Cơ sở lý luậna Khái niệm phép biện chứngBiện chứng thường được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, là phạm trù dùng để chỉnhững mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự vận động và phát triể
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
…… o0o……….
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI
Sinh viên thực hiện : Phạm Linh Chi
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
I Cơ sở lý luận 2
1 Khái quát về phép biện chứng 2
a) Khái niệm phép biện chứng 2
b) Phép biện chứng duy vật 2
2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 4
a) Nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến 4
b) Ý nghĩa phương pháp luận 5
II Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái 7
1 Vấn đề tăng trưởng kinh tế 7
2 Môi trường sinh thái 8
3 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế & bảo vệ môi trường sinh thái 10
4 Thực trạng hiện nay 11
5 Đề xuất giải pháp 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Sinh ra và lớn lên trong một thời đại công nghệ kĩ thuật đổi mới và kinh tế pháttriển rực rỡ, con người được thừa hưởng những giá trị vĩ đại về nhiều mặt trong xãhội Dù vậy, cuộc sống con người vẫn không thể tách rời khỏi khởi nguồn nguyên bảncủa sự sống – tự nhiên
Con người đã và đang tác động vào tự nhiên, biến đổi tự nhiên để phục vụ chonhững mục đích sống của chúng ta, đặc biệt là cho mục đích phát triển kinh tế Chínhbởi vậy mà con người và thế giới tự nhiên có mối quan hệ liên kết vô cùng chặt chẽ,tác động qua lại lẫn nhau Tuy nhiên, với phương pháp khai thác sai lệch và khônghiệu quả, môi trường sinh thái đang suy thoái với tốc độ trông thấy Sự tàn phá môitrường tự nhiên sẽ để lại nhiều hệ quả khôn lường cho con người trong tương lai
Trước tính cấp thiết của vấn đề này, em xin chọn đề tài “Phép biện chứng về mối
liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái” để làm rõ mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường, phân tích thực trạng đang xảy ra tại Việt Nam, cũng như đề xuất mộtvài giải pháp góp phần giảm thiểu tính nghiêm trọng của vấn đề thông qua phươngpháp luận triết học Mác - Lênin Cấu trúc của bài tiểu luận gồm có 02 phần như sau:
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn có hạn nên bài tiểuluận của em sẽ khó tránh khỏi còn sơ sót Em rất mong nhận được những lời nhận xét,đánh giá của các thầy cô để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của cô Đào Thị Trang trong quá trình xây dựng và hoànthành bài tiểu luận này!
1
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
a) Khái niệm phép biện chứng
Biện chứng thường được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, là phạm trù dùng để chỉnhững mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự vận động và phát triển của bản thâncác sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại bên ngoài độc lập với ý thức con người; thứhai, là phạm trù dùng để chỉ những mối liên hệ và vận động, biến đổi của chính quátrình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người
Theo hai nghĩa nêu trên, thực chất biện chứng được chia thành hai loại là biệnchứng khách quan và biện chứng chủ quan (phép biện chứng)
Phép biện chứng hay biện chứng chủ quan chính là sự phản ánh biện chứngkhách quan vào đầu óc con người, là biện chứng của chính quá trình nhận thức, làbiện chứng của tư duy phản ánh hiện thực khách quan Khi xem xét sự vật, hiện tượngphép biện chứng đặt nó vào trạng thái vận động, biến đổi, phát triển và trong mốiquan hệ với sự vật, hiện tượng khác, không tách rời cô lập
Phép biện chứng đã phát triển qua nhiều thời kỳ với 3 hình thức cơ bản:
- Biện chứng chất phác cổ đại: nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giớinhưng bằng trực quan chất phác, ngây thơ còn thiếu minh chứng bởi các thànhtựu khoa học tự nhiên
- Biện chứng duy tâm cổ điển Đức, bắt nguồn từ Cantơ và hoàn thiện ở Hêghen
- Phép biện chứng duy vật do Mác và Ăng ghen sáng lập
b) Phép biện chứng duy vật
Trang 5Cùng với sự phát triển của tư duy loài người, triết học đã phát triển qua nhiềuthời kì và đạt đến đỉnh cao với triết học Mác – Lênin, đặc biệt là với phép biện chứngduy vật.
Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng: “Phépbiện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và pháttriển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin còn có một số định nghĩa khác
về phép biện chứng duy vật Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triểntrong phép biện chứng mà C.Mác đã kế thừa từ triết học Hêghen, Lênin khẳng định:
“Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là họcthuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện,học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánhvật chất luôn luôn phát triển không ngừng”
Vậy có thể hiểu phép biện chứng chính là “học thuyết nghiên cứu, khái quátbiện chứng của thế giới thành các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựngphương pháp luận khoa học”
Từ định nghĩa, phép biện chứng duy vật có hai đặc điểm cơ bản, đó là:
- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin là phép biện chứng đượcxác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Đây là sự khác biệt vềtrình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng trong các thời kỳ trước họctrước đây
- Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin có sự thống nhấtgiữa nội dung thế giới quan (biện chứng khách quan) và phương pháp luận(biện chứng chủ quan) Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật không dừng lại
ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới
3
Trang 6Xuất phát từ các ưu điểm tiến bộ của mình, phép biện chứng duy vật trở thành mộtnội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học củachủ nghĩa Mác – Lê nin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luậnchung nhất của hoạt động sáng rạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Nguyên lý được hiểu như các tiên đề trong khoa học cụ thể Nó là tri thứckhông dễ chứng minh nhưng đã được xác nhận bởi thực tiễn của nhiều thế hệ conngười Hai nguyên lý chính trong triết học Mác – Lênin bao gồm nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, mà nguyên lý mối liên hệ phổ biến cóthể được coi là định đề khái quát nhất để làm cơ sở suy lý cho những nguyên tắc, quyluật tiếp theo
a) Nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Tất cả mọi sự vật cũng như thế giới đều luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ quyđịnh ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không có liên hệ.Chúng vừa tồn tại độc lập, vừa liên hệ, quy định, tác động qua lại và chuyển hóa lẫnnhau Mối liên hệ phổ biến là khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ dừng lại
ở thế giới vật chất mà còn được mở rộng ra cả liên hệ với các đối tượng tinh thần vàgiữa chúng với các đối tượng vật chất sinh ra chúng
Mối liên hệ phổ biến có ba tính chất cơ bản là tính khách quan, tính đa dạngphong phú và tính phổ biến
- Sự khách quan thể hiện ở chỗ mối liên hệ phổ biến là cái vốn có không phụthuộc vào ý chí con người, con người chỉ có thể nhận thức sự vật qua mối liên
Trang 8hệ vốn có của nó Mọi sự vật hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và cóthể chuyển hóa cho nhau, con người không thể điều khiển mối liên hệ ấy theo ýchí mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng thực tiễn để tác động lên mối liên hệđó.
- Tính đa dạng, phong phú được thể hiện thông qua sự liên hệ của các các sự vật,hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau,giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác,cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điềukiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động,phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khácnhau
- Về tính phổ biến, theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiệntượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hayquá trình khác Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào khôngphải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mốiliên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống,hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác
và làm biến đổi lẫn nhau Điều này đúng với cả tự nhiên, xã hội và tư duy tinhthần
b) Ý nghĩa phương pháp luận
Khi nghiên cứu, đánh giá một sự vật hiện tượng cần phải thỏa mãn quan điểmtoàn diện và lịch sử - cụ thể (được rút ra từ nguyên lý mối quan hệ phổ biến vànguyên lý phát triển), chống lại thái độ tuyệt đối hóa cụ thể, xem nhẹ tiến trình chung,quy luật chung
Phép biện chứng duy vật
Triết họcMac-Lenin None
6
Trang 9- Xem xét những mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các tuộctính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó.
- Xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đóvới các sự vật, hiện tượng khác, kể cả trực tiếp và gián tiếp
- Trí thức đạt được về sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không trọn vẹn, đầy
đủ Ý thức được điều này sẽ giúp ta tránh được tuyệt đối hóa những tri thức đã
có, tránh xem đó là những chân lý luôn luôn đúng Để nhận thức được sự vật,chúng ta phải nghiên cứu tất cả những mối liên hệ
- Bốn là, tuyệt đối tránh quan điểm phiến diện khi xem xét sự vật, hiện tượng.Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên
hệ đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất, cái quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng.Điều này không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê
- Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không – thời gian nhất định và mangdấu ấn của không – thời gian Do đó, ta nhất thiết phải quán triệt quan điểm lịch
sử – cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra
- Nội dung cốt lõi của quan điểm này là chúng ta phải chú ý đúng mức đến hoàncảnh lịch sử – cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới bối cảnh hiện thực, cảkhách quan và chủ quan, của sự ra đời và phát triển của vấn đề
Nếu không quán triệt quan điểm lịch sử – cụ thể, cái mà chúng ta coi là chân lý
sẽ trở nên sai lầm Vì chân lý cũng phải có giới hạn tồn tại, có không – thời gian củanó
Là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lí về mốiliên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo sự vật, chúng ta phải biến đổi những mối liên hệ
6
Trang 10nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác nhau đểtác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng trong hiện thực
Trang 11II Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
a) Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặctổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định (thường được tính theonăm) Sự gia tăng này được biểu hiện ở quy mô và tốc độ Tăng trưởng kinh tế có thểđược biểu thị qua quy mô tăng trưởng hoặc tỷ lệ tăng trưởng Quy mô tăng trưởngphản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa sosánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ Thu nhậpcủa nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị Thu nhập bằng giá trịphản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quântrên đầu người
Tăng trưởng kinh tế đem lại những ý nghĩa to lớn, đặc biệt là với những nướcđang phát triển như Việt Nam Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cưtăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện, đồng thờiđiều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp Tăng trưởng tạo tiền đề vậtchất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai tròquản lí của nhà nước đối với xã hội Không chỉ vậy, tăng trưởng kinh tế còn là điềukiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã pháttriển, các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…
b) Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ngày 11/1/2022, Quốc hội đã phê chuẩn gói giải pháp tài khóa và tiền tệ, ướctính lên đến 15 tỷ đô la để triển khai Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế(ERDP) trong năm 2022 và 2023 Thị trường lao động phục hồi và các biện pháp kíchcầu khác sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở mức 9,5% vào năm 2022 theo dự báo,
8
Trang 12đóng góp 3,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP Công nghiệp đã khởi đầu mạnh
mẽ trong năm nay Chỉ số nhà quản trị mua hàng đã lên 53,7 trong tháng 1/2022 (trên
50 cho thấy sự mở rộng) và lên 54,3 vào tháng Hai so với mức 52,5 trong tháng12/2021, tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp Sản lượng nông nghiệp được dự báo sẽtăng 3,5% trong năm nay, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP nhờ sựphục hồi của cầu nội địa và giá hàng hóa toàn cầu tăng Các chính sách tái mở cửa dulịch của Chính phủ thực hiện vào tháng Ba và dự kiến dỡ bỏ các biện pháp kiểm soátđại dịch sẽ thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, với dự báo tăng 5,5%, đóng góp 2,3 điểm phầntrăm vào tăng trưởng GDP trong năm nay
a) Định nghĩa môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, tất cả nằm trongmột mối quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, gây ảnh hưởng đến đờisống, quá trình sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người lẫn thiên nhiên, thếgiới xung quanh
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinhhọc, tồn tại độc lập khỏi ý chí con người nhưng ít nhiều đều chịu tác động đến từ loàingười Các yếu tố thiên nhiên có thể bao gồm ánh sáng, đất, nước, không khí, các loàiđộng thực vật, các tài nguyên khoáng sản tự nhiên… Môi trường tự nhiên cung cấpcho chúng ta những điều kiện cần để duy trì sự sống cũng như cung cấp nguyên vậtliệu cho quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố hoàn toàn do con người tạo ra, do conngười điều khiển và chi phối Cụ thể, chúng bao gồm những tiện nghi trong cuộc sốngnhư ô tô, máy bay, nhà ở, các tòa cao tầng, khu đô thị, công viên giải trí… Các tài
Trang 13nguyên từ môi trường nhân tạo là điều kiện đủ cho quá trình sản xuất hàng hóa, duytrì sự sống và phát triển.
Các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, tuy tách rời nhưng không thể tồn tại cô lập,chúng bắt buộc phải nằm trong mối liên hệ với những yếu tố xung quanh để có thểbộc lộ được hết giá trị và lợi ích của bản thân Những yếu tố của môi trường sinh thái,đặc biệt là các yếu tố tự nhiên là vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình sinhtrưởng, phát triển của con người, nhất là trong quá trình xây dựng và tăng trưởng nềnkinh tế
b) Khái quát về vai trò của môi trường sinh thái
Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống cũngnhư quá trình sản xuất của con người Về bản chất, các hoạt động của con người trongcông cuộc duy trì sự sống đều xuất phát từ việc khai thác các hệ thống sinh thái của tựnhiên qua các công cụ sản xuất và lực lượng sản xuất Qua việc khai thác môi trường
tự nhiên, con người lấy được các nguồn tài nguyên phục vụ cho việc sản xuất của cảivật chất để duy trì những nhu cầu cơ bản nhất của sự sống và sau đó là đến các nhucầu cao hơn như vui chơi, giải trí, và mục đích càng cao thì sự khai thác càng xảy rathường xuyên và mạnh mẽ hơn
Nguồn tài nguyên sinh thái con người khai thác được có thể chia ra nhiều loại:
- Rừng: cung cấp nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, gỗ củi, dược liệu…
- Thủy vực: cung cấp nước, nguồn thủy hải sản, có thể cải tạo thành khu du lịchvui chơi giải trí…
- Các loài động thực vật: lương thực, thực phẩm, dươc liệu, nguồn nguyên liệuchế biến…
- Năng lượng mặt trời, gió, nước: cung cấp năng lượng cho sản xuất điện
- Quặng khoáng sản, mỏ dầu: nguyên liệu sản xuất công nghiệp
10