Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa Điều kiện thứ nhất: phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản x
Trang 1Trường Đại học Thương Mại
Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Văn Mạnh
Nhóm: 1
Lớp HP: 2026RLCP1211
HÀ NỘI - 2020
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
I Thành viên tham gia:
Trang 4MỤC LỤC
***
A CƠ SỞ LÝ THUYẾT: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA
I SẢN XUẤT HÀNG HÓA……… 3
1 Khái niệm và sản xuất hàng hóa……….……… 3
2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa……….……… 3
II HÀNG HÓA……… 3
1 Khái niệm hàng hóa……….……… 3
2 Thuộc tính của hàng hóa……….……… 4
3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 4
4 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa……… 5
III TIỀN……… 6
1 Nguồn gốc và bản chất của tiền……… 6
2 Chức năng của tiền……… ………… 7
B PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2018 I SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY……… 8
1 Thông tin cơ bản về công ty……… 9
2 Lời giới thiệu……… 9
3 Cơ cấu tổ chức……… 10
II PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2018 1 Phân tích quy mô tài sản của công ty ……… 11
1.1 Tài sản ngắn hạn……… 11
1.2 Tài sản dài hạn……… 13
1.3.Tổng tài sản……… 15
2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty……… 16
Trang 52.1 Đánh giá khảo sát nguồn vốn……… 16
2.2 Đánh giá tình hình nguồn vốn……… 17
2.3 Phân tích tính tự chủ của doanh nghiệp……… 19
3 Phân tích doanh thu của công ty……… 20
3.1 Tổng doanh thu……… 20
3.2 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ……… 21
3.3 Doanh thu từ hoạt động tài chính……… 23
3.4 Doanh thu khác……… 24
4 Phân tích tình hình tài chính……… 24
4.1 Giá vốn hàng bán……… 24
4.2 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp……… 26
4.3 Chi phí hoạt động tài chính……… 27
4.4 Chi phí khác……… 27
5 Phân tích tình hình lợi nhuận……… 28
5.1 Lợi nhuận thuần từ……… 29
5.2 Lợi nhuận tài chính……… 30
5.3 Lợi nhuận khác……… 31 III GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
Trang 6A CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ
HÀNG HÓA
I SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1 Khái niệm sản xuất hàng hóa
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùngcủa chính mình mà để trao đổi, mua bán
2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Điều kiện thứ nhất: phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau Khi đó mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một số phần nhất định
Điều kiện thứ hai: sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện
đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa C.Mác viết: “chỉ
có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa” Đây là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển
Vậy, khi còn sự hiện diện của hai điều kiện trên, con người không dùng ý
chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được Việc cố xóa bỏ nền sản xuất hàng hoa sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm, khủng hoảng Với ý nghĩa đó, cần khẳng định nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội
so với nền sản xuất tự cấp, tự túc
II HÀNG HÓA
1 Khái niệm hàng hóa:
Theo quan niệm của C.Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
Như vậy, sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường
Trang 72 Thuộc tính của hàng hóa
Dù khác nhau về hình thái tồn tại, song mọi thứ hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người (vật chất hoặc tinh thần), cũng có thể
là nhu cầu tiêu dùng cá nhân, nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố của yếu
tố tham gia cấu thành nên hoàng hóa đó quy định
+Vì giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua, cho nên nếu là người sản xuất, tất yếu phải chú ý chăm lo giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua
Giá trị
Theo C.Mác, giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất đã hao
phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
Bản chất của giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi
3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Khái niệm lượng giá trị của hàng hóa:
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.( Trong đó, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình)
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng góa được sản xuất
ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ + hao phí lao động mới kết tinh thêm
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
- Năng xuất lao động.
Năng xuất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính
Trang 8bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian, hay thời gian hao phí
để sản xuất ra một sản phẩm
Năng xuất lao động có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với với lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa Vì vậy trong sản xuất, khinh doanh cần phải chú ý để góp phần tăng năng xuất lao động
Theo C.Mác, các nhân tố tác động đến năng xuất lao động gồm những yếu
tố như: trình độ của người lao động; trình độ tiên tiến và mức độ trang bị kỹ thuật, khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất; trình độ quản lý; cường
độ lao động và yếu tố tự nhiên
Cường độ lao động: Là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất
Tăng cường độ lao động cũng là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động Việc tăng cường độ lao động sẽ giúp cho tổng giá trị của hàng hóa tăng lên, song, lượng thời gian hao phí để sản xuất một giá trị hàng hóa không đổi, do đó, việc tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh mức độ khẩn trương, tích cự của hoạt động lao động
Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, vật chất tâm lý; trình độ tay nghề thành thạo của người lao động; công tác tổ chức, kỹ thuật… Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ làm việc
có hiệu quả hơn và tạo nhiều hàng hóa hơn
-Tính phức tạp hay giản đơn của lao động.
Khi xét một lao động cụ thể, nó có thể là lao động giản đơn, cũng có thể là lao động phức tạp Dĩ nhiên dù giản đơn hay phức tạp thì lao động đó đều là
sự thống nhất của tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng
Lao động giản đơn: là lao động không đòi hỏi quá trình đào tạo một cách
hệ thống, chuyên sâu cũng có thể thao tác được
Lao động phức tạp: là lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đạo tạo
về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của từng nghề nghiệp chuyên môn nhất định
Vì vậy, với tính chất khác nhau đó, trong cùng một thời gian, lao động phức tạp sẽ ra được nhiều lượng giá trị hơn so với lao động giản đơn Đây cũng là lý luận để cả nhà quản trị lẫn người lao động tính toán và xác định mức thù lao phù hợp với tính chất công việc của mình
4 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Trang 9Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữ hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất hàng hóa, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: đó là mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động:
- Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích lao động, công cụ lao động, phương pháp lao động và kết quả lao động riêng Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa Các loại lao động cụ thể khác nhau về chất nên tạo ra những sản phẩm khác nhau về chất và mỗi sản phẩm có một giá trị sử dụng riêng
-Lao động trừu tượng: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
không kể đến hình thức cụ thế, nó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc Lao động trừu tượng là hoạt động đồng chất của người sản xuất hàng hóa Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
Nhờ việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, C.Mác ngoài việc giải thích được một cách khoa học vững chắc vì sao hàng hóa có hai thuộc tính, còn chỉ ra được mỗi quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu dùng hàng hóa: lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất như thế nào, cái gì, ở đâu, làviệc riêng của mỗi chủ thể sản xuất; ngược lại, lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa bởi lao động của mỗi người làmột bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công xã hội Nên người sản xuất phải đặt lao động của mình trong sự liên hệ với lao động xã hội
III TIỀN
Quan hệ hàng hóa, tiền tệ là một trong những mối quan hệ kinh tế cốt lõi của nền kinh tế hàng hóa Do đó, sau khi nghiên cứu về hàng hóa, nội dung sau đây sẽ phân tích nguồn gôc, bản chất, chức năng của tiền tệ trong kinh tế hàng hóa cũng như sự liên hệ giữa tiền với giá trị hàng hóa
1 Nguồn gốc và bản chất của tiền
C.Mác khẳng định: tiền là kết quả của quá tình sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển qua các hình thái giá trị từ thấp đến cao
Về bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giáchung cho thế giới hàng hóa Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa
Trang 10Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Khi giá trị của một đơn vị hàng hóa được đại biểu bằng một số tiền nhất định thì số tiền đó được gọi là giá cả hàng hóa
2 Chức năng của tiền
Theo C.Mác tiền có năm chức năng sau:
- Thước đo giá trị: Khi thực hiện chức năng này, tiền được dùng để biểu
hiện và đo lường giá trị của tất cẩ các hàng hóa khác nhau Để đo lường giá trịcủa hàng hóa, tiền cũng phải có giá trị, vì vậy để thực hiện chức năng thước
đo giá trị người ta ngầm hiểu đấy là tiền vàng Sở dĩ như vậy là vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế phản ánh lượng lao động xã hộichi phí nhất định
- Phương tiện lưu thông: Khi thực hiện chức năng này, tiền được dùng làm
môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa Để thực hiện lưu thông hàng hóa, ban đầu tiền đúc bằng vàng, sau đó là bằng kim loại Đàn dần xã hội nhận thấy, để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, không nhất thiết phải sử dụng tiền vàng Từ đó tiền giấy ra đời và sau này nhiều loại tiền khác ra đời như tiền kế toán, tiền séc, tiền điện tử, tiền ảo… trong tương lai có thể nhiều loại tiền nữa sẽ ra đời để giúp cho việc thanh toán trong lưu thông
- Phương tiện cất trữ: Tiền đại diện cho giá trị, cho của cải nên khi tiền
xuất hiện, thay vì cất trữ hàng hóa, người dân có thể cất trữ bằng tiền
- Phương tiện thanh toán: Khi thực hiện chức năng này, tiền được dùng để
trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa Chức năng này gắn liền với chế độ tín dụng thương mại, tức mua bán thông qua chế độ tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt mà chỉ dùng tiền trên sổ sách kế toán, tiền trong tài khoản, tiền ngân hàng, tiền điện tử
- Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc
gia, tiền làm chưc năng tiền tệ thế giới Để thực hiện chức năng này, tiền phải
có giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế
B PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP ĐÔNG Á
I SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
Trang 111 Thông tin cơ bản của Công ty
Tên Công ty (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á
Tên Công ty (tiếng Anh): Dong A Packaging Joint Stock Company
Tên Công ty viết tắt tiếng Anh: DOPACK
Năm thành lập Công ty: 1995
* Sản xuất giấy và bao bì các loại;
* In bao bì, tem nhãn và ấn phẩm các loại;
* Kinh doanh xuất nhập khẩu giấy và nguyên liệu giấy bao bì;
* Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Trụ sở chính: 18 Nguyễn Xiển, tổ 23, P.Vĩnh Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa
-Cơ sở 1: 18 Nguyễn Xiển, tổ 23, P.Vĩnh Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa -Cơ sở 2: Lô F1, F2, F3 và KT1 Khu Công nghiệp Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hòa
Email: dopacktc@khatoco.com ; Website: donga.khatoco.com
Số điện thoại : 0258.7306979 – 7304979 ; Fax: 0258.3727387
2 Lời giới thiệu
Được thành lập từ năm 1995, Công ty Cổ phần Đông Á – là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Khánh Việt (KHATOCO) – chuyên sản xuất và cung cấp các loại bao bì carton, hộp giấy, tem nhãn và các ấn phẩm với năng lực sản xuất bao bì carton và hộp giấy trên 35.000 tấn/năm
Trang 12Với phương châm kinh doanh “Chất lượng – Giá cả – Phương cách
phục vụ” Công ty CP Đông Á (DOPACK) luôn mang đến cho khách hàng
sự hài lòng về chất lượng sản phẩm và hơn thế nữa với phương cách phục vụ tận tình, chu đáo và uy tín Sản phẩm của DOPACK đã có mặt trên thị trường toàn quốc với nhiều chủng loại bao bì carton 3-5-7 lớp, carton chống thấm, cán màng OPP; hộp giấy, bế nổi, ép kim, tem nhãn và các ấn phẩm được sản xuất bằng công nghệ in Process, Flexo, Offset hiện đại, chất lượng cao, cùng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, am hiểu về kỹ thuật với dịch vụ tư vấn, thiết
kế miến phí nhằm tạo ra các mẫu bao bì bền đẹp, sử dụng hiệu quả cho khách hàng
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2008, sản phẩm của DOPACK luôn đạt chất lượng cao với qui trình kiểm soát chặt chẽ từ chất lượng nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra và các dịch
vụ sau bán hàng, đáp ứng được mọi nhu cầu trong nước và xuất khẩu Dopackđược khách hàng đánh giá là nhà cung cấp bao bì uy tín, chuyên nghiệp và chất lượng; được Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam phối hợp tổ chức bình chọn là một trong Top những doanh nghiệp đạt
“Nhãn hiệu nổi tiếng, cạnh tranh Việt Nam 2015” Được Tổ chức Liên kết Thương mại toàn cầu Global GTA (UK) – Viện nghiên cứu Kinh tế và đơn vị giám sát chất lượng Quốc tế Interconformity – Cộng hòa Liên bang Đức đánhgiá quốc tế độc lập Chứng nhận sản phẩm an toàn chất lượng CCI-2018
DOPACK liên tục đổi mới thiết bị công nghệ, phát huy cải tiến kỹ thuật vàđầu tư mở rộng sản xuất với cam kết luôn mang đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhiều hơn sự mong đợi Định hướng trong tương lai sẽ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi
trường
Trải qua gần 23 năm xây dựng và phát triển, DOPACK đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua của UBND Tỉnh, Bộ, Ban Ngành và Thủ tướng Chính phủ; năm2003, 2009 và 2015 lần lượt được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động cao quý hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực của tập thể, CB-CNLĐ Công ty trong sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động vì cộng đồng, đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của tỉnh nhà và của cả nước
3 Cơ cấu tổ chức
Trang 13
Nhìn vào sơ đồ phân chia cơ cấu tổ chức có thể thấy được sự phát triển
nhanh chóng của công ti là hoàn toàn có cơ sở, chính bởi vì họ đã biết phân
chia các phòng ban hợp lý, khoa học, mỗi phòng lại có một chức năng,
chuyên môn riêng Điều đó giúp cho mỗi bộ phận sẽ phát huy được tối ưu
trình độ chuyên môn của mình, làm tăng tính chuyên nghiệp của công ti
Đặc biệt, công ty đã có bộ phận marketing riêng - một bộ phận mà không
phải công ti nào cũng có Việc lập ra bộ phận marketing giúp cho việc quảng
bá sản phẩm của công ti đến khách hàng thêm dễ dàng, thu hút được nhiều
khách hàng tiềm năng và đã phần nào chứng tỏ được sự phát triển lớn mạnh
của công ti
II PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á
1 Phân tích quy mô tài sản
Nhằm đạt được mục tiêu mong muốn, mỗi doanh nghiệp đều phải chuẩn bị
cho mình một tiềm lực vững chắc Tiềm lực ấy chính là tài sản và nguồn vốn
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
XƯỞN
G SẢN XUẤT
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
PHÒNG VẬT TƯ
TỔ LÁI
XE
Trang 14mà doanh nghiệp đang sử hữu Vì vậy muốn làm được điều này doanh nghiệp cần phải thường xuyên xem xét, phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn cũng nhưmối quan hệ giữa tình hình sử dụng vốn từ đó mới có thể tìm ra phương pháp phân bố, sử dụng hợp lý nguồn lực để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích quy mô tài sản
Tài sản của doanh nghiệp là của cải vật chất được sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng tùy vào từng mục tiêu người ta
có thể phân loại theo nhiều cách Tuy nhiên trong phân tích tài chính, tài sản
được chia thành hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Dựa theo cách
phân chia này chúng ta có thể dễ dàng nhìn nhận, xem xét các kết quả số liệu tài sản của doanh nghiệp qua các năm để đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt hay dư thừa trong hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1 Tài sản ngắn hạn
- Đây là tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi chuyển đổi sangtiền mặt trong kỳ kinh doanh
Bảng 1.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Đông Á
Từ bảng số liệu trên ta có những nhận xét chi tiết về các chỉ tiêu như sau:
a) Tiền và các khoản tương đương tiền
+ Năm 2016: tiền và các khoản tương đương tiền có trị giá 28,911 tỉ đồng tương đương với 30,8%
Trang 15+ Năm 2017/2016: trị giá của khoản mục này năm 2017 là 12,79 tỉ đồng tương đương với 17,12% Trị giá đã giảm đáng kể giảm khoảng 16,12 tỉ đồng tương đương 13,06% Số liệu này giảm vì doanh nghiệp đã không xây dựng chiến lược nào để tăng năng suất và đã quyết định dự trữ bớt đi.
+ Năm 2017/2018: Trị giá năm 2018 là 14,085 tỉ đồng tăng 1,294 tỉ đồng nhưng tỉ trọng lại giảm 0,66% Như vậy tuy doanh nghiệp đã bắt đầu củng cố các chính sách nhưng vẫn đang cắt giảm khoản mục này
=> Tiền và các khoản tương đương tiền biến động khá lớn qua các năm
b) Các khoản phải thu ngắn hạn
- Khoản phải thu ngắn hạn của công ty bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán,… khoản phải thu ngắn hạn 2016 là 52,738 tỉ đồng xấp
xỉ 55,01% nhưng lại giảm vào năm 2017 là 6,932 tỉ đồng xấp xỉ 6,26% rồi lại tăng 11,59 tỉ đồng xấp xỉ 5,82% vào năm 2018
- Nguyên nhân của sự tăng trưởng: công ty đã nới lỏng chính sách tín dụngvới khách hàng, cụ thể khách hàng sẽ được mua trả chậm trong 45 ngày, nếu thanh toán trong 10 ngày được hưởng chiết khấu 5% giá trị hàng hóa Do đó khoản mục phải thu ngắn hạn tăng kéo theo tài sản ngắn hạn tăng Tuy nhiên việc khoản phải thu khách hàng tăng từ năm 2017- 2018 là từ 39,475 tỉ đến 51,054 tỉ đồng, nghĩa là tăng 11,579 tỉ đồng, đồng nghĩa với việc rủi ro trong công tác thu hồi các khoản nợ xấu cũng lớn hơn
Bên cạnh đó, khoản phải thu ngắn hạn năm 2018 tăng do nguồn công ty trảtrước cho người bán tăng rất lớn: tới 9,204 tỉ đồng
c) Hàng tồn kho
- Năm 2017, hàng tồn kho đạt 15,346 tỉ đồng, Đây là con số khá lớn bởi tính đặc thù trong loại hình hoạt động của công ty (sản xuất và kinh doanh) và
so với năm 2016 hàng tồn kho tăng 2,221 tỉ đồng (xấp xỉ 6,83%)
- Đến năm 2018 khoản mục có giá trị 13,699 tỉ đồng (xấp xỉ 16%), giảm 1,647 tỉ đồng (xấp xỉ 4,52%) Giá trị giảm do nhu cầu tiêu thụ đi xuống, ban quản trị đã quyết định cắt giảm số lượng lưu trữ để đề phòng công ty không bị
ứ đọng hàng hoá, không gây ra rủi ro tiêu thụ cũng như không khiến tài sản cónguy cơ thiệt hại
d) Tài sản ngắn hạn khác
Ta có bảng sau :
Trang 16Bảng 1.2: quy mô tài sản ngắn hạn khác:
- Các chi phí trả trước ngắn hạn, thuế và các khoản thu nông nghiệp đều tăng qua các năm
1.2 Tài sản dài hạn
- Là những tài sản có thời gian sử dụng luân chuyển, thu hồi dài có giá trị lớn (từ 30 tỉ trở lên)
Bảng1.3: Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty Đông Á 2016-2018
Các khoản phải thu dài
Trang 17Đơn vị:( tỉ đồng)
Từ số liệu ta có biểu đồ tổng tài sản dài hạn của công ty Đông Á :
Khác với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của công ty cổ phần đông Á có
xu hướng phát triển mạnh mẽ, số liệu tăng khá nhiều so với những năm trước đó
Từ đó chúng ta phân tích chi tiết các khoản mục của tài sản dài hạn
a) Các khoản phải thu dài hạn
- Các khoản phải thu dài hạn chỉ xuất hiện trong bảng cơ cấu khi đến năm
2018, nhưng chiếm một phần không quản nhỏ trong tổng tài sản dài hạn
b) Tài sản cố định
- Trong nguồn tài sản dài hạn của công ty 2016-2018, ta có thể tài sản cố định chiếm gần như toàn bộ tỉ trọng Năm 2016, tài sản cố định là 60,153 tỉ đồng xấp xỉ 99,49% Cho đến năm 2017, trị giá của tài sản cố định tăng lên dường như gấp đôi là 120,548 tỉ đồng nhưng phần trăm lại giảm còn 98,88% Tương tự đến năm 2018, trị giá tiếp tục tăng lên 2,533 tỉ đồng và phần trăm vẫn tiếp tục giảm 1,58%
- Nguyên nhân: Vì trong hai năm này, công ty đầu tư máy móc, trang thiết
bị mới nên tài sản cố định có % giảm vì công ty trích khấu hao cho những loạitài sản khác nhiều hơn
c) Tài sản dở dang dài hạn
- Đây là tài sản đang mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa
dở dang hoặc đang hoàn thành, chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng
Trang 18- Tuy là loại tài sản có số liệu, trị giá và chiếm tỉ trọng khá ít nhưng vẫn vôcùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trị giá giảm qua các năm, thấp nhất là năm 2017
d) Tài sản dài hạn khác
- Tài sản dài hạn khác chiếm tỉ trọng tuy khá thấp nhưng giá trị này đều không có tác dụng quá nhiều tới tài sản dài hạn nên nó cũng không phải là nguyên nhân tác động lớn tới tài sản dài hạn
- Khoản mục này có giá trị tỷ trọng năm 2016 là 0,169 tỉ đồng xấp xỉ 0,28%, năm 2017 tăng 1,2 tỉ đồng xấp xỉ 0,84%, năm 2018 tăng mạnh 1,899 tỉđồng xấp xỉ 1,46%
1.3 Tổng tài sản của doanh nghiệp
Từ hai bảng số liệu về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty cổ phần Đông Á ta có bản số liệu về tổng tài sản của doanh nghiệp như sau:
Bảng 1.4: cơ cấu tổng tài sản của công ty cổ phần Đông Á:
Trang 192 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định Trong quá trình phát triển của mình các doanh nghiệp cần có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đó Tuy nhiên công ty phảiđảm bảo mối quan hệ cân đối giữa vốn chủ sở hữu với khoản nợ mà mình phải trả, nếu doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh vượt quá khả năng cho phép, huy động vốn nhiều, lãi suất phải trả cao sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán, xuất hiện nguy cơ phá sản
2.1 Đánh giá khảo sát nguồn vốn
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trang 20Bảng 2.1: Phân tích tình hình nguồn vốn giai đoạn 2016-2018:
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
Nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là nợ phải trả và
nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhiều hơn nguồn
vốn chủ sở hữu Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm Nguồn vốn của công ty tăng một lượng từ 156,247 tỉ đồng (năm2016) lên tới 196,681 tỉ đồng ( năm 2017), tức là tăng 40,434 tỉ đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 25,878% tổng nguồn vốn Đến năm 2018, tổng nguồn vốn là212,062 tỉ đồng, tăng 15,381% tỉ đồng so với năm 2017, với mức tăng tương ứng 7,820% Tổng nguồn vốn tăng qua từng năm chứng tỏ công ty đã làm tốt công tác huy động vốn, đảm bảo cho quá trình hoạt động
Bảng 2.2: cơ cấu nguồn vốn của công ty
Từ 2.2 ta thấy tỉ lệ phân chia giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có phần chênh lệch nhưng không nhiều, trong đó nợ phải trả luôn chiếm tì trọng lớn hơn
- Nợ phải trả