An ninh, quốc phòng là hai yếu tố quan trọnghàng đầu, giúp công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước được hoàn thiện hơn.Trong hợp tác an ninh, quốc phòng EU - Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại T
Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hợp tác an ninh, quốc phòng EU - Mỹ trong các van đề chống khủng bố; thực hiện các thỏa thuận hợp tác về an ninh song phương trên không gian mạng và an ninh vận tải; triển khai các chiến dịch quân sự ở một số điểm nóng xung đột; đối phó với mối đe dọa an ninh từ Nga, Trung Quốc; vấn đề hạt nhân Iran.
Về thời gian: Luận văn lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2009
(thời điểm Hiệp ước Lisbon được thực thi, Cơ quan Đối ngoại EU được thành lập, chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã triển khai) đến tháng 01/2021 (thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống
- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Làm rõ xu hướng quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ trong giai đoạn 2009 - 2021, trên cơ sở đó có những đánh giá tổng thé về hợp tác an ninh, quốc phòng EU - Mỹ và dự báo xu hướng thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thé: (i) Chỉ rõ các yếu tố tác động đến quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ giai đoạn 2009 - 2021; (ii) Lam rõ thực trạng quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ trong giai đoạn 2009 - 2021, qua đó chỉ ra những thay đôi của mối quan hệ này giữa thời Tổng thống Barack Obama va Donald Trump; (iii) Đánh giá và đưa ra một số dự báo về quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ thời gian tới.
Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của Đảng về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế, xem đó là phương pháp luận khi thực hiện đề tài.
Ngoài phương pháp luận, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thé, bao gồm phương pháp phân tích chính sách và phương pháp so sánh Cụ thé:
- Phương pháp phân tích chính sách được sử dung dé nghiên cứu, phân
11 tích, đánh giá chính sách của Mỹ và EU với nhau trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để nghiên cứu những khác biệt trong quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ, đồng thời làm rõ những thay đổi, điều chỉnh trong chính sách của Mỹ đối với EU về an ninh, quốc phòng dưới thời Tổng thống Barack Obama va Donald Trump.
Những yếu tổ tác động đến quan hệ an ninh, quốc phòng Liên mình châu Âu - Mỹ (2009 - 2021)
Phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan chính tác động chính sách cũng như quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ (2009 - 2021).
- Chương 2: Xu hướng quan hệ an ninh, quốc phòng Liên minh châu Âu - Mỹ (2009 - 2021)
Trình bày về chính sách và thực tiễn triển khai hợp tác an ninh, quốc phòng EU - Mỹ; so sánh những khác biệt trong chính sách và thực trạng quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ trong giai đoạn này.
Đánh giá và dự báo triển vọng quan hệ an ninh, quốc phòng Liên mình châu Âu - Mỹ thời gian tói
Đánh giá sâu về sự vận động của quan hệ an ninh, quốc phòng EU - Mỹ và đưa ra các dự báo về triển vọng của mối quan hệ này dưới thời Tổng thống
PHONG LIEN MINH CHAU AU - MY (2009 - 2021)
Tình hình Liên minh châu Au Về phía EU, mục tiêu chiến lược của EU là củng cố bên trong, tăng
thương mại. Đáng chú ý, mặc dù EU là một trong những tô chức khu vực lớn mạnh hàng đầu thế giới, bao gồm 27 nước thành viên, với hơn 500 triệu dân và có quy mô kinh tế chiếm khoảng 22% GDP toàn cầu, song EU dựa vào NATO về quốc phòng - an ninh, mà thực chất là núp đưới cái “ô hạt nhân” của Mỹ.
Sự phụ thuộc đó, khiến cho Liên minh này tuy là “người không 16” về kinh tế, chính trị nhưng lại là “người lùn” về quốc phòng, an ninh Vì thế, cùng với thúc đây các mục tiêu khác, EU luôn mong muốn hướng tới sự tự chủ và thống nhất về quốc phòng - an ninh trên toàn châu lục.
Theo Hiệp ước Lisbon 2009, Chính sách An ninh va Phòng thủ châu Âu (ESDP) được đổi tên thành Chính sách An ninh và Phòng thủ chung (CSDP) và mở rộng các hoạt động gồm giải giáp vũ khí, cố van quân sự và hỗ trợ, ôn định sau xung đột Thay đổi này thé hiện quyết tâm chính trị của các nước EU nhằm tăng cường hợp tác và liên kết trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, song nội dung của Hiệp ước Lisbon về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến thực tế triển khai chính sách này Lĩnh vực chính sách an ninh, đối ngoại vẫn thuộc thâm quyền của các nước thành viên và chỉ được quyết định trên cơ SỞ đồng thuận Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, triển vọng thực hiện CSDP vẫn phụ thuộc nhiều vào tiến trình liên kết EU, đặc biệt là quyết tâm chính trị của các nước thành viên EU Trong bối cảnh các nước EU có ưu tiên chiến lược và tính toán chính trị khác nhau, chưa sẵn sàng trao cho EU thâm quyền chung trong lĩnh vực đối ngoại, CSDP khó có khả năng trở thành một công cụ hiệu quả dé EU hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của mình.
Trong khi đó, sau nhiều lần trì hoãn, ngày 13/11/2017, Thỏa thuận hợp tác cau trúc thường trực về quốc phòng (PESCO) đã được EU ký kết Đây là sự kiện mang tính lịch sử trong tiến trình hợp tác, phát triển PESCO đặt mục tiêu thúc day hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng quốc phòng, quân sự chung của Khối, đảm bảo đủ sức mạnh, được trang bị hiện đại Theo đó, EU sẽ tăng cường việc thâm định, đánh giá thực lực quốc phòng của các nước thành viên, làm cơ sở dé xây dựng chiến lược, các chương trình, kế hoạch về quốc phòng - an ninh chung Thỏa thuận
PESCO chủ trương đặt ưu tiên vào việc trợ giúp các nước thành viên có mặt băng công nghiệp quốc phòng kém hiện đại hơn khắc phục những tồn tại, khó khăn để từng bước thu hẹp sự chênh lệch về năng lực quốc phòng giữa các quốc gia trong khối Tuy nhiên, PESCO còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết mà việc khắc phục không thé “một sớm, một chiều”, bao gồm chưa tạo được sự đồng thuận, thống nhất tuyệt đối; không hoàn toàn đồng nhất với những mục tiêu cua NATO
Nhìn chung, việc duy trì động lực hướng tới hội nhập, thống nhất về quốc phòng, an ninh của EU đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm: () Sự nghi ngại, thiếu thong nhat giữa các nước thành viên An ninh, quốc phòng là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất Việc từ bỏ phần nào chủ quyền quốc gia dé theo đuôi một chính sách đối ngoại, an ninh chung là một vấn đề vô cùng khó khăn Chăng hạn, Pháp, quốc gia nòng cốt, có tiếng nói quan trọng trong EU, thường có xu hướng giải quyết xung đột thông qua hoạt động quân sự, trong khi EU lại đề cao các giải pháp chính trị, ngoại giao.
Sau một số hoạt động chung không đạt hiệu quả như mong muốn tại Libya, Mali Pháp dường như không thực sự tin tưởng vào CSDP, đồng thời nhìn nhận NATO như là một cơ chế hợp tác quân sự phù hợp dé bảo vệ lợi ích quốc gia Trong Đánh giá chiến lược về An ninh Quốc phòng Quốc gia năm 2013, Pháp coi “mối quan hệ đồng minh Đại Tây Dương đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia”; (ii) Thiếu minh bạch và trách nhiệm Nhiều ý kiến cho rằng các mục tiêu và lợi ích của EU trong lĩnh vực quốc phòng đang dần được ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu thiết kế thúc đây nhằm lợi ích của mình Các công ty sản xuất vũ khí lớn có trụ sở tại EU như Tập đoàn Airbus, Leonardo, BAE Systems và Thales, thường cô gắng gan lợi ích chiến lược của ho vào các quy trình hoạch định chính sách quốc phòng của EU dé thu được lợi ích tài chính từ các khoản tài trợ nghiên cứu quốc phòng; (iii) Cắt giảm chi phí cho quốc phòng Danh mục đầu tư quốc phòng của EU đang giảm so với kỳ vọng ban đầu Chăng hạn như kinh phí dành cho dự án Cơ động quân sự thuộc PESCO đã bị cắt giảm mạnh từ 6,5 tỷ euro theo đề xuất ban đầu (tháng 5/2018) xuống còn 1,5 ty euro (tháng
5/2020) Ngoài ra, Brexit với sự ra di của một trong những nước đóng góp lớn nhất cho ngân sách của EU cũng là một nguyên nhân quan trọng, bên cạnh các van đề liên quan đến dịch Covid-19; (iv) Tác động của đại dich Covid-19.
Ngân sách dành cho quốc phòng của các nước EU đang phải cân nhắc, chịu áp lực phân bố cho các khu vực khác dé đối phó với đại dịch Covid-19 Tat cả
24 những thách thức ké trên khiến EU chưa thé trở thành một thực thé an ninh, chính trị thực sự độc lập, tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ trong giải quyết các kế hoạch an ninh lớn của mình.
Yếu tố khách quan
1.2.1 Vấn dé Ukraine Thời kỳ Liên Xô, Xô-viết Liên bang Nga và Xô-viết Ukraine là hai quốc gia lớn nhất, có mối liên kết và gắn bó chặt chẽ, trong đó nhờ sự giúp đỡ của Xô-viết Liên bang Nga mà cách mạng Ukraine đã đi đến thắng lợi và thành lập được nhà nước Xô-viết Ukraine Đối với Xô-viết Liên bang Nga, Xô-viết Ukraine là quốc gia có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng khi vừa là nguôồn cung nguyên nhiên liệu chủ yếu của Liên Xô, giữ vai trò quan trọng dé kiêm soát khu vực Biển Đen, vừa có thêm lá phiếu ủng hộ Xô-viết Liên bang Nga tại Liên Hợp Quốc Trong thời kỳ Liên Xô, bán đảo Crimea đã được chuyên giao từ Nga cho Ukraine, đồng thời chính sách di dân của Liên Xô làm cho bán đảo Crimea và khu vực phía Đông Ukraine trở thành nơi sinh sống của đông đảo người Nga.
Từ năm 1991-2004, quan hệ Nga - Ukraine nảy sinh nhiều bất đồng, thường xuyên ở tình trạng chia rẽ Cùng với việc Liên Xô tan rã, các bên đạt được thỏa thuận, theo đó nước Nga thừa kế Liên Xô, các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô còn lại (trong đó có Ukraine) trở thành các quốc gia độc lập và thực thi chính sách đối ngoại tự chủ Với Nga, Ukraine vẫn có vai trò, vị trí quan trọng do vừa có mối liên hệ chặt chẽ về lịch sử, vừa được Nga coi là
“vùng đệm” chiến lược giữa Nga với phương Tây Theo đó, Nga thúc đây liên kết về chính trị, kinh tế (thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG), về quân sự (thành lập Khối Hiệp ước An ninh tập thé - CSTO) dé củng có, duy tri anh hưởng chỉ phối tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Trong khi đó, các nước Đông Âu, Baltic, Ukraine bắt đầu xu hướng “li tâm” với Nga.
Từ năm 2004-2014, quan hệ Nga - Ukraine rơi vào tình trạng căng
25 thang thường trực Từ sau sự kiện “Cách mang Cam”, Ukraine ngày càng công khai thé hiện chính sách “thân phương Tây”, day mạnh đàm phán gia nhập EU và đặc biệt bày tỏ mong muốn gia nhập NATO từ năm 2008 Nội bộ
Ukraine luôn có sự rạn nut, chia phe giữa một bên “thân phương Tây” và
“thân Nga”, từ đó đây quan hệ Nga - Ukraine nhiều lần rơi vào tính trạng căng thăng, buộc Nga phải hai lần dừng cung cấp khí đốt để răn đe Ukraine vào năm 2006 và 2009 Sau cuộc bầu cử năm 2009, Chính quyền Tổng thống V.Yanukovych có xu hướng “thân Nga” phải đối phó với hoạt động can dự mạnh mẽ của Mỹ/phương Tây, nhất là phong trào biéu tình chống Chính phủ.
Trước bối cảnh trên, Nga đã tiến hành kế hoạch giải cứu Tổng thống V.Yanukovych, đồng thời “can thiệp” sáp nhập Crimea va ủng hộ lực lượng li khai ở miền Đông Ukraine.
Tu năm 2014 - 2021, quan hệ Nga - Ukraine rơi vao khủng hoảng sâu sắc, toàn diện Sự kiện Nga sáp nhập Crimea (tháng 3/2014) được xem là
“giọt nước làm tràn ly”, đây quan hệ Nga - Ukraine khủng hoảng toàn diện.
Chính quyền Tổng thống P Poroshenko sau khi lên nắm quyền đã thực thi nhiều chính sách “thoát Nga” quyết liệt như hủy bỏ Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và đối tác, áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt ngoại giao và kinh tế chống Nga, bài xích lịch sử Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng sản Tổng thống kế nhiệm V.Zelensky tiếp tục thúc đây chính sách “bài Nga”, công khai dé nhanh các bước đi nhằm gia nhập EU, NATO Về phía Nga, Chính quyền Tổng thống V Putin cũng đáp trả mạnh mẽ Ukraine về ngoại giao và kinh tế, tích cực hậu thuẫn cho lực lượng li khai ở khu vực Donbass (gồm hai tỉnh Donetsk và Lugansk) khiến Ukraine đứng trước nguy cơ bị chia cắt.
Van dé Ukraine luôn là mối nguy cơ đe dọa đến cấu trúc an ninh châu Au vốn đã rất bất ôn ké từ năm 1991, khiến sự phân cực ở châu lục này (giữa Nga và phần phía Tây) càng thêm sâu sắc, thậm chí có nguy cơ dẫn đến đối đâu quân sự giữa Nga với các nước chau Au Thực tê đó buộc EU phải gan
26 kết chặt chẽ hơn với Mỹ về an ninh, song van thúc day tự chủ chiến lược nhằm thích ứng với bối cảnh an ninh mới Ngày 25/6/2018, theo sáng kiến của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Bộ trưởng Quốc phòng 09 nước châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Estonia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) đã ký văn bản thành lập Lực lượng can thiệp châu Âu nhằm triển khai và phối hợp các lực lượng quân sự đề nhanh chóng ứng phó với các cuộc khủng hoảng xảy ra trên thế giới Trong khi NATO tập trung vào phòng thu tập thé, thì lực lượng nay đảm bảo đáp ứng nhan hơn và hiệu quả cao hơn đối với các tình huống khác nhau của EU ở ngoài nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu chia sẻ gánh nặng ngân sách quốc phòng của Chính quyền Mỹ.
1.2.2 Sự trỗi dậy của Trung Quốc Sự “trỗi dậy” của Trung Quốc đã trở thành một trong những đặc điểm noi bật của tình hình quốc tế hiện nay Dé hoàn thành mục tiêu chiến lược trở thành cường quốc có vị thế ngang bằng với Mỹ trong thế kỷ XXI, Trung Quốc đang có những sự điều chỉnh trong chính sách đối nội và đối ngoại đề xây dựng đất nước giàu mạnh, xem phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thúc đây việc hiện đại hoá quốc phòng, đồng thời ra sức phát huy vị thế và vai trò nước lớn trên trường quốc tế, cả về chính trị, kinh tẾ, an ninh, năng lượng, văn hoá
Cụ thể, về kinh tế, theo Ngân hàng thế giới và Trading Economics, từ khi cải cách mở cửa (năm 1978) đến nay, GDP của Trung Quốc tăng từ 149,5 tỷ USD (năm 1978) lên 14.200 tỷ USD (năm 2019) [Nguyễn Tuấn Bình, 2020, tr 530- 537], chiếm 11,72% nền kinh tế thé giới và từng bước vượt mặt các quốc gia phát triển Tây Âu là Pháp, Anh, Đức Năm 2010, Trung Quốc chính thức thay thế Nhật Bản đề trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về kinh tế, chỉ sau Mỹ Năm 2011, Trung Quốc trở thành nước sản xuất hàng hoá lớn nhất thế giới và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng hàng hoá của toàn thé giới.
Bên cạnh sự trỗi dậy về kinh tế, vị thế chính trị và các mối quan hệ ngoại giao của Trung Quoc cũng ngày cảng gia tăng trên trường quôc tê.
Trung Quốc chú trọng phát huy “sức mạnh mềm”, xây dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chống chủ nghĩa khủng bố, đói nghèo Đặc biệt, sau giai đoạn Trung Quốc đã chủ động hạn chế tham gia vào các van dé quốc tế, đặc biệt là các điểm nóng, nơi mà có thé lôi kéo họ vào các cuộc chiến, kế từ khi lên nam quyền năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình nhận thấy nền tảng đất nước đã đủ dé thực hiện chính sách “trỗi dậy mạnh mẽ” nhằm khang định vị thế siêu cường hang dau thế giới của mình, Trung Quốc đã thay đôi chiến lược, từng bước mở rộng vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc ra bên ngoài thông qua một loạt sáng kiến, kế hoạch, trong đó đáng chú ý là Made in China 2025, “Vành đai và con đường” Với những bước đi quyết đoán được hậu thuẫn bởi nguồn lực kinh tế đồi dào, tận dụng bối cảnh quốc tế có lợi và sự sa lầy của Mỹ, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể quyền lực trên phạm vi toàn cầu bang cách tăng cường vai trò trong một số định chế quốc tế (Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nên kinh tế lớn G20) thậm chí là dẫn dắt (Khối những nên kinh tế mới nổi BRICS hay Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á - AIIB), bên cạnh đó là những dự án đầu tư, tài trợ trên phạm vi toàn cầu với số vốn rất lớn [Thanh Danh, 2019] Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tiềm lực quân sự của Trung Quốc không ngừng lớn mạnh, đặc biệt là vũ khí chiến lược, hải quân và không quân Nhờ kinh tế liên tục tăng trưởng từ khi cải cách, mở cửa bốn thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng tăng lên Năm 2019, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 7,5% so với năm 2018, cụ thé là khoảng 177,5 tỷ USD.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là trong gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển thé giới, làm thay đôi sự phân bổ quyền lực toàn cầu Đáng chú ý, “liên minh” Trung - Nga và mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nhóm nhỏ thành viên EU không chỉ ảnh
28 hưởng đến sự thống nhất trong nội khối EU, mà còn cả quan hệ Mỹ - EU trong nhiều lĩnh vực từ chính trị đến an ninh, quốc phòng Dưới thời Tổng thống Barack Obama, dù vẫn đóng vai trò dẫn dắt thế giới, nhưng quyền lực của Mỹ đã bị giảm sút đáng kể Quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn này luôn trong trạng thái giăng co, dan xen giữa hợp tác và đấu tranh với lợi thế nghiêng về Trung Quốc Tuy nhiên, sự xuất hiện của Tổng thống Donald
XU HUONG QUAN HE AN NINH, QUOC PHONG
Chính sách an ninh, quốc phòng của Liên minh châu Au doi
Sau Chiến tranh Lạnh, EU nỗi lên dường như một biểu tượng hội nhập thành công nhất, cung cấp những kinh nghiệm, bài học quan trọng cho các khu vực khác, nhất là trong xử lý sự khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội cũng như trình độ phát triển giữa các nước thành viên Kể từ sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực (năm 2009), EU ngày càng có tiếng nói thống nhất trong các vấn đề quốc tế Tại LHQ, từ tháng 5/2011, EU trở thành “siêu quan sát viên”, được tham gia hầu hết các hoạt động của tổ chức này như một thành viên đầy đủ, có tiếng nói ngày càng quan trọng trên trường quốc tế Về việc mở rộng và tăng cường triển vọng an ninh, quốc phòng, Hiệp ước Lisbon đã đạt được tiến bộ đáng kế khi nhắn mạnh việc xây dựng một chính sách an ninh, phòng thủ chung như là một bộ phận không tách rời khỏi chính sách đối ngoại chung Trước đó, mối liên kết về an ninh, quốc phòng chủ yếu van chỉ dừng lại ở hợp tác liên chính phủ.
Trên thực tế, EU đã cho thấy những bước tiến đầy tham vọng trong hội nhập an ninh, quốc phòng Ra đời với mục tiêu đưa EU thoát khỏi hình ảnh
“người lùn về chính trị”, trở thành “nhà cung cấp an ninh toàn cầu”, CSDP có vai trò hết sức quan trọng nhăm tăng cường năng lực của EU trong việc đảm bảo lợi ích an ninh của mình, giảm dan sự phụ thuộc vào Mỹ Day là hệ quả tất yêu khi lợi ích Mỹ và EU ngày càng khác biệt trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh và cơ chế hợp tác an ninh, phòng thủ trong khuôn khổ NATO không còn đáp ứng được day đủ nhu cầu của EU, trong bối cảnh khối này
39 phải đối mặt với nhiều vấn đề về an ninh như khủng bố, khủng hoảng Ukraine, Brexit hay sự thay đổi chính sách Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump Năm 2016, bà Federia Mogherini, Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và an ninh, đã đưa ra Chiến lược toàn cầu của EU, tạo cho CSDP những động lực mới trong bối cảnh mới với hàng loạt sáng kiến như Hợp tác mang cấu trúc bền vững (PESCO, năm 2017), Quỹ Quốc phòng châu Âu (EDF, năm 2017), Phối hợp đánh giá hăng năm về quốc phòng (CARD), đồng thời thiết lập bộ phận Kha năng tiến hành và lập kế hoạch quân sự (MPCC) trực thuộc Nhân sự quân sự EU (EUMS) va là trụ sở hoạt động thường xuyên đầu tiên của EU trong lĩnh vực này Tuy nhiên, thực tế cho thấy CSDP vẫn chỉ như một “cánh tay” an ninh, quân sự của EU, chưa thé thay thé vai trò trung tâm của NATO.
Về tổng thể, chính sách an ninh, quốc phòng của EU vẫn là tăng cường hợp tác với Mỹ, trong đó có duy trì và mở rộng NATO [Lê Linh Lan, 2015]. Điều này xuất phát từ một số lý do, bao gồm:
(i) Các nước thành viên EU cũng chưa đủ khả năng về ngân sách, trình độ khoa học kỹ thuật dé xây dựng một luc lượng phòng thu du mạnh có khả năng triển khai tác chiến cao trong mọi tình huống can thiệp quân sự (chi phí quốc phòng của toàn bộ các nước EU thuộc NATO chỉ bằng 2/3 của Mỹ và chi phí cho nghiên cứu phát triển kỹ thuật quân sự chỉ bang 1/9 của Mỹ).
(ii) Ngay bản thân nội khối EU, đặc biệt là Pháp va Đức còn có những bất đồng liên quan đến hội nhập quốc phòng, hợp tác an ninh với Mỹ, các vẫn dé như triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU
Pháp là quốc gia tích cực thúc day hội nhập quốc phòng EU, giảm sự phụ thuộc vào Mỹ nhằm đảm bảo EU có thể độc lập triển khai các hoạt động quân sự, nhất là ở khu vực lân cận Nam Âu và châu Phi cận Sahara Trong khi đó, Chính quyền Đức cho rang cần mat thêm vài thập kỷ nữa dé hình thành một quân đội chung của EU, nên tiếp tục coi NATO là nền tang của an ninh châu
40 Âu, đồng thời hy vọng hợp tác EU - Mỹ sẽ trở lại “bình thường” sau nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.
(iii) Phần lớn các nước EU cho rang cần hợp tác với Mỹ dé đảm bảo cân băng lực lượng ở Tây Âu, ngăn ngừa khả năng trỗi dậy của Đức hay một quốc gia Tây Âu nào đó Mỹ cũng là quốc gia duy nhất có khả năng đương đầu với lực lượng hạt nhân rất mạnh của Nga Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng nhận định: “Không có Mỹ, Anh và Pháp không thể duy trì được cân bằng chính trị ở châu Âu do Đức sẽ bị chủ nghĩa dân tộc thôi thúc, Nga sẽ thiếu một đối tác tầm cỡ toàn cầu”.
Trong khi đó, chủ trương duy trì, mở rộng NATO có thể mang lại cho EU nhiều lợi ích chiến lược, cụ thé:
Một là, nhiều quốc gia thành viên EU, đặc biệt là những nước Đông Âu cũ, vẫn coi Nga là một thách thức tiềm tàng đối với an ninh của mình Tham vọng khôi phục lại vị thế và ảnh hưởng của một nước lớn khiến Nga là nhân tố không thé bỏ qua trong tính toán chiến lược của các nước EU, nhất là khi sức mạnh cứng của EU chưa để đối trọng và kiềm chế Nga hiệu quả.
Hai là, NATO là công cụ cần thiết dé các nước EU đối phó với những thách thức mới nảy sinh từ các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ có nguy cơ lan rộng tại châu Âu Trước đó, cuộc chiến tại Nam Tư cũ hay Kosovo cho thấy EU không có sự thống nhất và vai trò quyết định ngay cả trong van đề an ninh của mình.
Ba là, EU hạn chế và ngăn chặn được các mâu thuẫn trong nội bộ, nhất là giữa một số nước Tây Âu Từ lâu, những khác biệt, va chạm về lợi ích chiến lược giữa các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Italia luôn là nguy cơ tiềm tàng đối với sự đoàn kết nội khối Sự hiện diện của Mỹ sẽ đảm bảo thế cân băng giữa những quốc gia kê trên.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ không ngừng chỉ trích các đồng minh EU, bao gồm yêu cầu khối này phải chia sẻ gánh nặng và chi tiêu
Al quốc phòng, đặt van đề về trách nhiệm của Mỹ thực thi nghĩa vụ bảo vệ các đồng minh châu Âu Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ tập trung vào các mối đe dọa chiến lược Trung Quốc, đồng thời báo hiệu việc chuyển các ưu tiên chính sách đối ngoại của Mỹ từ châu Âu sang châu Á Thậm chí, Tổng thống Donald Trump còn đề cập tới khả năng rút Mỹ khỏi NATO, đề xuất xây dựng một mối quan hệ an ninh mới xuyên Đại Tây Dương và chỉ trích EU là
“những kẻ ăn bám” nếu không Mỹ sẽ không chịu trách nhiệm đảm bảo vấn đề an ninh Điều này khiến mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương vốn phức tạp lại càng phức tạp hơn Ngoài ra, các mỗi đe dọa an ninh phi truyền thống ngay cảng gia tăng như: làn sóng người nhập cự, chủ nghĩa ly khai, khủng bố , buộc các nước thành viên EU phải tăng cường mở rộng hợp tác về lĩnh vực an ninh quốc phòng nội khối, bên cạnh việc đầu tư nâng cao tiềm lực an ninh quốc gia [Peter van Ham, 2018] Trong khi đề cập đến gói quốc phòng mới của EU vào tháng 6/2017, Chủ tịch Uy ban châu Au Jean-Claude Juncker nhân mạnh: “Việc bảo vệ an ninh châu Âu không thể tiếp tục thuê ngoài” Mục tiêu là tương đối rõ ràng, nhưng thực tế triển khai tồn tại nhiều trở ngại lớn, từ đó khiến EU tiếp tục coi hợp tác an ninh với Mỹ là nền tảng chính sách an ninh của mình Tháng 10/2019, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia (INSS), bà Federia Mogherini khăng định EU sẽ phải duy trì, phát trién mối quan hệ với Mỹ đề thúc day lợi ích của khối này.
Nhìn chung, những cải tô mạnh mẽ và việc kêu goi củng cố, thúc đây triển khai CSDP, đặc biệt sau sự kiện Brexit, cho thấy các nhà lãnh đạo EU quyết tâm nâng cao năng lực tự chủ quốc phòng, phát triển các thể chế an ninh mang bản sắc chính trị EU Tuy nhiên, nhận thức được các kế hoạch trên cần thêm nhiều thời gian, khó có thé đi sâu vào thực chất do hạn chế về nguồn lực, nên nền tảng chính sách an ninh, quốc phòng của EU chủ yếu vẫn phụ thuộc vào 6 an ninh của Mỹ Đáng chú ý, có nhiều dấu hiệu cho thay EU còn muốn có vai trò lãnh đạo lớn hơn thông qua việc thúc day cải tổ NATO dé
Chính sách an ninh, quốc phòng của Mỹ doi với Liên minh châu Âu
EU luôn có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược của Mỹ, xuất phát từ các yếu tô như: (i) EU là khu vực chiến lược trọng yếu của Mỹ với những đồng minh thân cận nhất, đặc biệt là trên mặt trận chống Nga; (ii) Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ va EU là hết sức chat chẽ; (iii) EU là đối tác toàn cầu của Mỹ trong việc ứng phó với những thách thức an ninh, van dé mang tính toàn cầu Do đó, quan điểm, chủ trương của Mỹ là coi trọng, thúc day mối quan hệ chặt chẽ, toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng với EU Trong đó, NATO là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong mối quan hệ này Xét từ góc độ mục tiêu của
NATO trong tính toán chiến lược của Mỹ, tổ chức này đóng vai trò như một công cụ hữu hiệu giúp Mỹ đạt được các mục tiêu chiến lược của mình ở châu Âu Mặc dù khối Warsaw đã giải thé nhưng Mỹ khang định NATO van là nên tảng của an ninh châu Âu và sự cam kết chính trị - quân sự của Mỹ tại châu Âu Các báo cáo chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ luôn nhắn mạnh chủ trương củng cố vai trò chủ đạo, điều chỉnh chiến lược tại châu Âu Mở rộng NATO là một bộ phận trong một chiến lược bao trùm của Mỹ là xây dựng một châu Âu dân chủ, không chia cắt; thúc đây việc tăng cường chia sẻ trách nhiệm giữa các đồng minh, bao gồm tranh thủ sự hỗ trợ của các nước thành viên mới trong các hoạt động cua NATO.
Chính sách an ninh, quốc phòng của Mỹ đối với EU dưới thời Tổng thống Barack Obama về cơ bản không có nhiều thay đôi so với những đường hướng ké trên [Wyn Rees, 2011] Những nguyên tắc đề ra trong Chiến lược châu Âu năm 1995 vẫn là những nét chính Trong bài phát biéu về Tương lai
An ninh châu Âu tại Pháp vào tháng 01/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton khăng định: “An ninh châu Âu vẫn là chiếc neo đối với chính sách an ninh và đối ngoại của Mỹ Một châu Âu vững mạnh vô cùng quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của Mỹ”, bởi vai trò của châu Âu thiết yếu trong các van dé Afghanistan, Iran hay những van dé toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chống đói nghèo Bà Hilary Clinton cũng đề cập đến 06 nguyên tắc chủ yếu trong chính sách của Mỹ đối với châu Âu, trong đó có kiên định cam kết với Điều 5 Nhằm thực hiện cam kết này, Mỹ tiếp tục triển khai quân đồn trú ở châu Âu với mục tiêu vừa răn đe, vừa đối phó khi cần thiết; thúc đây kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của NATO Trong bối cảnh EU đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ về an ninh, nhân đạo cho tới chính trị như mối đe dọa từ IS, cuộc khủng hoảng người di cư hay việc người dân Anh bỏ phiếu rời EU, tại phiên bế mạc của Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Warsaw (Ba Lan) vào tháng 7/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama khăng định ở bất cứ hoàn cảnh nảo, các đồng minh châu Âu cũng có thé trông cậy vào Mỹ Trước tiên, Mỹ củng có thế trận phòng thủ và răn đe của NATO Trên cơ sở sáng kiến Tái đảm bảo châu Âu, NATO sẽ tăng cường sự hiện diện ở sườn phía Đông, trong đó Mỹ sé là quốc gia dẫn đầu ở Ba Lan với một tiểu đoàn lính Mỹ, Anh sẽ dẫn đầu ở Estonia, Đức sẽ dẫn đầu ở Lithuania và Canada ở Latvia Điều này đồng nghĩa sẽ có thêm 4.000 quân NATO ở trong khu vực trên cơ sở luân phiên. Đáng chú ý, tháng 01/2016, Bộ Tư lệnh chiến trường châu Âu
(EUCOM) của Mỹ đã công bố chiến lược quân sự mới tại châu Âu, trong đó nhận định ké từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai châu Âu tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, góp phần đảm bảo hòa bình, ôn định và phát triển của khu vực EUCOM vạch ra 06 ưu tiên của Mỹ tại châu Âu trong thời gian từ 3 đến 5 năm tiếp theo [Lê Văn Thành, 2016], cụ thé: (i) Cần ngăn chặn các hành động can thiệp quân sự của Nga tại châu Au,
44 vì các hành động can thiệp quân sự của Nga đối với một số quốc gia láng giéng đã vi phạm nhiều Hiệp ước an ninh và Luật pháp quốc tế; (ii) Thúc day quan hệ hợp tác trong nội khối NATO Theo đó, EUCOM sẽ tăng cường khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng và xung đột; tiếp tục triển khai các phương pháp tiếp cận phù hợp với sự thay déi của môi trường an ninh châu Au; (iii) Duy trì quan hệ đối tác chiến lược của Mỹ đối với châu Âu EUCOM sẽ duy trì các cam kết an ninh toàn diện đối với các đồng minh và đối tác; tăng cường hỗ trợ phát triển năng lực quốc phòng của quân đội các nước thành viên NATO; thường xuyên tổ chức các diễn dan an ninh và phối hop các kế hoạch hành động chung; (iv) Tăng cường đối phó với các mối de doa.
Mỹ và châu Âu phải sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia va phi đối xứng, đặc biệt là khủng bố cực đoan, tin tặc, buôn lậu, phổ biến vũ khí hàng loạt; (v) Đảm bảo khả năng cơ động của quân đội Mỹ tại châu Âu vì châu Âu đã, đang và vẫn sẽ là chiến trường chính của Mỹ Do đó, đảm bảo thiết lập các căn cứ quân sự lâu đài và sự tự do di chuyển của quân đội Mỹ qua các quốc gia đồng minh và đối tác châu Âu là hết sức cần thiết; (vi) Thúc đây quan hệ với Israel Theo đó, EUCOM sẽ hỗ trợ Israel nâng cao năng lực phòng thủ trước các mối đe doa từ Iran và phiến quân Hồi giáo Ngoài ra,
EUCOM sẽ mở rộng hợp tác, tăng cường hỗ trợ quân sự đối với các nước tham gia xây dựng một môi trường hòa bình tại Bắc Cực.
Nhăm đối phó với mối đe dọa chiến lược từ Nga, Mỹ điều chỉnh thế trận toàn cầu trên 3 điểm cơ bản gồm: (i) Trang bị thêm thiết bị đánh chặn;
(1) Rút một phần kế hoạch ở châu Âu, nhưng tăng cường sự hiện của lực lượng Mỹ và NATO gan biên giới Nga; (iii) Hoàn thiện Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) toàn cầu và dẫn đầu liên minh 28 nước không kích IS ở
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, chính sách an ninh, quốc phòng của Mỹ ít nhiêu có sự điêu chỉnh, ảnh hưởng tiêu cực đên môi quan hệ an
45 ninh, quốc phòng Mỹ - EU, nhưng về tổng thé Mỹ vẫn chủ trương duy trì, củng có hợp tác với EU trong lĩnh vực nay Cụ thé, ông Donald Trump là tổng thống đầu tiên trong nhiều thập niên không đưa quân Mỹ can dự vào các chiến dịch quân sự ở nước ngoài, đồng thời bày tỏ sự bất đồng với những cuộc phiêu lưu quân sự của Tổng thống Barack Obama khi tăng cường quân đội ở Afghanistan (năm 2009), can thiệp vào Libya (năm 2011), đưa quan trở lai Iraq (năm 2014) và tham gia vào cuộc nội chiến ở Syria (năm 2014) Trái ngược với các tổng thống tiền nhiệm vốn có xu hướng ủng hộ hau hết các khía cạnh hội nhập của EU, Tổng thống Donald Trump coi EU là một tổ chức siêu quốc gia, hạn chế chủ quyền của các nước thành viên và là đối thủ cạnh tranh kinh tế của Mỹ Thậm chí, một số quan chức Mỹ còn coi sáng kiến quốc phòng của EU là nỗ lực thay thế NATO, từ đó hạn chế ảnh hưởng của Mỹ tại châu Âu Do đó, dưới thời Donald Trump, Mỹ giảm tương tác với EU, tập trung vào các mối quan hệ song phương, mang tính “giao dịch” với các đối tác đơn lẻ Trong bối cảnh Chính quyền Donald Trump chủ trương điều chỉnh chiến lược quốc phòng khi dịch chuyền trọng tâm quân sự từ chống khủng bố sang đối phó với những mối đe dọa chiến lược là Nga và Trung Quốc, Mỹ cũng mong muốn các đồng minh chia sẻ nhiều hơn gánh nặng thông qua thực hiện cam kết chỉ 2% GDP cho quốc phòng Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần thé hiện sự thất vọng với các lãnh đạo EU về vấn đề này, đe dọa xem xét lại mối quan hệ với EU.
Tuy nhiên, bất chấp những khác biệt và mâu thuẫn, trên thực tế, Chính quyền Donald Trump van rat coi trọng môi quan hệ an ninh, quốc phòng xuyên Đại Tây Dương, đặc biệt là kế hoạch mở rộng NATO về phía Đông vì nhiều lợi ích chiến lược, bao gồm: (i) NATO được mở rộng sẽ tao ra không gian chiến lược lớn hơn nằm trong tầm kiểm soát của My; (ii) Tao dư địa và thị trường phát triển cho hoạt động thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp, công ty Mỹ: (iii) Thông qua NATO, Mỹ có thể tiếp tục kiềm chế xu hướng độc lập về
46 an ninh, quốc phòng của EU, đồng thời làm gia tăng khả năng chia sẻ trách nhiệm của các nước đồng minh trong một loạt các vấn đề liên quan như chỉ phí quốc phòng, viện trợ quân sự ; (1v) Tạo điều kiện cho Mỹ mở rộng hiện diện quân sự ở châu Âu, phục vụ cho hoạt động huấn luyện, tác chiến khi cần thiết.
Do đó, về cơ bản, Chính quyền Donald Trump khăng định tiếp tục tôn trọng các cam kết của Mỹ đối với NATO, đồng thời nhắn mạnh NATO luôn là đồng minh chiến lược giúp Mỹ giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Thực trạng quan hệ an ninh, quốc phòng Liên minh châu Âu -
2.2.1 Quan hệ an ninh, quốc phòng (2009-2017) Ké từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Âu luôn được coi là khu vực ưu tiên hàng đầu về quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Mỹ Điều đó xuất phát từ thực tế là hai cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh lạnh đều khởi nguồn từ châu Âu Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, sâu rộng, các van dé an ninh xuyên quốc gia ngày càng nồi lên, đe doa đến tat cả các nước trên thế giới nói chung và Mỹ nó riêng, Mỹ không thé một mình giải quyết được các mối nguy cơ này Chính vì vậy, hợp tác đối phó với các thách thức an ninh luôn được Chính quyền Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh trong quan hệ với EU.
Về hợp tác chống khủng bó, Mỹ va EU luôn dé cao cam kết hợp tác chặt chẽ dé bảo vệ công dân khỏi các mối đe dọa khủng bố, đồng thời hỗ trợ các quốc gia khác nâng cao năng lực chống khủng bố Ké từ khi Chiến lược chống khủng bố của EU được thông qua vào năm 2005, hợp tác với Mỹ luôn là một thành tố cơ bản trong Chiến lược này Hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như là tài trợ cho khủng bó, vận tải và biên giới, trợ giúp lẫn nhau về pháp lý và dẫn độ Tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - EU vào tháng 11/2009 ở Mỹ, hai bên tái khăng định cam kết hợp tác chống khủng bố và tăng cường hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực tư pháp Tháng 6/2011,
Chiến lược Quốc gia về chống khủng bố của Tổng thống Barack Obama khang định bên cạnh việc hợp tác song phương với các đồng minh châu Âu, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Nghị viện châu Âu và EU dé duy trì, thúc đây các nỗ lực đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia, đồng thời đề cao quyền công dân.
Giới chức Mỹ hợp tác ngày càng chặt chẽ với Europol và Eurojust. Đáng chú ý, Mỹ và EU đã nỗ lực duy trì TFTP để cung cấp các thông tin giao dịch ngân hàng và thẻ tín dụng cho Bộ Tài chính Mỹ nhằm theo dõi các nguồn tài trợ cho khủng bố TFTP vốn ra đời sau vụ tan công khủng bố ngày 11/9/2001, đã cung cấp hơn 1.550 đầu mối điều tra quan trong cho các nước EU, song bị đình chi từ thang 01/2010 Cac cơ quan chức năng cua Mỹ và EU đã tích cực dé thông qua những điều khoản sửa đổi vào tháng 6/2010, qua đó khôi phục hoàn toàn công cụ chống khủng bố quan trọng này [Europol, 2011] Hai bên đánh giá thỏa thuận mới đã bổ sung đáng kể các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư nhưng vẫn giữ được tính hiệu quả và toàn vẹn của TFTP.
Dữ liệu PNR cũng là một trong những minh chứng cho nỗ lực hợp tác chống khủng bố giữa Mỹ và EU dưới thời Tổng thống Barack Obama Tháng
5/2004, PNR đã được thông qua, từ đó cho phép các hãng hàng không cung cấp cho cơ quan chức năng Mỹ dữ liệu về hành khách nhằm đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyền bằng đường không Hàng năm có tới 22 triệu người di chuyên qua lại giữa Mỹ và EU, tạo ra hơn 70 tỷ USD doanh thu từ du lịch và lữ hành Tuy nhiên, thỏa thuận này đã gây ra những tranh cãi do lo ngại vi phạm quyền riêng tư của công dân EU và không có đủ các biện pháp bảo vệ an toàn dit liệu cá nhân của họ Tháng 9/2010, Uy ban châu Âu đã kêu gọi đàm phán lại PNR giữa EU với Mỹ, Úc và Canada Chính quyền Barack Obama đã đồng ý thảo luận về một số điều chỉnh nhăm tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của hành khách Sau khoảng thời gian thảo luận về nhiều phiên bản khác nhau, ngày 19/4/2012, Nghị viện châu Âu đã
48 thông qua PNR EU - Mỹ (có hiệu lực từ ngày 01/6/2012 đến năm 2019), đồng thời tái khang định PNR cung cấp một công cụ hiệu quả dé chống lại chủ nghĩa khủng bé và các tội phạm quốc tế nguy hiểm, nhấn mạnh Mỹ tôn trọng các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận và đang thực hiện một cách nghiêm túc PNR bao gồm các thông tin như tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, điểm đến nơi cư trú, số ghế, thông tin vé, dữ liệu thanh toán Các hãng hàng không gửi dữ liệu PNR cho các cơ quan có thâm quyền của EU dé xử lý nhằm mục đích thương mại Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trong dữ liệu, các cơ quan có thâm quyền sẽ được thông báo dé tiến hành các biện pháp theo dõi, kiểm tra hoặc giam giữ.
An ninh hàng không và vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không luôn được quan tâm, cũng như là chủ đề hàng đầu trong các cuộc thảo luận giữa Mỹ và EU ké từ sau vụ tan công khủng bố ngày 11/9/2001, đặc biệt là khi hành khách Umar Farouk Abdulmutallab, người Nigeria, cố gang làm nỗ tung một máy bay trên đường từ Amsterdam đến Detroit vào tháng 12/2009 với một thiết bị nỗ được giấu trong người Hai bên cam kết và cô gang thiết lập các hệ thống an ninh tương xứng để bảo đảm an toàn cho các chuyên bay Tháng 6/2012, Mỹ và EU đã đạt được thỏa thuận về quan hệ đối tác an ninh hàng hóa hàng không, bao gồm việc công nhận chế độ an ninh hàng của nhau nhằm loại bỏ các quy trình an ninh trùng lặp, tập trung vào các biện pháp riêng tùy thuộc vào quy định của điểm đến của hàng hóa Thỏa thuận cũng yêu cầu hai bên trao đổi thông tin, chia sẻ về những phát triển trong quá trình kiểm tra an ninh Với thỏa thuận này, EU đã đáp ứng được yêu cầu về việc kiểm tra 100% hàng hóa trên các chuyến bay chở khách từ nước ngoài đến Mỹ. Đối với an ninh hàng hải, tháng 5/2012, Mỹ và EU đã đồng ý cải thiện an ninh của chuỗi cung ứng và thúc đây trao đổi thương mại thông qua đây nhanh các thủ tục hải quan cho khoảng 15.000 công ty Mỹ và châu Âu đủ
49 điều kiện theo Chương trình Đối tác Thương mại - Hải quan chống khủng bố (C-TPAT) của Mỹ hay Các nhà điều hành kinh tế (AEO) của EU Các quan chức Mỹ va EU mong muốn thỏa thuận này sẽ không chỉ giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho các “thương nhân đáng tin cậy”, mà còn cho phép hải quân tập trung nguồn lực kiểm tra các lô hàng cần được quan tâm Chính quyền Barack Obama cũng chia sẻ quan ngại của phía EU liên quan đến việc quét 100% container có thể làm gián đoạn thương mại, tạo gánh nặng tài chính cho các cảng và doanh nghiệp EU Năm 2012 và 2014, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã gia hạn thời hạn quét 100% container thêm hai năm. Ở góc độ đa phương, Mỹ và EU tiếp tục duy trì hợp tác sâu rộng trong khuôn khổ Diễn đàn chống khủng bố toàn cầu (GCTF), một tổ chức chống khủng bố đa phương với 30 thành viên trên toàn thế giới, được thiết lập dé giải quyết các mối de doa và xây dựng năng lực chống khủng bồ quốc tế Mỹ và EU cùng phối hợp, hỗ trợ nhau trong tất cả các nhóm mà hai bên tham gia, trong đó tập trung vào châu Phi Cụ thé, (i) Nhóm Công tác Nâng cao Năng lực khu vực Sừng Châu Phi: Hai bên chủ yếu thúc đây thực thi pháp luật và pháp quyền, quan lý biên giới, chống chủ nghĩa cực đoan và chống tài trợ cho khủng bố (ii)
Nhóm Công tác Nâng cao Năng lực khu vực Sahel: Hai bên tập trung vào hợp tác cảnh sát, pháp lý và tư pháp, tăng cường an ninh biên giới và sự tham gia của cộng đồng dé chống chủ nghĩa cực đoan và chống tài trợ khủng bố.
Bên cạnh đó, Mỹ và EU còn tiếp tục hợp tác, cung cấp các nguồn lực và hỗ trợ tài chính cho 03 tổ chức, bao gồm: (i) Hedayah (trung tâm quốc tế đầu tiên và duy nhất về chống chủ nghĩa cực đoan); (ii) Quỹ Tương tác và Phục hồi Cộng đồng Toàn cầu (GCERF, một liên doanh toàn cầu hỗ trợ các hoạt động chống lại chủ nghĩa cực đoan, bạo lực); (111) Viện Công lý và Pháp quyền Quốc tế (IJ, một cơ quan quốc tế nhằm cải thiện quản tri trong các quốc gia kém phát triển Viện tập trung dao tạo các quan chức tư pháp hình sự ở Bắc, Tây và
50 Đông Phi, đặc biệt tập trung vào các quốc gia đang trong quá trình chuyên đôi nhằm chống khủng bồ và xử lý các thách thức an ninh xuyên quốc gia).
Hai bên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm về cách thức những phần tử khủng bố chiêu mộ người nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của mình; tăng cường hợp tác xuyên Đại Tây Dương để ngăn chặn sự xâm nhập của các lực lượng khủng bố, cực đoan nước ngoài Tại khu vực Balkan, Mỹ và EU hướng đến xây dựng năng lực của chính phủ các nước Balkan và xã hội dân sự để chống lại chủ nghĩa cực đoan từ ứng phó đến hỗ trợ quá trình tái hòa nhập các chiến binh khi hồi hương Đồng thời, hai bên cùng phối hợp, thúc đây dự án máy bay chiến đấu nước ngoài do Hà Lan và Ma-rốc dẫn đầu Đây là dự án trong khuôn khổ GCTF, kéo dai trong vòng 01 năm (khởi động từ tháng 02/2014).
Về an ninh mạng, cả Mỹ và EU đều tăng cường chuẩn bị dé đối phó với các mối đe dọa an ninh mạng trong một thời gian dài EU đã đưa ra các chỉ thị giải quyết các mối đe dọa trên mạng, xây dựng Chiến lược an ninh mạng châu Âu và triển khai các công cụ pháp lý cụ thể về an ninh mạng và chống khủng bố, trong khi Mỹ nỗ lực khắc phục những lỗ hồng an ninh làm gia tăng nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công mạng trong các lĩnh vực then chốt như năng lượng, giao thông và tài chính, nguy cơ bị đánh cắp bằng sáng chế hoặc bí mật thương mại tại khu vực tư nhân, đồng thời tăng cường hợp tác an ninh giữa chính phủ và khu vực tư nhân Ở cấp độ song phương, ngày 26/3/2014, theo Văn phòng Thư ký Báo chí của Nhà Trắng, Mỹ và EU coi hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng là đặc biệt quan trọng, được hình thành trên các giá trị và mối quan tâm chung về một môi trường Internet mở, tự do và bảo vệ quyền con người trong không gian này, đồng thời là yếu t6 quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên Trước đó, Nhóm công tác EU - Mỹ về an ninh mạng và tội phạm mạng đã được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh EU - Mỹ vào tháng 11/2010 ở Lisbon với vai trò như là khuôn khô cho hợp tác EU - Mỹ trong lĩnh vực an ninh mạng và tội phạm mạng,
51 cũng như góp phần xử lý các mối đe dọa đối với an ninh mạng toàn cầu.
Nhóm công tác tập trung vào bốn lĩnh vực chính gồm: quản lý sự cố mạng, hợp tác công tư về an ninh mạng cơ sở hạ tầng quan trọng, nâng cao nhận thức về an ninh mạng và tội phạm mạng [BJứrn Olav Knutsen, 2022] Kế từ khi thành lập, Nhóm công tác đã tiến hành thành công cuộc diễn tập mạng xuyên Dai Tây Dương, tổ chức trao đồi thông tin về các cuộc diễn tập không gian mạng quốc gia và khu vực, phát triển các hội thảo công tư về hệ thống điều khiển công nghiệp và cùng nhau thúc đây Tháng Nhận thức về Không gian mạng Quốc gia ở Mỹ và Châu Âu, thúc đây Công ước Budapest về tội phạm mạng và tăng cường bảo mật cho tên miền và địa chỉ giao thức Internet. Đáng chú ý, Nhóm công tác đã đóng vai trò trung tâm trong sự ra mắt của Liên minh toàn cầu chống lạm dụng tình dục trẻ em trên mạng vào tháng 12/2012 Đây là một liên minh gồm hơn 50 quốc gia cùng nhau hợp tác để ngăn chặn, giảm thiểu và truy tố lạm dụng, bóc lột tình dục trẻ em trên mạng.
Mỹ và EU còn phối hợp chặt chẽ dé triển khai các công cụ pháp lý cụ thé về an ninh mạng, trong đó có thỏa thuận Lá chan Riêng tư (Privacy Shield) Tháng 02/2016, khung thỏa thuận Lá chắn Riêng tư thay thế các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân của Mỹ và EU bị hủy bỏ từ tháng 10/2015 sau khi Tòa án Tư pháp châu Âu ra phán quyết thỏa thuận không đủ sức bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân châu Âu Thỏa thuận mới đề ra những nguyên tắc an toàn nghiêm ngặt buộc các công ty Mỹ phải tuân thủ trong xử lý dữ liệu thông tin của công dân các nước châu Âu được truyền sang Mỹ.
ĐÁNH GIÁ VÀ DU BAO TRIEN VỌNG QUAN HE AN NINH, QUOC PHONG LIEN MINH CHAU AU - MY THOI GIAN TOI
Đánh giá về quan hệ an ninh, quốc phòng Liên minh châu Au -
Chính khách Henry John Temple Palmerston, người có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của Anh trong giai đoạn 1830 - 1865, từng có câu nói nổi tiếng: “Chúng ta không có bạn đồng minh vĩnh viễn, chúng ta cũng không có địch thủ vĩnh viễn Lợi ích của chúng ta mới là vĩnh viễn và trách nhiệm của chúng ta là đeo đuôi những lợi ích đó ” [Lê Linh Lan, 2015]. Điều này cho thấy theo đuổi lợi ích quốc gia là cơ sở, cốt lõi của lựa chọn chính sách an ninh, quốc phòng của bất kỳ quốc gia nào trên thé giới Chau
Au là một lục dia nam ở vi trí trọng yếu, có lợi thế trong việc sử dụng và kiểm soát các tuyến giao thông huyết mạch trên biển Đại Tây Dương, nối sang khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ Đặc biệt, Mỹ luôn coi châu Âu là một “bàn đạp” địa chiến lược dé năm giữ vai trò chủ đạo ở lục địa này, kiềm chế Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, triển khai các chiến lược toàn cầu của Mỹ Trong khi đó, Mỹ không chỉ là đối tác kinh tế hết sức quan trọng, mà còn là “thành trì” bảo vệ an ninh của EU Do đó, dù chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ dưới Chính quyền Tổng thống Barack Obama và Donald Trump có không ít điều chỉnh, tác động đến mối quan hệ an ninh, quốc phòng Mỹ - EU, song mục tiêu lâu dài, xuyên suốt của hai bên vẫn là thúc đây hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này Trên thực tế, quá trình hợp tác an ninh, quốc phòng giữa Mỹ và EU trong giai đoạn 2009-2021 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cụ thể:
Một là, Mỹ và EU đã đôi phó hiệu quả với những thách thức an ninh quôc gia và toàn câu Xu thê toàn câu hóa lan tỏa mạnh, gan kêt giữa các quôc
72 gia ngày một chặt chẽ hơn đã và đang thúc đây sự phát triển chung, nhưng cũng tao ra những thách thức và phức tap mới mà một quốc gia hay tổ chức khu vực dù có hùng mạnh đến đâu cũng khó có thể giải quyết Ngày 09/7/2016, trong chuyến công du đến Tây Ban Nha, Tổng thống Barack Obama khang định không một quốc gia nào, ké cả một nước mạnh như Mỹ, có thê giải quyết tất cả các thách thức toàn cầu một mình Đây là lý do Mỹ cần có sự chia sẻ gánh nặng từ phía EU Thông qua mối quan hệ an ninh, quốc phòng chặt chẽ, Mỹ và EU từng bước giải quyết hiệu quả các mối đe dọa tiềm tang đối với an ninh quốc gia và khu vực, đặc biệt là khủng bó Đối với an ninh nội địa, Mỹ và các nước EU an toàn hơn nhiều đối với mối đe dọa của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan Đáng chú ý, PNR đã thé hiện là công cụ hiệu quả trong việc phát hiện và điều tra các phần tử thánh chiến từ Syria, Iraq, Mali và các khu vực xung đột khác, trước khi thực hiện hành động tấn công khủng bố ở bên trong lãnh thé Mỹ hay EU Ngày 24/7/2020, theo đánh giá về kết quả đạt được khi thực hiện Chỉ thị 2016/681 của Nghị viện châu Âu ngày 27/4/2016 về việc áp dụng PNR, PNR đã mang lại kết quả rõ ràng trong cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm nguy hiểm Theo đó, dữ liệu của PNR là hữu hiệu để các cơ quan thực thi pháp luật chủ động lập kế hoạch can thiệp trước nhằm xác minh các nghi phạm không có trong hồ sơ, cũng như gia định cách thức hoạt động của các đối tượng nay dé chủ động đối phó. Đối với cuộc chiến chống khủng bố toàn cau, trong đó tập trung chủ yếu ở Afghanistan, Pakistan, Iraq, Syria và Yemen, thông qua các chiến dịch chống khủng bố không ngừng được gia tăng về mức độ và quy mô, Mỹ và EU đã góp phần tích cực nhằm ngăn chặn đà lớn mạnh của chủ nghĩa khủng bố trên thé giới với một số thắng lợi như: tiêu diệt được thủ lĩnh Al-Qaeda Osama bin Laden (tháng 5/2011), làm suy yếu IS, giải phóng được khoảng 7,7 triệu người khỏi sự kìm kẹp của hàng chục nghìn tay súng khủng bó, tiêu diệt thủ lĩnh khét tiếng của IS Abu Bakr al-Baghdadi (tháng 10/2019) Đặc
73 biệt, cái chết của Abu Bakr al-Baghdadi đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bó, giáng một “đòn chí tử” vào IS.
Trên không gian mạng, sự hợp tác Mỹ - EU không chỉ nâng cao hiệu quả ngăn chặn khủng bố sử dụng Internet dé chiêu mộ, truyền bá tư tưởng cực đoan hay huy động nguồn lực tài chính, mà còn giải quyết các hành vi phạm pháp, tội phạm mạng Đây là nhu cầu của cả Mỹ và EU do hai bên có mối liên kết chặt chẽ về thương mại, kỹ thuật số [National Security
Council, 2021] Thang 12/2016, các co quan chức năng của Mỹ và EU đã kết thúc dự án kéo dài trong 04 năm đề đối phó với doanh nghiệp tội phạm mạng quốc tế “Avalanche” Dự án đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa hai bên, bởi hoạt động của Avalanche liên quan đến hơn 30 khu vực pháp lý và và 20 công ty khác nhau, trong khi các nạn nhân nằm ở hơn 180 quốc gia Một thành công khác có thể kê đến là vụ “Gameover Zeus” và mã độc “CryptoLocker”, những công cu được tội phạm mang sử dụng dé đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng hay tống tiền Theo Europol, thiệt hại kinh tế mà Gameover Zeus và CryptoLocker gây ra lên tới hơn
100 triệu USD [The United States Department of Justice, 2014].
Hai là, hợp tác an ninh, quốc phòng Mỹ - EU góp phần duy trì và đảm bảo sự 6n định trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương Trong 04 năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, mối quan hệ Mỹ - EU không chi dừng lại ở nghi ngại, rạn nứt, mà còn có những thời điểm mâu thuẫn đã nảy sinh và bị day lên cao trên nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, những dan xen về lợi ích trong hợp tác về an ninh, quốc phòng đã góp phan duy trì, củng cố liên minh truyền thống này Về phía EU, khối này mong muốn tiếp tục nhận được sự bảo trợ an ninh từ phía Mỹ, nhưng không muốn hy sinh lợi ích kinh tế, chính trị trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn đang phát triển theo chiều hướng quyết liệt hơn.
Việc Mỹ đo lường giá trị của NATO từ góc độ kinh tế, cùng với thái độ “mo hồ” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với điều khoản “Phòng thủ tập
74 thé” - vốn là hạt nhân chính trong quan hệ nội khối NATO đã day lên những2 lo ngại về nguy cơ Mỹ sẵn sàng hy sinh lợi ích của EU, nới lỏng răn đe quân sự với Nga nhăm đạt được một thỏa hiệp chiến lược Mỹ - Nga trong bối cảnh EU đang phải đối mặt với những thách thức an ninh địa chính trị truyền thống sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine năm 2014 Những mâu thuẫn trong vấn đề chi phí quân sự còn khiến xu hướng mở rộng quyền tự chủ chiến lược của EU ngày càng phát triển Tuy nhiên, trên thực tế, việc phụ thuộc quá lớn vào Mỹ trong vấn đề an ninh, quốc phòng đã buộc EU phải có nhượng bộ chiến lược đối với Mỹ, nỗ lực tránh lan rộng sự khác biệt, mâu thuẫn nhằm đảm bảo những lợi ích an ninh cốt lõi.
Về phía Mỹ, bắt đầu dưới thời Tổng thống Mỹ Obama với chiến lược
“Tái cân bằng châu A” va sau này là chiến lược “An Độ Dương - Thái Binh Dương tự do và rộng mở” dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thé thấy Mỹ đang chuyên trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương Do đó, Mỹ cần tái phân bé nguồn lực trên thé giới, đồng thời không muốn tiếp tục gánh vác nhiều trách nhiệm hơn đề thắt chặt quan hệ đồng minh với EU Điều này tác động tiêu cực đến mối quan hệ truyền thống xuyên Đại Tây Dương Mặc dù vậy, những biến chuyển nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới, trong đó có cạnh tranh chiến lược nước lớn diễn ra ngày càng gay gắt ở mọi phương diện, Mỹ rất cần sự ủng hộ, phối hợp của EU, đặc biệt là sức mạnh cứng, nhằm đối phó với Trung Quốc và Nga Từ đó buộc Mỹ, kể cả Chính quyền Tổng thống Donald Trump, trên thực tế luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng những phản ứng của EU trong các van đề gây tranh cãi nhằm tránh dé quan hệ Mỹ - EU vượt quá tầm kiểm soát.
Ba là, hợp tác an ninh, quốc phòng đã mang lại cho cả Mỹ và EU nhiều lợi ích chiến lược quan trọng khác, bên cạnh lĩnh vực an ninh, quốc phòng Đối với Mỹ, dựa vào vai trò trung tâm của Mỹ trong các mối quan hệ an ninh, quốc phòng xuyên Dai Tây Duong, (i) Mỹ có được sự thịnh vượng và “tự đo” về kinh
75 tế Cụ thể, Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama và Donald Trump tiếp tục giành được đặc quyền trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Năm 2020, theo EC, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của EU Tổng mức đầu tư của Mỹ vào EU cao gấp 03 lần vào châu Á Mối quan hệ thương mại và đầu tư Mỹ - EU vẫn bền chặt bất chấp những thách thức kinh tế liên quan đến đại dịch Covid-19 (ii) Mỹ duy trì được nguồn lợi lớn thông qua các hợp đồng mua bán vũ khí, trang thiết bị quân sự cho EU trong bối cảnh EU tăng cường đầu tư cho quốc phòng, theo đuôi các sáng kiến quốc phòng mới, trong đó có phát triển năng lực quân sự và công nghiệp quốc phòng Trung tướng Charles Hooper, Giám đốc Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCAVBộ Quốc phòng Mỹ cho biết châu Âu chiếm đến gần 1/4 trong tổng doanh thu 55,7 ty
USD từ các thỏa thuận bán vũ khí mà DSCA xử lý trong năm 2018 Các nước
EU hết sức quan tâm đến tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa và nâng cấp hay thay thé phi đội máy bay chiến đấu cũ kỹ của mình [Cemal Karakas, 2021].
(ii) Sự hiện diện của MY ở các căn cứ quân sự tại các quốc gia EU, nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng của hai bên thông qua diễn tập chung, hoạt động tương tác định kỳ cho phép Mỹ thuận lợi triển khai chính sách an ninh, đối ngoại như chống khủng bố ở Trung Đông - Bắc Phi, ôn định khu vực Balkan, chống cướp biển ở Sừng châu Phi Dang chú ý, sự can dự của Mỹ trong các van đề an ninh, quốc phòng của EU góp phan củng có thế “phòng thủ theo chiều sâu” nhằm đối phó với các mối de doa an ninh quốc gia từ sớm, từ xa Từ đó giảm thiêu những thiệt hại đối với Mỹ, đặc biệt là về kinh tế, chính trị, xã hội, trước một tấn công trực diện vào lãnh thổ nước Mỹ, nhất là khi công nghệ tên lửa xuyên lục địa, vũ khí hạt nhân ngày càng phát trién. Đối với EU, bên cạnh những lợi ích an ninh to lớn, (i) EU càng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng phải tự lực tăng cường năng lực quốc phòng, an ninh cho chính mình Chuyên gia James Nixey, Giám đốc Chương trình Nga và Á-Âu thuộc Chatham House (Anh), cho răng việc Tổng thống Donald
TÀI LIEU THAM KHAO
Thu Nga (2008), “Kinh tế Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng thế kỷ”, Báo
Điện tử VnExpress, https://vnexpress.net/kinh-te-my-lam-vao-cuoc-khung- hoang-the-ky-2695315.html, truy cập ngày 15/9/2008.
20 Hà Oanh (2009), “Obama điều thêm 30.000 quân tới Afghanistan”,
Hànộimới, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/The-gioi/227158/m7929%3B- quy7871%3Bt-273%3B7883%3Bnh-t259%3Bng-30000-quan-t7899 %3Bi- afghanistan, truy cap ngay 02/12/2009.
21 Lê Thị Bich Phuong (2016), Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với Liên minh châu Âu từ năm 2004 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22 Nguyệt Phuong (2015), “Thỏa thuận hạt nhân Iran: thành tựu của
Obama”, Tuổi trẻ online, https://tuoitre.vn/thoa-thuan-hat-nhan-iran-thanh- tuu-cua-obama-777810.htm, truy cập ngày 15/7/2015.
Trương Xuân Quốc (2019), “Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump”, Luận văn Thạc si Quan hệ Quốc tế, Học viện
24 Mạc Như Quỳnh (2011), Hiệp ước Lisbon và những tác động đến Chính sách đối ngoại và an ninh chung châu Âu, Luận văn thạc sĩ Quan hệ Quốc té,
25 Sở Ngoại vụ Tiền Giang (2020), “Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khôi phục lại quan hệ nông âm với các đông minh”, Sở Ngoại vụ Tiên Giang,
/asset_publisher/QSpp7P8RukDa/content/chinh-quyen-tong-thong-joe-biden- se-khoi-phuc-lai-quan-he-nong-am-voi-cac-ong-minh, truy cập ngày
26 Duy Tiến (2019), “Mỹ hoàn tất rút quân khỏi miền Bắc Syria”, Công an nhân dân online, https://amp.cand.com.vn/The-gioi-24h/My-hoan-tat-rut- quan-khoi-mien-Bac-Syria-i546057/, truy cập ngày 05/12/2019.
27 Nguyễn Tiến (2021), “Mỹ hoãn rút 12.000 quân khỏi Đức”, VnExpress, https://vnexpress.net/my-hoan-rut-12-000-quan-khoi-duc-4231464.html, truy cập ngày 04/02/2021.
28 Lê Văn Thành (2016), “Vài nét khái lược về chiến lược quân sự mới của Mỹ ở châu Âu”, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc- my-o-chau-au/9225.html, truy cập ngày 18/8/2016.
29 Thông tan Xã Việt Nam (2016), “Obama: Đồng minh châu Âu lúc nào cũng có thê trông cậy vào My”, VietnamPlus,œ1? trong-cay-vao-my/395230.vnp, truy cập ngày 10/7/2016.
30 Tô Anh Tuan (2019), Tac động của các nhân tố nội bộ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
31 Trương Anh Tuấn (2020), “Thế “tiến thoái lưỡng nan” của lran trong mùa dịch COVID-19”, VietnamPlus, https://www.vietnamplus.vn/the-tien-thoai- luong-nan-cua-iran-trong-mua-dich-covid19/638937.vnp, truy cập ngày
32 Hà Việt (2018), “Cuộc chiến” ngân sách của NATO”, Nhân dân điện tử, http://nhandan.vn/binh-luan-quoc-te/cuoc-chien-ngan-sach-cua-nato-329613, truy cap ngay 13/7/2018.
33 Alexander Smith (2017), “Donald Trump and NATO: Why his silence on
Article 5 1S a big deal”, NBC News,
97 https://www.nbcnews.com/news/amp/ncna765011, accessed on 26/5/2019.
34 Bernard H., Laura P (2019), EU Trade Policy: Challenges and
Opportunities, Florence: Robert Schuman Centre for Advanced Studies.
35 BJứrn Olav Knutsen (2022), “A Weakening Transatlantic Relationship?
Redefining the EU-US Security and Defence Cooperation”, Politics and Governance, Lisbon: Cogitatio.
36 Bureau of European and Eurasian Affairs (2019), U.S Policy and the Organization for Security and Cooperation in Europe: Report to the Congress (2018), https://www.state.gov/u-s-policy-and-the-organization-for-security- and-cooperation-in-europe-report-to-the-congress-2018/, accessed on 3/2019.
37 Caterina Tani (2017), “EU circles the wagons around Iran deal”, Euobserver, https://euobserver.com/news/139472, accessed on 16/10/2017.
39 Catherine Stupp (2022), U.S., EU Plan Joint Foreign Aid for Cybersecurity to Counter China, The Wall Street Journal, to-counter-china- 11655285401, accessed on 15/6/2022.
40 Cemal Karakas (2021), Defence industry cooperation in the European Union, Brussels: European Parliamentary Research Service.
41 Cinnamon P Carlarne (2010), “Climate Change Law and Policy: EU and US Perspectives”, Oxford: Oxford University.
42 Constantine Atlamazoglou, Jason C Moyer (2022), A Strategic Compass:
The European Union expands its toolbox, Wilson — Center, https://www.wilsoncenter.org/article/strategic-compass-european-union- expands-its-toolbox, accessed on 01/6/2022.
43 Council of the European Union (2020), Preventing and countering terrorism and violent extremism: Council adopts conclusions on EU external action, https://www.consilium.europa.eu/en/press/press-releases/2020/06/16/preventing- and-countering-terrorism-and-violent-extremism-council-adopts-conclusions-on-
98 eu-external-action/, accessed on 16/6/2020.
44 Daniel Fiott, Jean-Pierre Maulny (2021), What scope for EU-US defence industrial cooperation in the 2020s?, Paris: The French Institute for International and Strategic Affairs.
45 Davis Cross, Pawel Karolewski (2017), “What type of power has the EU exercised in the Ukraine - Russia crisis? A framework of analysis”, Journal of comon market studies, 55 (1), p 3-19.
46 Dimitrios Anagnostakis (2017), EU-US Cooperation on Internal Security, London and New York: Routledge.
47 European Commission (2015), “Bosnia and Herzegovina 2015 Report”, Brussels: European Commission.
48 European Sources Online (2014), Information guide EU - US relations, Cardiff University, Wales.
49 Europol (2011), “Europol Activities in Relation to the TFTP Agreement Information Note to the European Parliament”, The Hague: Europol Public
50 Fabrizio Bensch (2015), “Cameron, Hollande and Merkel: Why we support the Tran deal, The Whashington Post, https://www.washingtonpost.com/opinions/cameron-hollande-and-merkel- why-we-support-the-iran-deal/2015/09/10/alce6610-5735-11e5-b8c9-
944725fcd3b9_story.html, accessed on 10/9/2015.
51 Federico Borsari (2021), “It’s Time to Rethink the EU Strategy Towards Iraq”, — Italian institute for international _ political studies, https://www.ispionline.it/en/pubblicazione/its-time-rethink-eu-strategy- towards-iraq-3 1956, accessed on 18/10/2021.
52 Geoff Ziezulewicz (2022), “Two more Navy destroyers will be homeported in Rota, Spain”, Navy Times, https://www.navytimes.com/news/your-navy/2022/06/29/two-more-navy-
99 destroyers-will-be-homeported-in-rota-spain/, accessed on 29/06/2022.
53 Joshua R S (2020), NATO enlargement and US foreign policy: the origins, durability, and impact of an idea, Berlin: Springer.
54 Katarina Engberg (2015), “The EU and Military operations: A comparative analysis”, Oxford: Routledge.
55 Kotzias, N., Liacouras, P (2006), EU-US Relations: Repairing the Transatlantic Rift, London: Palgrave Macmillan.
56 Kristin Archick, Rachel F Fefer (2021), U.S.-EU Privacy Shield and Transatlantic Data Flows, Washington, DC: Congressional Research Service.
57 Manfred Huterer (2010), The Russia Factor in Transatlantic Relations and New Opportunities for U.S.-EU-Russia Cooperation, Washington DC:
58 Marianne R., Akasemi N (2020), Transatlantic relations in times of uncertainty: crises and EU-US relations, Oxford: Routledge.
59 National Security Council (2021), “Statement from National Security Advisor Robert C O’Brien”, https://trumpwhitehouse.archives.gov/briefings- statements/statement-national-security-advisor-robert-c-obrien-011921/, accessed on 19/01/2021.
60 Notre-europe (2010), Reshaping EU-US Relations: A Concept Paper,
61 Peter van Ham (2018), Trump’s Impact on European Security Policy Options in a Post-Western World, Wassenaar: Netherlands Institute of International Relations Clingendael.
62 Sam F., Jim B and Michael P (2020), “EU proposes fresh alliance with
US in face of China challenge”, Finance Times, https://www.ft.com/content/e8e5cf90-7448-459e-8b9f-6f34f03ab77a, accessed on 30/11/2020.
63 Sophia Besch (2021), “Rebooting the U.S.-EU Defense Relationship”, The