B. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2018 I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2018 1. Phân tích quy mô tài sản của công ty
3. Phân tích doanh thu của công ty
3.1. Tổng doanh thu
Tổng doanh thu hình thành từ 3 nguồn: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính (doanh thu hoạt động tài chính) và thu nhập khác. Dưới đây là bản thống kê và biểu đồ biểu diễn tình hình tổng doanh thu của công ty trong 3 năm: 2016, 2017, 2018.
Bảng 3.1: Tình hình doanh thu giai đoạn 2016- 2018:
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trị giá % Trị giá % % Trị giá
Doanh thu thuần BH và CCDV
303,401 99,54 325023 99,8 340,497 99,96 Doanh thu hoạt
động tài chính
0,830 0,27 0,304 0,09 0,071 0,03
Thu nhập khác 0,571 0,19 0,319 0,11 0,052 0,01
Tổng doanh thu 304,802 100 325,646 100 340,626 100
năm 2016 năm 2017 năm 2018 280000
290000 300000 310000 320000 330000 340000 350000
304802
325646
340626
Biều đồ tổng doanh thu công ty cổ phần Đông Á giai đoạn 2016-2018
Tổng doanh thu(triệu đồng)
Qua bảng và biểu đồ ta có thẻ nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty tăng khá nhanh qua các năm trong giai đoạn 2016-2018. đặc biệt trong năm 2017 đạt mức tăng trưởng cao nhất. Nếu như trong năm 2016 tổng doanh thu đạt 304,802 tỉ động tức thì trong năm tiếp theo, năm 2017 đã lên tới 325,646 tỉ đồng tức là tăng thêm 20,844 tỉ đồng và đạt mức tăng trưởng 6,38%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2016-2018. Sang năm 2018, tổng doanh thu của công ty tăng khá mạnh nhưng có dấu hiệu chững lại sau năm 2017. Cụ thể đã đạt mức tổng doanh thu 340,626 tỉ đồng. So với 2017 đã tăng 14,980 tỉ đồng và đạt mức tăng trưởng 4,6%.
Như đã trình bày ở trên thì tổng doanh thu được hình thành từ 3 nguồn chính là doanh thu thuần bán, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi vào phân tích kết cấu của từng nguồn hình thành nên tổng doanh thu của công ty.
3.2. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Dựa vào bảng 3.1 ta có thể thấy được rằng: doanh thu thuần bán luôn chiếm từ 99% tổng doanh thu trở lên (thấp nhất là vào năm 2016, với 99,54%;
cao nhất là năm 2018 với 99,96%). Như vậy có thể chắc chắn rằng tổng doanh thu của công ty đa phần là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng góp. Điều này cho ta thấy sự tăng trưởng của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tác động mạnh đến sự tăng trưởng tổng doanh thu của công ty và ngược lại. Trong 3 năm qua, mức tăng trưởng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn ở mức cao, đạt mức trung bình 5,76% và cao nhất vào năm 2017 với 7,07%. Có thể nhìn vào bẳng dưới đây để hiểu rõ tại
sao lại có mức tăng trưởng khá tốt như vậy.
Bảng 3.2: phân tích doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trị giá % Trị giá % Trị giá %
Doanh thu bán thành phẩm
294,08 4
96,94 315,212 97,03 330,45 7
97,17 Doanh thu bán
hàng hóa, nhiên liệu
9,316 3,07 9,811 2,95 10,039 2,95
Các khoản trừ doanh thu
0,031 -0,01 0,194 -0,12 0,403 -0,12
Tổng 303,36
9
100 324,829 100 340,09 4
100
Thông qua những tính toán sơ bộ ở bảng 3.1 và 3.2 ta có thể thấy rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng mạnh qua các năm, nguồn doanh thu chủ yếu đến từ doanh thu bán thành phẩm( chiếm đến hơn 95%).
Cụ thể: doanh thu bán thành phẩm năm 2016 là 294,084 tỉ đồng, chiếm 96,94% trên tổng DTTBH và CCDV. Đến năm 2017, con số này tiếp tục tăng lên 315,212 tỉ đồng, năm 2018 là 330,457 tỉ đồng. Cùng với đó là tỉ trọng cũng tăng dần theo năm. Điều đó chứng tỏ công ti đã ưu tiên đẩy mạnh việc bán thành phẩm hơn là bán hàng hóa, nhiên liệu. Đó là điều dễ hiểu vì tính chất của công ti là sản xuất hàng hóa, nên tỉ lệ bán thành phẩm sẽ chiếm đa phần.
Các khoản trừ doanh thu bán hàng luôn nằm ở mức thấp. Như ta được biết thì khoản trừ doanh thu bù đắp cho chiết khấu, giảm giá bán, hàng bị trả lại do lỗi… Trong 3 năm các khoản trừ doanh thu luôn ở mức rất thấp chiếm trung bình -0.05% doanh thu. Cao nhất là năm 2018 với -0.12% và thấp nhất là năm 2016 với -0.01%. Làm được điều này cũng vì sản phẩm của công ty luôn chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn của bên hợp đồng tham gia mua bán. Nhưng với tình trạng các khoản trừ doanh thu đang có xu hướng tăng trong tỉ trọng từng năm (-0,01% -> -0,12%) trong 3 năm, tăng gấp 12 lần cũng là một tiếng chuông nhỏ cảnh báo quy trình sản xuất của công ty.
=> Như vậy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn tăng trưởng qua
các năm là do hoạt động kinh doanh của công ty luôn được duy trì ổn định và hoạt động hiệu quả. Cộng với sự hiệu quả của chiến lược quảng bá kênh phân phối rộng khắp, lượng tiêu thụ luôn tăng mạnh giúp công ty đạt được mức doanh thu này.
3.3. Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu nhập chiếm rất nhỏ trong tỉ trọng, cơ cấu doanh thu, tuy nhiên khá quan trọng bởi nó phản ánh kết quả kinh doanh tài chính của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty được hình thành từ 3 nguồn: tiền lãi gửi, lãi do chênh lệch tỉ giá, và doanh thu hoạt động tài chính khác. Dựa vào bảng 3.1, ta có thể thấy rằng doanh thu hoạt động tài chính chiếm 1 phần rất nhỏ, trung bình chỉ chiếm 0,13 % tổng doanh thu: cao nhất vào năm 2016 với 0,83 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 0,27% và có xu hướng giảm dần qua các năm tiếp theo. Cụ thể trong năm 2017 còn 0,034 tỉ đồng và năm 2018 là 0,077 tỉ đồng. Vì vậy mà 2 năm 2017 và 2018 mức tăng trưởng của doanh thu hoạt động tài chính luôn ở mức âm. Nhưng điều này gần như không có ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty. Nguyên nhân của việc này là do cả 3 nguồn thu của hoạt động tài chính là rất thấp. Vì công ty đang trong thời kỳ tập trung sản xuất, mở rộng kinh doanh nên nguồn thu cho hoạt động tài chính là không nhiều.
3.4. Doanh thu khác
Cũng giống như doanh thu từ hoạt động tài chính thì thu nhập khác của công ty chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu. Chưa vượt quá 1% trong tỉ trọng (cao nhất là năm 2016 với 0,571 tỉ và chiếm 0,19% tỉ trọng doanh thu) và có xu hướng giảm rất mạnh trong 2 năm tiếp theo. Trong năm 2016 có nguồn thu này cao hơn bình thường vì trong năm này công ty 1 thành viên Tân Hòa Hưng đã vi phạm hợp đồng thương mại với công ty Đông Á và bị phạt 300 tỉ đồng. Ngoài việc nguồn thu vi phạm hợp đồng, công ty cũng có 1 số tài sản cố định cần thanh lý như các máy móc cũ nhưng chưa nhiều nên nguồn thu này chưa nhiều.
4. Phân tích tình hình chi phí
- Chi phí kinh doanh là toàn bộ những hao phí về lao động phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doang của doanh nghiệp. Tổng chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (CPBH - QLDN), chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.
Trong ba năm từ 2016-2018, tình hình chi phí của công ty cũng có một số biến động nhất định, cụ thể ở bảng sau: