BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP LỚN MÔN: TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN ĐỀ BÀI: 05 HỌ TÊN : LÊ VĂN CAO MSSV : 452517 LỚP : N13.TL1 VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QU
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN
ĐỀ BÀI: 05
HỌ TÊN : LÊ VĂN CAO MSSV : 452517
LỚP : N13.TL1
VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT “THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP” ĐỂ LÍ GIẢI MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP TRIỂN KINH TẾ VỚI BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 2MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………3
NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận
A Quy luật mâu thuẫn
1 Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng…… 4
2 Sự thống nhất, đấu tranh, mối quan hệ và sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập……… 4
3 Nội dung quy luật……… 5
4 Ý nghĩa phương pháp luận……….5
B Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
1 Định nghĩa phát triển kinh tế……… 5
2 Định nghĩa bảo vệ môi trường……….6
II Vận dụng nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn để lí giải mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ mội trường ở Việt Nam hiện nay
1 Hoạt động phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay……… 6
2 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay………7
KẾT LUẬN……… 10
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Triết học Mac-LêNin (NXB Chính trị quốc gia 2006)
2 Giáo trình Triết học Mac-LêNin ( Hội đồng biên soạn giáo trình Triết học Mac-LêNin 2019)
3 Luật bảo vệ môi trường 2020
4 Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững
5 Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Báo điện tử chính phủ nước CHXHCN Việt Nam)
6 Cơ sở triết học của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường (Đỗ Trọng Hưng, Viện Triết học,Số 3/2015)
7 Kinh tế và môi trường - giải pháp phát triển bền vững (Phùng Văn Hiền, Quản lý Nhà nước.Học viện Hành chính Quốc gia,Số 5/2018)
8 Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường (Hồng Vinh, Nhandan.com)
9 Một số điểm mới nổi bật trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng (Kiemsat.Online)
Trang 4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển bền vững từ lâu đã trở thành quan điểm xuyên suốt trong chính sách của Đảng, Nhà nước và đã được lồng ghép trong các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Nhìn lại quá trình thực hiện phát triển bền vững trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân 1,53%/năm trong giai đoạn 2016-2019 Tăng trưởng GDP trong 3 năm 2018, 2019, 2020 ở mốc rất cao là 7,08%/7,02%/2,91%, hơn 99% hộ gia đình Việt Nam được tiếp cận với điện,
tỷ lệ dân số sử dụng Internet là 65,9% Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội (nhiệm kì 2016-2021) là 26,7% Giảm bất bình đẳng trong xã hội, thúc đẩy tiếp cận pháp lý và thông tin ngày càng được cải thiện hơn, mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng và toàn diện, vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao Mặc dù vậy, quá trình phát triển bền vững của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là việc giải quyết một cách hài hòa, hợp
lí mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Để đóng góp ý tưởng cho việc giải quyết vấn đề này, em xin lựa chọn đề bài số 5 trong danh mục bài tập lớn học kì, thông qua việc vận dụng nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn để lí giải mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế với bảo vệ mội trường ở Việt Nam hiện nay
Trong quá trình làm bài khó có thể tránh được những sai xót, hạn chế em hi vong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy(cô) để nắm bắt rõ hơn
về vấn đề và cải thiện tốt hơn trong những bài làm tiếp theo
Em xin chân thành cảm ơn…!!!
Trang 5NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
A QUY LUẬT MÂU THUẪN
1 Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng.
+, Mặt đối lập: Mặt đối lập là những mặt có những đặc
điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy
+, Mâu thuẫn biện chứng:Các mặt đối lập nằm trong sự
liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Theo triết học duy vật biện chứng thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy
2 Sự thống nhất, đấu tranh, mối quan hệ và sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập.
+, Sự thống nhất: Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn
biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập
+, Các mặt đối lập: Các mặt đối lập không chỉ thống nhất,
mà còn luôn "đấu tranh" với nhau Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng
+, Mối quan hệ: Mối quan hệ giũa sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập thể hiện ở chỗ trong một mâu thuẫn, sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, bởi vì trong sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau thì hai mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh với nhau Không có sự thống nhất sẽ
Trang 6không có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển
+, Sự chuyển hóa: Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất
yếu, là kết quả của sự đấu tranh của các mặt đối lập Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển thành những chất mới Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất định
3 Nội dung quy luật.
+, Nội dung: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có
khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập Mối liên
hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hóa lẫn nhau làm mâu thuân được giải quyết, sự vật biến đổi
và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ
+, Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động
và phát triển Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:
Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành
Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau
Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết
4 Ý ngĩa phương pháp luận.
+, Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng phải tìm ra mâu thuẫn của sự vật
+, Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét từng loại mâu thuẫn cụ thể trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tìm ra vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa chúng
Trang 7+, Sự vật chỉ có thể phát triển khi mâu thuẫn được giải quyết, vậy nên phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn và không được điều hòa mâu thuẫn
+, Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi Vậy nên phải chống thái độ chủ quan, nóng vội, đồng thời thúc đẩy các điều kiện khách quan để giải quyết mâu thuẫn
B PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1 Định nghĩa phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống
2 Định nghĩa bảo vệ môi trường:
Bảo vệ môi trường là việc bảo vệ môi trường tự nhiên của các cá nhân, tổ chức và chính phủ Mục tiêu của nó là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên hiện có và nếu có thể, để sửa chữa thiệt hại và tạo ra xu hướng ngược lại
II VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT MÂU THUẪN ĐỂ LÍ GIẢI MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1 Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Như đã định nghĩa ở trên chúng ta thấy rằng nhìn chung phát triển kinh tế là sự lớn lên của nền kinh tế, từ đây dẫn đến việc thay đổi về thể chế, cơ cấu nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân Do đó quá trình này đòi hỏi phải ra tăng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nhiên liệu, khoáng sản, nông, lâm, thủy hải sản,…để phục vụ cho quá trình lao động sản xuất và phục mục đích cá nhân của con người hay phải ra tăng
Trang 8sự trao đổi, lưu thông, mua bán hàng hóa, sản phẩm giữa các khu vực, địa phương, vùng miền, quốc gia với nhau, điều này dẫn đến việc ra tăng khí thải
từ các phương tiện vận chuyển, việc phá hủy các khu vực tự nhiên để xây dựng bến, bãi, nhà xưởng,….Đặc biệt với một quốc gia với điều kiện thiên nhiên, vị trí địa lí thuận lợi và giàu tài nguyên khoáng sản như Việt Nam thì việc phát triển kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên, vận tải, du lịch rất được coi trọng
Trong khi đó về chiều ngược lại, bảo vệ môi trường lại là
là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu Ở Việt Nam các phương hướng và hoạt động bảo vệ môi trường bào gồm tất cả hình thức trên, càng ngày vấn đề bảo vệ môi trường càng được coi trọng, mở rộng bởi môi trường nước ta đang bị tàn phá nặng nề, tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm sút và cạn kiệt,…
Từ đây chúng ta có thể kết luận rằng bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế ở nước ta là hai mặt đối lập, bởi một hoạt động là khai thác,
sử dụng các nguồn tai nguyên thiên nhiên, tận dụng các yếu tố tự nhiên để tạo
ra lợi ích thì hoạt động còn lại là để giữ gìn, bảo tồn và khôi phục chúng Và khi đặt hai hoạt động này vào chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam thì giữa chúng hình thành mâu thuẫn biện chứng
2 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong việc phát triển bền vững của một quốc gia có mâu thuẫn biện chứng với nhau nên giữa chúng vừa có sự thống nhất, vừa có sự đối lập và chuyển hóa cho nhau
Đầu tiên chúng ta thấy rằng cả phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đều là những vấn đề quan trọng của một quốc gia, đòi hỏi đảng, nhà nước cần có những đường lối, chính sách hài hòa, phù hợp về cả phát triển kinh tế và bảo vệ mội trường Đất nước sẽ không thể phát triển bền vững nếu thiếu đi bất cứ một hoạt động nào Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững đã đưa ra quan điểm chỉ đạo rằng: “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên xuốt trong quá trình phát triển đất
Trang 9nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển
xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường…” Đồng thời hai yếu tố này cũng gắn liền với nhau không tách rời nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tài và phát triển, khi thực hiện tốt một hoạt động sẽ có tác động tích cực đến hoạt động khác và ngược lại Qúa trình sản xuất của cải của nên kinh tế cần đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên Kinh tế không thể phát triển nếu môi trường bị
ô nhiễm, bởi đặc thù nước ta phần lớn thu nhập người dân xuất phát từ kinh tế nông nghiệp, mọi hoạt động trồng trọt, chăn nuôi sẽ không thể tiến hành được nếu không có môi trường đảm bảo Đối với các ngành kinh tế khác, giả dụ chúng ta chỉ tập trung sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không giữ gìn, bảo tồn, phục hồi chúng thì kinh tế cũng chỉ phát triển trong thời gian ngắn Về sau khi mọi thứ đã cạn kiệt không còn gì để phục vụ cho quá trình sản xuất thì kinh tế sẽ trì trệ, tụt hậu Và ngược lại khi kinh tế phát triển sẽ có các nguồn đầu tư, các nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường Hay việc bảo vệ môi trường tốt sẽ tạo nên môi trường trong lành, bảo
vệ các hệ sinh thái, các cảnh quan thiên nhiên thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế nông nghiệp, kinh tế du lịch,…
Tuy nhiên bên cạnh sự thống nhất trên, phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn có sự đấu tranh với nhau Ban đầu khi kinh tế nước ta còn chưa phát triển, kinh tế nông nghiệp còn chiếm chủ yếu, công cụ lao động còn thô sơ, không xả thải, sử dụng hóa chất, thì các hoạt động kinh tế còn chưa có nhiều tác động tiêu cực đến vấn đề bảo vệ môi trường, có chăng thì chỉ diễn ra ở phạm vị nhỏ, cục bộ Như hoạt động phá rừng để lấy đất canh tác, hay việc khai thác trộm, trái phép các loại khoáng sản,…Về sau khi kinh tế nước ta phát triển, nó đã trở thành nguyên nhân phá hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường
Những ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng như luyện kim, khai thác than, sản xuất phân bón, cơ khí đã góp phần tận dụng các thế mạnh về lượng tài nguyên giàu có của nước ta nhưng lại là ngành có nhiều tác động tiêu tực đến môi trường nhất thông qua hoạt động xả thải Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay, việc người nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ đã trực tiếp tàn phá môi trường đất, nước Trong
Trang 10lĩnh vực dịch vụ, chẳng hặn như hoạt động vận tải, du lịch, vui chơi, giải trí,
… đều có những hoạt động khiến môi trường bị suy thoái, quá tải
Tuy nhiên khi môi trường bị tàn phá đến một mức độ nhất định nó cũng có những tác động tiêu cực ngược trở lại đối với việc phát triển kinh tế Đó có thể là sự thiếu hụt nguồn tài nguyên để phục vụ cho quá trình sản xuất, hay tâm lí người dân thích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường hơn, không có môi trường an toàn để trồng trọt, chăn nuôi,…Những điều này thể hiển rõ nét nhất trong lĩnh vực du lịch và nông nghiệp ở Việt Nam Thêm nữa là nguồn thu từ nền kinh tế cũng sẽ phải chi nhiều hơn cho các hoạt động bảo vệ môi trường thay vì tiếp tục đầu từ phát triển các ngành kinh tế Nói tóm lại không thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường về lâu dài sẽ làm giảm khả năng sản xuất, kinh doanh của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, kìm hãm sự phát triển kinh tế
Để giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thì rõ ràng chúng ta cần có “ sự chuyển hóa” Sự chuyển hóa này thể hiện ở việc trao đổi lợi ích giữa chúng Chúng ta sẵn sàng từ bỏ lợi ích kinh tế để đổi lấy lợi ích từ việc bảo vệ môi trường Hay tận dụng các nguồn lực tự nhiên để phát triển kinh tế trước rồi tiến hành phục hồi sau Nhìn chung cần phải có sự chặt chẽ, hài hòa, phù hợp trong cả hai hoạt động này và cũng cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương, khu vực trên cả nước
Từ việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ làm nền kinh tế nước
ta phát triển nhưng môi trường vẫn được đảm bảo Từ đây thúc đẩy cho xã hội Việt Nam không ngừng đi lên