1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sự thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực ASEAN và tác động tới chính sách đối ngoại trong giai đoạn từ 1995 đến 2000

23 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực ASEAN và tác động tới chính sách đối ngoại trong giai đoạn từ 1995 đến 2000
Tác giả Đỗ Thị Uyển My
Người hướng dẫn Vũ Đoàn Kết
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975 – nay
Thể loại tiểu luận cá nhân
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Đặc biệt trong giai đoạn từ 1995-2000 Việt Nam đã có sự phát triển và thay đổi rõ rệt trong nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế với ASEAN.. Thông qua đó, có thể đánh giá những thành tự

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

~~~~~~***~~~~~~

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975 – nay Chủ đề: Sự thay đổi trong nhận thức của Việt Nam

về hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực ASEAN và tác động tới chính sách đối ngoại trong giai đoạn từ 1995 đến 2000Giảng viên hướng dẫn : Vũ Đoàn Kết

Sinh viên thực hiện :Đỗ Thị Uyển

My-KTQT49C10502

CSĐNVN1975-nay-KTQT49.6.LT

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 2

Phần 2 Đặt vấn đề 2

Phần 3: Nội dung nghiên cứu 5

I.Tình hình bối cảnh khu vực và trong nước: 5

1.Bối cảnh khu vực: 5

2 Bối cảnh trong nước: 7

II Sự thay đổi nhận thức về hội nhập kinh tế của Việt Nam đối với ASEAN 9

1 Nhận thức về hội nhập kinh tế của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn trước 1995 9

2 Nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế đối với ASEAN từ năm 1995-2000 15

III Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN từ năm 1995-2000 18 IV Kết luận 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

Phần 1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Việt Nam đã trở thành một trong những

điểm sáng nổi bật trên bản đồ kinh tế thế giới, với sự tăng trưởng vững chắc và sự

hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hành

trình này, chúng ta không thể bỏ qua giai đoạn quan trọng từ 1986 đến 2000, khi

Việt Nam mở cửa cửa của mình với thế giới và bắt đầu hành trình đổi mới, Việt

Nam bắt đầu một chặng đường quan trọng trong lịch sử phát triển của mình với

chính sách đổi mới, tập trung chủ yếu vào cải cách kinh tế và mở cửa cửa hàng

cho thế giới bên ngoài Điều này đánh dấu sự bắt đầu của một giai đoạn quan

trọng trong việc thay đổi cách quốc gia nhìn nhận về hội nhập kinh tế khu vực và

quốc tế Đặc biệt trong giai đoạn từ 1995-2000 Việt Nam đã có sự phát triển và

thay đổi rõ rệt trong nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế với ASEAN Nhận

thức của Việt Nam về sự hội nhập và tương tác với cộng đồng khu vực trong giai

đoạn này không chỉ đơn giản là một sự thay đổi về kinh tế mà còn là một quá

trình định hình lại tư duy và văn hóa Việc mở rộng các mối quan hệ với các quốc

gia khác, cũng như tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, đã tạo ra một môi

trường mới cho Việt Nam

Phần 2 Đặt vấn đề

Chính sách đối ngoại của ĐCSVN hiện nay là sự kế thừa và phát triểnđường lối đối ngoại của các thời kỳ trước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc

đổi mới, thể hiện tính liên tục và nhất quán trong toàn bộ đường lối chính trị của

Việt Nam Là một quốc gia ở Đông Nam Á, từ lâu Việt Nam đã có mối quan hệ

với các nước trong khu vực Tuy có sự đậm nhạt-khác nhau qua từng thời kỳ,

song, quan hệ này luôn có vị trí quan trọng Thực tiễn quá trình phát triển quan

hệ của Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995) cần

được nghiên cứu và làm sáng tỏ Ở thời điểm hiện tại, quan hệ giữa Việt Nam

với các nước trong khu vực vẫn tiếp tục phát triển với những thành tựu và

Trang 4

những hạn chế Do vậy nghiên cứu chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực

Đông Nam Á trong đó có tổ chức ASEAN từ năm 1995 đến năm 2000 một cách

hệ thống, toàn diện là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Thông qua đó, có thể đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của chính

sách đối ngoại mà Đảng đề ra với khu vực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện

đại hóa đất nước; góp phần tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam

với các nước trong khu vực Đông Nam Á, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm

trong việc xử lý quan hệ với các nước trong khu vực, có thêm cơ sở khoa học để

tiếp tục hoàn thiện đường lối, chính sách đối ngoại đưa Việt Nam hội nhập vào

khu vực và thế giới Trong phạm vi bài viết, tôi sẽ đi vào giải đáp câu hỏi

nghiên cứu sau đây:

-Bối cảnh tình hình khu vực và trong nước giai đoạn từ 1995 đến 2000 như thế

nào và có ảnh hưởng gì đến sự thay đổi nhận thức về hội nhập kinh tế của Việt

Nam với khu vực ASEAN?

-Nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực ASEAN

trước và trong giai đoạn từ 1995-2000 thay đổi như thế nào?

-Từ những thay đổi trong nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

với các nước trong khu vực ASEAN trong giai đoạn từ 1995-2000 thì chính

sách đối ngoại được Việt Nam thực hiện như thế nào?

-Trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, chủ trương, chính sách đối ngoại

của Đảng ta đã phát triển như thế nào?

Trong phạm vi bài tiểu luận tôi đặt ra giả định nghiên cứu là: “Nếu trong giai

đoạn 1995-2000, nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế trải

qua sự chuyển đổi từ quan điểm đóng cửa sang mở cửa, thì chính sách đối

ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đó đã thể hiện sự linh hoạt và tích cực hơn,

dựa trên tư duy hội nhập và hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế và

đối thoại với các nước trong khu vực ASEAN”

Trang 5

Việc nghiên cứu đề tài sự thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập

kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực ASEAN và tác động tới chính sách

đối ngoại trong giai đoạn từ 1995 đến 2000, đây là giai đoạn phát triển rõ rệt và

nhanh chóng trong mối quan hệ Việt Nam và khu vực ASEAN Tôi cho rằng

đây là phần quan trọng nhất trong bài tiểu luận nhóm mà nhóm chưa khai thác

sâu vấn đề này, từ đó bài tiểu luận muốn phân tích sự thay đổi trong nhận thức

của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực ASEAN

và tác động tới chính sách đối ngoại trong giai đoạn từ 1995 đến 2000

Trang 6

Phần 3: Nội dung nghiên cứu

I.Tình hình bối cảnh khu vực và trong nước:

1.Bối cảnh khu vực:

Năm 1995, ASEAN ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũkhí hạt nhân (SEANWFZ) Theo đó, các bên tham gia SEANWFZ không được

phát triển, sản xuất, tìm cách sở hữu, kiểm soát hoặc lắp đặt vũ khí hạt nhân;

không cung cấp nguồn hoặc các vật liệu hoặc thiết bị hạt nhân cho các quốc gia

không có vũ khí hạt nhân Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành

thành viên thứ 7 của ASEAN nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

lần thứ 28 tại Brunei Đây là một bước tiến lớn trong công cuộc đổi mới tư duy

đối ngoại, tạo ra nhiều ảnh hưởng quan trọng:

Thứ nhất, gia nhập ASEAN đã tạo ra môi trường thương mại tích cực vàthuận lợi cho Việt Nam Các doanh nghiệp Việt nam có cơ hội tiếp cận các thị

trường của các nước thành viên ASEAN một cách dễ dàng hơn thông qua việc

giảm rào cản thương mại và thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt

động xuất khẩu và đầu tư Hơn thế nữa, việc gia nhập ASEAN được coi là bệ

phóng giúp Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia các hiệp định thương mại tự do

khu vực mà ASEAN là trung tâm, xây dựng thương mại với hầu hết các nước

trên thế giới, có độ mở kinh tế rất lớn với tỷ lệ thực hiện cam kết cao nhất hơn

200% 1

1 Gia nhập ASEAN - bước đột phá trong đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam (n.d.-b) Trang Tin

Điện Tử Đảng Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh

https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/gia-nhap-asean-buoc-dot-pha-trong-doi-moitu-duy-doi-ngoai-cua-viet-nam-1491881281

Trang 7

Thứ hai, việc tham gia ASEAN cũng mang lại cơ hội cho đất nước họchỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học và công nghệ với

các thành viên khác Điều này có thể nâng cao chất lượng và hiệu suất trong các

ngành công nghiệp và dịch vụ

Thứ ba, thông qua ASEAN, Việt Nam đã trở thành một phần của chuỗicung ứng toàn cầu, tận dụng các ưu đãi và cơ hội từ việc tích hợp vào mạng lưới

sản xuất và thương mại toàn cầu Điều này giúp tăng cường năng lực cạnh tranh

và sự linh hoạt trong sản xuất

Thứ tư, ASEAN cung cấp một nền tảng cho Việt Nam để tham gia vàocác thương hiệu toàn cầu và thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu Việc có mặt

trong một cộng đồng kinh tế lớn giúp Việt Nam có tiếp cận và chia sẻ cơ hội với

các đối tác toàn cầu, thúc đẩy hợp tác đa phương với nhiều quốc gia khác, mở

nhiều cơ hội hợp tác kinh tế và đầu tư

Trên thực tế, ASEAN là đối tác xuất khẩu lớn thứ tư của Viê |t Nam (sau

Mỹ, EU, Trung Quốc) là thị trường cung cấp hàng hóa nhâ |p khẩu lớn thứ ba

vào Viê |t Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) Đánh giá về những đóng góp

của Việt Nam với ASEAN và ngược lại, Giáo sư Yasuhiro Yamada, trợ lý đặc

biệt của Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) về vấn

đề Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam đã nhấn mạnh: “Vốn FDI từ các

nước ASEAN chảy vào Việt Nam trong 25 năm qua đã khẳng định, Việt Nam là

điểm đến đầu tư hấp dẫn của khu vực Những dòng vốn FDI vào các khu công

nghiệp tại Việt Nam là xung lực đưa kinh tế Việt Nam đi lên, đồng thời giúp thu

hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực”.2

Năm 1997, ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, nhân kỷ niệm 30năm Ngày thành lập Tầm nhìn ASEAN 2020 nêu định hướng phát triển chính

Trang 8

của ASEAN trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21, hướng tới mục tiêu xây dựng

một tập hợp hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, sống trong hòa bình, ổn định

và thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ

Trong giai đoạn từ năm 1995-2000, tình hình quốc tế có nhiều biến động

Nổi bật nhất đó chính là cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tự ở khu vực Châu Á

(1997-1998): Tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á được

xét trên nhiều khía cạnh Mặc dù cuộc khủng hoảng này thường được mô tả như

một cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế, nhưng với những gì

đã diễn ra trong năm 1997 và năm 1998 cũng có thể được coi là cuộc khủng

hoảng về quản trị ở tất cả các cấp chính trị - quốc gia, toàn cầu và khu vực Việt

Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình

Dương (APEC) tại Hội nghị liên Bộ trưởng (HNBT) Ngoại giao - Kinh tế

APEC lần thứ 10, ngày 15/11/1998, tại Kuala Lumpur, Malaysia; đánh dấu quá

trình phát triển và mở rộng của Diễn đàn, đưa số thành viên của APEC lên 21

nền kinh tế Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính

sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam

ASEAN kết nạp Campuchia năm 1999, hoàn tất mục tiêu trở thành một tổchức khu vực với đủ 10 nước Đông Nam Á

2 Bối cảnh trong nước:

Vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã gặp phảinhững thử thách to lớn: nền kinh tế chưa hoàn toàn ra khỏi tình trạng khủng

hoảng và lạm phát, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục cấm vận và bao vây kinh tế

Thử thách càng nặng nề hơn khi khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp

đổ và thành trì của hệ thống xã hội chủ nghĩa là Liên Xô bị tan rã, các khoản

viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu và nhập khẩu truyền thống bị thu

hẹp đáng kể Tuy nhiên, Việt Nam đã tích cực khắc phục khó khăn, phát huy nội

Trang 9

lực và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế nên đã đạt được nhiều thành quả tích

cực trong phát triển nền kinh tế

Từ năm 1996, đất nước bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Năm năm 1995 - 2000, kinh tế tiếp tục đạt được

nhịp độ tăng trưởng cao Trong lĩnh vực kinh tế, tổng sản phẩm trong nước

(GDP) bình quân tăng 7%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%/năm;

sản lượng lương thực nông nghiệp tăng 5,7%/năm; cơ cấu kinh tế thay đổi, tỷ

trọng công nghiệp tăng (36,6%) và tỷ trọng nông nghiệp giảm (24,3%) Kinh tế

đối ngoại tiếp tục phát triển, tổng sản lượng xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, tăng

21%, trong đó xuất khẩu công nghiệp đạt 10 tỉ USD, nông nghiệp đạt 4.3 tỉ

USD Nhập khẩu đạt 61 tỉ USD, tăng 13.3% Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt

Nam đạt khoảng 10 tỉ USD (tăng 1,5 lần so với 5 năm trước) Đặc biệt, đến năm

2000, Việt Nam đã có 40 dự án đầu tư ra nước ngoài, có quan hệ buôn bán với

hơn 140 nước Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho tư nhân Trong

khoa học kĩ thuật nước ta đã có bước chuyển biến tích cực Về văn hóa-giáo

dục, giáo dục có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào

tạo và cơ sở vật chất Các lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển đáng kể.Tỷ lệ thất

nghiệp giảm mạnh, hàng năm tạo được 1.2 triệu lượt việc làm mới cho người

lao động Thu nhập quốc quốc dân tăng, cả nước đạt mục tiêu cập giáo dục, xóa

xong nạn mù chữ và tiến tới thực hiện phổ cập trung học cơ sở Trong an ninh

quốc phòng, tình hình chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng

cường, củng cố, mở rộng quan hệ đối ngoại

Những thành tựu kể trên đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước nhanhchóng, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao

đời sống nhân dân, tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế và khó khăn khi

tình hình văn hóa xã hội chưa được cải thiện triệt để, tồn tại những hiện tượng

tiêu cực như tham nhũng, lãng phí, phạm pháp Bên cạnh đó, trình độ khoa học

công nghệ vẫn chưa kịp đáp ứng sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và

tình trạng chảy máu chất xám bắt đầu xuất hiện

Trang 10

Tiểu kết: Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á là một sự kiện chấn độngthế giới vào giai đoạn này, gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến những nước trong

khu vực Dẫu vậy, đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua những thách thức khó

khăn đến từ tình hình thế giới và đạt được những thành tựu đáng kể Giai đoạn

1995-2000 của Việt Nam đánh dấu sự tiếp tục của quá trình Đổi mới và mở cửa

kinh tế, với nhiều thành tựu đáng chú ý trong tăng trưởng kinh tế và hội nhập

quốc tế Thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo thế lực mới cả bên

trong lẫn bên ngoài, nhiều tiền đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tạo ra,

quan hệ đối ngoại của nước ta được mở rộng hơn bao giờ hết và khả năng giữ

vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng trong khu vực và trên thế giới

Tuy nhiên, nước ta đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, tình hình khu

vực Châu Á- Thái Bình Dương còn diễn biến phức tạp Giai đoạn này đặt nền

móng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong những năm tiếp theo, tận

dụng cơ hội và đồng thời đối mặt với những thách thức còn đòi hỏi sự quản lý

chặt chẽ và đổi mới chính sách Trước tình hình khu vực ASEAN có nhiều

chuyển biến, hội nhập và mở cửa đang dần định hình và trở thành xu hướng; các

nước trên thế giới và trên khu vực đều tập trung phát triển kinh tế và tình hình

trong nước còn phải đối diện với nhiều nguy cơ và thách thức, Đảng và Nhà

nước ta đã nhận thấy tình hình và thay đổi nhận thức về hội nhập kinh tế quốc

tế để phù hợp với bối cảnh trong khu vực và nội lực trong nước

II Sự thay đổi nhận thức về hội nhập kinh tế của Việt Nam đối với ASEAN

1 Nhận thức về hội nhập kinh tế của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn trước

1995

Nhiều nhà lãnh đạo ASEAN lo ngại xung đột chính trị của Campuchia cóthể gây ra những bất ổn ở khu vực nên ASEAN cố gắng đóng vai trò quan trọng

trong tiến trình lập lại hoà bình ở Campuchia và họ đã từng bước nhận thức rõ

được kẻ đắc lợi trong khi tình hình Đông Nam Á bất ổn chính là các nước lớn ở

ngoài khu vực Từ đó, họ thấy rằng việc cô lập Việt Nam cũng có nghĩa là tự

Trang 11

ràng buộc mình vào lợi ích của các nước lớn trong khi mối đe dọa lợi ích quốc

gia thực sự và lâu dài không phải đến từ Việt Nam Giữa Việt Nam và các nước

ASEAN còn có nhiều lợi ích tương đồng về an ninh trên lãnh thổ và lãnh hải

Hơn nữa, giữa bối cảnh các nước lớn đi vào hòa hoãn, hợp tác giải quyết các

vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Campuchia, các nước ASEAN lo ngại họ có

thể đưa ra giải pháp bất lợi và biến khu vực Đông Nam Á một lần nữa trở thành

địa bàn bị các nước lớn chi phối, điều khiển Do vậy, nhóm nước ASEAN từng

bước điều chỉnh quan hệ với Việt Nam, chủ động cùng hợp tác tìm cách giải

quyết cho vấn đề Campuchia theo hướng có lợi cho hòa bình, ổn định trong khu

vực và nâng cao vai trò của ASEAN Tuy vẫn phản đối Việt Nam về hành động

đưa quân sang Campuchia, nhưng các quốc gia này đã có những nỗ lực muốn

giảm sự đối đầu trong khu vực để chuyển sang đối thoại Đặc biệt, từ khi chứng

kiến những thiện chí của Việt Nam trong việc chủ động rút một phần quân tình

nguyện ở Campuchia từ tháng 7/1982, họ dần tách khỏi lập trường của những

nước hậu thuẫn cho Campuchia Dân chủ để đi vào đối thoại một cách thực chất

với Việt Nam Trong khi đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn này cũng

đã nhận thức được vấn đề Campuchia chính là chìa khóa để giải tỏa các mối

quan hệ khu vực và quốc tế khác, xoá bỏ sự bao vây cô lập để đưa đất nước ra

khỏi khủng hoảng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản

Việt Nam (3/1982) đã kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông

Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại, xây dựng Đông

Nam Á trở thành khu vực hoà bình và ổn định Kể từ sau khi bắt đầu công cuộc

đổi mới đất nước, Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ đối ngoại với

các nước trong khu vực Đông Nam Á bởi tính chất địa - chính trị và vị trí cầu

nối Việt Nam với thế giới của nó Vì vậy, nhiệm vụ đối ngoại mới được Đảng

vạch ra là “phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á

-Thái Bình Dương”.Từ giữa những năm 80, các nước lớn đi vào hòa hoãn, hợp

tác giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có các vấn đề Campuchia Các nước

ASEAN lo ngại họ có thể tìm giải pháp bất lợi cho khu vực, do đó từng bước

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w