1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Quan niệm của N.Machiavelli về đạo đức của người cầm quyền trong tác phẩm “Quân vương”

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm của N.Machiavelli về đạo đức của người cầm quyền trong tác phẩm “Quân vương”
Tác giả Nguyễn Tát Trường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Chõu Loan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 22,32 MB

Nội dung

Hiện có rất nhiều vấn đề còn chưa được đề cập, phân tích nhiều trong lĩnhvực khoa học chính trị, chúng cũng hiếm khi được bắt gặp trong các tài liệu vềchính trị cả trong nước lẫn ngoai n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN TÁT TRƯỜNG

LUAN VAN THAC SI NGANH CHINH TRI HOC

Hà Nội - năm 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

NGUYÊN TÁT TRƯỜNG

QUAN NIỆM CUA N MACHIAVELLI VE ĐẠO ĐỨC CUA

NGƯỜI CAM QUYEN TRONG TAC PHAM

Trang 3

QUAN NIEM CUA N MACHIAVELLI VE ĐẠO ĐỨC CUA

NGUOI CAM QUYEN TRONG TAC PHAM “QUAN VUONG”

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi va được

sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Châu Loan Các nội dung nghiên cứu,

kết quả trong dé tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở các

công trình nghiên cứu khác Những tài liệu được trích dẫn trong nội dung Luận văn

phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khácnhau và được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Ngoài ra, đê nâng cao khả năng tin cậy của bài Luận văn, trong bài việt, tôi

có sử dụng một sô nhận xét, đánh giá cũng như ý tưởng của các tác giả khác, cơ

quan, tô chức nghiên cứu khác và đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Tat Trường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo - TS Nguyễn Thị Châu Loan - giảng viên

bộ môn Lịch sử học thuyết chính trị - Khoa Chính trị học, Trường Đại học Khoahọc xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Cô là người đã tận tình giảngdạy, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

hoàn thành Luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo ở bộ môn Lịch sử học

thuyết chính trỊ; các thầy, cô ở Khoa Chính trị học, Trường Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn; đặc biệt là thầy giáo Trưởng khoa, PGS, TS Phạm Quốc Thành,cùng với GS TS Nguyễn Vũ Hảo — Trưởng Bộ môn Lich sử triết học, Khoa Triết

học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã nhiệt tình góp ý, giúp đỡ, ủng

hộ và tạo cảm hứng đê tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.

Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ của các cơ quan: Tạp

chí Cộng sản, Trung tâm Thông tin thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư việnQuốc gia Việt Nam, cán bộ thư viện Tạp chí Cộng sản, đặc biệt là đồng chíPGS, TS Nguyễn Vũ Hoàng, Trưởng Ban Thư ký - Tạp chí Cộng sản đã hết sứctận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khai thác, nghiên cứu, phân tích tài liệu để tôi

hoàn thành Luận văn của mình.

Cuôi cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhât dén gia đình,

bạn bè đã động viên, chia sẻ, tạo điêu kiện thuận lợi đê tôi hoàn thành công trình

nghiên cứu của mình.

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài . << ss©cssseeseEssSsstssessesserserserssrsssse 3

2 Tinh hình nghiên cứu về dé tài .2- << 5° se ssseseesessesse 5

3 Mục đích, nhiệm vu nghién CỨU <5 «5< «5< 9s s5 s9 s59 s5 8

4 Đối tượng va phạm Vi nghiên cứu c.cessssssssessessescessessssssssssssessessees 9

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CUU -s-< «5s se se 9

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn -. ° s-< 10

7 Kết cấu bài Luận văn -s s scscsssssssssesserserserssrsssssese 11

)19) 8000) 0211777 12

CHƯƠNG 1: BOI CANH VA NHỮNG TIEN DE RA ĐỜI QUAN

NIEM CUA N MACHIAVELLI VE DAO DUC CUA NGUOI CAM

QUYEN TRONG TÁC PHẨM “QUAN VƯƠNG” - s5 s5 sess 12

1.1 Bối cảnh chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa và khoa học ở

Italia và châu Au thời kỳ Phục Hưng -«=seeseeseesersee 12

1.1.1 Boi cảnh chính trị, kinh tế - xấ hội -<<«<< «<< 12

1.1.2 Bối cảnh văn NOG -ces<©ccesccceerreeetrreerrrkeeree 14 1.1.3 Bối cảnh khoa Học «5c scsccscescseeeerseesresreerscree 16

1.2 Những tiền đề tư tưởng cho quan niệm của N Machiavelli về đạo đức của người CAM quyÊn -s- s5 s<ssssssessessexseeseessessese 17

1.2.1 Quan niệm về đạo đức của S0€Trdf€§ . -«- 20 1.2.2 Quan niệm về đạo đức của PlÏato . -s -s- 22 1.2.3 Tư tướng triết học của AristofÏe -s-s se secsecscse 23

1.2.4 Trào lưu tw tưởng của Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phuc

1.3 N Machiavelli: Cuộc đời và tác phẩm Quân vương 27

1.3.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp cua N Machiavelli 27

1.3.2 Tác phẩm Quân Vương: Hoàn cảnh ra đời, kết cau và

những nội dung CHÍPH «<< <9 1 Ý n9 19011994 56 30

Tiểu kết Chương I - e2 sssessss£ssessesessesseEseessesee 35

Trang 6

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM

CUA N MACHIAVELLI VE DAO ĐỨC NGƯỜI CẢM QUYEN

TRONG TAC PHAM “QUAN VƯƠNG” « -scesscesecessrsssrssee 36

2.1 Tư tưởng của N Machiavelli về van đề “dao đức” và “người cầm quyền” trong môi trường chính tFj -s- 2s ssssessesses<e 36

2.1.1 Mỗi quan hệ giữa đạo đức và chính trị -s-s se- 38

2.1.2 Quan niệm về nhà cam quyên: mục tiêu và các cách thức đạt

71, ee K.

2.2 Những yếu to, khía cạnh cần phân tích, làm rõ trong van dé

đạo đức người cầm quyền — 46

2.2.1 Tính dạo đúc trong mỗi quan hệ với tính muc dich trong

hoạt động của nhà CAM qyŸM .- 5-52 se csccscescersessrscrs 48

2.2.2 Tinh công lợi trong mối liên hệ với sự thé hiện dao đức của

Hgười CAM QUYEN, cesssssssssssessessesssssssssessessessessssssssssssssssssssssssssssessssssees 52

2.2.3 Moi tương quan về vai trò cua yêu tô dao đức so với sự khôn ngoan, lọc lối cho việc đáp ứng yêu cau, điêu kiện dé nha cam

quyền có thé tôn tại trong môi trường chính trị -. . -s- 56

2.2.4 Tính đạo đức được người cam quyền thể hiện trong mối

quan hệ với bề tôi và người AGN - 5< secscsscsscsecserscsscse 63

2.2.5 Dao đức người cam quyền không thé được đánh giá bang những tiêu chí thông thường của cuộc SỐNHH e-csccsccecsccscesre 66

2.3 Những giá trị và hạn chế của quan niệm N Machiavelli về đạo

đức người CAM QUuyÊn s- << s<ssSs£SsSssEssEssEsEssessesserserserserssese 72

2.3.1 NAGNG Qid tri na na 72 2.3.2 Những han le 75 Tiểu kết chương 2: -.- << s£ se se ©ss£ss£ssessessesersevssesses 78

KET LUẬN 5-5-5 se se SS2ESSES4ES9EESEESEESEEAES9135035035035025875859 090900 80

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO -2-©-2-©222+2zxczzxczrxerred 82

Trang 7

MO ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chính trị học là ngành khoa học có quan hệ gan bó, mật thiết với đời song xahội va cách thức vận hành của một quốc gia Ké từ khi những nền móng căn bảnđược xác lập cho đến lúc trở thành một ngành khoa học độc lập (có hệ thống kháiniệm, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu riêng, ), đối tượng nghiên

cứu của Chính trị học luôn đa dạng và không ngừng được mở rộng Đó là việc tập

trung vào lý giải các vẫn đề cơ bản của chính trị như vấn đề quyền lực, mô hình nhànước, tô chức hành chính, luật pháp, chính sách, lịch sử học thuyết, cho đến nhiềuvan đề khác, như tạo ra một môi trường nghiên cứu sôi nổi cho những học giả,chuyên gia, chính trị gia nổi tiếng, luận giải các tác phẩm vĩ đại vẫn còn nguyên giátrị đến hôm nay Luận văn được viết như một công trình nghiên cứu lý thuyết chínhtrị dé đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ cap thiết sau đây

1 Hiện có rất nhiều vấn đề còn chưa được đề cập, phân tích nhiều trong lĩnhvực khoa học chính trị, chúng cũng hiếm khi được bắt gặp trong các tài liệu vềchính trị cả trong nước lẫn ngoai nước do nhiều nguyên nhân khác nhau, như sựnhạy cảm trong quá trình nghiên cứu hoặc việc khó kết luận, tổng kết, đánh giá, vàmột trong số đó chính là van dé “đạo đức của người cam quyền” Tác phẩm “Quanvương” của N Machievalli là cuốn sách tiêu biểu có nội dung mới lạ nhưng chânthực, với cách viết nhuần nhuyễn, sinh động thuộc hàng kinh dién trong giới nghiêncứu chính trị học và là tác phẩm có ý tưởng sâu sắc về van đề “đạo đức của ngườicam quyền” Luận văn sẽ làm rõ những phân tích, quan điểm, nội dung của cuốnsách liên quan đến vấn đề “đạo đức”, “nhân cách” của người cầm quyền, đây là một

vân đê lớn, cân phải được thường xuyên thảo luận và nghiên cứu.

2 Những tiêu chí đạo đức, luân lý thông thường trong cuộc sông chưa đây đủ

và khách quan đê làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá nhân cách, đạo đức của nhà câm quyên và cân phải có những cách nhìn, cách tư duy mới vê vân đê này.

Thực tế, những người lãnh đạo luôn là các đối tượng khó có sự thống nhất trong

3

Trang 8

việc đưa ra những đánh giá về mặt đạo đức hay nhân cách, bởi thế, họ luôn phảinhận về mình những ý kiến mâu thuẫn, quan điểm trái chiều khi bị cộng đồng, dưluận đánh Càng phân tích, nghiên cứu chúng ta càng thấy rằng việc dùng bộ tiêuchí đạo đức thông thường dé đánh giá đạo đức của người cầm quyền là chưa kháchquan, chính xác Nhìn lại lịch sử, những người nắm trong tay quyền lực hầu nhưkhông một ai được ca ngợi một cách tuyệt đối, hoàn toàn Điều này không phải nằm

ở van đề “nhân vô thập toàn”, mà ở việc họ bi đặt vào một vi trí nhạy cảm, nhữnghành động của họ luôn có tác động, ảnh hưởng đến số đông với tính chất hai mặt,tốt cho bộ phận này nhưng lại có hại cho bộ phận khác, lợi ích của người này đượctăng thêm nhưng quyền lợi kẻ khác lại bị tước đoạt, bởi hầu hết các công việc liênquan đến nhiều người đều có tính chất khó đo lường về mặt nhân cách, đạo đức.Những nhà chính trị nổi tiếng như Park Chung Hee, Donald Trump, SaddamHussen cho đến các nhà quân sự lỗi lạc như Napoleon, Tào Thao, Julio Cesar, dù

có sự nghiệp lẫy lừng, nhưng đạo đức hay nhân cách của họ thường khá mập mờ và

khó nhận xét Luận văn có nhiệm vụ đi sâu phân tích và lý giải sự phức tạp, rắc rốicùng những mâu thuẫn tồn tại lau dài trong các van đề liên quan đến đạo đức nha

câm quyên.

3 Xác lập hệ thống tư duy và kiểu nhìn nhận mới về khía cạnh đạo đức củangười cầm quyền là yêu cầu bức thiết trong lĩnh vực chính trị học hiện đại Việc conngười sống trong thời kỳ phát triển mạnh của khoa học - công nghệ đã kéo theo sựbiến đổi, chuyên dich của các hệ thống lý thuyết, phương pháp luận và kiểu tư duymới Điều đó dẫn đến kết quả là khi nghiên cứu, thảo luận về các vấn đề khoa học

xã hội, người ta cũng dễ dàng chấp nhận, ủng hộ hoặc thậm chí yêu cầu ngày càngphải có cách nhìn đa chiều và hướng tiếp cận khác nhau về nhiều vấn đề như triếthọc, lịch sử, đạo đức học, kinh tế hoc, Chính trị học cũng không ngoại lệ và làmột thành tố quan trọng trong guồng quay đó của trí tuệ nhân loại, và những cáchđánh giá, kiến giải mới trong lĩnh vực chính trị cần được ủng hộ, nếu chúng có nềntang cơ sở thông tin, lập luận logic, vững vàng Việc nghiên cứu những yếu tố anh

hưởng đên cách đánh giá vê nhân cách, đạo đức của người câm quyên là việc làm

4

Trang 9

thiết thực, góp phần giúp cho định hướng tư duy và suy luận trong nghiên cứu chính

trị học phát triển theo hướng khách quan và chính xác hơn Dù “Quân vương” là tác

phẩm đã xuất hiện từ lâu, nhưng những ý tưởng mà N Mchiavelli nêu ra vẫn còn đónhững giá trị nhất định cho việc nghiên cứu và thực hành nếu chúng ta có cái nhìnđúng đắn những ý tưởng của ông

4 Tác pham “Quân vương” đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận, phân tích và

xử lý thông tin khi lý giải về vẫn đề đạo đức của giới cầm quyền, đó đều là những

kỹ năng nghiên cứu cần được tiếp thu trong thời đại bùng nổ thông tin như ngàynày Khi xã hội ngày càng cởi mở, nhanh chóng thay đổi thì nhu cầu về việc chọnloc, tong kết thông tin dé đưa ra dự đoán lại bức thiết hon bao giờ hết Cuốn Quânvương mang đến cho người đọc, người nghiên cứu một phương pháp gắn sát vớithực tế nhằm dự báo, chọn lọc những yếu tố cần có của một người lãnh đạo, nhữngphẩm chat mà bản thân người đứng đầu, người quản lý phải trau dồi Tác phẩmcũng đưa đến nhiều bài học cho người dân, đầu tiên đó là cách nhìn nhận về vấn đềđạo đức, thứ hai là những bản tính cần rèn luyện để trở nên mạnh mẽ, vững vànghơn khi phải đối đầu với thách thức của cuộc sống Chính J Rousseau (triết gia nôitiếng nước Pháp thế ky XVIII) đã từng nhận xét rang: “Quân vương” được xem nhưmột cuốn cam nang dé dạy vua chúa, nhưng thực ra N Machiavelli dang dạy những

bài học vĩ đại cho người dân.

Tác phẩm “Quân vương” được biết đến như một trong những công trình lớn

trong lĩnh vực chính trị học, tất nhiên đó không là điều ngẫu nhiêu Những giá trị

mà nó để lại cho nhiều thế hệ bạn đọc, học giả là vô cùng lớn và việc nghiên cứu,phân tích, đánh giá tác phâm là điều cần phải tiếp tục thực hiện Với mong muốntìm hiểu những quan điểm của N Machiavelli về đạo đức người cầm quyền, tôichọn “Quan niệm của N Machiavelli về đạo đức của người cam quyển trong tácphẩm Quân vương” làm đề tài Luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu về đề tàiTuy từng có thời gian tiếng tăm của N Machiavelli bị gắn với sự độc ác, xấu

xa, người ta coi ông như một chính khách đầy mưu mô, thủ đoạn, đạo đức giả,

Trang 10

nhưng đến thế kỷ XIX, tiếng tăm của N Machiavelli được khôi phục trở lại Đếnnay, N Machiavelli đã được coi là “ông tổ” của chính trị học hiện đại, đồng thời làmột nhà bình luận xuất sắc về tâm lí và nghệ thuật của người lãnh đạo Tác phẩm

“Quân vương” đã thê hiện đầy đủ những phẩm chất, khả năng đặc đó của ông Cũngchính vì vậy, qua thời gian Quân vương trở thành cuốn sách kinh dién, có lịch sửnghiên cứu đồ sộ gắn với tên tuổi nhiều học giả uy tín trên thế giới, nhưng tập trungđến vấn đề mà Luận văn đặt ra, tôi xin phép chỉ liệt kê và đánh giá một số công

trình nghiên cứu có liên quan đên nội dung của Luận văn.

Các học giả trén thé giới có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đứccủa N Machiavelli trong tác phẩm “Quân vương” Trong số đó, chúng ta có thể kêđến một số công trình như Machiavelli’s Moral Theory: Moral Christianity versus

civic Virtue [41] (Ly thuyét dao đức của N Machiavelli: Đạo đức Kito giáo so với

đạo đức công dân) của tác giả Felipe Lamus công bố năm 2017, hay cuốn

Machiavelli’s Ethics [37] (Đạo đức cua Machiavelli) của nữ tác giả Erica Benner

xuất bản năm 2009 đó là những tác phẩm tâm huyết, mang lại nhiều góc nhìn mớitrong vấn đề đạo đức mà Machiavelli đưa ra

Ở Việt Nam, cuốn Quân vương của N Machiavelli được nhiều nhà xuất bannỗi tiếng xuất bản và phát hành, ngoai ra, tư tưởng của ông còn mang lại nhiều giátrị trong các lĩnh vực không liên quan nhiều đạo đức hay chính trị Cụ thể, người taphân tích tư duy của ông dé đưa ra những ý tưởng hoặc nguyên tắc dé thu phục lòngngười trong làm ăn kinh doanh, trong việc tạo ra và hành xử đối với các mối quan

hệ, trong quan lý hay trong cách ứng xử hàng ngày Chúng ta có thé kế đến một số

công trình khoa học gián tiêp liên quan đên nội dung Luận văn như sau:

Cuốn Những luận thuyết nổi tiếng thế giới của Vũ Đình Phòng và Lê HuyHòa [12] có nội dung giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp của N Machiavelli

và tác phẩm Quân vương Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng khái quát lại một số

biên cô của Italia giai đoạn này.

Trang 11

Cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây [5] của 2 tác giả Đỗ Minh Hợp

và Nguyễn Anh Tuấn, và cuốn Lịch sử triết học phương tây [4] tập 1 của tác giả ĐỗMinh Hợp: Các cuốn sách trên chủ yếu nhắc đến tư tưởng của N Machiavelli thôngqua liên kết, tổng hợp các vấn đề đề kết luận phương pháp tư duy, suy luận của tácgiả về chủ nghĩa duy thực về chính trị và cái nhìn bi quan đối với bản tính conngười, cùng với đó là một số quan điểm mới về đức hạnh của bậc quân vương Nhóm tác giả đã khái quát quan điểm cơ bản khi nói đến mối quan hệ chính trị vàđạo đức: mục đích sẽ quy định tất cả

Cuốn 106 nhà thông thái [26] do P.S Taranốp biên soạn (Đỗ Minh Hợpdịch, Nxb Chính trị quốc gia 2000): Khái quát từ thời kỳ vua Sôlômông cho đếnActua Sopenhauer, tác giả chọn ra 106 gương mặt tiêu biểu, trong đó đã đề cậpđến Machiavelli Tác phẩm đã trình bày khái quát, cô đọng lại những nét chính từcuộc đời, các sự kiện làm nên số phận, tạo nên tính cách, cũng như tư tưởng

của N Machiavelli.

Ngoài ra còn có những tác phẩm là những bản luận văn hay luận án tiến sĩ cónội dung ban về nhữn tư tưởng về triết lý chính trị, đạo đức và tư tưởng về conngười cua N Machiavelli, có thé kế đến như Luận văn Thạc sĩ Triết học với chủ đềQuan niệm về con người của N.Machiavelli trong tác phẩm quân vương của tac giả

Vũ Linh [9] hay 7 fzởng triết học chính trị của Niccolò Machiavelli trong tácphan Quân vương của tác giả Trần Quốc Huy [6] Những công trình trên đưa rađược nhiều quan điểm đáng chú ý của N Machiavelli về đạo đức và bản chất củacon người nói chung, mở ra nhiều hướng nghiên cứu về tiêu chí đánh giá đạo đức

trong cuộc sông.

Hầu hết những công trình nghiên cứu về N Machiavelli ở Việt Nam không

có nhiều, những người tiếp cận với triết lý của ông chủ yếu là những nhà nghiêncứu trong giới khoa học chính trị, triết học, khoa học quản lý, nhưng bat kỳ côngtrình nghiên cứu nào về ông cũng có những đóng góp to lớn, hoàn thành nhiệm vụ

dao sâu vào tư tưởng của N Machiavelli Tuy nhiên, hiện chưa có những công trình

Trang 12

nghiên cứu trực tiếp cụ thể, chỉ tiết về quan niệm của ông trong vấn đề đạo đức củanhững bậc quân vương, nhà cam quyén, Đó cũng chính là những đối tượng, van

đề mà tác giả Luận văn muốn tập trung đến, bằng cách phân tích ý tưởng, quanniệm của ông dé đưa ra những kết luận chi tiết nhất về khả năng cũng như phạm vi

mà cộng đồng xã hội nên lay làm cơ sở để nhìn nhận, đánh giá về những người cầmquyền, những nhà lãnh đạo

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

a Mục đích nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản trong quan niệm của N Machiavelli vê đạo đức, nhân cách của người câm quyên trong tác phâm “Quân vương”, từ đó đưa ra những đánh giá vê những giá trị

và hạn chê của những quan niệm trên.

b Nhiệm vụ nghiên cứu.

Đề thực hiện mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ chính sau đây:

- Thứ nhất, phân tích bối cảnh và tiền đề ra đời quan niệm của N.Machiavelli về đạo đức của người cầm quyền trong tác phẩm “Quân vương” Đánhgiá sơ bộ những ý tưởng trọng tâm mà N Machiavelli có sự kế thừa từ nguồn trithức trước ông, mô tả được phông tri thức cũng như những yếu tố bối cảnh thời đại

ảnh hưởng tới các quan điểm của ông.

- Thứ hai, làm rõ những nội dung cơ bản của quan niệm N Machiavelli vềđạo đức người cầm quyền trong tác phẩm “Quân vương” Chỉ ra, phân tích, hệthống hóa những ý tưởng, quan điểm của N Machiavelli về vấn đề đức hạnh trongchính trị nói chung và vấn đề đạo đức của người cầm quyền nói riêng từ việc mồ xẻ,đưa ra dẫn chứng từ cuốn sách Bóc tách những nội dung mà tác giả đề cập đến vấn

đề trọng tâm, liên hệ thực tiễn bối cảnh lịch sử cũng như hiện nay dé đưa ra nhữngkết luận

Trang 13

- Thứ ba, đưa ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của quan niệm N.Machiavelli về đạo đức của người cầm quyền từ kết quả quá trình nghiên cứu tácphẩm, và từ sự so sánh với các tiêu chí đánh giá đạo đức thông thường của ngườibình thường Cuối cùng, đưa ra những kết luận cơ bản về ưu điểm cũng như hạn chế

của các quan điêm trên và giá trị của nó trong hiện tại cũng như tương lai.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đôi tượng của Luận văn là “quan niệm của N Machievelli vê đạo đức của người câm quyên”, tập trung đi sâu vào nghiên cứu những quan điêm, tư tưởng của

N Machiavelli đưa ra trong cuôn sách Quân vương về các van đê liên quan đên dao

đức của những người nắm trong tay quyên lực

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những nội dung cơ bản nhất về quanniệm của N Machiavelli trong tác phẩm “Quân vương” Bên cạnh đó, Luận văn có

sự phân tích, đối chiếu, so sánh với nhiều công trình nghiên cứu khác đã có để đưa

ra những kết luận chính xác, khách quan về tư tưởng của ông trong vấn đề đạo đức

của nhà câm quyên.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Dựa trên những nguyên lý của Chu nghĩa duy vật biện

chứng: Nguyên lý về mdi liên hệ pho biến và Nguyên lý về sự phát triển Luận văn

cũng dựa trên cơ sở lý luận của Chu nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật

lịch sử, đặc biệt là quan niệm mác-xít về vai trò của quần chúng và cá nhân tronglịch sử Bên cạnh đó là những học thuyết về đạo đức của Chứ nghĩa Mác - Lê-nin vàmột số học thuyết khác trên thé giới Hệ thống lý luận trên bảo đảm việc nghiên cứu

có tính biện chứng, dựa trên quan điểm, định hướng của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về

các vân đê đời sông xã hội.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic — lịch sw: Nghiên cứu những

tư tưởng, quan điểm của N Machiavelli thông qua việc gắn liền với hoàn cảnh lịch

sử cụ thê, vê lịch sử xã hội của hoàn cảnh đó như là một trong những nguyên nhân

Trang 14

dé kiến tạo tư tưởng, đồng thời xem xét những vẫn dé đặt ra trong tiến trình pháttriển qua các giai đoạn khác nhau, cũng như phán đoán khuynh hướng vận độngtrong tương lai; phương pháp phân tích — tổng hợp: Dựa trên sự phân tích, so sánh

để rút ra những quan điểm bản chất, những kết luận của tác giả; phương pháp sosánh: So sánh các quan điểm của N Machiavelli với những quan điểm, học thuyếtkhác về đạo đức trên thế giới để thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tưtưởng, quan điểm của tác giả cuốn Quân vương; phương pháp phân tích — tổng hợp,

phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, Bên cạnh đó, Luận văn cũng sử dụng

nhiều phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội khác

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

- Ý nghĩa lý luận của Luận văn: Luận văn có đóng góp vào việc hiểu đúng,sâu và chỉ tiết hơn về van dé dao đức của nhà cầm quyền mà tác giả N Machiavelli

đã đặt ra Lý giải nhiều hiện tượng chính trị phức tạp trong quá khứ, đồng thời tôngkết, đúc rút những cơ sở để đưa ra những chỉ báo khoa học Luận văn cũng gópphần tiếp tục phát triển sự nghiên cứu về những chủ đề liên quan đến uy tín và ảnhhưởng của giới lãnh dao, nhà cầm quyền khi họ sử dụng những biện pháp, chínhsách ngầm, phi chính thức

-Y nghĩa thực tiễn của Luận văn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho những

ai có hứng thú về việc nghiên cứu tư tưởng của N Machiavelli và kỹ năng quản trị,lãnh đạo Luận văn cũng chỉ rõ những yếu tố cốt lõi trong việc thực hiện hành động

để đạt được hiệu quả cao nhất, giống như những nhà cầm quyền luôn phải thựchiện Đồng thời, luận văn đóng góp một cách nhìn mới về việc phán xét đạo đức với

những trường hợp mà cá nhân có quyền lực trong tay.

10

Trang 15

7 Kêt cầu bài Luận văn

Bài uận văn được chia làm 2 chương; 6 tiết

Chương 1: Bối cảnh và những tiền đề ra đời quan niệm của N Machiavelli

vê đạo đức người cam quyên trong tác phâm “Quân vương”

Chương 2: Những nội dung cơ bản trong quan niệm của N Machiavelli về

đạo đức người câm quyên trong tác phâm “Quân vương”

II

Trang 16

NỘI DUNG

CHUONG 1: BOI CANH VÀ NHỮNG TIEN DE RA ĐỜI QUAN NIEM CUA

N MACHIAVELLI VE DAO DUC CUA NGUOI CAM QUYEN TRONG

TAC PHAM “QUAN VUONG”

1.1 Bối cảnh chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa và khoa học ở Italia (Y) cũng như châu Âu thời kỳ Phục Hưng

1.1.1 Bỗi cảnh chính trị, kinh tế - xã hội

Ké từ sau khi nền văn minh Hy — La sụp dé và châu Âu phải chìm ngập trongmàn đêm thời kỳ Trung cô đầy u ám, ở đó, hàng loạt các thành tựu văn minh đã bịchôn vùi đưới bức màn tư tưởng hà khắc, độc đoán của Giáo hội Có thé nói, phảiđến thời gian của nền văn minh Phục Hưng, điểm tựa cho tư duy phát triển, khaiphóng của loài người mới bắt đầu được xây dựng trở lại, đây cũng là giai đoạn ởchâu Âu có bước chuyên mình mạnh mẽ, mang lại nhiều thành tựu lớn ở nhiều lĩnh

vực khác nhau cho nhân loại.

Cụ thé, châu Âu trong thời kỳ này bị bao trùm bởi một màn đêm den tối đượctạo ra từ hệ thống tôn giáo và nhà thờ, chúng trói buộc hoàn toàn đời sống vật chất

và tỉnh thần con người Bên cạnh đó, nỗi ám ảnh về thiên tai và dịch bệnh vô cùnglớn, điển hình là hậu quả khủng khiếp của dai địch hạch (cái chết Den) dé lại, tat cảkhiến con người thời bay giờ dé bị làm cho ngu muội, mù mờ bởi tư tưởng Kitogiáo đã tồn tại hàng thế kỷ gây ra Về vấn đề kinh tế, lúc này ở châu Âu chủ yếuhoạt động nền kinh tế tự cung tự cấp, nên việc giao thương qua lại giữa các vùng,các nước rat hạn chế, chính vì vậy mà nền sản xuất trong lòng thành thị ngẫu nhiên

đi theo hướng tạo mam méng cho quan hệ sản xuất tư bản, thé hiện rõ trong sự phâncông lao động ở các ngành nghề và các vùng thành thị, dan da kéo theo nền kinh tếhàng hóa ra đời Thời điểm này, các nhà tư tưởng và tư sản bắt đầu không còn tiếptục cam chịu, chùn gối trước sự ấp đặt của Giáo hội, họ bắt đầu trỗi dậy khát vọngquyết tâm thực hiện những cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa dé thay

đổi tình hình toàn châu Âu Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, phong trào Phuc

12

Trang 17

Hung ra đời với mục tiêu là khôi phục lại nên văn minh Hy — La, nên văn minh

được xem như đã dat đên đỉnh cao tinh hoa, văn minh rực rỡ của nhân loại, nên van

minh đặt nên tang cho mọi sự tiên bộ của loải người mãi về sau này.

Phong trào Phục Hưng khởi phát và lan tỏa gan liền với sự xuất hiện và pháttriển của giai cap tư sản cùng nên kinh tế công thương ở các thành thị Nền kinh tếthời Phục Hưng có bản chất là nền kinh tế trong giai đoạn chuyên giao từ phươngthức sản xuất phong kiến sang tư bản, người dân không còn ruộng, người lao độngmất đi sự tự chủ trong tư liệu sản xuất, khu vực trồng cỏ, nuôi gia súc được mở rộngcho các hoạt động sản xuất của giới địa chủ Những người đứng đầu các xưởng kinh

tế cũng bắt đầu áp dụng các cách thức quản lý của tư bản vào quá trình lao động,sản xuất theo dây chuyền, họ dần trở thành tang lớp có quyền lực trong xã hội Từ

sự thay đổi của tình hình phương thức sản xuất, đặc biệt là các quan hệ sản xuấttrong xã hội, dần kéo theo vấn đề các tư tưởng phong kiến sặc mùi giáo hội khôngcòn phù hợp cho sự phát triển của giai cấp tư sản, vì vậy, các nhà tư tưởng của giaicấp tư sản muốn đấu tranh chống lại các trói buộc từ nền văn hóa Trung cô và họmong muốn phục dựng lại văn hóa châu Âu thời cô đại, họ cho răng ở đó có nhữngyếu tố phù hợp cho sự phát triển của mình Những người có tiền, giàu có mongmuốn thể hiện đăng cấp, vị thế của mình trong xã hội đã chủ động và tập trung đầu

tư cho việc ra đời những tư tưởng, văn hóa mới, phù hợp với nhu cầu của tầng lớp

tư sản, đây là yếu tố quan trọng dé các nha văn hóa, tư tưởng có cơ sở, phương tiện

và mục đích cho sự sáng tạo của chính bản thân họ.

Phong trào Phục Hưng ra đời sớm nhất ở nước Ý, nước Ý cũng là cái nôi củanền văn minh Hy — La thời kỳ cổ đại Lúc bay giờ, nền kinh tế tư sản của Ý rat pháttriển, lãnh thé của họ lại được chia thành nhiều tiểu quốc độc lập và dé dàng thoát

ly với hệ thống giáo điều của Giáo hội Công giáo Mặt khác, nước Ý có nền tang làtrung tâm của đề quốc La Mã thần thánh trước đó, ở đây lưu trữ một lượng lớn trithức về thời cổ đại phương Tây, nhiều di sản văn hóa Hy Lạp — La Mã được lưu giữ

và kế thừa qua nhiều thế hệ, đó là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời phong trào

13

Trang 18

Phục Hưng Từ nước Ý, phong trào Phục Hưng từng bước lan tỏa đến nước khác ởchâu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mục đích hoạt động của các nhà PhụcHưng là yêu cầu, thúc dục nhân loại khôi phục lại nền văn minh Hy - La, họ lậpluận rằng đấy là điều mà Chúa cho phép, vì vậy nên hệ thống Giáo hội khó buộc tội

họ [36] Đồng thời, họ cũng muốn hệ thong Giáo hội phải có sự thay đổi về nhânsinh quan và thế giới quan dé phù hợp với những yêu cầu mới từ sự phát triển của

xã hội loai người đặt ra.

Về chính trị, Italia thời kỳ Phục Hưng bị chia rẽ thành 5 vương quốc (thànhbang) lớn: Vương quốc Naples ở phía Nam, Công quốc Milan ở Tây Nam, nhànước Cộng hòa Venice ở Tây Bắc, Cộng hòa Florence và nhà nước của giáo hội ởmiền Trung Nhân dân Italia phải sống trong loạn lạc, khốn đốn, chịu cảnh giaotranh giữa các thế lực Bên cạnh đó, những thành bang nhỏ lẻ, yếu ớt này phảithường xuyên đối mặt với tham vọng xâm lược của các thế lực như Pháp, Tây BanNha, Đức Khi đó, Florence phát triển dưới sự cai trị của gia đình Medici với ngườiđứng đầu là Lorenzo de Medici Thành bang Florence là nơi thành phố giàu có, sôiđộng, là trung tâm của văn hóa, khoa học Nhưng đến năm 1494, gia đình Medici bịlật dé, và bị thay bằng một chính quyền cộng hòa chịu nhiều ảnh hưởng của

Girolamo Savonarola, một giáo sĩ dòng tu Da Minh mới gây được uy tín Năm

1498, chính quyền chịu ảnh hưởng của Savonarola lại sụp đỗ va một chính quyềncộng hòa mới ra đời ở Florence, còn N Machiavelli được bé nhiệm vào chức vu Bộtrưởng ngoại giao khi mới 29 tuôi Chính sự loạn lạc, chia cắt đất nước, đã thôi thúctrong lòng N Machiavelli một khát vọng thống nhất dân tộc mãnh liệt

1.1.2 Bỗi cảnh văn hóa

Những thành tựu của thời kỳ Phục Hưng được thể hiện trong nhiều lĩnh vựckhác nhau, các tác phẩm, sản phẩm thời kỳ này luôn được thế hệ sau coi là hìnhmẫu chuẩn chỉnh và lý tưởng nhất dé học hỏi, noi theo Hàng loạt các sản phẩmđược tạo ra trong giai đoạn này trải dài hầu hết các lĩnh vực của đời sống, từ triếthọc, mỹ thuật, âm nhạc, khoa học tự nhiên, điêu khắc cho đến chính trị, khoa học xã

14

Trang 19

hội nhân văn, Về mặt ý tưởng, phần lớn các sản phẩm tập trung nhiều vào mụctiêu đề cao con người, coi “con người là thước đo của vạn vật”, khắc họa lại sự tự

do đã bị Giáo hội tước đoạt của chính con người Đây cũng là giai đoạn quan trọng

của nền giáo dục châu Âu, khi bắt đầu xuất hiện nhiều trường đại học lớn, nhưTuludo, Oxford, Cambridge, Palecmo, những địa điểm trên vừa được coi là nơi

học tập, nghiên cứu, thảo luận, vừa là những trung tâm văn hóa, khoa học lớn, có

môi trường giáo dục được đầu tư xây dựng với đủ khả năng dan thay thé các trườnghọc do hệ thống Giáo hội lập nên Điều đặc biệt, các trường học trên có xu hướng

và tiềm lực để hoạt động độc lập, họ dần thoát khỏi sự kìm kẹp của Giáo hội nên đãgóp phần không nhỏ vào việc làm giảm ảnh hưởng của Giáo hội đối với nhân dân

Đi đầu trong việc cải biến tư duy là sự nở rộ của hệ thống triết học thời kỳnày, các nhà tư tưởng chủ yếu đưa ra những dẫn chứng và lập luận chống lại luậnđiệu của Giáo hội, điều này đã góp phần lớn làm thay đôi tư duy của toàn xã hội lúcbay giờ Những nhà tư tưởng tiêu biểu gồm có Thomas More, Michel Montaigne,

Giodano Bruno, Mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng cũng chạm tới đỉnh cao của sự toàn

mỹ, nhiều tác phâm hội họa và điêu khắc giai đoạn này đã trở thành chuan mực vađạt đến sự chân, thiện, mỹ, có ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau Nhiều danh họa vanglừng danh tiếng trong lịch sử xuất hiện ở giai đoạn này như: Vessokio, Leonardo Da

Vinci, Rafael, cùng như tác phẩm nổi bật là Nàng Monalisa, Bữa tiệc cuối cùng,

Trường học Athena Những nghệ nhân điêu khắc cũng không kém cạnh, nổi tiếng

nhất phải nói đến Mechelangielo với tuyệt phẩm tượng David.

Lĩnh vực đáng chú ý khác là văn học Phục Hưng cũng đạt được nhiều thànhtựu lớn ở những thê loại như thi ca hay tiêu thuyết, phần lớn nội dung đều có mụcđích lên án sự xuống cấp, giả tạo về đạo đức của Giáo hội và tầng lớp quý tộc cũ.Nếu như trước đây, Chúa là tiêu chí, biểu tượng của mọi thứ, thì thời kỳ này xuấthiện nhiều nhân vật tri thức, nhiều nhà khoa học phi tôn giáo với những tư tưởngtiễn bộ, họ tôn vinh con người thay vì Chúa, thậm chí những nhà tri thức còn truyền

bá những nội dung, quan điểm bôi nhọ nhà thờ, Giáo hội, đi ngược lại những tưtưởng của Giáo hội thời bay giờ Một số tên tuổi nổi tiếng trên văn đàn thời kỳ này

15

Trang 20

bao gồm: nhà tho Dante với tác phẩm Than Khúc, nhà văn Boccaxio với tác phẩmMười ngày, Migue de Cervantes với tiêu thuyết Don Quichotte.

1.1.3 Bối cảnh khoa học

Từ sự chuyền biến to lớn của xã hội, đặc biệt là sự tự do trong tư tưởng, sángtạo của con người dần được khôi phục, thêm vào đó là yêu cầu thay đổi từ sự pháttriển của nền kinh tế tư bản, dẫn đến việc khoa học tự nhiên thời ky này có nhiềuthành công rực rỡ, đáp ứng nhu cầu sản xuất vật chất cho xã hội Các thành tựu tolớn của khoa học kỹ thuật được thể hiện trên nhiều ngành lĩnh vực khác nhau nhưngành luyện kim, chế tạo vũ khí, sử dụng năng lượng nước, dệt vải, Bên cạnh đó,khoa học tự nhiên cũng mang lại những điểm nhấn lớn, nhất là trong lĩnh vực vũ trụhọc và phương pháp học, những thành tựu trên đã trở thành mối đe dọa trực tiếp với

hệ thống giáo lý Thiên Chúa giáo, nên dù phát triển nhưng chúng đã vấp phải sựcông kích dữ đội từ phía nhà thờ Một số tên tuổi nổi bật, trở thành nguồn cảm hứngcho nhiều thé hệ về sau là Copernicus, Gallileo hay Francis Bacon,

Đây cũng là giai đoạn nổi tiếng với các cuộc phát kiến địa lý, tạo ra bướcchuyển hoàn toàn mới cho xã hội loài người Cụ thé: B Dias” (năm 1487), đã dẫnđầu đoàn thám hiểm xuất phát từ Bồ Đào Nha đi vòng qua cực Nam của châu Phi.Tại đó, ông đặt tên cho cực Nam châu Phi là mũi bão Tố, sau được gọi là mũi HảoVong; C Columbus” (năm 1492) cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướngTây và đặt chân lên một số dao thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông lầmtưởng đây là miền “Đông An Độ”, dù vậy ông vẫn được coi là người đầu tiên pháthiện ra châu Mĩ; V Gama (năm 1497) đã thực hiện chuyến hành trình từ Bồ Đào

(1) Bartolomeu Dias (1450 — 29 tháng 5 năm 1500) là một quý tộc Bồ Dao Nha, là một nhà hàng hải tiêu biểu của Kỷ nguyên Khám phá Năm 1487 ông là người châu Âu đầu tiên vượt qua điểm cực nam của

châu Phi.

(2) Cristoforo Colombo (31 tháng 10 năm 1451 — 20 tháng 5 năm 1506) là một nhà hàng hải nổi tiếng người

Ý và một đô đốc của các vị Quân chủ Công giáo Tây Ban Nha Trước đây, Columbus thường được coi

là "người dau tiên tìm ra châu Mỹ".

16

Trang 21

Nha đến bờ Tây Nam Án Độ; Ph MagienlanTM (năm 1519 - 1522) là người đầu tiên

đi vòng quanh thế giới bằng đường biên Từ đây, thế giới mới, thị trường mới, nhậnthức mới, tư tưởng mới được nảy nở, tư duy con người về trái đất và mọi vật xungquanh phải thay đôi dé có thế giới quan đúng đắn hơn, hệ thống tri thức cũ cũng dan

biểu hiện sự lỗi thời, sai lệch và từng bước bị loại bỏ.

Có thể khẳng định, sự phát triển nở rộ của văn hóa Phục Hưng là một yếu tố

có tác động lớn để thúc giục N Machiavelli viết nên tác phẩm kiệt xuất Quânvương của mình Một câu chuyện thú vi được kể lại, chính N Machiavelli là ngườilàm trọng tài trong sự thách đấu của hai nhà nghệ thuật hàng đầu nhân loại thời kỳnày là Leonardo Da Vinci và Mechelagielo, tất nhiên, ông cũng là ban của cả haingười [27, tr 60] Đứng bên cạnh hai người không lồ trên, N Machiavelli cũngđược thế hệ sau đánh giá là một người không lồ khác trong lĩnh vực chính tri thời

kỳ Phục Hưng Cuốn Quân vương của ông được coi là một kiệt tác về chủ nghĩathực dụng và là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất phương Tây [28, tr

59].

1.2 Những tiền đề tư tưởng cho quan điểm của Machiavelli về dao đức

người cam quyên

Trước hết, việc tiếp cận khái niệm đạo đức tồn tại nhiều sự khác biệt giữanhững hệ thống tư tưởng triết học của phương Đông và phương Tây Theo quanniệm của xã hội hay các chính trị gia phương Tây, vấn đề đạo đức thường ít được đềcập đối với công dân của họ hơn so với phương Đông Bởi theo họ, “đạo đức” làmột phạm trù thuộc về cá nhân, là hệ giá trị mang tính chất cá nhân, đạo đức ấn

chứa bên trong mỗi con người tự do và chính cá nhân đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những tiêu chí, chuẩn mực mà chính bản thân họ cho là đúng chứ không

ai có quyên điêu chỉnh, can thiệp Tat nhiên, mỗi cá nhân vẫn phải lam tròn nghĩa

(3) Fernão de Magalhães hay thường được biết đến rộng rãi với tên tiếng Anh Ferdinand Magellan (mùa

xuân 1480 — 27 tháng 4 năm 1521) (tiếng Việt: Phơ-đi-nan Ma-gien-lăng) là một nhà thám hiém và nhà hang

hải người Bồ Đào Nha.

17

Trang 22

vụ là tuân thủ luật pháp, còn về mặt đạo đức thì cá nhân có thể tự quyết định, dù chocộng đồng xã hội phản đối, phán xét hoặc đồng tình Vì vậy mà trong phát biéu củacác chính trị gia phương Tây thường chỉ đề cập tới các vấn đề như công lý xã hội,

về phát triển kinh tế, hay nghĩa vụ bảo vệ công dân khỏi các nguy co, như lànhững bồn phận, việc nên làm, trách nhiệm của tất cả mọi người Trái ngược vớiđiều đó, các nhà nước trong nền văn hóa phương Đông lại có cách nhìn khác, họ coiđạo đức là van đề thường xuyên phải được dé cập tới đối với các công dân, nhànước cũng thường xuyên động viên, khuyến khích sống và hành xử “một cách đạo

đức”, theo những “chuân mực đúng đăn”.

Trong quan niệm triết học của phương Đông, đặc biệt là Nho giáo, đạo đứcđược coi là một phạm trù cơ bản của triết học Trong âm Hán Việt, từ “đạo đức”được ghép từ chữ “đạo” với nghĩa là con đường, lối đi, nhân sinh quan tạo ra cách

sống, cách ăn, ở và chữ “đức” với nghĩa thực hành, thực hiện “đạo” trong đời sống.Đạo đức là yếu tố dé thé hiện việc một cá nhân, tổ chức hoặc một cộng đồng xã hộithực hành một lối sống, lối ăn, ở với những tiêu chí, chuẩn mực được coi là đúngđắn, tốt đẹp Đạo đức phải gan liền với những tiêu chí, tiêu chuẩn đã được một cộngđồng, một xã hội thừa nhận là tốt đẹp, có giá trị, cần gìn giữ, phát huy Việc có haykhông có đạo đức thé hiện ở những hành động, việc làm có đúng với các chuẩn mực

đã được thừa nhận hay không, những hành vi, việc làm đó nằm ở bên nào giữa ranhgiới tốt - xấu, đúng - sai, phải - trái, nên - không nên, Nền đạo đức phương Đônghoạch định rất rõ những ranh giới trên, nên việc xác định những cá nhân có đạo đứchay vô đạo đức là khá rõ ràng Tương tự trong tiếng Anh, “đạo đức” là “moral” hay

“ethics”, từ “moral” xuất phát từ tiếng Latin “mores”, hay từ “ethics” xuất phát từ

tiếng Hy Lap “ethikos”, đều được định nghĩa là hệ thống quy tắc, chuẩn mực, tiêu

chí để đánh giá sự đúng- sai, tốt - xấu, từ đó giúp con người tự điều chỉnh hành vi

cho đúng với chuân mực chung.

Tất nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng, trong lịch sử nhân loại, còn nhiều

nha lý thuyêt đưa ra các quan niệm khác nhau vê vân dé thê nào vê dao đức? Thê

18

Trang 23

nao là có đạo đức? Dau vậy, hàng loạt các quan điểm và lý thuyết đã được đưa ratrong lịch sử vẫn không thé phủ nhận được một thực tế hiện nay là vấn đề về đạođức ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong các cuộc tranh luận về luân lý xã hộihay luật pháp quốc gia, điều đó chứng minh rằng: chưa hề có một sự thống nhấthoàn toàn nào về quan diém đạo đức, dù là ở quy mô quốc gia, dân tộc hay quy môtoàn nhân loại Một nguyên nhân lớn của điều đó là các chủ thể, trước, trong và saumỗi hành động đều ra sức chứng minh, khăng định tính đúng đắn, chuân mực tronghành động của minh, dé thuyết phục người dân và cộng đồng quốc tế rằng nhữnghành vi, hoạt động của họ là cần thiết và không nên bị đánh giá là sai đạo đức Đồngthời, các chủ thé cũng có nhiều cách dé dang “tan công” nhau trên phương diện đạođức, vì đây là vấn đề rất phức tap, nhạy cảm, có thé tiép cận và nhìn nhận theo

nhiêu chiêu, cả mặt tôt lần xâu

Bản thân N Machiavelli ngay từ nhỏ đã được coi là một thần đồng, khi sứcđọc, sức học, khả năng tập trung và tiếp thu, tích lũy kiến thức của ông thực sự rấtđáng ngưỡng mộ Thời niên thiếu, ông có sự quan tâm nhất định đến nhiều tácphẩm và tác giả nổi tiếng thời Hy Lạp — La Mã cổ đại Chính vì vậy, những tưtưởng, quan điểm triết học, chính trị học, sử học nổi tiếng thời cổ đại là nguồn cảmhứng, tư liệu và tri thức dé N Machiavelli nghiền ngẫm, tư duy, đúc kết, dựa vào đóđưa ra được những tư tưởng và quan điểm riêng của mình Chính trong nội dung tácphẩm “Quân vương” cũng thé hiện rất nhiều tri thức, tư tưởng, quan điểm củanhững nhà triết học Hy Lạp — La Mã cổ đại, bên cạnh đó còn chứa khối lượng lớntri thức về thần học hay đạo đức học Kito giáo Một số nhà triết học lừng danh mà

N Machiavelli có kế thừa là Socrats, Plato, Arixtot, Ciceron, và đó là sự kế thừamột cách có chọn lọc, tập hợp được nhiều điểm tinh túy trong hệ thống tri thức củanhững người đi trước Dưới đây là những quan điểm về đạo đức của các triết gia lớn

mà N Machiavelli đã có sự kế thừa

19

Trang 24

1.2.1 Quan điểm về dao đức của Socrates

Socrates (năm 470 — 339 TCN) là nhà triết học nồi tiếng thời Hy Lạp cô đại.Ông cũng được xem như ông tô của triết học phương Tây, là người mở đường chonhững tư tưởng có khuynh hướng tư duy triết học tập trung vào vấn đề con người,coi con người là trung tâm của vũ tru Socrates là triết gia chỉ rõ trọng tâm của van

đề con người là van đề đạo đức, coi dao đức như sự tổn tại của các chuẩn mực hành

vi được chấp nhận ở mọi người Về di sản, ông không để lại tác phẩm nào, nhưngnhững lời dạy của ông đã được các học trò ghi lại, ông cũng là người thầy của nhiềutriết gia nổi tiếng khác về sau, đặc biệt là Plato Socrates luôn tư duy, nhìn nhận vềcác van dé, hiện tượng xã hội xảy ra xung quanh mình một cách chủ động, có tínhchat phản biện Theo ông, nếu một xã hội tràn đầy những điều bat công, thì việc cần

làm của con người là phải tìm cách giải đáp các câu hỏi co bản như: Lễ phải là gì?

Điều thiện là gì? Thế nào là công lý? [44, tr 103] Chính những câu hỏi này khiếnông luôn suy tư, trăn trở dé có thé mang lại những câu trả lời, những giải đáp mộtcách có hệ thống lập luận, lý lẽ phù hợp với chân lý nhất của xã hội Triết lý và đạođức của Socrates nói rang có một đức tính riêng biệt trong tat cả mọi người, và nếu

mọi người xác định nó, mọi người sẽ hạnh phúc.

Socrates là người luôn đề cao vai trò và sự quan trọng của tri thức, ông cũng

có khuynh hướng đồng nhất tri thức với đức hạnh, bởi đạo đức suy cho cùng đượcbiểu hiện ở những hành vi ứng xử, thái độ đúng đắn, dep dé, văn minh, và dé cóđược những cách thức đối nhân xử thế chuẩn mực, con người luôn cần đến tri thức.Tat nhiên, về tổng thé thì có nhiều yếu tố dé cầu thành đạo đức, đó là lương tri, lòngdũng cảm, sự ngoan đạo, chí công vô tư, công bằng, chân chinh, và theo Socratesthì ở mỗi yếu tố đó đều là sự thể hiện các cấp độ khác nhau của tri thức, giúp chomỗi cá nhân có thể gần gũi với cái thiện, tránh xa cái ac Điều xấu bắt nguồn từ sựthiếu vắng tri thức, điều xấu xuất hiện khi con người thiếu nhận thức, kiến thức, bị

sự ngu dốt ngự trị trong tư duy, hành động Thực tế, những kẻ sẵn sảng làm điềuxấu, trái đạo đức là bởi họ không biết bản chất của điều tốt thực sự là gì? Từ quan

20

Trang 25

điểm đó, Socrates khăng định điều xấu phần lớn xuất phát từ sự vô tình chứ khôngphải do có ý.

Khi bàn đến những người làm chính trị, Socrates cho rằng, tri thức và đứchạnh là hai yếu tố then chốt của những người cầm quyền, có trách nhiệm và quyền

lực lãnh đạo toàn xã hội Ban thân người làm chính tri phải xác định được việc giải

quyết những vấn đề xã hội là nhiệm vụ hàng đầu, ông cũng cho rằng điều kiêng kịcủa người làm chính trị là thiếu trí khôn và chỉ biết trông cậy vào ô dù, sự may mắn,thời van, Ong vi von rằng người cầm quyền dũng cảm mà thiếu trí khôn sẽ trởnên liều mạng, cũng giống như sắc đẹp đặt không đúng chỗ sẽ trở nên 16 lăng, kệchcỡm, hào phóng thiếu sự cân nhắc sẽ trở nên hoang phí Socrates còn cho rằng nhàcam quyền cần có những hoạt động dé mang lại điều thiện cho xã hội, nhưng phảitrên cơ sở điều thiện và điều lợi đã được thống nhất với lý trí, tình cảnh hiện thực,tức là mọi hành vi đạo đức, như việc làm điều thiện phải hợp thời, hợp lý, hợp tình.Điều đặc biệt khác, Socrates khẳng định các giá trị đạo đức không lệ thuộc vào cáckhía cạnh như thần thánh, tôn giáo, cảm tính, thói quen xã hội, quyền lực hay ý thức

hệ, tất nhiên đạo đức của người cầm quyền cũng vậy Đây được coi như quan điểmtiền đề dé các triết gia thời Phục Hưng có nhiều cơ sở và động lực nhăm đưa những

tư tưởng tiễn bộ vào cuộc sống, tách yếu tổ thần thánh, tôn giáo ra khỏi đời sống xãhội loài người Ngoài ra, Socrates còn cho răng xã hội sẽ dé dang bi sụp đồ nếu cácđạo luật bị bất lực, lu mờ và công lý cao nhất chính là việc việc biết sông tuân thủ

mở lớn cho N Machiavelli khi bàn về vấn đề mối quan hệ giữa chính trị, pháp luật

và tôn giáo sau này.

21

Trang 26

1.2.2 Quan điểm về đạo đức của PlatoPlato (427 — 347 TCN) là một trong những triết gia rất nồi tiếng thời kỳ HyLạp — La Mã cé đại, ông cùng với người học trò nổi tiếng khác của mình là

Aristotle được mệnh danh là hai bộ bách khoa toàn thư lớn của nhân loại Sự nghiệp

của Plato gắn liền với Học viện Plato (Plato’s Academy), đây được coi là học việnđầu tiên trong lịch sử loài người, là cái nôi tạo ra hàng loạt những nhân tài, tri thức,triết gia, nơi các nhà khoa học thường xuyên lui tới dé bàn luận, phản biện nhau vềnhiều vấn đề trong các lĩnh vực như chính tri, đạo đức, triết học,

Tư tưởng cơ bản về triết học và chính trị của Plato được thé hiện trong họcthuyết về Nhà nước lý tưởng, khi ông cho răng hình mẫu nhà nước mà con ngườiphải hướng đến là nhà nước được dẫn dắt và lãnh đạo bởi những triết gia, nhữngngười có trí tuệ, vì chỉ họ mới có khả năng dẫn dắt nhân dân đi theo chân lý, cáithiện, cái nên làm Mặt khác, ông thể hiện quan điểm của mình về những mô hìnhnhà nước từng tồn tại trên thế giới một cách rất rõ ràng, theo đó, nhà nước dân chủ

là kiểu nhà nước xấu xa tôi tệ nhất, khi mà những người cầm quyền là những ngườikhông có trí tuệ, học van, chứa đầy lòng tham và sự ích kỷ Trái ngược, trong Nha

nước ly tưởng, mọi người sẽ làm đúng phan sự, chức trách và năng lực của mình,

những người dũng cảm và trung thành sẽ trở thành những chiến binh, hoạt động

trong lĩnh vực quân đội với nhiệm vụ chính là bảo vệ các triết gia, bảo vệ nhân dân;

nông dân và thợ thủ công thì sản xuất đồ dùng, lương thực, thực phẩm, ngoài ra họ

là tầng lớp cần trau dồi những đức tính như khiêm tốn, tiết kiệm và biết lắng nghe.Điều đáng tiếc là Plato cũng giống như những triết gia tiền bối khác, ông không coi

nô lệ là người, chỉ xem họ như một công cụ lao động biết nói tiếng người

Về van đề nhân sinh quan, theo Plato thì gốc rễ của đức hạnh không nam ởnhững ý kiến, tập tục, quan niệm hay truyền thống, mà nó năm trong chính bản chấtlinh hồn của con người [20, tr 61] Plato mô tả linh hồn con người gồm hai phan, lý

tính và phi lý tính, riêng phần phi lý tính lại bao gồm cả tỉnh thần và dục vọng Dục

vọng là bản năng, là ham muốn thấp hèn, trong khi tinh thần ngày càng phát triểntheo hướng lý tính [20, tr 57] Dao đức của ai đó bị mat đi là do chính phan phi lý

22

Trang 27

tính, được hiểu là phan ác trong họ bị mat kiêm soát bởi lý tính Vậy làm sao dé lýtrí có thé kiểm soát mặt tối của bản ngã? Plato cho răng con người phải luôn tìm tòi,bồi đắp những tri thức mang tính chân lý, đúng đắn, vì chính sự ngu dốt và tri thứcsai lệch đã tạo ra cái ác, dẫn đến hành động sai trái Sự phát triển của tri thức trongmỗi người sẽ tỷ lệ thuận với sự phát triển khả năng nhìn nhận tính Chân, Thiện của

người đó, bởi ông coi tính Chân, Thiện là hình thức của mọi hình thức trí khôn, là

điểm đến mà trí khôn phải hướng tới, ông nói: “chân thiện là cứu cánh của mọi cốgắng, đối tượng mọi tâm hồn hướng đến” [16, tr 446] Tri thức chính là đức hạnh,con người có đạo đức là con người luôn vươn đến tri thức, không ngừng làm giàu trítuệ, gạt bỏ dần những kiến thức sai lệch [20, tr 60] Tri thức và đức hạnh đượcPlato trình bày trong hệ thống quan điểm của ông hội tụ trong lý thuyết về các hìnhthức linh hồn, đích đến của điểm hội tụ ấy chính là tính Chân, Thiện Tat nhiên, khichạm tới tính Chân, Thiện, ai nấy cũng đều phải trải qua khó khăn, thử thách vàthậm chí là mat mát Đầu tiên là họ nhận ra sự u tối của mình, nhưng dé sự nỗ lựcgắng gượng vượt lên thế giới của giác quan nhằm chạm tới lý tưởng được thànhcông, họ phải chịu đựng những đau đớn, nhọc nhan cat lực mà quá trình rèn luyệnđòi hỏi Cho đến khi chạm tới tính Chân, Thiện, đạt được chuẩn mực đích thực củaChân, Thiện, tri thức và đức hạnh hòa quyện vào làm một ngay trong họ dé họ cóthê hoàn tất cuộc đời một cách xứng đáng

Chính việc Plato có gắng phân tích sự ràng buộc giữa lý trí và đức hạnh, giữatri thức và ban ngã va van dé dùng lý trí dé kiểm soát tri thức, đức hạnh, dan gat bỏnhững lầm tưởng sai lệnh về hiện thực đạo đức trong cuộc sống là những ý tưởnggiúp cho N Machiavelli di sâu phân tích, m6 xẻ các vấn đề đạo đức của nhà camquyền trong môi trường chính trị

1.2.3 Tw tưởng triết học của Aristotle

Aristotle (năm 384 - 322 TCN) là nhà triết học vĩ đại, một trong những họctrò nồi tiếng và xuất sắc nhất của Plato, cùng với thay mình, ông được xem là bộbách khoa toàn thư lớn của thời kỳ Hy Lạp cô đại Ông còn được biết đến là người

23

Trang 28

dạy dỗ, là vị “gia sư” đáng kính thuở nhỏ của vua Alechxander Đại dé nồi tiếng

trong vương quốc Maxedonia, người mà sau này trở thành kẻ chinh phục toàn cõichâu Âu và một phần lớn châu Á Aristotle cũng được xem là ông tổ của nhiềungành khoa học, trong đó có Logic học và Chính trị học, nhiều quan điểm của ôngvẫn còn giá trị trong nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn cho đến tận ngày nay

Hệ thống tư tưởng triết học của Aristotle được khái quát qua học thuyết 4nguyên nhân, trong đó, theo ông sự cau tạo của moi vật được hình thành chủ yếu từ

4 yếu tố là hình dạng, chất liệu, vận động và mục đích Trong hệ thống quan điểmcủa mình, ông nhấn mạnh việc mỗi sự vật hiện tượng ton tại trên đời đều có mục

đích của nó, cũng vi quan niệm đó mà người ta gọi ông là nhà “muc đích luận”.

Liên quan đến vấn đề đạo đức, ông cũng chú ý nhiều đến tính mục đích của hành vi,theo ông thì nếu hành vi đưa đến điều thiện cho con người sẽ là một hành vi “đúng”,ngược lại, những hành vi làm tốn hại tới việc đạt đến điều thiện đều được cho làhành vi “sai” Bản thân ông cũng đã xem xét điều thiện trên nhiều phương diệnkhác nhau, ông cho rằng dù tồn tại ở đâu, điều thiện cũng phải mang tính tự thân, tựgiác, được tạo ra từ sự mong muốn chân thành và có ý thức, khi đó hành vi mangtới điều thiện mới có ý nghĩa [31]

Khi bàn sâu hơn về những thứ như nhân đức, điều thiện hay điều ác,Aristotle không đồng tình với việc xem xét nhân đức theo góc độ giá trị, bởi ở góc

độ này, nó đối kháng với cả cái xấu lẫn cái tốt, rõ ràng cả cái xấu và cái tốt luôncùng mang lại giá trị, điều này sau này được nhà triết học nỗi tiếng người Đức F.Nietzsche ủng hộ thông qua cuốn Bên kia thiện ác [25]: nhân đức phải là một thứđược định vị nằm ở mức độ trung dung, không phải cứ tốt lên một cách thái quá thì

(4) Alexandros III của Macedonia, được biết đến rộng rãi với cái tên Alexander Đại dé (20/21 tháng 7 năm 356 TCN — 10/11 tháng 6 năm 323 TCN), labasileus (quốc vương) thứ 14 thuộc nhà Argead của Vương quốc Macedonia cổ đại Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Alexandros đã

chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà người châu Âu thời đó biết đến trước khi qua đời và vì thế

thường được xem là một trong những vị tướng thành công nhất, cũng như một trong những chiến lược

gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

24

Trang 29

sẽ có nhân đức, cũng không phải khi có những hành vi ác độc thì sẽ không còn nhân

đức nữa, bởi nó là trung dung, giao thoa theo góc độ hữu thể, nếu đi về thái quá sẽtạo ra cái xấu Lay vi dụ, chúng ta không thể xem sự can đảm chính là sự táo bạo,cũng không thể coi việc nhìn - xa - thấy - trước là một sự trầm tĩnh, tỉnh táo, nêncần tổng hợp được cả hai - tính chat tong hợp này sẽ ngăn sự can đảm biến thành sựliều lĩnh của một người điên rồ hoặc sự e dè của một kẻ hèn nhát Ở điểm này, chắcchắn nhiều nhà cầm quyền về sau phải có nhìn nhận, tính toán dé không biến mìnhtrở thành một người can đảm thái quá hoặc một kẻ trầm tĩnh thái quá Khi bản đếnđạo đức trong lĩnh vực chính tri và xã hội, Aristotle cho rằng trong một xã hội gồmnhiều người xuất phát từ nhiều điều kiện sống khác nhau, thì điều tốt nhất chính làcái trung bình cộng, cân bằng giữa tat cả, không có sự thái quá cũng như sự bat cập[17, tr.14] Điều nay cũng có nghĩa ông ủng hộ chủ nghĩa trung bình trong chính trị,những chính sách, đường lối, chủ trương của nhà nước luôn phải giữ gìn đượcnhững lợi ích chung, không dé cho một bộ phận chiếm được ưu thế về sự tiếp cận,tiếp nhận lợi ích hơn các tầng lớp khác

N Machiavelli đã kế thừa khá nhiều quan điểm của Aristotle, trong đó nổibật là tư duy về yếu tố “mục đích” trong hành động, từ đó ông phát triển quan niệm

“mục đích biện minh cho phương tiện” của mình Đồng thời, N Machiavelli cũng ítnhiều ủng hộ Aristotle ở việc nhà cầm quyền phải chú trọng đến yếu tố cân băngcác lợi ích chung, thậm chí có thể hy sinh lợi ích của một nhóm nhỏ dé bảo vệ choquyền lợi cho số đông

1.2.4 Trào lưu tư trởng của Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục Hưng

Chủ nghĩa nhân văn là một trong những trào lưu tư tưởng, văn hóa lớn nhấtthời kỳ Phục Hưng, có mục đích chống lại những sự đè nén tinh thần, áp bức, ràngbuộc mọi người của hệ thống Giáo hội và chế độ phong kiến, nhằm giải phóng,mang lại tự do cho con người, hướng mọi người vào con đường xây dựng, củng cố,vun đắp cho cuộc sống ở thực tại Được khởi phát từ những nhà tư tưởng và trí thứccủa nước Ý, dựa trên ý chí quyết tâm chống lại sự cai trị hà khắc của chế độ phong

25

Trang 30

kiến, Chủ nghĩa nhân văn dần lan rộng ra nhiều nước khác trên châu Âu Các tưtưởng mới xuất hiện trong Chủ nghĩa nhân văn này đều xuất phát từ những nhàkhoa học uyên bác, những triết gia đã nằm lòng những tư tưởng triết lý, khoa họcthời Hy — La cổ dai, tư tưởng của họ mang đến nhiều điều mới mẻ, tươi sáng vàkhơi gợi hy vọng, niềm tin dé chống lại sự lac hậu, cô hủ, cái làm cho nền dao đứccủa xã hội thời bay giờ bị xuống cấp tram trọng Phong trào đấu tranh trên mặt trận

tư tưởng của Chủ nghĩa nhân văn được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ nhiệttình, tinh thần thời đại mà họ mang đến dần được thấm sâu vào những cá nhân,cộng đồng người và vào từng ngõ hẻm, ngóc ngách trong lòng xã hội châu Âu thời

ky Phuc Hưng [33].

Chủ nghĩa nhân văn được xem là đỉnh cao văn minh của của thời kỳ Phuc

Hưng châu Âu, từ đây, hàng loạt hệ thống lý luận, lập luận, quan điểm có xu hướngphục vụ cho loài người tiễn bộ, thức tỉnh nhân dân lao động được ra đời Chủ nghĩanhân văn đã tập hợp cho mình được một lực lượng hùng hậu, trí tuệ, đấu tranhkhông ngừng cho những giá trị, phẩm chất cao đẹp đáng tôn vinh của loài người.Nội dung chính của Chủ nghĩa nhân văn được thực hiện ở bốn điểm cơ bản là: Thếgiới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo nên; Con người là sản phẩmcủa sự phát triển tự nhiên chứ không phải do Chúa tạo ra từ “mẫu dat’ hay từ “cáixương sườn cụt”; Cuộc sông không phải là noi day ải mà là nơi con người có théxây dựng hạnh phúc dưới trần thế, không phải đợi hạnh phúc ngày mai ở thiên

đàng; Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì

thế con người phải trở thành đối tượng của nghệ thuật [36] Có thể nói, những tưtưởng trên đối lập hoàn toàn với hệ thống giáo lý và niềm tin của Giáo hội, tạo nên

xu hướng đề cao con người, đặt con người lên hàng đầu, cởi trói cho dân chúng thờibấy giờ thoát khỏi những sợi dây ràng buộc tư duy, suy nghĩ do hệ thống nhà thờ vànhà nước phong kiến tạo nên

Chủ nghĩa nhân văn trau đồi cho con người những lý luận về nhân sinh quan

và thế giới quan do những nhà nhân văn chủ nghĩa mang đến, trong đó đặc biệtnhấn mạnh tính lợi ích thực tiễn Trả lời cho câu hỏi phải sông như thế nào, Chủ

26

Trang 31

nghĩa nhân văn yêu cầu con người phải biết sống một cách thế tục, tức là phải xemmình như trung tâm của mọi thứ, chứ không phải sống một cuộc sống chỉ biết tônthờ những thứ bên ngoài bản thân mình, không do mình tạo ra như những điều Giáohội hay nhắc đến Chính điều này đã tạo điều kiện cho con người được tự do sángtạo ra nhân cách của chính mình, mà biểu hiện cụ thé là ở những kiệt tác trong cáclĩnh vực khoa học hay văn học nghệ thuật Mục tiêu đầu tiên của Chủ nghĩa nhânvăn là ươm mam cho việc chống lại sự thao túng con người bang giáo điều của Giáohội, tiếp đến tiến tới đấu tranh từng bước phá bỏ sự thống trị hàng nghìn năm củaGiáo hội cũng như nhà nước phong kiến.

N Machiavelli là người được học tập, lĩnh hội nguồn tri thức phong phú củavăn hóa Phục Hưng ngay từ nhỏ nên có nhiều quan điểm của ông là kết quả từ sự kếthừa nguồn tri thức ấy Đầu tiên, đó là việc Chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng dautranh dé giảm thiêu sự ràng buộc từ tôn giáo đến các lĩnh vực khác của đời sống,sau này chính N Machiavelli là người rất kiên quyết trong việc tách rời chính trịkhỏi Giáo hội, phân định rõ chuẩn mực dao đức đúng đắn và chuẩn mực đạo đức

mà Gido hội tự đưa ra Bên cạnh đó, hình tượng bậc quân vương mà ông mô tả là

người có trí tuệ, quyền lực, sự độc lập và khôn ngoan, điều này ít nhiều ông đã kếthừa nguồn cảm hứng từ những hình ảnh của con người được phác họa với nhữngđặc điểm như độc lập, dep dé và uy nghi từ chính các tác pham khoa học, nghệ

thuật, văn học thời kỳ này.

1.3 N Machiavelli: Cuộc đời và tác phẩm Quân vương1.3.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của N Machiavelli

Niccolò di Bernardo dei Machiavelli (năm 1469 — 1527) là một chính tri gia

noi tiếng người Italia, những thành tích của ông được thể hiện ở nhiều phương diện

như hoạt động lý luận chính trị, ngoại giao, âm nhạc và thơ văn Ông sinh vào ngày

3 tháng 5 năm 1469 tại thành phố Firenze, ông là người được thừa hưởng nền giáo

dục một cách khoa học và đầy đủ, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến các lĩnhvực như triết học, văn hóa, lịch sử từ thời Hy Lạp — La Ma cô đại Cho đến năm 29

27

Trang 32

tuổi, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng ngoại giao, day là tiền đề và điềukiện quan trọng góp phan làm nên tư duy và các quan điểm của N Machiavelli vềsau Với tài năng cùng lòng nhiệt huyết của mình, ông sớm dành được sự tin tưởng

và sủng ái của những lãnh đạo cùng thời, bằng chứng là chỉ sau một tháng, ôngđược bầu làm Thư ký Hội đồng quân sự và ngoại giao Trong quá trình thực hiệnnhững nhiệm vụ ngoại giao, ông có cơ hội đi hầu khắp các nước châu Âu để xâydựng các mối quan hệ và tìm kiếm những đồng minh tiềm năng cho đất nước Đócũng là quãng thời gian ông được trải nghiệm, kiểm nghiệm, tích ly kiến thức désau này viết nên những tác phẩm lớn

Sự kiện bước ngoặt trong con đường chính trị của ông xảy ra vào năm 1512,

khi nhà cầm quyền Soderini bị tống giam, còn nhà Medici trở lại năm quyềnFirenze, vi làm việc trong chính quyền của Soderini nên N Machiavelli bị bãi chức.Một thời gian sau ông bị tống giam và tra tan vi bị nghi ngờ có mưu đồ lật đồ nhà

Medici Sau đó, ông được trả tự do và trở về quê nhà sinh sông Trong suốt mười

năm tiếp theo, ông không được tham gia chính sự nên ông tập trung hắn sang sángtác, từ năm 1520 đến 1524, ông được Giáo hoàng giao nhiệm vụ viết về lịch sử củaFrorence Sau sự kiện Giáo hoàng Clémenté VII bị kẻ thù đánh lừa và người dânFlorence đã nỗi dậy làm cuộc lật đồ nha Medici vào năm 1527, N Machiavelli lại bịnhững người cộng hòa nghỉ ngờ là cấu kết với nhà Medici Tuy nhiên, vào tháng 6năm 1927, ông qua đời sau một trận ốm, kết thúc một cuộc đời lắm biến cố và cóphan bat hạnh của mình [24, tr 16]

Thời kỳ này Giáo hội Rome được coi là thế lực có vai trò lớn khiến cho đấtnước Italia bị chia rẽ Khi Italia duy trì nhà nước thần quyền phong kiến, họ khôngtập trung vào nhiệm vụ thống nhất dân tộc mà lại cố gắng mở rộng biên giớicủa mình, điều đó làm cho dân tộc Italia gặp nhiều trở ngại lớn trong việc đi đếnthống nhất Về phần N Machiavelli, thái độ của ông đối với tầng lớp quý tộcphong kiến trong nước ngày càng mâu thuẫn sâu sắc từ trong hệ tư tưởng, quan

(5) Clêmentê VII (Latinh: Clemens VII) là vị giáo hoàng thứ 219 của giáo hội công giáo Theo niên giám toa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1523 và ở ngôi Giáo hoàng trong 10 năm 10 tháng 7 ngày.

28

Trang 33

điểm, thậm chí là thù địch, đối đầu Nguyên nhân là ông cho rằng những kẻ quý tộcchỉ biết sống một cuộc sống xa hoa dựa trên thu nhập từ các điền trang của mình

mà không quan tâm đến đất nước, mặt khác, chính việc hoạt động vì lợi ích của họ

đã làm cho dân tộc Italia bị chia rẽ Bên cạnh đó, điều này còn bắt nguồn từ tâmtrạng, tình cảm, tính cách và những tư tưởng chính trị, cũng như khát vọng thốngnhất dân tộc của N Machiavelli Theo ông, Italia phải bị phân tán chính trị là cáigiá cho việc dé cho vùng Florence và các vương quốc khác được phát triển thịnh

vượng từ những cuộc xâu xé lẫn nhau, trong khi các nước hùng mạnh bên ngoài là

Pháp va Tây Ban Nha đã lợi dụng xung đột đó dé bành trướng sang Italia, những

cuộc xung đột như vậy chỉ làm giàu cho bọn địa chủ N Maichiavelli thậm chí còn

tuyên bồ là phải thủ tiêu tầng lớp địa chủ có hại cho nhân dân, điều này giúp ôngthé hiện được tình cảm dành cho nhân dân, trong đó có các tầng lớp như công dânthị thành, thương gia, thợ thủ công, chính những hoạt động sản xuất của họ bảođảm cho sự phát triển của Florence và các thành thị khác ở Italia Ông cũng chorằng, hoạt động lao động của các tầng lớp trên có vai trò chính trị quan trọng trongviệc điều hành xã hội

Sự nghiệp sáng tác của N Machiavelli khá phong phú về thê loại, tuy không

đồ sộ về số lượng tác phẩm Những tác phẩm của ông mang tinh than của thời kyPhục Hưng và tầm vóc thời đại, tất cả đều có ý nghĩa to lớn cho các học giả đời sau.Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: “Quản vương” (1513), “Luận giải về Livy”(1518), “Lịch sử thành Firenze” (1523) Có thé nói, N Machiavelli là một tác giảxuất chúng với năng lực quan sát nhạy bén, có sự cần man, miệt mài và ngòi bútvăn chương điêu luyện Cuộc đời ông còn gắn liền với những câu chuyện liên quanđến các nghệ sĩ nổi tiếng đương thời như Leonardo Davinci'), Mechelangelo”,

(6) Leonardo di ser Piero da Vinci (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 - tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng

5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa si, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và triết học tự nhiên người Ý Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại.

(7) Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (6 tháng 3 năm 1475 — 18 tháng 2 năm 1564), thường được

gọi là Michelangelo, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc su, nhà thơ và kỹ su thời kỳ Phuc Hung Ý Dù ít

có những đột phá bên ngoài nghệ thuật, sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực dat tới tam mức khiến ông

29

Trang 34

Rafael®, Nhu vậy, có thé xem ông là một trong những sử gia, nhà chính trị hay

nhà văn hóa tiêu biêu, có đóng rât lớn cho nên khoa học xã hội hiện đại.

1.3.2 Tác phẩm Quân vương: Hoàn cảnh ra đời, kết cấu và những nội

dung chính

“Quân vương” là tác phẩm kinh điển của N Machiavelli, thuộc lĩnh vựcchính trị, cuốn sách lần đầu được xuất hiện vào năm 1513, nhưng phải đợi đến khitác giả qua đời hơn 5 năm (năm 1532), cuốn sách mới được xuất bản lần đầu tiên

Đây được xem là một trong những công trình khoa học mang khuynh hướng nghiên

cứu thực tiễn chính trị đầu tiên, phương pháp được sử sụng là phương pháp nghiêncứu thực chứng - phương pháp quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu chính trị họchiện đại Cuốn sách tập trung vào mục tiêu phân tích và lý giải các vấn đề trọng yếucủa chính tri như cách cai tri, nghệ thuật dùng người, vai trò quyền lực, tư cách bậc

dé vuong, đó hầu như đều là các vấn đề lớn mà ngành chính trị học hiện đại vẫnđang phải tìm cách giải quyết

Bối cảnh trực tiếp ra đời của tác phẩm khá đặc biệt, N Machiavelli viết cuốn

“Quân vương” trong khi ông đang bị thất sủng, nguyên do là gia tộc Medici đượcquay trở lại cầm quyền (trước đó họ bị trục xuất khỏi chính quyền năm 1494, mởđường cho sự khôi phục của nền cộng hòa Florence), nhà Medici quyết định sa thảiông bởi vì ông là nhân vật quan trọng từng phục vụ trong chế độ cũ Dẫu vậy, ôngkhông từ bỏ khát khao tiếp tục con đường chính trị của mình, “Quân vương” là tácphẩm mang ý nghĩa như một bức thư xin việc gửi đến người đứng đầu nhà Medici

và chính quyền Florence thời bấy giờ Tuy nhiên, nhà Medici đã thờ ơ với cuốnsách, đồng thời khiến khát vọng trở lại chính trường của ông đã không thể trở thành

hiện thực.

được coi là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục Hưng, cùng với đối thủ kiêm bạn

bè Leonardo da Vinci

(8) Raffaello, thường gọi là Raphael, tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino (6 tháng 4 hoặc 28 tháng

3năm1483- 6 thang 4 năm 1520) làhọa sivakién trúc sưnổi tiếng ngườiÝ Cùng

với Michelangelo và Leonardo da Vinci, ông hình thành bộ ba bậc thầy vĩ đại vào thời đó.

30

Trang 35

“Quân vương” được xem là một trong những tác pham lớn của thời kỳ PhụcHưng, nhất là nếu xét ở dưới góc độ đóng góp về mặt khoa học nền tảng, phươngpháp nghiên cứu, tư duy, tư tưởng chính trị cho nhân loại Tuy nhiên, cuốn sách cómột chặng đường khó khăn và gian nan trong hành trình xuất bản dé đến với độc giảtrên đất nước Ý cũng như khắp châu Âu Tuy tác phâm được hoàn thành từ năm

1513, những mãi đến năm 1532 mới chính thực được xuất bản ở nước Ý, và phảiđến năm 1540 tác phẩm mới được dich sang tiếng Anh, tất nhiên, với nhiều giá trị,thông điệp có ý nghĩa của mình, tác phẩm đã được tái bản liên tiếp thời gian sau đó.Đáng tiếc là bốn thập niên sau, chính xác là từ năm 1559, cuốn sách “Quân vương”cùng toàn bộ những tác phẩm của N Machiavelli bị lực lượng Giáo hội thời baygiờ ra lệnh cắm xuất bản và lưu hành Có thể nói rằng, cuộc đời và sự nghiệp chínhtrị của ông và số phận cuốn sách “Quân vương” có nhiều điểm khá tương đồng.Càng về sau, người ta càng nhận ra được giá trỊ của cuốn sách, và cho đến nay nó đãtrở thành một tác phâm nỗi tiếng trên toàn thế giới, xứng đáng với tầm vóc và giá trị

đích thực mà nó tạo ra.

Tính từ khi tác phẩm được lan tỏa ra khắp châu Âu, rất nhiều nhân vật nổitiếng đã coi cuốn sách như một trong những tác phâm kinh điển, đáng học hỏi vanghiền ngẫm, thậm chí là ứng dụng vào quản lý công việc, các mối quan hệ cũng

như sự nghiệp của họ Tat nhiên, là một tác phẩm nghiên cứu chính trị xuất sắc,

cuốn “Quân vương” giành được rất nhiều sự chú ý từ những chính trị gia nồi tiếngthế giới, có thé kế đến như: Hoàng dé Charles đệ ngũ” đã trực tiếp tán thưởng tác

1°° — người luôn mong được sở hữu một cuốn sách nhưng

phẩm; Oliver Cromwel

chỉ kiếm được một bản Quân vương chép tay; hai ông vua Pháp Henry Đệ ngũ là

Henry Dé tứ trước lúc bị ám sát, đã được ké lại là van giữ cuốn “Quân vương” trong

(9) Charles V (21 tháng 1 năm 1338 — 16 tháng 11 năm 1380), còn được biết đến như Charles le Sage, là

nhiếp chính trong khoảng 1356-1360 và đăng ngôi vua nước Pháp từ năm 1364 đến khi băng hà và là một

thành viên của nha Valois Ông chết năm 1380 ở tuổi 42 và được chôn cắt tại Saint Denis Basilica.

(10) Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân

sự người Anh, người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh và sau đó là Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland Ông là một trong những chỉ huy của lực lượng quân đội mới đánh

bại những người bảo hoàng trong cuộc nội chiến Anh Sau khi vua Charles I của Anh bị xử tử năm 1649,

Cromwell chỉnh phục Ireland và Scotland rồi cai trị với tư cách bảo hộ công từ năm 1653 cho tới khi ông qua

đời năm 1658.

3l

Trang 36

tay; Frederick Dai dé") đã dựa trên cuén Quân vương để tạo ra chính sách củanước Phé thời ấy; vua Louis thứ XIV đã xem “Quân vương” như cuốn sách gối đầucủa mình; cuốn Quán vương cũng được tìm trong xe ngựa của Hoàng đế Napoléon

ở Waterlo; Bismark” trước khi nắm quyên, đã là một đệ tử trung thành củaN.Machiavelli; Hitler nói rằng “Quân vương” là nguồn cảm hứng thường xuyêncủa ông ta lúc nghỉ ngơi, suy nghĩ; Benito Mussolini“ thì tuyên bố: Tôi tin rằngcuốn “Quân vương” của N Machiavelli phải là sách chỉ nam tuyệt tác của nhàchính khách Cho đến nay thì những sinh viên của ngành Khoa học chính trị cùngnhiều độc giả, học giả, cá nhân khác đã thừa nhận “Quân vương” là một trongnhững cuốn sách gối kê đầu giường quan trong của mình [18] Từ đó có thé thấy,sức ảnh hưởng của tác phẩm này là cực kỳ lớn đến nhiều vị lãnh đạo, nhà kinhdoanh và nhiều người nổi tiếng trên thế giới Điều nay cũng gián tiếp thé hiện rằng,giá trị của Quân vương đã len lỏi vào nhiều mặt của những nền chính trị thế giới vàvẫn sẽ có những bài học mà thế hệ mới, thời đại mới cần phải xem lại từ nhữngtrang viết trong tác phâm này

Tác phâm có tổng cộng 24 chương, nam trải dài 192 trang trong một cuốnsách nhỏ với kích thước giây khá mỏng Đây là tác phẩm kinh điển nhưng có dunglượng khá khiêm tốn khi so với các tác phẩm thuộc lĩnh vực chính trị học khác nhưCộng hòa của Plato hay Chính trị luận của Aristotle Từ lúc xuất bản cho đến nay,tác phẩm liên tục được tái bản với số lượng ngày càng lớn và được dịch ra rất nhiềuthứ tiếng trên thế giới Cuốn sách chính là nguồn cảm hứng cho những lãnh tụ,những chính trị gia trên khắp thế giới, nó được xem là một trong những tác phẩmhay nhất của Khoa học chính trị và là một tác phẩm đáng được đọc nhiều lần trong

lịch sử loài người.

(11) Frederick II (tiếng Đức: Friedrich ; 24 thang 1 năm 1712 - 17 tháng 8 năm 1786) là Vua nước Phổ từ năm 1740 cho đến năm 1786, triều đại dài nhất của bất kỳ vị vua Hohenzollern nào.

gia người Đức, ông là người lãnh đạo nước Đức và châu Âu từ năm 1862 đến năm 1890 Ông đã thống nhất các bang Đức (ngoại trừ Đề quốc Áo) thành một Đề quốc Đức hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của Phổ Sau đó,

ông xây dựng cục diện cân bằng quyền lực, duy trì thành công nềnhòa bìnhởchâu Âu từ

năm 1871 đến 1914

(13) Benito Amilcare Andrea Mussolini (phiên âm tiếng Việt: Bê-ni-tô Mu-xô-li-ni; phát âm tiếng Y), sinh ngày 29 tháng 7 năm 1883 — 28 tháng 4 năm 1945) Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa phát xít ở Ý.

32

Trang 37

Trong tác phẩm Quân vương, N Machiavelli giành phần lớn nội dung déphân tích, nghiên cứu và đưa ra những kết luận xoay quanh vấn đề phương thức thểhiện đạo đức, nhân cách của giới cầm quyền, nhìn chung, đấy cũng chính là điểmnhắn đặc biệt của tác phẩm — một nội dung mà không có nhiều tác phẩm trước đó đisâu, nhưng N Machiavelli lại trình bày trong xuyên suốt tác phẩm của mình Khác

với những nhà nghiên cứu chính trị trước trong quá khứ, ông tập trung nghiên cứu

đối tượng là những con người chính trị cụ thể, và coi họ như chủ thể chính đểnghiên cứu chứ không phải tập trung nghiên cứu các thé chế hoặc các mô hình nhànước trên thế giới, ông đặt con người chính trị vào trung tâm của mọi sự vận động,biến chuyền chính tri, là điểm xuất phát của những nguyên nhân và hậu quả đối vớibất kỳ sự thay đối chính trị nào Ông cho rằng chính con người chính trị mới làđiểm xuất phát của mọi cải tạo trong lịch sử và xã hội, của mọi động lực, phươngcách dé chiếm đoạt va gìn giữ một xã hội, đất nước ôn định Dựa trên góc nhìn cánhân của mình, ông tập trung nghiên cứu những mối quan hệ và sự ảnh hưởng củacác lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, tôn giáo lên vấn đề quản trị, quản lý nhà nước,ông đưa con người từ trạng thái đang khoác trên mình màu sắc tôn giáo về với conngười hiện thực ở trần thế, nơi mà tính người luôn được thé hiện rõ nhất trong lĩnh

vực chính tri.

Khi đọc tác phẩm “Quân vương”, càng ngày người ta càng cảm thấy hứngthú trong quá trình tìm hiểu, suy ngẫm, nghiên cứu những gì ông viết ra Một phansức hấp dẫn của tác phẩm được tạo ra từ những tư tưởng, quan niệm triết học, nhânsinh quan về bản tính con người của tác gia, chính những nhận xét, khang dinh lanhlùng của N Machiavelli về những khía cạnh liên quan đến bản chat con người đãlàm nhiều người chột dạ, bất ngờ Bên cạnh đó, những lời khuyên mà ông chỉ dẫncho các bậc quân vương để giải quyết những van dé, tình huống cụ thé đều hữu ichcho các vị chính khách, giới chủ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, công ty, hay đơn giản là có giá trị trong đối nhân xử thế hàng ngày của chúng ta Nhìnchung, nhãn quan chính trị của N Machiavelli đã lột tả được hầu hết bản chất xấu

xa của con người, trong đó đáng chú ý là sự ích kỷ, tham lam và hèn nhát đó là cơ

33

Trang 38

sở dé ông đưa ra những lời khuyên giành cho những người nắm trong tay quyền lực,

có sứ mệnh tri vì một cộng đồng, một đất nước Chính sự phát hiện về bản chất con

người và phương thức thê hiện rõ ràng nhất bản chất đó trong môi trường chính trị

là tiền đề cơ ban dé N Machiavelli xác lập nên những nền tang cho một ngành khoa

học mới, đó là Khoa học chính trị.

34

Trang 39

Tiểu kết Chương 1

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, N Machiavelli được sinh ra trong một bối cảnh đặc biệt của nhânloại, trong hoàn cảnh đặc biệt của một gia tộc đầy quyền lực Điều này có ảnhhưởng lớn đến những tư duy, suy ngẫm của ông về thời cuộc cũng như sự nghiệpchính trị Đồng thời, hun đúc và thôi thúc trong ông những khát vọng về việc có thểxây dựng một đất nước ồn định, thống nhất

Thứ hai, quan điểm của N Machiavelli có sự kế thừa từ hệ thống tri thứckhông lồ của nhân loại, đặc biệt là từ những vi triết gia tài năng và nồi tiếng nhất

trước ông Kéo theo đó, tác phẩm Quán vương mang trong mình một hàm lượng trithức lý luận lớn không kém phần thực tiễn, chứa đựng nhiều giá trị tỉnh hoa vượt

nên ngành Chính trị học.

35

Trang 40

CHƯƠNG 2: NHỮNG NOI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN

NIEM CUA N MACHIAVELLI VE DAO DUC CUA NGUOI CAM

QUYEN TRONG TAC PHAM “QUAN VUONG”

2.1 Tư tưởng của N Machiavelli về vấn đề “đạo đức” và “nhà cầmquyền” trong môi trường chính trị

“Đạo đức” là một khái niệm rất phức tạp, là đối tượng nghiên cứu của đạođức học (Ethics) và của nhiều ngành khoa học xã hội, nó cũng là khái niệm phổbiến, nội hàm phong phú, có sự chi phối mạnh mẽ nhiều hướng tư duy trong Khoa

học chính tri.

Từ Ethics trong tiếng Anh bắt nguồn từ từ “ethos” của tiếng Hy Lap, với

nghĩa nguyên thủy là phong tục, luân lý Còn từ “đạo đức” theo nghĩa Han Việt” là

do hai từ tách biệt tạo thành: “Đạo” có nghĩa là đường đi, hướng di, “Đức” là điềutốt đẹp, đúng đắn Dù được hiểu theo nhiều cách nhưng tựu chung, ở phương diện

xã hội thì đạo đức là hệ thông các quy tắc, chuẩn mực được cho là tốt đẹp, đúng đắn

mà một cộng đồng xã hội luôn hướng đến, được tạo thành, tồn tại, gìn giữ trong mộtthời gian dai và khó thay đồi

Mặt khác, vì quan niệm về đạo đức không đồng nhất ở từng quốc gia, từngnền văn hóa hay thậm chí là ở từng cá nhân, nên dù cho con người ở mọi nơi luônton tại những giá tri chung, thì việc đánh giá, phán xét về mặt đạo đức vẫn sẽ có sựkhác biệt về mặt tiêu chuẩn, luật lệ hoặc những góc nhìn Điều này thể hiện ở những

tư tưởng của nhiều triết gia lớn trên thế giới về vấn đề đạo đức Cụ thể, JemyBentham (năm 1748 — 1832) - cha đẻ của Thuyết công lợi va J Stuar Mill (năm

1806 — 1873) — triết gia lớn của nước Anh, đều đưa ra một tiêu chí đạo đức rằng

“việc cần làm là lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất”, điều này được khái quát rõràng trong Thuyết công lợi [30], day cũng là kim chỉ nam cho các chính sách côngtrong mỗi hệ thống chính trị ở các nước khi được đưa ra và thực hiện Nhưng điềunày hoàn toàn đối lập với cách nhìn của nhiều triết gia theo trường phái chủ nghĩa

tự do, biêu hiện trong câu nói bât hủ của Jonh Locke, “tât cả mọi người sinh ra đêu

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w