1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quốc tế học: Sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN giai đoạn 2010 - 2020

101 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN giai đoạn 2010 - 2020
Tác giả Nguyễn Bỏ Trọng
Người hướng dẫn TS. Lờ Lờna
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 26,8 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu tổng thể về những điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN nhằm đối phó với sự can dự ngày càng gia tăng của các nước lớn những năm gần

Trang 2

Nguyễn Bá Trọng

SỰ DIEU CHÍNH CHÍNH SÁCH QUOC PHONG AN NINH CUA CÁC NƯỚC ASEAN

GIAI DOAN 2010 - 2020

Chuyên ngành: Quan hệ Quéc tế

Mã số: 8310601.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUOC TE HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Lê Lêna

XÁC NHAN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ CUA HỘI DONG

CHAM LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn Giáo viên hướng dẫn

thạc sĩ khoa học

GS.TS Hoàng Khắc Nam TS Lê Lêna

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Lêna

Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên

cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn

này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nào Tôi

xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

HỌC VIÊN

Nguyễn Bá Trọng

Trang 4

1 Lí do lựa chọn đề tài - - sex EEkSkEESEEESEEEESEEEkSEEEkskrrkrkrkee 5

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề 2-2 + k+Ex+EEeEE2EE2EE2E12E1EEeEkerkerree 7

3 Mục tiêu nghién CỨU - - - c3 11189318311 11 91 91 1 vn ng rệg 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 5c ©s2+£+z++£z+zx+zxrxzsez 9

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - G6 E1 E* S113 1 vn rey 10

6 Cấu trúc/Bố cục của luận văn - ¿2t EE2E+EEEEEESEEEEEErErrerxrkerrrs 10

Chương 1 CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC DIEU CHỈNH

CHÍNH SÁCH QUOC PHONG AN NINH CUA CÁC QUOC GIA

FNS) 07 ee 11

1.1 Nhân tố bên ngoài -:- 2-22 £+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE2EE21111 E1 EEcrk, 11

In: 1 0T ro sannggỤỤŨ.Ả 11

1.1.2 Bồi cảnh KAU VUC ceesesesesescscscssesescscsesesseussesssesesssvevsvsvsussacatststsvavavevees 161.2 Nhân tố bên trong các nước ASEAN cccessessessssssessessessessesssessessesseeseeseees 28

Tiểu kết CHUONG Ì œ- s- se sẻ +e£EEEsEkSEksEteEEEkEksEkrkerkereererrreererreee 32 Chương 2 THỰC TRANG DIEU CHỈNH CHÍNH SÁCH QUOC

PHONG AN NINH CUA CÁC NƯỚC ASEAN -‹«‹-ee 33

2.1 Điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong chính sách 2 252 s2 s52 332.2 Tích cực day mạnh quá trình phát triển tiềm lực quốc phòng an ninh 392.3 Phát triển hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh - 50

2.4 Xây dựng và tăng cường cơ chế hợp tác đối phó với các thách thức

an ninh phi truyền thống 2- 2£ ©5£©5£+S£+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEerkerkerkeee 57

TiỂM Ket CRUONG 2 crsccssesssssessvessessessesssssssssessessessssssssssssssssssssssssessesssssssssssssssessees 66

Trang 5

Chương 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA DIEU CHỈNH CHÍNH SÁCH

QUÓC PHÒNG AN NINH CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀ

TÁC DONG DOT VỚI VIỆT NAM -5<sscsecssevssesserseesssrse 67

3.1 Đánh giá tiễn trình điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh

của các nước ASEAN HH HH HH nh HH TH TH ng Hư 67

3.1.1 Đặc điểm chung trong quá trình điều chỉnh chính sách

quốc phòng an ninh của các nước ASEANN -©ceccs+cssc 67 3.1.2 Những thành tựu và han chế của việc điều chỉnh chỉnh sách 69 3.2 Tác động của việc điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh

và một số khuyến nghị đối với Việt Nam ¿2© 2+2 £+£x+zxerxerreres 73

3.2.1 Tác động của việc điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh

đối với Việt NOM occcscesscssesssesssesssssessssssessssssssssessssssecsusssesssssessseesees 73 3.2.2 Một số khuyến nghị đói với Việt Naim 5-55c©52552+c2+cscs2 88

Tid Ket CNUONG NỀN naagagntta 89

KET 000/.9015775 Ô 90 TÀI LIEU THAM KHẢO s5 5£ s£ s2 s2 s££ssss£SseEseEsesseessessss 91

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

TT | TIENG ANH TIENG VIET

1 | AACC ASEAN Air Force Chiefs Conference

Hội nghị Tư lệnh không quan ASEAN

2 | ACDFM ASEAN Chiefs of Defence Forces' Meeting

Hội nghị Tư lệnh Lực lượng quốc phòng các nước

ASEAN 3| ACAMM ASEAN Chief of Army Multilateral Meeting

Hội nghị Tu lệnh Luc quan ASEAN

4 | ACMMC ASEAN Chiefs of Military Medicine Conference

Hội nghị người đứng dau ngành Quân y ASEAN

5 | ADMM ASEAN Defence Ministers’ Meeting

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

6 |ADMM+ ASEAN Defence Ministers’ Meeting Plus

Hội nghị Quốc phòng ASEAN mở rộng

7 | ANPTT An ninh phi truyén thong

8 | ANCM ASEAN Navy Chiefs' Meeting

Hội nghị Tư lệnh hai quan ASEAN

9 | APC Asia-Pacific Community

Cộng đông châu A - Thái Bình Dương

10 | ARF ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

II | ASEAN Association of South East Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A

12 |C25I Command, Control, Communications and Intelligence

Hệ thong chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc và tinh báo

13 | COC Code of Conduct in the East Sea

Bộ quy tac ứng xử ở Biển Đông

Trang 7

TT TIENG ANH TIENG VIỆT

14 |CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương

15 | EDCA Enhanced Defense Cooperation Agreement

Thoả thuận tăng cường hop tác quốc phòng

16 | EAS East Asia Summit

Hội nghị Cấp cao Đông A

17 | FDI Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp Hước ngoài

18 | FPDA Five Power Defense Agreement

Hiệp định quốc phòng năm cường quốc

19 |NATO North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức hiệp ước Bắc Dai Tay Dương

20 |MOU Memorandum of Understanding

Ban ghi nho

21 | ReCAAPISC | Regional Cooperation Agreement on Combating

Piracy and Armed Robbery against Ship in Asia

Imfomation Sharing Centre

Trung tâm Chia sẻ thông tin thuộc Thỏa thuận hop tac

khu vực về chống lại cướp biển và cướp có vũ trang

nhằm vào tàu tại châu A

22 | SIPRI Stockholm International Peace Research Institute

Viện Nghiên cứu Hoa bình Stockholm

23 | UNCLOS United Nations Convention on Law of the Sea

1982 Công ước Liên Hop Quốc về Luật biển

Trang 8

MO DAU

1 Li do lựa chọn đề tài

Bước sang thé kỷ 21, khu vực Đông Nam A (PNA) dan trở thành một

trong những mối quan tâm chính, trọng tâm can dự và là lực hút kinh tế hấp

dẫn của thế giới Đặc biệt, trong những năm gần đây, thế và lực của các quốc

gia trong khu vực cũng như các hình thức liên kết và hợp tác của Hiệp hội các

quốc gia DNA (ASEAN) không ngừng tăng lên Điều này giúp DNA trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực châu Á - Thái

Bình Dương (CA - TBD), nhưng cũng làm cho khu vực này trở thành trọng

tâm cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt giữa các nước lớn, trong đó đặcbiệt là giữa Mỹ và Trung Quốc

Đối với Mỹ, Mỹ xác định tập trung can dự vào các nước ASEAN,

nhằm duy tri, củng cố vị thế siêu cường trong thé giới đơn cực, “bao vây,

kiềm chế” Trung Quốc (đối thủ tiềm năng với tham vọng xây dựng thế giới đa

cực) Sự can dự của Mỹ vào các nước ASEAN được triển khai mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế,

quốc phòng - an ninh và văn hóa xã hội

Trong khi đó, đối với Trung Quốc, ASEAN được xác định là “vùngđệm” quan trọng trong chiến lược tăng cường vị thế quốc tế, hướng tới mục

tiêu trở thành cường quốc thé giới, cạnh tranh vị thế siêu cường của Mỹ, phá

thế “bao vây, kiềm chế” của Mỹ và phương Tây Khu vực DNA và BiểnĐông được coi là “cánh cửa” đi ra ngoài của Trung Quốc dé thực hiện tham

vọng trở thành cường quốc khu vực và thế giới Nếu tham vọng của Trung

Quốc trở thành hiện thực, thì vị thế, vai trò và lợi ích của Mỹ sẽ bị đe dọa

không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu Do đó, trong khi Trung Quốc quyết mở thông “cánh cửa” DNA, Biển Đông dé đi ra ngoài, thì

Mỹ cũng tìm mọi cách đóng cánh cửa đó lại hoặc chí ít cũng không để Trung

Trang 9

Quốc tự do mở “cánh cửa” này Yếu tố chiến lược trên, cùng với vị trí địa chiến lược quan trọng của khu vực DNA dẫn đến sự cạnh tranh ảnh hưởng

quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực

Bên cạnh đó, ASEAN cũng đang chiu nhiều ảnh hưởng và sự hiện diệnngày càng tăng lên từ các cường quốc bậc trung khác như Nga, Anh, Nhật

Bản, Úc Các cường quốc bậc trung này cũng muốn thông qua sự hiện diện

quốc phòng an ninh trong khu vực dé nâng cao vi thé và duy tri lợi ích quốc

gia của minh tại đây Song song với tác động từ các nhân tô bên ngoài là các nước lớn, thời gian gần đây, các nước trong khu vực Đông Nam Á còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố địa chính trị, an ninh nội tại Trong đó, các vấn đề như đảo chính, tranh chap chủ quyền trên bộ/trên biển, an ninh phi truyền

thống cũng đã tác động to lớn tới tình hình ổn định chính trị xã hội, quốc

phòng an ninh của mỗi nước.

Do đó, dé thích ứng với những biến động mới của tình hình, các nướcASEAN đã chủ động, tích cực điều chỉnh chính sách an ninh quốc gia theohướng linh hoạt hơn và bảo đảm lợi ích quốc gia, góp phần phát triển đất nước

Đối với Việt Nam, có thê nói, sự điều chỉnh chính sách của các nước này tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức đối với quốc phòng - an ninh của Việt Nam

trong tiễn trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Bởi vì, Việt Nam vừa làthành viên của ASEAN nhưng đồng thời mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ

và Trung Quốc cũng dang tổn tại nhiều thách thức Đặc biệt, giữa Việt Nam vàTrung Quốc còn tồn tại những bất đồng sâu sắc trong vấn đề tranh chấp chủquyền lãnh hải Do đó, nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách an ninh của cácquốc gia ASEAN sẽ là một kênh tham van quan trong dé Viét Nam hoach dinhchính sách chiến lược an ninh của một cho phù hợp và linh hoạt Điều này

không những sẽ giúp Việt Nam tranh thủ được các điều kiện thuận lợi khi hợp tác với Mỹ và Trung Quốc đồng thời còn giúp Việt Nam tránh được các bat lợi trước sự va chạm cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc gây ra.

6

Trang 10

Trong quá trình tìm hiểu và sưu tầm tải liệu, tác giả nhận thấy rằng, giaiđoạn từ năm 2010 đến nay, dù có không ít các công trình đã đề cập tới sự điềuchỉnh chính sách của các quốc gia ASEAN, tuy nhiên những nghiên cứu này

mới chủ yếu đề cập tới sự va chạm quyền lực giữa các cường quốc tại khu vực Trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai chủ thể tác động mang tính chủ động Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu tổng thể về những điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN nhằm đối phó với sự can dự ngày càng gia tăng của các nước lớn những năm gần đây và những tác động

từ sự điều chỉnh này đối với quốc phòng - an ninh của Việt Nam Do đó, nghiên cứu dé tài “Sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các

nước ASEAN giai đoạn 2010 - 2020” là cần thiết

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong quá trình tìm hiểu các vấn đề liên quan tới ASEAN và cạnh tranh

Mỹ - Trung, cho tới tháng 12 năm 2019 tác giả thống kê được có 60 đề tài,

công trình nghiên cứu Trong đó có 33 công trình nghiên cứu trong nước, 27 công trình nghiên cứu nước ngoài Các công trình này được chia thành 3

nhóm tiếp cận chủ yếu Thứ nhất đó là tiếp cận dưới góc độ tác động của các chính sách của các cường quốc đối với một nước cụ thể trong khu vực Ví dụ như tác động của chính sách đối ngoại hoặc quân sự của Mỹ, Trung Quốc đốivới Thái Lan hoặc Philipines hoặc Indonexia Với góc độ tiếp cận này, các

công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập tới những biện pháp mà Mỹ, Trung Quốc triển khai đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN qua đó nhằm lôi

kéo các nước bị tác động đi theo quỹ đạo hoặc ý đồ chiến lược mà hai nướcnày mong muốn [Bui Thi Bích Hường, 2017]

Nhóm tiếp cận thứ hai đó là dưới góc độ cơ sở lý thuyết dé làm rõ

động cơ, mục đích việc các cường quốc xây dựng các chính sách đối ngoại, quốc phòng an ninh đối với một số nước trong khu vực ASEAN [Nguyễn Ngọc Thanh, 2017] Ở góc độ tiếp cận này, các công trình nghiên cứu đã đề

7

Trang 11

cập tới nguyên nhân, động cơ và mục đích chủ yếu của Mỹ, Trung Quốc xâydựng chính sách đối ngoại, quốc phòng an ninh với các nước trong khu vực.

Nhóm tiếp cận thứ ba chủ yêu đề cập tới quan hệ hợp tác giữa các quốcgia ASEAN với nhau trong nội khối trên lĩnh vực an ninh Trong đó, lĩnh vựchợp tác nổi bật và có nhiều hoạt động nhất là lĩnh vực an ninh phi truyền

thống như: hợp tác chống buôn lậu, hợp tác chống cướp biển, hợp tác diễn tập

tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, hợp tác chống biến đổi khí hậu và giảm

nhẹ thiên tai [Nguyễn Thị Hoàn, 2018].

Như vậy, có thê thấy, các đề tài, công trình đã nghiên cứu liên quan tới

van dé này mới chỉ dừng lại ở tác động một chiều, tức là từ phía các cườngquốc đối với các quốc gia trong khu vực hoặc là đề cập tới sự hợp tác bằng các

hoạt động thực tế chưa thể hiện nhiều sự điều chỉnh chính sách an ninh Đồng thời, các phản ứng và sự điều chỉnh chính sách an ninh mà các nước trong khu

vực triển khai dé thích nghi với những tác động từ những thay đổi của cục diện

an ninh - chính trị khu vực chưa được đề cập nhiều và toàn điện Chính vì vậy, tác gid quyết định chọn dé tài “Sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN giai đoạn 2010 - 2020” như một mảnh ghép bé sung còn thiếu trong bức tranh nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.

Trong các nội dung được trình bảy trong luận văn, tác giả mong muốn

cung cấp thêm cho bạn đọc và các nhà nghiên cứu cái nhìn toàn diện hơn về sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN trước những

tác động cạnh tranh gay gắt từ phía hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc

Tuy nhiên, luận văn sẽ không đi vào phân tích, khảo cứu từng trường

hợp các quốc gia ASEAN với vai trò độc lập, thay vào đó luận văn sẽ phân

tích sự điều chỉnh chính sách an ninh của ASEAN theo các nhóm xu hướngđiều chỉnh chính sách chính Bởi vì, sự tác động về mặt chính sách an ninhcủa Mỹ, Trung Quốc với mỗi quốc gia trong ASEAN là khác nhau, đồng thờilợi ích của các nước ASEAN trong những van dé cụ thé là khác nhau nên có

những nội dung chỉ có một vài quốc gia điều chỉnh, thích nghi Hoặc do lợi

8

Trang 12

ích quốc gia của họ không liên quan tới các vấn đề của các nước khác nên vềmặt chính sách không có sự điều chỉnh (Ví dụ, sự điều chỉnh chính sách liên

quan tới ưu tiên nhiệm vụ bảo vệ toan vẹn chu quyền lãnh thé, đặc biệt là trên

hướng bién đảo thì chỉ có một số nước có biển hoặc có tranh chấp chủ quyềnlãnh hải trên biển mới tiến hành điều chỉnh)

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Lam rõ sự thay đổi chính sách an ninh của các quốc

gia ASEAN từ đó đưa ra những gợi mở cho Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách an ninh trong thời gian toi.

- Mục tiêu cụ thể: Đề tài xác định trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu cụ thể

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sự điều chỉnh chính sách của các quốc gia

ASEAN

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Lĩnh vực quốc phòng an ninh

+ Phạm vi không gian: Các quốc gia ASEAN

+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010 - 2020 Luận văn lựa chọn mốcthời gian này, vì: Năm 2010 là năm tình hình quan hệ quốc tế khu vực cónhiều thay đổi quan trọng Trong đó có việc Mỹ triển khai chiến lược Tái cân

bằng tại châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong các hoạt động khang định lãnh thé lãnh hải dự của mình vào khu vực trên lĩnh vực quốc phòng an ninh.

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng thé các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vựckhoa học xã hội và nhân văn, trong đó cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Dùng để khái quát lịch sử vấn đề,

giúp độc giả và các nhà nghiên cứu quan tâm năm được tiến trình gia tăng can

dự của Mỹ, Trung Quốc vào khu vực cũng như tiến trình điều chỉnh chính sách an ninh của các quốc gia ASEAN;

- Phương pháp phân tích chính sách: Dùng để xem xét sự điều chỉnh

chính sách ở các cấp độ khác nhau của các quốc gia ASEAN, làm rõ các van

đề liên quan đến sự điều chỉnh chính sách như nội dung, phạm vi và mức độ điều chỉnh;

- Phương pháp so sánh: So sánh, đánh giá sự khác nhau giữa chính sách

trước và sau khi điều chỉnh.

6 Cấu trúc/Bồ cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tai liệu tham khảo, bố cục của luận văn

gồm có ba chương:

Chương 1: Các nhân tố tác động tới việc điều chỉnh chính sách quốc

phòng - an ninh của các nước ASEAN

Chương 2: Thực trạng điều chỉnh chính sách quốc phòng - an ninh của

các nước ASEAN

Chương 3: Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách quốc phòng - an

ninh của các nước ASEAN

10

Trang 14

Chương 1 CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC DIEU CHỈNH

CHÍNH SÁCH QUOC PHONG AN NINH

CUA CÁC QUOC GIA ASEAN

Chính sách quốc phòng an ninh là một thành tố quan trong trong tông

thé các hệ thống chính sách của mỗi quốc gia Chính sách quốc phòng an ninh được hiểu là toàn bộ các chủ trương, đường lối, chính sách của một quốc giai trên lĩnh vực quốc phòng an ninh nham bảo vệ, duy trì chủ quyền, toàn ven lãnh thé và giữ vững an ninh chính tri, an toàn xã hội Đối với các quốc gia

ASEAN, hoạt động điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh chịu tác động

bởi hai nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài Trong đó, các nhân tố bên ngoài đóng vai trò quyết định căn bản, nhân tố bên trong đóng vai trò động

lực thúc đây sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước

ASEAN Trong các nhân tố bên ngoài, nhân tố “Bối cảnh thế giới” là nhân tố

chủ đạo, tác động trực tiếp, dẫn dắt các nhân tố khác

1.1 Nhân tố bên ngoài

Từ năm 2010 đến 2020, tình hình quan hệ quốc tế trên thế giới có nhiềudiễn biến phức tạp Diễn biến nay tập trung vào một số đặc điểm chính như:

Cạnh tranh giữa các nước lớn diễn ra ngày càng mạnh mẽ; chạy đua vũ trang

diễn ra sôi nổi; các yếu tô an ninh phi truyền thống diễn biến phức tạp; khoa

học kỹ thuật quân sự phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều đột phá mới Đây là

những nhân tố tác động tới sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của

các nước ASEAN.

1.1.1 Boi cảnh thé giới

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, về tổng quan, quan hệ quốc tế

chuyên sang xu hướng hoà bình, hợp tác, dân chủ hoá, tuy nhiên bên cạnh

đó vẫn còn những bất ôn tại một số khu vực có vị trí địa chính tri quan trọng

trên thế giới.

11

Trang 15

Đặc điểm chúng ta dé dàng nhận thay đó chính là trật tự hai cực lantasup đồ, một trật tự thé giới mới đang dần hình thành theo xu hướng hợp tác,

đa cực, đa trung tâm Theo đó, xu hướng hop tác giữa các nước được triển

khai trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quân sự và văn hoá với nhiều

tầm mức khác nhau Sự xích lại gần nhau giữa các nước không phân biệt thê chế chính trị đang ngày càng được nhận thấy rõ ràng hơn Những rào cản về

hệ tư tưởng như trước đây đã không còn là điều kiện để các nước tăng cường hợp tác Trong đó, hợp tác về kinh tế, quân sự là hai lĩnh vực nổi bật dé dang

nhận thấy nhất Chính sự hợp tác kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu đã tạođiều kiện quan trọng giúp các nước thu hẹp khoảng cách phát triển với nhau

từ đó hình thành nên các trung tâm kinh tế, tài chính tại nhiều khu vực trên

thế giới Xu hướng chuyên dịch kinh tế theo hướng Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam ngày càng rõ nét Những xu hướng hợp tác này diễn ra trên phạm

vi toàn cầu và Đông Nam Á là một trong những khu vực năng động hưởng ứng các xu thế trên Trong quá trình hợp tác này, các nước Đông Nam Á tiếp

nhận cả yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tô tích cực mang tính chủ

đạo Tuy nhiên, để hạn chế các yếu tố tiêu cực đồng thời tạo thế chủ động

trong các tình huống có thé xảy ra, các quốc gia trong ASEAN luôn mongmuốn nâng cao mọi mặt tiềm lực trong nước dé sẵn sang ứng phó, trong đó

nâng cao và điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh là một trong các lĩnh vực được nhiều nước ở khu vực quan tâm.

Đặc điểm thứ hai đó là sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật,trong đó khoa học kỹ thuật quân sự đạt được nhiều đột phá quan trọng Nhữngthay đổi này tác động trực tiếp tới tiến trình điều chỉnh quy mô, tô chức, hìnhthức chiến tranh Hiện nay, các kỹ thuật đang được cường quốc quân sự như

Mỹ, Nga, Trung Quốc, NATO tập trung phát triển gồm: Vũ khí laze năng lượng định hướng cao, công nghệ điều khiến chính xác, công nghệ phát hiện

cảnh báo sớm, công nghệ động cơ tiên tiên, công nghệ vật liệu/chê tạo Trong

12

Trang 16

đó, công nghệ vũ khí lade năng lượng cao đã thu được những tiến bộ mới.Tháng 6/2015, Hải quân Mỹ đã trao hợp đồng cho hãng Northrop Grummanphát triển “Hệ thống nghiệm chứng vũ khí lade công suất cao thé rắn” (LWSD)cấp độ 1 Kilowatt (KW) để đối phó với các cuộc tấn công bởi tàu cao tốc,

UAV, hệ thống tình báo, trinh sát, theo đõi của đối phương Ngoài ra, Đức cũng đã hoàn thành thử nghiệm chung đối với nguyên mẫu vũ khí lade năng lượng cao cấp độ 10KW trên tàu hải quân vào tháng 2/2016, đã nghiệm chứng việc bắt bám đối với UAV, tàu mặt nước cỡ nhỏ và các mục tiêu cố định mặt

đất [Hoàng Dat Bao, 2015, tr 30 - 38] Đối với công nghệ điều khiến chính xác,

các công nghệ như dẫn đường hình ảnh chủ động bằng lade, rađa mảng pha

trên tên lửa, định vị dẫn đường, con quay hồi chuyển nguyên tử, dẫn đường

terahertz , đã dan dần hoàn thiện và chuyên sang giai đoạn sản xuất, tăng cường đáng kế năng lực nhận biết mục tiêu, độ chính xác và năng lực chống nhiễu của tên lửa Đối với công nghệ phát hiện cảnh báo sớm, các khái niệm mới, nguyên ly và các hệ thống mới như phát hiện sóng điện từ chuyên động

xoáy, radar lượng tử, rađa lượng tử viba và phát hiện tia tử ngoại đã liên tục

xuất hiện, mở ra con đường kỹ thuật mới trong cảnh báo và phát hiện sớm mục

tiêu Đối với công nghệ vật liệu/chế tạo, các vật liệu cao cấp như graphen, vậtliệu siêu tàng hình và vật liệu thông minh đã có tác động lớn đến hiệu quả hoạt

động của tên lửa, không những vừa giúp hạ giá thành mà còn khiến chu kỳ sản

xuất tên lửa được day nhanh hơn so với trước đây

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ quân sự vừa là cơhội nhưng cũng là thách thức đối với tất cả các nước trên thế giới VớiASEAN, vấn đề này không tác động trực tiếp nhưng có ảnh hưởng nhất địnhtới sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh thể hiện trên hai phươngdiện Phương diện tác động thứ nhất đó là tác động tới sự thay đổi cơ cấu tô

chức, tỷ lệ biên chế giữa con người và trang bị trong thành phần lực lượng

của từng quân đội các nước ASEAN Phương diện tác động thứ hai đó chính

13

Trang 17

là kích thích nhu cầu mua sắm để nâng cao năng lực quốc phòng của các nước

ASEAN Theo đó, tuỳ từng hướng ưu tiên nhiệm vụ quốc phòng an ninh mà mỗi nước ASEAN sẽ ưu tiên mua sắm các loại vũ khí trang bị theo nhu cầu

của mình Chính sự thay đổi này đã tác động tới sự điều chỉnh chính sách

quốc phòng an ninh dé phù hợp với điều kiện tác chiến, môi trường chiến dau

mới trong tương lai.

Đặc điểm thứ ba đó là xu hướng khu vực hoá ngày càng rõ nét với

nhiều thé chế khu vực được hình thành Nguyên nhân chính của xu hướng này

đó chính là nhu cầu hợp tác, tìm kiếm cơ hội dé phát triển quốc gia Theo đó,

những quốc gia có nét chung về vị trí địa lý, văn hóa, xã hội hoặc có chung

mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau hình thành các tô chức liên kết

theo khu vực hoặc theo lĩnh vực đặc thù Hiện nay, trên thế giới, ở mỗi châu lục đều có tổ chức quốc tế khu vực hết sức đa dạng Việc hình thành các thể chế khu vực đã tạo ra động lực thúc đây sự phát triển cả về kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia Tuy nhiên, xu thế này cũng tạo ra những khó khăn,

thách thức cho các nước, đòi hỏi các nước phải nỗ lực giải quyết như tự chủ

về kinh tế, quyền lực quốc gia, đặc biệt là việc cân băng lợi ích quốc gia với

lợi ích chung của khu vực Do đó, chính việc tham gia vào các tổ chức khu

vực cũng là yêu cầu đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh Một mặt, sự điều chỉnh này là dé thích nghi với môi trường hợp tác mới những nó cũng là yêu cầu, điều kiện dé các nước có thêm

tham gia vào một tô chức hợp tác khu vực chung nào đó

Đặc điểm thứ tu đó là dù các cuộc chiến tranh quy mô lớn ít có khảnăng xảy ra, tuy nhiên xung đột cục bộ, xung đột sắc tộc, ly khai, xung độttôn giáo vẫn diễn ra tại nhiều điểm nóng trên thế giới với tính chất, quy mô đadạng, phức tạp Trong khi đó, vẫn chưa có một tổ chức, cơ chế quốc tế nào đủ

sức đứng ra giải quyết hoàn toàn các xung đột này Mặc dù các cuộc xung đột

cục bộ, sac tộc, ly khai, tôn giáo diễn ra chủ yêu ở khu vực Trung Đông, Băc

14

Trang 18

Phi, Đông Bac A - nơi có vị trí địa lý cách xa khu vực Đông Nam Á, tuy

nhiên những ảnh hưởng tư tưởng cực đoan của các phong trào này đã tác động không nhỏ tới tình hình an ninh chính trị nội bộ của các nước ASEAN.

Những phong trào và các cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi còn là hình mẫu dé các phần tử cực đoan ở Đông Nam Á vận dụng vào thực tiễn hoạt động ở khu vực Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu của các cuộc biéu tình lật

đồ ở Trung Đông, Bắc Phi là do chính phủ đương nhiệm tham nhũng, các vi phạm về nhân quyền, đói nghèo diễn ra liên tục trong thời gian dài khiến đời

song nhân dân tổn hại nghiêm trọng Đây cũng là những nguyên nhân tiềm ân

và hiện hữu tại khu vực Đông Nam Á Do đó, đặc điểm này cũng là một trong

các tác nhân chi phối gián tiếp, ảnh hưởng tới tư tưởng mong muốn điềuchỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN Ở góc độ nhất

định, sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN không những nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình bên ngoài mà quan trọng hơn chính là nhằm ổn định tình hình chính trị trong nước.

Đặc điểm thứ năm đó là xu hướng gia tăng lực lượng và chi phí an ninh

quốc phòng trên phạm vi thế giới Hiện nay, chạy đua vũ trang đang diễn ra

ngày càng mạnh mẽ hơn Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hoà bình

Stockholm (SIPRI), doanh số xuất khẩu vũ khí của 100 tập đoàn, công ty vũ

khí hàng đầu thế giới năm 2019 đạt hơn 420 tỷ USD [Triệu Tuấn Ninh, 2019,

tr 51 - 60], tăng gần 5% so với năm 2018 Trong đó các nhà thầu quân sự của

Mỹ chiếm đa số thị trường với doanh số khoảng 246 tỷ USD, tương đương

59% 33 công ty khác có trụ sở tại châu Âu đạt khoảng 120 tỷ USD, chiếm

30%, số còn lại là từ châu Á và Trung Đông Cũng theo Viện nghiên cứu này,

thời gian qua, do khủng hoảng kinh tế, tài chính, một số nước đã buộc phải

cắt giảm ngân sách quốc phòng Tuy nhiên, nhìn chung các nước Nam Mỹ và châu Phi, đặc biệt là các nước Arab - Vùng Vịnh vẫn tăng mạnh chỉ tiêu quốc phòng Mặc dù Mỹ là con nợ lớn nhất thế giới nhưng ngân sách quốc phòng

15

Trang 19

vẫn ở mức cao với 633 tỷ USD (2013), 632,8 tỷ USD (2014) Trong đó, 10

quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn nhất gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh,

Nhật Bản, Đức, Pháp, Arap Xeut, Italia, Ấn Độ

Song song với chạy đua về đầu tư ngân sách quốc phòng, các cường quốc trên thế giới còn chạy đua về nghiên cứu, phát triển vũ khí trang bị [Nguyễn Duy Linh, 2018, tr 35 - 48] Trong đó, cuộc chạy dua này chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu đó là: Máy bay chiến dau thế hệ mới,

công nghệ không người lái, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, vũ khí siêu thanh,

tàu ngầm tấn hạt nhân tấn công, vũ khí laze

Rõ ràng, mặc dù các nước ASEAN không năm trong nhóm những nướchàng đầu thế giới trong trào lưu chạy đua vũ trang, tuy nhiên sự chạy đua của

các cường quốc cũng có tác động tâm lý nhất định tới tư tưởng hoạch định chính sách của các nhà lãnh đạo ASEAN Một mặt, gia tăng chi tiêu quốc phòng và mua sắm vũ khí giúp các nước (trong đó có ASEAN) nâng cao năng lực tác chiến, mặt khác còn giúp giảm thiểu nguy cơ bị tấn công, tạo thế răn

đe đối với các nước có tranh chấp lãnh thé

Đặc điểm thứ nhất, sự can dự, mở rộng ảnh hưởng và sự hiện diện

của các nước lớn vào khu vực ngày càng gia tăng Trong đó nổi bật là sựcạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc Ngoài ra, một số cườngquốc hạng trung khác như Nga, Anh, Nhật Bản, Australia cũng đang gia

tăng sự hiện diện quân sự tại khu vực Đây là ảnh hưởng lớn nhất tới sự điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước Đông Nam Á trong

thời gian vừa qua.

16

Trang 20

Báo cáo Quốc phòng Thường niên của Mỹ giai đoạn 2010 - 2014 [Trần

Minh Sơn, 2014, tr 6 - 16] xác định, ASEAN có tầm quan trọng chiến lược

với Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cả về quân sự, chính tri và kinh

tế Chính vì vậy, Mỹ phải tăng cường sự hiện diện và can dự vào khu vực Sở

dĩ Mỹ ngày càng muốn can dự sâu hơn vào các vấn đề của ASEAN là bởi các

lý do sau: Một là, khu vực này là một chìa khoá quan trọng thực hiện chiến lược của Mỹ tại châu A - Thái Bình Dương, giúp Mỹ duy trì sự ôn định và ngăn chặn các nguy cơ thù địch Hai là, khu vực Đông Nam Á được coi là tiền đồn giúp Mỹ “bao vây, kiềm chế” [Đỗ Sỹ Quát, 2020, tr 22 - 31] Trung Quốc,

ngăn chặn Trung Quốc thực hiện tham vọng gia tăng ảnh hưởng và mở rộngkhông gian chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương Thứ ba, Mỹ còn tìmthấy lợi ích kinh tế ở khu vực Đông Nam Á vì đây là nơi giao thoa của cáctuyến vận tải hàng hải huyết mạch nối An Độ Dương với Thái Bình Dương

Khu vực Đông Nam Á sở hữu Biển Đông và Eo biển Malacca với hơn 50%

[Nguyễn Thi Hang, 2016, tr 78 - 83] lượng hàng hoá của thế giới đi qua mỗinăm Theo đánh giá điều trần trước Quốc hội của Bộ Ngoại giao Mỹ năm

2019, ASEAN là điểm đầu tư hàng đầu của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình

Dương Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào khu vực đạt 329 tỷ USD ASEAN cũng

là thị trường xuất khâu lớn thứ tư đối với hàng hóa Mỹ

Chính vì vậy, mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với Đông Nam Á gồm

[Viện nghiên cứu chiến lược Mỹ, 2019] : (1) Không cho phép nước nào thựchiện chủ nghĩa bá quyền tại khu vực; (2) Không để bị loại ra khỏi khu vựcbởi một cường quốc hay một liên minh nào; (3) Bảo đảm tự do lưu thônghàng hải và bảo vệ các tuyến đường biển; (4) Bảo vệ quyền lợi mậu dịch vàđầu tư của Mỹ; (5) Ủng hộ đồng minh và các nước bạn bè; (6) Truyền bá

dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân quyền và tự do tín ngưỡng: (7) Không

17

Trang 21

để khu vực trở thành căn cứ địa của các tổ chức khủng bố Đề thực hiện được các mục tiêu chiến lược trên, Mỹ xác định phải tiễn hành đồng bộ các biện pháp đó là: (1) Can dự toàn diện, sâu rộng vào khu vực va ASEAN dé cung cố quan hệ đã có, lôi kéo, xây dựng quan hệ mới, đưa các nước vào vòng ảnh hưởng và năm trong quỹ đạo của Mỹ; (2) Mở rộng hop tác ngoại

giao, kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh để hình thành “vòng cung

chiến lược”, bao vay, kiém ché Trung Quéc va phuc vu loi ich chién luoc

của Mỹ; (3) Khuéch trương “giá trị Mỹ” tại khu vực

Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, Mỹ đã có các bước đi nhằm làm

sâu sắc hơn hợp tác quân sự với khu vực Đông Nam Á, đồng thời mở rộng

các hoạt động hợp tác quân sự mới.

Một là, thông qua chiến lược “Tái cân bằng” và “Ân Độ Dương - Thái

Bình Dương” [Bộ Quốc phòng Mỹ, 2019], Mỹ gia tăng can dự nhiều mặt

vào các nước ASEAN, trong đó chủ đạo là quốc phòng an ninh, lay chính trị, đối ngoại để hỗ trợ và từng bước mở rộng can dự kinh tế [Bùi Thọ Khởi,

2019, tr 18 - 32].

Hai là, Mỹ triển khai các hoạt động hỗ trợ và cam kết bảo đảm an ninh

cho một số nước trong khu vực, nhất là các nước đồng minh của Mỹ Trong

giai đoạn từ 2010 đến 2020, Mỹ đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho các

quốc gia ASEAN thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính, cung cấp viện

trợ vũ khí trang bị, tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung [Sái Việt

Thành, 2017, tr 42 - 48].

Ba là, Mỹ thúc đây ký kết các thoả thuận hợp tác quốc phòng song

phương dé tăng cường hiện diện quân sự cũng như kha năng can dự vào khu

vực Đông Nam Á Các thoả thuận hợp tác quốc phòng này tập trung chủ yếu

trên các lĩnh vực như: Cho phép Mỹ tiếp tục đồn trú lực lượng quân sự tại

nước sở tại; trao đối đào tạo huấn luyện quân sự; nâng cao năng lực phòng thủ

và an ninh hàng hải [Đồng Quang Khánh, 2020, tr 25 - 37].

18

Trang 22

Bốn là, thông qua các cuộc diễn tập với các nước trong khu vực đề tăngcường hiện diện và kha năng ứng phó với các tình huống bất ôn có thé gâyảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ và các đồng minh, đối tác Hoạt động diễn tập

quân sự cũng là một biện pháp tăng cường can dự của Mỹ tại khu vực

ASEAN Hàng năm, Mỹ phối hợp với các nước ASEAN tổ chức khoảng 70 cuộc diễn tập quân sự song phương và đa phương Trong đó, nhiều cuộc diễn

tập, như: “Cope Tiger”, “Balance Torch”, “Carat”, “Balikantan”, “Cobra

Gold” liên tục được mở rộng về qui mô và nội dung luôn gan liền với các

vấn đề nóng ở khu vực Đối với các nước ASEAN chưa thiết lập cơ chế diễn

tập chung, Mỹ mời các nước này tham gia với tư cách là quan sát viên hoặc tham gia vào các khoa mục hoạt động cứu trợ nhân đạo Thông qua các cuộc diễn tập, Mỹ còn chú trọng lôi kéo thêm các nước tham gia diễn tập và

chuyển đổi hình thức diễn tập từ đơn phương thành song phương, từ song

phương thành đa phương, từ đa phương mở rộng hơn dé mở rộng sự tham gia

của các nước đồng minh và đối tác mới.

Ngoài ra, trong van đề Biển Đông, lợi dụng việc Trung Quốc gia tăng

khẳng định chủ quyền trên Biển Đông từ năm 2009, Mỹ thối phồng các nguy

cơ mat an ninh khu vực do sự trỗi dậy, cách hành xử hiếu chiến và tham vọng

độc quyền kiểm soát Biên Đông của Trung Quốc Đồng thời, xây dựng hình

ảnh một nước Mỹ thiện chí, sẵn sàng làm đồng minh để hỗ trợ các nướcASEAN bảo vệ chủ quyền quốc gia, cân bằng lực lượng trước sự lẫn lướt củaTrung Quốc.

Trung QuốcKhu vực ASEAN có vị trí địa chính trị, kinh tế quan trọng đôi với quátrình lớn mạnh của Trung Quốc Theo nhiều học giả, khu vực này được giớilãnh đạo chính tri, quân sự Trung Quốc xác định là “sân sau” để Trung Quốcthực hiện “giÁc mộng Trung Hoa” [Bộ Quốc phòng Mỹ, 2020] Do đó, đâymạnh quan hệ hợp tác quốc phòng an ninh với các nước ASEAN là một trong

19

Trang 23

những chủ trương, biện pháp, lĩnh vực quan trọng của Trung Quốc nhằm củng

cố niềm tin và tăng cường vai trò, ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.Những năm gần đây, Trung Quốc đây mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng anninh với các nước ASEAN thông qua các biện pháp chủ yếu sau:

Một là, Trung Quốc đây mạnh hợp tác, giao lưu trên lĩnh vực quốc phòng an ninh với ASEAN thông qua các diễn đàn, cơ chế do ASEAN làm hạt nhân Từ năm 2010 đến năm 2019, Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng an ninh khu vực với ASEAN Theo đó, năm 2010, hai bên tổ chức Đối

thoại quốc phòng và an ninh Trung Quốc - ASEAN [Đảng Cộng sản ViệtNam, 2010] tại Thủ đô Bắc Kinh/Trung Quốc, trong đó mời các quan chức,học giả về chính sách quốc phòng tiến hành thảo luận sâu về các vấn đề liênquan đến tình hình an ninh và quốc phòng của khu vực Năm 2011, lần đầu

tiên, Trung Quốc và ASEAN tổ chức cơ chế hội nghị giao lưu Bộ trưởng Quốc phòng Tại Hội nghị Ngoại trưởng ARF ở Campuchia hồi tháng 5/2012, Trung Quốc đề xuất tổ chức Hội nghị Chính sách An ninh mới gồm các quan

chức cao cấp quân sự và dân sự (cấp thứ trưởng) của các nước thành viên

ARF Năm 2013, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất tăng cường giao lưu hợp

tác trong lĩnh vực an ninh với ASEAN, thúc đây hoàn thiện cơ chế hội nghị

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc - ASEAN, định kỳ tô chức đối thoại về an

ninh khu vực, mời các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN tới Trung Quốc tổ

chức hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc - ASEAN Năm 2015, lần đầu tiên tại Bắc Kinh đã diễn ra cuộc gặp lần thứ 5 giữa Bộ trưởng Quốc

phòng Trung Quốc với 10 Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viênASEAN Tại cuộc gặp này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường VạnToàn tiếp tục khang định, Trung Quốc sẽ hợp tác sâu rộng hơn với ASEAN

trong các cơ chế đa phương như Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN mở

rộng (ADMM+) và Diễn đàn khu vực (ARF) Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ

vai tro chủ đạo của ASEAN trong các cơ chê liên quan va cùng làm việc với

20

Trang 24

ASEAN để xây dựng cấu trúc hợp tác an ninh khu vực mang tính chất mở,dung nạp, minh bạch và bình dang Trong đó, đối thoại và hợp tác trong lĩnhvực quốc phòng an ninh là một thành tố quan trọng trong quan hệ chiến lượcgiữa Trung Quốc và ASEAN Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường hơn nữagiúp ASEAN duy trì an ninh và ôn định khu vực [Nhật Nam, 2015].

Trung Quốc cũng ngày càng tích cực và chủ động hơn trong tham gia các hội nghị, diễn đàn quốc phòng an ninh của ASEAN hoặc do ASEAN làm

trung tâm, như ARF, ADMM+, Hội nghị Tư lệnh cảnh sát ASEAN Trung

Quốc cũng đã chủ động dé xuất và đăng cai t6 chức cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng với ASEAN (2015), hướng tới xây dựng cơ chế

ADMM+1 và thiết lập kênh hợp tác quốc phòng 1,5 giữa ASEAN và TrungQuốc (nhưng ASEAN chưa nhất trí) Bên cạnh đó, dé thúc đây, mở rộng quan

hệ hợp tác với quân đội các nước ASEAN, Trung Quốc còn day mạnh trao

đổi đoàn, tiếp xúc nhiều cấp thông qua các chuyến thăm của tàu hải quân hoặc

thiết lập các cơ chế hợp tác mới Trung Quốc cũng cam kết gia tăng viện trợ

quân sự với giá trị lớn hơn và thúc đây đàm phán, ký thỏa thuận hợp tác sản xuất, mua bán vũ khí trang bi với một sé nước trong ASEAN Ngoài ra, trên

lĩnh vực an ninh phi truyền thống, Trung Quốc - ASEAN thống nhất định kỳhai năm một lần t6 chức Hội nghị cấp Bộ trưởng về chống tội phạm xuyênquốc gia Năm 2010, hai bên ký lại “Bản ghi nhớ (Memorandum ofUnderstanding - MOU) về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống”

như chống buôn bán ma túy, di dân phi pháp, cướp biển, khủng bố, buôn lậu

vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm mạng.

Hai là, thúc đây hợp tác quốc phòng an ninh song phương nhằm làm

sâu sắc hơn và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước ASEAN

Hình thức hợp tác quốc phòng song phương được Trung Quốc tiến hành rất

đa dạng như thông qua các hợp đồng mua bán vũ khí, chuyên giao, viện trợ

công nghệ quân sự, gia tăng các cuộc diễn tập song phương với các nước

trong khu vực.

21

Trang 25

Về hợp tác quốc phòng song phương, Trung Quốc đã ký thoả thuận hợp tác khung song phương đài hạn về quốc phòng an ninh [Bùi Thọ Khởi, 2016,

tr 26 - 33] với Thái Lan, Malaisia, Singapore, Philippines, Lao va Brunei,

đồng thời triển khai nhiều biện pháp nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác giữa

Trung Quốc với các nước ASEAN, nhất là các nước không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Về diễn tập quân sự song phương chung, Trung Quốc liên tục mở rộng qui mô các cuộc diễn tập với các nước ASEAN và đề suất tô chức các hình

thức diễn tập mới Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015, Trung Quốc đã thànhcông trong việc thiết lập cơ chế diễn tập quân sự chung với một số nước

ASEAN.

Về viện trợ quân sự, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ quân sự cho các nước ASEAN dé tăng cường và nâng cấp quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này Theo đó, từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc đã viện trợ chủ yếu cho một

số quốc gia trong khu vực như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianmar,

Philippines, Malaysia Tổng số các khoản viện trợ tài chính này của Trung

Quốc đã lên tới hàng trăm triệu USD và có chiều hướng gia tăng theo các

năm Lĩnh vực mà Trung Quốc tập trung viện trợ chủ yếu dành cho việc xây

dựng cơ bản đối với lực lượng hải quân, tập trung vào các cảng quân sự trọng yếu của các nước trong khu vực Bên cạnh đó, Trung Quốc còn viện trợ cho các nước trên thông qua hình thức chuyền giao không hoàn lại vũ khí trang bị, vật chất bảo đảm hậu cần kỹ thuật Các trang bị, vũ khí này cũng tập trung

cho lực lượng hải quân và không quân.

Rõ ràng, thông qua các hình thức hợp tác quốc phòng hết sức đa dạngnhư trình bày ở trên, mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN từng

bước được xây dựng, củng cô và làm sâu sắc hơn Đây là cơ sở bước đầu và

cũng là lĩnh vực quan trọng để Trung Quốc hướng lái, gây ảnh hưởng vớiASEAN trên các lĩnh vực khác Đối với vấn đề Biển Đông, Trung Quốc thực

22

Trang 26

hiện linh hoạt các giải pháp, gia tăng lôi kéo, răn đe, nhằm giành lợi thế tronggiải quyết tranh chấp chủ quyền với một số nước ASEAN Các biện pháp gia

tăng can dự của Trung Quốc gồm: Gia tăng tần suất tuyên bố công khai và

kiên quyết hơn trong quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện

pháp hòa bình theo khuôn khổ song phương, phản đối quốc tế hóa; chỉ chấp nhận tham vấn chính thức, sẵn sàng ký Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) khi Trung Quốc giành được lợi thế trên thực địa; đưa ra nhiều sáng kiến mới liên quan đến Biển Đông, như “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ

XXI”, “Năm hợp tác biển Trung Quốc - ASEAN” nhằm làm mờ van đề

tranh chấp, phục vụ cho chiến lược lâu dài của Trung Quốc Bên cạnh đó,

Trung Quốc cũng gia tăng các biện pháp nhằm chia rẽ, phân hóa các nướcASEAN trong vấn đề Biển Đông đồng thời cứng rắn hơn với các nước tranh

chấp có xu hướng lôi kéo nước ngoài can dự vào vấn đề Biển Đông Ví dụ với Philippines, Trung Quốc sử dụng vũ lực, biện pháp trừng phạt kinh tế dé rin

đe buộc nước này phải có những nhượng bộ nhất định trong vấn đề tranh chấp

chủ quyền lãnh hải Trung Quốc cũng tìm cách chia rẽ quan hệ giữa

Philippines với Mỹ, Nhật Bản, ngăn chặn Philippines hỗ trợ Mỹ, liên kết với các nước lớn khác dé chống lại Trung Quốc Với Việt Nam, Trung Quốc tăng

cường hoạt động “răn đe”, gây phức tạp tình hình Biển Đông bằng việc đơn

phương áp đặt các lệnh cắm đánh cá, hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng đặc

quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, dé ngỏ khả năng sử

dụng vũ lực dé chiếm các đảo của Việt Nam ở Trường Sa.

Một số cường quốc và các quốc gia hạng trung khácTrong giai đoạn 2010 - 2020, các cường quốc hạng trung khác trên thế

giới như Nga, Anh, Pháp, Nhật Bản, Úc cũng tăng cường sự hiện diện tại khu vực Về tổng thể, các quốc gia này đều coi khu vực Đông Nam Á có vị trí

quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, quân sự và chính trị Do đó,

các nước này đã tìm nhiều giải pháp dé tăng cường ảnh hưởng tại khu vực.

23

Trang 27

Trên lĩnh vực quốc phòng an ninh, các nước trên đã triển khai một số giảipháp cụ thể sau:

Một là, tăng cường hiện diện quân sự: Theo đó, Anh luôn duy tri 1 tiểu

đoàn bộ binh, 1 tiêu đoàn hậu cần, 1 phi đội máy bay trực thăng, 1 thao trường huấn luyện tai Brunei Tại Singapore, Anh duy trì 1 cơ sở hậu cần ở

căn cứ hải quân Sembawang Trong khí đó, Nhật Bản, Australia cũng tăng

cường hoạt động tuần tra chung trên biển với một số quốc gia ASEAN nhằm duy trì ồn định, tự do hàng hải.

Hai là, tăng cường hoạt động mua sắm vũ khí, chuyển giao công nghệ

quân sự: Đối với Nga, tháng 9/2017, Thủ tướng Lào dã có chuyên thăm Nga

và ký kết 7 thỏa thuận hợp tác giữa hai nước về hợp tác kỹ thuật quân sự

giữa Tập đoàn xuất khâu vũ khí Roboronexport của Nga với Bộ Quốc phòng Lào Trong quan hệ quốc phòng giữa Nga - Thái Lan, hai bên cũng nhất trí thúc đây hợp tác quốc phòng an ninh thông qua các hoạt động mua bán vũ khí trang bị và đây mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng,

chia sẻ thông tin tình báo trong các cuộc chiến chống khủng bố, hỗ trợ công

nghệ quốc phòng Thái Lan phát triển các trang bị quân sự Đối với

Philippines, tháng 5/2019, chuyến thăm của Tổng thống Philippines Dutertetới Nga đã ky một loạt hiệp định thương mai trị giá gần 1 tỷ USD với cáclĩnh vực quân sự, hạt nhân, nông nghiệp, dư lịch, thương mại Đối với ViệtNam, thời gian qua, Nga đã bán cho Việt Nam nhiều loại vũ khí hiện đại như

tàu ngầm diezen, máy bay tiêm cường kích Su-27, Su-30MKII, máy bay

huấn luyện, trực thăng vũ trang, trực thăng săn ngầm, tàu hộ vệ tên lửa lớpGepard, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S, hệ thống phòng thủ tên lửa S-300PMU, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P K-300, tên lửa siêu

thanh P-800 Yakhont

Trong khi đó, Anh day mạnh hop tác công nghiệp quốc phòng với các

nước trong khu vực Hiện tại, các doanh nghiệp quốc phòng của Anh đã ký

24

Trang 28

được một số hợp đồng đóng mới tàu chiến mặt nước cho Thái Lan, Malaysia,

Indonexia Nhật Bản tăng cường viện trợ vũ khí, trang bị và hỗ trợ các nước

ASEAN xây dựng năng lực quốc phòng Theo đó, trong giai đoạn 2011

-2016, Nhật Bản đã cung cấp cho Philippines 10 tàu chiến đa năng, 5 máy bay

huấn luyện TC-90 dưới hình thức ODA dựa trên “Thỏa thuận giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Philippines về chuyền giao thiết bị và công nghệ quốc

phòng” Ngoài ra, Nhật Bản còn triển khai các chương trình hỗ trợ năng lực

quốc phòng cho các nước Indonesia, Thái Lan, Lào và Mianmar.

Ba là, thể hiện sự ủng hộ đối với các van đề tranh chấp của ASEAN,

tăng cường cơ chế đối thoại quốc phòng an ninh: Theo đó, Anh chủ trương cùng đồng minh và các đối tác thực hiện thái độ cứng ran với hành động

quân sự hóa tại Biển Đông của Trung Quốc 2018] Ủng hộ các

bên giải quyét vân đê tranh chap chủ quyên thông qua đôi thoại hòa bình và

luật pháp quốc tế Anh cũng lên tiếng ủng hộ thực hiện tự do hàng hải, hàng không, thông qua sự hiện diện quân sự trên thực địa đồng thời tăng cường

ngân sách quốc phòng cho các hoạt động can dự quân sự vào khu vực Nhật

Ban chủ động làm sâu sắc quan hệ quốc phòng, mở đường cho các hoạt động

hợp tác quân sự Theo đó, gần đây, Nhật Bản tiếp tục nâng cao hiệu quả cơ

chế Đối thoại Quốc phòng thường niên cấp Thứ trưởng và Hội nghị Không chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Tại Hội nghị

Không chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN năm 2016

tại Lào, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến “Tầm nhìn

Viêng Chăn” - sáng kiến mới về hợp tác quốc phòng của Nhật Bản với khu

vực Đông Nam Á Từ năm 2010 đến năm 2020, Australia đã triển khai nhiều

hoạt động nhằm gia tăng sự hiện diện tại khu vực Về mặt chính sách,Australia cam kết cùng các nước ASEAN nỗ lực giải quyết các vấn đề an

ninh chung của khu vực Australia ủng hộ và đánh giá cao vai trò của Diễn

đàn an ninh khu vực ARF.

25

Trang 29

Thứ tư, tăng cường diễn tập quân sự với ASEAN: năm 2016, Anh đã cử

lực lượng tham gia cuộc diễn tập FPDA cùng với Singapore, Malaisia, Ấn Độ, Trung Quốc Hoặc liên tục cử các đoàn quân sự thăm các nước trong khu vực.

Đặc điểm thứ hai, ASEAN đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan

tới an ninh phi truyền thống như cướp biên, thiên tai, buôn lậu, khủng bố, buônngười Điều này đang đặt ra cho ASEAN nhiều thách thức lớn đòi hỏi phải có

sự điều chỉnh linh hoạt trong chính sách cũng như sự đoàn kết cao ở cấp độ nội

khối Trong đó, nạn cướp biển là mối đe dọa ngày càng nguy hiểm đối với an

ninh của nhiều quốc gia trong khu vực Tại Đông Nam Á, eo biển Malacca trước đây đa từng là một trong những điểm nóng của nạn cướp biển, chiếm khoảng 1/3 tổng số vụ cướp biển trên toàn thế giới [Nguyễn Duy Linh, 2018, tr

16 -27] Theo số liệu của Trung tâm Chia sẻ thông tin thuộc Thỏa thuận hợp tác khu vực về chống lại cướp biển và cướp có vũ trang nhăm vào tàu tại châu Á

(ReCAAP ISC), từ năm 2010 đến năm 2016, Đông NamA là khu vực có số vụcướp biển nhiều nhất thế giới Những năm gần đây tuy các vụ cướp biển cógiảm nhưng diễn biến và đặc điểm phức tạp hơn Các khu vực, địa điểm thườngxuyên xảy ra cướp biển bao gồm: Bờ biển gần đảo Ache, Belawan, TandongPrioc của Indonesia, khu vực biển của Malaysia và Singapore Đặc biệt, hiệnnay các tô chức cướp biển vũ trang đang có xu hướng liên kết với các tô chứctội phạm quốc tế và thường gan với các tổ chức khủng bồ liên khu vực khiến

cho tình hình cướp biển diễn biến ngày càng phức tạp Bên cạnh đó, Biển Đông

cũng là một trong những vùng biển thường xuyên xảy ra các trận bão lớn và

thường xuyên, đặc biệt là khu vực vùng biển của Philippines Ước tính, hàng

năm trên Biển Đông hình thành từ 10 - 12 cơn bão, các trận bão đi qua thường

để lại hậu quả kinh tế và sức tàn phá nặng nề Ngoài ra, do cau tạo dia chất khu

vực không ô định, nên Đông Nam Á cũng là nơi thường xuyên hứng chịu các trận động đất, sóng thần, cháy rừng quy mô lớn.

26

Trang 30

Đặc điểm thứ ba, các quốc gia Đông Nam Á đang gia tăng các hoạt động “chạy đua vũ trang” với nhiều cấp độ khác nhau Nguyên nhân chính khiến các nước ASEAN tăng cường đầu tư ngân sách quốc phòng là bởi: Thứ

nhất, ASEAN vẫn chịu ảnh hưởng bởi trào lưu quân sự hóa đang diễn ra do

các cuộc xung đột khu vực (ví dụ như là xung đột trên Biển Đông) và tâm lý văn hoá coi trọng xây dựng một nền quốc phòng mạnh để bảo đảm an ninh quốc gia Thứ hai, là sự tác động từ các nhân tố cạnh tranh bên ngoài khiến ASEAN phải nâng cao năng lực quân sự để tự bảo vệ trước các thách thức.

Trong đó, đặc biệt là sự hiếu chiến, hung hăng của Trung Quốc đối với khuvực trong thời gian gần đây là nhân té tác động tương đối rõ nét Thứ ba đó lànhững nguy cơ tiềm ân do bất ôn chính trị nội bộ trong nước buộc ASEAN

phải tăng cường vũ trang để đối phó nhanh nhạy, mạnh mẽ và linh hoạt hơn với tình hình Thứ tư, lực lượng chi phối chính phủ ở một số nước có xuất

thân là tướng lĩnh quân đội như Thái Lan, Mianmar thì xu hướng tăng chi tiêu

quốc phòng càng nồi bật hơn.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, theo số liệu của SIPRI [Nguyễn Mạnh

Dũng, 2020, tr 26 - 31], chi tiêu quân sự ở khu vực đã tăng trung bình trên

5% Các nước có chi tiêu quốc phòng hàng đầu khu vực là Việt Nam, Thái

Lan, Indonesia, Philippines Thậm chi, trong giai đoạn 2011 - 2016, Việt Nam

còn nằm trong số 10 quốc gia nhập khâu vũ khí lớn nhất thế giới (xếp thứ 8

với tong giá trị 4,1 ty USD) Mặc dù vậy, có một điểm đáng chú ý đó là cuộc

“chạy đua vũ trang” mới ở Đông Nam Á thời điểm hiện nay không phải là

một cuộc chạy đua vũ trang theo nghĩa truyền thống, tức là chạy đua nhămphát động chiến tranh hay nhằm cân bằng lực lượng vũ trang mà chủ yếu lànhằm gia tăng năng lực quân sự phi đối xứng với mục tiêu chủ yếu là để hạn

chế sự tự do di chuyển và chọn lựa chiến lược của đối phương Trong đó, lực lượng quân sự được các nước tập trung đầu tư mạnh mẽ nhất là hai lực lượng

hải quân và không quân.

27

Trang 31

Rõ ràng, những xu hướng mới trong chi tiêu cho vũ khí đang làm tăng

sự hoài nghi lẫn nhau về ý định và tham vọng quyền lực giữa các nước láng

giềng trong khu vực Sự hoài nghỉ này tăng lên do thiếu cơ chế kiểm soát vũ

khí hiệu quả và minh bạch Ngoài ra, cũng không có thỏa thuận khu vực nào

về kiểm soát vũ khí và nhiều nước trong khu vực liên tục phá vỡ các thỏa thuận quốc tế như Đăng kiểm Vũ khí Thông thường của Liên Hợp Quốc hoặc Hiệp ước Thương mại Vũ khí Việc tăng cường các hệ thống vũ khí sẵn có

khiến hậu quả tiềm tàng của xung đột quân sự trở nên trầm trọng hơn Nhiều

vũ khí mới mua có uy lực hơn và gây sát thương lớn hơn Điều này khiến chocác nhà hoạch định chiến lược ASEAN phải điều chỉnh chính sách quốcphòng an ninh theo hướng mềm mại, linh hoạt và minh bạch hơn

1.2 Nhân tố bên trong các nước ASEAN

Trước bối cảnh tình hình thé giới, khu vực và sự can dự ngày càng giatăng của hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc như vậy, bản thân các nướcASEAN nhận thấy nhu cầu tăng cường hợp tác cũng như điều chỉnh chính

sách quốc phòng an ninh là cần thiết để các nước nâng cao khả năng tự chủ cũng như kiểm soát tình hình trong nước Sự điều chỉnh này được xuất phát từ các nhân tô chủ yếu sau:

Thứ nhất, đó chính là nhu cầu điều chỉnh chính sách quốc phòng anninh của các nước nội khối ASEAN nhằm tăng cường khả năng và tính linhhoạt trong việc đối phó với sự biến đổi của các nhân tô bên ngoài Rõ ràng,

các nhân tô bên ngoài đã và đang chỉ phối, ảnh hưởng rất lớn tới tình hình an

ninh chính trị, nội bộ của nhiều nước ASEAN Các tác động này vừa ảnh

hưởng cả về chiều rộng và chiều sâu, liên quan tới nhiều lĩnh vực của từng quốc gia ASEAN Do đó, việc chủ động thích nghi, điều chỉnh chính sách

quốc phòng an ninh là cần thiết để mỗi nước tự tăng cường năng lực đề khángtrước các tình huống đồng thời chủ động, linh hoạt chuyên đổi chính sách để

tránh bị tác động quá lớn hoặc phụ thuộc quá nhiều vào một cường quốc bên ngoài nhất định.

28

Trang 32

Thứ hai, các nước trong khu vực đang chịu sức ép từ sự thay đôi nhanh chóng trong quan hệ giữa các nước lớn cũng như sự cạnh tranh chiến lược tại

khu vực Hiện nay, xu hướng trật tự thế giới đa cực ngày càng rõ nét cùng với

sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn tại khu vực gia tăng Sự hình thành trật tự thế giới đa cực xuất phát từ sự suy yếu tương đối của Mỹ cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng Ngược lại với xu hướng đó là sự nồi lên của các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản Đấu tranh giữa trật tự cũ và trật

tự mới đã dan đến sự cạnh tranh chiến lược, địa kinh tế quan trọng, từ đó Đông

Nam Á trở thành một địa bàn trọng điểm trong vòng xoáy cạnh tranh ảnh

hưởng Trong khi đó, xu thế dân tộc chủ nghĩa gia tăng trên thế giới tác động

không nhỏ tới nhận thức của người dân các nước Đông Nam A, góp phan gia

tăng sức ép trong nước lên chính phủ mỗi nước trong vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia Chính vì vậy, mức độ thân cận trong quan hệ đối ngoại của các nước Đông Nam Á phụ thuộc ngày càng nhiều vào những lợi ích mà họ có thể thu được trên thực tế Tên gọi của các mối quan hệ như “đối tác” hay “đồng minh”

không còn phản ánh bản chất quan hệ giữa các nước như trước đây Do vậy,

các nước Đông Nam A giảm coi trọng, thậm chí sẵn sàng đánh đổi lợi ích của

toàn khu vực lay lợi ích quốc gia Bên cạnh đó, nguyên tắc “đồng thuận” và

“không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” của ASEAN không ngừng bị

lợi dụng dé bảo vệ lợi ích quốc gia của các nước thành viên.

Trong khi đó, một số nước nội khối ngày càng bày tỏ thái độ thừa nhận

sự ảnh hưởng, chi phối của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, coi trục quan hệ

Mỹ - Trung Quốc là yếu tố chủ đạo, chi phối quá trình định hình cấu trúc anninh khu vực Cùng với Mỹ, Trung Quốc hiện đã trở thành một yếu tô tác động

quan trọng đến quá trình hoạch định chính sách của các nước Đông Nam Á.

Thứ ba, tình hình chính trị nội bộ của các nước ASEAN diễn biến phức

tạp, tác động đến vai trò, quyền lực của chính phủ đương nhiệm bên cạnh đó

điêu nay còn khiên tình hình an ninh trong nước có thê bat ôn, chính sách

29

Trang 33

thiếu ôn định gây khó khăn cho các hoạt động hợp tác về lâu dài Nguyênnhân là bởi vì cạnh tranh quyền lực giữa các đảng phái chính trị và sự can dự

từ bên ngoài ngày càng sâu sắc Theo đó, chính quyền quân sự Thái Lan sau

khi đảo chính giành chính quyền lãnh đạo đất nước tiếp tục thực hiện các

bước đi quyết liệt dé củng có, thâu tóm quyền lực nhằm giành quyền lãnh đạo đất nước lâu dài Điều này khiến tình hình chính trị nội bộ của Thái Lan diễn biến phức tạp, tranh chấp quyền lực giữa quân đội và các đảng phái chính trị

gia tăng Bên cạnh đó, Thái Lan còn là một trong những nước có tình trạng

khủng bố diễn ra nhiều nhất tại Đông Nam Á Điều này khiến an ninh chính

trị nội bộ tại quốc gia này luôn căng thăng, phức tạp Trong khi đó, chiến dịch

tiêu diệt tận gốc tệ nạn ma túy, tham nhũng của Tổng thống Philippines

Duteter đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ cả trong và ngoài nước do lo ngại

về vi phạm nhân quyền Tại Campuchia, làn sóng phản đối chính phủ của Thủ

tướng Hunsen cũng đang diễn ra mạnh mẽ Phe đối lập cho rang, Thủ tướngHunsen đã giành quyền lãnh đạo đất nước quá lâu khiến tình trạng tham

nhũng, độc tài, thiếu dân chủ xảy ra ngày càng nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Trong khi đó, tình hình hòa giải dân tộc cũng như sự cản trở của phe quân đội đã gây khó khăn trong quản lý, điều hành đất nước

của chính phủ Mianmar Chính sự tranh giành quyền lực nội bộ và sự can dựcủa Mỹ, Trung Quốc càng khiến tình hình của Mianmar thêm trầm trọng,buộc Mianmar phải tìm kiếm các giải pháp cứu trợ từ bên ngoài

Thứ tư, Đông Nam Á còn là khu vực chứa đựng nhiều nguy cơ bất ôn

về quốc phòng an ninh, với các vấn đề về tranh chấp biên giới trên bộ, biên

giới trên biến, ly khai diễn ra hết sức phức tạp Đối với van đề tranh chấp biêngiới trên bộ, vụ kiện tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia liên quan đếnchủ quyền đối với ngôi đền Preah Vihear Ngoài ra, việc phân định biên giớitrên bộ với chiều dài khoảng 200km giữa Việt Nam và Campuchia vẫn còn

đang gặp nhiều khó khăn do bất đồng quan điểm cũng như các chứng cứ lịch

sử không rõ rang từ hai bên.

30

Trang 34

Đối với biên giới trên biển, các nước ASEAN hiện còn tồn tại một sốtranh chấp lãnh hải hết sức phức tạp Trong đó, tranh chấp lãnh thổ giữaIndonesia và Malaysia liên quan đến chủ quyền hai hòn đảo trên biển Celebes

là Pulau Sipadan và Pulau Ligitan Tranh chấp lãnh hải giữa Malaysia và

Singapore liên quan tới một số đảo nhỏ ven biển giữa hai nước Đặc biệt tranh chấp chủ quyền Biển Đông là vấn đề phức tạp nhất tại khu vực Đông Nam Á hiện nay Tranh chấp này t6n tại giữa 6 bên gồm 5 nước và Vùng lãnh thé Dai Loan/Trung Quốc Trong khi, Trung Quốc ngày càng gia tăng mức độ, tần

suất, tính chất can dự, khang định chủ quyền một cách phi lý trên Biển Đôngthì nội bộ các nước Đông Nam A trong giải quyết van đề này có phần hòa diu

hơn Tuy nhiên, việc một số nước có các hành đồng mạnh tay, trấn áp đối với các sự vụ vi phạm chủ quyền lãnh hải của ngư dân các nước nội khối đã và đang làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng căng thăng trên thực địa Như vậy, có thé thấy, những nguy cơ tiềm ấn trong tranh chấp chủ quyền lãnh thé, lãnh hải

trong nội bộ của các nước ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài vẫn còn

Đặc biệt là tranh chấp chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông với sự can dự ngày

càng sâu rộng của nhiều cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ Điều này là

một trong nhiều nhân tố tác động trực tiếp tới sự điều chỉnh chính sách quốcphòng an ninh của các nước ASEAN trong thời gian gần đây

Đối với van đề ly khai Đây là van đề gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sự

ồn định của khu vực Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay, phong trào dân tộc ly khai ở Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn đầu: Từ

sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến đầu những năm 1960 Dưới sự thống trịcủa chủ nghĩa phương Tây, một số chính quyền bù nhìn tại các quốc gia Đông

Nam Á được dựng lên, các dân tốc thiêu số trở thành đối tượng bị khống chế

và quản lý Từ đó, tôn giao, ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiêu số khó

dung hòa với chính quyền mới, khiến mâu thuẫn dân tộc tăng cao làm nảy

sinh phong trào ly khai Ví dụ, tháng 8/1945, phong trào này diễn ra ở

31

Trang 35

Indonesia Giai đoạn 2 từ những năm 1960 đến những năm 1970, đây là thời

kỳ phong trào ly khai phát triển nhanh Trong thời gian này, nhiều quốc giaĐông Nam Á thực thi chế độ chuyên chế do đó mâu thuẫn dân tộc tiếp tục giatăng làm thúc đây ly khai dân tộc Năm 1962, tại Mianmar xảy ra đảo chính

quân sự khiến tình trạng bất ôn diễn ra kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng Giai đoạn 3 từ những năm 1980 đến nay, mặc dù phong trào ly khai lang xuống nhưng các hoạt động của những thế lực đòi ly khai vẫn âm thầm diễn

ra, thậm chí chúng còn móc nối với các tô chức khủng bố quốc tế gây ra nhiều

cuộc xung đột cục bộ như tại Philippines, Thái Lan, Indonesia.

Những nguy cơ gây bat 6n như trên không những tác động trực tiếp tớitình hình chính trị nội bộ của một nước ASEAN nhất định mà còn có thé kéo

theo hiệu ứng tác động tới các nước xung quanh Do đó, việc điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh mang tính thực dụng, linh hoạt và sát thực tế từng giai đoạn là yêu cầu cần thiết đặt ra cho tất cả các nước ASEAN.

Tiểu kết chương 1 Như vậy, từ có thé thay rằng, các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên

trong đã tác động rất lớn và là động lực thúc đây các nước ASEAN chủ động

điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh Sự điều chỉnh này liên quan tới

nhiêu lĩnh vực, cả trong ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là quốc phòng an ninh

Về tổng thể, những điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước

ASEAN mang tính bảo vệ lợi ích quốc gia nhiều hơn là vì an ninh chung của

khu vực Qua quá trình theo dõi, nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy sự điềuchỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN đi theo 4 nhóm

xu hướng chính, và sẽ được trình bày cụ thê tại Chương 2

32

Trang 36

Chương 2 THỰC TRANG DIEU CHỈNH CHÍNH SÁCH QUOC PHONG AN NINH CUA CÁC NƯỚC ASEAN

Trước tac động bởi sự can dự, hiện diện ngày cảng nhiều của các nước

lớn vào khu vực cũng như nhu cau tự điều chỉnh dé thích nghi với môi trường

an ninh mới, các nước ASEAN đã tiến hành một loạt hoạt động điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh Mục tiêu chính của sự điều chỉnh này nhằm

tăng cường bảo vệ chủ quyên, an ninh chính trị nội bộ, nâng cao tiềm lực

quốc phòng cũng như cân bằng cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực Xuhướng điều chỉnh chính sách quốc phòng an ninh của các nước ASEAN có

thé khái quát bởi những nội dung chính sau:

2.1 Điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong chính sách

Giai đoạn 2010 - 2020, thứ tự ưu tiên nhiệm vụ trong chiến lược an

ninh quốc gia của các nước ASEAN đã có sự thay đôi lớn, theo đó nhiệm vụbảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thô trở thành cấp bách và được đặt lên vi trí

ưu tiên hàng đầu Đặc biệt là van đề bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển đã và

đang được các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thực hiện một cách quyết liệt và mạnh mẽ cả trên bình diện chính sách và hoạt động thực tế Trong khi đó, đối với các nước ASEAN còn lại (không có hoặc lợi ích

không liên quan trực tiếp tới tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông) vốn đãdành ưu tiên lớn nhất cho nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thé thì hiện nay tiếptục nhắn mạnh ưu tiên số một này

Đối với Brunei, Sách trang Quốc phòng năm 2011 [Nguyễn Anh Ngọc,

2011, tr 6 - 14], tầm nhìn năm 2035 của nước này khẳng định, nhiệm vụ ưu

tiên số một của Quân đội Brunei là bảo vệ chủ quyên, độc lập và toàn vẹn

lãnh thô Trong đó, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển được Brunei ưu tiênhàng đầu Dé thực hiện nhiệm vu nay, Brunei nhan mạnh tới chương trìnhhiện đại hóa quân đội thông qua hoạt động mua sắm trang bị với đối tác nướcngoài cũng như nâng cao năng lực công nghiệp quốc phòng trong nước

33

Trang 37

Tương tự như vậy, tháng 12/2013, Campuchia công bố văn bản “Điềuchỉnh chiến lược Quốc phòng của Quân đội Hoàng gia Campuchia” Theo đó,tài liệu này xác định, lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của chiến lược quốc phòng làbảo vệ chủ quyền lãnh thỏ, thay vì vị trí số 2 như trước đây [Nguyễn Ánh

Ngọc, 2013, tr 8 - 16].

Sự điều chỉnh tương tự được phản ánh trong các chính sách của Indonesia Năm 2013, Indonesia công bố chiến lược biển [Lê Quỳnh Nga,

2013, tr 5 - 12], với nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ quyền chủ quyền và các

nguồn lợi từ biển của quốc gia biển, hướng tới thiết lập vị thế cường quốc

biển Đối với Indonesia, để nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thé,

Indonesia gia tăng các cơ chế pháp lý về bảo đảm quốc phòng an ninh quốcgia, như xây dựng khái niệm quốc phòng an ninh mới, ban hành các tải liệu

chiến lược với quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia cao hơn Quân đội Indonesia xây dựng hai khái niệm mới là “chiến tranh hạn chế” và “Trục hàng hải quốc tế” Trong đó, khái niệm “chiến tranh hạn chế” tập trung vào các

hoạt động chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc và tinh báo (C31), nhăm nâng

cao tiềm lực, hiệu quả tác chiến và khả năng phòng ngự tích cực, tấn công phủ đầu [Kemhan, 2015] Năm 2014, Quân đội Indonesia đã đưa khái niệm tác chiến mới này vào diễn tập hiệp đồng quân binh chủng Qua các cuộc diễn tập, giới chức lãnh đạo quân sự Indonesia đánh giá, khái niệm tác chiến mới

đã tạo động lực thúc day vào việc thay đôi phương thức tác chiến của các lực

lượng vũ trang, trong đó đặc biệt là lực lượng hải quân và lục quân Khái

niệm tác chiến mới này đặt ra yêu cầu và phương thức tác chiến hiệp đồngquân binh chủng ở cấp độ cao hơn, chủ động và linh hoạt hơn qua đó mang lạihiệu quả tác chiến cho các lực lượng vũ trang Indonesia Khái niệm mới thứhai là chiến lược “Trục hàng hải quốc tế” được Indonesia công bố năm 2014nhấn mạnh, yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh biển đảo, “kiên quyết va

cứng rắn hơn” trong thực thi bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên biển Trong

34

Trang 38

“Thông điệp quốc gia năm 2015”, Tổng thống Indonesia - Joko Widodo tuyên

bố, quyết tâm đây mạnh và triệt để thực hiện chiến lược biển mới Từ cuối

năm 2014, Indonesia thành lập Hội đồng An ninh Hàng hải, Lực lượng bảo vệ

bờ biển và ban hành Kế hoạch phát triển lực lượng bảo vệ bờ biển giai đoạn

2015 - 2016 tầm nhìn đến năm 2025 Mục tiêu chính của các động thái trên nhằm phát triển lực lượng chống đánh bắt cá bat hợp pháp trong vùng biển của Indonesia có sức mạnh và tiềm lực chỉ đứng sau lực lượng hải quân Thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 2015 đến nay, hàng năm lực lượng Hải

quân Indonesia đã phối hợp với Bộ Điều phối Hàng hải, Bộ Biển và Nghề cátiễn hành bắt giữ, đánh chìm khoảng 60 - 100 tàu cá/năm

Đối với Malaysia, nước này xác định nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền của

đất nước là mục tiêu nhiệm vụ cao nhất trong “Kế hoạch chiến lược đối ngoại

2009 - 2015” và “Kế hoạch chiến lược đối ngoại 2016 - 2020” của Bộ Ngoại giao Tiếp theo nhiệm vụ này là hoạt động thúc đây hòa bình thế giới, tăng cường mối quan hệ thân thiện với các nước, phát triển và bảo vệ các lợi ích của

Malaysia trong khu vực và trên trường quốc tế, đảm bảo sự an toàn và các lợi

ich của Malaysia ở nước ngoài Chiến lược phát triển Hải quân giai đoạn 2011

- 2015 của Malaysia cũng nhấn mạnh, các ưu tiên chiến lược số một là bảo vệ

chủ quyền và lợi ích biển của quốc gia Trong đó, đặc biệt chú ý tới bảo vệ toàn vẹn lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, eo biển Malacca - tuyến giao thông hang hai huyét mach quéc tế, các khu vực bién Sarawak va Sabah, duy tri ôn định va

an ninh trong môi trường vùng lợi ích chiến lược biển quốc gia, các hải đảo xa

xôi đang có tranh chấp với các quốc gia láng giềng Tháng 8/2015, trong cuộctrả lời báo chí nước ngoài, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Dato SeriHishammuddin Tun Hussein tiết lộ 9 biện pháp tăng cường an ninh biển thuộc

khu vực bang Sabah, Sarawak và Biển Đông của Malaysia trong năm 2015 Tiếp đó, Quân đội Malaysia cụ thể hoá các biện pháp trên bằng cách tăng cường lực lượng đồn trú, vũ khí trang bị tại các Căn cứ hải quan Tanjung

35

Trang 39

Gelang, Căn cứ hải quân Sapanggar, Căn cứ hải quân Labuan, Bộ Tư lệnh An

ninh miền Đông Sabah và lực lượng Hải quân đặc nhiệm Paskal

Năm 2011, Mianmar công bồ chiến lược quốc phòng an ninh mới khăng định nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, gitt vững ôn định liên bang, dân tộc là ưu tiên cao nhất đồng thời giảm mức ưu tiên đối với nhiệm vụ tran áp các nhóm thiểu số vũ trang trong nước vốn là nhiệm vụ số một của Chính quyền quân sự trước đó Năm 2015, Sách trắng quốc phòng Mianmar

[Bùi Thọ Khởi, 2015, tr 26 - 31] tiếp tục khẳng định, quân đội là chỗ dựa vững

chắc, bảo vệ lợi ích quốc gia và nhà nước Liên bang, giữ vững chủ quyền anninh lãnh thổ là nhiệm vụ cao nhất Quân đội Mianmar là lực lượng đi đầu

trong thực hiện các hành động xâm lược của quân đội nước ngoài và các hành

động can thiệp vào vấn đề nội bộ trong nước Các chính phủ lên cầm quyền trước đây tại Mianmar đều ưu tiên nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, ổn định tình hình quốc phòng an ninh trong nước do xung đột nội bộ diễn ra phức tạp kéo đài suốt từ năm 1948 Tuy nhiên, sau khi chính quyền quân sự bị giải thể

hồi tháng 3/2011, chế độ dân chủ được thiết lập rộng mở hơn tại Mianmar thì

tình hình xung đột nội bộ cũng giảm bớt căng thăng Do đó, nhiệm vụ giảiquyết xung đột nội bộ đã không còn cấp thiết như trước đây Thay vào đó,Mianmar phải đối mặt với các vẫn đề mới với nhiều thách thức hơn trong bảo

vệ chủ quyền biên giới Đề hiện thực hóa chiến lược trên, Quân đội Mianmar

đã tiến hành cải tổ tô chức biên chế, bó trí lại các quân binh chủng dé tránh

chồng chéo chức năng nhiệm vụ, qua đó nâng cao năng lực tác chiến.

Philippines cũng hoán đổi hai vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sáchquốc phòng an ninh (bảo đảm an ninh nội địa và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ)cho nhau Trong chính sách an ninh quốc gia của Philippines giai đoạn 2011 -

2016, tầm nhìn đến năm 2028 xác định, nhiệm vụ củng cô và tăng cường anninh hàng hải được đặt lên vi tri số một với tư cách là yếu tố an ninh quốc gia

chủ chốt, chìa khóa bảo đảm sự thành công trong bảo vệ an ninh quốc gia.

36

Trang 40

Giới lãnh đạo chính trị, quân sự tại Philippines xác định, nước này phải thay

đổi cách tiếp cận đối với vấn đề an ninh quốc gia, trong đó phải đặc biệt coitrọng nhân tô quốc phòng Philippines cũng xác định, bảo vệ an ninh quốc giakhông chỉ đơn thuần là giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia màcòn bao gồm việc bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất, bảo đảm tính mạng tài sản

của công dân Philippines [Sai Việt Thanh, 2015] Cựu Tư lệnh các lực lượng

vũ trang Philippines - Tướng Moendoco cho biết, thách thức chính đối với quốc phòng an ninh của Philippines trong tương lai gần là tranh chấp chủ

quyên trên Biển Đông và an ninh biên giới Bên cạnh đó, dé tăng cường hiệu

lực, hiệu quả của các chính sách và năng lực thực thi nhiệm vụ trên biển,

tháng 9/2011, Tổng thống Philippines Akino ký sắc lệnh số 57 về việc thành

lập Cơ quan Giám sát Bờ biển Quốc gia Năm 2012, Philippines tiếp tục ban hành sắc lệnh hành chính số 29 về việc đặt tên khu vực Philippines tuyên bố chủ quyên trên Biển Đông là Biển Tây Philippines, qua đó từng bước pháp lý hoá vùng biển tranh chap [Zachary Abuza, 2015].

Trong khi đó, Chiến lược quốc gia của Thái Lan giai đoạn 2018 - 2037

[Nguyễn Văn Thiệu, 2019] khăng định, các lực lượng chấp pháp trên biển của nước này sẵn sang sử dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ dé bảo vệ chủ quyên, toàn vẹn lãnh thé, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trước các mỗi đe dọa bằng việc tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật trên biên.

Thái Lan cũng đặt mục tiêu phát triển Quân đội Thái Lan thành lực lượng vũ

trang hàng đầu khu vực Đông Nam Á, sẵn sàng đối phó với mọi thách thức

trong thời gian tới.

Đối với Việt Nam, sau khi tình hình tranh chấp Biển Đông có nhiềuchuyên biến xấu, đặc biệt là sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải

Duong 981 xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam hồi tháng 5/2014 đồng thời gia tăng hoạt động bồi đắp các đảo đá nhân tạo (kéo đài từ năm

2015 đến nay), nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên hướng Biển Đông được Đảng

37

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w