1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Phân định các vùng biển trong Luật Quốc tế và thực tiễn phân định các vùng biển của Việt Nam và các nước trong khu vực

240 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

sở của minh trên tinh thần phù hợp với UNCLOS 1982 dé dam bảo chủ quyền và quyền chủ quyền của Nhật Bản trên các vùng biển nhưng cũng không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt không làm phức tạp

thêm các tranh chap biên giới, lãnh thô với các quôc gia trong khu vực

Bảng 1: Toạ độ các điểm cơ sở và chiều dài mỗi đoạn đường cơ sở trong hệ thống đường cơ sở thẳng của Nhật Ban

Toa độ các điểm cơ sở Chiều dài Toạ độ các điểm cơ sở Chiều dài

đoạn đường đoạn đường cơ

cơ sở (hải lý) Sở (hải lý)

(1) Đường nối từ điểm A tới điểm L (điểm cơ | (2) Đường nối từ điểm A tới điểm L (điểm cơ

(3) Đường nối từ điểm A tới điểm D (điểm cơ

(5) Đường nối từ điểm A tới điểm K va từ

điểm L tới điểm M (điểm cơ sở 35-45 và 46-47)

(6) Đường nối từ điểm A tới điểm E, từ điểm F

tới điểm G và từ điểm H tới điểm L (điểm cơ

Trang 2

(7) Đường nối từ điểm A tới điểm B, điểm C | (8) Đường nối từ điểm A tới điểm B, điểm Ctới điểm D và từ điểm E tới điểm F (điểm cơ | tới điểm D, điểm E tới điểm F, điểm G tới điểmsở 60-61, 62-63, 64-65) H và điểm I tới điểm K (điểm cơ sở 66-67,

(9) Đường nối từ điểm A tới điểm I, điểm J | (10) Đường nối từ điểm A tới điểm CC (điểm

tới điểm L, điểm M tới điểm N, điểm O tới | cơ sở 99-127)điêm P và từ điểm Q tới điểm V (diém cơ sở

Trang 3

(13) Đường nối từ điểm A tới điểm O và từ

điểm P tới điểm DD (điểm cơ sở 144-173)

(12) Đường nối từ điểm A tới điểm B, điểm C

tới điểm E, điểm F tới điểm L và điểm M tớiđiểm N (điểm cơ sở 130-131, 132-134,

Trang 4

(15) Đường nối từ điểm A tới điểm O (điểm | (14) Đường nối từ điểm A tới điểm F (điểm cơ

2 Đường cơ sở của Thụy Dién ”

Thụy Điển là một quốc gia ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan

ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat Với điện tích 449.964 km2, lãnh thé của Thụy Điển bao gồm lãnh thé đất liền và các đảo Hai đảo lớn thuộc về Thụy Điển là Gotiand (khoảng 3.000 km?) va Gland (khoảng 1.300 km?), ngoài

ra còn có khoảng 221.800 đảo.

Dựa trên địa hình bờ biển của mình, ngày 3/6/1966, Thụy Dién thông qua Luật số 374 về nội thuỷ và lãnh hải Theo Điều 4 của Luật này, đường cơ sở của Thụy Điển được xác định theo phương pháp đường cơ sở thắng nối liền những điểm nhô ra nhất của bờ biển ở ngắn nước thuỷ triều thấp nhất Tại một số điểm, đường cơ sở được xác định tới các đảo, bãi cạn nửa nổi nửa chìm nếu như khoảng cách từ bờ tới các đảo, bãi cạn nửa nổi nửa chim đó không vượt quá 4

hải ly.

Quy định của Điều 4 Luật số 374 về nội thuỷ và lãnh hải của Thụy Điển

được cụ thé hoá bởi Lệnh số 375 được ban hành cùng ngày Lệnh số 375 ngoài

việc xác định cu thê toa độ các điểm trong hệ thông đường cơ sở của Thụy Điện

7 United States Department of State, Limits in the Seas, No.47, Straight Baseline: Sweden.

attp://www.state gov/documents/organization/61527.pdf

Trang | 241

Trang 5

còn bổ sung thêm quy định đối với các cảng biển, theo đó đường cơ sở sẽ lược xác định tại điểm nhô ra nhất của các công trình cảng biển.

Hệ thống đường cơ sở của Thụy Điển được xác định qua 124 điểm cơ sở với tổng chiều dai khoảng 1.128 hai lý Chiều dài trung bình của mỗi đoạn đường cơ sở là 10 hải lý Chiều dài đoạn đường cơ sở ngắn nhất là 1 hải ý và

Đường cơ sở của Thụy Điển được xác định tương tự như các quốc gia trong khu vực như Phần Lan, Na Uy và cũng phù hợp với thực tiễn xác định đường cơ sở của các quốc gia Tây Âu Chiều dài mỗi đoạn đường cơ sở ngắn,

các điểm cơ sở không cách quá xa bờ biển Điều này làm cho đường cơ sở của

Thụy Điển đi theo xu hướng chung của bờ biển Đường cơ sở của Thụy Điển bao bọc gần hết đường bờ biển của quốc gia này trừ một số khu vực chưa được xác định như ở bờ biển phía nam Thụy Điền va bờ biển phía Tây đảo Gotland.

Trang 6

Ngoài một số ít điểm cần phải tiếp tục hoàn thiện (sự chưa khép kín của đường cơ sở), cách xác định đường cơ sở của Thụy Điển hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Giơnevơ 1958 và UNCLOS 1982, mặc dù vào thời điểm Thụy Dién ban hành các văn bản pháp luật xác định hệ thông đường cơ sở của mình, Thụy Điển chưa phải là thành viên Công ước

Giơnevơ 1958.

3 Đường cơ sé của Maldives !8

Maldives là quốc gia quần đảo gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ

Dương Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ và cách

khoảng 700 kilômét phía tây nam Sri Lanka 25 đảo san hô lớn của Maldives

bao vòng quanh một lãnh thé gồm 1.192 đảo nhỏ, khoảng hai trăm đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống.

Là quốc gia quần dao, Maldives ap dụng các quy định của UNCLOS 1982

để xác định đường cơ so quần đảo của mình Theo Đạo luật số 6/96: năm 1996

về các vùng biên của Maldives, đường cơ sở quần đảo của Maldives được xác định qua các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất trong nhóm đảo chính, bao

gồm 37 đoạn, đoạn ngắn nhất là 0,2 hải lý và đoạn đài nhất là 120,3 hải lý Các

điểm cơ sở này năm trên 13 trong tổng số 25 đảo lớn của Maldives Tổng diện tích vùng nước quần đảo của Maldives là 21.350 hải lý vuông: trong đó diện tích nước là 15.500 hải lý vuông, diện tích đất là 5.900 hải lý vuông Do đó, tỷ lệ giữa điện tích nước và điện tích đất là 2,63:1.

Về cơ bản, đường cơ sở quần đảo của Maldives phù hợp với quy định của UNCLOS 1982 Tuy nhiên, trong số 37 đoạn đường cơ sở của Maldives có tới ba đoạn chiều dài vượt quá 100 hải lý Điều này chưa thực sự phù hợp với khoản 2 Điều 47 UNCLOS 1982 Nếu áp dụng đúng, Maldives chỉ được phép có một đoạn đường cơ sở vượt quá 100 hải lý (3% tông số đoạn đường cơ sở vượt quá

100 hải lý).

18 United States Department of State, Limits in the Seas, No.126, Maritime Claims and Boundaries: Maldives.

http://www.state gov/documents/organization/57678.pdf

Trang | 243

Trang 7

Hình 3: Đường cơ sở quan đảo của Maldives

Fax] We > Uta Art

PN Nig () Í PA Natok Arlo OCEAN

Haredin Avalon { 3 Archipelagic Straight Baselines

me From: Maritime Zoncs of Maldives

ae \ Act No 696

| { f § June 27, 1996

1 /Foommn ~——-~ archipelagic straight baseline claim

Adx.Amiix (7 D 50kRometeE 0 5Ð n milesLư

78'E We Ie mE mE me T6 E Lá đ + TC: Eï us L Á L L Hài L L J 1 L

Nomes ond boundary repr tion ore notrr 6-0G STATE Ty

Bảng 2: Toa độ các điểm cơ sở trong hệ thong đường cơ sở quan đảo của

Trang 9

Như vậy, dựa trên các quy định của UNCLOS 1982 va dang địa hình bờbiên của mình, các quôc gia sẽ đưa ra các tuyên bô hoặc ban hành các văn bản

pháp luật quốc gia để xác định hệ thống đường cơ sở của quốc gia theo phương pháp đường cơ sở thông thường hoặc phương pháp đường co sở thang hoặc kết hợp cả hai phương pháp Thực tiễn các quốc gia cho thấy, phương pháp đường cơ sở thang là phương pháp được áp dụng phổ biển Phương pháp này cho phép

các quốc gia có bờ biên khúc khuỷu, lôi lõm hoặc có sự hiện diện của các hoàn

cảnh đặc biệt (chuỗi đảo, vịnh, cửa sông ) có thê xác định các vùng biến của

mình thuận lợi hơn Tuy nhiên, phương pháp này cũng yêu cầu các quốc gia phải tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982 để không mở rộng thái quá các vùng biển của quốc gia ảnh hưởng tới các quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế./.

Trang 10

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VIỆC XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ VÀ YÊU SÁCH VE VUNG BIEN CUA TRUNG QUOC

NCS.Ths Nguyễn Thị Hong Vến! & Ths Trần Thị Thu Thủy?

Trường Đại học Luật Hà Nội

Là một quốc gia lục địa có diện tích đất liền lớn thứ 3 trên thé giới, đường bờ biển dai gần 18.000km và được bao quanh bởi các bến cảng và hệ thống khoảng 5.000 đảo lớn nhỏ trên các vùng biên, khai thác và phát triển kinh tế

biển đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thịnh vượng chung

của nền kinh tế Trung Quốc Dé thiết lập giới hạn các vùng biển cũng như tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên các vùng bién, từ rất sớm, Chính Phủ Trung Quốc đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến việc xác định đường cơ sở và các vùng biển như:

- Tuyên bố về Lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1958 (sau day gọi tắt là Tuyên bố về lãnh hai năm 1958) Tuyên bố này được

thông qua vào ngày 04/9/1958 tại Kỳ họp lần thứ 100 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, theo đó, Trung Quốc xác lập lãnh hải của mình rộng 12 hải ly chạy doc theo bờ biển lục địa, Đài Loan, quần dao Banh Hồ va

các đảo khác thuộc chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời cũng dua ra các quy định về quy chế pháp lý với vùng biển này.

- Luật về vùng Lãnh hải và Tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa nhân

dân Trung Hoa năm 1992° (thông qua ngày 25/02/1992 tại Hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa VII, có hiệu lực từ ngày 25/2/1992 - sau đây gọi tắt là Luật năm 1992) Trong Luật này, Trung

Quốc đã đưa ra những quy định về cách xác định chiều rộng lãnh hải, tiếp giáp

lãnh hải cũng như thẩm quyền của Trung Quốc tại hai vùng biển này.

! Phó trưởng Bộ môn Công pháp quốc tế, Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

? Giảng viên Bộ môn Công pháp quốc tế, Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Dai học Luật Hà Nội3 Xem http://www.china.org.cn/english/travel/229567.htm

* Xem: http://www.documentcloud.org/documents/1341822-declaration-of-the-government-of-the-prc-on.html> Xem: http://www.un.org/depts/los‘LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/CHN_1992 Law.pdf

Trang| 247

Trang 11

- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về đường cơ sở của Lãnh hải ngày 15/5/19965 (sau đây gọi tat là Tuyên bổ về đường cơ sở năm 1996), trong tuyên bỗ này, Chính Phủ Trung Quốc đã đưa ra hai hệ thống đường cơ sở là hệ thống đường cơ sở lục địa và hệ thông đường cơ sở quan đảo cho quần đảo Hoang Sa.

- Luật về vùng Đặc quyền kinh tế và Thêm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1998’ (thông qua ngày 26/6/1998 tại kỳ họp thứ 3 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 9, có hiệu lực kê từ ngày ban hành — sau đáy gọi tắt là Luật năm 1998) Trung Quốc đã đề cập đến cách xác định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và các quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong hai vùng biển này Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về đường cơ sở của quần đảo Diéu Ngư (Senkaku) ngày 10/9/2012Ê (sau đây gọi tắt là Tuyên bố về đường cơ sở của quan dao Diéu Ngư năm 2012), trong đó Trung Quốc đã xác định các điểm cơ Sở (có tọa độ cụ thể) trong hệ thống đường cơ sở bao quanh hai nhóm thực thê thuộc quần đảo Điều Ngư (Senkaku) đó là đảo Điều Ngư (Uotsuri Shima) và đá

Xích Vĩ (Taisho To).

I TUYEN BO CUA TRUNG QUOC VE HỆ THONG DUONG CƠ SỞ Hệ thống đường cơ sở của Trung Quốc đã được dé cập đến trong các văn bản pháp lý như: Luật về vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa năm 1992: Tuyên bố về lãnh hải của nước Cộng hòa mhân dân Trung Hoa năm 1958; Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân

Trung Hoa về đường cơ sở của quan đảo Diéu ngư (Senkaku) năm 2012 Cụ thê như sau:

Về phương pháp xác định đường cơ sở, Điều 3 Luật năm 1992 Trung Quốc xác định: “Đường cơ sở của lãnh hải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được xác định theo phương pháp đường cơ sở thẳng, bằng cách kết hợp

các điêm cơ sở với các đường thăng” Quan diém này một lân nữa được Trung

5 Xem: http://www.un.org/depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/CHN_1996 Declaratiom.pdfXem: http://www.un.org/depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/chn_1998_eez_act.pdf8 Xem: http://www.un.org/depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/mzn_s/mzn89ef.pdf

Trang| 248

Trang 12

Quốc tái khang định trong Tuyên bố về đường cơ sở năm 1996, đó là “đường co

sở là đường thang nối các điểm lân cận được liệt kê sau đây”.

Trên thực tế đường cơ sở (dù xác định theo phương pháp nào) thì đều nên phản ánh xu hướng chung của bờ biển của mỗi quốc gia (cả về độ đài và hướng đi)° Nếu nếu bờ biển của quốc gia là bằng phẳng và ít có sự xuất hiện của các điều kiện thiên nhiên đặc biệt thì đường cơ sở mà quốc gia có thể sử dụng sẽ là

đường cơ sở thông thường!° Ngược lại, nếu một đường cơ sở được vẽ chạy dọc theo một bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm hoặc có một chuỗi đảo đọc ven bờ thì

đường cơ sở này thường sẽ là đường cơ sở thẳng với nhiều đoạn cơ sở có chiều

đài ngắn và vừa, một số rất ít là những đoạn cơ sở dai!! Mặc dù cả Công ước

Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải và UNCLOS 1982 đều không đặt ra giới han cụ thể về chiều dài của các đoạn đường cơ sở thang, tuy

nhiên, một số phân tích đã đề nghị giới hạn này nên dao động trong khoảng từ 24 đến 48 hải lý để nhằm đảm bảo các đoạn đường cơ sở phản ánh chính xác khu vực bờ biển đó, đồng thời vùng nước phía bên trong đường cơ sở (nội thủy)

có đủ sự găn kết chặt chẽ với đất liền!? Điều này có nghĩa là, việc một quốc gia ra tuyên bố về việc lựa chọn phương pháp xác định đường cơ sở là đường thăng

hay thông thường là quyền của các quốc gia, tuy nhiên việc xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của các tuyến đường cơ sở phải căn cứ vào quy định

cụ thê của pháp luật quốc tế, các tập quán và tiền lệ quốc tế mà Trung Quốc

cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

Ngày 15/5/1996, Trung Quốc tiếp tục ban hành Tuyén bố của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về đường cơ sở của lãnh hải, trong đó đưa

ra hai hệ thống đường cơ sở cho mình đó là hệ thống đường cơ sở lục địa và hệ thống đường cơ sở thắng bao quanh quần đảo Hoàng Sa.

* Xem thêm Điều 7 UNCLOS 1982!9 Xem thêm Điều 5 UNCLOS 1982

!! Xem thêm: Daniel J.Dzurek, The People’s Republic of China Straight Baseline Claim, IBRU Boundary and

Security Bulletin Summer 1996, p.82.

12 Xem thêm các phân tích về chiều dai của các đoạn đường cơ sở tại: United States Department of State, Bureau

of Oceans and International Environmental and Scientific Affairs, Limits in the Seas, No.106: DevelopingStandard Guidelines for Evaluating Straight Baselines, p.13.

Trang| 249

Trang 13

Hệ thong đường cơ sở lục dia của Trung Quốc bao gồm 48 đoạn thăng nối

49 điểm cơ sở và có tổng chiều dài là 1734,7 hải lý (~ 3225,8km) Các phân đoạn có chiều dai từ 0,1 hai lý (~ 0,1852km) (đoạn nỗi điểm 45 — 46 trên đảo

Hải Nam) đến 121,7 hải lý (~ 225,4km) (đoạn nối điểm 8 — 9 ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc của Trung Quốc) Chiều dai trung bình của mỗi đoạn lên đến

67,2km, đài hơn rất nhiều so với chiều đài trung bình là 44,4km (~ 24 hải lý).

Về cơ bản, đường bờ biển Trung Quốc từ bán đảo Sơn Đông (điểm 1) đến khu vực Thượng Hải (điểm 11) tương đối bằng phẳng.

13 Nguồn: United States Department of State, Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific

Affairs, Limits in the Seas, No.117: Straight Baseline Claim: China

Trang| 250

Trang 14

ch đài của đoạn đường cơ sở Số các đoạn

| (phan trăm trên tổng số đoạn)

- Thấp hơn 24 hai lý ~~ | 23 đoạn (chiêm 48%)

Từ 24.1 hải lý đến 48 hải lý 9 đoạn (chiêm 19%) Từ 48.1 hải lý dén 100 hải lý 13 đoạn (chiếm 27%) Lớn hon 100 hải lý! 3 đoạn (chiêm 6%)

Bảng 1: Thong kê chiều dài các đoạn đường cơ sở trong hệ thông đường cơ sở lục địa của Trung Quốc theo Tuyên bỗ năm 199615

Đoạn bờ biển được dùng dé vạch đường cơ sở từ điểm số 12 đến điểm số 18 có một chuỗi đảo gần bờ có thé đáp ứng yêu cầu theo khoản 1 Điều 7 của UNCLOS 1982 về chuỗi đảo gần bờ Các đoạn đường cơ sở nối liền các điểm từ

18 đến 24 nằm dọc theo rìa phía tây của eo biển Đài Loan, bờ biển trong khu

vực này được mô tả là bị khoét sâu, lồi lõm và được bao quanh bởi một chuỗi

đảo, đáp ứng được gần như toàn bộ những điều kiện để xác định đường cơ sở

theo quy định của UNCLOS 1982'5 Các đoạn đường cơ sở từ điểm 43 (nam

trên mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam) đến điểm 49 (nằm trên mũi Tuấn Bích, đảo

Hải Nam) được Trung Quốc xác định ở khu vực Vịnh Bắc Bộ về cơ bản là phù hợp.

Hình 2: Bản đồ đường cơ sở lục dia của Trung Quốc

! Nguồn: United States Department of State, Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific

Affairs, Limits in the Seas, No.117: Straight Baseline Claim: China, p.4.

'5 Nguồn: United States Department of State, Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific

Affairs, Limits in the Seas, No.117: Straight Baseline Claim: China, p.4.

'6 Xem thêm: Bùi Thanh Công, Luận van thạc sỹ luật học, Pháp luật Trung Quốc về biển đảo, nhìn từ góc độ

pháp luật quốc tế, Hà Nội, 2014, p.34.

Trang| 251

Trang 15

Tuy nhiên, bên cạnh những đoạn cơ sở được xác định tương đối hợp 'ý thì hệ thống đường cơ sở lục địa của Trung Quốc cũng còn những điểm hạn ché, chưa đáp ứng được các điều kiện theo quy định của UNCLOS 1982.

Đâu tiên, đa phần các khu vực bờ biển của Trung Quốc chưa đáp ứng được tiêu chí là đường bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm hoặc có chuỗi đảo chạy dọc ven bờ Cụ thể, đoạn đường cơ sở từ điểm 1 đến điểm 5 gần bán đảo Sơn Đông, bờ biển không bị khoét quá sâu và cũng không có các đảo tạo thành chuỗi: đảo chạy dọc theo đường bờ biển Giữa các điểm 2 và 3 có hai vùng lõm ở bờ biển có thé vẽ đường đóng cửa vịnh (theo tiêu chuẩn của UNCLOS 1982) cắt qua lối vào của mỗi vịnh nhỏ tương ứng và sẽ được hưởng chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải Trong khu vực đặc biệt này, lãnh hải được vẽ ra từ đoạn cơ sở nối điểm 2 — 3 đã tạo thành một khu vực biển có diện tích khoảng 20 hai lý vuông (~ 69km?), tuy nhiên, nếu căn cứ theo khuyến nghị của Ủy ban luật pháp quốc tế (ILC) và Hoa Kỳ thì khu vực này lẽ ra sẽ là biển cả, còn phần diện tích được tuyên bố

hưởng chế độ nội thủy thì lẽ ra phải là lãnh hải!”.

Ngoài ra, trong hệ thống đường cơ sở lục địa này, Trung Quốc đã xác định khá nhiều đoạn cơ sở có chiều dài lớn và chạy tương đối xa so với “xu hướng chung của đường bờ biển”, điều này dẫn đến việc biến một phan biển cả rộng lớn thành nội thủy, từ đó các vùng biển như lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thêm lục địa sẽ được mở rộng ra khá nhiêu Cụ thé: Từ điểm cơ sở số 5 đến điểm cơ sở số 8 (trong đó đoạn cơ sở nối điểm 6 — 7 có chiều dài là 84,1 hải lý (~155,7km) và đoạn nối điểm cơ sở 7 — 8 có chiều dai 71,8 hải lý (~133km)), Trung Quốc đã vẽ các đoạn cơ sở và tuyên bố một diện tích lãnh hải khoảng 1175 hải lý vuông (~4030km”) mà lẽ ra nên thuộc về quy chế biển cả; và khoảng 600 hải lý vuông (~2057km?) nội thủy lẽ ra cũng nên là biển cả Bên

cạnh đó, còn có một diện tích đáng kể được tuyên bố là vùng nội thủy nhưng

đáng ra chỉ nên được hưởng quy chế của lãnh hải!Š Ngoài ra, đoạn đường cơ sé

17 Nguồn: United States Department of State, Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific

Affairs, Limits in the Seas, No.117: Straight Baseline Claim: China, p.5.

18 United States Department of State, Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific Affairs,

Limits in the Seas, No 117: Straight Baseline Claim: China, p.6.

Trang| 252

Trang 16

nối từ điểm 8 — 11 có 2 đoạn dai trên 100 hải lý (đoạn 8 — 9 dai 121,7 hải lý và

| đoạn 10 — 11 đài 100,2 hải lý), Trung Quốc đã tuyên bố một vùng lãnh hải có

diện tích khoảng 1995 hải lý vuông (~6842km?) mà lẽ ra nên là biển cả, khoảng 550 hải lý vuông (~1886km?) nội thủy cũng nên là biển cả và một khu vực rộng lớn nội thủy đáng lẽ là lãnh hai!?.Cac đoạn đường cơ sở nối các điểm từ 24 đến 27 cũng chưa hợp lý vì các đảo được chọn để đặt các điểm 24, 25, 26 không phải là một chuỗi đảo Mặt khác, các đoạn cơ sở nối các điểm từ 31 - 34 dài khoảng 198 hải lý (~366km) đã tạo ra một vùng biển có diện tích rộng khoảng 6800 hải lý vuông (23300km?), vùng biển này không thê được coi là có liên quan chặt chẽ với đất liền đến mức được “đặt đưới chế độ pháp lý của nội thủy”?9.

Thứ hai, một số bãi cạn được Trung Quốc lựa chọn là điểm cơ sở chưa phù hợp với UNCLOS 1982 Trong đó, Điều 7 chỉ rõ: đường cơ sở thắng của các quốc gia không được xuất phát hoặc kéo dài đến các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ khi một phần hoặc toàn bộ bãi cạn đó ở cách đất liền hoặc một đảo khoảng cách không quá chiều rộng của lãnh hải (12 hải lý)?!; hoặc tại đó có các đèn biển hoặc các công trình tương tự thường xuyên nhô lên trên mặt nước”;

hoặc việc vạch đường cơ sở của quốc gia đến các bãi cạn này đã được cộng

đồng quốc tế thừa nhận?? Nếu xét theo tiêu chuẩn này thì Trung Quốc có khá

nhiều điểm cơ sở được xác định chưa phù hợp như: điểm số 9 (nằm ở độ sâu 3m dưới mực nước biển); điểm số 10 (đây là một bãi cạn lúc nỗi lúc chìm, nhưng lại

cách đất liền hơn 12 hải lý, đồng thời tại đó cũng không hề có bất kỳ công trình

hoặc đèn biển nào thường xuyên nhô lên trên mặt nước); điểm số 12, 13 (nam

trên các đảo đá cách đất liền khoảng 60 hải lý); điểm số 19, 20 (nằm trên một chuỗi đảo cách đất liền khoảng 21 hải lý); điểm số 28 (nằm trên một đảo nhỏ cách đất liền 19 hải lý); điểm số 31 là một đảo đá cô lập; điểm số 32, 33 cũng

! United States Department of State, Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific Affairs,

Limits in the Seas, No.117: Straight Baseline Claim: China, p.7.

20 Daniel J.Dzurek, The People’s Republic of China Straight Baseline Claim, IBRU Boundary and Security

Bulletin Summer 1996, p.84.

21 Điều 13 UNCLOS 1982.? Điều 7 khoản 4 UNCLOS 1982.

? Xem: Khoản 3 Điều 4 Công ước Giơnevơ năm 1958 và khoản 4 Điều 7 UNCLOS 1982.

Trang| 253

Trang 17

chỉ là các đảo đá nhỏ ngoài khơi của đảo Hải Nam, không đủ dé đáp ứng nating

điều kiện để xác định là điểm cơ sở theo quy định của UNCLOS 1982”1

Thứ ba, Trung Quốc cũng đã xác lập 2 đoạn cơ sở nối điểm 28 — 29 và 29— 30 bao quanh khu vực Hồng Kông và Macao, tuy nhiên ở thời điểm đưa ra

Tuyên bố (năm 1996) thì hai khu vực này chưa thuộc quyền kiểm soá: của

Trung Quốc?°.Do đó, việc vẽ đoạn đường cơ sở ở quanh các khu vực này 1a chưa

hợp lý.

Ngoài ra, điểm cuối của hệ thống đường cơ sở lục địa của Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở mũi Tuấn Bích, phần còn lại từ mũi Tuấn Bích, bao quanh đảo Hải Nam, cắt qua eo biển Quỳnh Châu đến bán đáo Lôi Châu, kéo dài đến khu vực cửa sông Bắc Luân giáp với Việt Nam (khu vực phía trong Vịnh Bắc

Bộ) vẫn đang bỏ ngỏ, chưa được xác định rõ ràng.

Như vậy, hệ thống đường cơ sở lục địa do Trung Quốc xác định có những

đoạn đường cơ sở đã đáp ứng được điều kiện của UNCLOS 1982, tuy nhiên, van

còn những đoạn có chiều dai tương đối lớn, các điểm co sở chưa phù hợp Điều

này dẫn đến việc Trung Quốc đã mở rộng được các vùng biển thuộc chủ quyền cũng như các vùng biển quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các quốc gia khác.

%* VỀ hệ thong đường cơ sở quan đảo vẽ quanh quan đảo Hoàng Sa và quan đảo Diéu Ngư (Senkaku)

Ngoài hệ thống đường cơ sở lục dia đã nêu trên, trong Tuyên bố năm 1996 Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố về việc xác định đường cơ sở quan đảo cho quần đảo Hoàng sa Bên cạnh đó, đối với quần đảo Điếu Ngư, ngày 10/9/2012, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố về việc xác định đường cơ sở cho quan đảo Diéu Ngư, trong đó xác định 2 hệ thống đường cơ sở với đảo Diéu Ngư và đá Xích Vỹ (hai thực thé thuộc quần đảo Diéu Ngư) Ngay sau đó, ngày 13/9/2012, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông cũng đã nộp hồ sơ mô ta chi tiết đường cơ sở dùng dé tính chiều rộng lãnh hải của quan đảo

24 Xem: United States Department of State, Bureau of Oceans and Intemational Environmental and Scientific

Affairs, Limits in the Seas, No./17: Straight Baseline Claim: China

35 Ngày 1/7/1997 Anh Quốc mới chuyển giao quyền quan ly Hồng Kông về cho Trung Quốc; ngày 20/12/1999

Bỏ Đào Nha mới chuyên giao quyền quản ly Macao về cho Trung Quốc.

Trang| 254

Trang 18

Điều Ngư (Senkaku) và đến ngày 21/9/2012, Trung Quốc cũng đã chính thức

gửi đến Liên hợp quốc danh sách các điểm tọa độ và bản đồ minh họa cho hệ

thông đường cơ sở quanh quân đảo này.

Tuy nhiên, việc xác định đường co sở của Trung Quốc đổi với cả quan

đảo Hoàng Sa và Điều Ngư là không phù hợp với luật pháp quốc tế vì những ly

do sau:

- Thứ nhất: Hai quần đảo này vẫn còn là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, do đó việc Trung Quốc đơn phương ra tuyên

bố xác định đường cơ sở cho khu vực này là vi phạm các quy định của pháp luật

quốc tế, cụ thé là hai nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và bình đăng chủ quyền giữa các quốc gia Cụ thê;

Quan đảo Hoàng Sa là khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong rất nhiều năm Năm 1970, trong khi chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam

đang bước vào ác liệt nhất, lợi dụng tình hình bat én đó, hai quân của quân giải phóng Trung Quốc đã tiến hành một số hoạt động trên nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite), bộ phận phía Đông quần đảo Hoàng Sa Các cơ sở hạ tầng đã được

xây cất nhanh chóng vào năm 1971 Một số cảng mới trên đảo Phú Lâm đã được xây cất Đó là bước mở đầu cho sự bành trướng của Trung Quốc trên quan đảo

Hoàng Sa Đến tháng 1/1974 một hạm đội gồm 8 tàu chiến Trung Quốc mở cuộc

tấn công chống các tàu Nam Việt Nam, sau một cuộc hải chiến ngắn và đữ dội,

quân Trung Quốc đã chiếm đóng nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa và thực hiện việc quản lý bất hợp pháp Hoàng sa từ đó đến nay.

Theo quy định của luật pháp quốc tế, các quốc gia không được tuyên bố

chủ quyền, quyền chủ quyền của mình đối với các khu vực lãnh thé vẫn còn là

đối tượng của các vụ tranh chấp chưa được giải quyết; mặt khác, với nhiều chứng cứ có tính chất lịch sử và pháp lý được đưa ra, Việt Nam có cơ sở để khăng định và bảo vệ chủ quyền của mình tại Hoàng Sa.

Trang| 255

Trang 19

Hình 3: Hệ thống đường cơ sở quanhquan đảo Hoàng Sa trong Tuyên bé năm 1996 của Trung Quốc?5

Quan đảo Diéu Ngư (Senkaku) hiện nay vẫn là vùng lãnh thổ tranh chấp

giữa Trung Quốc và Nhật Bản Nhật Bản nói rằng quần đảo Senkaku (Điều Ngư) là do một người Nhật tên là Koga Tatshuhiro phát hiện ra vào năm 1870

và được sát nhập vào lãnh thô Nhật Bản từ năm 1895 theo Hiệp ước Shimonoseki được ký kết giữa triều đình nhà Thanh và Nhật Bản sau khi chiến tranh Trung Quốc — Nhật Bản lần thứ nhất kết thúc, theo đó, triều đình nha

Thanh nhượng lại cho Nhật Bản đảo Đài Loan và các đảo phụ cận, trong đó có

đảo Senkaku Còn Trung Quốc thì khẳng định rằng họ đã phát hiện và quản lý quần đảo này từ thé ky 14, diéu nay cũng được Nhật Ban công nhận cho đến năm 1895 khi xảy ra chiến tranh Giáp Ngọ giữa Trung Quốc và Nhật Bản Năm 1945, Nhật Ban thất bại trong Chiến tranh thé giới lần thứ hai, đảo Dai Loan và nhóm đảo phụ cận được trả lại cho Trung Quốc, Tuy nhiên Senkaku (Điều Ngư) không nằm trong vùng đất mà Nhật Bản từ bỏ theo Điều 2 Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, mà thuộc địa phận Okinawa nam dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ, do đó Nhật Bản trao cho Hoa Kỳ quản lý quần đảo này Sau

khi có Hiệp ước Okinawa giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản năm 1972, Hoa Kỳ trao trả26 Nguồn: United States Department of State, Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific

Affairs, Limits in the Seas, No.117: Straight Baseline Claim: China

Trang| 256

Trang 20

chủ quyền quan đảo Senkaku (Diéu Ngư) cho Nhật Bản Việc này gây lên làn sóng phản đối của cộng đồng người Hoa ở khắp nơi Phía Trung Quốc cho rằng quần đảo này phải được trả lại cho Trung Quốc - điều mà lẽ ra phải thực hiện từ

ngay sau Chiến tranh thé giới lần thứ hai Dé thiết lập quan hệ ngoại giao (1972)

và đạt được Hiệp ước hòa bình giữa hai nước (1978), chính phủ Trung Quốc và

Nhật Bản đã đồng ý gác lại tranh chấp sang một bên và sẽ giải quyết khi có điều

kiện Tình hình vừa tạm 6n thì đến năm 1979, Nhật Bản xây dựng sân bay trực

thăng dã chiến trên quần đảo này và đã bị Trung Quốc và Dai Loan lên tiếng phản đối Ngày 25/2/1992, Trung Quốc thông qua luật lãnh hải và biển đảo, nhân việc này đưa luôn Diéu Ngư vào vùng chủ quyền của mình Tất nhiên,

Nhật Bản không bỏ qua hành động đó và cũng ra tuyên bố phản đối Trung

Quốc Sau đó, trong chuyến thăm Hồng Kông cuối tháng 8/1996, Ngoại trưởng

Nhật Bản Ukeda Yukihiko đã đưa ra Tuyên bố về chủ quyền với Senkaku (Điều

Ngư) đồng thời tăng cường các tàu tuần tra, tuần tiểu xung quanh vùng biển của Senkaku (Điều Ngư) Từ đó cho đến nay, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn luôn đưa ra các chứng cứ lịch sử và pháp lý cũng như thực hiện các hoạt động thực tiễn

nhăm chứng minh chủ hủ quyên của mình đối với quần đảo Senkaku (Diéu Ngư).

: i

- from Statement of September 10, 2012

CHINA re rf + Swaight baseane paints

Trang 21

Trung Quốc xác định ?7

- _ Thứ hai: không kể đến vấn dé quan đảo Hoàng Sa hay quan đảo Điều Ngư (Senkaku) có thuộc chủ quyền của Trung Quốc hay không, riêng về cách thức xác định đường cơ sở cho hai quan đảo này đã có sự bất cập se với UNCLOS 1982 Đường cơ sở quần đảo là khái niệm mới được ghi nhận tại Điều 47 của UNCLOS 1982 Theo đó, quốc gia quần đảo?Š có thể vạch các đường cơ sở thang của quần đảo?” bang cách nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất thành đường liên tiếp gãy khúc sao cho thỏa mãn những yêu cầu sau: (i) tuyến các đường cơ sở quần đảo phải bao lấy các đảo chủ yếu; (ii) tuyến các đường cơ sở này phải xác lập khu vực mà tỉ lệ điện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, phải dao động trong biên độ 1/1 cho đến 9/1; (ii1) chiều dai các đoạn đường cơ sở này không được vượt qua 100 hải lí; (iv) tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo; (v) các đường cơ sở này không được kéo đến hay xuất phát từ bãi cạn lúc nỗi lúc chìm, trừ khi tai đó có xây dựng đèn biển hoặc công trình tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phan bãi can ở cách đảo gần nhất khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải; (vi) hương pháp vạch đường cơ sở này không được làm cho lãnh hai quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với vùng đặc quyền kinh tế?9,

Như vậy, nếu xét theo các tiêu chuẩn này thì đường cơ sở bao quanh đảo Điếu Ngư và đá Xích Vỹ đều không đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nước và tỷ lệ đất, theo đó, tỷ lệ này được xác định bởi 3 điểm cơ sở tại Đảo Diéu Ngư (Uotsuri Shima), Đảo Nan Xiao (Minami Kojima) và Huangwei Yu (Kuba Shima) là 27:1:13! Ngoài ra, liên quan đến quy chế pháp lý của đảo?2, theo quy

? Tham khảo

28 Điều 46 UNCLOS 1982: Quốc gia quan đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều

quan đảo và cỏ khi bởi một sé hòn đảo khác

Điều 46 UNCLOS 1982: quan đảo được hiểu là một tổng thé các đảo, kế cả các bộ phận của các đảo, cácvùng nước tiếp liền và các thành phân tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau đến mức tạo thành một thé

thông nhất về địa ly, chính trị, kinh tê, hay được coi như thé về mat lịch sử.

30 Xem Điều 47 UNCLOS 1982

a Xem thêm: www.asil.org/insights/volume/17/issue/7/china’s-straight-baseline-claim-senkaku-diaovu-islands“ Điều 121 UNCLOS 1982: Chế độ các đảo: “J Mét đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy

triéu lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

Trang| 258

Trang 22

định tại Điều 121 UNCLOS 1982, với những đảo nhỏ và không có người ở, hoặc không thé thiết lập một đời sống kinh tế riêng như đảo Điều Ngư (Uotsuri

Shima) thì đảo này sẽ chỉ được hưởng một vùng lãnh hải rộng 12 hải lý chứ

không thể có đầy đủ các vùng biển thuộc chủ quyền hay quyền chủ quyền khác Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố có vùng đặc quyên kinh tế và thêm lục địa cho quần dao Điếu Ngư (do quan đảo này nằm trong phạm vi

200 hải lý tính từ bờ biển gần nhất của Trung Quốc và Nhật Bản), do đó tạo ra

một khu vực chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai quốc gia này Điều này là chưa hợp lý vi đảo Điều Ngư thực chất không có các vùng

biển này.

PS ARAMEERARTMESRSRSSE

tr Uk NT HÀ ANE

via tamir 1S ITN ` wine 8

Hình 5: Bản đồ đường cơ sở quan đảo Điều Ngư (Senkaku) Trung Quốc gửi

Liên hợp quốc ngày 21/9/2012 ??

1 Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địatủa hòn dao được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thé dat liền khác.3 Những hòn đào đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh lễ riêng, thì không26 vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục dia”.

b Nguồn:

Trang| 259

Trang 23

Điều đáng lưu ý là, thuật ngữ “đường co sở quan đảo”, theo quy định của ƯNCLOS 1982, chỉ được dùng để xác định đường cơ sở cho các quốc gia quần đảo chứ không áp dụng đối với các quốc gia lục địa như Trung Quốc Ngoài ra, việc xác định đường cơ sở quần đảo cho Hoàng Sa cũng khá khó hiểu vì theo

quy định của UNCLOS 1982, Hoàng Sa trong biển Đông không được xác định

là “quần đảo”đúng nghĩa, cách sử dụng thuật ngữ “quần đảo” ở đây chủ yếu

dùng dé chỉ tập hợp về số lượng của các đảo, do đó không thể áp dụng Điều 47

của UNCLOS 1982 trong việc xác định đường cơ sở cho Hoàng Sa.Có thể thấy rang, việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố về hệ thống đường cơ sở vẽ quanh quan

đảo Hoàng Sa và quần đảo Điều Ngư (Senkaku) là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 Bên cạnh đó, hệ thống

đường cơ sở lục địa mà Trung Quốc tuyên bố vẫn còn tồn tại khá nhiều điểm bất hợp lý Chính điều này đã làm cho việc xác định vi tri của các vùng biển khác của Trung Quốc vẫn còn nhiều vướng mắc Là một thành viên của UNCLOS 1982, Trung Quốc cũng như các quốc gia khác cần có sir tuân thủ triét dé và

nghiêm túc các quy định của UNCLOS 1982, trong đó có những quy định liên

quan trực tiếp đến cách xác định đường cơ sở và các vùng biên.

II CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHE PHÁP LÝ CAC VUNG BIEN THUỘC CHỦ QUYEN, QUYEN CHỦ QUYEN VÀ QUYEN TÀI PHÁN

CỦA TRUNG QUỐC

1 Vùng Lãnh hải và Tiếp giáp lãnh hải

1.1.Những quy định về vùng lãnh hải của Trung Quốc đã được quốc gia này ghi nhận từ khá sớm trong cả Tuyên bố về lãnh hải năm 1958 và Luật về

vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải năm 1992 Trong các văn kiện này, Trung

Quốc đều khang định: Jãnh hải của Trung Quốc rộng 12 hải ly tinh từ đường cơ sở?° Như vậy, quy định về chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc đã có sự thống nhất và phù hợp với Điều 3 của UNCLOS 1982.

* Khoản 1 Tuyên bố về lãnh hải năm 1958 quy định: “Chiéu rộng lãnh hải của nước Công hòa nhân dan TrungHoa là 12 hải ly Điều khoản này áp dung cho toàn lãnh thé nước Cộng hòa nhân dán Trung Hoa, bao gomphan đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liên và các hai dao khác bởi biển cả) vàcác đảo phụ cận, quan đảo Banh Hô (Penghu), quan dao Đông Sa, quan đảo Tây Sa, quản đảo Trung Sa, quan

dao Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Hoa”.

Trang| 260

Trang 24

Về nội dung quy chế pháp lý của lãnh hải: Điều 6 Luật năm 1992 quy định: “Tau phi quân sự nước ngoài được thực hiện quyên di qua không gây hại lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo quy định của luật Đề đi

vào lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tàu quân sự nước ngoài

phải xin phép Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” Điều này có nghĩa là, các loại tàu thuyền được phép thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của Trung Quốc chỉ là những tàu thuyền phi quân sự, các tàu quân sự phải thực hiện chế độ xin phép theo đúng quy định của pháp luật Trung

Quốc Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng việc yêu cầu tầu thuyền quân sự

của các nước phải xin phép trước khi đi vào lãnh ahir của quốc gia ven biển là

hành vi vi phạm quy định của luật quốc tế, cụ thể là Điều 17 của UNCLOS

1982 Tuy nhiên, bằng cách quy định “với diéu kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyên của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền di qua không gây hại trong lãnh hai” UNCLOS 1982 không có sự phân

biệt một cách rõ ràng giữa tàu quân sự và tàu phi quân sự trong việc được hưởng

quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Tuy nhiên, riêng đối với nhóm tau

quân sự, do nhu cầu bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia, một số quốc gia

cũng có những quy định nhằm “kiêm soát” về mặt thủ tục sự qua lại vô hại của các tàu thuyền này Như vậy, cách ghi nhận trên đây của Trung Quốc cũng có

thê được coi là một biện pháp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia dù đối tượng tàu

thuyền được thụ hưởng quyển này tại Lãnh hải Trung Quốc hẹp hơn so với UNCLOS 1982 Bên cạnh đó, những quy định khác về quy chế pháp lý trong lãnh hải của Trung Quốc (tàu ngầm nước ngoài khi di trong lãnh hải phải đi nổi,

tàu thuyền nước ngoài khi đi trong lãnh hải phải tuân thủ quy định của pháp luật

Trung Quốc, thâm quyền tài phán của Trung Quốc trong lãnh hải ) về cơ bản

là phù hợp so với quy định của UNCLOS 1982.

Điều 3 Luật về vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải năm 1992 quy định: “Chiểu rộng lãnh hải của Trung Quốc la

12 hải lý tính từ đường cơ sở Đường cơ sở của Trung Quốc được xác định theo phương pháp cơ sở thăng, đượctạo thành bởi các điểm cơ sở và các đoạn thắng Giới hạn ngoài của lãnh hải của Trung Quốc là đường thang,mà mỗi điểm trên đó cách 12 hai ly từ điểm cơ sở gan nhất”.

Trang| 261

Trang 25

1.2 Về vùng tiếp giáp lãnh hải, Trung Quốc xác định trong Điều 4 Luật về vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải năm 1992 như sau: “Ving tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là vùng nước nằm phía ngoài, liền kê với lãnh hải Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải là 12 hai ly Ranh giới

ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa là

đường thẳng mà mọi điểm trên đó có khoảng cách gan nhất là 24 hải tỷ tinh từ đường cơ sở để do chiều rộng của lãnh hải” So với việc UNCLOS 1982 chỉ quy định một cách chung chung là “vùng tiép giáp không thé mở rộng quả 24 hải ly ké từ đường cơ sở được dùng để xác định chiéu rộng của lãnh hải” (khoản 2 Điều 33 UNCLOS 1982) thì quy định trên đây của Trung Quốc tương đối rõ ràng và cụ thể Bên cạnh đó, cách quy định về quy chế pháp lý của vùng này trong Luật về Lãnh hải và Tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc khá là tương thích với quy định tại Điều 33 UNCLOS 198235.

2 Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Naay 26/6/1998, Trung Quốc đã thông qua Luật về vùng đặc quyền kinh tế

và thêm lục địa, trong đó Điều 2 của Luật này ghi nhận: vùng đặc quyên kinh té

của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là vùng biển phía ngoài va tiếp liền với lãnh hải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có chiều rộng không quá 200

hải lý từ đường cơ sở được dùng để xác định chiều rộng của lãnh hải” Bên

cạnh đó, Thêm lục địa của quốc gia này cũng được xác định Ja đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, trên toàn bộ phan kéo dai tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến 200 hải lý tính từ tính từ đường cơ sở nếu bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gân hơn. Trường hợp có tranh chấp về vùng đặc quyén kinh tế và thêm lục địa của giữa Trung Quốc với quốc gia khác có bờ biển đối diện hoặc liền kề, phương pháp giải quyết được nêu ra đó là thỏa thuận trên cơ sở luật pháp quốc té và nguyên

3* Điều 13 Luật năm 1992 quy định: “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quyên thực hiện thẩm quyên trong

vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn chặn hoặc xử phạt các hành vi xâm hai đến an ninh, hải quan, thuế và cácquy định về vệ sinh hoặc xuất nhập cảnh vào vùng dat liền, nội thủy hoặc lãnh hai” Điều khoản này quy định

về quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình — khá là phù hợp

so với quy định của UNLCOS 1982, tại Điều 33, theo đó, quốc gia ven biển cỏ quyền chủ quyền và quyền tài

phán trong 4 lĩnh vực: thuế, hải quan, y tế và nhập cư.

Tran;g| 262

Trang 26

tắc công bằng” Bên cạnh đó, Luật này cũng đưa ra những quy định cụ thể liên quan đến một số quyền tự đo trên biển như quyền tự do hàng hải, hàng không, tự

do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm của các quốc gia khác; quyên lắp đặt, sử dụng

các thiết bị và đảo nhân tạo Về cơ bản, những quy định này là phù hợp với quy định của UNCLOS 1982 về cách xác định và quy chế pháp lý của vùng đặc

quyền kinh tế và thềm lục địa.

Những phân tích trên đây chỉ ra rằng, việc xác định các vùng biển thuộc

chủ quyên, quyên chủ quyền và quyên tài phán cũng như quy chế pháp lý của

các vùng biển đã được Trung Quốc ghi nhận khá chi tiết và tương thích với các quy định của UNCLOS 1982 Tuy nhiên, như đã nói đến, do việc xác định đường cơ sở của Trung Quốc chưa thực sự phù hợp với UNCLOS 1982 và các

khuyến nghị có liên quan chính vì vậy cũng khó tránh khỏi việc xác định các

vùng biển còn bất cập do đường co sở là điểm mau chốt trong việc xác định chiều rộng các vùng biển của quốc gia.

Ill YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BO” CUA TRUNG QUOC

TREN BIEN DONG DƯỚI GÓC ĐỘ PHAP LUAT QUOC TE

Duong “lưỡi bò”, đường “chữ U” hay đường “đứt khúc 9 đoạn” là

những cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của

Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các

quốc gia như Việt Nam, Inđônêsia, Ma-lai-xi-a, Bruney, Phi-lip-pin Theo các

tác giả Trung Quốc, đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên trên bản dd các đảo trong biên Nam Trung Hoa — The Location Map of South China Sea Islands do

Fu Jiaojin va Wang Siguang biên soạn va được Vu Dia lý thuộc Bộ Nội Vu

Trung Quốc xuất bản năm 194735 Thậm chí, trong một số tài liệu không chính

thức của các học giả Trung Quốc còn đưa ra những thời điểm khác nhau (chủ yếu là trước năm 1947) cho sự xuất hiện của bản đồ đường lưỡi bò theo hướng có lợi hơn cho phía Trung Quốc liên quan đến yêu sách cho một danh nghĩa lịch sử”.

36 Xem Li Jinmin & Li Dexia, The Dotted line on the Chinese map of the South China Sea: A Note, Ocean

Development & International Law, 2003, p 287-288.

37 Xem Li Jinmin & Li Dexia, The Dotted line on the Chinese map of the South China Sea: A Note, Ocean

Development & International Law, 2003, p 288-290.

Trang| 263

Trang 27

Đường lưỡi bò là một đoạn đường đứt khúc ban đầu có 11 đoạn bao quanh các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa, bãi ngầm Trung Sa và có điểm giới hạn phía Nam là vĩ tuyến 4° Tuy nhiên, vào năm 1953, đường 11 đoạn đã được điều chỉnh thành 9 đoạn (bỏ 2 đoạn nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ) không rõ nguyên nhân Đường này xuất phát từ biên giới đất liên giữa Việt

Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, chạy xuống phía Nam tương tự như

hình dang của bờ biển Đông và Đông Nam Việt Nam và sau đó quay ngược lên

phía Bắc theo hướng song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Ma-lai-xi-a và Palawan của Phi-líp-pin và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo

biển Bashi nằm giữa Đài Loan và Phi-lip-pin*®.

Trên thực tế, đến nay không có bất kỳ một tài liệu nao cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của đường lưỡi bò Chính quyền Trung Quốc cũng chưa bao giờ đề cập đường lưỡi bò như là một ranh giới bất khả xâm phạm đối với chủ quyền Trung Quốc, mặc dù trên các bản dé về biển Nam Trung Hoa đều cá thể hiện đường ray Chinh vì vậy các hoc giả Tring Quốc đã đưa ra rất nhiều bàn luận khác nhau liên quan đến ý nghĩa của đường lưỡi bò của Trung Quốc, trong đó nồi cộm lên có 3 quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, vẽ đường lưỡi bò này Trung Quốc nhằm yêu sách quyén sở hữu đối với các đảo nằm bên trong hơn là yêu sách về một

đường biên giới biển.

Quan điểm thứ hai cho rằng, con đường này đã tồn tại hơn nửa thế kỹ nay và không vấp phải sự phản đối của bắt kì quốc gia nào, do đó Trung Quốc được quyền đòi hỏi một danh nghĩa lịch sử cho nó Với quan điểm này, các học giả Trung Quốc cho rằng, yêu sách của Trung Quốc không chỉ là chủ quyền đối với bốn đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), mà còn đối với toàn bộ vùng nước nằm trong đường này Nói cách khác, yêu sách thực sự của Trung Quốc khi vạch ra đường lưỡi bò là nhằm đòi hỏi một danh

nghĩa lịch sử cho toàn bộ vùng nước bên trong của đường đứt khúc (theo Công

3?Nhiều tác giả (2012), Bang chứng lich sử và cơ sở pháp ly: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Nxb trẻ TP.

Hỗ Chí Minh (tái bản lần thứ nhất), tr 250-257.

Tran;g| 264

Trang 28

ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 vùng nước này sẽ được đặt dưới chế

độ pháp lý của nội thủy — vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, tại đó quốc gia

ven biển sẽ có chủ quyền hoan toàn và tuyệt đối”).

Quan điểm thứ ba cho rằng, không nên xem các yêu sách của Trung Quốc

chỉ là đòi hỏi vùng nước lịch sử cho toàn bộ vùng nước ở phía bên trong đường

lưỡi bò, mà là yêu sách về quyền chủ quyền và quyền tài phán“

Như vậy, do tính chất mập mờ, không rõ ràng về pháp lý của đưỡng lưỡi

bò nên các học giả của Trung Quốc cũng đưa ra các quan điểm trái ngược nhau.

Ngày 7/5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên chính thức công khai yêu sách

đường lưỡi bò của mình trong khu vực biển Đông khi cùng lúc gửi công hàm số hiệu CML/17/2009 đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nham phản đối việc Việt

Nam nộp báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thêm lục địa của Liên Hợp Quốc, mặt khác Trung Quốc cũng đính kèm theo

công hàm này sơ đồ đường yêu sách gồm 9 đoạn của mình trong khu vực biển Đông Theo công hàm này, Trung Quốc khang định mình có chủ quyền không

thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Đông và các vùng nước kế cận; đồng thời có

quyên chủ quyền và quyên tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như

đáy biển và lòng đất đưới đáy biển ở khu vực nay’ Có thé thấy rằng, công ham

ngày 7/5/2009 là tuyên bố có tính chất pháp lý đầu tiên của Trung Quốc đối với

yêu sách 9 đoạn tại khu vực biển Đông trong hơn 60 năm qua, đây cũng là lần

đầu tiên Trung Quốc chính thức thừa nhận và công khai sơ đồ đường yêu sách

nay với cộng đồng quốc tế"?

Sau khi chính thức thừa nhận và công khai bản đồ về đường lưỡi bò trước vộng đồng quốc tế, nhăm kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của thế giới với yêu sách cua minh, các học giả của Trung Quốc khi được hỏi về van dé này đã không ít An chính thức đưa ra các lập luận thừa nhận tính hợp pháp của đường lưỡi bò.

® Xem Điều 3 UNCLOS 1982

© Nhiều tác giả (2012), Bằng chứng lich sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Nxb trẻ

“P Hồ Chí Minh (tái bản lần thứ nhất), tr 250-257.

1 Xem http://www.un.org/depts/los/clcsnew/submissions_files/mysvnm33_09/chn - 2009re_mys vnm_e.pdf? Trước đó, trong những văn bản pháp lý quan trọng do CHND Trung Hoa ban hành về các vùng biển (như: các

uyên bố về lãnh hải 1958, về lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, vê đường cơ sở 1996 và về vùng đặc quyền kinh

é và thêm lục địa 1998 2) thì đường yêu sách 9 đoạn không hề được nhắc đến.

Trang| 265

Trang 29

Hình 6: Ban đồ đường yêu sách chín đoạn trong công hàm CML/17/2009 của Trung Quốc”

Lập luận đầu tiên được các học giả Trung Quốc sử dụng khi giải thích về

sự hiện diện của đường lưỡi bò tại khu vực biển Đông đó là: đường yêu sách này

là hợp pháp và được vạch ra phù hợp với các quy định của “luật pháp quốc tế đương đại” (tức luật pháp quốc tế vào thời điểm nó được vẽ ra) Tuy nhiên, thực -tiễn cho thấy, vào thời điểm mà đường đứt đoạn được vẽ ra (1947), những quy định của luật biển quốc tế còn tồn tại chủ yếu dưới dạng những quy phạm tập quán, theo đó lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có chiều rộng 3 hải lý tính từ ngắn nước thủy triều thấp nhất Ngoài phạm vi lãnh hải là biển cả hay còn gọi là biển quốc tế - vùng biển mọi quốc gia đều có thể thực hiện quyền tự do biển ca“, Như vậy, ngay ca theo “luật pháp quốc tế đương đại”, yêu sách đường lưỡi

Trang 30

Lập luận thứ hai được các học giả Trung Quốc sử dụng dé giai thich về

đường lưỡi bò là do đường này được vẽ ra từ năm 1947, do đó Trung Quốc có

thé đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tinh chất lịch sử ru đường lưỡi

bò, coi biển Dong như một vịnh lich sử”, và đường này sẽ được ngộ nhận như là đường biên giới trên biển của Trung Quốc“ Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế

một vịnh hay một vùng nước sẽ được hưởng danh nghĩa lịch sử khi vịnh hay

vùng nước đó phải thỏa mãn 2 tiêu chí sau đây“:

1 Quốc gia yêu sách phải thực sự xác lập chủ quyền của mình một cách

liên tục, hòa bình và lâu đài ở trên đó;

2 Có sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng không phản đối của các

quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giéng và có quyền lợi tại vùng biển này * Về điều kiện thứ nhất

Xác lập chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thé là nhăm xách định danh nghĩa của quốc gia đối với một vùng lãnh thổ nhất định nào đó, việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ phải được thực hiện dựa trên cơ sở các phương thức thụ đắc hợp pháp do Luật quốc tế quy định.

Thụ đắc lãnh thổ là việc thiết lập ranh giới địa lý chủ quyền của một quốc

gia đối với một vùng lãnh thé mới theo những phương thức phù hợp với nguyên tắc của pháp luật quốc tế” Một phương thức thụ đắc lãnh thổ được coi là hợp

pháp khi: (i) nó được tiến hành trên một đối tượng lãnh thé phù hợp (đối tượng

thụ đắc của phương thức chiếm cứ hữu hiệu phải là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh

thổ bị bỏ rơi); (ii) Chủ thé xác lập danh nghĩa chủ quyền phải có tư cách quốc

gia (iii) và được thực hiện theo đúng cách thức mà pháp luật quốc tế về thụ đắc lãnh thé đòi hỏi.

Liên quan đến các phương thức thụ đắc lãnh thổ, hiện nay, khoa học pháp

lý quốc tế ghi nhận 2 phuơng thức chính, đó là: phương thức chiếm cứ và

phương thức thụ đắc dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện.

“ Nhiều tác giả (2012), Bằng chứng lich sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của việt Nam, Nxb trẻ TP.

Hồ Chí Minh (tái ban lần thứ nhật)

“6 Xem http://biendong.net/binh-luan/61-ve-yeu-sach-duong-luoi-bo-cua-trung-quoc-o-bien-dong.html*7 hitp://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/737-nguvn-ba-din

Trang| 267

Trang 31

- Xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ: Chiém cứ lược _ hiểu là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia

với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó.

Đối tượng của phương thức chiếm cứ là các lãnh thé vô chủ (terra nu lius) hoặc lãnh thé bị bỏ roi (terra deralicta), không nam trong hệ thống địa lý, chính trị- hành chính của bất kỳ quốc gia nào, không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc

gia nào.

Trong luật quốc tế hiện nay đang tổn tại hai hình thức chiếm cứ đó là: chiếm cứ hình thức (danh nghĩa) và chiếm cứ hữu hiệu (thật sự).

+ Chiém cứ hình thức (chiếm cứ danh nghĩa)

Phương thức này yêu cầu quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thé mới, nếu muốn xác lập chủ quyền của mình trên đó phải để lại “đấu vết” trên vùng lãnh thổ mà họ phát hiện Các “dấu vết” truyền thống có thể tìm thấy như: sự

biện điện của các cột mếc, bia chủ quyền hay bất kì đấu hiệu nào khác có giá trị pháp lý Như vậy, chiếm cứ hình thức không đòi hỏi quốc gia phát hiện ra vùng

lãnh thé mới phải có các hoạt động thực tiễn nhằm thiết lập và duy trì quyền lực

của mình ở trên do

-+ Chiém cứ hữu hiệu (chiếm cứ that sư)

Thuyết chiếm cứ hình thức (danh nghĩa) áp dụng được một thời gian thì

càng ngày càng bộc lộ những nhược điểm và tiềm ân những nguy cơ tranh chấp giữa các quốc gia Những luật gia đương thời cho rang việc phát hiện ra một vùng lãnh thô mới nhưng chủ để lại những dấu hiệu nhận biết đơn thuần thì chỉ đem lại cho quốc gia phát hiện vùng lãnh thé một danh nghĩa phôi thai, chưa hoàn chỉnh Danh nghĩa này có thể bị mất đi nếu như nó không được củng cỗ bằng những hành động thực tế tích cực, thường xuyên của quốc gia đó Do đó chủ quyền muốn được xác lập thì phải là “thật sự”, có hiệu quả tức là đòi hỏi sự có mặt thực tế của quốc gia chiếm hữu trên vùng lãnh thé đó.

Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 244/10/1970 ghi nhận: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm

Trang| 268

Trang 32

đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên hợp

quốc Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực Bat kỳ sự thu đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp” Nghị quyết trên cũng quy định: “Moi quốc gia có nghĩa vụ

từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm vi phạm sự tôn tại của các đường biên giới của các quốc gia khác, hoặc sử dụng như là các biện pháp giải

quyết tranh chấp quốc tế bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ và các van đề liên

quan đến biên giới của các quốc gia "3.

Qua thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp lãnh thé của các quốc gia, các

công trình nghiên cứu bổ sung của nhiều luật gia có thể rút ra nội dung chính của nguyên tắc chiếm cứ thật sự 1a:

- Hành vi chiếm cứ phải đúng đối tượng và bằng các biện pháp hòa bình Mọi hành động sử dụng vũ lực để chiếm cứ một vùng lãnh thé của quốc gia khác đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế;

- Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện mang tính chất quốc gia nghĩa là

chính quốc gia phải là chủ thé thực hiện hành vi chiêm cứ đó Hành vi chiếm cứ

được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các nhân viên nhà nước hoặc một tô chức công được nhà nước đó ủy quyền Như vậy, hành vi chiếm cứ nhân danh cá nhân sẽ không tạo ra danh nghĩa chủ quyền lãnh thé Bởi vì cá nhân không

phải là chủ thể của luật pháp quốc tế, không thể có chủ quyền, không có thâm quyền về mặt quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia;

- Hành vi chiếm cứ của quốc gia phải là thực sự Điều này có nghãi rằng, hành vi chiếm cứ của quốc gia không chỉ dừng lại ở việc để lại các “dấu vết” mà quốc gia phải thiết lập và duy trì trên thực tế hoạt động của các cơ quan nhà

nước trên lãnh thô đó; tiến hành khai thác các tiềm năng kinh tế, thể hiện vùng lãnh thổ đó trên bản đồ hành chính của quốc gia Một tuyên bố chiếm cứ không kèm theo hành động cụ thé chi là một sự phát hiện đơn giản và không đủ để tạo thành danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia đó;

“8 Xem http://www.un.org/documents/ga/res/25/ares25.htm

Trang| 269

Trang 33

- Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện với mục đích tạo ra một danh

nghĩa chủ quyên;

- Sự chiếm cứ phải được tiến hành một cách hòa bình, liên tục trong một thời gian đài không có tranh chấp;

- Xác lập chủ quyên lãnh thổ thông qua sự thỏa thuận tự nguyện

Là phương thức thụ đắc lãnh thé bằng sự chuyên giao một cách hòa bình danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua các hình thức chuyển nhượng, mua bán, trao đổi lãnh thổ Hình thức thỏa thuận thông thường được tiến hành thông qua việc kí điều ước quốc tế giữa các bên trong đó miêu tả rõ ràng về vùng đất mà accs bên thỏa thuận chuyên giao cũng

như các điều kiện có liên quan.

Tuy nhiên trong trường hợp tranh chấp chủ quyền của các bên tại biển Đông sẽ không thể áp dụng phương thức xác lập chủ quyền lãnh thé thông qua

sự thỏa thuận tự nguyện Trên thực tế, hầu hết các bên liên quan (trong đó chủ

yêu là Việt Nam và Trurg Quấc) đều đưa ra các bằng chứng nhằm chứng minh việc xác lập chủ quyền của mình đối với các đảo trong biển Đông thông qua

phương thức chiếm cứ hữu hiệu.

Trở lại với yêu sách của Trung Quốc, có thể thấy rằng, không có một bằng chứng nào trong lịch sử Trung Quốc khang định sự chiếm cứ thực sự của

họ tại vùng biển này Các chính quyền phong kiến Trung Quốc không hề thiết

lập hoặc thực hiện các hoạt động nhằm duy trì sự độc tôn nào của họ trong vùng biển này Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc như Đại nguyên nhất thông chí (1294), Đại Minh Nhất thong chi (1461), Đại Thamh nhất thống chi (1842) trước năm 1909 đều khang định “cực Nam của lãnh thé Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”, nghĩa là xa nhất về phía Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam chứ không có bất kỳ khang định nào về sự chiếm cứ của mình tại vùng nước này Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc do người nước ngoài cùng thời vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc Ban đồ Trung Quốc thế ky XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Công ty Đông Ấn — Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “nơi xa nhất của

Trang| 270

Trang 34

Trung Quốc bắt đầu từ phia Nam dao Hai Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó Hgược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ " Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc về Việt Nam, không còn là đất vô chủ” Ngược lại, vào cùng thời điểm, phía chính quyền Việt Nam đã có những hoạt động thiết lập chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, điển hình là hoạt động của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải của nhà

Nguyễn Về mặt quản lý hành chính, Hoàng Sa được các chính quyền của Việt

Nam đặt dưới sự quản lý hành chính của Quang Ngãi (khi là phủ hay là tran hay tỉnh qua từng thời kỳ) hoặc của tỉnh Thừa Thiên huế (thời Pháp thuộc) hoặc của

tinh Quảng Nam — Da Nẵng (thời kì thống nhất đất nước) Việc xác nhận sự

quản hat này đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện và sách địa lý như: Hoang Việt Địa Dư chi hoặc Đại Nam Nhất Thống Chí dưới triều Nguyễn, trong các dụ, sắc lệnh, quyết định của chính quyền Việt Nam

Ngoài ra, đường đứt khúc 9 đoạn do Trung Quốc đưa ra cũng không phải là một đường có tính 6n định, liên tục vì đã có sự thay đổi qua các thời kỳ khác nhau Sự thay đôi này được các học giả Trung Quốc gọi là “những điều chỉnh

cân thiết trong tương lai” Tuy nhiên, xét về bản chất, một con đường như vậy

không thể coi là đường biên giới quốc gia theo luật pháp quốc tế, vì đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới chính là sự én định và dứt khoát, ngay

cả khi xuất hiện những sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh - điều khoản Rebus sic

stantibus”!- đường biên giới vẫn không thé thay đồi.

* Về điều kiện thứ hai

Mặc dù các học giả Trung Quốc cho rằng "đường lưỡi bò" đã tồn tại từ lâu và không bị quốc gia nào phản đối, tuy nhiên, trên thực tế "đường lưỡi bò" trước đây chỉ xuất hiện trong một bản đồ tư nhân (không phải là yêu sách chính thức của nhà nước Trung Quốc) nên các quốc gia khác không thể bày tỏ quan

diém của mình một cách chính thông Hơn nữa, tại Hội nghị San Francisco“Xem thêm: Nhiều tác giả (2012), Bang chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam,Nxb trẻ TP Hồ Chi Minh (tái ban lần thứ nhất), tr.240-241.

?9 Nhiều tác giả (2012), Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp ly: Hoàng Sa, Ti rường Sa là của việt Nam, Nxb trẻ TP.Hồ Chí Minh (tái bản lần thứ nhất), tr 240-244.

>! Xem Điều 62 Công ước Viên 1969 vẻ Luật điều ước quốc tế

Trang| 271

Trang 35

1951, các quốc gia thành viên cũng đã bác bỏ dé nghị về chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Điều này cho thấy yêu sách _ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế thừa nhận Ngoài ra, "đường lưỡi bò" còn mâu thuẫn ngay với quan điểm chính thức của Trung Quốc đã nêu trong Tuyên bố ngày 4/6/1958 về các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc Trong tuyên bố này, Trung Quốc đã công nhận răng các đảo xa bờ là các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải bởi các vùng nước lịch sử Hơn nữa, năm 1992 Trung Quốc đưa ra yêu sách lãnh hãi cha bai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và ban hành Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp của mình cũng chỉ đòi hỏi lãnh hải với bé rộng 12 hải lý và vùng tiếp giáp 12 hải lý đành cho thuế quan và các mục đích tương tự chứ không có những đòi hỏi cụ thể nào cho một “vùng nước lịch ử” Thêm vào đó, ngày 15/5/1996 Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố về việc xác định hệ thống về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của mình, trong đó bao gầm cả quần đác Hoàng Sa, Trường Sa Tuy nhiên, cách thức vạch đường cơ sở

của Trung Quốc không chạy theo một trong những phương pháp xác định đường cơ sở cho các quốc gia lục địa theo quy định của UNCLOS 198232, mà lại chạy

theo cách thức vạch đường co sở được quy định riêng cho các quốc gia quần đảo” Từ những lập luận trên có thể khang định rằng, yêu sách về đường lưỡi bò của Trung Quốc chỉ là yêu sách đơn phương, mang tính chất tùy tiện, không có cơ sở Nội dung yêu sách và các lập luận không phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế (cụ thể là UNCLOS 1982), đo đó không có giá trị pháp lý.

Một số quan điểm gần đây cho rằng các quốc gia trong biển Đông (trong đó có Việt Nam) nên xem xét để đạt được những thỏa thuận với Trung Quốc về phân định những vùng tranh chấp này trong biển Đông nhằm giải quyết dứt điểm những bất đồng, xung đột Tuy nhiên, theo quy định của UNCLOS 19825,

2 Đối với các quốc gia lục địa (không phải quốc gia quần đảo), ƯNCLOS 1982 ghi nhận hai pương pháp vạch

đường cơ sở chủ yêu là phương pháp đường cơ sở thông thường tại Điều 5 và đường cơ sở thăng tại Điều 7, hoặctrong trường hợp đặc biệt quốc gia cũng có thé vạch đường cơ sở kết hợp cả hai phương pháp nay theo quy định

tại Điều 14.

53 Theo quy định của UNCLOS 1982, chỉ các quốc gia quần đảo mới được vạch đường cơ sở quần đảo theo quy

định tại Điều 47 UNCLOS 1982.

54 Xem thêm các Điều 15, 74 và 83 về phân định các vùng Lãnh hải, Đặc quyén kinh tế và Thêm lục địa.

Tran;g| 272

Trang 36

không thể đặt ra vấn dé phân định biển đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bởi vì phân định biển chỉ được đặt ra khi vùng biển của các quốc gia có sự chồng lấn hoặc đối điện nhau, tuy nhiên với những chứng cứ pháp lý được

đưa ra có thé thấy rằng khu vực biển mà Trung Quốc yêu sách không phải là

một vùng biển chồng lấn, chính vì vậy không thé đặt ra vấn dé phân định biển

trong trường hợp này Bởi nếu chấp thuận phân định có nghĩa rằng Việt Nam và

các quốc gia liên quan đã thừa nhận tính hợp pháp của đường lưỡi bò của Trung Quốc, trong khi điều này là không tưởng.

KET LUẬN

Là một quốc gia có diện tích lớn, đường bờ biển đài và có nhiều đảo ven bờ, đồng thời là một thành viên của UNCLOS 1982, Trung Quốc hoàn toàn có

quyền xác định đường cơ sở cũng như các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền

chủ quyén và quyên tài phán theo quy định của pháp luật quốc tế Tuy nhiên, có thê thấy rằng, Trung Quốc đã không hoàn toàn tuân thủ các quy định này, thậm chí còn đưa ra những “yêu sách” nhằm mở rộng hơn nữa lãnh thổ biển của mình một cách phi lí, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các quốc gia khác quanh

khu vực biển Đông Điều 26, 27 Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế quy định: Moi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia

điều ước và phải được các bên thi hành với thiện y và một bên không thé viện

những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do dé không thi hành

một điều ước Điều này có nghĩa là, việc tuân thủ một cách nghiêm túc và trung thực các cam kết quốc tế được xác định là nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia, chính vì vậy, việc Trung Quốc đưa ra cách xác định hệ thống các đường cơ sở

và yêu sách chủ quyền với 80% khu vực biển Đông là đi ngược lại với những cam kết quốc tế của Trung Quốc khi gia nhập UNCLOS 1982 và Tuyên bố DOC

của các bên trong biển Đông Việc giải quyết các tranh chấp biển liên quan giữa Trung Quốc với các bên là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh, ôn định trong khu

vực, tuy nhiên đây không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà cần có sự hợp tác, thiện chí từ tất cả các bên, đặc biệt là Trung Quốc./

Trang| 273

Trang 37

THỰC TIEN XÁC LAP DUONG CƠ SỞ VA CÁC VUNG BIEN CUA CÁC QUOC GIA ĐÔNG NAM A

NCS ThS Pham Hàng Hạnh!

Trường Dai học Luật Hà Nội

Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía Nam của lục địa A — Âu, với tổng

diện tích trên 40 triệu km? Khu vực Đông Nam Á có 11 quốc gia bao gồm:

Bru-nay, Campuchia, Lào, Myanma, Ma-lai-xi-a, Singapore, Phi-lip-pin, Inddnésia,

Thai Lan, Viét Nam va Déngtimo Dac diém tu nhién cua luc dia Dong Nam A là nhiều núi, nhiều sông lớn và đồng bằng phù sa với khí hậu nhiệt đới âm gió mùa Biển đảo của khu vực này lại có đặc điểm là sự xuất hiện của rất nhiều đảo với nhiều núi lửa và tài nguyên biển phong phú với nhiều khoáng sản, thủy hải

sản và các loại tài nguyên khác Trừ Lào, các nước còn lại ở khu vực Đông Nam

A đều tiếp liền với biển.

Hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều áp dụng phương pháp đường cơ sở thắng dé xác định đường cơ sở Các quốc gia xác định đường cơ sở thăng đều có điềm chung về địa hình bờ biển (lồi lõm, khúc khuyu, hình

dáng không 6n định ), có sự xuất hiện của các đảo và chuỗi đảo gần bờ Với

những đặc điểm như vậy, các quốc gia xác định đường cơ sở thắng trong khu vực Đông Nam Á đều vận dụng một cách có hiệu quả các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biến 1982 (UNCLOS 1982) mà cụ thể đó là quy định tại Điều 7 của Công ước Bên cạnh đó, các điều ước quốc tế liên quan đến việc xác định ranh giới trên biển giữa quốc gia ven biển và các quốc gia khác có liên quan cũng có vai trò rất quan trọng trong việc xác định các điểm được chọn trong hệ thống đường cơ sở mà các quốc gia đã đưa ra tuyên bố.

I ĐƯỜNG CƠ SO CUA CÁC QUOC GIA LUC DIA

1 Bru-nay

Bru-nay là một quốc gia nằm trên đảo Borneo, được bao quanh bởi

Ma-lai-xi-a, nằm giữa 114004” kinh tuyến Đông và 4°00 và 5°05 vi độ bắc Tổng

diện tích của Bru-nây là 5765km với đường bờ biển phía Bắc đài khoảng 161km

! Giảng viên Bộ môn Công pháp quốc tế, Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 38

đọc theo biển Đông, gần với các tuyển đường biển quan trọng nối An Độ va Thái Bình Dương? Quốc gia này phê chuân UNCLOS 1982 vào ngày

Theo tuyên bố ngày 02/10/1983 của Bru-nây, Quốc gia này tuyên bố chiều rộng lãnh hải của mình là 12 hải lý (Khoản 1, Điều 2) và sau khi quốc vương của Bru-nây xem xét, đường cơ sở sẽ được công bố trên một hải đồ tỷ lệ lớn trong đó ghi nhận ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất, đồng thời xác định ranh giới phía ngoài của lãnh hải Bru-nây Có hai khu vực cần được xem xét để xác định đường cơ sở đó là đường bờ biển giáp với biển Đông và khu vực vịnh Bm-nây (khu vực này ca Bru-nây và Ma-lai-xi-a đều có yêu sách) Tuy nhiên, khu vực tranh chấp tại vịnh Bru-nây còn liên quan đến cả vấn đề xác định biên giới trên bộ giữa hai bên nên đòi hỏi sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp Cả Ma-lai-xi-a và Bru-nây đã đạt được thỏa thuận về một số khu vực tranh chấp nhưng chưa có thỏa thuận chính thức nào về phân định ranh giới trong khu vực

vịnh Bm-nâv.

Phan bờ biển tiếp liền với biển Đông cũng chưa có bat cứ tuyên bố nào từ

phía Bru-nây cho thấy quốc gia này xác định đường cơ sở thông thường hay

đường cơ sở thẳng Dựa vào tuyên bố năm 1983 của Bru-nây, ta có thể thay

quốc gia nay đưa ra tuyên bố chung rằng đường cơ sở của minh sẽ được vạch

theo ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất chạy doc bờ biển; xác định ngân

nước thủy triều xuống thấp nhất tại các rạn san hô; ngắn nước thủy triều xuống

Kuala seria bdo * Kampong = % Bangar z.

BSeiai Lamunin ở Lismbaragy e

foam aim ba ny, lì SORE AOE k - xã Ề 7 3

Trang 39

Nhìn vào địa hình của bờ biển Bru-nay, ta nhận thấy toàn bộ 161km đường bờ biển tương đối bằng phang, địa hình bờ biển cũng không có những cau trúc phức tạp hay sự lồi lõm Đúng theo quy định tại Điều 5 UNCLOS 1982, đường cơ sở thông thường dé xác định chiều rộng lãnh hải của Bru-nây chính là ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất chạy đọc theo bờ biển, theo tuyên bố năm 1983 của Bru-nây, quốc gia này sẽ tiến hành công bố chính thức về đường cơ sở trên hải đồ tỷ lệ lớn sau khi được các Bộ có liên quan xác định và được quốc vương của nước này chấp nhận Tháng 8/2012, Ủy ban Pháp luật Quốc tế đã đưa ra báo cáo mới về đường cơ sở thông thường của các quốc gia Báo cáo tập trung chủ yếu vào việc phân tích và làm rõ các quy định của Luật quốc tế về đường cơ sở thông thường, đánh giá sự cần thiết của việc làm rõ các quy định của pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn tuyên bố của quốc gia về đường cơ sở thông thường Trên cơ sở các quy định của Luật quốc tế cũng như tuyên bố và thực tiễn xác định của quốc gia, Uy ban đã tiến hành xác định được 4 phương

pháp thường được các quốc gia tiếp cận khi xác định đường cơ sở thông thường:

đường cơ sở thông thường không được các quốc gia ghi nhận bang hải dé;

đường cơ sở thông thường được quốc gia ghi nhận trên hải đổ; đường cơ sở

thông thường được ghi nhận trong một tài liệu để tham khảo có ngụ ý đến đường cơ sở thông thường: quốc gia không sử dụng đường cơ sở thông thường Các chuyên gia cho rằng đường cơ sở của Bru-nây thuộc vào loại đường cơ sở thứ 3 (đường cơ sở thông thường được ghi nhận trong tài liệu tham khảo để ngụ ý về

đường cơ sở chính thức) Một trong những tài liệu không chính thức được lưu ý

tới trong trường hợp của Bru-nây đó là các tam ban đồ được đưa ra trong 2 năm 1987 và 1988 bởi nhà xuất bản Surveyor Genaral3 Nhà xuất bản này căn cứ vào các văn bản pháp lý được đưa ra bởi nước Anh (quốc gia đã tiến hành đô hộ Bm-nây trong hơn 90 năm), các tắm bản đồ này đưa ra tọa độ giới hạn vùng lãnh hải của Bru-nây Ủy ban cũng ghi nhận vai trò quan trọng của Tuyên bố về

chiêu rộng lãnh hải cũng như các điêu ước vê xác định thêm lục địa giữa

Bru-?R Haller-Trost JBRU Maritime Briefing 1994© The Bru-nây-Ma-lai-xi-a Dispute over Territorial and

Maritime Claims in International Law.

Trang 40

nây và Ma-lai-xi-a trong việc gián tiếp chứng minh cách xác định đường cơ sở thông thường của quốc gia này!.

Dựa vào các quy định của UNCLOS 1982 và những căn cứ nêu trên cũng

như xem xét các điều kiện thực tế về vị trí địa lý, địa hình và các điều kiện tự

nhiên của bờ biển Bru-nây thì quốc gia này sẽ phù hợp với cách xác định đường cơ sở thông thường Tuy nhiên, Công ước cũng không áp đặt bất cứ quy định

nảo buộc quốc gia phải chọn lựa cho mình một cách xác định đường cơ sở, quốc

gia ven biển sẽ phải căn cứ vào các điều kiện khác nhau của quốc gia mình để tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền khác Việc Bru-nây chưa đưa ra một tuyên bố chính thức về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mình có thể gây ra khó khăn cho chính quốc gia này trong bối cảnh các tranh chấp vẻ biển ngày càng mở rộng và trở nên gay gắt, đồng thời cũng gây khó khăn cho các quốc gia khác trong việc tôn trọng chủ quyền của quốc gia ven biển và thực hiện

các quyên tự do của mình trong các vùng biên này

2 Campuchia

Campuchia là quốc gia láng giềng có chung cả đường biên giới trên bộ và

giáp biển với Việt Nam Quốc gia nay có tổng diện tích là 181.035km?, trong đó

có diện tích nước là 4.520km2 va bờ biển dài 443km Lịch sử phát triển của

4 International law association Baseline under the international law of the sea Sofia Conference 2012.

Trang | 277

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w