Trang 1 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN MÔN : CÔNG PHÁP QUỐC TẾ CHỦ ĐỀ : THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Giảng viên hướng dẫn : Ths
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI BIỂN VÀ THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA
Khái niệm “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển”, “phân định biên giới biển” theo pháp luật quốc tế
Biên giới quốc gia là ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia Biên giới quốc gia gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu đó là quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm Việc vi phạm biên giới quốc gia bị pháp luật quốc tế coi là xâm phạm chủ quyền quốc gia và làm phát sinh trách nhiệm quốc tế Biên giới quốc gia trên bộ và trên biển của các quốc gia kề cận nhau được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan 1 Phân định biển là một hoạt động mang tính quốc tế, nhằm hoạch định đường biên giới biển (nội thủy, lãnh hải), ranh giới biển (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) giữa hai hay nhiều quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau thông qua đàm phán trung gian hoặc các cơ chế tài phán quốc tế Trên cơ sở đó, các quốc gia tổ chức, quản lý, bảo vệ và khai thác các nguồn lợi trong vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia mình theo đường biên giới biển, ranh giới biển đã phân định, góp phần xây dựng môi trường an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định trên biển 2
1.1.1 Khái niệm pháp lý về “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển”
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), đến nay đã được 166 quốc gia ký kết và phê chuẩn, trong đó có Việt Nam Sau Hiến chương Liên hợp quốc, UNCLOS 1982 được coi là văn bản pháp luật quốc tế quan trọng nhất
1 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
2 Nguyễn Đức Phú : “Nguyên tắc cơ bản trong phân định biển và lập trường của Việt Nam” (Tạp chí quốc phòng toàn dân 21/12/2020)