng choluận văn, là tiền đề để nghiên cứu về bối cảnh ra đời của chính sách Kinh tế mớiphiên bản Hàn Quốc và hình thành một cách tiếp cận đúng đắn đối với đối tượngnghiên cứu: chính sách Kinh tế mới chỉ là một trong rất nhiều các giải pháp, chínhsách mà chính phủ Hàn Quốc đưa ra để ứng phó với tình hình dịch bệnh.

Công trình thứ hai là “Sustainable Recovery and Economic TransitionAfter the Pandemic in South Korea in Light of the Korean New Deal” (Phục

hồi bền vững và chuyền đổi kinh tế sau dai dịch ở Hàn Quốc nhờ chính sách Kinh tế

mới phiên bản Hàn Quốc) của tác giả Sang Hyeong Lee (2020)” Đây là công trình

nghiên cứu có nội dung toàn diện nhất về chính sách Kinh tế mới phiên bản HànQuốc và có nhiều đóng góp mới tại thời điểm năm 2021 Công trình đã trình bày cụ

Mihaly Patai — Marcell Horvath (2021) Age of Eurasia — Future directions of knowledge, technology,money and sustainable geoeconomics ISBN 978-615-5318-49-8.

10

Trang 15

thê về bối cảnh của Hàn Quốc tác động đến sự ra đời của chính sách Kinh tế mới,bao gồm: sự suy thoái của nền kinh tế, các van dé xã hội, sự chuyên đổi cấu trúcnền kinh tế và nhu cầu về một nền kinh tế xanh, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.Đồng thời, tác giả đã hệ thống hóa nội dung của chính sách này và quá trình giải

ngân nguồn quỹ cho chính sách Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, tác giả đã nêu ranhững dự đoán về kết quả của chính sách trong tương lai Đây là cơ sở đữ liệu có

giá trị cho luận văn để nghiên cứu về kết quá của chính sách này Tuy nhiên, công

trình mới chỉ mới phân tích các nhân tố chủ quan, chưa đưa ra các nhân tố kháchquan là động cơ tat yêu của sự ra đời chính sách Kinh tế mới.

Công trình tiếp theo là “In defence of digital contact-tracing: human

rights, South Korea and Covid-19” (Để bảo vệ việc theo dõi liên lạc kỹ thuật SỐ:

nhân quyền, Hàn Quốc và Covid-19) của tác giả Mark Ryan (2020) Nghiên cứu đã

chỉ ra mặt tích cực và hạn chế của việc theo dõi kỹ thuật số nhằm truy vết tiếp xuc

và kiểm soát dịch COVID-19 Kết quả nghiên cứu của công trình này cho thấy việctheo dõi tiếp xúc kỹ thuật số là một công cụ bồ sung có giá trị trong ứng phó với đạidịch Hàn Quốc đã tạo ra một cơ sở dữ liệu công cộng tập trung về các cá nhân bịnhiễm bệnh và hoạt động di chuyển của họ, được các nhà phát triển ứng dụng sửdụng (thông qua giao diện chương trình ứng dụng) để xác định khoảng cách của

người dùng với các cá nhân bị nhiễm bệnh Ví dụ: ứng dụng Corona 100m được

thiết kế dé cho phép các cá nhân xác định các điểm nóng, thay vì xem qua lịch sử dichuyên của các cá nhân trong cơ sở dit liệu của chính phủ Việc áp dụng các ứngdụng này tương đối dé dàng do quốc gia này tập trung vào công nghệ cao (ví dụ: cứ

10 người Hàn Quốc thì có 9 người có điện thoại thông minh) Điều này đã góp phần

giúp Hàn Quốc có thê tiến hành xét nghiệm hiệu quả và kiểm soát sự lây lan sớm

của vi rút Mặc dù việc sử dụng công cụ theo dõi liên lạc kỹ thuật sô của Hàn Quôc

3 Mark Ryan, In defence of digital contact-tracing: human rights, South Korea and Covid-19, International

Journal of Pervasive Computing and Communications, ISSN: 1742-7371,

11

Trang 16

đã cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều do phạm quyên riêng tư nhưng công cụ nàyđã đóng góp vào sự chuyền đổi số tại Hàn Quốc trong bối cảnh dịch bệnh.

Công trình tiếp đến là “Construetion of digital Korea: the evolution ofnew communication technologies in the 21st century” (Xây dựng Hàn Quốc kỹ

thuật số: sự phát triển của công nghệ truyền thông mới trong thế kỷ 21) của tác giảDal Yong Jin (2021) Công trình đã trình bày khái quát về quá trình chuyên đổi

sang nên kinh tế kỹ thuật số của Hàn Quốc thông qua việc phân tích bối cảnh vănhóa - xã hội của sự phát triển kinh tế số và sự bùng nô của nó ở Hàn Quốc Tác giảđã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử nhăm lịch sử hóa để làm rõ một sốbước phát triển quan trọng, đặc biệt là những lý do chính cho sự phát triển và ýnghĩa của hiện tượng bùng nỗ kỹ thuật số tại Hàn Quốc Cùng với công trình “In

defence of digital contact-tracing: human rights, South Korea and Covid-19”

đã dé cập ở trên, các công trình này chính là co sở dé nghiên cứu về bối cảnh ra đời

của chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc bởi vì quá trình chuyên đổi, số hóanền kinh tế chính là động cơ ra đời của chính sách này.

Công trình cuối cùng là “Green Transition in South Korea” (Chuyển đôi

xanh ở Hàn Quốc) của tác giả Hyungna Oh (2020)” Nghiên cứu này đánh giá chiến

lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc trong những năm 2010 và so sánh với kếhoạch Kinh tế xanh mới (Green New Deal — một trong ba trụ cột của chính sáchKinh tế mới phiên bản Hàn Quốc) của Hàn Quốc trong những năm 2020 Đồng thời,nghiên cứu đề xuất các yếu tố quyết định thành công chính của Kinh tế xanh mới,bao gồm: (1) năng lực thực hiện và nguồn tài chính của chính quyền địa phương, (2)

huy động khu vực tư nhân, (3) một mức giá carbon cao cho quá trình chuyển đổi

xanh và carbon thấp Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới hệ thống hóa các nội dungvề quá trình tăng trưởng và chuyên đổi xanh của Hàn Quốc giai đoạn 2008-2021 vadự đoán về sự chuyền đổi này trong tương lai, chưa phân tích được động cơ ra đời

của các chính sách và kêt quả cụ thê của nó.4 https://doi.org/10.1177/0163443717709441.

5 Hyungna Oh (2020) Green Transition in South Korea The Korea Green Growth Trust Fund (KGGTF).

12

Trang 17

Sau khi phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả rút ra một sốkhoảng trống nghiên cứu như sau:

- Chưa có nghiên cứu nào trình bày cụ thể về quá trình thực hiện chính sáchKinh tế mới phiên bản Hàn Quốc và phân tích, đánh giá kết quả của nó Các côngtrình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc dự đoán kết quả của chính sách Kinh tếmới phiên bản Hàn Quốc trong tương lai Vì vậy, chưa có nghiên cứu nào có mụcđích nghiên cứu nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giaiđoạn phục hồi và phát triển, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế sau đại dich COVID-19.

- Da phan các nghiên cứu tập trung trình bày bối cảnh của Hàn Quốc tác

động đến sự ra đời của chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc nói chung và

một trong ba trụ cột của chính sách nói riêng Có rất ít nghiên cứu phân tích sâu vềcác nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến sự ra đời của chính sách.

Những khoảng trống nghiên cứu nêu trên là cơ sở dé tác giả xây dựng địnhhướng nghiên cứu và khung nghiên cứu cho luận văn với nhiều đóng góp mới và

nội dung hoàn thiện hơn.

2.2 Cơ sở lý thuyết

Khung phân tích về chính sách Kinh tế mới được xây dựng dựa trên chu

trình PDCA” (hay còn gọi là bánh xe Deming hoặc vòng tròn Deming) do W.E.

Deming (1900-1993) — người được xem là cha đẻ của quan lý chất lượng giới thiệuvào năm 1950 Chu trình PDCA bao gồm 04 bước: Plan-Do-Check-Act với các nộidung có thé tóm tắt như sau:

(1) Plan: Lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực dé thực hiện, thời

gian và phương pháp đạt mục tiêu.

(2) Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.

(3) Check: Kiém tra lại kế hoạch và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch.(4) Act: Dựa trên kết quả kiểm tra, tiến hành cải tiến chương trình.

Tác giả đã vận dụng chu trình PDCA vào khung phân tích của luận văn như sau:

Š http://www.apiweb.org/circling-back.pdf.

13

Trang 18

Các bước của chu trình Nội dung phân tích về chính sách Kinh tế mới

PDCA phiên bản Hàn Quốc

Bối cảnh ra đời của chính sách Kinh tế mới phiên bản

Plan Han Quéc

Nội dung của chính sách, quá trình thực hiện chính

Do sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc 1.0

Đánh giá lại quá trình triên khai và kết quả của chính

Check , ,

sách Kinh tê mới phiên bản Han Quoc 1.0

Aet Nội dung và quá trình thực hiện chính sách phiên

Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc 2.0

Bên cạnh đó, nhằm làm rõ kết quả của chính sách Kinh tế mới phiên bản HànQuốc, tác giả đã vận dụng khung phân tích năng lực chính sách của X Wu, M.

Ramesh & M Howlett (2015)’.

Trong đó, năng luc chính sách bao gồm các yếu tố sau đây (xem hình 2):

(1) Ba bình diện: khả năng phân tích (analytical competence); khả năng vận

hành (operational competence); khả năng thu hút sự ủng hộ về chính trị

(political competence).

(2) Ba cap độ: cá nhân; tô chức; toàn bộ hệ thống.

Kết quả của chính sách Kinh tế mới được phân tích dựa trên 03 cấp độ nêu

trên, cụ thê:

- Cap độ cá nhân: đôi với Tông thông Moon Jae-in.

- _ Cấp độ tổ chức: đỗi với các tổ chức, doanh nghiệp tại Hàn Quốc.

- Cap độ toàn bộ hệ thong: đỗi với kinh té, xã hội Hàn Quốc.

7X Wu, M Ramesh & M Howlett (2015) “Policy capacity: A conceptual framework for understanding

policy competences and capabilities”, DOI: 10.1016/j.polsoc.2015.09.001

14

Trang 19

Cá nhân

Tổ chức

Năng lực Năng lực

phân tích Toàn hệ thông vận hành

Hình 2: Khung phân tích năng lực chính sách: Các cấp độ và năng lực

(Nguồn: X Wu, M Ramesh & M Howlett, 2015)3 Mục đích, ý nghĩa của đề tai

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Nghiên cứu về quá trình hình thành và thực hiện của chính sách Kinh tế mớiphiên bản Hàn Quốc đề đánh giá về kết quả của chính sách này Trên cơ sở đó rút ramột số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, xã hộisau đại dịch COVID-19 và giai đoạn day manh chuyén đôi số.

3.2 Ý nghĩa của đề tài:

- Về ý nghĩa khoa học:

+ Luận văn góp phần phân tích, hệ thống hóa các cơ sở khoa học liên quanđến chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc; góp phần xây dựng một khung lýthuyết nghiên cứu về chính sách nói chung và chính sách Kinh tế mới phiên bản

Hàn Quoc nói riêng.

15

Trang 20

+ Luận văn đã trình bày và đánh giá kết quả của chính sách Kinh tế mới

phiên bản Hàn Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp với chiến lược, định

hướng phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam sau đại dịch COVID-19.- Về ý nghĩa thực tiễn:

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tham khảo có giá trị cho các sinh

viên, học viên cao học, ngành Đông phương học, Hàn Quốc học, khối ngànhkinh tế và một số ngành học khác.

+ Đề tài này là nghiên cứu đầu tiên về “chính sách Kinh tế mới phiên bản

Hàn Quốc” tại Việt Nam, vì vậy những đề xuất mang tính thực tiễn rút ra từ kết quả

nghiên cứu có tính mới va đóng góp đáng kể vào hệ thống các công trình nghiên

cứu về kinh tế Hàn Quốc nói chung và chính sách phát triển Kinh tế Hàn Quốc tại

Việt Nam nói riêng.

+ Kết quả nghiên cứu mới của đề tài sẽ đóng góp về định hướng chính sáchphát triển của quốc gia thông qua các bài học kinh nghiệm đã được đúc kết.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: “Chính sách Kinh tế mới phiên bản

Hàn Quốc” Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc là một trong nhiều giảipháp phản ứng nhanh chóng và hiệu quả của chính phủ Hàn Quốc nhằm hạn chế tốiđa thiệt hại cho nền kinh tế trong nước dưới những tác động tiêu cực của đại dịch

- Pham vi nghiên cứu:

+ Pham vi khong gian: Dai Han Dan Quéc.

+ Pham vi thoi gian: giai doan 2020 — 2022.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tông hợp lý thuyết là phương pháp nghiên cứuchính được vận dụng trong luận văn này Trước hết, tác giả phân chia tách vấn đềnghiên cứu thành hai van dé cụ thé dé nghiên cứu (van đề nghiên cứu thứ nhất: quátrình phát triển của kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1950-2020, vấn đề nghiên cứu thứhai: chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc) nhằm lẫy kết quả nghiên cứu của

16

Trang 21

van đề thứ nhất làm co sở dé đánh giá van dé thứ hai Tiếp đến, từ những kết quanghiên cứu của hai vấn đề nêu trên, tác giả tổng hợp lại để đánh giá và rút ra kết quảnghiên cứu chung của dé tài, lay đó làm căn cứ dé rút ra bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam.

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phan MỞ DAU, KET LUẬN và TAI LIEU THAM KHẢO, cau

trúc của luận văn gồm 03 chương như sau:

- Chương 1: BOI CANH RA ĐỜI CUA CHÍNH SÁCH KINH TE MỚIPHIEN BẢN HAN QUOC.

Chương | làm rõ các nhân tố tác động đến sự ra đời của chính sách Kinh tế

mới phiên bản Hàn Quốc, bao gồm những nhân tổ khách quan và nhân tô chủ quan.- Chương 2: NOI DUNG VÀ QUA TRÌNH THUC HIỆN CHÍNH SÁCH

KINH TE MỚI PHIÊN BAN HAN QUOC.

Chương 2 hệ thống hóa nội dung và quá trình thực hiện của chính sách Kinhtế mới phiên bản Hàn Quốc qua hai phiên ban 1.0 và 2.0.

- Chương 3: KET QUA CUA CHÍNH SÁCH KINH TE MỚI PHIÊN BẢN

HAN QUOC VA BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO VIỆT NAM.

Chương 3 phân tích những kết quả tích cực và hạn chế, thách thức của chínhsách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm choViệt Nam hiện nay dựa trên tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam sau đại dịch

17

Trang 22

Chương 1: BOI CANH RA ĐỜI CUA CHÍNH SÁCH KINH TE MỚI

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực1.1.1 Boi cảnh quốc tế

PHIÊN BẢN HÀN QUÓC

Năm 2020, các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với những vấn đề nghiêm

trọng do đại dịch COVID-19 gây ra Đây được xem là một cuộc khủng hoảng toàn

cầu lớn nhất trong hơn một thé kỷ [6] Tính đến cuối năm 2020, hon 80 triệu người

trên toàn thé giới đã được chân đoán mắc COVID-19 và khoảng 1,8 triệu ca tử vong

đã được ghi nhận [6] Đây không chỉ là sự khủng hoảng về y tế toàn cầu mà còn tác

động tiêu cực đên tình hình kinh tê- xã hội của các quôc gia, đên sinh kê và đời

sông của các hộ gia đình và mọi người dân.

Bảng 1.1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của một số nước trên thế giới giai đoạn

2019-2020 (don vị tính: %)

(Nguon: OECD, 2021)

Thời gian Năm 2019 Năm 2020

Quốc gia Quý 4-2019 Quý1-2020 | Quý 2-2020

Úc 2,1 -1,2 -39,5Ao 0,1 -9,9 -32,6

Bi 1,9 -13,6 -47,1Canada 0,6 -8,2 -37,9

Chile -15,3 12/7 -43,2

Colombia 1,9 -9,2 -42,8

Cộng hòa Séc 1,9 -12,7 -47,3Đan Mạch 1,7 -8,1 -31,5Estonia 3,5 -14,0 -39,5

Phan Lan -2,3 -3,4 -41,8

Pháp -0,4 -19,7 -54,8Đức -0,4 -8,6 -42,5

Trang 23

Hy Lạp -2,7 -6,2 -44,9

Hungary 2,7 -1,6 -47,7

Iceland 20,7 -25,2 -33,9Ireland 7,1 4,7 -54,7Israel 4,7 -7,1 -42,5Italia -1,0 -19,6 -51,8

Nhật Bản -7,3 -3,4 -33,3

Hàn Quốc 5,4 -5,0 -15,0

Litva 4,3 -1,4 -53,8Luxembourg 1,8 -3,1 -37,2

Ha Lan 1,6 -6,7 -47,3Tan Tay Lan 0,6 -3,6 -47,7

Na Uy 6,1 -6,0 -37,9

Bỏ Dao Nha 3,0 -14,2 -48,1

Cộng hòa Slovakia 24 -19,7 -35,8Slovenia 1,7 -16,9 -26,4Tay Ban Nha 1,7 -19,4 -57,0

Thuy Dién -0,1 0,5 -36,7

Thuy si 1,4 -10,0 -40,0

Vuong quéc Anh 0,1 -7,7 -56,9

Hoa Ky 2,1 -5,0 -41,4

Euro (17 quốc gia) 0,2 -13,6 -48,7

Dựa vào bảng 1.1 có thé thấy, tỷ lệ tăng trưởng GDP của hầu hết các quốc

gia trên thế giới đều sụt giảm trầm trọng vào nửa đầu năm 2020 Việc các nước lần

lượt phong tỏa, giãn cách xã hội đã làm giảm khả năng hợp tác, phối hợp quốc tế

trong ứng phó với đại dịch Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại,

COVID-19 cũng đã dẫn đến những biến động sâu rộng trên thị trường hang hóa vàtài chính toàn cầu Chỉ số chứng khoán của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU (Liên

19

Trang 24

hiệp châu Âu - European Union), và các quốc gia châu Á liên tục sụt giảm [27]; giádầu thế giới giảm 26%, xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua [28]; nhiều ngànhkinh tế mũi nhọn, trong đó lĩnh vực hàng không chịu thiệt hại rất nghiêm trọng [29];hoạt động sản xuất và dịch vụ tại nhiều quốc gia cũng bị “tê liệt” hoàn toàn,

Nguyên nhân là do các hoạt động thương mại và đầu tư của các nước trên thế giới

trở nên khủng hoảng dưới tác động của đại dịch Giãn cách xã hội ở nhiều quốc giađã khiến hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, gây ra suy giảm giá trị xuất, nhậpkhẩu hàng hóa và dịch vụ, kèm theo đó là thu nhập giảm, tiêu dùng giảm và hoạt

động xuất, nhập khẩu bị đình trệ Một số nước đã kiểm soát hiệu quả sự lây lan vàthiệt hại của COVID-19 (ví dụ: Úc, New Zealand và Đài Loan), trong khi các nước

khác lại phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề của đại dịch (ví dụ: Hoa Kỳ, TrungQuốc, ) [30].

Tuy nhiên, bên cạnh những khủng hoảng về mọi mặt, đại dịch COVID-19cũng mở ra những cơ hội mới cho các quốc gia biết nắm bắt thời cơ Giãn cách xãhội cùng sự đình trệ trong mọi lĩnh vực đã làm cho băng thông internet toàn cầu

tăng 35% vào năm 2020, dat mức tăng lớn nhất trong một năm ké từ năm 2013 [31].

Đây chính là động lực dé thế giới thay đổi hoàn toàn, đặc biệt là sự trỗi dậy của nền

kinh tế sốŸ trong và sau đại dịch với sự gia tăng của các hoạt động như làm việc và

học tập từ xa, y tẾ tỪ Xa, thương mại điện tự, Tắt cả hoạt động trực tuyến trở nênpho bién hon bao gid hết dưới tác động của đại dịch Bên cạnh đó, những sự đìnhtrệ do COVID-19 gây ra cũng khiến con người thức tỉnh về một thế giới đang bị tốn

thương đo ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu Lượng khí thải carbon dioxide

và các loại khí nhà kính khác đã giảm 4,6% vào năm 2020 [32] Cơ quan Hang

không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) ước tính mức độ ô nhiễm tầng ozone trong tháng

8 Theo “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền

tảng số Hoạt động phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số cùng dữ liệu đề tạo ra mô hình hợp tác, kinh

doanh kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại Nhóm chuyên gia kinh tế số Oxford

cho rằng: "Kinh tế số là một nền kinh tế vận hành chủ yêu dựa trên công nghệ sô”, đặc biệt là các giao dịchđiện tử tiến hành thông qua internet Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp,nông nghiệp, địch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân

hàng ) mà công nghệ số được áp dụng.

20

Trang 25

5 và tháng 6 năm 2020 đã giảm 2% Con số này tuy không nhiều nhưng mức độgiảm thiểu này tương đương với ít nhất 15 năm áp dụng các chính sách giảm thải tốtnhất được đưa ra bởi Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu [33] Khắc phục cácvấn đề về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là một quá trình dài và khó khăn.

Sự tạm ngưng hầu hết mọi hoạt động xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra không

thể ngay lập tức giải quyết được những van đề đó Tuy nhiên, đây chính là cơ hội décon người nhìn nhận lại các van đề về môi trường đang diễn ra xung quanh, cũng cóthé là khoảng thời gian dé con người nỗ lực hơn về một môi trường sống xanh và antoàn, dé từ đó tạo động lực cho những sáng kiến, phát minh có thé giải quyết được

các vấn dé đặt ra Có thé thấy rằng, những thách thức và cơ hội mở ra từ đại dịch

COVID-19 chính là động lực to lớn khiến cho hầu hết các quốc gia nhanh chóngtìm cách khôi phục nền kinh tế, xã hội và nắm bat thời cơ, nhanh chóng chuyền đồinên kinh tế để phù hợp với thời cuộc.

1.1.2 Boi cảnh khu vực Đông A

Năm 2019, kinh tế khu vực Đông A chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bat ôn,

đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cuộc chiến thương mại Mỹ

-Trung Quốc ngày càng gia tăng [34] Không những thế, cuối năm 2019, khu vựcĐông A no ra như một trung tâm của vùng dịch COVID-19 với số ca dương tinh

càng ngày càng tăng cao, khiến khu vực Đông Á trở nên khủng hoảng về mọi mặt.Dai dịch COVID-19 né ra tại Vũ Hán, Trung Quốc — nền kinh tế lớn thứ hai trên thégiới vào cuối tháng 12 năm 2019 đã làm cho nền kinh tế của quốc gia này bị “co

lại” lần đầu tiên ké từ những năm 70 của thé kỷ XX Nếu như tăng trưởng kinh tế

của Trung Quốc chỉ đạt 6,1% vào năm 2019 - chạm mức thấp nhất trong vòng 29năm (1990 - 2019) - thì sự bùng phát bất ngờ của COVID-19 lại tiếp thêm một đòngiáng mạnh vào nền kinh tế nước này, khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc

giảm xuống mức thấp ky lục là -6,8% (âm 6,8%) vào Quy 1 năm 2020 [35] Vì vậy,các quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc trong khu vực đương

nhiên cũng bị ảnh hưởng đáng kể Không những thé, trong đại dịch COVID-19, các

quôc gia chịu tác động nặng nê cũng là các trung tâm của mạng sản xuât toàn câu

21

Trang 26

như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởngcủa đại dịch đều nằm trong khu vực Đông Á Khi COVID-19 bùng nd, các biện

pháp giãn cách xã hội được thực hiện khiến cho nhiều hoạt động sản xuất, thương

mại tạm dừng lại Điều này làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt đoạn và ảnh

hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nềnkinh tế của các quốc gia trong khu vực Dưới tình hình khủng hoảng nghiêm trọng

như vậy, việc đưa ra một chính sách dé khôi phục kinh tế và khắc phục hậu quả y tếlà một điều tất yếu đối với các quốc gia trong khu vực.

Ngoài những tac động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mở ra những co

hội mới như góp phan đây nhanh quá trình thay đổi cấu trúc trên kinh tế khu vực

Đông Á bằng cách thúc đây các công ty hướng tới các dịch vụ trực tuyến Ví dụ như

phát triển thương mại điện tử, robot phục vụ, ngân hàng số, ở Đông Nam A [55].Phương tiện cho những dịch vụ như vậy phát triển chính là lưu lượng truy cậpinternet đã tăng lên ở mọi nơi, thậm chí con số này đã đạt mức tăng 31% ở NhậtBản [3] Điều này càng khiến các quốc gia day nhanh quá trình chuyển đổi số, laykinh tế số làm động lực phát triển của kinh tế-xã hội sau đại dịch Điển hình là tốcđộ tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số ở Trung Quốc đã cao gấp hơn ba lần sovới tốc độ tăng trưởng GDP và điều này cho thấy vai trò then chốt trong thúc đâyphát triển kinh tế của đất nước vào năm 2020 [36] Chính vì vậy, một chính sáchmới nhằm thay đổi cơ cấu phát triển kinh tế trong giai đoạn này là hoàn toàn tất yếu

cho các quốc gia trong khu vực Đông Á.

1.2 Bối cảnh Hàn Quốc

1.2.1 Tình hình kinh té Hàn Quốc trước năm 2020

22

Trang 27

Hình 1.1 Biéu do thể hiện tỷ lệ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc giai đoạn

2011-2019 (don vị tính: %)

(Nguồn: Bank of Korea, 2021)

Kinh tế Han Quốc đã có tốc độ tăng trưởng than tốc sau cuộc Chiến tranhTriều Tiên, vươn lên trở thành một trong bốn nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Á[1] Tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc giai đoạn 2011-2019 duy trì tương đốiồn định ở mức 2.2-3.7% (hình 1.1) Bí quyết tăng trưởng, phát triển nhanh của HànQuốc có thé khái quát trên một số nét chính sau:

(1) Nguyên tắc "ưu tiên tăng trưởng kinh tế", lấy kinh tế làm động lực để pháttriển đất nước.

(2) Thực hiện chính sách tăng trưởng, lay xuất khẩu là chủ dao va đưa ra chínhsách phát triển công nghiệp theo từng thời kỳ: Phát triển những ngành côngnghiệp thâm dụng nhiều lao động phục vụ cho xuất khẩu (những năm 1960);Phát triển công nghiệp nặng và hóa chất (HCI), thúc đây xuất khâu (những

năm 1970); Cải tổ cơ cấu công nghiệp nhằm tăng sức cạnh tranh xuất khẩu

(trước những năm 1980); Chuyển từ phát triển xuất khẩu sang phát triển

23

Trang 28

thương mại (sau những năm 1980); Tích cực phát triển công nghiệp theohướng xuất khâu, tạo nhiều ưu đãi dé các doanh nghiệp xuất khâu.

(3) Tập trung xây dựng an ninh quốc gia; coi trọng giáo dục và chú trọng vàođào tạo nghề; xây dựng hạ tầng xã hội để cung cấp sự bảo vệ tối thiểu cho

các hộ thu nhập thấp và tạo công ăn việc làm; kìm hãm các bat 6n về chính

trị xã hội và ưu tiên tăng trưởng kinh tế Chính phủ Park Chung-hee đã thành

công trong việc vận dụng yếu tố này Mặc dù chính quyền của ông tạo nên

nền chính trị độc tài nhưng được đánh giá là liêm chính và có năng lực, lãnhđạo có tầm nhìn xa và tinh thần trách nhiệm Chính phủ Park Chung-hee đã

tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, xây dựng các kế

hoạch 5 năm (1962 - 1992), thông qua việc hợp tác với USAID va Ngân

hàng Thé giới (vào những năm 1960); Tiết kiệm cao, đầu tu và bình ồn giá ởmức tương đôi; Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam, phát triển các khu côngnghiệp, đầu tư cho điện lực; Phát triển nông thôn, ồn định an ninh lươngthực thông qua tăng tỷ lệ tự cấp tự túc gạo, huy động xây dựng nông thôn

qua phong trào nông thôn mới; Xây dựng và phát triển dự án rừng quốc gia.

Những bí quyết trên lý giải vì sao Hàn Quốc luôn có những hành động, chínhsách nhanh, kịp thời trước những biến động, khủng hoảng để duy trì ôn định nềnkinh tế Bằng các chính sách đa dạng và phù hợp, Hàn Quốc đã vượt qua cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và giữ mức tăng trưởng 6n định trongnhững năm 2010 [1] Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2019 của Hàn Quốc đãgiảm 0,7% so với năm trước đó Con số này đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhấttrong năm ké từ năm 2009 Điều này phan lớn bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm củaxuất khẩu trong bối cảnh căng thắng thương mại kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung

Quốc năm 2019 [69]

1.2.2 Sự ra đời chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc

Tương tự như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Hàn Quốc phải đối

mặt với những khủng hoảng về mọi mặt do tác động tiêu cực từ đại dịch

COVID-24

Trang 29

19 Các nhà máy ở Hàn Quốc phải đóng cửa không chỉ vì các biện pháp phong tỏamà còn vì thiếu hàng hóa trong nước và nguồn cung linh kiện, phụ tùng từ nướcngoài Do đó, các chuỗi cung ứng của Hàn Quốc phải thu hẹp và tạm ngừng trong

bối cảnh đại dịch Với một quốc gia công nghiệp có kinh tế mũi nhọn là sản xuất

linh kiện điện tử như Hàn Quốc, việc đóng cửa các nhà máy và tạm ngưng các hoạt

động sản xuất, thương mại đặt ra những thách thức vô cùng to lớn đối với sự tăngtrưởng kinh tế của quốc gia [63] Bên cạnh đó, các biện pháp hạn chế tiếp xúc và

giãn cách xã hội cũng làm giảm tiêu dùng cá nhân và chỉ tiêu thực tế của hộ gia

đình ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, chỗ ở và các hoạt động vănhóa Nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ của Hàn Quốc cũng giảm mạnh, đáng chú ý

nhất là trong ngành khách sạn và du lịch Những vấn đề nêu trên cũng là nguyênnhân khiến cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc tiếp tục lao dốc.Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2022 của UNCTAD, FDI vào Hàn Quốc đãgiảm 9% xuống còn 8,76 tỷ USD vào năm 2020 (năm 2019 dat 9,63 tỷ USD) [66].Không những thé, tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc cũng tăng lên 4% vào năm 2020,

trong đó những người trẻ tuôi là đối tượng lao động bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Thậm chí, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã tăng lên 9% vào năm 2020 [65].

Tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Hàn Quốc đã sụt giảm nghiêm trọng lầnđầu tiên vào năm 2019 ké từ năm 2010 và con số này đã tăng lên 0,4% vào năm

2020 dưới những tác động tiêu cực của đại dich COVID-19 (hình 1.2) [54] Trước

những thách thức về sự tăng trưởng chậm hơn của nền kinh tế, Hàn Quốc đã chuyềnđổi mô hình của mình sang một nền kinh tế lay người dân làm trung tâm dé hiệnthực hóa tầm nhìn của Tổng thống Moon Jae-in về một quốc gia đổi mới và hòanhập cho tat cả mọi người [16] Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, nền kinh tế HànQuốc phải đối mặt với hai thách thức lớn, đó là: hỗ trợ phục hồi sau suy thoái kinh

tế nghiêm trong và giải quyết chuyên đổi cơ cấu kinh tế Theo Tổ chức Hợp tác và

Phát triển kinh tế (OECD), hoạt động kinh tế sẽ không thể trở lại bình thường trong

hoàn cảnh của đại dịch, điều này có nghĩa là không thể tránh khỏi cú sốc mà

COVID-19 gây thiệt hại vĩnh viễn cho nền kinh tế [13] Hơn nữa, chính phủ Hàn

25

Trang 30

Quốc cũng khang định cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra cũng ảnh hưởng đặcbiệt nghiêm trọng đến một số nhóm đối tượng dễ bị tổn thương hơn về mặt kinh tếhoặc xã hội Chính vì vậy, việc không giải quyết cuộc khủng hoảng sớm có thể dẫn

đến trì trệ thị trường lao động, thu hẹp dau tư, và cuối cùng có thé có tác động lớnhơn và lâu dài hơn đối với nền kinh tế [16].

(Nguon: Ministry of Economy and Finance, 2021)

duy trì các hoạt động bình thường hàng ngày mà vẫn tuân thủ các quy tắc kiểm dịch

đang tăng lên nhanh chóng Mức tiêu thụ trực tuyến của Hàn Quốc chiếm 22,9%tong mức tiêu thụ vào tháng 1 năm 2020 Mức tiêu thụ trực tuyến trung bình hàng

26

Trang 31

tháng từ tháng 2 đến tháng 5 đã đạt mức 26,9%, cho thấy các dịch vụ giao hàng vàthương mại điện tử đang thay thế mua hàng trực tiếp Ngoài ra, sự gia tăng người

dùng Microsoft Teams trên toàn thé giới, từ 20 triệu vào tháng 11 năm 2019 lên 75

triệu vào tháng 4 năm 2020? cũng cho thấy các lĩnh vực như làm việc từ xa và họctập ảo đang nhanh chóng được số hóa Cùng với những thay đổi như vậy, ngành

dịch vụ truyền thống và các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ có ít năng lực kỹthuật số hơn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Ngược lại, doanh số của cácdoanh nghiệp trực tuyến và nền tảng số tăng lên nhanh chóng, băng chứng là doanhsố của Zoom, một nên tảng trò chuyện trực tuyến bằng video đã tăng 169% trongquý đầu tiên của năm 2020 so với một năm trước Điều này nhân mạnh tốc độchuyên đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số khả năng ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh

tranh của các ngành và doanh nghiệp của một quốc gia, đồng thời nhấn mạnh sự cần

thiết phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật SỐ.

Thứ hai, nhu cầu ngày càng tăng đối với một nền kinh tế ít carbon và thânthiện với môi trường sẽ thúc đây sự chuyền dịch sang nền kinh tế xanh Biến đổikhí hậu đã phá hoại sự an toàn của con người và nền kinh tế Quá trình chuyển đổisang nền kinh tế xanh không chỉ đơn giản là nâng cao chất lượng cuộc sống chongười dân mà còn mang đến cơ hội tạo ra các ngành công nghiệp và việc làm mớithông qua đầu tư ngày càng tăng Liên minh Châu Âu (EU) có kế hoạch huy độngít nhất 1 nghìn tỷ Euro đầu tư bền vững trong thập kỷ tới thông qua Thỏa thuận

Xanh Châu Âu'” trong khi Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) dự đoán

rằng sẽ cần 130 nghìn tỷ USD đầu tư cho đến năm đến năm 2050 đạt mức phátthải bằng không'" Quá trình chuyền đổi xanh này hỗ trợ tăng trưởng dai hạn và cóthể tạo ra các cơ hội mới.

Thứ ba, quá trình chuyên đổi sang nền kinh tế xanh và kỹ thuật số tạo ra

các ngành công nghiệp và việc làm mới, đa dạng hóa các hình thức công việc và

? https://www.microsoft.com/en-us/microsoft-365/blog/2020/04/30/2-years-digital-transformation-2-months/.Ị9 https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/ip_20_17.

1! https://www.irena.org/publications/2020/A pr/Global-Renewables-Outlook-2020.

27

Trang 32

tạo điều kiện cho lao động nền tảng và làm việc từ xa Đồng thời, nó cũng có thédẫn đến sự không phù hợp giữa việc làm và kỹ năng, cũng như làm giảm nhu cầuđối với lao động có kỹ năng thấp Do đó, gánh nặng thất nghiệp ngày càng tăng vàsự phân cực ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có một mạng lưới an toàn việc làm

chặt chẽ hơn và mạnh mẽ hơn, cung cấp đào tạo nghề nâng cao đồng thời bảo vệ

các loại hình việc làm mới.

Ông Lee Boe-ine, Giám đốc Phòng Kế hoạch và Điều phối của chính sách

Kinh tế mới, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc chia sẻ: "Trong năm 2020, cu sốcCOVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có cho Hàn Quốc, tôi tệ

hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 Cuộc khủng

hoảng đã gây ra các thay đổi lớn về cơ cấu đồng thời gây ra các xu hướng rủi ronghiêm trọng như: biến đổi khí hậu, thất nghiệp, suy thoái kinh tế ” Trong bốicảnh đó, với lập trường "Không bao giờ dé khủng hoảng trở nên lãng phí", Tổngthống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố "Chính sách Kinh tế mới phiên bản HànQuốc" vào giữa năm 2020 với mục tiêu sử dung COVID-19 là đòn bay đưa đất

nước trở lại tốt đẹp và hơn sau đại dịch [16]

Nhìn lại quá trình phát trién của Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn sau chiếntranh vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới vào năm 2022 (theo Quytiền tệ quốc tế (IMF)) có thé thay tầm nhìn chiến lược và sức mạnh của quốc gia

này sau những cuộc khủng hoảng Những kinh nghiệm và bài học rút ra từ những

cuộc khủng hoảng của mỗi quốc gia có thé ảnh hưởng đến cách thức mà chính phủcủa quốc gia đó hoạch định các chính sách quốc gia sau đại dịch Những chính sách

thành công của Hàn Quốc trước đây cũng là tiền đề ra đời của chính sách Kinh tếmới phiên bản Hàn Quốc.

“Korean New Deal” được gọi tên là “Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn

Quốc” vì nó không phải là phiên bản được ra đời đầu tiên trên thé giới Phiên bản

đâu tiên của chính sách kinh tê mới được biệt đên với tên gọi “New deal” do cựu

28

Trang 33

tong thống thứ 32 của Mỹ, Franklin D Franklin D Roosevelt!” khởi xướng vàonăm 1933 Đây là tên gọi của một tổ hợp các đạo luật, chính sách, giải pháp nhằm

đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc đại suy thoái kinh tế giai đoạn 1929-1933 Nội dungchủ yếu của chính sách này là tăng cường sự quản lý và nhà nước bắt đầu thực hiệnđiều tiết vĩ mô nền kinh tế Mỹ trên 2 lĩnh vực: kinh tế - tài chính và chính trị - xãhội Về mặt kinh tế - tài chính, chính phủ Mỹ đã đưa ra các biện pháp nhằm phụchồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính, trong đó, nhà nước can thiệp tích cựcvào đời sống kinh tế nhằm phục hồi sự phát triển của kinh tế thông qua các đạo luậtvề ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp Khi F.D FranklinD Roosevelt tuyên thệ nhậm chức tông thống, hệ thống ngân hàng và tài chính củaMỹ đang trong tình trạng tê liệt Đầu tiên, các ngân hàng quốc gia nhanh chóng bị

đóng cửa, và sau đó, chỉ được hoạt động trở lại khi chúng có khả năng chi trả.

Chính phủ Mỹ cũng đã thực thi chính sách lạm phát tiền tệ vừa phải dé tăng giá cảcủa hàng hóa và giúp cho các gánh nặng nợ giảm xuống phan nao Các cơ quan củachính phủ đã cấp những khoản tín dụng cho nông nghiệp và công nghiệp Công tyBảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã bảo hiểm tới 5000 USD cho các khoản tiền

tiết kiệm gửi ngân hàng Các điều luật Liên bang cũng được áp dụng cho hoạt động

bán chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán Về mặt chính trị - xã hội, chínhphủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp như: cứu trợ người thấtnghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, Đồng thời, chính sách này cũng tập trungvào việc xoa dịu mâu thuẫn giai cấp đang diễn ra căng thăng tại Mỹ Chính sách nàyđã giúp nền kinh tế Mỹ được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, thu nhập quốc dântăng, giải quyết nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội, chế độ dân chủ tư sản

vẫn được duy trì [5]

!? Franklin D Roosevelt, tên đầy đủ là Franklin Delano Roosevelt, tên thường gọi là FDR, (sinh ngày 30

tháng 1 năm 1882, Hyde Park, New York, Hoa Kỳ - mất ngày 12 tháng 4 năm 1945, Warm Springs,Georgia), Téng théng thir 32 cua Hoa Ky (1933 - 1945) Roosevelt đã lãnh đạo Hoa Ky vượt qua hai trong sốnhững cuộc khủng hoảng lớn nhất của thế kỷ 20: Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ 2 Khi làm như

vậy, ông đã mở rộng đáng ké quyền han của chính phủ liên bang thông qua một loạt chương trình và cải cáchđược gọi là Thỏa thuận mới, và ông đóng vai trò là kiến trúc sư chính của nỗ lực thành công nhằm loại bỏ

chủ nghĩa xã hội quốc gia Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trên thế giới.

29

Trang 34

Tiểu kết Chương 1

Kể từ năm 2019, nền kinh tế thế giới chịu nhiều tác động tiêu cực từ nhữngyêu tô bat ôn chính trị Dién hình là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã kéo theonhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới.

COVID-19 nỗ ra tại Vũ Hán — Trung Quốc vào cuối năm 2019 tiếp tục giáng mộtcú sốc lớn, tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhiều tác động tiêucực chưa từng có tiền lệ đối với kinh tế - xã hội thế giới Hàn Quốc không phải là

trường hợp ngoại lệ khi nền kinh tế của quốc gia này ghi nhận tốc độ tăng trưởngâm vào năm 2020 Tuy nhiên, Hàn Quốc đã có những phản ứng nhanh chóng và kịp

thời, chấp nhận sông chung với đại dịch để hạn chế tối đa thiệt hại cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, COVID-19 đã làm thay đôi hoàn toàn cấu trúc nền kinh tế của một sốquốc gia, trong đó có Hàn Quốc Nhu cầu của các hoạt động trực tuyến ngày càngtăng cao trong bối cảnh của đại dịch đã thúc đây Hàn Quốc chuyên đổi sang nềnkinh tế “không tiếp xúc” và là động lực để phát triển kinh tế kỹ thuật số Đứng trướcnhững tác động tiêu cực đại dịch COVID-19 và sự bùng nô của nền kinh tế số trên

thế giới và khu vực, chính phủ Hàn Quốc đã công bố chính sách Kinh tế mới phiên

bản Hàn Quốc như một giải pháp tổng thê sau khi đưa ra các gói kích thích kinh tế.

30

Trang 35

Chương 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

KINH TE MỚI PHIÊN BAN HAN QUOC

2.1 Tổng quan về chính sách Kinh tế mới phiên ban Hàn Quốc

Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc do Tổng thống thứ 12 của HànQuốc Moon Jae-in (nhiệm kỳ 2017 — 2022) khởi xướng, được chính phủ Hàn Quốccông bố lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2020 Chính sách này được thực hiện bởi BộKinh tế và Tài chính Hàn Quốc, phối hợp cùng Cục tài chính phát triển, Ban Chínhsách Khí hậu Xanh và Khu phức hợp chính phủ Sejong Chính sách Kinh tế mớiphiên bản Hàn Quốc bao gồm 2 phiên bản: phiên bản 1.0 và 2.0 [16]

Chính sách Kinh tế mới của Hàn Quốc được đưa ra nhằm tìm cách chuyềnđối nhanh chóng kinh tế Hàn Quốc thành một nên kinh tế dẫn đầu [16] Dé đạt đượcmục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc xây dựng hai trụ cột chính trong chính sáchKinh tế mới của mình, bao gồm: kế hoạch kinh tế mới kỹ thuật số và kế hoạch Kinhtế xanh mới và một kế hoạch tong thể nhằm tăng cường mạng lưới việc làm và ansinh xã hội Với chính sách Kinh tế kỹ thuật số mới, Hàn Quốc đặt mục tiêu tăngcường hơn nữa năng lực kỹ thuật số dựa trên lợi thế cạnh tranh về công nghệ thông

tin và truyền thông (ICT), từ đó thúc day đổi mới và tạo động lực trong toàn bộ nền

kinh tế Chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng côngnghệ thông tin — truyền thông (CNTT-TT) quy mô lớn, bao gồm cả “Đập dữ liệu”,

đóng vai trò là nền tảng cho nền kinh tế kỹ thuật số Điều này thúc đây nền kinh tế

dựa trên dữ liệu bao gồm thu thập, tiêu chuẩn hóa, xử lý và kết hợp đữ liệu, và cuốicùng là đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho đất nước bằng cách tạo ra các ngành côngnghiệp mới và đây nhanh quá trình chuyên đổi kỹ thuật số của các ngành côngnghiệp then chốt Đồng thời, chính sách Kinh tế xanh mới của Hàn Quốc nhằm mục

dich đạt được mức phát thải ròng bằng không” và day nhanh quá trình chuyên đổi

sang nền kinh tế xanh và carbon thấp Để đạt được mục tiêu này, chính phủ HànQuốc đã lên kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng thân thiện với môi trường

'S Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), phát thai ròng bằng không (tiếng

Anh là “Net Zero”) là đạt được sự cân bằng giữa lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyên và lượng được

31

Trang 36

nhằm thúc đây tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng các năng lượng tái tạo.

Tính di động, năng lượng, công nghệ và các loại hình công nghiệp thân thiện với

khí hậu khác sẽ được chính phủ Hàn Quốc tăng cường bang moi cách có thé.

Bên cạnh đó, chính sách Kinh tế mới của Hàn Quốc sé tăng cường khả năng

phục hồi của các tác nhân kinh tế do thay đổi cơ cấu kinh tế Dé dat được mục tiêu

này, chính phủ Hàn Quốc sẽ nỗ lực khắc phục những điểm mù trong hệ thống việc

làm và an sinh xã hội dựa trên sự đồng thuận của xã hội Chính phủ dự kiến thiết lập

một “hệ thống đảo tạo nghề hướng tới tương lai” bằng cách đầu tư vào nguồn nhânlực, từ đó cho phép chuyền đổi nhanh chóng giữa các ngành nghề và nuôi đưỡng tài

năng cho sự đổi mới toàn bộ nền kinh tế [16]

2.2 Nội dung của chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc2.2.1 Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc phiên bản 1.0

Chính sách kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc 1.0 được Chính phủ Hàn Quốccông bố vào tháng 07 năm 2020, gồm 03 trụ cột chính và 10 kế hoạch trong tâm.Các trụ cột chính bao gồm: kế hoạch kinh tế kỹ thuật số mới, kế hoạch kinh tế xanh

mới và kế hoạch tăng cường mạng lưới an toàn xã hội và việc làm Chính sách này

được đưa ra nhằm biến đổi Hàn Quốc thành một quốc gia với ba tiêu chí: (1) mộtquốc gia thông minh là trung tâm của quá trình chuyên đổi kỹ thuật số dựa trên cơsở hạ tầng dữ liệu, mạng và trí tuệ nhân tạo (DNA); (2) một quốc gia xanh đạt đượcsự cân bằng giữa con người, thiên nhiên và tăng trưởng thông qua quá trình chuyểnđổi xanh sang không phát thải ròng với tư cách là một thành viên có trách nhiệm

của cộng đồng toàn cầu: (3) một quốc gia an toàn đầu tư vào nguồn nhân lực dé tạo

ra một mạng lưới an sinh xã hội và việc làm vững mạnh [16]

32

Trang 37

Bảng 2.1: Tổng quan về chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc [16]

(Nguôn: South Korea Government, 2020)

¢ Tầm nhìn:

© Quốc gia thông minh: “Từ một nền kinh tế đi sau đến nền kinh tế đi đầu”

© Một quốc gia xanh: “Từ nền kinh tế phụ thuộc carbon đến nền kinh tế ít

o Chính sách kinh tế mới xanh thúc day quá trình chuyên đổi sang nền kinh tế

ít carbon và thân thiện với môi trường

- Đầu tu 73,4 nghìn ty won (42,7 nghìn ty won từ kho bạc) vào các lĩnh vựcnhư cơ sở hạ tầng xanh và năng lượng tái tạo để hỗ trợ tạo ra 659.000 việc làm

o Mạng lưới an toàn mạnh hơn củng cô cơ sở cho một quốc gia lây người dân

làm trung tâm và toàn diện

« Đầu tư 28,4 nghìn ty won (26,6 nghìn ty won từ kho bạc) để hỗ trợ tạo ra

339.000 việc làm

¢ 10 dự án trọng tâm:

© Ba dự án cho chính sách Kinh tế kỹ thuật số mới:

« Dap dữ liệu (công khai 140.000 dit liệu Nhà nước nhằm đây mạnh hệ sinh thái

“D.N.A” (tức Data - dữ liệu, Network - mang lưới, AT - trí tuệ nhân tạo).

33

Trang 38

Chính phủ thông minh

“ Chăm sóc sức khỏe thông minh

o Bốn dự án cho cả chính sách Kinh tế kỹ thuật số mới và Kinh tế xanh mới:

« Trường học xanh và thông minh

" Song sinh kỹ thuật số-một bản sao kỹ thuật số của một đối tượng có thé đượcsử dung dé phân tích và dự đoán (ví dụ: máy bay không người lái và xe tự lái)

« Số hóa vốn chi phí xã hội

«Cum công nghiệp xanh và thông minh

© Ba dự án cho chính sách kinh tế mới xanh (ví dụ: tu sửa cơ sở vật chất thân

thiện với môi trường)

* Tu sửa xanh dé nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà khu

vực tư nhân

“ Năng lượng xanh

"DỊ chuyền thân thiện với môi trường (ví dụ như xe điện)

Đâu tiên, trụ cột kinh tê kỹ thuật số mới nhăm mục đích tạo ra 903.000 việclàm bằng cách đầu tư và thúc đây nền kinh tế kỹ thuật số Điều này đòi hỏi khoảnđầu tư 58,2 nghìn ty won (tính đến năm 2025) dé thúc đây các lĩnh vực dit liệu,mạng và trí tuệ nhân tạo (AI) làm cốt lõi cho sự phát triển kinh tế dài hạn Mục tiêucủa nó bao gồm thúc đây các ngành công nghiệp tích hợp di liệu, mạng và AI, sốhóa cơ sở hạ tầng giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và

ngành công nghiệp “không tiếp xúc”.

34

Trang 39

Bảng 2.2: Tóm tắt nội dung trụ cột kinh tế mới kỹ thuật số mới

(Nguôn: South Korea Government, 2020)

Kinh tế kỹ thuật số mới

Mục tiêu chung" Tích hợp DNA mạnh mẽ hon trong toàn bộ nền kinh tế.

* Số hóa cơ sở hạ tầng giáo dục.

* Thúc day ngành công nghiệp “không tiếp xúc”.

« Số hóa vốn đầu tư xã hội (SOC).Kế hoạch triển

Vốn đầu tư38,5 nghìn tỷ won

Số việc làm dự kiến tạo ra567.000 việc làm

Thu thập, công bố và sử dụng

dữ liệu trong các lĩnh vực liên

quan mật thiết đến cuộc sống

của con người:

- Công bố 142.000 dit liệu công khai; và mở

rộng việc thu thập và sử dụng dữ liệu trong

các lĩnh vực như sản xuất và công nghiệp y

- Thiết lập nền tang dữ liệu lớn cho các lĩnh

vực khác nhau và giới thiệu chứng từ mua và

Trang 40

xử lý dữ liệu cho 8.400 công ty.

- Thu thập dit liệu bé sung cho Al-learning

(1.300 loại dữ liệu) và giới thiệu chứng từ xửlý dữ liệu cho AI-learning cho 6.700 doanhnghiệp vừa và nhỏ.

Mở rộng khả năng tích hợp5G và AI vào các ngành côngnghiệp:

- Sản xuất 195 nội dung nhập vai trong các

lĩnh vực; xây dựng 160 bảo tàng và phòng

trưng bày thông minh; và phát triển công

nghệ thương mại hóa xe tự lái, tàu tự dẫn

- Xây dựng 12.000 nhà máy thông minh;

cung cấp các dịch vụ gia đình dựa trên AI (ví

dụ: lọc bụi mịn trong nhà); triển khai các dựán hàng đầu tích hợp AI với các công nghệkhác trong các lĩnh vực gần gũi với cuộcsống của con người (ví dụ: máy đọc ảnh y tế,

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w