1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Vấn đề phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực

251 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCÁP TRƯỜNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆ

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỆPHONG pọc _ 4+ Ø2Fạ #3 fF z

VAN DE PHAN DINH BIEN TRONG LUAT QUOC TE

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Toàn ThangThư ký dé tài: GV Nguyễn Thị Hồng Yến

Hà Nội — 2012

Trang 2

DANH SÁCẾCÁC TÁC GIA THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

ĐH Luật HN

ist] bua - ĐÀ ae NƠI CONG TU

| - ( HO TÊN TÊN CHUYEN DE TAC CÁCH

| | ( Chuyên dé 1: Khái quát vệ hoạch

Ị ` Ẻ định các vùng biên và phân định Khoa Pháp luật ¬

i | TS“ Nguyễn Toàn | biên ¬ tiên !Ẻ Chủ nhiệm

| Thing ! + | | Chuyên dé 3: Giải quyết vấn đề quốc đề tài, ĐH Luật HN

| Ị phân định biển tại các cơ quan tài

ị { 1 phán quốc tế

| Ệ Ỷ Chuyên dé 2: Các quy định vê | Khoa Pháp luật Cane tra

2 | Ths Hoàng Ly Anh phân định bién trong Công ước quốc tế Viên

- a | Luật biên năm 1982 ĐH Luật HN

lũ Vụ pháp luật ngs

3 Th§ Lê Đức Hạnh ke dé 4: Thực tiễn phân định quốc tế - Bộ Cộng tác

lên giữa các quốc gia oe viênvất ˆ ‹ ngoại giao

a at CC MA! tek we ` Khoa Pháp luật nes

4 ThS hu Manh Chuyên dé 5: Vai trò của đường quốc tế Cộng tác

Hùng iy CƠ SỞ trong phân định bien DH Luat HN viên

¡' ninh inh init đến Đá tinh nhẫn Kehoe Pháp duet Céng tac5 | THS.LéThjAnh Đào |Get P quốc tế vida

ge sở 23 " DH Luat HaN

¿ | Thể Nguyễn Thị | Chuyén dé 7: Vai trò của đảo va _~ Met | CEng tic

Kim Ngân quan dao trong phan dinh bién DH Luat HN vién

` ive 7 : VA x : 7 ; ;

: ThS Phạm Hồng xí uyên đê iM an dé we tiếp Khoa Pháp luật Cộng tác

Hạnh chung trong thực tiền quan he quốc quốc tế viên

tÊ - : ĐH Luật HN

Đà Mặc J] ¡.Hoài Chuyên đề 9: Giải quyết vân đê Khoa Pháp luật ¬

§ ương j phan dinh bién Viét Nam — quốc tế Cộng tác

OF Naifen Thi | Campuchia DH Luat HN vién

Hồng Yến |

GV Nguyễn Thị | Chuyên dé 10: Giải quyết vấn đề | Khoa Pháp luật *Thư ky

9 | Hồng Yến*, phân định biển Việt Nam — Trung quôc tê đề "

SV Nguyễn Phương | Quốc ĐH Luật HN

Dung ` ; :

Chuyên dé 11: Giải quyét van đê | Khoa Pháp luật Công tá

I0 | GV Hà Thanh Hoa phân định biển Việt Nam — Thái quôc tê ine ©

¬ Lan ĐH Luật HN

T ThS "han Thị Thanh | Chuyên dé 12: Giải quyết van đề | Khoa Pháp luật | Cộng tácHuyề phân định biên Việt Nam-Malaysia | ĐH Công Doan viênThS Mạc Thị Hoài | Chên đề l3: Giải quyết van để | khoa Pháp luật | „„ ,

re A phân định biên Việt Nam — ‘og Cộng tac

J2 | Thucng: Ind ‘ quôc tê viêThS Lê Phi Anh Dao | "9934 en

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN THỨ NHẤT: BAO CÁO PHÚC TRÌNH - 5c tt 211101.111111111111111 xe 4A GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - 5< S+S2SvS2S2vervrerksekekeerkee 4

1 Sur can thiét nghién crru dé tai 8 aO 2 4

LL Tink hình righiÊn cu sa ssaawassa annem gà nung tốn nh GU1154000050188363 655 phioDS1150/0 0Á92118E5430/018//7:00366/085/ 808 5IH] Phương pháp nghiên CỨU - Ăn gu nà nh cà 6

IV Mục đích nghiên cứu của đề tài ¿ - -Sc z c2 ct 32x22 21218131121111121211111111 01011111 ra 6

V Phạm vi nghiên cứu của đề tài - St 2 2S 22x31 1323211121 1121111111111 111.1 0 7

B CAC KẾT QUA CHÍNH CUA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU óĂ5ĂSĂSsSSeSrtekersrrkersrsrree 7I Những van đề pháp lý và thực tiễn về phân định biển 52 tt tetirerrrirerrre 7I.! Khai quát sự phát triển của luật quốc tế về phân định biên -©2©:czsccse: 71.2 Khai niệm phân định biỂn - 5-52: x22 2223 1211231321 1117121111 1110111111211 crceg 10

NHI Ban ao Aa: 12

1.4, Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa -¿- + 555cc czcvsecreexced 17II Phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực -. -‹+ss+++s«- 232.1 Tổng quan tình hình tranh chấp trên biển của Việt Nam -cccccccrircersree 28

2.2 Phân định linh hai giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ‹ -‹««-<› 24

2.3 Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa giữa Việt Nam với các nước 302.4 Thỏa thuận khai thác chung giữa Việt Nam với các nước trong khu vực 40

PHAN THỨ II: CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU -.-2 - 5 c+ cv resrserarrsrrrsrrsessei 43CHUYEN ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠCH ĐỊNH CÁC VUNG BIỂN VA PHAN ĐỊNH BIỂN 43I Khái niệm và quá trình phát triển của luật quốc tế về phân định biển 43I Phân định biển và các đường ranh giới trên biỂn -.- 2-6 +£c+v+r2zetkEkerxerrrrrrree 48CHUYEN ĐỀ 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHAN ĐỊNH BIỂN TRONG CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 54

I Khái quát pháp luật quốc tế về phân định biển -¿ 55:22 2 22 t2exErrrrerrrrrrrerrree 2)II Các quy dirh về phân định các vùng biển thuộc chủ quyên quốc gia - 5 58

III Các quy định về phan định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia 64CHUYÊN ĐỀ 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN TẠI CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TÊ 81

I Danh nghia pháp lý và xu hướng áp dụng tại cơ quan tài phán quốc tế - 8lI] Phân định biển nhằm dat được kết quả công bằng (5-52 525 tcrEkkrrrrrrsrerrves 86III Phương shap phan định biến ce cccecscecseesssescesesesesssscssscscscsuscsessensssesescesenes 90

CHUYEN ĐỀ 4: THỰC TIEN PHAN ĐỊNH BIỂN GIỮA CÁC QUỐC GIA : 93I Khái quát về phân định biển giữa các quốc gia - ¿5t 2 s22 EErrrerrrrerrrree 93

II Mục đích của hiệp định phân định biển Sóc E21 511111111 kg 95

Trang 4

IH Các phương pháp phân định TT SSSn SH HT Hhn ng khen 4111k kkkrr 103

IV Yếu tố anh huong đến phân định L1 12c 2212121211212 151 2112111110101 11 1101 H1 HH ưệu 113

CHUYÊN ĐỀ 5: VAI TRO CUA DUONG CƠ SỞ TRONG PHAN ĐỊNH BIEN 120

I Cách xác định đường co sở theo quy định Công ước Luật biên I982 -.- 120II Vai trò của đường cơ sở trong phân định biên +22 S222 2222 2EEExrxekerrxerererrree 124CHUYÊN ĐỀ 6: CAC YEU TỐ, HOÀN CẢNH ANH HƯỚNG ĐẾN PHAN ĐỊNH BIỂN 128| Nhận diện các yếu tố, hoàn cảnh ảnh hưởng đến phân định biển - -.-:-5 : 128II Một số yếu tố, hoàn cảnh ảnh hưởng đến phân định biển ¿5c cccccccccce2 130

CHUYEN ĐỀ 7: VAI TRO CUA ĐẢO VÀ QUAN ĐẢO TRONG PHAN ĐỊNH BIỂN 140

I Đảo và quan đảo trong luật biển quốc tẾ -. - t2: t2 S 3932121211112 15511 cr re 140

II Mức độ ảnh hưởng của đảo và quan đảo trong phân định biển -.-.-:-555-5+: 148CHUYEN ĐỀ 8: VẤN ĐỀ KHAI THÁC CHUNG TRONG THU TIEN QUAN HỆ QUỐC TẾ 154

[ Khái miệm khai thác CĐ sẽ ca con ác buiá- gối án 20 1n dầã GI5303080TG8485.285513 561-118 isk 855 vRNA 78018800095 154

II Thực tiễn hoạt động khai thác chung tại một số khu vực trên thế ĐIỚI cà 159

Ill Khai thác chung trên biển Đông — Hiện trang và trién vọng -¿-¿ ¿555cc 55c: 163

CHUYÊN ĐỀ 9: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHAN ĐỊNH VUNG NƯỚC LICH SỬ VIỆT NAM

-0003.1001077 171

I Lịch sử tranh chấp giữa hai quốc gia ¿-c-: + ntnHx ng 1111111111122 111g 171II Quan điểm, lập trường của các bên tranh chấp : ¿2t Se St vtetztreverrkeereree 175III Khai thác chung — giải pháp tạm thời và nền tang cho việc giải quyết tranh chấp 178CHUYEN ĐỀ 10: GIẢI QUYẾT VAN DE PHAN ĐỊNH BIEN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 182

I Vinh Bắc Bộ và nhu cầu phân định giữa Việt Nam va Trung Quốc -. - 182II Quá trình đàm phan và kết qua phân định Vịnh Bắc Bộ - 72x cccrceeses 184III Phân định khu vực cửa sông Bắc Luân và vùng chồng lắn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ 197

IV Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và van dé phân định biển 203CHUYÊN ĐỀ 11: GIẢI QUYẾT VAN DE PHAN ĐỊNH BIỂN VIỆT NAM — THÁI LAN 209

1 Khái quát chung về tình hình phân định biển trong Vịnh Thái Lan -. -5: 209

II Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam — Thái Lan 213

III Tình hình thực hiện Hiệp định phân định biển Việt Nam — Thái Lan - 219

CHUYÊN ĐỀ 12: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHAN ĐỊNH BIỂN VIỆT NAM — MALAYSIA 223I Lich sử và hiện trạng tranh chấp trên biển Việt Nam — Malaysia -. + 5c c5552 223INWi¿r2.0 19-8) 80188 229CHUYÊN ĐỀ 13: GIẢI QUYẾT VAN DE PHAN ĐỊNH BIEN VIỆT NAM — INDONESIA 235

I VỊ trí địa lý và nhu cầu phân định biên giữa Việt Nam va [ndonesia -.- 235II Phân định thêm lục địa Việt Nam — Indonesia -¿ - xStcv ng k TT ngư 237HJ Phân định vùng đặc quyên kinh tế Việt Nam — Indonesia -¿ 52c Sex cee: 242

Trang 5

PHAN THỨ NHẤT: BAO CÁO PHÚC TRÌNH

A GIỚI THIỆU CHUNG VE DE TÀI NGHIÊN CỨU| Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Biển luôn đóng vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị Ngày nay, khi đất liền trở nên chật hẹp không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng dân số,năng lượng khan hiếm, các hệ sinh thái bị suy thoái, môi trường trở nên quá tải, biểnva đại dương trở thành miền đất hứa cho tất cả các quốc gia Trong bối cảnh đó, cácnước ven biển, nhất là các cường quốc đều có xu hướng “tiến ra biển”, xây dựng chiếnlược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và sử dụng biển.

Là quốc gia nằm ven bờ biển Đông và với chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, ViệtNam được đánh giá là quốc gia ven biển có các vùng biển giàu có về tài nguyên thiênnhiên, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản, đồng thời chiếm vị tríchiến lược quan trọng đối với khu vực và trên thế giới Trong lịch sử hàng nghìn nămdựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn liền với quá trình xây dựng vàphát triển của đất nước và con người Việt Nam.

Xu hướng "tiến ra biên" của các quốc gia đã dẫn đến nhiều tranh chấp về thựchiện chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển Theo quy định của Công ước của Liênhợp quốc về Luật biển năm 1982, mỗi quốc gia ven biển đều có quyền xác định: (¡) nộithủy; (ii) lãnh hải (rộng không quá 12 hải lý tinh từ đường cơ sở); (iii) vùng tiếp giáplãnh hải (rộng không quá 24 hải lý tinh từ đường cơ sở); (iv) vùng đặc quyển kinh tế(rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở) và (vi) thềm lục địa Như vậy, cácvùng biển của quốc gia ven biển được mở rộng đáng kẻ, và điều đó làm xuất hiện cácvùng biển chồng lấn giữa những nước đối diện hoặc tiếp liền Cho đến nay, cònkhoảng 400 đường ranh giới trên biển cần được phân định Những tranh chấp này vốnđã phức tạp càng trở nên phức tap hơn khi các quốc gia đây mạnh việc khai thác tàinguyên trên các vùng biển Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp, hoạch định rõ ràng các

vùng biển đã, dang và sẽ tiếp tục chiếm giữ vị trí quan trọng trong quan hệ chính trị,

pháp lý quốc tế hiện đại.

Trong khu vực biển Đông, Việt Nam đang phải đối diện với nhiều tranh chấpliên quan đến các quốc gia khác nhau như Trung quốc, Philippines, Malaysia, Brunei,Indonesia, Thái Lan và Campuchia Dé giải quyết những tranh chấp này, yêu cầu

Page | 4

Trang 6

khách quan đòi hỏi các quốc gia sử dụng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọngquyền và lợi ích của nhau và phù hợp với các quy định của luật quốc tế Vì vậy, việcnghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thông những quy định này là điều cần thiết và có

y nghĩa ly luận cũng như thực tiên sâu sac.ll Tình hình nghiên cứu

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của Việt Nam về van dé phân định biên

chưa thực sự phong phú về sô lượng Ngoài một vài bài báo có liên quan, van dé này

hau như chi được đề cập một cách khái quát trong các sách chuyên khảo vê luật biển.

Có thê nêu ra một sô sách và các bài báo liên quan đên phân định biên:

Bộ Ngoại giao, Giới thiệu mét số vấn dé cơ ban của luật biển Việt Nam,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002;

Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam vàchiến lược phát triển bên vững, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006;

Nguyễn Bá Dién (chủ biên), Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốcrể, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2009;

Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết và luật biển, Nxb Công an nhân

Page | 5

Trang 7

- Nguyễn Toàn Thang, “Asean và tranh chấp liên quan đến quan dao TrườngSa”, Tạp chí Luật học, sô 9, 2007;

- _ Nguyễn Toàn Thang, “Thuc tiễn áp dụng quy chế pháp lý quốc tế về đảo vàcác công trình nhân tạo trên biển của Việt Nam và một số nước trên thếgiới”, chuyên dé thuộc dé tài cấp nhà nước “Co sở pháp lý về chủ quyền củaViệt Nam đối với hai quần đảo Trường sa - Hoàng sa” (Bộ Ngoại giao) doTrung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế chủ trì, 2009;

Do đó, với mục dich tập trung nghiên cứu những van dé cơ bản nhất về pháp lývà thực tiễn liên quan đến phân định biển, nhóm tác gia dé xuất nghiên cứu dé tài “Vandé phan định biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định biên giữa Việt Nam với

các nước trong khu vực”.

lil Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhànước về chiến lược biển Việt Nam nhằm xây dựng đất nước trở thành quốc gia mạnhvề biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốcgia trên biển Dé tài vận dụng các nguyên tắc, phương pháp duy vật biện chứng củachủ nghĩa Mác - Lênin, của Lý luận nhà nước và pháp luật trong điều kiện cụ thê củaViệt Nam Trong đó, dé tài đặc biệt chú y vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụthể như phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp hệ thống và phân tích tong hợp;

phương pháp quy nạp; phương pháp suy luận logic

IV Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tai “Van dé phân định biển trong luật quốc tế và thực tiễnphân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực” nhằm một số mục tiêu cơ

bản sau:

Thư nhất, phân tích, đánh giá thực tiễn quốc tế trong giải quyết tranh chấp vềphân định biển, đặc biệt là thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia

trong khu vực.

Thứ hai, cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản về phân định biển, phục vu

cho việc nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên và sinh viên trong trường, các cơ Sởđào tạo luật và quan hệ quôc tê.

Page | 6

Trang 8

V Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, nhóm tác giả khôngcó tham vọng nghiên cứu một cách toàn điện và sâu sắc tat cả những van đề pháp lý vàthực tiễn liên quan đến nội dung của đề tài Vì vậy, đề tài tập trung chủ yếu vào việcnghiên cứu các quy định của luật quốc tế về phân định biển, thực tiễn phân định biểntại các cơ quan tài phán quốc tế, thực tiễn phân định biển của Việt Nam với các nướctrong khu vực và thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thé giới.

B CAC KET QUA CHÍNH CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU| Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về phân định biển

1.1 Khái quát sự phát triển của luật quốc tế về phân định biên

Quá trình phát triển của luật quốc tế về phân định biển có thể được chia thành

ba giai đoạn: (1) giai đoạn trước năm 1958; (ii) giai đoạn 1958 — 1982 và (11) giai đoạn

từ 1982 đến nay.

1.1.1 Giai đoạn trước năm 1958

Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự tồn tại các quy phạm tập quán điều chỉnhquá trình phân định biên.

Trong thời kỳ khoa học còn chưa phát triển, biển vẫn được coi là nguồn tàinguyên vô tận, tự do khai thác cho tất cả các quốc gia Tình hình này kéo dài cho tớithế kỷ XV, khi biển cả trở thành đối tượng chinh phục của các nước muốn mở rộngquyền lực của mình ra biển Ngày 4/5/1493, Giáo hoàng Alexandre VI đã ban hànhSắc chỉ "Inter coetera" vạch một đường cách phía phái Tây dao Cap Vert (nằm ở DaiTây Dương, cách bờ biển của Senegal và Mauritani khoảng 500km) 100 liên (1 liêntương đương khoảng 182 mét), phân chia đại dương thành hai khu vực truyền đạoThiên chúa cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Sau này, hai nước phát triển thành hai

khu vực ảnh hưởng của họ.

Những năm tiếp theo, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thươngmại hàng hải, các yêu sách nói trên gặp phải sự phản đối của nhiều quốc gia Chínhtrong hoàn cảnh đó đã diễn ra cuộc dau tranh giữa hai nguyên tắc lớn: tự do biển cả vàthiết lập chủ quyền quốc gia trên biển Nhìn chung, các quốc gia theo xu hướng tự dobiển cả nhưng có quan điểm tương đối trung lập về quyền của quốc gia trên biển.Nhiều quốc gia, một mặt khang định nguyên tắc tự do biển cả, mặt khác xác định chủ

Page | 7

Trang 9

quyền trên vùng biên bao quanh với ly do là sự mở rộng chủ quyền trên lãnh thé đâtliền ra phía biển nhằm bảo vệ mình trước sự tan công của các quốc gia khác.

Trước đòi hỏi thực tiễn về việc xác định cụ thể những vùng biển thuộc chủ

quyền quốc gia, Hội nghị pháp điên hoá luật quốc tế được tô chức tại La Haye (HàLan) vào năm 1930 Hội nghị đã đạt được những kết quả nhất định trong việc côngnhận quốc gia ven biển có một vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.

Tuy nhiên, các quốc gia vẫn không thống nhất được về chiều rộng lãnh hải.Nhìn chung, nhiều quốc gia áp dụng lý thuyết “tầm bắn đại bác”, xác định chiều rộnglãnh hải là 3 hải ly' Do đó, trong giai đoạn trước năm 1958, van dé phân định biển chủyêu đặt ra đối với lãnh hải.

1.1.2 Giai đoạn 1958 — 1982

Trong giai doan nay, bén canh su tồn tại của các quy phạm tập quán, pháp luậtquốc tế về phân định biển chịu ảnh hưởng tích cực của Hội nghị lần thứ nhất của Liênhợp quốc về Luật biển tổ chức tại Giơ-ne-vơ (Thụy sỹ) năm 1958.

Hội nghị đã thông qua được bốn Công ước quan trong: (i) Công ước về lãnh hảivà vùng tiếp giáp lãnh hải; (ii) Công ước về biển ca; (iii) Công ước về đánh cá và bảotồn các tài nguyên sinh vật của biển cả và (iv) Công ước về thêm lục địa Sự ra đời củanhững điều ước quốc tế nói trên đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trìnhpháp điển hóa luật biển quốc tế nói chung, pháp luật về phân định bién nói riêng Điềunày được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

+ Bên cạnh lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển được ghinhận thêm vùng thềm lục địa, bao gồm phan đáy biển và lòng đất dưới đáy “nằm bênngoài lãnh hải đến độ sâu 200 mét hoặc sâu hơn nữa tới mức độ cho phép khai thác các

tài nguyên thiên nhiên ở đó”.

+ Vấn đề phân định được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật cụ thé, tạocơ sở pháp lý rõ rang dé các quốc gia tiến hành phân định trên thực tế”.

Những thành công về phương diện lập pháp của Hội nghị lần thứ nhất của Liênhợp quốc về Luật biên là tiền dé dé các quốc gia tiếp tục con đường phát triển phápluật quốc tế về phân định biển.

Khoảng cách này được nêu ra lần đầu tiên một cách cụ thê trong cuỗn "De dominio maris' ‘nam 1702 cua tác

gia người Hà Lan Bynkershoek, khăng định quyền của quốc gia ven biên thực hiện chủ quyên trên các vùngbiển bao quanh, tới một giới hạn tương ứng với tâm băn đại bác của thời kỳ đó Quan điểm trên được các quôc

gia phát triên về hàng hải (như Anh, Hà Lan) hoan nghênh vì nó duy trì được o mức tôi đa quyền tự do trên biên.

° Điều 12 Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958, điều 6 Công ước Giơ-ne-vơ về thêm lụcđịa năm 1958.

Page | 8

Trang 10

1.1.3 Giai đoạn từ năm 1982 đến nay

Sau 5 năm trù bị (1967 — 1972) và 9 năm thương lượng (1973 — 1982), Hội nghị

lần thứ ba về Luật biển đã thông qua được Công ước của Liên hợp quốc về Luật bién(Công ước Luật biển năm 1982) tại Montegobay (Giamaica) ngày 10/12/1982 Công

ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.

Công ước Luật biên năm 1982 là một văn kiện tổng hợp toàn diện, đề cập tat cảcác van dé thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật Công ước phan ánh sựnhất trí của các quốc gia đối với những van dé liên quan đến biển và nhằm xác lập trậttự pháp lý điều chỉnh các hoạt động khai thác và sử dụng biển Công ước giải quyếtđược nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn mà các Hội nghị Luật biển trước đóchưa thể giải quyết Đặc biệt, Công ước xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc thiết lậpcác vùng biển và phân định biển.

Theo quy định của Công ước, không ảnh hưởng đến vùng biển được sử dụng

chung cho tat cả các quốc gia, mỗi quốc gia ven biển có quyển tuyên bố và xác địnhcác vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyển và quyên tài phán quốc gia, bao gồmvùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

+ Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiềurộng lãnh hải và giáp với bờ biển”.

+ Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ, có chiều rộngkhông vượt quá 12 hải lý tinh từ đường cơ sở”.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền lãnh hải, có

chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở đùng để tính chiều rộng lãnhhải”.

+ Vùng đặc quyên kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liềnlãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tìnhchiều rộng lãnh hải.

+ Thêm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáybiển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnhthé đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài cua ria lục địa, hoặc đến cách đường cơ

ì Điều 8 khoản | Công ước Luật bién nam 1982.

* Điều 2, 3 Công ước Luật biển năm 1982 So với Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958,Công ước Luật biển nam 1982 đã hoàn thiện và giai quyết được van dé chiều rộng lãnh hải.

* Điều 33 Công ước Luật bién năm 1982.

° Điều 55, 57 Công ước Luật biển năm 1982.

Page | 9

Trang 11

sở dung dé tính chiều rộng lãnh hai 200 hải lý khi bờ ngoài của ria lục địa của quốc gia

đó ở khoảng cách gần hon’.

Trong trường hợp bờ ngoài của thềm lục địa mở rộng ra quá 200 hải lý tính từđường cơ sở, quốc gia ven biển có thé sử dụng các phương pháp phù hợp dé xác địnhranh giới phía ngoài của thêm lục địa, với điều kiện đường ranh giới đó không đượcmở rộng quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đăng sâu 2500 mét, làđường nỗi các điểm ở đáy biển có độ sâu 2500 mét, một khoảng cách không quá 100hải lyŠ.

Nhu vậy, Công ước đã mở rộng một cách đáng ké thâm quyền của quốc gia venbiển Không chỉ có chủ quyên đối với lãnh hải, quốc gia ven biển còn thực hiện quyênchủ quyền và quyên tài phán đối với những vùng biển rộng lớn như vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa Tuy nhiên, điều đó cũng đồng thời làm xuất hiện thêm cácvùng biên chồng lan giữa các nước có bờ biên nằm đối diện hoặc tiếp liền Vì vậy, cácquốc gia hữu quan có nghĩa vụ tiến hành các biện pháp hòa bình để giải quyết tranhchấp phát sinh Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, tranh chấp thường giảiquyết thông qua vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế.

1.2 Khái niệm phân định biển

1.2.1 Định nghĩa

Trong Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958, thuật ngữ“phan định” (tiếng anh là delimitation) được đề cập tại điều 12, theo đó “( ) đườngphán định lãnh hải giữa hai quốc gia nam đối diện hoặc tiếp liên được thé hiện trêncác hải đô tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận" Trong trườnghợp này, van dé phân định lãnh hải được đặt ra khi: (i) các quốc gia có bờ biển nằmđối diện hoặc tiếp liền và (ii) tồn tại vùng chồng lấn buộc hai nước phải cùng nhau xác

định đường ranh giới chung.

Thuật ngữ “phân định” theo nghĩa nêu trên được nhắc lại tại điều 15 (phân địnhlãnh hải), điều 74 (phân định vùng đặc quyền kinh tế) và điều 83 (phân định thêm lucđịa) của Công ước Luật biển năm 1982 Điều 83 của Công ước quy định: “việc phán

định thêm lục địa giữa các quéc gia có bờ biên năm đôi diện hoặc tiếp liên được thực

° Điều 76 khoản 1 Công ước Luật biên nam 1982.

* Điều 76 khoản 2,5 Công ước Luật biên nam 1982.

Page | 10

Trang 12

hiện bang con đường thoa thuận theo đúng luật pháp quốc té như đã được nêu ở diéu38 của Quy chế Tòa công lý quốc tế, dé đi đến một giải pháp công bằng”.

Tuy nhiên, trong Công ước Luật biên năm 1982, thuật ngữ phân định còn đượcđề cập tại một số điều khoản khác Điều 50 của Công ước quy định: “phía bên trongving nước quan dao, quốc gia quân dao có thê vạch những đường khép kín dé phânđịnh nội thủy theo đúng các điều 9, 10 và 11” Trong trường hop này, thuật ngữ phanđịnh được hiểu là quá trình xác định đường ranh giới phân chia các vùng biển của mộtquốc gia Nói cách khác, quốc gia đơn phương tự xác định các vùng biển phù hợp vớiquy định của luật quốc tế Như vậy, thuật ngữ “phân định” được sử dụng với hai nghĩakhác nhau: hoặc dé xác định ranh giới của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyềnchủ quyền của một quốc gia: hoặc dé xác định đường ranh giới chung trong trườnghợp ton tai vùng biển chồng lan giữa các quốc gia nằm đối diện hoặc tiếp liền.

Không được định nghĩa trong các điều ước quốc tế, các cơ quan tài phán quốctế có quan điểm về phân định biển như thế nào? Trong phán quyết ngày 19/12/1978 vềphân định thêm lục địa tại biển Aegean, Tòa công lý quốc tế nêu rõ ''phân định là hoạt

động nhằm vạch một đường hoặc nhiều đường chính xác nơi gặp nhau của các vùng

không gian mà tại đó thực hiện quyền lực và quyên chủ quyên” của hai quốc gia °.

Nhu vậy, theo quan điểm của Tòa, phân định đặt ra trong trường hop ton tại vùng biểnchồng lấn cần xác định đường ranh giới chung giữa các quốc gia nằm đối diện hoặctiếp liền.

Trong khuôn khô dé tài, chúng tôi sử dụng thuật ngữ phân định biên theo nghĩahẹp Hiểu một cách khái quát, phán định là hoạt động do hai hay nhiễu quốc gia thựchiện, trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba, phù hợp với các quyđịnh của luật quốc tế, nhằm xác định các danh nghĩa pháp lý hương ứng của mỗi quốcgia trên các vùng biển chông lấn.

1.2.2 Đặc điển

Định nghĩa nêu trên bao quát tương đối đầy đủ các đặc điểm của phân định biển:(i) là hành vi mang tính quốc tế; (ii) tồn tại sự chồng lấn của các vùng biển mà các

quốc gia tranh chấp đều có cùng danh nghĩa pháp lý.

+ Phân định biển là hành vi pháp lý quốc tế Điều này có nghĩa là, phân địnhbiển phải được thực hiện dựa trên các quy định của luật quốc tế và do các quốc gia hữu

” Điêu 74 về phân định vùng đặc quyên kinh tế có nội dung giống với quy định tại điều 83.

'° Aegean Sea Continental Shelf, Judgment, | C.J Reports 1978, § 85, p 35.

Page | 1]

Trang 13

quan, hay nói cách khác, bởi các quốc gia có bờ biến liền kề hoặc đối diện có các vùng

biển chồng lan về danh nghĩa.

Do đó, phân định biển là một hành vi pháp lí quốc tế song phương hoặc đaphương chứ không phải là hành vi pháp lý đơn phương Khi quy định về phân địnhbiển đối với lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế tại các Điều 15, 74 hoặc 83,Công ước Luật biển năm 1982 chỉ ra rằng, các quốc gia phải thực hiện phân định trên

cơ sở thỏa thuận Trong trường hợp phân định lãnh hải, khi chưa có thỏa thuận, các bên

không được đơn phương mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến hoặc cách đều củahai quốc gia Đối với trường hợp phân định vùng đặc quyền kinh tế hoặc thêm lục dia,Công ước còn đưa ra cơ chế giải quyết bằng con đường tài phán nếu các bên không đạt

được thỏa thuận trong một thời hạn “hợp lý” Như vậy, trong các trường hợp nêu trên,

phân định các vùng biển luôn là hành vi pháp lý quốc tế song phương hoặc đa phương.+ Van dé phân định chi đặt ra khi có sự chồng lắn các vùng biển mà cụ thé làchồng lấn danh nghĩa Các bên tham gia quá trình phân định phải chứng minh danhnghĩa pháp lý để xác định quyền được phân định giữa các bên hữu quan theo pháp luậtquốc tế Điều này có nghĩa, các quốc gia phải chứng minh quyền được tham gia vàocác quan hệ về phân định biển dựa trên căn cứ pháp ly và thực tiễn Ví dụ, trongtrường hợp đưa ra yêu sách về phân định thềm lục địa, các quốc gia có nghĩa vụ chứngminh thềm lục địa chồng lấn nằm trên “phần kéo dài tự nhiên của đất liền ra biển”hoặc tới 200 hải lý, khi thềm lục địa ở khoảng cách gần hơn'!.

'' Điều 76 Công ước Luật biên năm 1982.

Page | 12

Trang 14

Công ước Luật biên năm 1982 ghi nhân hai phương pháp xác định đường cơ sởdùng đề tính chiều rộng lãnh hải: đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thăng.

Đường cơ sở thông thường là ngắn nước thủy triều thấp nhất chạy dọc theo bờbiến được thé hiện trên các hải dé tỉ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức côngnhận (điều 5 Công ước Luật biển năm 1982) Việc xác định ngắn nước thủy triều thấpnhất không phải là một quy trình phức tạp Đó là ngắn giao nhau giữa bờ biển với mức

thấp nhất của mặt nước biển Phương pháp này liên quan trực tiếp đến sự thay đổi mựcnước biển, tới mực 0 trên các hải đồ Mực 0 rất khác nhau giữa các nước, thậm chígiữa các vùng ven biển của một quốc gia Phương pháp đường cơ sở thông thường cóưu điểm là phản ánh tương đối chính xác đường bờ biển thực tế của quốc gia ven biển.nhưng có hạn chế là khó áp dụng đối với các vùng có bờ biên lồi lõm, khúc khuyuhoặc có nhiều đảo ven bờ.

Trong trường hợp đường cơ sở thông thường, được xác định là ngắn nước thủytriều thấp nhất, không còn phù hợp với địa hình thực tế của bờ biển, quốc gia ven biểnđược phép áp dụng phương pháp đường cơ sở thang là đường gãy khúc nối liền cácđiểm được lựa chọn tại ngắn nước thuỷ triéu thap nhất doc bờ bién và các đảo ven bờ.

Công ước đồng thời quy định các điều kiện để áp dụng đường cơ sở thẳng: (¡) Ởnhững noi bờ biên khúc khuyu, bị khoét sâu và lỗi lõm hoặc (ii) Ở những nơi có chuỗiđảo chạy dọc bờ biển và nam ngay sát ven bờ hoặc (iii) Ở những nơi có các điều kiệnthiên nhiên đặc biệt gây ra sự không én định của bờ biển như sự hiện diện của cácchâu thổ Ngoài ra, trong quá trình xác định đường cơ sở thắng, quốc gia ven biển phảiđảm bảo đường cơ sở đó không đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng

biển nằm bên trong đường cơ sở phải có liên quan đến phần đất liền để có thể đặt dướichế độ nội thuỷ.

Tuy nhiên, Công ước Luật biển năm 1982 không chi rõ thé nào là bờ biển khúckhuyu, bị khoét sâu và lồi lõm, thé nào là chuỗi đảo và thé nao là xu huớng chung củabờ biển Vì vậy, những điều kiện này cần được giải thích một cách hợp lý, tránh tìnhtrạng lạm dụng với mục đích đây đường cơ sở lùi xa ra phía biển Chăng hạn, phương

pháp đường cơ sở thăng không được áp dụng khi bờ biển chỉ có một chỗ bị khoét sâu

hay không được bằng phẳng Việc giải thích và áp dụng từng điều kiện cụ thể phảiđược đặt trong địa hình tong thé của bờ bién Y tưởng của các nha soạn thảo Công ướcLuật biển năm 1982 đường như tương đối rõ ràng: vẫn đề không phải ở chỗ làm lại tự

Page | 13

Trang 15

nhiên bang cách thay déi toàn bộ địa hình bờ biến trong mọi hoàn cảnh, moi tinhhuống Ở những nơi bờ biên quá lỗi lõm, khúc khuỷu nhiệm vụ đặt ra là thay đôi chođơn giản mà vẫn phù hợp với địa thé chung của bờ biên Don giản hoá nhưng khônglạm dụng, làm biến đổi sai lệch: đó chính là ý nghĩa của phương pháp đường cơ sởthăng mà Công ước Luật biển năm 1982 muốn hướng tới.

- Vai trò cua đường cơ sở trong phân định biên

Việc xác định đường cơ sở là hành vi pháp lý đơn phương và thuộc thầm quyềncủa quốc gia ven biển Vì vậy, nó không nhất định có hiệu lực ràng buộc đối với cácquốc gia khác, đặc biệt trong trường hợp có các quốc gia nằm đối diện hoặc tiếp liền.Như đã đề cập, phân định biển là hành vi pháp lý quốc tế, đòi hỏi sự thỏa thuận củacác bên hữu quan, bởi vì điều đó ảnh hưởng đến lợi ích của hai hay nhiều quốc gia đốivới ranh giới không gian quy định phạm vi hiệu lực của chủ quyền và quyền chủquyền của những quốc gia này Thực tiễn chỉ ra rằng hành vi pháp lý đơn phương củamột nước bản thân chúng không thể có cơ sở buộc tất cả các quốc gia hữu quan chấpthuận để vạch đường ranh giới chung, trừ khi được những quốc gia này thỏa thuận như

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận và tranh chấp được giải quyết tạicơ quan tải phán quốc tế, đường cơ sở do các bên đơn phương xác lập không nhất thiếtđược sử dụng làm căn cứ để xác định đường phân định Theo quan điểm của Tòa cônglý quốc tế trong vụ tranh chấp về đánh cá giữa Anh và Nauy (18/12/1951), “việc phânđịnh các vùng biển luôn luôn có khía cạnh quốc tế, nó không thể phụ thuộc vào ý chíduy nhất của quốc gia ven biển như được thé hiện trong pháp luật quốc gia Nếu tuyênbố hoạch định là hành vi pháp lý đơn phương vi chỉ quốc gia ven biển mới có tư cáchđể tiếu hành thì ngược lại giá trị của hành vi đó đối với các quốc gia khác sẽ do luậtquốc tế điều chỉnh"'” Mỗi quốc gia có quyền đơn phương xác định đường cơ sở vàranh giới của các vùng biển nhưng phân định biển phải luôn được nhìn nhận dưới gócđộ pháp lý quốc tế.

Quan điểm nêu trên được ghi nhận trong nhiều phán quyết của các cơ quan tàiphán cuốc tế Trong vụ Thêm lục địa Tunisia/Libya, Tòa công lý quốc tế chi rõ rangviệc xac định các điểm và đoạn cơ sở để kẻ đường phân định và hệ thống đường cơ sởcủa quôc gia ven biển là hai van dé độc lập và riêng biệt Vì vậy, đê kẻ đường phân

" Fisheres case Judgment of December 18", 1951 LC.J Reports 1951, p 132.

Page | 14

Trang 16

định nhằm đạt kết quả phân định công bằng Tòa phải tính toán hiệu lực của các đảoDjerba và Kerkennah, không phải với tính chất những hòn dao này được xác địnhtrong hệ thống đường cơ sở của Tunisia mà trên cơ sở vị trí, vai trò cũng như anhhưởng của chúng đến đường phân định Vì vậy, Tòa đã bỏ qua đảo Djerba nhưng lại

trao cho đảo Kerkennah một nửa hiệu lực khi kẻ đường phân định Đặc biệt, đường

phân định có những đoạn chạy theo hướng chung của bờ biển Tunisia nhưng khôngdựa trên hệ thống đường cơ sở thắng do Tunisia xác định Tòa đồng thời khăng định“không đánh giá về giá trị của hệ thong đường cơ sở này cũng như hiệu lực của chúngđối với Libya”.

Trong vụ Thêm lục địa Libya/Malta, Tòa công lý quốc tế sử dụng bờ biển củacác quốc gia hữu quan để kẻ đường trung tuyến Theo quan điểm của Malta, việc kẻđường phân định phải xuất phát từ hệ thống đường cơ sở do các quốc gia hữu quan xáclập, cụ thé là đường cơ sở của Malta bao gồm đoạn nỗi dao Malta và đảo nhỏ Filfla.Tòa đưa ra kết luận rằng: (¡) Tòa không xem xét tính hợp pháp của việc Malta sử dụngđảo nhỏ Filfla dé xác định đường cơ sở; (ii) trong mọi trường hợp, đường cơ sở do cácquốc gia thiết lập không nhất thiết được sử dụng để xác định ranh giới chung của thềmlục địa Đường cách đều được xác định dựa trên những điểm phù hợp của bờ biển và

các đảo ven bờ, và để đạt được kết quả công bằng, một số đảo nhỏ cũng như một số

điểm nhô ra nhất của bờ biển có thé bị bỏ qua Do đó, mặc dù đảo nhỏ Filfla đượcMalta sử dụng dé xác định đường cơ sở, Tòa đã bỏ qua hòn đảo này khi xem xét kẻđường cách đều.

Nhu vậy, đường cơ sở chỉ đóng một vai trò hạn chế trong phân định biển Nếuđường cơ sở được các quốc gia thỏa thuận sử dụng trong một số điều ước về phân địnhbiển, ngược lại hầu như không được các cơ quan tài phán xem xét khi giải quyết tranhchấp trong lĩnh vực này.

1.3.2 Nguyên tắc và phương pháp phân định lãnh hải

Theo quy định tại điều 2 Công ước Luật biển năm 1982, "Chu quyên của quốcgia ven bién được mở rộng ra ngoài lãnh thổ ( ) đến một vùng biến tiếp liên, gọi làlãnh hải ( )" Đây là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ, có chiều rộngkhông vượt quá 12 hải ly tinh từ đường cơ sở * Như vậy, ranh giới phía trong của lãnh

3 Continental Shelf (Tunisia Libyan Arab Jamahiriya) Judgment, C.J Reports 1982, § 79, p 63: § 104, p 76:

§ 120, p 85.

'* Điều 3 Công ước Luật biên năm 1982.

Page | 15

Trang 17

hải là đường cơ sở và ranh giới phía ngoài là đường mà mỗi điểm trên đường đó ởcách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải và

không vượt quá 12 hải lý Ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới

quốc gia trên biển.

Trong trường hợp lãnh hải của hai quốc gia nằm đối diện hoặc tiếp liền tạothành vùng chồng lấn, các quốc gia cần thỏa thuận dé tiễn hành phân định lãnh hải, nóicách khác xác định đường biên giới chung trên biển Công thức phân định lãnh hảigiữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau được ghi nhận tại Điều 15Công ước Luật biển năm 1982, cụ thể như sau: “Khi hai quốc gia có bờ biển liên kếhoặc đối điện nhau, không quốc gia nào được quyên mở rộng lãnh hải ra quá đườngtrung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gan nhất cua các đường cosở dùng dé tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược

lại Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa

lich sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác can hoạch định ranh giới lãnh hải của

hai quốc gia khác với quy định đã nêu" Phân tích quy định của Điều 15 Công ướcLuật biển năm 1982 có thể rút ra một số nhận xét.

Thứ nhất, Điều 15 của Công ước 1982 đã ghi nhận lại gần như hoàn toàn nộidung của khoản 1, Điều 12, Công ước Giơ-ne-vơ vẻ lãnh hải và vùng tiếp giáp năm

Thứ hai, công thức chung để phân định lãnh hải giữa hai quốc gia có bờ biểnliền kề hoặc đối diện nhau là: (i) phân định lãnh hải phải được tiến hành trên cơ sở thỏathuận, các bên có thể thỏa thuận dé lựa chọn các phương pháp phân định phù hop; (ii)trong trường hợp không có thỏa thuận, các quốc gia hữu quan sử dụng phương phápđường trung tuyến/cách đều; (iii) hiệu lực của đường trung tuyến/cách đều sẽ bị thayđỗi trong trường hợp tồn tại các hoàn cảnh đặc biệt.

Thứ ba, với quy định trên, Công ước Luật biển năm 1982 đã khăng định lại một

lần nữa, thỏa thuận là nguyên tắc cao nhất để các bên hữu quan giải quyết vấn đề phânđịnh Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với bản chất của luật quốc tế là được xây

dựng trên cơ sở thỏa thuận và tự nguyện.

Thứ tu, Công ước khang định việc tiếp tục áp dụng nhưng có sự hạn chế củaphương pháp trung tuyến/cách đều trong phân định lãnh hải giữa các quốc gia có bờ

biên đôi diện hoặc tiếp liên Sự hạn chê này được quyết định bởi sự hiện diện của các

Page | 16

Trang 18

hoàn cảnh đặc biệt Tuy nhiên, Công ước không đưa ra định nghĩa chính xác về cáchoàn cảnh đặc biệt Theo Ủy ban luật quốc tế, các hoàn cảnh đó có thê là: hình dạngbất thường của bờ biển; sự hiện diện của các đảo; luồng hàng hải Trong trường hợpnày, phân định lãnh hải có thể tóm gọn lại theo công thức: đường trung tuyến/cách đều

— Hoàn cảnh đặc biệt.

TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆ,

1.4 Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thèm lục di

Phân định biển là hành vi mang tính quốc tế nên cần thực hiện trên cơ sở thỏa

thuận của các quốc gia hữu quan Quy định tại điều 12 Công ước Giơ-ne-vơ về lãnhhải và vùng tiếp giáp (1958), điều 6 Công ước Giơ-ne-vơ về thềm lục dia (1958) vàcác điều 15, 74, 83 của Công ước Luật biển năm 1982, nguyên tắc thỏa thuận đã trởthành nguyên tắc mang tính tập quán, được các quốc gia tôn trọng thực hiện và các cơquan tài phán quốc tế viện dẫn áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp về phânđịnh biển.

Trong vụ Thêm lục địa biển Bắc, Tòa công lý quốc tế khẳng định rằng “việcphân định phải là đối tượng thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan” “Các bên phảitiễn hành đàm phán nhằm đi đến một thỏa thuận chứ không phải đơn thuần tiến hành

một cuộc đàm phán hình thức ( ); các bên có nghĩa vụ xử sự sao cho đàm phán có ýnghĩa, đó không phải là trường hợp khi một trong các bên khăng khăng giữ lập trường

riêng của mình mà không trù liệu bat kỳ sự điều chỉnh nào"'” Như vậy, nghĩa vụ phânđịnh trên cơ sở thỏa thuận yêu cầu các bên tranh chấp tiến hành đàm phán một cách tựnguyện, có thiện chí và với những đề nghị thực sự xây dựng nhằm đi đến thỏa thuậnmà các bên có thé chấp nhận Nguyên tắc này không cho phép các quốc gia hữu quanchỉ tham gia đàm phán một cách hình thức, chiếu lệ, nhằm đưa ra những vấn đề khôngtrực tiếp liên quan, không thể nhân nhượng được, không phù hợp với quan hệ hữu nghị,hợp tác giữa các nước láng giéng.

Trong vụ Vịnh Maine, Tòa công lý quốc tế ghi nhận nguyên tắc thỏa thuận nhưsau “phân định thêm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp liềnkhông thé được thực hiện bằng hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia Sựphân định này phải được mưu cau và thực hiện qua một thỏa thuận tiếp theo mội cuộc

'S North Sea Continental Shelf, Judgment, C.J Reports 1969, § 85, p 47.

Page | 17

Trang 19

dam phán thiện chi với ý định thực tế đạt tới kết quả tích cực”'" Trong trường hợp tồntại vùng biên chồng lần, việc hoạch định đơn phương của một trong các bên tranh chấpsẽ không có hiệu lực pháp lý đối với những nước liên quan Điều này hoàn toàn phùhợp với thực tế bởi van dé phân định liên quan đến một vùng biển mà ở đó nhiều quốc

gia cùng có danh nghĩa pháp lý như nhau Vì vậy, việc phân định đòi hỏi phải có sự

thé hiện và thỏa thuận về ý chí của các nước hữu quan thông qua quá trình đàm phán.Nguyên tắc thỏa thuận dành cho các nước hữu quan quyền ấn định đường ranhgiới chung phù hợp nhất đối với họ, với điều kiện là sự thỏa thuận đó phải được thựchiện trên cơ sở tôn trọng các quy định của luật quốc tế và không ảnh hưởng đến quyền

và lợi ích của các quốc gia khác Thỏa thuận sẽ giúp các quốc gia đảm bảo tính chínhxác của đường phân định, đạt mục đích công bằng, đồng thời tránh được những xungđột có thé phat sinh Dé thực hiện được điều đó, các yếu tố, hoàn cảnh ảnh hưởng đếnkết quả phân định cần được đưa ra xem xét, cân nhắc ngay trong quá trình đàm phándé đi đến thỏa thuận.

Có thể thấy rằng, nguyên tắc thỏa thuận có cơ sở pháp lý vững chắc và lànguyên tắc có giá trị ràng buộc các quốc gia trong giải quyết tranh chấp về phân địnhbiển Nguyên tắc này được áp dụng đối với phân định biển nói chung, bao gồm phânđịnh các vùng biển thuộc chủ quyền cũng như quyền chủ quyền quốc gia.

1.4.2 Vấn đề công bằng và nguyên tắc công bằng trong phân định biển

Công bằng là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình xác định đườngranh giới chung giữa các quốc gia nằm đối diện hoặc liền kề Trong mọi trường hợpphân định, việc áp dụng nguyên tắc và phương pháp này hay nguyên tắc và phươngpháp khác cuối cùng đều hướng tới một mục đích “công bằng” Kết quả phân địnhcông bang là cơ sở để giải quyết triệt để tranh chấp, phòng tránh những xung đột phátsinh, đồng thời góp phần củng cố và duy trì quan hệ láng giềng thân thiện giữa cácquốc gia hữu quan.

Ghi nhận trong các Công ước Giơ-ne-vơ năm 1958 và Công ước Luật biên năm1982, sự cần thiết phải tiến hành phân định trên cơ sở công bằng đã được thể hiện ởnhiều mặt trong phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế Trong vụ Thêm lục địabiển Bắc, Tòa công lý quốc tế nêu rõ việc phân định phải được tiến hành theo nhữngnguyên tắc công bằng Tuy nhiên, công bằng không nhất thiết có nghĩa là chia đồng

'® Delimitation of the maritime boundary in the Gulf of Maine area, Judgment, C.J Reports 1984, § 112, p.

Page | 18

Trang 20

đều điện tích, sửa đồi, chỉnh lý lại sự tạo hóa của tự nhiên Việc áp dụng nguyên tắccônz bằng trong quá trình phân định không phải là áp dung tính công bằng một cáchgiảr đơn như là sự công băng trừu tượng mà là áp dụng một quy phạm pháp luật Đây

là đều kiện chủ yếu dé lựa chọn các phương pháp phân định phù hợp ”.

Quan điểm của Tòa công lý quốc tế được khăng định lại trong phán quyết trọngtài ngày 30/6/1977 về phân định thềm lục địa giữa Anh và Pháp Qua so sánh điều 6Công ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa năm 1958 và quy phạm tập quán quốc tế, Tòatrọng tài cho rằng tat cả những quy phạm này đều có chung mục đích — hướng tới sựphân định công bằng Việc lựa chọn phương pháp theo Công ước Giơ-ne-vơ về thềmlục địa hay tập quán quốc tế đều phải xét đến các hoàn cảnh và một tiêu chí quan trọnglà phù hợp với nguyên tắc công bang".

Trong vụ Thêm lục dia Tunisia/Libya, Tòa công lý quốc tế nêu rõ Tòa có nghĩavụ phải thông qua phán quyết trên cơ sở nguyên tắc công bằng Sự phù hợp vớinguyên tắc này là điều quan trọng nhất của quá trình phân định Đây là một khái niệmpháp lý, trực tiếp thê hiện nội dung của khái niệm Công lý Nhìn chung, khái niệmcông bằng không nằm ngoài phạm vi của luật quốc tế mà là điều kiện dé luật quốc tếđược hình thành và áp dụng Nói cách khác, công bằng được áp dụng với tính chất làmột quy phạm pháp luật! Theo nghĩa này, cần phân biệt công bằng với thẩm quyềncủa Tòa xét xử một cách ex aequo et bono Khoản 2 điều 38 Quy chế Tòa công lý quốctế quy định rằng, nếu các bên đồng ý và nhằm đạt được một giải pháp thích hợp, Tòacó thể không nhất thiết phải tuân thủ pháp luật một cách cứng nhắc Tuy nhiên, trongvụ Thêm lục địa Tunisia/Libya, nhiệm vụ của Tòa không phải là xét xử một cách exaequo et bono, mà phải áp dụng nguyên tắc công bằng với tính chất là một bộ phậncủa luật quốc tế.

Mot điều đáng lưu ý là các phán quyết của Tòa án, Trọng tài quốc tế đều không

đưa ra định nghĩa cụ thể về công bằng Trong vụ Vịnh Maine, Tòa đi đến kết luận rằng

để đạt được giải pháp công bằng, cần xem xét mỗi trường hợp phân định như mộtunicum, có nghĩa là một trường hợp đặc thù, không giống các trường hợp khác và đòihỏi phải có một giải pháp đặc thù Tòa đồng thời xác định một số tiêu chuân công bằngnhư: đất thống trị biển; trong trường hợp không có các hoàn cảnh thích đáng, phân

!" North Sea Continental Shelf Judgment, C.J Reports 1969, § 85, p 47; § 101, p 53.

'® Continental Shelf (UK/ France), Judgment, Report of International Arbitral Awards, Vol XVIII, § 195, p 229.'° Continental Shelf (Tunisia/Libyan Arab Jamahiriya), Judgment, LC.J Reports 1982, § 71, p 60.

Page | 19

Trang 21

chia đồng đều các vùng chồng lan một cách tương ứng với bờ biển của các quốc giahữu quan; cần thiết phải tránh hiệu lực cất cụt sự chiếu ra bờ biển hoặc một phần bờbiển của một trong các quốc gia hữu quan*’ Tương tự, trong vụ Thêm lục địaLibya/Malta, Tòa đưa ra một số tiêu chuẩn sau: không làm lại toàn bộ địa lý cũng nhưnan lại các sự không bình đăng cau tự nhiên; tôn trọng tất cả các hoàn cảnh liên quan;công bằng không hàm ý nhất thiết phải ngang bằng cũng như không chia đều cái mà tựnhiên đã làm cho không ngang bằng.

Có thể thấy, khái niệm công bằng được đề cập tương đối trừu tượng Hiểu mộtcách khái quát, công bằng trong phân định biển là xem xét và đặt lên bàn cân tat cả cáchoàn cảnh hữu quan dé tìm ra một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận, các bên cóthể coi kết quả đó là công bằng, chứ không phải sự áp dụng máy móc một loạt các quy

tắc, nguyên tắc hình thức Nói cách khác, việc xem xét, cân nhắc các hoàn cảnh hữuquan đóng vai trò đặc biệt quan trọng đề đạt được kết quả phân định công bằng.

Không có một giới hạn pháp lý nào về việc định ra các hoàn cảnh hữu quan.Cho đến nay, trong lý luận cũng như thực tiễn vẫn chưa có một danh mục day đủ cáchoàn cảnh đó và trên thực tế cũng khó có thê tổng hợp được hết chúng do đặc điểm rấtđa dang, phong phú của các vùng biển Tuy nhiên, ở một ching mực nào đó vẫn có thé

nêu ra một vài phạm trù hoàn cảnh liên quan như: địa ly, hình thái đặc thù của đường

bờ biển, sự hiện diện của các đảo; địa chất, địa mạo; danh nghĩa lịch sử”.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về phân định biển tại các cơ quan tài phán quốctế cho thay các yếu tố, hoàn cảnh hữu quan luôn được đặc biệt chú ý dé đạt được giảipháp công bằng Trong số những hoàn cảnh này, các đặc trưng địa lý có vai trò quantrọng nhất và là trọng điểm của quá trình phân định, đặc biệt là sự hiện diện của cácđảo tại vùng tranh chap.

1.4.3 Phương pháp phân định

- Phuong pháp đường cách đều

Trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, các quốc gia hữuquan có quyền thỏa thuận lựa chọn phương pháp phù hợp để tiến hành phân định cácvùng biển chồng lấn Thực tiễn cho thấy, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất làphương pháp đường trung tuyến/cách đều Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc công

© Delimitation of the maritime boundary in the Gulf of Maine area Judgment LC.J Reports 1984, § 157-158.

p 312-313.

?!' Xem Nguyễn Thi Kim Ngan, Iai trò cua dao và quan dao trong phân định biên, chuyên đề thuộc đề tài này.Page | 20

Trang 22

bằng có nghĩa là không có một phương pháp duy nhất đưa đến giải pháp công bằngtrong mọi trường hop, bởi vì trong mỗi trường hợp phân định cụ thé vì luôn phải tínhđến ảnh hưởng của các yếu tố, hoàn cảnh hữu quan Nói cách khác, không có phươngpháp nào được coi là bắt buộc cho mọi trường hợp phân định Chính từ góc độ này, vịtrí và vai trò của đường cách đều cần được xem xét một cách đúng đắn.

Cuộc tranh luận về ý nghĩa của đường cách déu đã diễn ra trong nhiều năm, bắtđầu từ khi Ủy ban pháp luật quốc tế tiến hành công tác chuân bị cho Hội nghị lần thứnhất của Liên hợp quốc về luật biển Nhóm chuyên gia của Ủy ban khi đó đã dé nghịđưa quy định về đường cách đều vào điều khoản liên quan đến phân định Sau nhiềuvòng thảo luận, các nước tham giam Hội nghị luật biển lần thứ nhất chấp nhận đườngcách đều và đưa vào điều 12 Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp cũngnhư điều 6 Công ước Giơ-ne-vơ về thêm lục địa.

Thực tiễn xét xử của Tòa án và Trọng tài quốc tế cũng có những đánh giá khácnhau về tính chất pháp lý của đường cách đều Trong vụ phân định thêm lục địa biểnBắc, Tòa công lý quốc tế bác bỏ lập luận của Đan Mạch và Hà Lan cho rằng điều 6Công ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa là quy phạm tập quán quốc tế Tòa lưu ý rằngđường cách đều trong một số trường hợp có thể dẫn đến kết quả không công bằng,nhất là khi hình thái khúc khuỷu của bờ biển tác động đến đường phân định làm chođường nay đi chệch hướng, ảnh hưởng đến thêm lục địa của các bên liên quan Theoquan điểm của Tòa, luật quốc tế không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng mộtphương pháp cụ thể, mà các bên có thể lựa chọn và áp dụng kết hợp nhiều phương

pháp phân định khác nhau.

Phán quyết trọng tài trong vụ phân định thềm lục địa giữa Anh và Pháp đã cónhững đóng góp nhất định cho cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa “đường cách đều”và “hoàn cảnh đặc biệt” Tòa trọng tài chỉ ra rằng điều 6 Công ước Giơ-ne-vơ về thềmlục địa năm 1958 đưa ra một công thức chung cho phân định là “đường cách đều/hoàncảnh đặc biệt”, chứ không phải hai van dé riêng biệt, độc lập là “đường cách đều” và“hoàn cảnh đặc biệt” Việc tính đến các hoàn cảnh đặc biệt là nhằm đảm bảo phân địnhcông bằng và phải được coi là bộ phận không thẻ tách rời của việc áp dụng phươngpháp đường cách đều Giải thích trên của Tòa đồng thời bác bỏ lập luận cho rằngđường cách đều là phương pháp đương nhiên được áp dụng trong phân định biển.

Page | 2l

Trang 23

Trong vụ Thêm lục địa Tunisia/Libya, Tòa công lý quốc tế, một mặt khang định

lại quan điểm từng đưa ra trong các phán quyết trước đây, mặt khác nhân mạnh việc ápdụng đường cách đều phải dựa trên quyết định xuất phát từ chỗ đánh giá, xem xét cáchoàn cảnh đặc biệt Phương pháp này không phải là phương pháp pháp lý bắt buộc và,về nguyên tắc, cũng không có giá trị ưu tiên hơn so với các phương pháp khác.

Như vậy, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán quốc tế,đường cách đều không có giá trị pháp lý bắt buộc và không đương nhiên được áp dụng.Xu hướng hiện nay là áp dụng phương pháp này với tính chất đường phân định tạmthời, có những điều chỉnh cần thiết trên cơ sở các yếu tố, hoàn cảnh hữu quan dé điđến kết quả phân định công bằng Phương pháp đường cách đều không đi ngược lại

với công bằng Đây là con đường hợp lý để đáp ứng các đòi hỏi của danh nghĩa

khoảng cách Trong vụ phân định biển Greenland/Jan Mayen, Tòa công lý quốc tế chỉrõ rang “đường như, đối với thêm luc địa cũng như doi với vùng đặc quyền kinh tế,một cách thích đáng là tiễn hành quá trình phán định bằng một đường cách đều đượcvạch ra với danh nghĩa tạm thời”.

Phương pháp đường cách đều được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn phân địnhbiển bởi phương pháp nay có một số ưu điểm sau:

+ Tính đơn giản: Nếu hai bên thỏa thuận được về nguyên tắc đường cách đều,công việc tiếp theo chỉ là công việc kỹ thuật để kẻ đường đó theo hình dạng kháchquan của bờ biển Trái lại, nếu không thống nhất được về phương pháp phân định, các

bên sẽ phải đàm phán từng đoạn của đường phân định.

+ Tính chắc chắn: Áp dụng phương pháp đường cách đều sẽ cho kết qua là mộtđường duy nhất mà ngay cả trước khi đàm phán, một bên có thể đơn phương dùng làmranh giới tạm thời Trong phán quyết vụ Thêm lục địa Biển Bắc năm 1969, Tòa cônglý quốc tế nhận xét rằng “mọi nhà bản đồ học đều có thể kẻ một đường cách đều thựctế tràn tam bản đồ” và “đường mà các nhà ban đồ học hàng đầu vẽ theo cách đó trênthực tế là trùng với nhau”.

+ Tôn trọng nguyên tắc bình đăng về mặt pháp lý giữa các quốc gia: Tòa cônglý quốc tế cho rằng “nguyên tắc này xuất phát từ tiêu chuẩn công bằng đã được xác

? Maitime delimitation in the area between Greenland and Jan Mayen, Judgment, C.J Reports 1993, § 56,

p 62.

Page | 22

Trang 24

định, mà ít nhất là xét một cách sơ bộ, công băng có nghĩa là chia vùng thêm lục địa

chồng lần thành hai phần bằng nhau cho hai nước tranh chấp””.

+ Cân bằng và trung lập: Khi cần phân chia toàn bộ các vùng biển chồng lầngiữa hai nước, phương pháp này cân bang các yếu tố có tác động khác nhau, đôi khi cómâu thuẫn (ví dụ đường phân định phù hợp với lợi ích hàng hải có thể không phù hợpvới lợi ích về tài nguyên dưới đáy biển).

+ Phương pháp đường cách đều có thê là một phương pháp khởi điểm cho phépnhanh chóng xác định liệu một đường thiết lập theo phương pháp này có tạo ra kết quảthỏa mãn tiêu chuẩn công bằng hay không.

- Cac phương pháp khác

Trong khuôn khổ chuẩn bị Hội nghị Luật biển, năm 1956, Ủy ban luật quốc tếđã liệt kê một số phương pháp phân định sau: (i) Đường kéo dài biên giới trên bộ; (ii)Đường vuông góc với bờ biển tại điểm biên giới trên bộ giao cắt với bờ biển; (iti)Đường địa tuyến (kinh tuyến hoặc vĩ tuyến) đi qua điểm biên giới trên bộ gặp biển;(iv) Đường vuông góc với hướng chung của bờ biển.

Tóm lại, phân định biển là một van dé pháp lý có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.Việc xây dựng một cơ chế pháp lý đầy đủ, công bằng, hợp lý về phân định biển sẽ làtiền đề để các bên giải quyết tốt vẫn đề phân định trên thực tế, từ đó góp phần hạn chế

các xung đột, tạo môi trường én định dé các quốc gia sử dụng và khai thác biển, đồng

thời bảo tồn nguồn tài nguyên biển Phân định biển có thể tiến hành qua biện pháp trựctiếp như đàm phán, thương lượng hoặc gián tiếp qua bên thức ba, đặc biệt là hệ thốngcác cơ quan tài phán quốc tế Kết quả của phân định biển có thé là một kết quả phân

định rõ ràng hoặc một giải pháp tạm thời như khai thác chung cho tới khi có thỏa

thuận phân định cuối cùng.

II Phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực2.1 Tổng quan tình hình tranh chấp trên biển của Việt Nam

Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, mỗi quốc gia ven biển cóquyền tuyên bố và xác định các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền vàquyền tài phán quốc gia, bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặcquyền kinh tế và thềm lục địa Sự xuất hiện hai vùng biên rộng lớn là vùng đặc quyền

3 Delimitation of the maritime boundary in the Gulf of Maine area, Judgment, ICJ Reports 1984, §115,

p 300-301.

Page | 23

Trang 25

kinh tế và thêm lục địa đã khiến nhiều quốc gia trước kia không có vùng biên chồnglan nay trở thành các nước láng giéng, có các đường ranh giới trên biển cần phân định.

Trong bối cảnh trên, Việt Nam có ranh giới trên biển cần phân định với nhiềuquố‹c gia trong khu vực như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaisia và Indonesia.Với chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đàm phán,thương lượng trên tinh thần bình đăng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trong độclập, chủ quyền của nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biểnnăm 1982, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc giải quyết tranh chấptrên biển với các quốc gia trong khu vực.

Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử vớiCămpuchia (1982), Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế và thém lục địa vớiThái Lan (1997), Thoả thuận về hợp tác khai thác chung vùng chồng lan với Malaixia(1992), Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc(2000) và Hiệp định phân định thêm lục địa với Inđônêxia (2003).

Bên cạnh các hiệp định đã ký kết, Việt Nam vẫn phải đối diện với một số tranhchấp còn tổn tại” Việt Nam có vùng chồng lấn trên biển với Malaixia Mặc dù đã kýThoả thuận hợp tác khai thác chung, hai bên vẫn chưa tiến hành phân định ranh giớibiển giữa hai nước Tương tự, ở Vinh Thái Lan cũng có vùng chồng lấn ba bên ViệtNam, Thái Lan và Malaixia Hiện nay các bên nhất trí rằng trong khi chưa phân địnhđược rõ ràng chủ quyền của mỗi bên thì cùng nhau hợp tác dé khai thác có hiệu quảvùng chồng lấn này.

2.2 Phân định lãnh hải giữa Việt Nam với các nước trong khu vực

— Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc”

+ Khai quát

Vịnh Bắc Bộ là một trong những vịnh lớn của thế giới với diện tích khoảng126.250 km2 (tương đương khoảng 36.000 hải lý), đây là một vịnh nửa kín, do bờ biểnvà đảo của hai nước Việt Nam và Trung Quốc bao bọc Phía Tây và Tây Bắc của vịnhgiáp bờ biển Việt Nam chạy qua 10 tỉnh và thành phố, phía Bắc và Đông giáp tỉnh

?“ Một trong những trở ngại và thách thức lớn đối với Việt Nam là việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quần

dao Hoang Sa va Trường Sa.Tuy nhiên, trước khi dé cập van dé phan dinh biển, các quốc gia hữu quan cần giải

quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thô Vì vay, trong khuôn khổ đề tài, nhóm tác giá không xem xét van dé xác

lập chủ quyền lãnh thô đối với hai quan đảo nói trên.

Trong Vịnh Bac Bộ Việt Nam và Trung Quốc có van dé phân định lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm

lục địa Van dé trên được giải quyết và ghi nhận tại Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000 Vì vậy,

phần này đề cập nội dung Hiệp định, bao gồm phân định lãnh hai, vùng đặc quyền kinh tê và thêm lục địa.

Page | 24

Trang 26

Quảng Tây và đảo Hải Nam của Trung Quốc Vịnh có hai cửa thông ra Biên Đông là eobiển Quỳnh Châu (nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam) với bề rộng 35,2 km(tương đương khoảng 19 hải ly) và cửa chính của vịnh từ đảo Cén Cỏ (Việt Nam) tớiđảo Hải Nam (Trung Quốc) rộng 207,4 km (tương đương khoảng 112 hải lý) Vịnh cóchiều dài Bắc Nam khoảng 403 km (tương đương khoảng 217.5 hải lý), chiều ngang nơirộng nhất khoảng 320 km (tương đương khoảng 173 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng220 km (tương đương khoảng 119 hải lý) Chiều dài bờ vịnh phía Việt Nam khoảng 763km (từ cửa sông biên giới phía Bắc đến Mũi Lay — Quảng Trị), phía Trung Quốc khoảng695 km (từ cửa sông biên giới phía Bắc đến Mũi Oanh Ca — đảo Hải Nam) Phần vịnh

phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo lớn nhỏ, trong đó đặc biệt có dao Bach Long Vi ở

giữa vịnh với diện tích khoảng 2,5 km” (cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km, cáchđảo Hai Nam — Trung Quốc khoảng 130 km) Bên phía Trung Quốc có có một số ít đảonhỏ ở phía đông bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương Độ sâu trung bình của vịnhkhoảng 43m, nơi sâu nhất không đến 100m, đáy vịnh tương đối bằng phẳng.

Tại khu vực Vịnh Bắc Bộ, do bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc vừa kế cận lạivừa đối diện nhau, nơi rộng nhất không đến 200 hải lý, nên các vùng biển và thêm lục địacủa hai nước trong vịnh đều bị chồng lắn lên nhau Chính vì vậy, khu vực này cần đượcphân định đẻ xác định rõ ràng biên giới lãnh hải cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinhtế và thêm lục địa giữa hai nước.

+ Tiến trình đàm phan

Quá trình đàm phán giải quyết vấn dé phân định các vùng chồng lấn trong khu vựcVịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài khoảng 27 năm với nhiều cuộc gặp gỡ,đàm phán các cấp và thăng trầm trong quan hệ giữa hai nước Vào những năm 1974 và1977, hai nước cũng đã tô chức một số cuộc đàm phán liên quan đến van dé Vịnh Bắc Bộ,tuy nhiên các cuộc tiếp xúc này đã không đi đến kết quả vì lập trường, quan điểm của hai

bên cách xa nhau Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, trong vòng 10 năm (từ

năm 1991 đến năm 2000), với mong muốn giải quyết dứt điểm vấn đề Vịnh Bắc Bộ, haibên đã chủ động thúc đây liên tục các cuộc đàm phán ở các cấp khác nhau, cụ thé: hai bênđã tiến hành 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 3 cuộc gặp không chính thức của Trưởngđoàn đàm phán cấp Chính phủ, 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên và Nhóm công tác liênhợp, 9 vòng họp không chính thức Tổ chuyên viên liên hợp, 10 vòng hợp Tổ chuyên gia đovẽ phục vụ phân định và xây dựng tổng đồ Vịnh Bắc bộ, 6 vòng đàm phán hợp tác nghề cá

Page | 25

Trang 27

trong Vịnh Bắc Bộ và một số cuộc gặp gỡ khác Trong các vòng đàm phán đó cả hai bênđều bày to mong muốn cần sớm phân định các khu vực chồng lân trong vịnh nhằm giảiquyết dứt điểm một phần van đề biên giới lãnh thô còn tồn đọng giữa hai quốc gia Trêntỉnh thần đó, với mong muốn xây dựng những quy chuẩn trong cách thức đàm phán giữahai bên, ngày 19/10/1993 hai nước đã tiến hành ký “7hoa thuận về những nguyên tắc cơbản giải quyết van dé biên giới lãnh thô giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa”,trong đó quy định: “hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theonguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vinh dé di đến một giảipháp công bang’ Ngoài ra, hai bên còn nhất trí áp dụng các quy định của pháp luật quốc tế(trong đó chủ yếu là các quy định của Công ước Luật biển năm 1982) làm cơ sở cho quátrình đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ Về khả năng phân chia vịnh, hai bên cũng thỏathuận sẽ áp dụng nguyên tắc công bằng, có tính đến các điều kiện, hoàn cảnh của mỗi bên(trong đó chủ yếu là điều kiện địa lý tự nhiên và các lợi ích thực chất gắn với nội dung phânđịnh như: chiều dài và hình thái của bờ biển trong vịnh, sự hiện diện của các chuỗi đảo,nhóm đảo là bộ phận cầu thành của vịnh (đặc biệt là sự hiện diện của dao Bach Long Vi),quyền chủ quyên đối với tài nguyên dầu khí, hải sản; chế độ đi lại trên biển và sông biêngiới ) dé đạt được giải pháp phân định mà hai bên có thé chấp nhận được.

+ Lập trường, quan điểm của các bên

Về cơ bản, quá trình đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và TrungQuốc tập trung chủ yếu vào một số nội dung sau:

Về phạm vi phán định Vinh Bắc Bộ: Việt Nam đưa ra quan điểm: việc xác địnhgiới hạn phạm vi của khu vực phân định cần căn cứ vào các điều kiện tự nhiên kháchquan và tuân theo các tiêu chuẩn pháp lý Khu vực Vịnh Bắc Bộ được giới hạn bởi bờbiển và các đảo của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tại khu vực cửa phía Nam củavịnh, đảo Cén Cỏ nằm sát ngay bờ biển — là bộ phận cau thành của bờ biển, là điểm cơsở để xác định chiều rộng lãnh hải của Việt Nam Vì vậy, việc xác định giới hạn phíaNam của Vịnh Bắc Bộ là đường nối giữa đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) và Mũi Oanh Ca(điểm gan nhất trên đảo Hải Nam — Trung Quốc) là hoàn toàn phù hợp với điều kiệncụ thé của Vịnh Bắc Bộ và các tiêu chuẩn pháp lý liên quan.

Phía Trung Quốc cho rang cơ sở dé xác định phạm vi phân định và vạch đường phânđịnh là bờ biển của hai nước (gồm cả bờ đảo Hải Nam — Trung Quốc); đề nghị lấy đường

Page | 26

Trang 28

nếi Mũi Oanh Ca (đảo Hải Nam — Trung Quốc) và Mũi Lay (Việt Nam) làm giới hạn VịnhBac Bộ ở phía Nam, đảo Côn Cỏ của Việt Nam không thuộc phạm vi Vịnh Bắc Bộ.

Về phương pháp phân định Vinh Bắc Bộ: Trên cơ sở các quy định của pháp luậtquốc tế và bản thỏa thuận nguyên tắc phân định giữa hai bên, phía Việt Nam đề nghị dùngphương pháp đường trung tuyến có tính đến các điều kiện, hoàn cảnh khách quan trongvịnh như: chiều dài và hình thái chung của bờ biển, cùng các yếu tố bất thường của bờbiên (đặc biệt là yếu tố lõm vào của bờ biển Việt Nam, trong khi bờ đảo Hải Nam TrungQuốc lỗi ra; bờ biển phái Việt Nam là lục địa, bờ biển phái Trung Quốc một phần lớn là

bờ đảo Hải Nam); vai trò và hiệu lực của các đảo trong khu vực phân định; địa mạo và tài

nguyên đáy biên, đặc biệt là khả năng hiện diện của các cấu tạo tài nguyên nằm gần hoặcvắt ngang qua ranh giới phân định

Phía Trung Quốc không phủ nhận cơ sở pháp lý của việc phân định vịnh BắcBộ là “Thỏa thuận nguyên tắc ` giữa Chính phủ hai nước ký ngày 19/10/1993 Tuynhiên, trên thực tế phía Trung Quốc nhân mạnh đến việc áp dụng “nguyén tắc côngbang dé đi đến một giải pháp công bang” Cũng theo quan điểm của phía TrungQuốc, kết quả công bằng trong phân định Vịnh Bắc Bộ được hiểu là hai bên sẽ có“điện tích đại để chia đôi”- không phải là tuyệt đôi bằng nhau nhưng chênh lệchkhông nên quá lớn Phía Trung Quốc lý giải việc đề xuất ý tưởng “đại dé chia đồi”

căn cứ vào mối quan hệ địa — chính trị cơ bản “đại dé đối dang” giữa hai bên trong

Vịnh Bắc Bộ.

VỀ hiệu lực của các đảo trong phân định vịnh (trong đó có đảo Bạch Long Vi):Phía Trung Quốc thừa nhận, trong Vịnh Bắc Bộ có sự hiện diện của các đảo với hiệu lựcpháp lý khác nhau Tuy nhiên, quan điểm của phía Trung Quốc không muốn các đảophía Việt Nam có hiệu lực trong phân định, đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ Về nguyêntắc Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ nhưngdé xuất không nên tính đến hiệu lực của đảo trong quá trình phân định vịnh (đảo chỉ cómột vành đai 12 hải ly) với lập luận rằng: đảo Bach Long Vĩ nằm ở khu vực gan giữavịnh, do đó nếu tính đến hiệu lực của đảo sẽ làm cho hướng đi của đường phân định bịlệch quá nhiều về phía Trung Quốc và dẫn đến kết quả không công bằng.

Đáp lại lập luận này của Trung Quốc, Việt Nam bày tỏ mong muốn các đảo củamình cần có hiệu lực trong phân định Riêng đảo Bạch Long Vĩ, Việt Nam đề nghị BạchLong Vĩ của Việt Nam nhất thiết phải có hiệu lực nhất định trong phân định và việc xem

Page | 27

Trang 29

xét hiệu lực của đảo phải căn cứ vào các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 vàthực tiễn quốc tế nhằm đảm bảo giải pháp phân định công bằng cho cả hai bên.

Về đường đóng cua cửa vịnh: Căn cứ vào hiệu lực pháp lý của các đảo, Việt Namđề nghị đường đóng của cửa vịnh sẽ là đường thăng nối liền đảo Cén Cỏ (Việt Nam) vàmũi Oanh Ca (Trung Quốc) Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại đề nghị không tính đảoCôn Cỏ vào phạm vi vịnh mà lấy đường thăng nối Mũi Lay (Việt Nam) với mũi OanhCa (Trung Quốc) Như vậy, trong quan điểm của hai bên về đường đóng cửa vịnh đã cósự chênh lệch về độ dài của cửa vịnh (khoảng 13 hải lý).

Vé van dé nghề cá: Trung Quốc chủ trương việc phân định thêm lục địa và vùngđặc quyền kinh tế cần phải giải quyết thỏa đáng “quyển lợi ngư nghiệp ” của ngư dânTrung Quốc ở các “ngư trường truyền thống” trong Vịnh Bắc Bộ Chính vì vậy,Trung Quốc kiên trì đề nghị hai bên phải thiết lập vùng đánh cá chung đồng thời vớiviệc phân định Vịnh Bắc Bộ và nhắn mạnh rằng, nếu không thỏa thuận được vẫn đềnghề cá thì khó có thé giải quyết được van dé phân định Vinh Bắc Bộ trong năm 2000.Đối lập với quan điểm của Trung Quốc, Việt Nam chủ trương tách vấn đề nghềcá ra khỏi vấn đề phân Vịnh Bắc Bộ Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhận thức được là việckhông giải quyết được vấn đề nghề cá có thé gây trở ngại cho quá trình đàm phán phânđịnh Vịnh Bắc Bộ Và như vậy, rất có thé hai bên sẽ không thé dat được thỏa thuậnthông nhất nào cho việc phân định và có thể toàn bộ vịnh sẽ tiếp tục bị coi là vùng biểnchồng lẫn giữa hai nước Chính vì lẽ đó, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho việc giải quyếtdứt điểm vấn dé phân định Vịnh Bắc Bộ, đồng thời có cân nhắc kỹ mọi khía cạnh trongquan hệ hai nước cũng như thực tiễn quốc tế, Việt Nam đã đồng ý đàm phan dé ký Hiệpđịnh về hợp tác nghề cá song song với đàm phán ký Hiệp định phân định Vinh Bắc Bộ.

Về Tong đô phân định Vịnh Bắc Bộ và ban đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân: Décó thé xác định đường phân định, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không đồng ý sửdụng bản đồ của nước thứ ba cũng như bản đồ đơn phương do mỗi bên đưa ra Chính vìvậy, hai nước cùng thống nhất xây dựng một bản đồ chung dùng cho qua trình phânđịnh với tỷ lệ 1/500.000 theo phương pháp bay chụp va đo khống chế mặt đất, thê hiệnđồng thời hai đường bờ thấp và cao trên tông đồ Ngoài ra, để xác định điểm cơ sở cuốicùng của mỗi bên tại ngắn nước thuỷ triều xuống thấp nhất, tại đường đóng cửa sông và

phân biệt được vùng cửa sông thuộc biên giới trên bộ và vùng cửa sông thuộc khu vực

Page | 28

Trang 30

dùng để phân định Vịnh Bắc Bộ hai bên cũng đã nhất trí cùng đo đạc và lập bản đồ

chuyên để khu vục cửa sông Bắc Luân với ty lệ 1/10.000.

+ Nội dung Hiệp định

Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ được ký kết ngày 25/12/2000 và được phêchuẩn vào ngày 30/6/2004, bao gồm 11 điều với các nội dung cơ bản sau đây:

Về nguyên tắc phân định: Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp định trên cơ sởtuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật quốc tế (trong đó có UNCLOS 1982), trongđó đặc biệt lưu ý đến “ các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthô của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ củanhau, bình dang cùng có lợi, cùng tôn tại trong hòa bình“ Ngoài ra, dé phù hợp vớihoàn cảnh của khu vực phân định và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, hai bên thong nhatviệc phân định phải dam bảo nguyên tắc công bằng (trên co sở có suy xét day đủ moihoàn cảnh hữu quan trong vịnh)””, có tính đến lợi ích của cả hai bên.

Về phương pháp phân định: Trong Hiệp định, hai bên đã thỏa thuận dùngphương pháp đường trung tuyến cách đều, có tính đến hiệu lực của các đảo để phânđịnh lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh BắcBộ Đường trung tuyến này được xác định bằng cách nối tuần tự 21 điểm trong vịnhbằng các đoạn thắng dựa theo tọa độ địa lý của 21 điểm đó Trong đó, đường phânđịnh từ điểm nối số 1 đến điểm nối số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định là đườngranh giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ Mặt thăng đứng đi theo đườngranh giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời, đáy biển vả lòng đất dưới đáybiển của lãnh hải hai nước; Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 là ranh giớigiữa vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của hai nước trong vịnh Theo cách phânchia như trên, căn cứ vào vị trí tiếp liền về mặt lãnh thổ, các đảo Bạch Long Vĩ vàCông Cỏ của Việt Nam đều có hiệu lực nhất định trong phân định vịnh Trong đó, đảoBạch Long Vĩ được hưởng 25% hiệu lực trong phân định do nằm gần giữa vịnh, cáchđường ranh giới phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khoảng 15 hải lý,nên theo luật pháp và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu lực hạn chếtrong phân định Riêng đảo Cén Cỏ, do nằm gần bờ của Việt Nam hon (cách bờkhoảng 13 hải lý) nên được hưởng 50% hiệu lực trong việc phân định vùng đặc quyềnkinh tế và thêm lục địa tại đường đóng cửa vịnh Ngoài ra, các Bãi Bạch Tô Nham

°° Xem thêm Hiệp định phân định Vinh Bắc Bộ năm 2000.

?” Xem khoản | Điều I Hiép định phân định Vinh Bắc Bộ năm 2000.

Page | 29

Trang 31

(Trung Quốc) và các đảo Chàng Đông, Chàng Tây ( Việt Nam) sẽ có hiệu lực nhất định

trong phân định lãnh hải.

Như vậy, theo đường phân định này, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện

tích vịnh, phía Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh (Việt Nam hơn TrungQuốc 6,46% tức khoảng 8.205km” biển Căn cứ vào việc áp dụng nguyên tắc côngbang trong phân định và tiến hành đánh giá ty lệ giữa bờ biển của hai nước (tỷ lệ số là1,1:1) với tỷ lệ điện tích được hưởng (tỷ số là 1,135:1), có thể thấy rằng đường phânđịnh trong Vịnh Bắc Bộ quy định trong hiệp định ký kết giữa hai nước là một kết quảtương đối công bằng, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khách quan của Vịnh BắcBộ và là kết quả có thể chấp nhận.

Về van dé khai thác tài nguyên sinh vật và không sinh vật nói chung: Theo quyđịnh của Hiệp định, hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyềntài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa trongVịnh Bắc Bộ” “Trong trường hợp có các cấu tao mỏ dâu, khi tự nhiên hoặc cấu taomỏ khác hoặc tài nguyên khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên sẽthông qua hiệp thương hữu nghị dé đạt được thoả thuận về việc khai thác hữu hiệu nhấtcác cấu tạo hoặc khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thuđược từ việc khai thác ””° Hai bên đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lývà phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong Vinh Bắc Bộ cũng như hợp tác liênquan đến bảo ton, quan lý và sử dung tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế vàthêm lục địa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

2.3 Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam

(1.590 km), Việt Nam (230 km), Malaysia (150 km) và Campuchia (460 km) Vinh

Tha: Lan có diện tích 320.000 km,” mực nước của Vịnh tương đối nông, độ sâu trung

bình chỉ vào khoảng 45m, nơi sâu nhất là 80m So với Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan là

® Xen Điều VI Hiép định phan định Vinh Bắc Bộ năm 2000

” Xen Điều VII Hiép định phân định Vinh Bac Bộ năm 2000

Page | 30

Trang 32

một vịnh nho, tuy nhiên với vị trí năm ở cửa ngõ phía nam của Việt Nam và các quốcgia ven vịnh, vịnh cũng có vai trò quan trọng đối với các quốc gia có liên quan cả vềkinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.

Các quốc gia có lợi ích liên quan trong Vịnh Thái Lan đã đưa ra các tuyên bốđơn phương cho việc xác lập các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền củamình (trong đó bao gồm cả việc xác định các vùng biển nằm trong khu vực chồng lanlà vịnh Thái Lan) Có thể ké đến tuyên bố đơn phương của các quốc gia như:

+ Tuyên bố của Campuchia ngày 31/07/1982 về hệ thống đường cơ sở thắng,Tuyên bỗ về vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế tháng 07/1982, trongđó Campuchia khang định vùng tiếp giáp lãnh hải của Campuchia có bề rộng 24 hải lývà vùng đặc quyền kinh tế của Campuchia có bề rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sởdùng để tính chiều rộng lãnh hải Yêu sách này của Campuchia đã tạo ra vùng chồnglan trong vùng thềm lục địa khoảng 30.000 km” của quốc gia này với Thái Lan và Việt

+ Tuyên bố về Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam năm 1982, Tuyên bố vềlãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của Việt Namnăm 1977 Trong đó, Việt Nam thiết lập lãnh hải rộng là 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnhhải là 24 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ đường cơ sở Tuyên bốnày của Việt Nam đã làm hình thành vùng chồng lấn với Thái Lan (6.500km’), vớiCampuchia (trong vùng nước lịch sử giữa hai quốc gia), với Malaysia (3.000km”) vàvùng chong lan giữa Việt Nam — Thái Lan — Malaysia (875km”).

+ Tuyên bé năm 1981 của Thái Lan về vùng đặc quyền kinh tế, theo đó vùngđặc quyền kinh tế của Thái Lan rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tínhchiều rộng lãnh hải.

+ Malaysia đã công bố bản đồ ranh giới thềm lục địa năm 1979, Tuyên bố vềvùng đặc quyền kinh tế năm 1980, ban hành Luật áp dụng cho vùng đặc quyền kinh tếnăm 1984 Với những văn bản pháp lý đơn phương của Malaysia, vùng chồng lan đãhình thành giữa quốc gia này với Thái Lan (khoảng 7.200km”), với Việt Nam

Mỗi quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia và Luật quốc tế đều đưa ra yêusách nhằm xác định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình Sựchồng lan trong các vùng biển là không thể tránh khỏi, việc này không những anh

Page | 31

Trang 33

hưởng tới quyền khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia trong VịnhThái Lan mà còn ảnh hưởng tới các van dé về chính trị, ngoại giao và quốc phòng khicác quốc gia không nhanh chóng tìm ra tiếng nói chung nhằm xác định chủ quyền vàquyền chủ quyền của mình đối với các vùng biển khác nhau trong Vịnh.

+ Lập trường, quan điềm cua các bên

Quan điểm của Thái Lan: Thái Lan là quốc gia đầu tiên trong Vịnh Thái Lantiến hành việc khai thác và phát triển nguồn tài nguyên dầu khí Ngày 23/01/1968.Thái Lan đã cho phép các công ty dầu khí của quốc gia tiến hành đấu giá quyền thămdò và khai thác dầu khí và ga trong Vịnh Thái Lan Tuy nhiên, hoạt động khai thác dầukhí xa bờ của Thái Lan chỉ thực sự triển khai mạnh mẽ khi Thái Lan ban hành Luậtdau khí số 2514 ngày 26/03/1971.

Ngày 18/05/1973, Thái Lan cũng đã đưa ra tuyên bố về thềm lục địa Ranh giớiphía ngoài của thềm lục địa Thái Lan đi theo đường trung tuyến giữa một bên là cácđảo quan trọng của Thái Lan như Ko Phangun, Ko Samui và bờ biển Thái Lan và đốidiện là các đảo quan trọng của các quốc gia liên quan như đảo Rong, Xalem củaCampuchia, đảo Phú Quốc, mũi Cà Mau của Việt Nam Quan điểm của Thái Lan đưara dựa trên “hoàn cảnh đặc biệt? được nói đến trong Điều 6 của Công ước Gio-ne-vovề thém lục địa năm 1958.

Ngày 23/02/1981, Thái Lan đưa ra Tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế, theođó, vùng đặc quyền kinh tế của Thái Lan rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở TháiLan cũng tuyên bố quyền chủ quyền của mình trong việc khai thác và sử dụng cácnguồn tài nguyên sinh vật, không sinh vật tại đây Khi đưa ra tuyên bố này, Chính phủThái Lan cũng bày tỏ quan điểm muốn mở các vòng đàm phán với các quốc gia có bờbiển đối diện hoặc có quyền lợi liên quan trên cơ sở tôn trọng các tuyên bố của cácquốc gia về vùng đặc quyền kinh tế và tôn trọng pháp luật quốc tế.

Tháng 6/1990, Thái Lan đã cho phép CFP — Total tiến hành khai thác đầu khítrên diện tích 8.000 km”, chồng lắn lên các vùng mà Việt Nam đồng thời cung cấp choPetrofina (Bi) tiến hành khai thác Việc này đã một lần nữa dẫn tới tranh chấp giữa haiquốc gia liên quan đến phân định ranh giới biển.

Tháng 8 năm 1992, Thái Lan đã đưa thêm hai đảo đá KoKra (8° 23°49” B 100°44°13” Ð) và KoLosin (7°10°14” B, 101°59°59” Ð) vào hệ thống đường cơ sở củaTuyên bố ngày 11/06/1970 Hai đảo này là hai đảo đá nhỏ, chỉ nhô lên khỏi mặt nước

Page | 32

Trang 34

1,5m và không có dân cư sinh sống Trong khi đó, phía Thái Lan lại phản déi gay gat

viéc Viét Nam su dung dao Thô Chu, một dao có diện tích lớn với hơn 500 dân sinhsong, khi xác định ranh giới trên biên của Việt Nam với các quốc gia khác.

Quan điềm của Việt Nam: Nam 1971, Việt Nam (cu thé là Việt Nam Cộng hòa)đã đưa ra tuyên bố về thềm lục địa của Việt Nam Tiếp đến, từ năm 1977 đến năm1982, Việt Nam đã ban hành một số các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến việcxác định các vùng biển của Việt Nam trong Vinh Thái Lan như: Tuyên bố của Chínhphủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/05/1977 về các vùng biển vàthêm lục địa Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để chính chiều rộng lãnh hải ven bờ lụcđịa Việt Nam Khi đưa ra tuyên bố chính thức đó, phía Việt Nam cũng bày tỏ mongmuốn giải quyết tranh chấp trong Vịnh thông qua thoả thuận với các bên liên quan,phù hợp với các quy định của Luật quốc tế.

Những quan điểm khác nhau thông qua các tuyên bố của cả Thái Lan và ViệtNam đã tạo ra một vùng chồng lắn khoảng 6.500 km” (trong tổng số 320.000 km” diệntích Vịnh} với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm hải sản và dau khí, khíđốt Hai bên đã tiễn hành các cuộc đàm phán nhằm dàn xếp tranh chấp, tạo điều kiệncho mỗi bên thực hiện chủ quyền và quyền chủ quyền của mình trong việc khai tháccác vùng biển trong Vịnh Thái Lan.

+ Quá trình đàm phản

Từ ngày 7 đến ngày 10/9/1992, vòng gặp gỡ chính thức đầu tiên diễn ra giữachuyên gia cao cấp của hai quốc gia nhằm phân định ranh giới biển trong Vịnh TháiLan giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan được tổchức tại Bangkok (Thái Lan) Tại vòng gặp gỡ này, phía Việt Nam đã đề xuất đàmphán phân định vùng chồng lấn dựa trên pháp luật quốc tế cũng như tình hình thực tế.

Quan điểm của Việt Nam khi tham gia vòng gặp gỡ đầu tiên này là muốn giảiquyết vùng chồng lấn trên cơ sở Tuyên bố năm 1971 của Việt Nam và Tuyên bố năm1973 của Thái Lan về thềm lục địa của mỗi nước, đồng thời giải quyết theo các quyđịnh của pháp luật quốc tế (cụ thể là theo các Điều 74 và 83 của Công ước Luật Biển1982 về việc hoạch định ranh giới đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc giacó bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau), trên cơ sở giải pháp công bằng.

' Nguyễn Hồng Thao HietNam first maritime boundary agreement IBRU Boundary and sercurity Bulletin,

Autumn 1997.

Page | 33

Trang 35

Về phía mình phái đoàn của Thái Lan lại bày tỏ sự phản đối gay gắt đối vớiTuyên bố về ranh ĐIỚI thêm lục địa Việt Nam năm 1971, trong đó có van dé cơ bản cóthé làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình đàm phán là van dé đảo Thổ Chu Theo TháiLan, đảo Thổ Chu không thé được đưa vào quá trình phân định ranh giới giữa các bênbởi lẽ đảo này cách quá xa bờ biển (tới 87 hải lý).

Sau những thất bại tại vòng đàm phán thứ nhất và thứ hai, tại vòng gặp lần thứba từ ngày 10 đến 13/1/1995, Thái Lan đã bắt đầu có những chuyên biến thiện chí vatích cực hơn để cùng Việt Nam đàm phán giải quyết tranh chấp Thái Lan đã chấpnhận nguyên tắc công bằng để giải quyết tranh chấp được đưa ra bởi Việt Nam Đồngthời nước này cũng đồng ý với việc sử dụng phương pháp đường trung tuyến để phânđịnh ranh giới biển giữa hai quốc gia, có tính đến hoàn cảnh và quá trình khai thácthực tế Tuy nhiên, các bên lại không đạt được sự thống nhất trong việc giải thíchnguyên tắc công bằng, đường trung tuyến được tính giữa bờ với bờ hay đảo với đảo.Vòng đàm phán thứ 4 và thứ 5 cũng không ghi nhận được những kết quả đáng chú ýtrong quá trình giải quyết tranh chấp của các bên.

Vòng đàm phán thứ 6 diễn ra ở Hà Nội (12/1995) đã có những chuyên biếnđáng kê Quan điểm của Thái Lan trở nên mềm dẻo hơn với việc đưa ra đề nghị sẽ sửdụng phương pháp đường trung tuyến trong phân định và đảo Thổ Chu sẽ được hưởng1⁄3 hiệu lực Tuy nhiên, việc xác định hiệu lực của đảo Thổ Chu lại một lần nữa trởthành vẫn đề gây tranh cãi giữa hai quốc gia về cách thức xác định hiệu lực.

Vòng đàm phán thứ 8 được tiến hành tại Đà Lạt từ 30/5 đến 3/6/1997 đã thànhcông với sự thống nhất của hai bên trong việc phân định thềm lục địa và vùng đặcquyền kinh tế bằng một đường ranh giới duy nhất Vòng đàm phán thứ 9, đồng thờicũng trở thành lễ ký chính thức Hiệp định phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tếvà thêm lục địa giữa Thái Lan và Việt Nam được diễn ra ngày 9/8/1997 Hiệp định

chính thức có hiệu lực ngày 27/2/1998 Theo Hiệp định, Việt Nam được hưởng 32,5%

- khoảng 1/3 diện tích vùng chồng lấn (hơn 1.900 km”) và Thái Lan được hưởng67,5% - khoảng 2/3 diện tích vùng chồng lấn (hon 4.000km”) Hiệp định được ký kếtchính thức khẳng định tình hữu nghị và mong muốn của hai quốc gia trong việc xáclập đường ranh giới trên biên để phân định vùng chồng lấn, đồng thời tạo điều kiệncho mỗi quốc gia khai thác, sử dụng các vùng biển của mình một cách hoà bình và ônđịnh Hiệp định được ký kết đánh dấu sự thành công sau 6 năm đàm phán.

Page | 34

Trang 36

+ Nội dung cơ ban của Hiệp định

- Thứ nhát: Hiệp định đã phân chia vùng chồng lấn tạo bởi yêu sách thềm lục địacua hai quốc gia bằng một đường thăng nối hai điểm (gọi là điểm K và điểm C), với

kinh độ và vĩ độ được ghi nhận rõ ràng trong Hiệp định;

- Tứ hai: Những thoả thuận ghi nhận trong Hiệp định tập trung vào giải quyếtvùng chồng lẫn giữa hai quốc gia, còn các vùng chồng lan của hai quốc gia với cácquốc gia khác, sẽ được giải quyết trên cơ sở thoả thuận riêng của từng quốc gia

(Malaysia — Thái Lan, Thái Lan — Campuchia, Việt Nam — Campuchia, Việt Nam —Malaysia);

- Thứ ba: Hiệp định nhắc lại một cách rõ ràng rằng đường ranh giới trên biên giữahai nước trong Vịnh Thái Lan sẽ là đường ranh giới phân định cả thềm lục địa và vùng

đặc quyền kinh tế giữa hai quốc gia;

- Thứ tw: Hiệp định lưu ý các bên (Việt Nam và Thái Lan) sẽ tiến hành các thoảthuận với chính phủ Malaysia nhằm phân định vùng thềm lục địa chồng lấn giữa 3

nước trong Vịnh Thái Lan trên cơ sở thoả thuận đã có giữa Thái Lan và Malaysia(1979);

- Thứ năm: Hiệp định cũng đưa ra cách thức giải quyết thông qua thoả thuận đôitrong trường hợp có mỏ dầu hoặc khí tự nhiên vắt ngang qua đường ranh giới giữa hai

quốc gia;

- Thứ sáu: Một phần không thé thiếu trong Hiệp định là những quy định về hiệu

lực của Hiệp định cũng như quy định về giải quyết các tranh chấp liên quan đến việcgiải thích và áp dụng Hiệp định bằng đàm phán hoặc thương lượng.

Với nội dung trên, cùng với sự nỗ lực của các bên và vận dụng có hiệu quả cácquy định của Luật quốc tế để đáp ứng sự cân bằng về mặt lợi ích giữa cả hai bên tranhchap Dé đạt được thành công trong quá trình đàm phán, ngoài thái độ tích cực và nhânnhương về mặt lợi ích giữa các bên, căn cứ quan trọng nhất mà các bên sử dụng đó làLuật quốc tế (các nguyên tắc, điều ước và tập quán quốc tế), trong đó phải kể đếnnguyén tắc công bằng (một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động phânđịnh biển) Nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận trong Công ước Luật Biển 1982 (tạicác Điều 15, 74, 83) Phương pháp dé tiến hành phân định là phương pháp đườngtrun tuyến Phương pháp đường trung tuyến được sử dụng để xác định điểm K (điểmbắt đầu của ranh giới phân định) Cụ thể “Điểm K là một điểm nằm trên đường ranh

Page | 35

Trang 37

giới trên biên giữa nước Cộng hoà xã hội chu nghĩa Việt Nam và Vương quốcCampuchia, tức là một đường thăng cách đều từ dao Thé Chu va Vai’?! (toa độ đượcghi nhận trong Hiệp định) Như vậy, việc sử dụng đường trung tuyến giữa đảo ThổChu và đảo Poulo Wai (đảo Vai) đã tạo điều kiện cho hai quốc gia có thể sử dụngđược hiệu lực của các đảo này vào việc phân định ranh giới trên biển giữa hai quốc gia.

Ngoài ra, trong quá trình phân định các bên cũng có tính đến sự hiện diện củacác đảo (yếu tố có tác động lớn tới quá trình phân định biển) Hiệu lực của đảo trongphân định biển thường được tính đến theo hai phương thức: hiệu lực của đảo tác độngtrực tiếp đến việc hoạch định đường ranh giới và phương pháp vòng cung đảo Trongthực tiễn phân định biển thì hiệu lực của đảo thường được sử dụng nhằm phân địnhranh giới biển giữa các quốc gia Theo đó, cả phía Thái Lan và Việt Nam đều đưa ranhững quan điểm riêng nhằm sử dụng tối đa hiệu lực của các đảo trong việc mang lạilợi ích cho quốc gia mình Phía Việt Nam cho rằng, theo Điều 121 Công ước LuậtBiển 1982, phía Việt Nam hoàn toàn có thể hoạch định vùng lãnh hải, tiếp giáp hoặcđặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với đảo Thổ Chu bởi đây là một đảo lớn củaViệt Nam với diện tích 10km”, có 500 — 600 dân sinh sống Trong khi đó hai đảo màThái Lan cũng đưa ra yêu sách sử dụng để vạch đường cơ sở của mình là hai đảo KroKra và Kro Losin chỉ nhô lên mặt nước 1,5m, không có người ở và không có đời sốngkinh tế riêng.

Phía Thái Lan lập luận rang hai hòn đảo Kro Kra và Kro Losin chỉ cách bờ biểnThái Lan 26 và 37 hải lý, trong khi đảo Thổ Chu cách bờ biển Việt Nam 87 hải lý.Điều này sẽ khiến cho Việt Nam được lợi khi phân định ranh giới biên thông qua việcsử dụng hiệu lực của đảo Thổ Chu vào vạch đường cơ sở nối Phú Quốc ~ Thé Chu —Mũi Cà Mau của Việt Nam và dùng đảo Thổ Chu để xác định các vùng biển xungquanh đảo này theo quy định của Công ước Luật Biên 1982 Điều đó cũng đồng nghĩavới việc mở rộng vùng chống lan về phía Thái Lan Phía Thái Lan đã đưa ra đề nghịvới Việt Nam cho đảo Thổ Chu hưởng 1/3 hiệu lực chứ không được hưởng cách xácđịnh đầy đủ cho mỗi vùng biển tại đảo này theo quy định của Công ước Luật biển

Trên cơ sở nhận nhượng về mặt lợi ích và căn cứ vào các quy định của Luật

quốc tê, nhăm đạt được sự thông nhất trong việc sử dụng hiệu lực của các đảo dé giải

*' Dao Vai — còn được gọi là dao Poulo Wai http://www.geonames.org/1821340/

Page | 36

Trang 38

quyết tranh chấp, Thái Lan và Việt Nam đã thoả thuận phi nhận hiệu lực cua dao Thô

Chu, theo đó dao này được ghi nhận là một trong hai điểm cơ sở (cùng với đảo PouloWai của Campuchia), đường trung tuyến được nối giữa 2 đảo này tạo thành điểm K déphân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và vùng thêm lục địa giữa hai quốc gia.2.3.2 Phân định thêm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia

+ Qua trình đàm phán

Xuất phát từ sự khác nhau giữa các tuyên bố ranh giới về thềm lục địa củaInđônêxia năm 1969 và của Chính quyền Sài Gòn năm 1971 nên ngay từ năm 1972 haibên đã tiến hành đàm phán phân định thềm lục địa Trong quá trình đàm phán, mỗi bênđều có những quan điểm và lập luận của riêng mình.

Trong thực tiễn phân định thềm lục địa trên thế giới, cũng như giữa Inđônêxiavới một số nước láng giềng, phương pháp đường trung tuyến/đường cách đều đã đượcthừa nhận và sử dụng tương đối phổ biến Trong phân định thềm lục địa giữa ViệtNam và Indonesia, phương pháp này cũng được các bên đề xuất áp dụng Lập trườngcủa Indonesia trong việc phân định biển với Việt Nam là thừa nhận dành hiệu lực toànphan cho Côn Đảo của Việt Nam, nhưng Inđônêxia lại áp dụng triệt dé "quy chế quốcgia quan đảo" đã được ghi nhận trong Công ước Luật biên 1982 và sử dụng phươngpháp đường trung tuyến như là một nguyên tắc và bỏ qua các hoàn cảnh hữu quantrong quá trình phân định, do đó không đưa lại một giải pháp công bằng.

Năm 1972, khi Chính quyền Sài Gòn và Indonesia tiến hành đàm phán nhằmphân định thêm lục địa giữa hai nước, phía Indonesia đưa ra yêu sách đường trungtuyến giữa hai đường cơ sở là đường cơ sở của quốc gia quần đảo (mà thực chất đó làkhoảng cách giữa đảo Natuna Bắc của Indonesia) và Côn Đảo của Việt Nam (gọi làtrung tuyến đảo - đảo) Chính quyền Sài Gòn dé nghị phân định theo đường trungtuyến giữa bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo lớn Borneo Bắc (Calimantan) của

Indonesia (gọi là trung tuyến bờ - bờ) Hai bên không đạt được thoả thuận nào.

Sau ngày đất nước thống nhất, tháng 6/1978 Việt Nam bắt đầu tiến hành đàmphán về phân định thềm lục địa với Indonesia Tại vòng I chính thức cấp chuyên viêntại Hà Nội (từ ngày 5 - 9/6/1978), Indonesia vẫn đưa ra trung tuyến đảo - đảo Lậptrường pháp lý của Việt Nam là theo nguyên tắc thỏa thuận, công bằng, tôn trọng lẫnnhau, phù hợp với xu thế phát triển của Luật biển quốc tế Việt Nam vận dụng khái

niệm thêm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thô lục địa ra đên bờ ngoài của rìa

Page | 37

Trang 39

lục địa và thực tế, trên đáy biển có một rãnh sâu gan sát đảo Natuna Bắc của Indonesia

đề đưa ra đòi hỏi ban đầu dựa trên một đường ranh giới tự nhiên Sự vận dụng này dựatrên cơ sở Việt Nam nằm trên khối lục địa châu Á Đồng thời, Việt Nam cũng vậndụng các phán quyết của Toà án quốc tế, Toà Trọng tài quốc tế trong các án lệ về phânđịnh ranh giới thềm luc địa để lập luận rang, đòi hỏi của Inđônêxia về trung tuyến dao- đảo không thể là một giải pháp công bằng, bởi vì đường trung tuyến đó phân chiacách đều máy móc về khoảng cách giữa hai đường cơ sở, trong khi thêm luc địa bắtnguồn từ lãnh thổ lục địa, chứ không phải từ đường cơ sở Hơn nữa sự phân chia máymóc theo khoảng cách đó không tính đến tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển phía Đông NamViệt Nam với chiều dài bờ biển đảo nhỏ Natuna Quan điểm khác nhau giữa hai bên đãtạo thành vùng tranh chấp ban đầu rộng khoảng 98.000 km”.

Do thực tế là đường rãnh sâu theo yêu sách của Việt Nam không đáp ứng tiêuchuân là một sự gián đoạn về địa chất của thêm lục địa và Việt Nam cũng chưa có điềukiện nghiên cứu, khảo sát để chứng minh sự khác biệt giữa thêm luc địa hai nước nênlập luận trên của Việt Nam cũng có phần hạn chế Để khai thông bế tắc trong đàmphán, trên cơ sở phân tích lập luận pháp lý và thực tế địa hình tự nhiên của khu vựcphân định, tại các vòng đàm phán từ năm 1978 đến giữa năm 1991, Việt Nam đã đưara đề nghị về đường "dung hoà" là đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và bờbiển đảo lớn Borneo Bắc của Indonesia, giảm diện tích của khu vực chồng lấn xuống

còn khoảng 40.000 km.

Tháng 10/1991, nhân dịp Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Indonesia, hai bên đã

thoả thuận chính trị chia 50/50 "vừng côn lại" Tại vòng I đàm phán chính thức cấp

Chính phủ (Hà Nội, tháng 12/1991), hai bên thảo luận việc thực hiện thoả thuận chính

trị nêu trên, nhưng do hai bên hiểu khác nhau về "ving con lại” nên đàm phán không

đạt được giải pháp.

Cho đến khi Công ước Luật biển 1982 chính thức có hiệu lực, Indonesia dựavào quy chế quốc gia quần đảo đã được ghi nhận trong Công ước dé tăng sức ép nhằmgiàn một giải pháp phân định có lợi hơn Trong đàm phán, về phân định thêm lục địa,Indcnesia quay lại lập trường ban đầu đòi theo trung tuyến đảo - đảo Đồng thời,Indénéxia cũng dé nghị thảo luận riêng việc phân định vùng đặc quyền kinh tế theo đónguyên tắc phân định thường căn cứ vào khoảng cách tính từ đường cơ sở lãnh hải của

mỗi bền.

Page | 38

Trang 40

Sau một thời gian đàm phán gián đoạn và không có bước đi cụ thé, hai bênnhất trí không tranh cãi về cơ sở pháp lý mà đi sâu vào phương án giải quyết thực chấtdé đi đến giải pháp cudi cùng Từ vòng họp hẹp hai Truong đoàn chuyên viên lần thứ4 tháng 10/2001 cho đến vòng 12 không chính thức cấp chuyên viên tháng 3/2003, haibên tiếp tục nhân nhượng va đi đến nhất trí một số nội dung: (i) các van dé kỹ thuật hảiđồ liên quan đến việc phân định thêm lục địa hai nước; (ii) Toa độ các điểm liên quanđến khu vực can giải quyết phân định; (iii) Xác định khu vực thềm lục địa chồng lấncòn lại để giải quyết phân định và (iv) Chia đều diện tích khu vực thềm lục địa còn lại.

Ngày 26/6/2003, Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước

Cộng hoà Indonesia về phân định thềm lục địa giữa hai nước đã được ký chính thứcnhân dịp Tông thống Indonesia Megawati sang thăm Việt Nam”

+ Nội dung cơ bản của Hiệp định

Như vậy, trải qua gần 30 năm đàm phán, mặc dù có những sự khác biệt trongviệc giải thích và áp dụng các quy định của Luật biển quốc tế, nhưng với thiện chí vàquan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai quốc gia, đường ranh giới thềm lục địa giữa hai nướctại khu vực chồng lan đã được xác định Hiệp định gồm 6 điều với các nội dung chủyếu như sau:

Thứ nhất, về xác định đường phân định thềm lục địa: Đường phân định thềmlục địa giữa Việt Nam và Inđônêxia dài khoảng 250 hải lý, được xác định bằng cácđoạn thang nối tuần tự 6 điểm có tọa độ địa lý cụ thể”

Các đoạn thang nối các điểm và toa độ của các điểm là các đường trắc địa vatọa độ địa lý được tính toán trên Hệ tọa độ trắc địa thế giới năm 1984 (WGS-84) vàđược thê hiện trên mảnh hải đồ số 3482, tỷ lệ 1/1.500.000 do Hải quân Hoàng gia Anhxuất bản năm 1977 Vị trí thực trên biển cùa các điểm đường ranh giới phân định thêmlục địa và các đoạn thang sẽ được xác định bằng các phương pháp do Cục đo đạc vabản đồ thuộc Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam và Cục thủy đạc và Hải dương

thuộc hải quân Indonesia thực hiện.

3? Tính đến thời điểm ký chính thức, hai bên trải qua hai vòng đàm phán cấp Chính phủ, 10 vòng đàm phán cấp

chuyên viên, 12 vòng đàm phán không chính thức câp chuyên viên và bốn cuộc trao đôi hẹp giữa Trường đoànđàm phán cấp chuyên viên hai nước và một vòng dam phan về kỹ thuật hai dé.

** Điêu 1 Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Inđônêxia về phân địnhthêm luc địa

Page | 39

Ngày đăng: 27/05/2024, 11:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w