1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phântích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môitrường sinh tháij

19 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Vận Dụng Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Với Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
Tác giả Nguyễn Trần Phương Thảo
Người hướng dẫn TS. Đào Thi Trang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Triết Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Đồng thời, nguồn lực tài nguyên phục vụ cho đời sống sản xuất ngày càng trở nên hao mòn , kiệt quệ .Từ những điều đó , chúng ta có thể thấy rằng , sự phát triển kinh tế - xã hội có quan

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG SINH THÁI

HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Trần Phương Thảo

LỚP : TRI114 (GĐ1+2-HK1-2122) K60.13

MSV : 2114730047

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS Đào Thi Trang

STT : 69

Hà Nội , 2021

Trang 3

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 4

II PHẦN NỘI DUNG 5

a) Quan điểm toàn diện: 7

b) Quan điểm lịch sử cụ thế 7

a) Hoạt động giao thông vận tải trên đất liền 11

b) Hoạt động kinh tế biển 11

c) Hoạt động nông nghiệp 13

III KẾT LUẬN 15

3

Trang 4

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

I Lời mở đầu

Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới là ưu tiên hàng đầu , nhất là trong thời đại ngày nay Vì mục tiêu phát triển kinh tế là thước đo quan trọng nhất cho sự tiến bộ ở bất kỳ quốc gia nào tại bất kỳ thời điểm nào Để góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, việc sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên

là hết sức cần thiết Tuy nhiên, con người đã sử dụng nó một cách bừa bãi và thải

ra môi trường rất nhiều những chất thải độc hại Thói quen này đang dần dần hủy hoại chính môi trường sinh ra con người chúng ta , nơi chúng ta đang sinh sống Khi môi trường ngày càng bị hủy hoại, điều đó gây ảnh hưởng xấu đến đời sống , hoạt động sản xuất và sức khỏe của con người chúng ta vì bị đe dọa bởi các thiên tai như : hạn hán, bão lụt, động đất, sóng thần Đồng thời, nguồn lực tài nguyên phục vụ cho đời sống sản xuất ngày càng trở nên hao mòn , kiệt quệ Từ những điều đó , chúng ta có thể thấy rằng , sự phát triển kinh tế - xã hội có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với môi trường Vì vậy, điều quan trọng nhất là giải quyết hai vấn đề này cùng một lúc, mà không phải là giải quyết vấn đề nào trước hay vấn đề nào sau Vậy nên điều cần thiết hàng đầu là tìm ra các giải pháp giảm thiểu

ô nhiễm môi trường nhưng đồng thời vẫn đảm bảo nền kinh tế tiếp tục phát triển

ổn định và bền vững

Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu này Đó là đề tài nghiên

cứu về “Phép biện chứng và ứng dụng phân tích các mối liên hệ phổ biến đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và bảo vệ môi trường sinh thái”.

Trang 5

II Nội dung

Phép biện chứng ra đời với hình thức đầu tiên là phép biện chứng chất phác thời

cổ đại Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc,

Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận”; trong triết học Ấn Độ biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biến chứng là triết học của đạo Phật; trong triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện một cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát Sau đó là sự ra đời của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên

hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dụng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn Để định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật Ph.Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”

Từ xưa, con người đã khát vọng tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh Vì thế con người luôn thắc mắc: Các sự vật hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ tác động qua lại, ảnh hướng lẫn nhau tới sự tồn tại của chúng hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu có mối liên hệ qua lại thì cái

gì quy định mối liên hệ đó?

5

Trang 6

Đối với câu hỏi thứ nhất, chia làm 2 quan điểm đối với những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, không tác động qua lại hay chuyển hóa lẫn nhau Trái lại, đối với những người theo quan điểm biện chứng, các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tôn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau

Trả lời cho câu hỏi thứ hai, cũng có 2 quan điểm khác nhau Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan và khách quan cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau của sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên như trời hay ở ý thức, cảm giác của con người Trong khi đó, những người theo quan điểm duy vật biện chứng lại khằng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới dù

có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu thì vẫn đều là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất – đó chính là thế giới vật chất, nhờ có tính thống nhất đó chúng tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những mối liên hệ xác định, Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định: khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới , trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng

Những tính chất cơ bản của các mối liên hệ gồm 3 tính chất: tính khách quan, tính phổ biến và tình đa dạng

Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người

Trang 7

Discover more

from:

TRI114

Document continues below

Triết học Mác

Lênin

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin Triết học

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ… Triết học

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc… Triết học

248

Tiểu luận Triết học Triết học

12

Đề cương Triết 1 CK

-Đề cương Triết 1 CK …

34

Trang 8

Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác

Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện

tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng

a) Quan điểm toàn diện:

Trong nhận thức và hoạt động phải xem xét sự vật trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên hệ, nhiều mặt, nhiều yếu tố vốn có của nó kể cả các quá trình, các giai

đoạn phát triển của sự vật cả trong quá khứ hiện tại và tương lai Có như vật mới nắm được thực chất của sự vật khi tuân thủ nguyên tắc này chủ thể tránh được sai lầm cực đoan phiến diện một chiều

Không được đồng nhất và san bằng vai trò của các mối liên hệ của các mặt sự vật, Phải phản ánh đúng vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ Phải rút ra được những mối liên hệ bản chất nhất chủ yếu của sự vật khu tuân thủ nguyên tắc này con người sẽ tránh được sai lầm ngụy biện và chiết trung

b) Quan điểm lịch sử cụ thế

Yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống

Triết học Mác Lênin 99% (77) QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M… Triết học

20

Trang 9

phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khác phục quan điểm chiết trung, ngụy biện

Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) trong một thời gian nhất định Nó thể hiện sự thay đổi về số lượng, chất lượng, quy mô của một nền kinh tế theo chiều hướng đi lên

Tăng trưởng kinh tế dài hạn là điều kiện tiên quyết tạo nên những tiến bộ về kinh tế - xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển Chính vì vậy, tăng trưởng kinh

tế đang được xem là nhiệm vụ cấp thiết quan trọng nhất ở hầu hết các quốc gia Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, kể từ năm 1986 Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới Nó được tiến hành toàn diên trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước Để đất nước có thể hội nhập với thế giới, chính phủ đã và đang đẩy mạnh các chính sách như khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, chính sách thương mại tự do…Từ đó thu được những thành quả không nhỏ cho công cuộc phát triển kinh tế

8

Trang 10

Sinh thái được hiểu là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống trong khi môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó Qua đó có thể hiểu môi trường sinh thái là “bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống” Đối với con người, môi trường sinh thái là toàn

bộ các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có mối liên hệ tới sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội

Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài người

Nó là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người Còn tăng trưởng kinh tế nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người Vì vậy giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ Như chúng ta đã biết môi trường sống được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, vì vậy có thể nói nó tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người Tuy nhiên sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của con người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan Môi trường chịu tác động trực tiếp của con người, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người từ

đó ta có thể thấy môi trường cũng chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được thông qua một thực thể đó là con người Môi trường là địa bàn để tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của con người Nhưng tài nguyên của môi trường không phải là vô hạn Nếu chỉ

Trang 11

tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo môi trường thì một ngày nào đó tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do môi trường bị suy thoái Lúc đó con người phải gánh chịu hậu quả do chính con người gây ra Một sản phẩm do con người tạo

ra lại phá huỷ cái mà con người chịu tác động trực tiếp vì con người không thể sống mà không chịu sự tác động của môi trường Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh

tế gắn với việc bảo vệ môi trường thì không những nó làm cho đời sống của con người ngày càng được cải thiện mà nó còn làm cải thiện cả môi trường do kinh tế phát triển nhà nước có ngân sách cho những dự án bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên bị khai thác được thay thế dần bởi các nguồn tài nguyên tự tạo

Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, nguồn tài nguyên để sản xuất

và cũng chính là nơi chứa đựng rác thải Vì vậy, bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ

sự sống của chúng ta Bảo vệ môi trường sinh thái là giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, đồng thời ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên tạo ra, khai thác và

sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên Đây chính là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của mỗi quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của bất kì tổ chức cá nhân nào Có bảo vệ tốt thì cuộc sống chúng ta mới phát triển tốt đẹp bền vững và lâu dài

Nhìn chung, hầu hết các hoạt động kinh tế của con người đều ảnh hưởng một phần nào đó tới môi trường sinh thái Trong những những hậu quả xấu do phát triển kinh tế gây ra đối với môi trường, cạn kiệt nguông tài nguyên thiên nhiên gây nên ô nhiễm môi trường là những hậu quả nặng nề nhất

10

Trang 12

a) Hoạt động giao thông vận tải trên đất liền

Theo báo cáo năm 2018 của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), giao thông vận tải đóng góp 24.34% lượng khí thải carbon mỗi năm Xét riêng lĩnh vực giao thông vận tải, các loại ô tô hạng nhẹ, ô tô tải và ô tô bus lần lượt chiếm 44%, 27% và 6% lượng khí thải carbon mỗi năm Các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng và dầu diesel, quá trình đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều loại khí thải như SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2.5); thậm chí rò

rỉ, bốc hơi nhiên liệu khi vận hành phát sinh VOC, Benzen, Toluen

Đến tháng 02 năm 2020, toàn quốc có tổng số 3.553.700 xe ô tô và khoảng 45 triệu xe máy đang lưu hành Trong đó, Hà Nội có gần 6 triệu xe máy, Thành phố

Hồ Chí Minh có hơn 8 triệu xe máy lưu thông hàng ngày, chưa tính đến các phương tiện giao thông của người dân từ các địa phương khác đi qua Trong số các phương tiện đang lưu hành, nhiều phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, niên hạn để lưu thông trong thành phố, nhiều xe qua nhiều năm sử dụng và không thường xuyên bảo dưỡng nên hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại và bụi trong khí thải cao Đây là một trong những nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây ngày càng gia tăng

Đặc biệt tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải cũng đóng vai trò chủ yếu trong việc gây nên ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn từ động cơ, do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, gây tác hại lớn đến thính giác nói riêng

và cơ thể nói chung Tiếng ồn mạnh thường xuyên gây nên đau đầu, chóng mặt, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi

b) Hoạt động kinh tế biển

Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển tiếp tục gia tăng Nguyên nhân là do quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị

Trang 13

hóa, nhất là từ nguồn nước thải công nghiệp, rác thải nhựa, hóa chất từ các sự cố môi trường gây ra

Trung bình mỗi năm Việt Nam xả thải ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm khoảng 6% rác thải nhựa toàn thế giới) và đứng thứ tư trên thế giới Ô nhiễm rác thải biển không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, mà còn phá hủy sinh cảnh Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã mất 12% số rạn san hô; 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng Diện tích các rạn san hô bị mất, tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như vịnh

Hạ Long, các tỉnh ven biển miền trung nhiều nơi giảm đến 30% Kết quả nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế trong những năm gần đây cũng cho thấy: có khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam

đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể, nhất là nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ và dầu mỡ đã và đang diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh thành ven biển Việt Nam, nhất là vùng cửa sông các tỉnh phía bắc và dọc dải ven biển đồng bằng sông Cửu Long Các sự cố môi trường do tràn dầu, hóa chất, xói lở bờ biển cũng gia tăng, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế - xã hội, mà về lâu dài làm cho các rạn san hô, phù du sinh vật bị chết, khiến suy giảm

đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản tại khu vực

Giao thông vận tải biển phát triển đồng nghĩa với việc số lượng các phương tiện tầu thuyền trên biển ngày một tăng Các tàu thuyền đều sử dụng nguồn nhiên liệu

là dầu do đó khi các bình chứa dầu của thuyền không đảm bảo chất lượng khiến dầu bị rò rỉ ra biển Các tàu hoặc sà lan chở dầu nếu bị đắm hoặc va đâm sẽ khiến lượng lớn dầu bị tràn ra biển gây ô nhiễm nước biển, gây hại cho sự sống của các sinh vật

12

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w