Nêu căn cứ pháp lý Trong vụ việc trên Bác sĩ Ngân là viên chức1.Căn cứ pháp lý:Điều 2; Điều 7; khoản 1, Điều 9; khoản 1 Điều 25 Luật viên chức 2010Quyết định 06/2016/QĐ-UBND của UBND tỉn
Trang 1BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI : Dựa trên vụ việc tại Bệnh viện đa khoa Năm Căn (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) trong mâu thuẫn về việc xem xét đề nghị xin nghỉ việc của bác sĩ Trần Tú Ngân và quyết định của Ban giám đốc bệnh viện, hãy giải
quyết các yêu cầu ở dưới
LỚP : N11.TL2 NHÓM : 04
HÀ NỘI, 6/2022
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên Mã số sinh viên Chức vụ
Trang 3BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN LUẬT HÀNH CHÍNH
Nhóm: 04 Lớp: 4622Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thựchiện bài tập nhóm Kết quả như sau:
SV kýtên Đánh giá của giáo viên
(số)
Điểm(chữ)
GV kýtên
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2022
Nhóm trưởng
Trang 4MỤC LỤC
ĐỀ BÀI 5
A.MỞ ĐẦU 6
B NỘI DUNG 6
Câu 1: Trong vụ việc này, bác sĩ Ngân là công chức hay viên chức? Nêu căn cứ pháp lý 6
Câu 2: Phân tích các trường hợp kỷ luật buộc thôi việc có thể áp dụng với bác sĩ trong các bệnh viện công lập theo quy định của pháp luật hiện hành? 7
Câu 3: Hãy phân tích các trường hợp bác sĩ trong bệnh viện công lập có thể đơn phương chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật? 9
Câu 4: Căn cứ vào quy định của pháp luật hãy đánh giá việc kỷ luật của Bệnh viện đa khoa Năm căn với bác sĩ Ngân? 11
Câu 5: Phân tích quy định của pháp luật về kỷ luật buộc thôi việc bác sĩ Ngân trong vụ việc này? 14
C, KẾT LUẬN 15
PHỤ LỤC 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 26
Trang 5ĐỀ BÀI
Ngày 14-4-2021 bác sĩ Trần Tú Ngân, Trưởng Khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa Năm Căn (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) viết đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình, sau 24 năm làm việc tại bệnh viện này Sau khi nhận được đơn xin nghỉ việc của bác sĩ Ngân, ngày 20-4-2021 Ban giám đốc Bệnh viện có văn bản trả lời làchưa giải quyết cho nghỉ vì đang thiếu nhân lực, khi nào có người thay thế sẽ giải quyết Đến ngày 10-5-2021, bác sĩ Ngân làm đơn xin nghỉ việc lần thứ hai, có nội dung nếu không cho thì sẽ đơn phương nghỉ việc theo luật định, ngày 19-5-2021, Ban giám đốc bệnh viện đa khoa Năm Căn lại có văn bản phúc đáp với nội dung như lần trước
Sau hơn ba tháng kể từ khi gửi đơn xin nghỉ việc lần đầu, từ ngày 1-8-2021 bác sĩ Ngân không đến bệnh viện làm việc nữa Ngày 12-8-2021, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Năm Căn ra quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc đối với bác sĩ Ngân vì lý do tự ý bỏ việc Nói về việc bị kỷ luật bác sĩ Ngân cho biết: “Lý do duy nhất Ban giám đốc nói là chưa có người thay thế Nhưng khi tôi nghỉ thì có người thay thế ngay sau vài ngày, đó là bác sĩ Trang Cho nên rõ ràng là Ban giám đốc cố tình không bố trí người thay thế để tôi nghỉ mà kỷ luật đuổi việc tôi”
Trang 6A.MỞ ĐẦU
Trong quá trình tìm hiểu về vụ việc có thật tại Bệnh viện đa khoa Năm Căn (huyệnNăm Căn, tỉnh Cà Mau) trong mâu thuẫn về việc xem xét đề nghị xin nghỉ việc củabác sĩ Ngân và quyết định của Ban giám đốc bệnh viện, xét thấy còn có nhiều ýkiến trái chiều về vụ việc này, dựa trên kiến thức luật hành chính đã học, chúng emxin được đưa ra quan điểm cá nhân đối với vụ việc trên
B NỘI DUNG Câu 1: Trong vụ việc này, bác sĩ Ngân là công chức hay viên chức? Nêu căn cứ pháp lý
Trong vụ việc trên Bác sĩ Ngân là viên chức
1 Căn cứ pháp lý:
Điều 2; Điều 7; khoản 1, Điều 9; khoản 1 Điều 25 Luật viên chức 2010
Quyết định 06/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cà Mau, Khoản 4 Điều 3 về Cácđơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế
2 Phân tích:
Khái niệm viên chức: Theo Điều 2 Luật viên chức 2010: Viên chức là công dân
Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp cônglập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệpcông lập theo quy định của pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức năm 2010:
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có
tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
Căn cứ vào Quyết định 06/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cà Mau, Khoản 4Điều 3 về Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, trong đó có Bệnh viện
Trang 7Đa khoa Năm Căn - nơi bác sĩ Trần Tú Ngân làm việc là đơn vị sự nghiệp công lậptrực thuộc Sở Y tế tỉnh Cà Mau.
Vị trí việc làm: Căn cứ vào điều 7 Luật viên chức 2010: Vị trí việc làm là công việc
hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, làcăn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyểndụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Trong vụ việc trên, bác sĩ Trần Tú Ngân, là Trưởng Khoa y học cổ truyền bệnhviện đa khoa Năm Căn (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau), đây là công việc gắnvới chức danh nghề nghiệp tương ứng của bác sĩ Ngân theo đúng quy định tại điều
7 Luật viên chức 2010
Kết luận
Trong vụ việc trên, bác sĩ Ngân làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập là bệnhviện đa khoa Năm Căn (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) chứ không phải làm việctrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ởtrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơquan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụtheo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an Vì vậy bác sĩ Ngân là viên chứcchứ không phải công chức
Câu 2: Phân tích các trường hợp kỷ luật buộc thôi việc có thể áp dụng với bác
sĩ trong các bệnh viện công lập theo quy định của pháp luật hiện hành?
1 Căn cứ pháp lý:
Điều 19, điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán
bộ, công chức, viên chức
2 Phân tích:
Trang 8Căn cứ vào điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP1 của Chính phủ về xử lý kỷ luậtcán bộ, công chức, viên chức thì bác sĩ trong các bệnh viện công lập có thể bị kỷluật buộc thôi việc trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặccảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc khônghợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặcthông báo của cơ quan có thẩm quyền
Bác sĩ trong bệnh viện công lập có thể bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việcnếu có hành vi vi phạm lần đầu mà gây hậu quả nghiêm trọng thuộc các trường hợptrong điều 16 Nghị định trên2; sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận giả,không hợp pháp trong quá trình tuyển dụng; nghiện ma túy có giấy xác nhận của cơquan y tế Bởi bác bác sĩ trong bệnh viện công lập là những người trực tiếp thựchiện công việc liên quan tới sức khỏe, tính mạng con người Nếu bác sĩ đó không
có đủ trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe không ổn định thì tuyệt nhiênkhông thể thực hiện công việc một cách bình thường Việc sử dụng những giấy tờchứng minh giả đó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe con người.Bên cạnh đó, những hành vi vi phạm lần đầu mà có hậu quả nguy hiểm: không tuânthủ chuyên môn, lợi dụng chức quyền, vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bímật nhà nước, đều cũng sẽ bị bệnh bệnh công lập ngay lập tức áp dụng hình thức
kỷ luật buộc thôi việc.Ngoài ra, những hành vi đã bị kỷ luật bằng hình thức cảnhcáo mà tái phạm thì bệnh viện công lập cũng có thể áp dụng hình thức kỷ luật buộcthôi việc đối với bác sĩ đó
1 Phụ lục 6
2 Phụ lục 5
Trang 9Bên cạnh việc căn cứ vào các nghị định của Chính phủ về các trường hợp kỷ luậtbuộc thôi việc có thể áp dụng với viên chức (bác sĩ trong các bệnh viện công lập)thì còn cần xem xét, căn cứ vào mức độ vi phạm theo nội dung, tính chất, mức độ,tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếpthu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra…
Câu 3: Hãy phân tích các trường hợp bác sĩ trong bệnh viện công lập có thể đơn phương chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật?
vị sự nghiệp công lập có nghĩa vụ giải quyết cho viên chức thôi việc Về nguyêntắc, cả bác sĩ và bệnh viện công lập đều có thể yêu cầu thay đổi, chấm dứt hợpđồng làm việc Những quy định này cho thấy mối quan hệ giữa bác sĩ (viên chức)với đơn vị sự nghiệp công lập không phải là mối quan hệ quyền lực - phục tùngnhư giữa cơ quan nhà nước với cán bộ, công chức
Bác sĩ ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
Theo khoản 4 điều 29 luật Viên chức quy định: Viên chức làm việc theo hợpđồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồngnhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lậpbiết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị
06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày
Như vậy, bác sĩ sau khi ký hợp đồng lao đồng không xác định thời hạn có quyềnđơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo trước ít nhất 45 ngày bằngvăn bản cho giám đốc bệnh viện công lập 45 ngày là khoảng thời gian mà bệnh
Trang 10viện xem xét, giải quyết đơn xin nghỉ và bố trí người thay thế Trong trường hợpbác sĩ bị bệnh hoặc bị tai nạn đã điều trị trong vòng 6 tháng liên tục thì chỉ cần báotrước cho giám đốc bệnh viện ít nhất 3 ngày
Bác sĩ ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn:
Theo khoản 5 điều 29 luật Viên chức quy định: Viên chức làm việc theo hợpđồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trongcác trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc khôngđược bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theohợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tụcthực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khảnăng làm việc chưa hồi phục
Theo khoản 5 điều 29 luật Viên chức quy định: Viên chức phải thông báo bằngvăn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tạicác điểm a, b, c, d và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quyđịnh tại điểm d khoản 5 Điều này
Bác sĩ ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn thuộc một trong các trường hợpđược liệt kê trong khoản 5 điều 29 luật viên chức và đáp ứng điều kiện về thời giannêu ra trong khoản 6 điều 29 Luật viên chức thì có quyền đơn phương chấm dứtlàm việc và bệnh viện có trách nhiệm giải quyết cho bác sĩ đó thôi việc
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam cho phép người lao động có quyền tự chấm dứthợp đồng lao động Tuy nhiên, quan hệ lao động giữa bác sĩ và bệnh viện công lập
Trang 11đặc biệt hơn so với quan hệ lao động khác Bởi dịch vụ công mà bệnh viện cungcấp là dịch vụ thiết yếu, quan trọng đối với xã hội và có đôi khi lợi ích công ấyquan trọng hơn quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của bác sĩ Do vậy,bệnh viện công lập được pháp luật về viên chức trao quyền xem xét, cân nhắc cácđiều kiện cụ thể trước khi giải quyết đơn xin thôi việc của bác sĩ nếu thuộc mộttrong số những trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 57 Nghị định số115/2020/NĐ-CP3
Câu 4: Căn cứ vào quy định của pháp luật hãy đánh giá việc kỷ luật của Bệnh viện đa khoa Năm căn với bác sĩ Ngân?
3 Phụ lục 7
4 Phụ lục 8
Trang 12không xác định thời hạn cho nên có thể xác định được bác sĩ Ngân làm việc theohợp đồng không xác định thời hạn.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của bệnh viện Năm Căn đối với bác sĩ Ngân
là không hợp lý vì:
Thứ nhất, Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Năm Căn có nghĩa vụ giải quyết yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bác sĩ Ngân theo luật định
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35 Bộ luật lao động 20195, cũng nhưkhoản 4 điều 29 Luật viên chức 2010 sửa đổi bổ sung 20186, bác sĩ Ngân hoàn toàn
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, miễn là thực hiện nghĩa vụthông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, ở đây là người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập trước ít nhất 45 ngày Do hoàn cảnh gia đình, ngày 10/5/2021bác sĩ Ngân đã có thông báo bằng văn bản lần thứ hai cho Ban giám đốc Bệnh viện
đa khoa với nội dung nếu không giải quyết đơn xin thôi việc thì sẽ đơn phươngnghỉ việc Đến ngày 1/8/2021 tức là sau 83 ngày kể từ ngày 10/5/2021, bác sĩ Ngân
đã không đến bệnh viện làm nữa Như vậy xét cả về mặt lý do cũng như thời gian
và hình thức thông báo bằng văn bản, thì bác sĩ Ngân là hoàn toàn có quyền đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo luật định
Hơn thế nữa, theo điểm a khoản 3 điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP 7có quyđịnh về thời hạn phải ra quyết định đối với văn bản đề nghị của viên chức là 05ngày Tuy nhiên, Ban giám đốc Bệnh viện đã không tuân thủ quy định này, vượtquá thời gian cho phép (7 ngày làm việc)
Thứ hai, lý do mà Giám đốc bệnh viện Đa khoa Năm Căn đưa ra để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc với bác sĩ Ngân là không đúng theo quy định của luật
5 Phụ lục 9
6 Phụ lục 3
7 Phụ lục 7
Trang 13Trong vụ việc này, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Năm Căn ra quyết định kỷ luậtvới hình thức buộc thôi việc đối với bác sĩ Ngân vì lý do tự ý bỏ việc Theo đó tự ý
bỏ việc có thể được thể hiện qua hai cách thức: hoặc là tự ý nghỉ việc mà không cóbất cứ sự thông báo nào, hoặc là có thông báo nhưng vi phạm thời hạn thông báođược quy định tại khoản 1 điều 35 Bộ Luật lao động 20198
Tuy nhiên trong vụ việc này, khi nghỉ việc vào ngày 1/8/2021, bác sĩ Ngân đã cóthông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập- Ban giámđốc của Bệnh viện đa khoa Năm Căn vào ngày 10/5/2021, đồng thời việc thông báo
ấy cũng đã thỏa mãn yêu cầu về thời hạn - trước 45 ngày, vì thế không thể cho rằnghành vi của bác sĩ Ngân là tự ý bỏ việc được
Thứ ba, bệnh viện đưa ra hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với hành vi
tự ý bỏ việc là không hợp lý
Theo khoản 1 điều 19 Luật viên chức9 và và điều 16 nghị định
112/2020/NĐ-CP10, tự ý bỏ việc là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện chứctrách, nhiệm vụ của viên chức Đối chiếu với những trường hợp viên chức bị ápdụng hình thức kỷ luật bị thôi việc trong điều 19 nghị định 112/2020/NĐ-CP,trường hợp của bác sĩ Ngân chỉ có thể áp dụng khoản 2 điều luật này Bác sĩ Ngânchỉ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc khi hành vi vi phạm đáp ứng đủ 3dấu hiệu: là hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và phảithuộc một trong các trường hợp được quy định tại điều 16 của Nghị định này
Là hành vi vi phạm lần đầu: không đề cập đến việc bác sĩ Ngân đã từng có hành
vi vi phạm như vậy trước đó nên có thể xác định đây là hành vi vi phạm lần đầu.Như đã phân tích ở trên, hành vi của bác sĩ Ngân là hành vi vi phạm quy định củapháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức, là một trong nhữngtrường hợp được quy định tại điều 16 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP Tuy nhiênđối với dấu hiệu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ở đây không có căn cứ nào
8 Phụ lục 9
9
10 Phụ lục 5