Nghệ thuật làm gốm người Chăm là làng nghề làm gốm lâu đời nhấtViệt Nam, có một vai trò lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội củangười Chăm.. Theo hồ sơ Di sản nghề gốm Chăm của
Trang 1KHOA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH
NGÀNH VIỆT NAM HỌC
TIỂU LUẬN HẾT MÔN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGÀNH VIỆT NAM HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM
Sinh viên: Trần Thị Xuân Hoa
3122350073 Lớp: DVI1224
Khóa: 22
TP.HCM, THÁNG 1 – 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em là Trần Thị Xuân Hoa xin cam đoan đây là công trình nghiên cứukhoa học do chính em nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu trong đề tài
“Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” của em là trung thực và chưacông bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những nội dung phân tích,đánh giá được cá nhân tham khảo và thu nhập từ các nguồn khác nhau cóghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàntoàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình
Sinh viên nghiên cứu đề tàiTrần Thị Xuân HoaTPHCM, ngày 1 tháng 1 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH 3
MỞ ĐẦU 4
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 4
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM 6
1.1 Giới thiệu về Cộng đồng người Chăm và Văn hóa nghệ thuật của người Chăm 6
1.1.1 Cộng động người Chăm 6
1.1.2 Văn hóa nghệ thuật của người Chăm 7
1.2 Nghệ thuật làm gốm của người Chăm 9
1.2.1 Lịch sử hình thành nghề gốm của người Chăm 9
1.2.2 Quy trình chế tác gốm của người chăm 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM HIỆN NAY 17
2.1 Thuận lợi 17
2.2 Khó khăn, thách thức 18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỀ GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM 20
3.1 Giá trị về thẩm mỹ và văn hóa của nghệ thuật Gốm Chăm 20
3.2 Giải pháp bảo tồn nghệ thuật Gốm Chăm 21
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Công đoạn nhồi đất bằng tay 12
Hình 2, 3: Công đoạn tạo dáng và nặn hình gốm 13
Hình 4,5 : Công đoạn nung gốm 16
Hình 6: Sản phẩm Gốm khi hoàn thành 17
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nghệ thuật gốm sứ đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa nhânloại từ hàng nghìn năm nay và người Chăm ở Đông Nam Á cũng khôngngoại lệ Nghệ thuật gốm Chăm là sự thể hiện độc đáo di sản văn hóaphong phú của dân tộc này, đặc trưng bởi thiết kế phức tạp, màu sắc rực
rỡ và sử dụng vật liệu có nguồn gốc địa phương
Nghệ thuật làm gốm người Chăm là làng nghề làm gốm lâu đời nhấtViệt Nam, có một vai trò lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội củangười Chăm Cùng với nghệ thuật làm gốm độc đáo, có sự khác biệt nhấtđịnh với các loại gốm khác và những đặc điểm nổi bật chế tác gốm là kỹthuật không dung bàn xoay
Theo hồ sơ Di sản nghề gốm Chăm của Cục Di Sản Văn Hóa cho biếtthì hiện nay số lượng nghệ nhân, người học nghề tại các làng gốm rất ít vàdần bị mai một Nghệ thuật làm gốm Chăm của 2 tỉnh Ninh Thuận vàBình Thuận vừa được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóaphi vật thể thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp Nghệ thuật thủ công đầutiên của Việt Nam được vinh danh cũng chính là Nghệ thuật làm GốmChăm
Do đó, thực hiện đề tài này để thấy được tầm quan trọng của Di sảnđáng quý này để có thể phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm và góp phầnđược cho việc bảo tồn, gìn giữ Di sản quý giá của cộng đồng người Chămnói riêng và nước Việt Nam nói chung
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích là có thể tìm hiểu được về làng nghề truyền thống nghệ thuậtlàm gốm của người Chăm Từ đó có thêm kiến thức về bản sắc văn hóa
Trang 6của của tộc người Chăm, giá trị của nghệ thuật làm gốm Chăm Ngoài ra,
có thể đóng góp được phần nào về việc bảo vệ và lưu truyền Di sản đángtrân trọng này cũng như đưa ra nhiều giải pháp cho thấy tiềm năng pháttriển trong tương lai
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật làm gốm của người Chăm3.2 Khách thể nghiên cứu: cộng đồng người Chăm
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp khách quan, phương pháp phântích – tổng hợp Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thuthập và xử lí dữ liệu Các thông tin được thu nhập, tổng hợp và chọn lọc
từ các tư liệu tham khảo từ Internet, từ giảng viên cung cấp
Trang 7NỘI DUNGCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA
NGƯỜI CHĂM1.1 Giới thiệu về Cộng đồng người Chăm và Văn hóa nghệ thuật củangười Chăm
1.1.1 Cộng động người Chăm
Dân tộc Chăm là 1 trong 54 dân tộc của Việt Nam, dân số ngườiChăm hiện nay có hơn 100.000 người, trong đó phần lớn là người dânsinh sống ở Ninh Thuận là tập trung nhất sau đó đến Bình Thuận và mộtphần ở Phú Yên, Bình Định, An Giang, Tây Ninh và Thành phố Hồ ChíMinh
Người Chăm có nguồn gốc ở ven biển miền Trung Việt Nam từ xaxưa, đã tạo ra một nền văn hoá lộng lẫy với ảnh hưởng mạnh mẽ của vănhoá Ấn Độ Từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã xây dựng đượcvương quốc Chăm pa Hiện nay cư dân có hai nhóm chính: Nhóm sinhsống ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (mộtnhóm nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam cổ điển gọi là người Chăm
Bà ni) Nhóm sinh sống ở một số nơi thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Tây Ninh,
An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo)hiện đại
Dân tộc Chăm thuộc nhóm ngô ngữ Mã Lai - Đa đảo (ngữ hệ NamĐảo), có quan hệ họ hàng với người Raglai, người Ê Đê, người Chu Ru vàngười Gia Rai ở Việt Nam Người Chăm cũng có nhiều nét tương đồng vềmặt tộc người với người Indonesia, người Malaisia, người Brunei ở khuvực Đông Nam Á Họ là những cư dân bản địa ở vùng duyên hải NamTrung Bộ, đã từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng củavăn hóa Ấn Độ
Trang 8Người Chăm có phong tục mẫu hệ trong gia đình, dù xã hội Chămxưa có sự phân biệt và quân chủ Ở những nơi theo đạo Hồi Islam, giađình đã chuyển sang phụ hệ, với địa vị của nam giới được coi trọng Tuynhiên, tập tục mẫu hệ vẫn còn mạnh mẽ trong quan hệ gia đình và dòngtộc, bao gồm việc cúng tổ tiên.
Người Chăm ở Ninh Thuận có nét đẹp riêng biệt, từ vẻ ngoại hìnhđậm chất dân dụ, gương mặt tròn trịa, da ngăm và đôi mắt sáng quắc, tạonên vẻ ngoại hình mạnh mẽ và quyến rũ Truyền thống ăn mặc của họthường phản ánh sự chất phác và chân thực, thường là những bộ trangphục truyền thống có sắc màu tinh tế và đội những chiếc nón lá truyềnthống, là biểu tượng của nền văn hóa Chăm
Người Chăm ở Ninh Thuận không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa truyềnthống mà còn tự hào về những nghệ thuật truyền thống như múa Măng Lé,hát Kèn, xôi cốt, và nhiều nghệ thuật khác Ngoài ra, họ còn có những lễhội truyền thống sôi động như Kate, một lễ hội tôn vinh thần linh và cầu
Họ giữ gìn truyền thống tôn trọng gia đình và ý thức cộng đồng cao cả,tạo nên một cộng đồng đoàn kết và phát triển
1.1.2 Văn hóa nghệ thuật của người Chăm
Người Chăm có nền văn hóa độc đáo và giàu truyền thống Họthường nổi tiếng với nghệ thuật trang sức và thủ công mỹ nghệ cao cấp,nhất là trong mảng trang sức bằng vàng, bạc và đá quý Văn hóa về tàinăng và sự mỹ thuật của người Chăm được hiện diện qua các di sản văn
Trang 9hóa đặc biệt như các kiến trúc về đền tháp Po Nagar, Tháp Rome, ThápChăm Pô Klong Garai là những công trình nổi bật.
Cộng đồng người Chăm có nền văn hóa đặc sắc với các nét văn hóa
đa dạng như: âm nhạc, ca múa nhạc, thờ cúng tổ tiên, và nghệ thuật truyềnthống như thêu, nghề gốm, và chế biến mỹ nghệ từ tre Về nghệ thuật âmnhạc, nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranung, trống vỗ, kènxaranai Vì vậy dân ca – nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đếndân ca – nhạc cổ của người miền Trung như trống cơm, nhạc Nam Ai, ca
hò Huế…dân vũ Chăm pa được thấy trong các ngày hội Bon Kate diễn ratại các đền tháp cũng là một nét nghệ thuật độc đáo, thu hút sự chú ýkhông những của người Việt mà còn cả bạn bè quốc tế Ngoài văn hóa vànghệ thuật đặc sắc, cộng đồng người Chăm cũng có các nghi lễ và lễ hộitruyền thống tôn giáo Islam, một truyền thống từ thời Champa Điều nàytạo nên một nét văn hóa đa dạng và phong phú cho cộng đồng này.Văn hóa nghệ thuật của người Chăm là một nền văn hóa độc đáo vàphong phú, có ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo và Hồi giáo Người Chăm cótiếng nói và chữ viết riêng, có nhiều tác phẩm kiến trúc và điêu khắc nổitiếng như các tháp Chăm Pa, các tượng thần Siva, các bức phù điêu vũ nữ.Người Chăm cũng có nhiều nghệ thuật dân gian như múa, ca, nhạc, thêu,dệt, gốm Người Chăm tổ chức nhiều lễ hội trong năm, trong đó lễ hộiKatê là lễ hội lớn nhất để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và ông bà tổtiên
Kiến trúc Chăm là một trong những nghệ thuật đặc sắc của ngườiChăm, được xây dựng từ thế kỷ thứ I sau công nguyên, là sự phát triểnnghệ thuật sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng tư tưởngđạo giáo Ấn Độ Các công trình kiến trúc Chăm thường là các đền thápbằng đất nung, có hình dáng đa dạng và phong phú, thể hiện sự tôn kính
và khát vọng của con người với Thần, Phật Các phong cách kiến trúc
Trang 10Chăm được phân loại theo các khu vực địa lý và thời kỳ lịch sử, nhưphong cách Mỹ Sơn, Hòa Lai, Đồng Dương, Panagar.
Điêu khắc Chăm là một nghệ thuật cao quý và tinh tế, được thể hiệnqua các tượng đá, đồng, gỗ, sừng, ngà, các bức phù điêu, các vật dụng thờcúng Các tác phẩm điêu khắc Chăm thường mang đậm nét Ấn Độ hóa,biểu hiện các vị thần, thánh nhân, vũ nữ, thú vật trong các truyền thuyết
và tín ngưỡng Các tác phẩm điêu khắc Chăm có sự chuyển biến theo từnggiai đoạn lịch sử, từ sự đơn giản, mộc mạc đến sự phức tạp, cầu kỳ Cáctác phẩm điêu khắc Chăm được coi là kiệt tác của nghệ thuật Đông NamÁ
Nghề truyền thống của người Chăm là nghề làm đồ gốm Làng ChămBàu Trúc duy nhất có nghề làm đồ gốm từ lâu đời Hầu như gia đình nàocũng làm, phần lớn do phụ nữ đảm đang Từ chiếc lu đựng nước, chiếcnồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo đến siêu sắc thuốc, chiếc cà om đều rấtdụng công với những hoa văn độc đáo của dân tộc Sản phẩm gốm Chămcòn được trao đổi rộng rãi với nhiều vùng và nhiều tộc người khác nữa.Nghệ thuật dân gian Chăm là một phần quan trọng của văn hóa nghệthuật Chăm, thể hiện sự sáng tạo và phong phú của tâm hồn dân tộc.Người Chăm có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như múa, ca, nhạc,thêu, dệt, gốm Múa Chăm là một nghệ thuật độc đáo và phong phú, cónhiều điệu múa cổ xưa và hiện đại, thường được biểu diễn trong các lễ hội,như múa chàm rông, múa đoa pụ, múa quạt, múa bóng Ca nhạc Chăm làmột nghệ thuật truyền thống, có nhiều thể loại như ca dao, dân ca, ca trù,
ca kinh Người Chăm sử dụng nhiều nhạc cụ đặc trưng như trống nưng, kèn sa-ra-nai, …
ba-ra-1.2 Nghệ thuật làm gốm của người Chăm
1.2.1 Lịch sử hình thành nghề gốm của người Chăm
Theo như các tư liệu Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch, Cục Di
Trang 11Sản thì người ta không tìm kiếm thấy được bất kì một tư liệu nào về quátrình phát triển về nghệ thuật gốm đầy đủ, rõ ràng Những người nghệnhân làm gốm cũng không biết rõ về quá trình hình thành Các tài liệuChăm cũng không có sự ghi chép nào về sự phát triển của gốm Chăm.Gốm là vật dụng được người dân Chăm sử dụng hằng ngày và không thểthiếu trong văn hóa, tín ngưỡng người dân nơi đây Hiện nay gốm Chămchủ yếu ở hai làng là Ligok (Bình Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok(Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận) Người dân Chăm xem làng gốm Bàu Trúc
là một giá trị nghệ thuật rất quan trọng với đời sống của họ vì nói đến gốmChăm thì liền biết đến làng gốm Bàu Trúc và còn là làng gốm nổi tiếngnhất cả nước, đây là một trong những làng gốm cổ xưa nhất ở Đông NamÁ
Người Chăm nhận mình là con cháu của chính là ông Pô KlaongCan - một quan cận thần của vua Chăm Pô Klaong Giarai (1151 – 1205).Người dân nơi đây cho rằng ông chính là người đã chỉ dạy họ về nghề làmgốm, ngoài ra ông còn chỉ dạy họ cách trồng trọt, buôn bán để người dânnơi đây thoát khỏi cảnh nghèo khổ và từ đó họ coi ông là Tổ sư của nghềgốm và lập đền thờ ông ở Trung tâm nghệ thuật làm gốm của người Chăm
là Bàu Trúc Dù trải qua bao nhiêu năm cho tới nay thì người Chăm vẫnluôn lưu truyền, giữ được nghề truyền thống Nghệ thuật làm gốm này.Giỗ tổ nghề của đồng bào Chăm tại làng Bàu Trúc được tổ chức vào ngày
21 tháng 10 hàng năm (nhằm ngày mùng 3 tháng 7 Chăm lịch) Ngườiphụ nữ Chăm chính là chủ thể chính của nghề truyền thống làm gốm từxưa đến nay, họ sử dụng các công cụ đơn giản như tre, vỏ sò, … để làmgốm
1.2.2 Quy trình chế tác gốm của người chăm
1.2.2.1 Công đoạn chọn nguyên liệu, trộn đất, nhào đất
Ở Bàu Trúc, cánh đồng Hamu Tanu Halan là nơi duy nhất cung cấp
Trang 12nguồn đất sét làm gốm cho làng Nguồn nguyên liệu tạo nên gốm BàuTrúc gồm đất sét, cát, nước ngọt Cát dưới lòng sông là nguyên liệu chínhcho gốm Bàu Trúc, được lắng đọng sau mỗi mùa mưa lũ Đất sét ở sôngQuao có sự kết dính đặc biệt nhất định đây chính là phần quan trọng đểtạo nên sản phẩm gốm ở Bàu Trúc Đây là một loại đất sét rất đặc biệt,mềm mịn, nhiệt độ của thức ăn đồ uống đựng trong đồ gốm từ đất sétsông Quao rất ít bị hư hỏng.
Ở Bình Đức thì lấy nguyên liệu xa hơn, lấy đất sét ở trên đồi một
mỏ đất ở làng Xuân Quang theo kinh nghiệm dân gian của các nghệ nhâncao tuổi, loại đất sét được sử dụng làm gốm phải có màu vàng nhạt, có độdẻo và độ mịn vừa phải, không bị lẫn nhiều hạt sạn, sỏi nhỏ Cát cũng lànguyên liệu không thể thiếu trong quá trình làm gốm của người Chăm.Cáttrộn với đất sét là loại cát mịn, hạt nhỏ, ít tạp chất, dễ nóng chảy để kếtdính xương gốm khi nung mà không đòi hỏi nhiệt độ quá cao như trong lòkín thời gian dài
Sau khi đào đất thì người nghệ nhân sẽ đem đất sét phơi khô vàngâm nước để loại bỏ các tạp chất như đá, sỏi, … Tiếp theo là trộn đất sétvới cát mịn theo tỉ lệ nhất định, để không mất đi sự kết dính của đất sét
Kế tiếp, người nghệ nhân sẽ dùng chân và tay nhồi đất vừa được trộn.Khâu nhồi đất nhằm để tránh tình trạng gẫy, đổ sản phẩm khi tạo dáng và
để các nguyên liệu trong đất sét có một độ dẻo nhất định Họ làm nhưnhồi bánh, lăn qua lăn lại rất nhiều lần sau khi ráo nước thì vò thànhnhững cục đất to nhỏ khác nhau tùy vào sản phẩm muốn làm Đất sẽ đượccất kỹ trong vài ngày khi nhồi xong, khi nào muốn sử dụng thì rưới nướclên
Trang 13Hình 1: Công đoạn nhồi đất bằng tay
1.2.2.2 Công đoạn tạo dáng, nặn hình gốm
Chính công đoạn này những giá trị nghệ thuật của gốm Chăm BàuTrúc được khẳng định rõ nét Tạo dáng gốm gồm: nặn hình, trang trí, miếtláng và tu sửa gốm Đặc biệt ở công đoạn làm gốm của người Chăm làlàm hoàn toàn bằng tay thủ công và người thợ làm gốm đều là phụ nữ Vìđất sét ở đây dẻo mịn, nhuyễn nên không thể sử dụng bàn xoay
Bàn kê thường là một bàn đế gỗ cố định giống như chiếc mâm gỗ,hoặc dùng một chiếc lu lớn đặt úp Để đát không bị dánh thì người ta dùngmột ít cát rải lên rồi mới cho đất xuống Quá trình Để nặn lên một chiếcbình gốm, người phụ nữ Chăm phải đi xung quanh bệ đỡ theo kiểu giật lùi,ngược chiều kim đồng hồ Trong khi di chuyển, bàn tay khéo léo viền,nhào nặn và định hình cho gốm Vì không sử dụng bàn xoay mà là đivòng quanh nên người nghệ nhân gốm Chăm vuốt gốm là vuốt thẳng, cònbình thường nếu dung bàn xoay thì các gốm khác sẽ là vuốt ngang Cácdáng cơ bản được hình thành thì nghệ nhân bắt đầu công đoạn đè nén và
ém đáy chặt hơn Các sản phẩm có kích thước nhỏ thì sẽ được tạo hìnhmiệng gốm trước, còn sản phẩm có kích thước lớn sẽ được tiến hành tạo
Trang 14hình phần thân trước Nghệ nhân chỉ cần sử dụng một chút vải ướt để tạo
độ ẩm Họ vuốt nhẹ nhàng lên đất, từ từ bẻ miệng gốm để tạo ra đườngviền rộng hơn Sử dụng miếng vải ướt đó, họ dùng một tay để đỡ và mộttay để miết vải ở bên ngoài, tạo ra bề mặt mịn màng và kết hợp thao tácnới rộng phần bụng gốm uối cùng, nghệ nhân chuyển sang việc sử dụngC
"vòng quơ" để chải quanh thân gốm và sau đó lấy một miếng vải cuộnthấm nước để quấn vào tay, chải lên mặt ngoài của gốm để tạo ra bề mặtbóng láng
Các động tác người nghệ nhân rất uyển chuyển, nhẹ nhàng tạo nênhình dáng các sản phẩm gốm rất đa dạng Dụng cụ bổ trợ cũng rất đơngiản như những cuộn vải, vòng quơ, vòng cạo, … dùng để chà láng thangốm, chải láng, cạo mỏng, … Gốm chăm là một nghệ thuật vì không khómột khuôn khổ nào có thể ép buộc người nghệ nhân vì vậy họ có thể sángtạo các tác phẩm một cách riêng biệt và độc đáo nhất
Công đoạn kế tiếp sau khi nặn hình gốm đó chính là trang trí hoavăn, thường thì nghệ thuật trang trí hóa văn gốm Chăm rất tự do và ngẫunhiên nên các tác phẩm cũng rất độc đáo và mang dấu ấn cá nhân của
Hình 2, 3: Công đoạn tạo dáng và nặn hình gốm