Do đó, em đã làm bài tiểu luận với đề tài: “Vận dụng lý luận về mâu thuẫn để phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”... Y
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA
HỌC
ĐỀ TÀI: Vận dụng lý luận về mâu thuẫn để phân tích mâu
thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội
nhập
kinh tế quốc tế của
Việt Nam”.
Họ và tên SV: Vũ Hồng Hải Lớp tín chỉ: Quản trị Marketing CLC 64B
Trang 2Mã SV: 11222039
GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU
HÀ NỘI, NĂM 2023
Mục lục
Lời mở đầu 2
Nội dung chính 3
I Lý luận về mâu thuẫn 3
1 Tổng quan về quy luật mâu thuẫn 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Phân loại mâu thuẫn 4
2 Nội dung quy luật mâu thuẫn 5
3 Ý nghĩa phương pháp luận 6
II Mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 7
1 Bản chất của nền kinh tế độc lập, tự chủ 7
2 Thực trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam 7
3 Cách giải quyết mâu thuẫn 9
3.1 Kết hợp ngoại lực và nội lực 9
3.2 Xây dựng vững vàng nội lực 11
Kết luận 12
Tài liệu tham khảo 13
Trang 3Lời mở đầu
Trong Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ: Định hướng “độc lập, tự chủ gắn với hội nhập” xuất phát từ tư tưởng xuyên suốt của Đảng ta
và tư tưởng Hồ Chí Minh từ khi thành lập nước đến nay Trong đó, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả
là hết sức cần thiết, là tất yếu khách quan Qua đó nâng cao vị thế đất nước; nâng cao sức mạnh nội lực; xử lý hiệu quả các vấn đề nội tại và các thách thức nổi lên
Độc lập, tự chủ là năng lực của quốc gia trong giữ vững chủ quyền và sự tự quyết về đối nội, đối ngoại, bảo vệ lợi ích quốc gia, không bị sự thống trị, lệ thuộc, chi phối mang tính cưỡng bức, áp đặt từ bên ngoài Tuy nhiên, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ không có nghĩa là khép kín, tách bạch với khu vực và thế giới mà được thực hiện thông qua việc phát huy sức mạnh nội lực kết hợp với ngoại lực, phù hợp với yêu cầu trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn nhất quán, vận dụng sáng tạo, phù hợp chủ trương: giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới
Như vậy, mâu thuẫn xảy ra giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam là điều tất yếu Có thể nói, cách để “phát huy” sự mâu thuẫn này
là việc Đảng và Nhà nước xây dựng những thể chế vững vàng để phát triển trong nước đồng thời có những chính sách kịp thời, cụ thể, hợp lí trong những vấn đề hội nhập quốc
tế Do đó, em đã làm bài tiểu luận với đề tài: “Vận dụng lý luận về mâu thuẫn để phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”
Trang 4Nội dung chính
I Lý luận về mâu thuẫn
1 Tổng quan về quy luật mâu thuẫn
1.1 Khái niệm
- Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu
tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập
Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập, các bộ phận, các thuộc tính… có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhua tạo nên một trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt,
những yếu tố, những thuộc tính khác nhau có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau cùng tồn tại khách quan trong các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và
tư duy Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn biện chứng
và mẫu thuẫn biện chứng quy định sự biến đổi của các mặt đối lập nói riêng và của
sự vật, hiện tượng nói chung
- Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia Không chỉ vậy, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn và giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn Về vấn đề tương đối và tuyệt đối của đấu tranh, V.I Lênin, khi chú ý nhiều hơn đã viết: “Sự phát triển là một cuộc
“đấu tranh” giữa các mặt đối lập”
Trang 51.2 Phân loại mâu thuẫn
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
a Mâu thuẫn chủ yếu
Mâu thuẫn chủ yếu luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác tròn cùng giai đoạn
đó của quá trình phát triển Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ tạo điều kiện để giải quyết các mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn, còn sự phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng từ hình thức này sang hình thức khác phụ thuộc vào giải quyết mâu thuẫn chủ yếu
b Mâu thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Tuy vậy, ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu chỉ là tương đối, trong một số hoàn cảnh mâu thuẫn này là chủ yếu song trong một điều kiện cụ thể khác mâu thuẫn ấy lại là thứ yếu
Căn cứ vào các quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
a Mâu thuẫn bên trong
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng… đối lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng; có vai trò quy định trực tiếp quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
b Mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau; tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng, nhưng phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng
Trang 6Căn cứ vào tính chất của các lợi ích cơ bản là đối lập nhau của các giai cấp, ở một giai đoạn nhất định, người ta phân mâu thuẫn xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng
a Mâu thuẫn đối kháng
Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, giữa những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hoà được Đó là mâu thuẫn giữa các giai cấp bóc lột và bị bóc lột; giữa giai cấp thống trị và giao cấp bị trị
b Mâu thuẫn không đối kháng
Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng, những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản không đối lập nhau Các mâu thuẫn đó là cục bộ, tạm thời
2 Nội dung quy luật mâu thuẫn
Nội dung của quy luật mâu thuẫn nói lên rằng mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân; giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển; sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng là tự thân Quá trình từ khác nhau, thống nhất qua mâu thuẫn đến đấu tranh giữa các mặt đối lập mà kết quả là mẫu thuẫn mới trong một sự vật, hiện tượng ở dạng thống nhất thường trải qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của mình:
- Giai đoạn 1 (giai đoạn khác nhau): khi sự vật, hiện tượng mới xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở khác nhau giữa các mặt đối lập
- Giai đoạn 2 (giai đoạn từ khác nhau chuyển thành mâu thuẫn): trong quá trình vận động, phát triển của các mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau và bài trừ, phủ định lẫn nhau ở giai đoạn 1; sự khác nhau chuyển thành mâu thuẫn
- Giai đoạn 3 (giai đoạn giải quyết mâu thuẫn): khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau, nếu có điều kiện thì hai mặt đó sẽ hoặc chuyển hoá lẫn nhau; hoặc triệt tiêu nhau; hoặc cả hai mặt đó đều bị triệt tiêu; sự vật, hiện tượng chuyển sang
Trang 7chất mới Mâu thuẫn được giải quyết với kết quả là hai mặt đối lập cũ bị phá huỷ,
sự thống nhất giữa hai mặt mới được hình thành cùng với sự hình thành của mẫu thuẫn mới Mâu thuẫn này lại được giải quyết làm cho sự vật, hiện tượng mới luôn xuất hiện thay thế sự vật, hiện tượng cũ Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập làm cho
sự vật, hiện tượng không tồn tại vĩnh viễn trong một chất Đó là quan hệ giữa mâu thuẫn biện chứng với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, trong đó mâu thuẫn giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực bên trong của sự vận động và phát triển
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, là có điều kiện, thoáng qua, nghĩa là sự thống nhất đó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của sự vật, hiện tượng Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối, nghĩa
là sự đấu tranh đó phá vỡ sự ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng dẫn đến sự chuyển hoá về chất của chúng Tính tuyệt đối của sự đấu tranh gắn liền với sự tự thân vận động, phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất Suy ra, sự vận động, phát triển là tuyệt đối
3 Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng;
từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan Muốn phát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong
sự vật, hiện tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét vai trò, vị trí và mối
quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa
các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ,
Trang 8bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi chưa
II Mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội
nhập kinh tế quốc tế Việt Nam
1 Bản chất của nền kinh tế độc lập, tự chủ
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối chính trị độc lập, tự chủ mà còn là đòi hỏi của thực tiễn, nhằm bảo đảm độc lập, tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và có hiệu quả cho nền kinh tế, cho việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế Khi đã có độc lập, tự chủ về chính trị thì nội dung
cơ bản của độc lập, tự chủ của một quốc gia là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế là quan điểm nhất quán, thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Đảng trong điều kiện mới Nền kinh tế độc lập, tự chủ là nền kinh tế không lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc
Nền kinh tế độc lập, tự chủ không phải là nền kinh tế biệt lập, khép kín, tự cung, tự cấp, thiếu gắn kết với các nền kinh tế trên thế giới, mà là nền kinh tế có sự độc lập, tự chủ về đường lối phát triển phù hợp với xu hướng thế giới và thực tiễn lịch sử; có các nguồn nội lực hùng hậu, năng lực cạnh tranh cao, cơ cấu kinh tế hợp lý, thích ứng nhanh và hiệu quả với những biến động của tình hình quốc tế và hướng tới yêu cầu phát triển bền vững; trong bất cứ tình huống nào cũng bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng, tài chính - tiền tệ, môi trường quốc gia, kiểm soát được các rủi ro thị trường, giữ vững sự ổn định vĩ
mô và các hoạt động bình thường về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng
2 Thực trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam
Thực trạng hội nhâp quốc tế của một nước luôn được đánh giá một cách định tính theo hai chiều “rộng-hẹp” và “nông-sâu”, các tiêu chí được xem xét theo phạm vi, mức độ
Trang 9tham gia và vị thế của nước đó trong cộng đồng quốc tế, trong nền chính trị, kinh tế thế giới và nền văn minh nhân loại
Quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam được khẳng định mạnh
mẽ từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001) Ngay từ khi mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có nhiều nỗ lực thiết lập các mối quan hệ bang giao với các nước trên thế giới, tham gia nhiều mặt của đời sống xã hội quốc tế, cộng đồng thế giới Ngay từ tháng 1-1946, nhân danh Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã gửi thư đến Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc bày tỏ nguyện vọng Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc(13) Có thể nhắc đến những dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trước Đại hội IX của Đảng (năm 2001), như thiết lập quan hệ ngoại giao với tuyệt đại đa số các nước trên thế giới và quan hệ kinh tế - thương mại với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; trở thành thành viên của Liên hợp quốc (năm 1977), Hội đồng tương trợ kinh tế (năm 1978), Liên minh Nghị viện thế giới (năm 1979), Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) (năm 1991), ASEAN (năm 1995), Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) (năm 1996), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (năm 1998)
Tham gia vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực, đã trở thành một nước xuất khẩu gạo (từ năm 1989) và hiện nay là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với lượng xuất khẩu năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn Từ việc gia nhập WTO đến việc đàm phán, ký kết CPTPP, Việt Nam đã có bước tiến dài trong hội nhập quốc tế, trở thành một nước trực tiếp tham gia định hình khuôn khổ, luật lệ, chiều hướng vận động của nền kinh tế thế giới Điều này một lần nữa được khẳng định, khi Việt Nam là một trong 14 nước tham gia đàm phán về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) Có thể thấy, từ trọng tâm ban đầu là lĩnh vực kinh tế, tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên có trách nhiệm, có vị trí, vai trò và ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng quốc tế, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội Điều đó có nghĩa là Việt Nam đã hội nhập rộng và tương đối sâu vào nhiều
Trang 10mặt đời sống quốc tế Đây là cơ sở thuận lợi cho Việt Nam bước sang giai đoạn mới - giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, với trọng tâm là giành lấy vị trí cao hơn trong nền kinh tế thế giới, nền chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại Giai đoạn mới trong tiến trình hội nhập quốc tế càng đòi hỏi Việt Nam phải chủ động hơn, tích cực hơn
3 Cách giải quyết mâu thuẫn
3.1 Kết hợp ngoại lực và nội lực
Đại hội XII (năm 2016), xác định: “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế,… kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ” Hai động thái này dù mâu thuẫn nhau nhưng luôn tồn tại song song và cách giải quyết đầu tiên là phải đề ra những chiến lược áp dụng để phát triển cả hai phía Chính vì vậy, để hiện thực hóa mục tiêu ấy đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế xây dựng và phát
triển đất nước
Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với một nước có một bước
nhảy vọt lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ này được coi là trọng tâm bởi nó không chỉ giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu, tránh được các nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh
tế so với các nước khác
(1) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu
(2) Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác, tạo nền tảng cho phát triển ổn định, bền vững Chiến lược thị trường cần gắn kết chặt chẽ với chiến lược sản phẩm và xúc tiến quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao vị thế và uy tín của sản phẩm hàng hóa trong nước