1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn và một sốgiải pháp nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môitrường tại tỉnh cà mau

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Nông Thôn Và Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Trường Tại Tỉnh Cà Mau
Tác giả Nguyễn Ngọc Tỷ, Huỳnh Tiến Đạt, Lê Hữu Nhật Linh, Phan Hoàng Duy, Phan Thanh Văn, Trần Tuấn Kiệt
Người hướng dẫn Đào Thị Nguyệt Ánh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Báo Cáo Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,63 MB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (5)
    • 1. Lí do chọn đề tài (5)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
      • 2.1. Mục tiêu chính (6)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (6)
    • 3. Câu hỏi nghiên cứu (6)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (6)
      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (6)
    • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (7)
      • 5.1. Ý nghĩa khoa học (7)
      • 5.2. Ý nghĩa thực tiễn (7)
  • B. TỒNG QUAN TÀI LIỆU (8)
    • 1. Các khái niệm (8)
      • 1.1. Các nghiên cứu trong nước (8)
      • 1.2. Nghiên cứu nước ngoài (13)
  • C. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP (14)
    • 1. Thiết kế nghiên cứu (14)
    • 2. Chọn mẫu (15)
      • 2.1. Dân số nghiên cứu (15)
      • 2.2. Cỡ mẫu (15)
      • 2.3. Chiến lược chọn mẫu (15)
    • 3. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 4. Công cụ thu nhập thông tin: bảng câu hỏi khảo sát (17)
    • 5. Quy trình thu thập dữ liệu (17)
    • 6. Xử lý số liệu (18)
  • D. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN (18)
  • E. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI (19)
  • F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (20)
  • G. PHIẾU KHẢO SÁT (21)
  • H. BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN (26)

Nội dung

Để nâng cao nhận thức và ý thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường,cần tạo ra các chương trình giáo dục, tuyên truyền, đào tạo người dân những kỹthuật trồng trọt, chăn nuôi và sả

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Ở nông thôn, ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết Trong đó, nguồn gốc chính đến từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, cộng với việc quản lý môi trường chưa được tốt đồng thời các hoạt động sinh hoạt thường ngày Các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động công nghiệp như chế biến thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm, đóng tàu, đều gây ra ô nhiễm nước và đất Nếu không được kiểm soát và xử lý hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, giảm sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Tuy nhiên, ở nông thôn Việt Nam cụ thể là tỉnh Cà Mau - một tỉnh nằm ở cực Nam của Việt Nam, có diện tích lớn nhất trong các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long Cà Mau có nhiều diện tích đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các hóa chất khác trong sản xuất nông nghiệp không đúng cách đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây ra tác động đến đất đai và tài nguyên nước. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ và các tổ chức liên quan cần đưa ra các chính sách và giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Đầu tiên, cần tăng cường quản lý và kiểm soát các hoạt động đóng vai trò chính trong việc sản xuất và xử lý chất thải Cần áp dụng các kỹ thuật nông nghiệp bền vững, giới thiệu các loại phân bón hữu cơ thay thế phân bón hóa học và thuốc trừ sâu tự nhiên giúp cải thiện chất lượng đất và nước Ngoài ra, cần tạo ra các chính sách khuyến khích việc tái tạo môi trường và giảm thiểu khí thải Chính phủ cũng cần tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và đưa ra các quy định về quy trình quản lý và xử lý chất thải. Để nâng cao nhận thức và ý thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường, cần tạo ra các chương trình giáo dục, tuyên truyền, đào tạo người dân những kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất sạch, nhằm giảm thiểu khả năng ô nhiễm.

Ngoài ra, cần hỗ trợ các hộ nghèo, đặc biệt là những hộ nghèo có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp và tái định cư các khu đất có ô nhiễm nghiêm trọng.

Tóm lại, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, cần có sự tham gia của chính phủ và cộng đồng Giải pháp phải được xây dựng trên cơ sở giảm thiểu khả năng và nguồn gốc ô nhiễm, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân thông qua giáo dục và tuyên truyền, đồng thời cũng cần hỗ trợ tài chính và chính sách để đảm bảo sự bền vững trong việc bảo vệ môi trường nông thôn tại tỉnh Cà Mau Và đó là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài “Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn và một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại tỉnh Cà Mau”.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn và một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại tỉnh Cà Mau.

Khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn tại Cà Mau.

Ô nhiễm môi trường nông thôn tại Cà Mau là vấn đề cấp bách cần được giải quyết Các nguyên nhân chính bao gồm: sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không hợp lý trong nông nghiệp, chất thải chăn nuôi không được xử lý, rác thải sinh hoạt xả thải bừa bãi Để khắc phục, cần thực hiện các biện pháp như giảm sử dụng phân bón hóa học, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, cần triển khai các hoạt động giáo dục và truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân.

Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Cà Mau hiện nay như thế nào?

Những nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường tại Cà Mau?

Làm thế nào để giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp tại Cà Mau? Như thế nào để nâng cao nhận thức của người dân về tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường và sức khỏe con người tại Cà Mau?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực này.

Môi trường nông thôn ở Cà Mau bao gồm các yếu tố chính như đất đai và nước.

Nghiên cứu được thực hiện tại môi trường nông thôn tại tỉnh Cà Mau trong khoảng thời gian từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2023 Do nguồn nhân lực và thời gian nghiên cứu của nhóm rất hạn chế nên sẽ không thể khảo sát trên toàn bộ các hộ dân sinh sống tại Cà Mau mà chỉ tiến hành khảo sát chỉ một vài hộ dân tại khu vực.

Bài nghiên cứu sẽ chỉ đi sâu vào đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn,đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đồng thời làm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân tại Cà Mau.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Bài nghiên cứu giúp xác định rõ các vấn đề chính liên quan đến ô nhiễm môi trường nông thôn tại Cà Mau và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường và sức khỏe con người Các giải pháp này có thể được sử dụng để đưa ra các quyết định chính sách và các hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và người dân tại địa phương để giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường và sức khỏe con người

Ngoài ra còn cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý môi trường, nhà hoạt động xã hội và cộng đồng các thông tin và dữ liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, cũng như giải pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường Nghiên cứu này cũng làm rõ mối tương quan giữa nông thôn và môi trường, đóng góp cho sự phát triển bền vững của nông thôn Việt Nam.

Bài nghiên cứu đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường và sức khỏe con người, bao gồm giám sát, kiểm soát và hạn chế việc sử dụng các chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, xử lý chất thải và nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp áp dụng các phương pháp sản xuất sạch và bền vững Đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nông thôn Nó giúp tạo ra sự chú ý từ phía chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, đồng thời hướng dẫn cộng đồng về cách thức bảo vệ môi trường nông thôn cho một cuộc sống bền vững và an toàn.

TỒNG QUAN TÀI LIỆU

Các khái niệm

1.1 Các nghiên cứu trong nước 1.1.1 Khái niệm môi trường Để tìm hiểu khái niệm về môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và lý do tại sao phải bảo vệ môi trường, luật sư Nông Thị Nhung, 26/03/2023 đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để tìm hiểu về các vấn đề đó Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường là các yếu tố bao quanh con người và có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và của thiên nhiên Các yếu tố này bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau Ngoài khái niệm về môi trường, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra vai trò của môi trường đối với con người Thứ nhất, các nguồn tài nguyên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người đều được cung cấp bởi môi trường Thứ hai, các chất thải do con người tạo ra trong đời sống và các hoạt động sản xuất đều được môi trường chứa đựng và lưu trữ Thứ ba, môi trường còn có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cần thiết cho con người bằng lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của con người, các nguồn gen và hệ sinh thái Thứ tư, môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi các tác động bên ngoài như việc các tia cực tím từ mặt trời bị hấp thụ và trả lại bởi tầng ozon trong khí quyển Cuối cùng để trả lời cho câu hỏi tại sao phải bảo vệ môi trường? Luật sư Nông Thị Nhung đã trả lời rằng khi môi trường bị ô nhiễm thì sự sống của con người và các sinh vật sẽ bị nguy hiểm do đó việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sự sống chung cho toàn thể các sinh vật nói chung và sự phát triển của con người nói riêng

1.1.2 Khái niệm về ô nhiễm môi trường Để tìm hiểu về khái niệm ô nhiễm môi trường, luật sư Nguyễn Văn Dương,

16/10/2022 đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về ô nhiễm môi trường Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện tượng một môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất hoá học, sinh học và vật lý của môi trường đó bị biến đổi, gây tác hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác trên trái đất Hiện tượng đó chính là ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường được sinh ra là do các rác thải từ các hoạt động sản xuất và đời sống con người thải ra môi trường sống Ngoài ra các hiện tượng tự nhiên gây ra các tác động tiêu cực cho môi trường cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường

1.1.3 Ý thức bảo vệ môi trường Để tìm hiểu về ý thức bảo vệ môi trường ở người dân vùng nông thôn, Vũ

Thiên, 10/11/2021 đã tiến hành một cuộc khảo sát ở xã Tân Quan, huyện Hớn

Quản, tỉnh Bình Phước Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy 1492 hộ ở Tân Quan đã ký cam kết bảo vệ môi trường, sử dụng nước hợp vệ sinh Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong xã cũng đã đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi Các cơ sở sản xuất và các hộ kinh doanh thực phẩm đều tuân thủ các quy định của chính quyền, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ngoài ra, chính quyền cũng ra sức nâng cao ý thức của người dân bằng cánh tuyên dương, khen thưởng các gia đình, tuyến đường được làm sạch, đẹp, thông thoáng Qua đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng cao.

1.1.4 Thực trạng ô nhiễm môi trưởng ở nông thôn Việt Nam hiện nay Để đánh giá về vấn đề ô nhiễm môi trường tại VN và đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề đó, Trần Thị Duyên Anh, lớp QLKT, 2022 đã làm một bài luận về vấn đề trên với những thông tin tham khảo từ những nguồn bài báo, tạp chí,trang mạng… Trong bài luận đã khẳng định rằng những biểu hiện ở nhiều nơi nhưHà Nội, TP.HCM đang trở thành những đô thị có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất cả nước, kèm theo gia tăng nồng độ chì trong không khí làm ảnh hưởng đến đời sống người dân (điển hình ở Hưng Yên năm 2014 có 33 trẻ em bị nhiễm độc chì cần điều trị gấp) Bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động vì đó là nguyên nhân gây ung thư và tử vong cho con người (theo Bộ Y Tế vàBộ Tài Nguyên – Môi Trường) và những biểu hiện khác như ô nhiễm môi trường đất Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính là do ý thức của người dân,một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường và sự quản lý của nhà nước còn yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫm còn nhiều lỗ hổng Để khắc phục tình trạng trên, bạn TrầnThị Duyên Anh đã đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường như là cần gia tăng sự quản lý chặt chẽ của nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp cá nhân vi phạm, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ môi trường. Để đánh giá về thực trạng ô nhiễm môi trường lao động, Bùi Hoàng Anh,

Phan Quỳnh Anh, Hà Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Trung Chính Đỗ Phương Hồng, Nguyễn Thị Khánh Linh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đoàn Minh Nhật Nguyến Thạch Thảo, Vũ Hoài Thương, 4/2022 đã thực hiện một khảo sát về tình trạng ô nhiễm môi trường lao động tại 1.000 cơ sở sản xuất của Viện Nghiên cứu khoa học – kỹ thuật bảo hộ lao động Kết quả khảo sát cho thấy có tới 68% phân xưởng sản xuất bị ô nhiễm nhiệt, 20% bị ô nhiễm bụi, 17% ô nhiễm hơi khí độc hại… Đặc biệt, số lượng phân xưởng bị ô nhiễm tư hai yếu tố trở lên rất nhiều Nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên là do đạo đức doanh nghiệp, tuy môi trường làm việc bị ô nhiễm nhưng nhiều doanh nghiệp còn không chú trọng, thậm chí bỏ qua cả khâu khám sức khỏe định kỳ Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin hay các văn bản mới chỉ dừng lại đường công văn; công tác huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động tại một số đơn vị còn chưa đủ mạnh, một lượng lớn đơn vị chưa tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định đã đề ra Hậu quả dễ thấy đó là các loại bụi vô cơ sẽ gây ra xơ hóa phổi không hồi phục, đồng thời gây tàn phế hô hấp và cùng nhiều thành phần sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng, các loại nấm… Bài luận đề ra một số giải pháp và các sự nỗ lực từ công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát cùng với xử phạt các hành vi vi phạm trong các vấn đề an toàn vệ sinh lao động, thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm đến xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, giảm ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó người lao động cần nâng cao ý thức về quyền lợi cá nhân, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, đề nghị được cung cấp các bảo hộ lao động, nang cao môi trường làm việc, được hưởng các chế độ theo quy định. Để đánh giá về vấn đề ô nghiễm môi trường nước Trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Cộng đồng, 07/2021 đã thực hiện một khảo sát về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở các khu tập trung dân cư đông đúc – nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chắc chắn sẽ bắt gặp tình trạng nhiều nơi nước sông ngả màu đen, rác thải nổi lềnh bềnh và bốc mùi hôi thối Tất cả đều do sự thờ ơ và ý thức chưa cao của một bộ phận người dân Điển hình như ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các con sông, nồng độ chất ô nhiễm trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép (từ 1,5 đến 3 lần).Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta đã kéo theo những hệ lụy khủng khiếp cho con người Cứ mỗi năm các tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta:

Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước bẩn Khoảng 20.000 người phát hiện bị ung thư nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước (theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) Khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun do sử dụng nước bị không đạt chất lượng 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO) Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen – hay là Arsenic vô cơ lại là một chất hóa học cực độc thường được sử dụng trong việc tạo ra các loại thuốc diệt cỏ và các loại thuốc trừ sâu (theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường).Hiện tại những con số này chỉ đang chững lại hoặc tăng chậm hơn chứ chưa có dấu hiệu tụt giảm.

1.1.5 Thực trạng nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường Để tìm hiểu thực trạng về nhận thức của người dân tại nông thôn về bảo vệ môi trường, Linh Đan, 13/11/2017 đã tiến hành một cuộc khảo sát tại làng nghề sản xuất bún, bánh và dịch vụ xóm Chùa (xã Phú Nham, huyện Phù Ninh, Phú Thọ) Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy có 70 hộ làm nghề, trong đó có 24 hộ làm bún, bánh Do quy trình sản xuất còn lạc hậu, nước thải với hàm lượng tinh bột lớn không được xử lý triệt để khiến môi trường xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Từ khảo sát trên cho thấy , nước thải từ các làng nghề đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng Hiện các làng nghề cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, công nghệ chưa được cải tiến, thiết bị thủ công, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, cùng với đó, việc thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt khu vực nông thôn phần lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển ở khu vực nông thôn thường chỉ dừng lại tại điểm trung chuyển, do đó chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề thu gom rác ở khu vực này Trong khi đó, nhiều địa phương chưa tổ chức lực lượng thu gom hoặc có đơn vị thu gom nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường dẫn đến môi trường tại một số khu vực nông thôn đang có dấu hiệu ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và rác thải…

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trưởng ở nông thôn Việt Nam hiện nay Để tìm hiểu nguyên nhân của ô nhiễm môi trường tại Việt Nam, MY TRÀ,

Nghiên cứu vào ngày 05/09/2020 đã chỉ ra rằng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam chủ yếu do con người gây ra Các hoạt động nông nghiệp sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, các nhà máy xí nghiệp xả thải chưa qua xử lý, sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm không khí Chất thải rắn từ sinh hoạt, y tế và sản xuất cũng góp phần đáng kể Ô nhiễm không khí đặc biệt nghiêm trọng ở những đô thị đông dân, điển hình như Hà Nội và Hồ Chí Minh, dẫn đến các bệnh về hô hấp.

1.1.7 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trưởng ở nông thôn Việt Nam hiện nay Để đề xuất những giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam, Nguyễn

Thị Hạnh, Phùng Đức Mạnh, Nguyễn Trúc Thảo My, Nguyễn Mai Linh, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn An Bình, Nguyễn Đặng Linh Chi, Vũ Ánh Tuyết , Đặng Thanh Xuân, Nguyễn Thành Như Ý, 01/2022 đã tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu từ các thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Kết quả của nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra gần 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, 95% dân số thế giới đang phải đối mặt với bầu không khí ô nhiễm, trên 60% người dân đang phải sống ở những môi trường không đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản của WHO, ở nước ta thì một số dữ liệu đã chỉ ra rằng các thành phố lớn ở VN đứng trong nhóm 10 nước ô nhiễm không khí hàng đầu Châu Á Nguyên nhân chính là do con người và tự nhiên, nguyên nhân tự nhiên được hình thành thành từ các núi lửa, cháy rừng, bão bụi… Dựa trên các thực tiễn trên, những sinh viên trên đã đề ra các giải pháp như là cần ban hành Luật riêng về vấn đề ô nhiễm không khí; cần nghiêm ngặt trong các quy định, nghị định về việc tuân thủ theo các chỉ số về không khí mà thế giới thống nhất Bên cạnh đó xây dựng văn hóa môi trường, chuyển đổi văn hóa môi trường là cần thiết và cấp bách Người dân cần có các giải pháp để nâng cao ý thức, hành vi trong việc bảo vệ môi trường không khí, tránh những xâm hại gây ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

1.2 Nghiên cứu nước ngoài 1.2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường Để tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường và tác hại mà nó mang lại, David

Briggs, 01/12/2003 đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để tìm hiểu về vấn đề đó Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường hiện nay vẫn đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng và sự ô nhiễm đang liên tục gây hại cho sức khoẻ con người Tác giả cho biết sự ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ các hoạt động của con người như công nghiệp, sử dụng năng lượng, giao thông vận tải, sinh hoạt gia đình và các chất thải nông nghiệp Không khí hiện nay đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng, ở Anh, lượng khí thải từ các trạm đổ xăng chiếm khoảng 1,8% khí thải benzen; rò rỉ từ đường ống dẫn khí đóng góp ca 13,7% phát thải khí mê tan vào khí quyển; bay hơi và rò rỉ dung môi trong quá trình chế biến và sử dụng sản xuất ca 40% lượng phát thải khí quyển của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi không chứa metan (NMVOC)7 Các chất thải từ công nhiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và các chất độ hại thường xuyên thải ra môi trường nước gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước Ngoài huỷ hoại môi trường, sự ô nhiễm còn gây ra cho con người vô số bệnh tật, dựa vào khảo sát y tế thế giới các bệnh về tim mạch chiếm từ 19% tới 28% tỷ lệ tử vong, ung thư chiếm 12%, bệnh hô hấp cấp tính chiếm 8,7%, bệnh tiêu chảy chiếm 5,8%, bệnh hô hấp mãn tính chiếm khoảng 5,7% và các tình trạng chu sinh 4,8%.

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

Thiết kế nghiên cứu

Để thu thập thông tin về nhận thức và thói quen của cộng đồng nông thôn trong việc bảo vệ môi trường và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại Cà Mau, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thu thập thông tin định lượng bằng bảng câu hỏi khảo sát Phương pháp này được chọn vì khả năng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với phương pháp định tính, đồng thời cho phép thu thập được một lượng lớn thông tin từ một mẫu ngẫu nhiên đại diện của dân số Kết quả thu thập được sẽ được đo lường bằng thang đo tỷ lệ và thang đo quãng để tiện cho việc phân tích và so sánh.

Việc sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi sẽ giúp nhóm nghiên cứu thu thập được thông tin đa dạng và chi tiết về nhận thức và thói quen của cộng đồng nông thôn về bảo vệ môi trường, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất gây ô nhiễm môi trường, và các hoạt động bảo vệ môi trường đã và đang được triển khai tại nông thôn ở tỉnh Cà Mau.

Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi cũng cho phép nhóm nghiên cứu tiến hành một phân tích thống kê phù hợp để tóm tắt và mô tả các kết quả thu được. Điều này sẽ giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn về mức độ ô nhiễm môi trường tại từng khu vực nông thôn, thực hiện đánh giá tác động của các hoạt động đến môi trường và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng sẽ lựa chọn một mẫu đại diện ngẫu nhiên để đảm bảo tính khả quan và đại diện của kết quả thu được Khi tiến hành thu thập dữ liệu, nhóm cũng sẽ thực hiện các biện pháp để đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy và tính nhất quán của kết quả thu thập.

Kết quả thu được sẽ được đánh giá, phân tích và so sánh với các nghiên cứu trước đây để tìm ra những khía cạnh chưa được đề cập và đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng nông thôn về bảo vệ môi trường, hạn chế và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Cà Mau.

Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp thu thập thông tin định lượng bằng bảng câu hỏi khảo sát được lựa chọn là phương pháp đáng tin cậy và phù hợp để thu thập thông tin về nhận thức và thói quen của cộng đồng nông thôn về bảo vệ môi trường và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại Cà Mau.

Chọn mẫu

Nghiên cứu được tiến hành tại môi trường nông thôn tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Tiến hành nghiên cứu ở 1000 dân đang sinh sống và làm việc tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Kích cỡ mẫu được xác định theo công thức Cochran (1977):

Công thức: n=z 2 × p ×(1− p) e 2 Trong đó: n: kích cỡ mẫu. z: giá trị tín ngưỡng của phân phối chuẩn.

Giá trị z thay đổi tùy theo độ tin cậy mà nhà nghiên cứu chọn Ví dụ, độ tin cậy = 95%, z=1,96; độ tin cậy %, z= 2,054; độ tin cậy

%, z=2,576. p: tỉ lệ mẫu dự kiến được chọn p=0,5 là tỉ lệ tối đa. e: sai số cho phép, thường được đặt ở mức 0,05.

Nhóm chọn độ tin cậy = 96%, z = 2,054, p = 0,5 và e = 0,05 thì ta có số cỡ mẫu là: n=2,054 2 × 0,5 ×(1−0,5)

0,05 2 B1,89 ≈ 422 Như vậy nhóm chọn cỡ mẫu n = 422

Cỡ mẫu: 422/1000 dân đang sinh sống và làm việc tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Dựa trên nguyên tắc chọn mẫu, kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác và độ tin cậy cao hơn.

Nhóm quyết định dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng gồm 422 người dân đang sinh sống và làm việc tại tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh CàMau.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đề ra 3 mục tiêu cụ thể Để hoàn thành các mục tiêu này, nhóm sẽ sử dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu phù hợp với từng mục tiêu cụ thể Bảng dưới đây trình bày chi tiết các phương pháp này.

Mục tiêu Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp xử lý số liệu

Khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

- Phương pháp thu thập thông tin phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Phỏng vấn có kết cấu chặt chẽ dựa trên một số người dân ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau - Khảo sát bằng bảng câu hỏi.

- Phân tích và suy luận logic.

Tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

- Khảo sát bằng bảng câu hỏi trên số lượng dân đang sinh sống và làm việc tại tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

- Phương pháp thu thập thông tin phân tích và tổng hợp lý thuyết.

- Thống kê mô tả - Phân tích và suy luận logic. Đề xuất các biện pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau và đồng thời nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường nông thôn.

- Phương pháp thu thập thông tin phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Kết quả bảng khảo sát

- Phân tích và suy luận logic.

Công cụ thu nhập thông tin: bảng câu hỏi khảo sát

- Thu thập được lượng lớn thông tin

- Không tốn thời gian và chi phí

- Kết quả có thể khái quát hóa cho dân số.

*Nhược điểm: Độ tin cậy của thông tin có thể bị ảnh hưởng do câu trả lời không trung thực hoặc điền phiếu khảo sát không nghiêm túc

Xử lý thông tin đòi hỏi thời gian và nhà nghiên cứu phải có khả năng phân tích và diễn giải các số liệu thống kê

Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng nhằm khai thác thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn và biện pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đồng thời nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường nông thôn, có bố cục như sau:

Phần A: Thông tin cá nhân.

Phần B: Nội dung Trong nội dung sẽ bao gồm:

Phần I: Khai thác thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Phần II: Khai thác thông tin về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Phần III: Khai thác thông tin về các đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, đồng thời nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường nông thôn.

Quy trình thu thập dữ liệu

Nhóm đã nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu để đưa ra bảng câu hỏi sao cho phù hợp.

Tiếp theo tiến hành làm phiếu khảo sát gửi tới các hộ dân ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Thời gian khảo sát là từ ngày 3/4/2023 đến hết ngày 17/4/2023.

Khi đã khảo sát đủ chỉ tiêu, số lượng đặt ra, nhóm sẽ dừng khảo sát, trong trường hợp chưa đủ chỉ tiêu nhóm sẽ kéo dài thời gian khảo sát cho đến khi đạt đủ yêu cầu.

Xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Tính phần trăm, số lượng người được chọn làm mẫu khảo sát.

Sử dụng phép suy luận logic để chỉ ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn ở Cà Mau Từ đó, nhóm sẽ đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn ở Cà Mau đồng thời nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường nông thôn, góp phần thêm nông thôn được xanh, sạch, đẹp.

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Chương I: Cơ sở lý luận.

1.1 Các vấn đề và khái niệm cơ bản của đề tài: vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn và nhận thức người dân.

1.2 Các nghiên cứu trong nước.

1.3 Các nghiên cứu ngoài nước.

1.4 Các khía cạnh chưa được đề cập đến.

Chương II: Thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn ở Cà Mau

2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Chương III: Các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đồng thời nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường nông thôn.

3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng đang gặp phải.

3.2 Đề xuất các giải pháp khắc phục vấn đề.

3.3 Một số khía cạnh còn hạn chế trong đề tài.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ.

Tổng quan về đề tài 1 Trần Tuấn Kiệt -Lý do chọn đề tài

2 Tất cả thành viên -Mục tiêu nghiên cứu

3 Tất cả thành viên -Câu hỏi nghiên cứu

4 Tất cả thành viên -Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 -Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6 Tất cả thành viên Tìm tại liệu lý thuyết có liên quan

7 Tất cả thành viên Tìm tài liệu nghiên cứu trong nước

8 Tất cả thành viên Tìm tài liệu nghiên cứu nước ngoài

Những khía cạnh chưa được đề cập đến

Nội dung – Phương pháp 10 Huỳnh Tiến Đạt Thiết kế nghiên cứu

11 Phan Hoàng Duy Chọn mẫu

12 Phan Thanh Văn Phương pháp nghiên cứu

13 Tất cả thành viên -Phiếu khảo sát

-Cấu trúc dự kiến luận văn

14 Huỳnh Tiến Đạt Nguyễn Ngọc Tỷ

Chỉnh sửa và hoàn chỉnh đề tài

15 Nguyễn Ngọc Tỷ Thiết kế PowerPoint

16 Trần Tuấn Kiệt Trình bày đề tài

PHIẾU KHẢO SÁT

1 Tình trạng ô nhiễm không khí tại Cà Mau do đâu gây ra?

A Phương tiện giao thông B Khai thác tài nguyên C Công nghiệp và sản xuất D Tất cả các nguyên nhân trên

2 Các chất độc hại từ sản xuất và khai thác tài nguyên ở Cà Mau đang được xử lý ra sao?

A Được xử lý đúng quy trình B Không được xử lý đúng quy trình C Chưa được xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình

3 Theo bạn, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng không?

4 Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau có ảnh hưởng đến sinh thái và đa dạng sinh học không?

5 Các hệ sinh thái nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau?

A Hệ thủy sản B Hệ thực vật C Hệ động vật D Tất cả các hệ sinh thái

6 Các biện pháp nào được áp dụng để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau?

A Giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt các nhà máy, xưởng sản xuất có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm.

B Phát triển kinh tế xanh và chuẩn hóa các quy trình sản xuất để giảm thải độc hại.

C Tăng cường công tác quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh không hợp pháp.

D Tăng cường giám sát và kiểm soát tình trạng giao thông để giảm thiểu khí thải ô nhiễm.

6 Người dân ở Cà Mau đã thực hiện những biện pháp gì để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường?

A Tách nguồn thải B Kiểm soát chất thải C Sử dụng năng lượng tái tạo D Tất cả các phương án trên

7 Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau có còn tiếp diễn không sau khi các biện pháp được thực hiện?

8 Nếu không có biện pháp nào được thực hiện, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau có thể tiếp diễn trong bao lâu?

A Trong vài thập kỷ B Trong một thế kỷ C Vĩnh viễn

9 Có cần phải áp dụng thêm các chế tài pháp luật để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau?

10 Bạn có quan tâm đến việc bảo vệ môi trường xung quanh mình không?

11 Bạn đã thực hiện những hành động nào để bảo vệ môi trường xung quanh mình?

A Tách nguồn thải B Tham gia chiến dịch thu gom rác thải C Sử dụng năng lượng tái tạo D Tất cả các phương án trên

12 Để bảo vệ môi trường, bạn sẵn sàng chấp nhận thay đổi thói quen của mình không?

13 Bạn có nghĩ rằng ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở Cà Mau hiện nay là đủ để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm?

14 Nếu bạn thấy người khác vứt rác bừa bãi, bạn sẽ reo lên và yêu cầu họ thu dọn rác không?

15 Bạn nghĩ việc đưa ra nhiều thông tin và giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường sẽ giúp cải thiện tình hình ô nhiễm ở Cà Mau không?

16 Bạn sẽ hỗ trợ việc tuyên truyền thông tin giáo dục về giải pháp bảo vệ môi trường cho người dân xung quanh bạn không?

17 Bạn nghĩ rằng việc nâng cao ý thức của người dân là cần thiết để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau không?

18 Bạn sẽ đề nghị cho chính quyền địa phương xây dựng thêm các loại phí phạt về hành vi xả rác trái phép, vi phạm các quy định bảo vệ môi trường không?

19 Bạn có nghĩ rằng tất cả mọi người đều cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không?

20 Bạn đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau so với các địa phương khác như thế nào?

A Tệ hơn B Bằng C Tốt hơn

21 Nếu bạn là nhà lãnh đạo địa phương ở Cà Mau, bạn sẽ đề xuất những giải pháp gì để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương mình?

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Nhóm có tổ chức 1 buổi họp tại: Trực tuyến trên MS Teams - Thời gian bắt đầu: 13h00 ngày 06/05/2023

- Thời gian kết thúc: 16h00 ngày 06/05/2023 - Chủ trì: Huỳnh Tiến Đạt - Thư kí: Nguyễn Ngọc Tỷ

- Thành phần tham dự gồm: Phan Thanh Văn, Nguyễn Ngọc Tỷ, Huỳnh Tiến Đạt, Trần Tuấn Kiệt, Phan Hoàng Duy và Lê Hữu Nhật Linh.

TT Họ và tên MSSV Vai trò trong nhóm Công việc được phân công

1 Huỳnh Tiến Đạt 20667721 Trưởng nhóm

Tổng hợp các ý kiến của nhóm

Tham gia thuyết trình báo cáo cuối kỳ

2 Nguyễn Ngọc Tỷ Thư ký

Tổng hợp nội dung của nhóm

3 Trần Tuấn Kiệt 20099891 Thành viên

Tìm hiểu và viết nội dung

Tham gia thuyết trình báo cáo cuối kỳ

4 Lê Hữu Nhật Linh 20108351 Thành viên

Tìm hiểu và viết nội dung

5 Phan Thanh Văn 20031761 Thành viên

Tìm hiểu và viết nội dung

Tham gia thuyết trình báo cáo cuối kỳ

6 Phan Hoàng Duy 20073341 Thành viên Tìm hiểu và viết nội dung.

Qua cuộc họp, nhóm đã thảo luận và cùng nhau trao đổi về chủ đề thực hành cuối kỳ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Được sự thống nhất của tất cả các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng đã phân công công việc cho các thành viên như sau:

GVHD: ĐÀO THỊ NGUYỆT ÁNH 28

Mức độ tham gia kịp thời mọi yêu cầu

Nhận xét, góp ý của nhóm Điểm tổng cộng

Làm việc có trách nhiệm, đóng góp tích cực, chất lượng bài đóng góp tốt, đúng hạn

Làm việc có trách nhiệm, đóng góp theo phân công nhưng chất lượng còn yếu

Có đóng góp rất tích cực vào công việc của nhóm Tuy nhiên chất lượng phần bài làm còn hạn chế

Làm việc nhanh chóng, hiệu quả, đóng góp tích cực, phản hồi nhanh chóng, đúng hạn

5 Phan Hoàng Duy B B B Có đóng góp cho công việc của nhóm

Chưa tích cực trong hoạt động nhóm, còn lơ là với nhiệm vụ được giao

Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.

STT CHỨC VỤ HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ 1 Nhóm trưởng Huỳnh Tiến Đạt 20067721

2 Thư ký Nguyễn Ngọc Tỷ 20118111

3 Thành viên Lê Hữu Nhật

4 Thành viên Phan Hoàng Duy 20073341

5 Thành viên Phan Thanh Văn 20031761

6 Thành viên Trần Tuấn Kiệt 20099891

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w