1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này để nhận diện những mâu thuẫn của bản thân

25 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này để nhận diện những mâu thuẫn của bản thân và đưa ra phương hướng giải quyết
Tác giả Bùi Thị Hồng Trang, Nguyễn Đức Thịnh, Quách Thị Phương Thu, Phạm Thu Trang, Phạm Văn Tiến, Lưu Thị Thùy, Trịnh Phương Thủy, Nguyễn Xuân Thuần, Bùi Quỳnh Trang, Ngô Anh Thư
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 133,31 KB

Nội dung

Bài thảo luận được chia thành 2 phần chính : Phần 1 : Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Phần 2 : Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật để nhận diện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI

NỘI DUNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP? VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT NÀY ĐỂ NHẬN DIỆN NHỮNG MÂU THUẪN CỦA BẢN THÂN VÀ

ĐƯA RA PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT

NHÓM : Nhóm 11 LỚP HP : 232_MLNP0221_20 CHUYÊN NGÀNH : Hệ thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử

Trang 2

HÀ NỘI, 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -

Hà Nội, ngày 23 tháng 2 năm 2024

BIÊN BẢN HỌP NHÓM - LẦN 1 LHP: 232-MLNP0221-20

I Thông tin cuộc họp

1.Thời gian: 21h ngày 23/2/2024

2.Địa điểm: Google meeting

3.Thành viên tham dự: 9/10

- Bùi Thị Hồng Trang, Nguyễn Xuân Thuần, Ngô Anh Thư, Trịnh Phương Thủy, Quách Thị Phương Thu, Lưu Thị Thùy, Phạm Văn Tiến, Nguyễn Đức Thịnh, Phạm Thu Trang

- Vắng: Bùi Quỳnh Trang (P)

II Mục tiêu cuộc họp

-Thông qua đề tài nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong

nhóm

-Đóng góp ý kiến cho phần thuyết trình

III Nội dung chi tiết cuộc họp

- Các thành viên được phân chia nhiệm vụ cho đề tài 2 (đề tài chính) như sau:

1 Bùi Thị Hồng Trang NT, Làm nội dung 2.2

Trang 3

7 Trịnh Phương Thủy Làm nội dung 2.2

- Các thành viên được phân chia nhiệm vụ cho đề tài 1 (đề tài phụ) như sau:

1 Quách Thị Phương Thu Làm nội dung 1.1+word

- Các thành viên được phân chia nhiệm vụ cho đề tài 3 (đề tài phụ) như sau:

1 Bùi Thị Hồng Trang (NT) Làm nội dung 1.3 + word

Trang 4

IV Kết thúc

Thời gian kết thúc: 21h30 ngày 23/2/2024

Người lập

TrangBùi Thị Hồng Trang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2024

BIÊN BẢN HỌP NHÓM - LẦN 2 LHP: 232-MLNP0221-20

Thông tin cuộc họp

1.Thời gian: 21h30 ngày 30/3/2024

2.Địa điểm: Google meeting

3.Thành viên tham dự: 8/10

- Bùi Thị Hồng Trang, Ngô Anh Thư, Quách Thị Phương Thu, Lưu Thị Thùy, Phạm Văn Tiến, Nguyễn Đức Thịnh, Phạm Thu Trang

Trang 5

- Vắng: Nguyễn Xuân Thuần (P), Trịnh Phương Thủy.

Mục tiêu cuộc họp

-Sửa nội dung

-Đóng góp ý kiến

Nội dung chi tiết cuộc họp

- Sửa nội dung phần 1.2, 2.2 phân tích rõ mâu thuẫn việc đi làm thêm của sinh viên

- Đóng góp ý kiến phần trình bày word

Kết thúc

Thời gian kết thúc: 23h ngày 30/3/2024

Người lập

Trang Bùi Thị Hồng Trang

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 NỘI DUNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT

ĐỐI LẬP 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Nội dung quy luật 5

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 9

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT ĐỂ NHẬN DIỆN NHỮNG MÂU THUẪN CỦA BẢN THÂN VÀ ĐƯA RA PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT 11

2.1 Một số mâu thuẫn của bản thân 11

Trang 6

2.1.4 Mâu thuẫn giữa sự tự do cá nhân và trách nhiệm cộng đồng 13

2.1.5 Mâu thuẫn giữa sự thích nghi và sự muốn đổi mới 13

2.2 Phương hướng giải quyết 13

2.2.1.Mâu thuẫn giữa sự cảm thấy an toàn và sự tiến xa cá nhân 13

2.2.2 Mâu thuẫn giữa sự tự chủ về tài chính của bản thân và nhu cầu hỗ trợ từ yếu tố bên ngoài 14

2.2.3 Mâu thuẫn giữa sự thoả mãn hiện tại và mục tiêu, khát vọng 15

2.2.4 Giải quyết mâu thuẫn 1 16

2.2.5 Giải quyết mâu thuẫn 2 17

2.2.6 Giải quyết mâu thuẫn 3 18

LỜI CẢM ƠN

Trước khi bước vào bài thảo luận, nhóm 11 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương Mại Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Nguyễn Thị Thu Hà đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng

em trong suốt thời gian học tập Trong thời gian tham gia lớp học của cô chúng em đã có thêm cho mình rất nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Triết học Mác-Lênin là môn học vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao, cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em

đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót

và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Trang 7

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan bài thảo luận môn Triết học Mác-Lênin với đề tài “Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này để nhận diện những mâu thuẫn của bản thân và đưa ra phương hướng giải quyết” là công trình nghiên cứu của tập thể nhóm 11, cũng như của mỗi thành viên trong nhóm Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong bài thảo luận

đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các thông tin số liệu, kết quả trình bày trong bài thảo luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỉ luật của bộ môn và nhà trường đề ra.

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2024

Đại diện nhóm 11

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên đối mặt với những mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa các mặt đối lập Từ sự đối địch giữa ánh sáng và bóng tối, cho đến những cuộc tranh cãi chính trị, xã hội và văn hóa trong xã hội hiện đại, việc thấu hiểu và

áp dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đã trở thành một chủ đề quan trọng và thú vị.

Việc quy luật này để nhận diện những mâu thuẫn của bản thân và đưa ra phương hướng giải quyết một quá trình phức tạp và sâu sắc Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận và chấp nhận sự đa dạng và trái ngược trong bản thân, từ các tính cách và giá trị đến suy nghĩ và hành vi Chúng ta cần tìm hiểu và tận dụng những ưu điểm và điểm yếu của chúng, từ đó tạo ra sự cân bằng và phát triển toàn diện.

Bằng việc hiểu và áp dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào bản thân, chúng ta có thể phát triển một tư duy linh hoạt, khả năng thích ứng với mọi tình huống và xây dựng một cuộc sống đầy ý nghĩa và thành công Hãy cùng nhau khám phá và khai thác tiềm năng vô tận của sự cân bằng và thống nhất trong sự đa dạng của chúng ta.

Trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu thảo luân, phân tích quy luật này, khám phá các ví dụ và tình huống thực tế, và trình bày các phương hướng để giải quyết quá trình thống nhất và đấu tranh trong cuộc sống cá nhân Bài thảo luận được chia thành 2 phần chính :

Phần 1 : Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Phần 2 : Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật để nhận diện những mâu thuẫn của bản thân và đưa ra phương hướng giải quyết

Trang 10

CHƯƠNG 1 NỘI DUNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA

CÁC MẶT ĐỐI LẬP

1.1 Khái niệm

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn làmột trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhấtcủa phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biệnchứng Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đónguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trongbản thân mỗi sự vật, hiện tượng Theo V.I.Lenin: “ có thể định nghĩa vắn tắt phép biệnchứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhâncủa phép biện chứng, …”

Trước hết, Quy luật là mối quan hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa

các đối tượng nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp

Ví dụ: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biệnchứng

Mặt đối lập là những mặt, những yếu tố, … có khuynh hướng, tính chất trái ngược nhau

nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tưduy

Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá

và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền Những mặt trái ngượcnhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập

Mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu thuẫn) là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác

động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóalẫn nhau giữa các mặt đối lập

Ví dụ nhân vật phản diện và chính diện tồn tại thống nhất và đấu tranh lẫn nhau trong tácphẩm nghệ thuật, hay mối quan hệ qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh

tế xã hội, …

Trang 11

1.1.1 Tính chất của mâu thuẫn

Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không phải đem từ

bên ngoài vào Ví dụ như sự tiến hóa của giống loài không thể có nếu thiếu đi sự tác độngqua lại giữa biến dị và di truyền (Biến dị và di truyền cũng là hai quá trình diễn ra kháchquan)

Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại và

phát triển của sự vật, hiện tượng Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế.Như trong xã hội, mâu thuẫn được thể hiện ở sự đối kháng giữa giai cấp tư sản và vô sản,giữa thống trị và bị trị, giữa bóc lột và bị bóc lột

Tính phong phú, đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác nhau.Trong

một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau và có vị trí, vai trò khácnhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật đó Ví dụ mâu thuẫn trong giới sinh vật(đồng hóa và dị hóa, biến dị và di truyền) khác với mâu thuẫn trong xã hội (lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất) và cũng không giống với mâu thuẫn trong tự duy (nhận thứcđúng và nhận thức sai, chân lý và sai lầm)

1.1.2 Phân loại mâu thuẫn

Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô cùng đa dạng Sự đadạng đó phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt đối lập, vào điều kiện mà trong đó sự tácđộng qua lại giữa các mặt đối lập triển khai, vào trình độ tổ chức của sự vật, hiện tượng

mà trong đó mâu thuẫn tồn tại Mỗi loại mâu thuẫn có đặc điểm riêng và có vai trò khácnhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng

Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản vàmâu thuẫn không cơ bản

Mâu thuẫn cơ bản: tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng, quy định

bản chất sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong

Trang 12

Mâu thuẫn không cơ bản: đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ quy định sự vận

động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối củamâu thuẫn cơ bản

Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượngtrong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫnthứ yếu

Mâu thuẫn chủ yếu: luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện

tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của quátrình phát triển

Mâu thuẫn thứ yếu: là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận động, phát

triển của sự vật hiện tượng

Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn bêntrong và mâu thuẫn bên ngoài

Mâu thuẫn bên trong: là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng… đối lập

nằm trong mỗi sự vật, hiện tượng, có vai trò quyết định trực tiếp quá trình vận động vàphát triển của sự vật hiện tượng

Mâu thuẫn bên ngoài: xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng với nhau,

tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng nhưng phải thông qua mâuthuẫn bên trong mới phát huy tác dụng

Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các giaicấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫnkhông đối kháng

Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu

hướng xã hội, … có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được

Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng,

xu hướng xã hội, … có lợi ích không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời

Trang 13

1.2 Nội dung quy luật

1.2.1 Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thểhiện ở việc:

 Thứ nhất: Các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau

để tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia Một sự vật, hiện tượng muốntồn tại thì không thể thiếu đi sự thống nhất giữa các mặt đối lập

 Thứ hai: Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấutranh giữa cái mới đang hình thành và cái cũ chưa mất đi hẳn Đây chỉ là trạng tháivận động của mâu thuẫn khi có sự tồn tại cân bằng giữa các mặt đối lập bên trong

Nước bao gồm hai mặt đối lập: H+ có tính axit, thể hiện khả năng nhường proton và

OH-có tính bazơ thể hiện khả năng nhận proton Hai mặt này thống nhất với nhau tạo thànhphân tử nước (H2O) Nước có nhiều tính chất đặc biệt quan trọng cho sự sống, ví dụ như:Tính hòa tan: giúp hòa tan nhiều chất dinh dưỡng; Tính dẫn nhiệt: giúp điều hòa thânnhiệt cho các sinh vật; Sức căng bề mặt: giúp các sinh vật nhỏ bé di chuyển trên mặtnước

b) Con người:

Con người là sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Vật chất (cơ thể) và tinh thần (ý thức),sinh học và xã hội, cá nhân và cộng đồng Nhờ sự thống nhất này, con người có thể: Tưduy, sáng tạo, hoạt động lao động, sản xuất, giao tiếp, hợp tác

Tính chất: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện,

nghĩa là sự thống nhất đó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của sự vật, hiệntượng

Tóm lại: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự không tách rời nhau, cùng tồn tại đồng

thời và mặt đối lập này phải lấy mặt đối lập kia làm cơ sở cho sự tồn tại của mình Các mặt đối lập luôn tác động lẫn nhau, cân bằng lẫn nhau Sự thống nhất giữa các mặt đối lậpcòn gọi là sự đồng nhất giữa chúng do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau Do sự đồng nhất giữa các mặt đối lập, nên trong nhiều trường hợp, khi mâu thuẫn xuất hiện và hoạt động, trong những điều kiện nào đó, tại sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập Đồng nhất không tách rời với chính bản thân nó; trong đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, đối lập

1.2.2 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại với nhau theo

xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau và sự tác động đó không tách rời với sự khác nhau,thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn

Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong quá trình phát triển:

Trang 14

kiến và giai cấp nông dân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến và ra đời chế độ tưbản chủ nghĩa Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản dẫn đến sự sụp đổ củachế độ tư bản chủ nghĩa và ra đời chế độ xã hội chủ nghĩa.

b)Phát triển của khoa học, kỹ thuật:

Khoa học- kỹ thuật phát triển thông qua mâu thuẫn giữa nhu cầu thực tiễn và khả năngđáp ứng nhu cầu đó, nhu cầu thực tiễn thúc đẩy con người nghiên cứu, sáng tạo Khoahọc, kỹ thuật phát triển lại đáp ứng nhu cầu thực tiễn ở mức độ cao hơn Từ đó nhu cầu vềnăng lượng thúc đẩy con người nghiên cứu, phát triển các nguồn năng lượng mới, nhu cầu

về thông tin thúc đẩy con người nghiên cứu, phát triển các công nghệ thông tin mới

Tính chất: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối, nghĩa là sự đấu tranh đó

phá vỡ sự ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng dẫn đến sự chuyển hoá về chất củachúng Tính tuyệt đối của sự đấu tranh gắn liền với sự tự thân vận động, phát triển diễn rakhông ngừng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất Suy ra, sự vận động, pháttriển là tuyệt đối Khi nói tới tính tuyệt đối của “đấu tranh”, V.I Lênin đã viết: “Sự pháttriển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”

Tóm lại: Bên trong mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những

mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn Khi hai mặt đối lập

có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn nhau và từ đó mâu thuẫnđược giải quyết Nhờ sự giải quyết theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ thay thế thểthống nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi

1.2.3 Quá trình vận động của mâu thuẫn

Quy luật mâu thuẫn nói lên rằng sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sựvật, hiện tượng là nguyên nhân, là động lực bên trong của sự vận động, phát triển, làmcho cái cũ mất đi và cái mới ra đời; vì vậy, sự vận động, phát triển của các sự vật, hiệntượng là tự thân Quá trình từ khác nhau, thống nhất qua mâu thuẫn đến đấu tranh giữacác mặt đối lập mà kết quả là mâu thuẫn mới trong một sự vật, hiện tượng ở dạng thốngnhất thường trải qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng:

+ Giai đoạn 1 (khác nhau): Khi sự vật, hiện tượng mới xuất hiện, mâu thuẫnthường được biểu hiện ở khác nhau giữa các mặt đối lập Giai đoạn này còn được gọi làgiai đoạn hình thành mâu thuẫn

+ Giai đoạn 2 ( phát triển mâu thuẫn): Trong quá trình vận động, phát triển của cácmặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau và bài trừ, phủ định lẫn nhau ở giai đoạn1; Sự khác nhau chuyển thành mâu thuẫn

+ Giai đoạn 3 (giải quyết mâu thuẫn): Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau, nếu có điều kiện thì hai mặt đó sẽ hoặc chuyển hoá lẫn nhau; hoặc triệt tiêu nhau; hoặc cả hai mặt đó đều bị triệt tiêu; sự vật, hiện tượng chuyển sang chất mới

Ví dụ: Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó.

Quá trình vận động của mâu thuẫn:

+Giai đoạn 1 (Khác nhau): Khi xã hội bắt đầu phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên Tuy nhiên, khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội còn hạn chế do trình độ sản xuất thấp, khoa học kỹ thuật chưa phát triển Mâu thuẫn này thể hiện qua sự khác nhau giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu

+Giai đoạn 2 (Phát triển mâu thuẫn): Nhu cầu của con người ngày càng tăng, nhưng khả

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w