1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài vận dụng lý luận lãnh đạo nghiên cứu tìnhhuống lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Lý Luận Lãnh Đạo Nghiên Cứu Tình Huống Lãnh Đạo, Quản Lý Tại Doanh Nghiệp
Tác giả Phan Huỳnh Như
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Văn Tuyên
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tiền Giang
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Tuy nhiên, lãnh đạo không có nghĩa là bạn luôn luônchỉ áp dụng một phong cách lãnh đạo với mọi nhân viên khác nhau, mà cần lựa chọn phongcách lãnh đạo phù hợp với trình độ của mỗi nhân v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN:

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 1

ĐỀ TÀI:

VẬN DỤNG LÝ LUẬN LÃNH ĐẠO NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TẠI DOANH NGHIỆP

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

Tiền Giang - 2023

Trang 2

LỜI NHẬN XÉT

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……….

………

………

………

………

………

………

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Thầy giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn VănTuyên, thầy đã tận tình hướng dẫn và chia sẻ cách thức giúp em hoàn thành môn Nghiên cứutình huống 1 đạt chất lượng

Em xin cam đoan tiểu luận về đề tài “VẬN DỤNG LÝ LUẬN LÃNH ĐẠO NGHIÊNCỨU TÌNH HUỐNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TẠI DOANH NGHIỆP” là kết quả nghiêncứu của em trong thời gian qua Tiểu luận theo yêu cầu của Thầy giảng viên hướng dẫn hoànthành 3 chương/bố cục 3 phần là quá trình tổng hợp, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, quy trìnhnghiên cứu đề tài trên cơ sở có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thứcnào Do mới tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học nên quá trình nghiên cứu sẽkhông tránh khỏi các thiếu sót cần khắc phục, em rất cần sự quan tâm, đóng góp của Thầy để

em có thể hoàn thành tốt một luận văn tốt nghiệp trong thời gian tới

Học viên thực hiện

PHAN HUỲNH NHƯ

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Kết cấu bài tiểu luận 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2

1.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo 2

1.1.1 Khái niệm lãnh đạo 2

1.1.2 Khái niệm phong cách lãnh đạo 3

1.2 Các mô hình phong cách lãnh đạo 3

1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 3

1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 4

1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do 5

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo 6

1.4 Lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp 6

CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG ĐẶT RA TRONG THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 9 2.1 Tình huống 1 9

2.2 Tình huống 2 9

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG VÀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 11

3.1 Tình huống 1 11

3.1.1 Phân tích tình huống 11

3.1.3 Giải quyết tình huống 12

3.1.4 Kết luận tình huống 16

3.2 Tình huống 2 16

3.2.1 Phân tích tình huống 16

3.2.2 Giải quyết tình huống 17

3.2.4 Kết luận tình huống 19

PHẦN KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng cần thiết để bạn có thể quản lý đội

nhóm tốt và thăng tiến trong công việc Tuy nhiên, lãnh đạo không có nghĩa là bạn luôn luônchỉ áp dụng một phong cách lãnh đạo với mọi nhân viên khác nhau, mà cần lựa chọn phongcách lãnh đạo phù hợp với trình độ của mỗi nhân viên

Không ít người thất bại trong việc quản lý đội nhóm vì không nhận thức được điều này,

họ đặt ra yêu cầu quá cao đối với nhân viên mới hoặc cho các nhân viên giỏi quá ít khônggian để chủ động và sáng tạo trong công việc Điều đó khiến cho các nhân viên cấp dưới thiếutin tưởng người đứng đầu, hoặc vẫn phục tùng nhưng không cảm thấy thoải mái để phát huyhết năng lực Chính vì vậy, nếu mong muốn khai thác nhiều nhất nguồn lực con người của độinhóm hay công ty (tức là tài năng, trí tuệ, sự nhiệt tình… của người lao động) thì nhà lãnh đạocần phải hiểu rõ về các phong cách lãnh đạo khác nhau và cách thức để áp dụng chúng trongthực tiễn quản lý nhân viên hay đội nhóm

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trình bày những lý luận cơ bản về phong cách lãnh đạo

Trên cơ sở những lý luận cơ bản, phân tích và làm rõ các tình huống trong lãnh đạo,quản lý, đưa ra phong cách lãnh đạo phù hợp

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận kết hợp các phương pháp chủ yếu: phương pháp trừu tượng hóa khoa học,phương pháp thu thập tài liệu; phân tích, so sánh và tổng hợp; kết hợp phương pháp lịch sử vàphương pháp logic trong quá trình thực hiện đề tài

4 Kết cấu bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáothực tập gồm ba chương chính:

Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO1.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo

1.1.1 Khái niệm lãnh đạo

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm,nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định Lãnh đạo là khả năng lôicuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công việc bằng cáchquan tâm cả hai

Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thànhnhững mục tiêu mong muốn Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắmđến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu mong muốn

Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức Lãnh đạochính thức là người lãnh đạo có thực quyền Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnh đạođồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức nănghành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định Người lãnh đạo khôngchính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôicuốn người khác Tuy họ không có quyền hạn chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ

có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện Những người lãnh đạo tự nhiên nàythường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thựchiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội

1.1.2 Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo thường dùng

để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo

Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của nhàlãnh đạo Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗlực ảnh huởng tới họat động của những người khác

Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưngcủa họat động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ

1.2 Các mô hình phong cách lãnh đạo

1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Trang 7

35

ĐÈ CƯƠNG NHÓM Coconut VẤN NẠN…

Led hiển thị 100% (2)

10

Trang 8

Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền,phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phong cáchlãnh đạo cương quyết Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân viên nhận lệnh và thihành mệnh lệnh Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay của mình.

Lãnh đạo độc đoán là sự áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám thị chặt chẽ Quảntrị viên độc đoán thường lấy mình làm thước đo giá trị Họ không quan tâm đến ý kiến củangười khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức và kinh nghiệmcủa chính mình Hình thức này thường phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc khi tổ chức đangtrong tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạn sinh hoạt chung,vv… Nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ chức lỏng lẻo cần sửa đổi

Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xác những gì họmuốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay chỉ dẫn nào

được nhà lãnh đạo sử dụng thành công trong một tập thể mới thành lập,chưa thiết lập được nguyên tắc hoạt động… hoặc trong các tập thể đang mất phương hướnghoạt động, không khí trong tổ chức là gây hấn…

sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào vai trò cá nhân của nhà quản trị.Nếu nhà quản trị giỏi sẽ mang lại nhiều thành công cho tổ chức

trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đoán chuyên quyền của lãnh đạo đôikhi mang lại những hiệu quả bất ngờ

người lãnh đạo không quan tâm đến suy nghĩ cũng như ý kiến của nhânviên nên không tận dụng được sự sáng tạo của nhân viên dưới quyền

quyết định của người lãnh đạo chuyên quyền thường ít được cấp dưới chấpnhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới

với phong cách này, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc cao hơnkhi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo

không khí trong tổ chức phụ thuộc vào định hướng cá nhân

Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tảnhững gì cần phải làm và phải làm như thế nào Phong cách quản lí này cũng thích hợp trongtrường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kĩ năng cần thiết để

20 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM…

an ninh

160

Trang 9

hoàn thành công việc Cần độc đoán với những người ưa chống đối, những người không cótính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo.

1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Là kiểu phong cách được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lựccủa mình, tham khảo ý kiến cấp dưới, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp dưới trước khi ra cácquyết định

Quản trị viên theo đường lối lãnh đạo dân chủ là người biết tạo ra những cuộc thảoluận giữa đội ngũ để tìm một quyết định chung Một khi đã quyết định dù là ý kiến của bất cứthành viên nào trong đội ngũ, công tác sẽ được thực hiện theo quyết định đó Lối lãnh đạo nàyđem lại sự nhất trí trong tổ chức và giúp cộng tác viên hay nhân viên nắm quyền chủ độngtrong việc thi hành công tác Nhân viên trong các tổ chức với lối lãnh đạo này thường có cơhội phát huy sáng kiến cao Do đó, tinh thần làm việc cũng cao và đạt hiệu năng

nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên của mình được phát huy sángkiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, tạo cho cấp dưới sự chủ động cầnthiết

với phong cách này, nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trongquá trình quản lí, nhân viên thích lãnh đạo hơn, năng suất làm việc cao kể cả khi không cómặt lãnh đạo, không khí làm việc trong nhóm cởi mở hơn

hơn nữa, các quyết định của nhà lãnh đạo được cấp dưới ủng hộ và làm theo

nếu thiếu tính sắc sảo và kỹ năng phân tích, nhà lãnh đạo sẽ không thể rađược quyết định đúng đắn

hơn nữa, nếu thiếu tính quyết đoán, nhà lãnh đạo có thể trở thành người theođuôi cấp dưới

quyết định chậm sẽ bỏ lỡ mất cơ hội

trong một tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khảnăng tự quản, tự giác cao

đối với những người có tinh thần tập thể, lối sống tập thể, có tinh thần hợptác

1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

Trang 10

Phong cách lãnh đạo tự do là kiểu phong cách mà nhà lãnh đạo rất ít khi sử dụng quyềnlực, cho cấp dưới được tự do Nhà lãnh đạo tạo điều kiện và giúp đỡ nhân viên bằng cáchcung cấp thông tin cho họ Ở phong cách này, nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên ra quyếtđịnh, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.

mỗi thành viên trong nhóm đều có thể trở thành chủ thể cung cấp những ýtuởng, ý kiến giải quyết, những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra

các nhân viên có thể tham gia vào các dự án của tổ chức nên tính sáng tạođược phát huy tối đa

phong cách này tạo cho nhân viên sự thỏai mái, tự do, không bị gò bó nênhiệu quả làm việc cao hơn

Đôi khi tự do quá mức, mỗi người một ý kiến, dẫn đến không thống nhất được ý kiếnchung, và có thể dẫn đến mục tiêu chung không được hoàn thành Người lãnh đạo có thể lơ làtrong công việc

Sử dụng phong cách lãnh đạo ủy thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phântích tình huống, xác định những gì cần làm và làm như thế nào Nên dùng kiểu lãnh đạo tự dovới những người hơn tuổi, những người không thích giao thiệp hay có đầu óc cá nhân chủnghĩa

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo

Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu, nhược điểm riêng và việc lựa chọn phong cáchlãnh đạo phù hợp là rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo trong quản lí, điều hành công việc.Việc lựa chọn phong cách có thể phụ thuộc vào bản thân nhà lãnh đạo: tuổi tác, tínhcách, kinh nghiệm, trình độ, năng lực, trạng thái tâm lí, nghề nghiệp, vị trí công tác, đặc điểmngành nghề và mục tiêu của bản thân họ

Ngoài ra việc lựa chọn phong cách lãnh đạo còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động từbên ngoài: hoàn cảnh lãnh đạo, các tình huống quản trị, văn hóa quản lí của đối tượng, ; dựatrên mối quan hệ với nhân viên và giữa các nhân viên, mức độ sức ép công việc và năng lựclàm việc của nhân viên

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa tính cách cá nhân với môi trường

và được biểu hiện bằng công thức:

Trang 11

1.4 Lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp

Nghệ thuật lãnh đạo là sự uyển chuyển, biết sử dụng phương cách nào một cách đúnglúc và thích hợp nhất Việc chọn phong cách lãnh đạo nào là tùy thuộc:

- Cá nhân: Không ai giống ai, mỗi cá nhân có những đặc điểm riêng biệt

+ Cần phải độc tài với những loại người như: “Hay có thái độ chống đối, ngang bướng",những người không tự chủ (thiếu ý chí và nghị lực)

+ Cần phải dân chủ đối với những loại người như: "Có tinh thần hợp tác", những ngườithích lối sống tập thể

+ Nên để tự do hoạt động đối với những loại người: "Hay có đầu óc cá nhân, thích đượckhen và được chú ý, thích làm theo ý riêng của họ", những người không thích giao tiếp vì một

lý do tâm lý nào đó

- Tập thể: Đặc tính chung của những cá nhân trong nhóm ảnh hưởng đến phong cáchlãnh đạo được sử dụng Nhóm này khác với nhóm kia ở những điểm nào đó, hiểu được điểmkhác biệt thì sẽ chọn được phong cách phù hợp Việc chọn phong cách lãnh đạo phải dựa trên

cơ sở đánh giá nhóm viên của mình Khi hoàn cảnh thay đổi, con người có thể thay đổi cả thái

độ lẫn hành vi của mình Qua kinh nghiệm, các thành viên khi tham gia nhóm và làm việcchung với nhau thường hình thành một tính thống nhất trong hành vi và thái độ Tuy nhiên, cóthể vẫn tồn tại một vài cá nhân không đi theo đường lối của nhóm hoặc không đồng tình vớimột phương pháp lãnh đạo nào đó Để định hướng cho một phong cách lãnh đạo phù hợp,người lãnh đạo phải tìm hiểu những cá tính này kỹ lưỡng, bao gồm những điểm tương đồng

và những sự khác biệt trong hành vi, thái độ, biểu hiện tâm lý, tình cảm, cung cách làm việc

và sinh hoạt trong nhóm Sự hình thành và phát triển cá tính của một người mang dấu ấn rấtlớn của thời thơ ấu Tuy nhiên, quá trình phát triển cá tính của một nhóm không giống nhưquá trình phát triển cá tính của một cá nhân Trước khi quyết định phong cách lãnh đạo, ngườilãnh đạo phải cân nhắc các điểm sau đây:

+ Khả năng của nhóm có hiểu những mục tiêu mà nhóm đang thực hiện không?+ Tính hiệu quả của nhóm trong nổ lực hoàn thành những mục tiêu đó (năng lực, cơcấu, phối hợp trong công việc)

+ Sự hăng hái phục vụ cho những mục tiêu chung

+ Tính đồng nhất của nhóm: lứa tuổi, trình độ, sở thích, người giỏi, người kém

Trang 12

- Tình huống lãnh đạo: Nhóm thường trải qua những hoàn cảnh, tình huống khác nhau,lúc vui, lúc buồn, lúc căng thẳng Điều này đòi hỏi công tác lãnh đạo cũng phải có những thayđổi hợp lý và sẵn sàng đối phó với những tình huống có thể xảy ra

+ Tình huống bất trắc, khẩn trương: phong cách độc tài

+ Tình huống có bất đồng trong nhóm: phong cách dân chủ, nhưng cũng có khi độc tài.+ Tình huống có hoang mang, xáo trộn trong nhóm: phong cách dân chủ hoặc tự doViệc vận dụng phong cách theo tình huống cũng phụ thuộc một phần vào phong cách lãnh đạovới nhóm trước đó

- Cá tính của người lãnh đạo: Có khi cá tính của người lãnh đạo là nhân tố quyết địnhtrong việc lựa chọn phong cách lãnh đạo Nó là nguyên nhân vì sao chúng ta cảm thấy thíchphong cách lãnh đạo này hơn những phong cách khác Nói chung, mọi hành vi của chúng ta,

từ cách ăn nói đến cách đi đứng, đều bộc lộ cá tính của mình "Chúng ta thường sử dụngphong cách nào mình thích, nhưng nếu tình huống thay đổi, phải sử dụng phong cách thíchhợp nhất." Điều quan trọng là chúng ta phải kiểm tra lại cá tính của mình Người lãnh đạohiệu quả phải thật sự hiểu rõ về chính mình

Trang 13

CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG ĐẶT RA TRONG THỰC TIỄN LÃNH

ĐẠO, QUẢN LÝ2.1 Tình huống 1:

Báo cáo hoạt động trong 2 năm 2021-2022 của Doanh nghiệp Thành Phát, trực thuộcTổng công ty A, đang hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn luôn trong tình trạng thua

lỗ Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Tổng công ty A thường xuyên nhận được nhiều phản ánh củakhách hàng về chất lượng phục vụ nhân viên tại đây không được tốt, thiếu chuyên nghiệp,chất lượng dịch vụ yếu kém Chính vì thế mà vừa qua, ban Tổng giám đốc công ty đã tổ chứcnhiều chương trình và cuộc họp về tình hình của Doanh nghiệp Thành Phát để tìm ra cácnguyên nhân và giải pháp khắc phục và kết quả là thay đổi Giám đốc điều hành mới choDoanh nghiệp Thành Phát Ông Nguyễn Văn B được điều động thay thế giám đốc cũ để điềuhành Doanh nghiệp Thành Phát trong giai đoạn khó khăn với nhận xét ban đầu từ Ban Giámđốc Tổng công ty A về Doanh nghiệp Thành Phát như sau về nguyên nhân yếu kém:

- Khách quan: Tình hình khách quan khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng hoạtđộng kinh doanh nhà hàng, khách sạn hiện nay

- Chủ quan:

+ Năng lực điều hành của Giám đốc cũ của Doanh nghiệp Thành Phát: Kỹ năng giaotiếp kém; Thiếu sót trong kỹ năng lãnh đạo; Không chấp nhận thay đổi; Không đủ khả năngmang lại kết quả như kỳ vọng; Không có tầm nhìn xa

+ Nhân viên: không có tinh thần lao động tích cực Cộng với đó là việc một số nhân sự

có năng lực đã xin chuyển qua các công ty có lương và thu nhập cao hơn để làm cũng lànguyên nhân để kế hoạch của Doanh nghiệp Thành Phát khó thực hiện được

“Xử lý tình huống khi chuyên viên không có thái độ tích cực trong quá trình thực hiệncông vụ của công chức”

Với cương vị là một lãnh đạo, đôi lúc chúng ta phải đối mặt với hàng tá các lời xin lỗi

và xin gia hạn của chuyên viên, đặc biệt khi các công viê £c triển khai sắp đến hạn với các lý dođại lại như: “Tôi đã không có đủ thời gian,”, “Tôi đang có quá nhiều việc cần hoàn thành”, “Tôi chưa biết cách làm nó như thế nào”… Những lời thoái thác thường xuyên như vậy là dấuhiệu nhân viên đang giở chứng lười, thái độ không tích cực trong quá trình thực hiện công vụnhằm đạt được kết quả tốt nhất theo mục tiêu, yêu cầu quản lý của cơ quan, đơn vị

Trang 14

Nhận xét ban đầu: Chuyên viên được bố trí đúng chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo,bồi dưỡng Có khả năng đảm nhiệm vị công việc làm qua thời gian thử việc, tập sự Vị trí việclàm đó đã có một chuyên viên khác đảm trách nhưng chưa xuất hiện tình trạng tương tự Đơn

vị đang trong giai đoạn có nhiều công việc phải hoàn thành

Ngày đăng: 01/03/2024, 09:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w