BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÀI TI ỂU LUẬN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ Hà N ội – 2022... Từ
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
BÀI TI ỂU LUẬN:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ
Hà N ội – 2022
Trang 2L ỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường đại học Nội Vụ
Hà Nội đã đưa học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học vào chương trình
giảng dạy Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Phạm Thị Thương Chính cô là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của em
Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của em
vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót Kính mong thầy/ cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài tiểu luận này là do bản thân thực hiện cùng sự hỗ trợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó
Hà N ội, ngày…tháng…năm 2022
Người cam đoan
Trang 4M ỤC LỤC
PH ẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Giả thuyết nghiên cứu 6
7 Đóng góp của đề tài 6
8 Cấu trúc đề tài 7
PH ẦN NỘI DUNG 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN 8
1.1 T ại sao phải học tiếng Anh? 8
1.2 T ầm quan trọng và lợi ích của việc học tiếng Anh 8
1.3 V ị trí của tiếng Anh trong nền giáo dục Việt Nam 10
Ti ểu kết chương 1 11
Chương 2: THỰC TIỄN VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 12
2.1 Khái quát vi ệc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà N ội 12
Trang 52.1.1 Bộ phận sinh viên cố gắng trong môn tiếng Anh 12
2.1.2 Bộ phận sinh viên “ngại giao tiếp” 12
2.1.3 Bộ phận sinh viên không có đam mê và sở thích học tiếng Anh, học để chông đối và qua môn 13
2.1.4 Bộ phận sinh viên có kiến thức nhưng lười học 13
2.2 K ỹ năng nghe, nói, đọc, viết 13
2.3 Nh ững thuận lợi và khó khăn trong việc học tiếng Anh của sinh viên 13
2.3.1 Thuận lợi 13
2.3.2 Khó khăn 14
2.4 Nguyên nhân vi ệc học tiếng Anh của sinh viên chưa đạt hiệu quả 14
Ti ểu kết chương 2 16
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC DẠY VÀ HỌC TI ẾNG ANH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG DẠI HỌC NỘI VỤ HÀ N ỘI 17
3.1 Nâng cao ch ất lượng giảng dạy 17
3.2 Sinh viên nh ận thức được tầm quan trọng của Tiếng anh và xây dựng các phương pháp học tiếng Anh có hiệu quả 18
3.2.1 Lập kế hoạch cho việc học tiếng Anh 18
3.2.2 Học càng sớm càng tốt 19
3.2.3 Học chậm nhưng sâu 19
3.2.4 Học phát âm, từ vựng và nghe tiếng Anh mỗi ngày 19
3.2.5 Giao tiếp bằng tiếng Anh 19
Trang 63.2.6 Tìm một người bạn hay một nhóm bạn đồng hành 20
3.2.7 Tạo niềm vui khi học tập 20
3.2.8 Luôn kiên trì thực hiện 20
3.2.9 Phân chia thời gian và không gian học tập 21
Ti ểu kết chương 3 21
PH ẦN KẾT LUẬN 22
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 23
Trang 7PH ẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, một kỷ nguyên hội nhập và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Ngoài những kiến
thức chuyên ngành cần thiết, chúng ta còn cần một trình độ ngoại ngữ tốt Đặc
biệt, khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn thế giới thì việc học tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết đối với sinh viên và sự nghiệp phát triển đất nước Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy không phải ai cũng
giỏi tiếng Anh Quá trình học tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn Theo đáng giá khách quan thì sinh viên hiện nay chưa tìm được phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả Về mặt chủ quan, sinh viên quá chú trọng việc học ngữ pháp, nên kỹ năng thực hành, vận dụng tiếng Anh vào các tình huống giao tiếp thực tế còn kém
Nhận thấy rõ về vấn đề này, trong bài nghiên cứu tôi đề cập đến vấn đề
học tiếng Anh ở bậc đại học, cụ thể là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – ngôi trường tôi đang theo học Qua bài nghiên cứu, tôi muốn là rõ thực trạng học
tiếng Anh của sinh viên và bước đầu đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu
quả dạy và học, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp sinh viên và nhu cầu bồi dưỡng
và đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước trong xu thế hội nhập hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Thực
tr ạng học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội” là cần thiết và
có ý nghĩa
Trang 82 L ịch sử nghiên cứu
Tác giả Svitlana V.Symonenko, Ekaterina Shmeltser, Nataliia V.Zaitseva,
Viacheslav Osadchyi, Kateryna Osadcha (2020) trong bài nghiên cứu “Thực tế
ảo trong đào tạo ngôn ngữ ở các cơ sở giáo dục”, với công trình nghiên cứu
việc ứng dụng thực tế ảo vào việc học ngôn ngữ, tác giả cho rằng sinh viên cần
phải có thiết bị học tập thông minh Sinh viên không nhận thức được thời lượng
và tỉ lệ sử dụng các phương tiện học tập Các ứng dụng thực tế ảo mang đến cơ
hội sáng giá cho sinh viên tham gia vào quá trình học ngoại ngữ và đạt được
thành công, nâng cao khả năng học ngoại ngữ, chuẩn bị cho sinh viên và các
tình huống nghề nghiệp bên ngoài môi trường ngôn ngữ mẹ đẻ, cải thiện kĩ
năng giao tiếp của sinh viên Có thể kế thừa các thiết bị thực tế ảo làm một phương pháp học tiếng Anh giúp cải thiện hiệu quả học tập[9]
Tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh, Trường Đại học Vinh (2019) với đề tài nghiên
cứu “Thực trạng năng lực tự chủ trong việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Vinh” Nghiên cứu này được tiến hành thông qua phiếu điều tra và
phỏng vấn sau điều tra với các sinh viên năm thứ nhất tại Trường Đại học Vinh
Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, năng lực tự chủ trong việc học tiếng Anh của đối tượng khảo sát ở mức độ trung bình, giáo viên vẫn được xem là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng nhất trong quá trình học của đối tượng nghiên cứu Từ những thực tế, nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý để cải tiến
việc dạy và học tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực tự học trong quá trình học
tiếng Anh của sinh viên đại học[3]
Tác giả Hoàng Văn Sáu, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên và Dương Công Đạt, Trường Đại học Sư phạm - ĐH
Thái Nguyên (2020), đã nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp để cải thiện kỹ năng nghe hiểu Tiếng anh tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền
Trang 9thông - ĐH Thái Nguyên” Bài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng và khó
khăn nghe hiểu, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện kỹ năng nghe cho sinh viên Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 200 sinh viên năm thứ nhất và phỏng vấn 10
giảng viên tiếng Anh trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên Kết quả cho thấy có nhiều hạn chế trong việc dạy và học
kỹ năng nghe hiểu như là: kiến thức nền của sinh viên thấp, phương pháp học
ở trường phổ thông trung học không tập trung kĩ năng nghe, các hoạt động trong giai đoạn tiền nghe hiểu trong các giờ học nghe hiểu còn chưa phong phú, đa
dạng Một số đề xuất khả thi bao gồm: sử dụng, kết hợp linh hoạt các kỹ thuật
dạy học giai đoạn tiền nghe hiểu, có tính đến cảm xúc, nhu cầu và sở thích của sinh viên[1]
ThS Phùng Văn Đệ (2012), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
h ọc từ vựng tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh Trường Đại học Trà Vinh” Công trình nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng học từ
vựng của sinh viên không chuyên tiếng Anh, nêu rõ những vấn đề và tìm ra bản
chất của việc học từ vựng của sinh viên Những thông tin, số liệu được thu thập trong phần khảo sát sẽ được phân tích và từ đó xây dựng phương pháp học tự
vựng cho sinh viên Phần nghiên cứu thực nghiệm của đề tài là nhằm kiểm tra tính hiệu quả của những phương pháp được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát nhằm giúp sinh viên phát huy tốt nhất khả năng học tập và vận dụng vốn từ
vựng của riêng mình [7]
ThS Huỳnh Thị Mỹ Duyên và Nguyễn Hiệp Thanh Nga (2020), trong đề tài nghiên cứu “Khó khăn trong việc nghe hiểu tiếng Anh của sinh viên không chuyên” Tác giả nghiên cứu vấn đề thiếu kiến thức từ vựng, khả năng nhận
diện và phân biệt âm chưa tốt, khả năng suy luận, sử dụng chiến thuật nghe như phán đoán hay việc ghi chú và nhớ còn hạn chế[2]
Trang 10Nhóm sinh viên trường Cao đẳng Thương Mại Đà Nẵng (2013), đã thực
hiện đề tài nghiên cứu “Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm
nh ất” Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong
giao tiếp chủ yếu là bởi nguyên các nguyên nhân khách quan như là đa số những sinh viên xuất thân từ các vùng miền trên đất nước nên hoàn cảnh sống khác nhau, hình thành nên những quan điểm sống, phong cách sống đa dạng nên tìm những nét tương đồng, sự thống nhất là không đơn giản Việc xuất thân từ các vùng quê khác nhau nên ngôn từ cũng như giọng điệu giao tiếp khác nhau do
đó gây ra tâm lý xấu hổ, ngại giao tiếp Bên cạnh đó những nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân sinh viên khi lên Đại học, Cao đẳng thường giao tiếp với
những người chưa từng quen biết nên để thiết lập các mối quan hệ tốt, cần phải
có những khả năng giao tiếp nhất định, nhưng thực tế, kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn rất hạn chế, nhiều bạn không diễn đạt được hết ý của mình, khả năng ngôn từ kém, hay bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân Hay những lý do từ phía trường, lớp trong việc đào tạo sinh viên về những kỹ năng cơ bản như giao
tiếp còn rất hạn chế, trên góc độ lý thuyết là chính mà thiếu đi vào quá trình luyện tập và các hoạt động sinh hoạt tập thể, các tổ chức câu lạc bộ còn rất hạn
chế cũng gây ra những khó khăn cho sinh viên trong việc áp dụng tiếng anh trong giao tiếp[5]
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng học Tiếng anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 3.2 Ph ạm vi nghiên cứu
3.2.1 Không gian nghiên c ứu
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trang 113.2.2 Th ời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, được thực hiện từ ngày 25/02/2022 đến ngày 4/3/2022
3.2.3 Khách th ể nghiên cứu
Sinh viên thuộc Khoa pháp luật Hành chính
4 M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 M ục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng về việc học
tiếng Anh của sinh viên, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để cải thiện việc học
tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
4.2 Nhi ệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đã xác lập được
cơ sở lý luận về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, vị trí của Tiếng anh trong nền giáo dục Việt Nam
Qua các bài khảo sát, đánh giá đã chỉ ra được thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Từ đó, đề xuất các giải pháp, định hướng cho việc học Tiếng anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 12Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương pháp cơ bản bảng hỏi được hỏi xây dựng dưới dạng thăm dò ý kiến Nhằm tìm
hiểu về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, nhừng thuận lợi và khó khăn và các
biện pháp học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
5.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên Hệ
thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến việc học tiếng Anh của sinh viên, trên cở sở đó xây dựng khung lý thuyết cho bài tiểu luận
5.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp (Case study) là việc điều tra sâu, trong một khoảng
thời gian nhằm tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
6 Gi ả thuyết nghiên cứu
Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhận thức được tầm quan trọng
của việc học tiếng Anh, nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp và các
kỹ năng cần thiết cho việc học tiếng Anh
Trình độ và khả năng học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội đang ở mức thấp so với các trường đại học khác trên địa bàn thành phố
Hà Nội
7 Đóng góp của đề tài
7.1 V ề mặt lý luận
Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về việc học tiếng Anh và tầm quan
trọng của học tiếng Anh trong thời đại 4.0 hiện nay cho sinh viên Khoa Pháp
luật Hành chính
Trang 137.2 V ề mặt thưc tiễn
Đề tài đã khảo sát được thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Khoa Pháp
luật Hành chính Từ đó đánh giá và đề ra các giải pháp, định hướng, nhằm nâng cao có hiệu quả việc học tiếng Anh góp phần giúp sinh viên Khoa Pháp luật Hành chính nói riêng và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung
8 C ấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểu luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về việc học tiếng Anh của sinh viên
Chương 2: Thực tiễn việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trang 14PH ẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC HỌC
TI ẾNG ANH CỦA SINH VIÊN 1.1 T ại sao phải học tiếng Anh?
Xã hội ngày càng hội nhập và phát triển và tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng Khả năng nói tiếng Anh lưu loát giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển
bản thân, học tập và phát triển sự nghiệp sau này Và đây là lý do tại sao bạn nên học tiếng Anh:
Thứ nhất, đây là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
Th ứ hai, vì muốn có công việc và mức lương ổn định
Th ứ ba, học tiếng Anh là để thoát nghèo
Th ứ tư, là để được đi đến nhiều nơi trên thế giới
Th ứ năm, nói chuyện với người nước ngoài
Th ứ sáu, học tiếng Anh để người khác không coi thường
Th ứ bảy, là không muốn bị lạc hậu trong thời đại toàn cầu hóa
1.2 T ầm quan trọng và lợi ích của việc học tiếng Anh
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người nói tiếng Anh trôi chảy có thể là cầu nối dẫn đến thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau Thông tin từ Wikipedia: Hơn 400 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên và hơn 1 tỷ người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai Tiếng Anh
có lượng từ vựng lớn nhất so với bất kỳ ngôn ngữ nào, với hơn 500.000 từ trong
Từ điển Oxford Và những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới đều sử dụng thông thạo tiếng Anh Đúng vậy, tiếng Anh là ngôn
Trang 15ngữ của thế giới, khoa học, tri thức, công nghệ và kinh doanh, vì vậy tiếng Anh đang bay xung quanh chúng ta Học một ngoại ngữ không phải tiếng mẹ đẻ là
rất khó và đòi hỏi sự kiên nhẫn của người học Đất nước Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực
Là công dân, chủ nhân tương lai của mảnh đất, chúng ta cần không ngừng trau
dồi kiến thức, trước hết là thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh Bất kể bạn chọn ngành nghề nào, cho dù là khoa học máy tính, kỹ thuật, kinh doanh hay du lịch, khả năng nói tiếng Anh trôi chảy là một trong những yếu tố quan
trọng thành công và mở ra nhiều cánh cửa cho cơ hội trong tương lai Và một
số lợi ích của việc học tiếng Anh đem lại là:
Th ứ nhất, việc bạn học thêm một ngoại ngữ đồng nghĩa với việc bạn được
biết thêm về một nền văn hóa mới, được tiếp cận những điều mới mẻ ở các nước bạn trên thế giới, tạo ra những mối quan hệ chất lượng
Th ứ hai, học tiếng Anh là để cải thiện bản thân, cuộc sống tương lai của
chính bạn Bởi sau khi ra trường, khi bạn muốn xin việc vào các công ty trong nước hay nước ngoài thì điều đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn vào đó là trình độ ngoại ngữ của bạn Nếu bạn thông thạo ngoại ngữ, thay vì chọn một ứng viên không thể sử dụng hoặc rất tệ về ngoại ngữ, thì họ sẽ ưu tiên bạn Để có một công việc tốt, mức lương ổn định thì việc sử dụng tiếng Anh là điều rất quan trọng
Th ứ ba, là điều kiện quan trọng để bạn có thể tiếp cận, cập nhật những
nguồn tri thức từ khắp thế giới để tăng thêm kiến thức cho chính mình Bởi hầu
hết, các trang web trên mạng, báo trí , bản tin đều sử dụng tiếng Anh
Th ứ tư, học tiếng Anh để thúc đẩy sự nghiệp Trong thời đại toàn cầu hóa,
các công ty, tập đoàn lớn uy tín nhất đều yêu cầu ứng viên của mình phải thành
thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong cuộc sống và trong công việc Giao