Điều này đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự hiện diện của sự đa dạng và mâu thuẫn trong thế giới xung quanh chúng ta và cách chúng tương tác với nhau để tạo nên sự phát triển và tiến bộ.Qu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
NỘI DUNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÂN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT NÀY ĐỂ NHẬN DIỆN NHỮNG MÂU THUẪN CỦA BẢN THÂN VÀ ĐƯA RA PHƯƠNG
HƯỚNG GIẢI QUYẾT
NHÓM: 8LỚP HP: 231_MLNP0221_13
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
HÀ NỘI, 2023
Trang 21.1.2 Mâu thuẫn biện chứng 3
1.1.3 Mâu thuẫn biện chứng chỉ mối quan hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập 4
1.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 5
1.2.1 Sự thống nhất giữa các mặt đối lập 6
1.2.2 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập 7
1.2.3 Quá trình vận động của mâu thuẫn 8
1.3 Vai trò của mâu thuẫn và phân loại mâu thuẫn 9
1.3.1 Vai trò của mâu thuẫn 10
1.3.2 Phân loại của mâu thuẫn 11
1.4 Ý nghĩa của phương pháp luận 11
II VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN CỦA BẢN THÂN 12
2.1 Thực trạng mâu thuẫn của sinh viên hiện nay 12
2.2 Một số phương hướng ứng dụng quy luật vào giải quyết mâu thuẫn 14
2.3 Một số biện pháp thực tế 16
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3MỞ ĐẦU
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập từ lâu đã trở thành một chủ đề quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ triết học đến chính trị, xã hội học và văn hóa học Điều này đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự hiện diện của sự đa dạng và mâu thuẫn trong thế giới xung quanh chúng ta và cách chúng tương tác với nhau để tạo nên sự phát triển và tiến bộ.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng Quy luật này cho biết nguyên nhân hay nguồn gốc và động lực của sự vận động phát triển, nó có tác dụng nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn, đi sâu nghiên cứu để phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật.
Ngoài ra, biện chứng duy vật lịch sử khẳng định rằng: “ Mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại mâu thuẫn bên trong Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc Trong mỗi một sự vật có rất nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành.”
Trang 4NỘI DUNG
I QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP1.1 Khái niệm
1.1.1 Mặt đối lập
- Là khái niệm dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
- Ví dụ: Sự thiện ác bên trong mỗi con người, sự tồn tại của cặp điện tích âm và điện tích dương trong cùng một phân tử.
Những mặt đối lập là nhân tố hình thành nên mâu thuẫn.
1.1.2 Mâu thuẫn biện chứng
- Quan điểm siêu hình: Phủ nhận sự tồn tại của mâu thuẫn biện chứng + Là cái đối lập phản logic
+ Không có sự thống nhất
+ Không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập
- Quan điểm biện chứng: Mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới.
- Khái niệm: Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Mâu thuẫn chính là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Vì vậy, quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập còn được gọi là quy luật mâu thuẫn.
Mâu thuẫn còn được giải thích có thể là danh từ hoặc động từ chỉ tình trạng xung đột hoặc cũng có thể hiểu mâu thuẫn là sự đối chọi, không hòa hợp giải quyết được Ngoài ra tùy từng hoàn cảnh khác nhau và tính chất của sự việc mà có thể đưa ra cách hiểu khác nhau về mâu thuẫn.
1.1.3 Mâu thuẫn biện chứng chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyểnhóa lẫn nhau của các mặt đối lập
Trang 5- Ví dụ: Mối quan hệ qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế xã hội, nhân vật phản diện và chính diện tồn tại thống nhất và đấu tranh lẫn nhau trong tác phẩm nghệ thuật,…
- Các tính chất của mâu thuẫn:
+ Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng, nó tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Ví dụ: Trong mỗi con người đều chứa hai mặt là thiện và ác, tùy thuộc vào tính cách mà mỗi mặt chiếm vị thế chủ đạo, ưu thế.
+ Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế vào.
Ví dụ:
Mâu thuẫn trong cơ học : Mâu thuẫn giữa lực và phản lực trong sự tương tác giữa các vật thể
Trang 6Mâu thuẫn trong sinh học: Mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa, giữa di truyền và biến dị…
Mâu thuẫn trong con người, xã hội: Mâu thuẫn trong tính cách, tư duy, tình cảm của mỗi con người, mâu thuẫn về lợi ích giá trị giữa các cá nhân.
+ Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có những mâu thuẫn khác nhau Trong một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại những mâu thuẫn khác nhau và có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
Ví dụ:
Mỗi cá nhân đều có thể có các mâu thuẫn: Mâu thuẫn với các yếu tố bên ngoài, mâu thuẫn với các cá nhân khác trong gia đình hoặc ngoài xã hội trên nhiều phương diện: tình cảm, nhận thức, kinh tế, chính trị, văn hóa,…
Trang 71.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập1.2.1 Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
- Khái niệm: Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở việc:
+ Thứ nhất: “ Sự thống nhất ” của các mặt đối lập được hiểu với ý nghĩa các mặt đối lập cần đến nhau , nương tựa vào nhau Mặt đối lập này lấy mặt đối lập làm tiền đề cho sự tồn tại của chính mình và ngược lại Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật.
Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sư tồn tại của bất kì sự vật hiện tượng nào Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật tạo nên.
+ Thứ hai: Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
+ Thứ ba: Giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau.
Trang 8- Ví dụ: Quan hệ lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất: khi lực lượng sản xuất phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất cũng phát triển, hai hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của phương thức sản xuất Nhưng quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:
+ Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt phù hợp khác nhau phản ánh được bản chất của sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lượng sản xuất.
+ Thứ hai: Đó phải là một khái niệm “động” phản ánh được trạng thái biến đổi thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.
+ Thứ ba: Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn Ngoài ý nghĩa nhận thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất được coi là thỏa đáng phải có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho việc xây dựng quan hệ sản xuất, sao cho những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất.
1.2.2 Sự đấu tranh của các mặt đối lập
- Khái niệm:
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua laị theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
+ Các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật
+ Sự đấu tranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
- Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt Chỉ có thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức kẻ cả bạo lực mới có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách căn bản.
- Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình, sự
Trang 9thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới.
- Kết luận: Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của vật Sự đấu tranh của mối quan hệ gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tính tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tính tuyệt đối Lênin viết: “ Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính là nó nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan Song bản thân của sự thống nhất chỉ là tính tương đối tạm thời Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Kể cả trong trạng thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hóa nhảy vọt về chất của các mặt đối lập là có điều kiện thoáng qua, tạm thời tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.”
1.2.3 Quá trình vận động của mâu thuẫn
- Nội dung của quy luật mâu thuẫn nói lên rằng mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân; giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển; sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng là tự thân Quá trình từ khác nhau, thống nhất qua mâu thuẫn đến đấu tranh giữa các mặt đối lập mà kết quả là mẫu thuẫn mới trong một sự vật, hiện tượng ở dạng thống nhất thường trải qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của mình:
+ Giai đoạn 1 (giai đoạn khác biệt): khi sự vật, hiện tượng mới xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở khác nhau giữa các mặt đối lập Giai đoạn này tương ứng với sự hình thành của sự vật (mang mâu thuẫn) Sự khác biệt đó càng ngày càng phát triển, tăng lên và đi đến đối lập.
+ Giai đoạn 2 (giai đoạn từ khác biệt chuyển thành giai đoạn phát triển,mâu thuẫn): trong quá trình vận động, phát triển của các mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau và bài trừ, phủ định lẫn nhau ở giai đoạn 1; Tác động này buộc các mặt đối lập đều
Trang 10phải tăng cường và điều chỉnh lực lượng của mình, làm cho mỗi mặt đều phát triển hơn Do đó, thúc đẩy sự vật phát triển nhanh chóng.
+ Giai đoạn 3 (giai đoạn giải quyết mâu thuẫn): khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau, nếu có điều kiện thì hai mặt đó sẽ hoặc chuyển hoá lẫn nhau; hoặc triệt tiêu nhau; hoặc cả hai mặt đó đều bị triệt tiêu; sự vật, hiện tượng chuyển sang chất mới Mâu thuẫn được giải quyết với kết quả là hai mặt đối lập cũ bị phá huỷ, sự thống nhất giữa hai mặt mới được hình thành cùng với sự hình thành của mẫu thuẫn mới Mâu thuẫn này lại được giải quyết làm cho sự vật, hiện tượng mới luôn xuất hiện thay thế sự vật, hiện tượng cũ Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng không tồn tại vĩnh viễn trong một chất Đó là quan hệ giữa mâu thuẫn biện chứng với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, trong đó mâu thuẫn giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực bên trong của sự vận động và phát triển
- Mâu thuẫn biện chứng thường được giải quyết theo hai hình thức chủ yếu là: + Hai mặt đối lập chuyển hóa vai trò vị trí cho nhau, tạo nên mâu thuẫn mới + Cả hai mặt đối lập đều bị mất đi và bị thay thế bởi các mặt đối lập mới, từ đó sinh ra sự vật mới cao hơn hẳn sự vật cũ.
- Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển thành những chất mới Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất định mới dẫn đến chuyển hóa, bài trừ, phủ định lần nhau Đó chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, là quá trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú khác nhau.
- Như vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tương đối và là điều kiện của sự tồn tại, còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực của sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới Bởi vì, đấu tranh của các mặt đối lập có tác dụng loại trừ những mặt, những nhân tố yếu kém, lỗi thời, những nhân tố không còn khả năng phát triển Đấu tranh của các mặt đối lập còn sinh ra những nhân tố mới cao hơn, phức tạp hơn Khi mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới, với những nhân tố mới cao hơn, phức tạp hơn
Trang 11chiến thắng, thay thế sự vật cũ… làm cho các sự vật, hiện tượng phát triển, thay thế nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
- Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Tóm lại: Từ lý luận về mâu thuẫn cho ta thấy trong thế giới hiện thực bất kì sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau Sự đâú tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới Mâu thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật hiện tượng Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển.
1.3 Vai trò của mâu thuẫn và phân loại mâu thuẫn1.3.1 Vai trò của mâu thuẫn
- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn.
- Trong sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
- Mâu thuẫn lúc đầu mới xuất hiện chỉ là khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau Sự khác nhau đó ngày càng phát triển dẫn đến đối lập Khi các mặt đối lập xung đột gay gắt đủ điều kiện sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thế thống nhất cũ được thay thế bằng thế thống nhất mới, sự vật cũ thay thế bằng sự vật mới.