1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “bản chất và hiện tượng” Để Đưa ra giải pháp trong việc nâng cao nhận thức của mọi người về vấn Đề tiêm chủng và trong việc phát triển vắc xin phòng chống covid 19

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Cặp Phạm Trù “Bản Chất Và Hiện Tượng” Để Đưa Ra Giải Pháp Trong Việc Nâng Cao Nhận Thức Của Mọi Người Về Vấn Đề Tiêm Chủng Và Trong Việc Phát Triển Vắc-Xin Phòng Chống COVID-19
Tác giả Tăng Vũ Hoàng Minh, Phạm Mai Thi, Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thị Hà Trang, Vũ Thị Hà Trang, Nguyễn Danh Tuấn, Dương Minh Tú, Lê Quý Vương, Phạm Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Triết Học Mác-Lênin
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 727,03 KB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ĐỀ BÀI: VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ “BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG” ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP TRONG

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP

MÔN:

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

ĐỀ BÀI:

VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ “BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG”

ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA MỌI NGƯỜI VỀ VẤN ĐỀ TIÊM CHỦNG VÀ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VẮC-XIN

PHÒNG CHỐNG COVID-19

HỌ VÀ TÊN : Nguyễn

Hà Nội, 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Phần thông tin

1 Khái quát về nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm

trù “bản chất và hiện tượng”

1

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng 2

2 Vận dung nội dung của cặp phạm trù “bản chất và hiện tượng” nhận

thức và giải quyết vấn đề khi sử dụng vắc-xin phòng COVID-19

4

2.3 Vận dụng nội dung của cặp phạm trù triết học “bản chất và hiện

tượng” để có nhận thức đúng đắn về vắc-xin ngừa COVID-19

6

3 Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “bản chất và

hiện tượng” để đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức của người dân

trong chiến dịch tiêm chủng và trong quá trình phát triển vắc-xin phòng bệnh COVID-19

10

Tài liệu tham khảo

Trang 3

PHẦN THÔNG TIN

1 Đề bài: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù bản chất- hiện tượng để đưa ra giải pháp trong việc nâng cao nhận thức của mọi người

về vấn đề tiêm chủng và trong việc phát triển vaccine phòng chống Covid-19

2 Nhóm: 06

3 Lớp: N12.TL2

4 Thành viên nhóm/ vai trò:

1 Tăng Vũ Hoàng Minh 462456 : Trưởng nhóm

2 Phạm Mai Thi 462449 : Thành viên

3 Phạm Thị Thủy 462450 : Thành viên

4 Nguyễn Thị Hà Trang 462451 : Thành viên

5 Vũ Thị Hà Trang 462452 : Thành viên

6 Nguyễn Danh Tuấn 462453 : Thành viên

7 Dương Minh Tú 462454 : Thành viên

8 Lê Quý Vương 462455 : Thành viên

9 Phạm Thu Trang 462457 : Thành viên

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng đã trải qua hơn hai năm khủng hoảng vì cơn đại dịch khủng khiếp mang tên COVID-19 Tính riêng ở đất nước ta, đã có tới gần hai triệu ca mắc, trong số đó có tới 33475 người đã mãi mãi ra đi vì con vi-rút quái ác Trong thời điểm đau thương này, chỉ có nâng cao nhận thức của người dân cùng với sự cố gắng, nỗ lực hết mình của các y bác sĩ và các nhà khoa học để sớm giúp chúng ta được tiêm Vắc-xin phòng ngừa và trở lại bình thường mới Cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua thời khắc khó khăn này Vì lẽ đó, chúng em vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù “bản chất và hiện tượng” để đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức của người dân trong chiến dịch tiêm chủng và trong quá trình phát triển vắc-xin phòng bệnh COVID-19 làm đề tài nghiên cứu bài tập nhóm

B PHẦN NỘI DUNG:

1 Khái quát về nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù

“bản chất và hiện tượng”

1.1 Các định nghĩa

- Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình thông qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng

- Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài, là hình thức biểu hiện của bản chất đối tượng

- Ví dụ: Bản chất của một nguyên tố hóa học là mối liên hệ giữa các hạt electron và hạt nhân nguyên tử, hiện tượng là những tính chất hóa học của nguyên tố đó khi tương tác với các nguyên tố khác

 Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất Bản chất là mặt bên trong, tương đối ổn định của hiện thực khách quan, ẩn đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng và được biểu lộ phần nào qua hiện tượng Hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực khách quan, là hình thức biểu hiện của bản chất

Trang 5

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

- Sự thống nhất của bản chất và hiện tượng:

 Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan thể hiện ở chỗ: Bất kì

sự vật nào cũng được tạo ra từ các yếu tố nhất định Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen với nhau, trong đó có các mối liên hệ tất nhiên, có các mối liên hệ tương đối ổn định Các mối liên hệ ấy tạo nên bản chất của sự vật Sự vật lại luôn tồn tại khách quan, mà các mối liên hệ ấy nằm bên trong sự vật nên bản chất luôn mang tính khách quan Hiện tượng là biểu hiện của bản chất ra bên ngoài nên hiện tượng cũng mang tồn tại khách quan

 Bản chất và hiện tượng không những tồn tại khách quan mà còn

có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau Mỗi sự vật đều là sự thống nhất của bản chất và hiện tượng Sự thống nhất ấy trước hết được thể hiện ở chỗ bản chất luôn được bộc lộ thông qua hiện tượng, hiện tượng nào cũng là

sự biểu hiện của bản chất ở mức nào đó nhiều hay ít Không có bản chất nào tồn tại thuần túy nào ngoài hiện tượng, cũng không có hiện tượng nào tồn tại

mà không biểu hiện bản chất

 Nói cách khác, bản chất và hiện tượng về bản chất là luôn phù hợp với nhau Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn được thể hiện qua việc bản chất luôn được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng, bản chất nào có hiện tượng ấy Bản chất khác nhau sẽ được thể hiện qua những hiện tượng tương ứng, bản chất biến mất thì những hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất, bản chất thay đổi kéo theo sự thay đổi tương ứng của hiện tượng Nhấn mạnh sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, Lê-Nin đã từng nói:

“Bản chất hiện ra Hiện tượng có tính bản chất.”

 Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiên tượng mà trong sự vận động, phát triển của sự vật với muôn hình vạn trạng của nó, ta vẫn có thể tìm ra những cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của những hiện tượng ấy

- Tuy thống nhất với nhau nhưng giữa bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn giống như Hêghen đã từng nói “Nếu hình thái biểu hiện và bản chất của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa” Bản chất và hiện tượng mang tính thống nhất biện chứng, nghĩa là

Trang 6

trong sự thống nhất ấy đã có sự mâu thuẫn với nhau Hay, bản chất phù hợp với hiện tượng nhưng không đồng nhất với hiện tượng Đó là vì bản chất của

sự vật luôn thể hiện qua mối liên hệ, tương tác qua lại với các sự vật khác; trong quá trình tương tác ấy luôn có những yếu tố bên ngoài tác động lên dẫn đến sự thay đổi trong các hiện tượng phản ánh Sự mâu thuẫn giữa hiện tượng

và bản chất thể hiện ở chỗ:

 Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện tượng bên ngoài là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan

ấy

 Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt, không ổn định

và không quyết định sự vận động và phát triển của sự vật Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, hiện tượng phong phú hơn bản chất Bản chất là cái tương đối

ổn định, ít biến đổi còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi

“Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường dễ biến mất, không ‘bám chắc’, không ‘ngồi vững’ bằng bản chất.” - V I Lenin

 Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của hiện tượng và hoàn cảnh Bản chất không được biểu lộ hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị biến đổi trong hoàn cảnh, điều kiện khách quan, điều này nhiều khi dẫn đến làm phong phú thêm hoặc cũng có thể làm xuyên tạc bản chất

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận:

- Bản chất luôn tồn tại khách quan ngay trong chính sự vật, hiện tượng nên chỉ có thể tìm ra bản chất thông qua các đối tượng ấy chứ không thể tìm ở bên ngoài nó, và khi kết luận về bản chất sự vật cần tránh những kết luận chủ quan, tùy tiện

- Vì bản chất không tồn tại thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm hiểu bản chất của đối tượng thông qua các hiện tượng

- Nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến tới nhận thức được bản chất của sự vật Nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình phức

Trang 7

tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc cho đến bản chất sâu sắc hơn Trong quá trình cải tạo thể giới, không được dựa vào hiện tượng của

sự vật mà phải dựa vào bản chất của đối tượng để xác định phương thức cải tạo

- Bản chất không tồn tại thuần túy, bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng và hiện tượng hoặc chưa phản ánh đầy đủ bản chất; hoặc phản ánh bản chất dưới hình thức đã bị cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất Chính vì vậy, trong mọi hoạt động thực tiễn, chúng ta cần xem xét nhiều hiện tượng ở nhiều góc độ khác nhau, đi sâu vào bên trong để tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất đã đang giấu mình trong hiện tượng Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh và thời gian nhất định, ta không bao giờ có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản chất của sự vật nên ta phải ưu tiên xem trước các hiện tượng điển hình trong các sự vật điển hình

- Bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn có của sự vật, hiện tượng; bản chất là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện chứng và chúng được giải quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của bản chất, tạo ra sự biến đối của đối tượng từ dạng này sang dạng khác nên các phương pháp áp dụng cũng phải thay đổi bằng phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng

2 Vận dụng nội dung cặp phạm trù “bản chất và hiện tượng” để nhận thức và giải quyết vấn đề khi sử dụng vắc-xin phòng COVID-19

2.1 COVID-19

- Khái niệm: COVID-19 (bệnh vi-rút Corona 2019) COVID-19 là một bệnh đường hô hấp truyền nhiễm do một loại Corona vi-rút có tên là SARS-CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc

- Triệu chứng của bệnh: Đối với các trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, các báo cáo cho thấy các triệu chứng bệnh khá đa dạng từ nhẹ hoặc không có triệu chứng biểu hiện rõ nét nào, cho đến những trường hợp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng Các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt, ho, khó thở, mất khứu giác Trong một vài trường hợp, vi-rút Corona không có triệu chứng sốt, cảm lạnh thông thường, nhưng vẫn tồn tại trong cơ thể

Trang 8

- Nguồn gốc: Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của đại dịch Chẳng hạn, theo báo cáo của cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ (ODNI) cho rằng vi-rút SARS-CoV-2 nhiều khả năng có nguồn gốc tự nhiên (khả năng cao từ dơi hoặc rắn,) Cũng có quan điểm cho rằng vi-rút có nguồn gốc

từ sự một nghiên cứu của Trung Quốc về một loại vũ khí sinh học ổn định Nói chung, mỗi quan điểm đều có những lí lẽ của riêng mình nhưng chưa có một quan điểm nào cho đến hiện tại có căn cứ xác thực, thuyết phục hoàn toàn

2.2 Vắc-xin COVID-19

- Khái niệm: Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ

vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh

- Cách thức hoạt động: Vắc-xin chứa các phiên bản suy yếu của vi-rút hay phiên bản gần giống như vi-rút (được gọi là kháng nguyên) Điều này chứng tỏ các kháng nguyên không thể tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các vi-rút trong tương lai

- Hiện nay có hai dạng vắc-xin COVID-19 phổ biến trên thế giới đã được Việt Nam cho phép hoặc phê chuẩn sử dụng:

 Vắc-xin được sản xuất dựa trên công nghệ mRNA: chứa vật chất

từ vi-rút gây bệnh COVID-19 để cung cấp hướng dẫn cho tế bào chúng ta về cách tạo ra các protein vô hại riêng có với vi-rút đó Sau khi tế bào của chúng

ta tạo ra các bản sao protein đó, chúng phá hủy các vật chất di truyền từ vắc-xin Cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai Một số loại vắc-xin tiêu biểu được sản xuất theo công nghệ này đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam: Vắc-xin Pfizer/BioNTech, Vắc-Vắc-xin Moderna,

 Vắc-xin được sản xuất dựa trên công nghệ vecto-vi-rút: Vắc-xin này sử dụng phiên bản đã sửa đổi của vi-rút, khác với vi-rút đang được nhắm đến để cung cấp các chỉ dẫn quan trọng cho tế bào của chúng ta Phiên bản

Trang 9

vi-rút sửa đổi được gọi là vi-vi-rút véc-tơ Vắc-xin dạy các tế bào của cơ thể chúng

ta cách tạo ra các bản sao của protein gai Nếu sau này quý vị nhiễm vi-rút thật, cơ thể chúng ta sẽ nhận ra và biết cách chống lại vi-rút Có rất nhiều các hãng dược phẩm đã phát triển vắc-xin phòng COVID-19 dựa trên công nghệ này nhưng phổ biến ở Việt Nam hơn cả có thể kể đến: Vắc-xin Astrazeneca của nước Anh, Vắc-xin Sputnik V do Nga phát triển,

2.3 Vận dụng nội dung của cặp phạm trù triết học “bản chất và hiện tượng” để có nhận thức đúng đắn về vắc-xin ngừa COVID-19

- Nhận thức sai lệch của người dân về bản chất của Vắc-xin phòng

Covid-19 thông qua một số hiện tượng:

 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhận thức sai lệch về bản chất của Vắc-xin phòng COVID-19 là nguồn gốc của nó mà cụ thể là Trung Quốc: Hiện nay, tâm lý bài trừ hàng Trung Quốc, cho rằng hàng Trung Quốc

là hàng rởm, hàng kém chất lượng vẫn còn khá phổ biến trong đại bộ phận của người dân Việt Nam Chính vì vậy, khi những lô vắc-xin đầu tiên của Trung Quốc về đến Việt Nam, một làn sóng phản đối tiêm vắc-xin này nổi lên, nhiều người thậm chí bỏ về khi được thông báo tiêm loại vắc-xin này Ta

có thể dễ dàng thấy những khẩu hiệu, thông tin kích động, bôi xấu, kêu gọi tẩy chay vắc-xin Vero Cell như: “Tẩy chay vắc-xin Trung Quốc”, “Vắc-xin Trung Quốc không dành cho người Việt Nam”,

 Chính những phong trào, khẩu hiệu vô bổ, chỉ gây hoang mang cho cộng đồng này đã làm chậm trễ quá trình tiêm chủng của Việt Nam, làm

lỡ mất giai đoạn vàng để đạt miễn dịch cộng đồng của nước ta Những người

đó chỉ chăm chăm, mù quáng nhìn vào cái nguồn gốc Trung Quốc để đánh giá vắc-xin Trong khi mọi người khi tiêm loại vắc-xin này về, đều phải công nhận tiêm loại vắc-xin này rất “dễ chịu”, ít hoặc có thể nói là hoàn toàn không

có phản ứng phụ; số ca ghi nhận phản vệ hay tử vong sau tiêm loại Vắc-xin này là rất ít, ít hơn cả các loại vắc-xin khác lại tiêm được cho cả trẻ nhỏ; nồng

độ kháng thể thậm chí còn cao hơn những loại xin vốn được cho là vắc-xin ngoại, vắc-vắc-xin xịn,

 Không thể không kể đến nhận thức sai lệch của mọi người về vắc-xin qua tình hình dịch bệnh phức tạp của nước ta hiện nay Mọi người vốn dĩ đều cho rằng sau khi chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam đạt đến tỉ lệ

Trang 10

tạo ra miễn dịch cộng đồng (hiện nay đang vào khoảng 70% dân số) thì chúng

ta sẽ không bị mắc bệnh nữa, dịch bệnh sẽ biến mất, cuộc sống của mỗi chúng

ta sẽ bình thường trở lại Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh của nước ta vẫn rất phức tạp, số ca mắc liên tục đạt đỉnh, số ca nhập viện hay phải thở máy vẫn tăng lên theo từng ngày

 Chính vì vậy mà có một bộ phận người dân đã nghi ngờ về hiệu quả thực sự của chiến dịch tiêm chủng: “Tiêm làm gì để vẫn bị mắc bệnh, vẫn phải giãn cách mà lại tốn ngân sách” Nhưng họ đâu có biết tác dụng thực sự của vắc-xin là giảm khả năng mắc bệnh, giảm độ nghiêm trọng khi mắc bệnh chứ không phải là miễn nhiễm trước vi-rút

 Thêm vào đó là chính sách mở cửa, “Sống chung với dịch bệnh” của nước ta hiện nay mới dẫn đến số ca mắc mới liên tục tăng như vậy chứ thực sự tình hình dịch bệnh của nước ta theo các chuyên gia là không quá đáng ngại, nghiêm trọng như giai đoạn trước Bằng chứng là tỉ lệ người tử vong giảm mạnh so với đợt dịch thứ 4, tỷ lệ người nhiễm bệnh mà không cần nhập viện và tự khỏi là rất lớn Nếu tỉ lệ tiêm vắc-xin của nước ta tiếp tục tăng nhanh như hiện nay kết hợp với ý thức chung của cả cộng đồng, đại dịch COVID-19 dần dần sẽ được coi như một loại bệnh cảm cúm thông thường, khi đó cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ hoàn toàn bình thường trở lại như trước

mà thôi!

 Cuối cùng, tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng cũng không thể không nhắc tới đó là nhận thức sai lầm của người dân về Vắc-xin thông qua triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin:

 Sau khi tiêm, cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải một số tác dụng phụ của vắc-xin Điều này là hết sức bình thường, cho thấy

cơ thể chúng ta đang hình thành hàng rào để chống dịch Những tác dụng phụ này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của chúng ta nhưng sau vài ngày thì chúng sẽ biến mất Phản ứng sau tiêm có hai loại: Phản ứng tại chỗ và phản ứng phản vệ Phản ứng tại chỗ thì thường gặp hơn, là các phản ứng thông thường, không nguy hiểm, chỉ liên quan tới công nghệ sản xuất, cơ địa của từng người, Phản ứng tại chỗ bao gồm các triệu chứng như: Sốt, đau cơ, đau nhức tại vị trí tiêm, Phản ứng phản vệ là dạng phản ứng nghiêm trọng hơn, là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong Phản ứng phản vệ thường xảy ra

Ngày đăng: 27/11/2024, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w