1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phântích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môitrường sinh tháig

19 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Vận Dụng Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Với Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
Tác giả Bùi Hoàng Vy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương Mai
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Trang 1 Hà Nội, tháng 11 năm 2022TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ...O O...0TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐỀ TÀI Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phântích mối liê

Trang 1

Hà Nội, tháng 11 năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

O O 0

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi

trường sinh thái.

Sinh viên thực hiện: Bùi Hoàng Vy Cầm

Mã sinh viên: 2212550013 Chuyên ngành: CLC – Kinh doanh quốc tế Lớp: TRIH114 K61.3

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Phương Mai

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 2

1.1 Khái niệm phép biện chứng 2

1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 3

1.2.1 Khái niệm nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 3

1.2.2 Tính chất của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 3

1.2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận 4

Chương 2: Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái 6

2.1 Khái niệm sự tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái 6

2.2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái 6

2.3 Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế tới môi trường sinh thái 7

2.3.1 Ngành công nghiệp 7

2.3.2 Ngành nông nghiệp 7

2.3.3 Ngành du lịch 8

2.4 Hậu quả 9

2.5 Giải pháp 10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Mọi sự sống trên đời, dù có đa dạng, phong phú như thế nào, đều có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau Khi xét đến con người trong chuỗi liên kết đó, mối liên hệ lại càng rõ rệt Ta sinh sống và làm việc được như bây giờ, là kết quả của vô vàn sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa tự nhiên và xã hội Có thể lấy ví dụ như việc con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để làm xây dựng, phát triển, phục vụ cho mục đích của chính mình, rồi lại dùng chính những thứ vừa tạo ra để chăm sóc môi trường tự nhiên Như vậy, có thể thấy, giữa ta, hay cụ thể hơn là sự tăng trưởng kinh tế, và môi trường sinh thái có một mối liên hệ vô cùng chặt chẽ

Tăng trưởng kinh tế là mối quan tâm của tất cả quốc gia trên thế giới Phát triển nền kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao đời sống con người Tuy vậy, để có một nền kinh tế vững mạnh, thứ bị đánh đổi là môi trường sinh thái đang ngày càng bị tàn phá nặng nề Trong khi đó, thứ đang bị hủy hoại ấy lại chính là điều kiện thiết yếu để tăng trưởng kinh tế Chúng ta đang tự mình làm đứt cái vòng lặp tạo nên bởi tự nhiên và cuộc sống, và tự mình làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế

Do đó, ta cần chú ý hơn đến những vấn đề sinh thái khi phát triển kinh tế, để có thể bảo vệ và giữ vững tiến độ phát triển kinh tế

Để giải quyết vấn đề nóng hổi và cấp thiết như trên, một giải pháp hợp lí được đề ra

là dựa trên cơ sở lí luận của triết học Mác – Lê-nin qua pháp biện chứng về mối liên

hệ phổ biến Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.” Qua việc tìm hiểu sâu về đề tài

này, tôi mong muốn được đóng góp vốn kiến thức nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển một nền kinh tế bền vững song song với bảo tồn môi trường sinh thái

Trang 4

Chương 1: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

1.1 Khái niệm phép biện chứng

Phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn, được xây nên từ một hệ thống những nguyên lí và phạm trù cơ bản, đúng đắn nhất Nó dùng để chỉ mối quan hệ qua lại lẫn nhau, sự vận động, biến đổi và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng

Có hai loại hình biện chứng: biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biện chứng khách quan dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc của con người Giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan

có mối quan hệ thống nhất với nhau, tạo cơ sở cho phương pháp luận của hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội

Biện chứng duy vật, được đúc kết bởi C.Mác và Ăng-ghen, có thể được coi là hình thức cao nhất của phép biện chứng trong quá trình lịch sử, bởi nó không chỉ là lý luận

về phương pháp mà còn là sự diễn tả quan niệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan C.Mác và Ăng-ghen, khắc phục được tính siêu hình của chủ nghĩa duy vật Phoi-ơ-bắc, áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học thế kỉ XIX, đã sáng lập nên phép duy vật biện chứng Phép biện chứng này sau đó lại được củng cố và bảo vệ bởi V.I.Lênin Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Như vậy, ta có thể thấy nó là một công cụ

vô cùng quý giá để không chỉ giải thích thế giới, mà còn để nhận thức và cải tạo lại thế giới

Trang 5

1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1.2.1 Khái niệm nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc, tương hỗ,

quy định và ảnh hưỡng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau

Mối liên hệ giữa các bộ phận, cơ quan trong cơ thể người, mối liên hệ giữa con người trong xã hội và xã hội với đất nước

“Mối liên hệ phổ biến” dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, đồng thời

dùng để chỉ sự khái quát của những mối liên hệ có tính chất phổ biến của các sự vật, hiện tượng trên thế giới Trong đó, cơ sở của sự đa dạng trong sự tồn tại của các mối liên hệ chính là tính thống nhất vật chất của thế giới

Trong kinh doanh, cung và cầu có một mối quan hệ bền chặt Khi cung tăng, thì cầu sẽ giảm, còn khi cung giảm thì cầu sẽ tăng Ta có thể thấy chúng ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên một mối liên hệ mang tính phổ biến

1.2.2 Tính chất của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

Đầu tiên, phép biện chứng duy vật chứng minh được tính khách quan của các mối liên

hệ Các sự vật, hiện tượng cho dù về mặt vật chất hay tinh thần đều có thể tác động lẫn nhau, không bị ảnh hưởng bởi ý chí con người Những mối liên hệ này suy cho cùng chỉ là những quy định, chuyển hóa lẫn nhau của những gì vốn có, và con người chỉ có khả năng nhận thức về nó, và sử dụng nó trong đời sống của mình

Mối liên hệ giữa sự vật và quy luật của vật lí, đây đều là những thứ vốn có trong tự nhiên, tác động lẫn nhau, không bị phụ vào ý chí chủ quan của con người, và con người chỉ có thể quan sát, học hỏi và áp dụng nó vào cuộc sống

Tính chất thứ hai của mối liên hệ là tính phổ biến Điều này được thể hiện qua việc các sự vật, hiện tượng tác động lẫn nhau, nhưng ngay trong thành phần cấu tạo nên

Trang 6

chúng cũng đã có sự tác động qua lại, tạo nên một mối liên hệ ngay từ các yếu tố của

sự vật, hiện tượng đó

Trong buôn bán, ngoài mối liên hệ giữa cung và cầu, nhìn sâu hơn ta còn thấy mối liên hệ giữa những đặc điểm của mặt hàng và yêu cầu của người tiêu dùng Một tính chất quan trọng nữa của mối liên hệ là tính đa dạng, phong phú, được thể hiện ở việc có vô vàn các các mối liên hệ cụ thể khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, và chúng giữ những vai trò cụ thể khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, và ở từng giai đoạn của sự vận động phát triển ấy thì chúng lại mang những vị trí khác nhau

Cả con người và động vật đều có sự phát triển, tư duy, nhưng quá trình phát triển của hai loài lại không giống nhau

1.2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận

Dựa vào những nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng, ta có thể rút ra ý nghĩa của phương pháp luận bao gồm quan điểm toàn diện và quan điểm lịch

sử - cụ thể như sau:

a) Quan điểm toàn diện

Do mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong rất nhiều mối liên hệ qua lại lẫn nhau, khi nghiên cứu đối tượng cần xem xét các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của

sự vật, hiện tượng Thêm vào đó, ta phải dựa vào mối quan hệ của hiện tượng với nhu cầu thực tiễn để xem xét sự việc, bởi kiến thức của mỗi thời kì, môi trường nhất định chỉ là tương đối, không đầy đủ Cuối cùng, ta phải tuyệt đối không có quan điểm phiến diện khi phán xét sự vật, hiện tượng

Để có thể nhận thức đúng được sự vật, hiện tượng qua quan điểm toàn diện, ta cần phải nhìn sự vật từ nhiều mặt, trong nhiều mối liên hệ phổ biến để từ đó rút ra cái bản

Trang 7

Discover more

from:

TRI114

Document continues below

Triết học Mác

Lênin

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin Triết học

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ… Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc… Triết học

Mác… 99% (122)

248

Tiểu luận Triết học Triết học

Mác… 98% (123)

12

Đề cương Triết 1 CK

-Đề cương Triết 1 CK …

34

Trang 8

chất chính xác nhất của sự vật Ngoài ra, để biến đổi mối liên hệ giữa các sự vật, ta phải biết sử dụng biện pháp phù hợp, các phương thức khác nhau một cách linh hoạt

b) Quan điểm lịch sử – cụ thể

Do tất cả sự vật, hiện tượng đều nằm trong những không gian, thời gian nhất định, và

để lại cũng như khắc ghi trên bản thân nó những dấu ấn của thời đại, con người cần phải biết nhìn nhận, xem xét cẩn thận về quan điểm lịch sử - cụ thể trước khi giải quyết vấn đề Mục đích của quan điểm này yêu cầu chúng ta biết xác định rõ vị trí của

sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ của chúng với hoàn cảnh lịch sử, từ đó đưa ra được những nhận xét, phương pháp chính xác và hiệu quả để giải quyết vấn đề thực tiễn

Triết học Mác Lênin 99% (77) QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M… Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

Chương 2: Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái 2.1 Khái niệm sự tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái

a) Sự tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế tuy thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, nhưng trên thực tế, vẫn có mức độ bất bình đẳng kinh tế khi thu nhập bình quân đầu người cao nhưng người dẫn vẫn sống trong nghèo khổ Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ sau Tốc độ tăng tưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %

b) Môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, vô cơ và hữu cơ bao quanh con người, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và các mặt khác của đời sống sinh hoạt của con người Bao quát hơn, nó là điều kiện tự nhiên, xã hội mà trong

đó con người và sinh vật có mối liên hệ với nhau

2.2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái

Như ta đã biết, môi tường sinh thái và con người song song tồn tại, tác động lẫn nhau trong mối liên hệ phổ biến Môi trường sinh thái là yếu tố khách quan, độc lập tồn tại

và không bị ảnh hưởng bởi ý chí con người, nhưng trong mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế - một yếu tố chủ quan được tạo ra nhờ con người, phụ thuộc vào con người – môi trường có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi Các hoạt động khai khoáng, nuôi trồng, mở rộng nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế, đều có tác động xấu đến môi trường Và khi môi trường bị tàn phá, nó sẽ lại ảnh hưởng trực tiếp

Trang 10

lại đến quá trình tăng trưởng kinh tế Khi ấy, đối tượng phải chịu nhiều tác động nhất

là con người, bởi con người phụ thuộc vào cả môi trường sinh thái và nền kinh tế

2.3 Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế tới môi trường sinh thái

2.3.1 Ngành công nghiệp

Việt Nam những năm gần đây đã có định hướng và từng bước phát triển để trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy nhiên, ngoài những thành tựu trong các khối ngành, ta dường như chưa đủ quan tâm đến một yếu tố nắm vai trò chủ chốt của nền công nghiệp là môi trường Trong tổng số hơn 183 khu công nghiệp lớn nhỏ khắp

cả nước, có tới hơn 60% là chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Chất thải rắn ở các khu đô thị chỉ được thu gom khoảng 60% - 70% Không chỉ vậy, dù đã có những yêu cầu về bảo vệ môi trường, nhiều cở sở hạ tầng thoát nước và xử lí nước thải lại không đạt chỉ tiêu, khiến cho hầu hết nước thải bị nhiểm bẩn, nhiễm hóa chất độc hại chưa qua xử lí bị đổ thẳng ra các sông hồ tự nhiên Gây mất thẩm mĩ và nguy hiểm hơn cả là ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe con người Ngoài

ra, các loại khí chưa qua xử lí cũng bị thải trực tiếp ra môi trường Một ví dụ cho những hành vi trên là một cơ sở sản xuất hạt nhựa ở Đồng Nai, với lượng nước thải

đổ ra môi tường rơi vào khoảng 3,5 m /ngày, và lượng khí thải là khoảng 1,1 ngàn3

m3/ giờ, tất cả đều chưa qua xử lí và đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép của nhà nước về đảm bảo môi trường Nước ta cũng đang phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức, tuy đã có những con số đáng mừng trong công cuộc bảo vệ và khôi phục thiên nhiên, môi trường tự nhiên vẫn bị ảnh hưởng rất lớn Độ bao phủ rừng dù tăng, nhưng số lượng cây được trồng không thể bù lại được chất lượng của khu rừng trước kia

2.3.2 Ngành nông nghiệp

Vốn là một đất nước nông nghiệp, phần lớn tỉ trọng cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam thuộc về nền nông nghiệp Với những quyết định mới mẻ và sáng suốt trên con đường

Trang 11

phát triển một nền nông nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa, nền kinh tế nông thôn nay phát triển đa dạng hơn, chuyển dần sang các hoạt động phi nông nghiệp, ưu tiên năng suất chất lượng, hiệu quả và đem lại giá trị hàng hóa cao Tuy nhiên, mặt khác, chính những cải tiến này lại đem lại nhiều hậu quả tới môi trường Mỗi năm ngành nông nghiệp sử dụng đến 70 000 kg và 40 000 lít thuốc trừ sâu, ảnh hưởng đến môi trường đất và cả nước, bởi nước thải nông nghiệp chứa hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu phát sinh nhiều chất độc hại Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường Các loại rác sinh hoạt, bao bì thức ăn, các gói hóa chất cũng bị vứt tràn lan, với gần 19 000 tấn bao bì thải ra môi trường Trong khi đó, tình trạng này có xu hướng kéo dài từ năm này qua năm khác và diễn ra trên phạm vi rộng hơn, do nông dân hầu như vẫn chưa nhận thức rõ ràng về sự ô nhiễm trong ngành nghề của mình

2.3.3 Ngành du lịch

Thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch như môi trường tự nhiên đa dạng với nhiều chủng loài động thực vật quý hiếm, hơn 1 triệu km2 mặt nước biển, hơn 2.770 đảo ven bờ và hàng loạt bãi tắm đẹp trải dọc cả nước Tận dụng được thuận lợi này, chỉ tính riêng các vùng ven biển, mang lại tới 70% doanh thu ngành du lịch cả nước hàng năm Đáng nói, sự phát triển vượt bậc này đã đẩy mạnh cả nạn ô nhiễm môi trường biển Theo thống kê năm 2018, trung bình mỗi khách du lịch lưu trú có lượng rác thải khoảng 1,2kg/ngày đêm; mỗi khách du lịch không lưu trú có lượng rác thải trung bình khoảng 0,5kg/ngày Năm 2019, Đảo Ngọc Phú Quốc, Kiên Giang trên các mạng xã hội và phương tiên truyền thông đã có những hình ảnh về việc rác, nước thải từ hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, du lịch biển làm ô nhiễm môi trường sinh thái nơi đây một cách trầm trọng Đến đầu năm 2021, lại thêm thông tin về sông Dương Đông đang “chết dần” vì ô nhiễm, nguyên nhân là do rác thải từ cả người dân địa phương lẫn khách du lịch thiếu ý thức đã thải ra Cũng trong

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w