Bài tiểu luận phân tích hiện tượng sống thử trong giới trẻ việt nam từ góc Độ tâm lý học xã hội và Đề xuất giải phápBài tiểu luận phân tích hiện tượng sống thử trong giới trẻ việt nam từ góc Độ tâm lý học xã hội và Đề xuất giải phápBài tiểu luận phân tích hiện tượng sống thử trong giới trẻ việt nam từ góc Độ tâm lý học xã hội và Đề xuất giải phápBài tiểu luận phân tích hiện tượng sống thử trong giới trẻ việt nam từ góc Độ tâm lý học xã hội và Đề xuất giải phápBài tiểu luận phân tích hiện tượng sống thử trong giới trẻ việt nam từ góc Độ tâm lý học xã hội và Đề xuất giải pháp
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài: 2
2 Phương pháp nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
1.1 Khái niệm sống thử 3
1.2 Nhận định sống thử 3
1.3.Phân loại sống thử: 4
1.4 Sống thử dưới góc nhìn pháp luật, đạo đức 5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG SỐNG THỬ TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI 6
2.1 Thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay 6
2.2 Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử 8
2.2.1.Nguyên nhân bản thân 8
2.2.2 Nguyên nhân từ gia đình 9
2.2.3 Nguyên nhân từ xã hội 9
2.3 Đánh giá chung về hoạt động sống thử của giới trẻ hiện nay 10
2.3.1 Mặt tích cực của sống thử 10
2.3.2 Mặt tiêu cực và hệ lụy của sống thử 10
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 14
1 Giải pháp và kiến nghị 14
1.1 Về phía bản thân mỗi cá nhân 14
1.2 Về phía gia đình 14
1.3 Về phía xã hội 14
KẾT LUẬN 16
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Một thực trạng đáng lưu ý trong xã hội hiện nay là sự gia tăng của hiện tượng sinh viên và thanh niên chung sống trước hôn nhân, thường được gọi là "sống thử" trong các phương tiện truyền thông Đây là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, đang thu hút sự quan tâm của các nhà luân lý, đạo đức, giáo dục và cả phụ huynh Chúng ta cần xem xét hiện tượng này một cách nghiêm túc: sống thử mang lại những lợi ích và tác động tích cực hay tiêu cực gì? Cách thức giải quyết vấn đề này ra sao? Lối sống này có được coi là tích cực hay tiêu cực, và nó có vi phạm pháp luật không? Câu trả lời cho những câu hỏi này không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà đang trở thành vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội
Trong những năm gần đây, hiện tượng sống thử trước hôn nhân đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn Hiện tượng này đã
và đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, với những ý kiến trái chiều về tác động
của nó đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng Bài tiểu luận này sẽ “Phân tích hiện tượng sống thử trong giới trẻ Việt Nam từ góc độ tâm lý học xã hội và đề xuất giải pháp”, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực
có thể xảy ra
2 Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu thực trạng của hiện tượng sống thử ở giới trẻ hiện nay, nhóm chúng
em đã dùng phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp, phân tích tính tiêu cực, tích cực và hậu quả của vấn đề Từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này
Thông qua nghiên cứu tình hình thưc tế đời sống sinh viên, báo chí, mạng internet,…nhóm chúng em đã tổng hợp ,đóng góp ý kiến xây dựng nên bài viết này
3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về việc sống thử giới trẻ nói chung và học sinh sinh viên Việt Nam nói riêng ở nhiều hệ đại học, cao đẳng, trung cấp,… qua các phương diện đạo đức, luật pháp,tâm lý,xã hội…
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trang 41.1 Khái niệm sống thử
Sống thử" hay còn gọi "sống chung trước khi cưới" là 2 người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như "vợ chồng", họ "chung" với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức
Như vậy có thể thấy sống thử được hiểu là hiện tượng hai người yêu nhau sống chung như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn Đặc điểm chính của sống thử là: Hai bên tự nguyện sống chung Có quan hệ tình cảm và tình dục và chưa có sự công nhận của pháp luật và xã hội về mối quan hệ hôn nhân
1.2 Nhận định sống thử
Đây không phải chỉ là việc thử nghiệm mà là một cách sống thực sự nghiêm túc, không phải là chuyện đùa Tất cả các yếu tố như tình cảm, tình dục, và chi tiêu đều là thật sự nghiêm túc
Tính nhân sinh: Sống thử là một hành động phổ biến của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân và tâm sinh lý
Tính lịch sử: Sống thử đã xuất hiện từ lâu ở các nước phương Tây, nhưng ở Việt Nam, hiện tượng này chỉ bắt đầu phổ biến từ những năm 90 trở lại đây Hiện tại, sống thử trở thành một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á, đặc biệt là trong giới trẻ, bao gồm thanh niên và sinh viên
Tính giá trị: Sống thử giúp làm giảm cảm giác cô đơn, đồng thời cung cấp lợi ích kinh tế qua việc "góp gạo thổi cơm chung", giảm bớt chi phí tình cảm, và đáp ứng nhu cầu tình cảm cũng như tình dục
Tính hệ thống: Sống thử hiện đang trở nên phổ biến trong giới sinh viên và công nhân Nó cũng được coi là một "mốt" hay một phong trào lớn, là một phần trong trải nghiệm cuộc sống hiện đại
Như vậy có thể thấy hiện tượng sống thử trong xã hội hiện đại là một vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi Nhiều người cho rằng "Đấy không phải là sống thử
mà là sống thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều thật" Xét về tính nhân sinh, sống thử là một hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân và tâm sinh lý của con người Về mặt lịch sử, hiện
Trang 5tượng này đã tồn tại từ lâu ở phương Tây, nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 và ngày càng phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ và sinh viên Sống thử mang lại một số giá trị nhất định như bù đắp tình cảm, giảm cảm giác cô đơn, và đem lại lợi ích kinh tế thông qua việc chung sống Nó cũng đáp ứng nhu cầu tình cảm và tình dục của các cặp đôi Về tính hệ thống, hiện tượng này đã trở thành một xu hướng, thậm chí được coi là "mốt" trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên và công nhân, và được xem như một trải nghiệm lớn về cuộc sống Tuy nhiên, việc sống thử cũng đặt ra nhiều vấn đề về mặt đạo đức, xã hội và pháp lý cần được xem xét kỹ lưỡng C
1.3.Phân loại sống thử
Hiện tượng sống thử có thể được phân loại thành nhiều hình thức khác nhau dựa trên động cơ, thời gian và mức độ cam kết của các cặp đôi Các loại hình sống thử phổ biến bao gồm:
a) Sống thử ngắn hạn: Các cặp đôi quyết định sống chung trong một khoảng thời gian ngắn, thường từ vài tháng đến một năm, để tìm hiểu nhau kỹ hơn trước khi quyết định tiến tới hôn nhân
b) Sống thử dài hạn: Những cặp đôi chọn sống chung trong thời gian dài, có thể kéo dài nhiều năm, mà không có kế hoạch kết hôn cụ thể Họ xem đây như một hình thức thay thế cho hôn nhân truyền thống
c) Sống thử vì lý do kinh tế: Đây là trường hợp các cặp đôi chủ yếu sống chung
để chia sẻ chi phí sinh hoạt, đặc biệt phổ biến ở sinh viên và người trẻ mới đi làm tại các thành phố lớn
d) Sống thử như bước đệm trước hôn nhân: Các cặp đôi xem sống thử như một giai đoạn chuẩn bị quan trọng trước khi chính thức kết hôn, giúp họ làm quen với cuộc sống chung và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn
e) Sống thử không cam kết: Một số cặp đôi chọn sống chung mà không có ý định xây dựng mối quan hệ lâu dài hoặc tiến tới hôn nhân, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tình cảm và tình dục tạm thời
1.4 Sống thử dưới góc nhìn pháp luật, đạo đức
Từ góc độ pháp lý, hiện không có quy định nào của nhà nước cấm những người
Trang 6trưởng thành chưa kết hôn có quan hệ tình cảm và sống chung như vợ chồng Xã hội hiện tại cũng không khuyến khích lối sống này, vì quyền lợi của những người sống thử không được đảm bảo khi chia tay, không có sự công nhận chính thức đối với con cái,
và thiếu những bảo vệ pháp lý tương tự như trong trường hợp ly hôn
Tuy nhiên, từ góc độ đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt, đây là một vấn đề đáng lo ngại Nó là một hồi chuông cảnh báo, yêu cầu mỗi cá nhân, gia đình và nhà nước phải chú trọng hơn đến việc giáo dục con em, bảo vệ thế hệ trẻ, và gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc Các quan điểm truyền thống xem trọng sự trinh tiết
và thường chỉ trích những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức cổ xưa Trong quan điểm này, lối sống này có thể bị coi là "tội lỗi" và bị xem là sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt đạo đức
Ngược lại, từ góc độ tâm lý học và tâm sinh lý, việc sống chung và có quan hệ tình dục trước hôn nhân được coi là một lối sống lành mạnh và bình thường Theo quan điểm này, việc các cặp đôi sống chung mà không có quan hệ tình dục mới là điều khác thường
Trang 7CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG SỐNG THỬ TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ
HỌC XÃ HỘI 2.1 Thực trạng sống thử của sinh viên hiện nay
Nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ lối sống thử, cho rằng đây là một biểu hiện của tình yêu, giúp chia sẻ vật chất và tình cảm mà không bị ràng buộc pháp lý hay nghĩa
vụ như hôn nhân Họ bác bỏ quan niệm truyền thống về sự xa cách giữa nam và nữ, cho rằng quan điểm đó đã lỗi thời và không phù hợp với xã hội hiện đại Một số sinh viên thấy sống thử như một hình thức quan hệ cộng sinh, giúp họ đối phó với thiếu thốn tình cảm và chia sẻ cuộc sống khi sống xa gia đình Sự phổ biến của lối sống thử trong các khu nhà trọ sinh viên cho thấy đây là một hiện tượng đang ngày càng trở nên quen thuộc
Mặc dù lối sống thử được nhiều người chấp nhận, vẫn có những ý kiến phê phán, đặc biệt trong xã hội Á Đông, nơi truyền thống vẫn rất quan trọng Một khảo sát cho thấy 56.3% trong số 200 người được hỏi ủng hộ lối sống thử, trong khi 36.3% phản đối Các ý kiến về sống thử rất đa dạng Sinh viên Trần Minh Tuấn cho rằng lối sống này không hoàn toàn sai, vì mỗi cách sống đều có cả mặt tích cực và tiêu cực Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng sống thử không xấu, nhưng nếu chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân thì có thể trở nên tiêu cực Sinh viên Hoàng Thùy Dung lo ngại rằng sống thử có thể mang lại hạnh phúc ngắn hạn nhưng không đảm bảo cho tương lai Theo khảo sát của Viện Khoa học Xã hội TP.HCM, gần 30% sinh viên phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân, trong khi số còn lại chấp nhận hoặc không phản đối Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức cho rằng dù không phải tất cả bạn trẻ đều thích sống thử, nhưng tâm lý chung là muốn thử nghiệm những điều mới
2.2 Những nguyên nhân dẫn đến việc sống thử
Sống thử là tình trạng phổ biến của sinh viên hiện nay Nó cũng có thể do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử.Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sống thử
2.2.1 Nguyên nhân bản thân
Sống Thử Để Tiết Kiệm: Nhiều cặp đôi lựa chọn sống thử với lý do chính là để
Trang 8tiết kiệm chi phí Sinh viên sống xa gia đình thường thiếu sự quản lý của người lớn, dẫn đến sự buông thả về mặt tình cảm và tâm lý Áp lực kinh tế do giá cả sinh hoạt ngày càng tăng, như giá nhà, điện và các mặt hàng tiêu dùng, khiến việc sống chung trở thành một giải pháp hợp lý để chia sẻ gánh nặng tài chính Tuy nhiên, câu hỏi đặt
ra là liệu đây có phải là lý do chính đáng hay chỉ là cách biện minh để tránh sự phê phán từ xã hội? Thay vì sống chung, sinh viên có thể chọn chia sẻ gánh nặng kinh tế với bạn bè cùng giới Việc sử dụng lý do tiết kiệm để biện minh cho việc sống thử có
vẻ như là cách để giảm bớt sự chỉ trích từ người khác và tạo sự thông cảm
Giải pháp "góp gạo thổi chung" giúp giảm chi phí sinh hoạt Nếu hai người sống riêng, chi phí sinh hoạt sẽ cao hơn so với khi sống chung Hơn nữa, việc sống chung giúp giảm bớt sự hao mòn thể lực và chi phí đi lại cho các buổi hẹn hò Dù nhiều bạn nam đưa ra lý do tiết kiệm chi phí và kiểm tra sự hòa hợp khi sống chung, thực tế cho thấy động cơ chính là để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, đặc biệt là nhu cầu tình dục, chứ không phải vì lợi ích chung của cả hai
Một lý do phổ biến khác là để được "bên nhau" mỗi ngày Nhiều bạn trai có xu hướng sống chung trước khi cưới vì điều này mang lại lợi ích cho họ mà không mất gì nếu mối quan hệ không thành công Họ có thể thoải mái về mặt tình cảm và hưởng lợi
từ sự chăm sóc hàng ngày, như bữa ăn ngon và quần áo sạch sẽ Trong khi đó, nếu mối quan hệ không thành công, họ chỉ đơn giản là kết thúc và không chịu mất mát gì Cuối cùng, lý do chính thường là để "test thử" sự hòa hợp giữa hai người Nhiều cặp đôi quyết định sống thử để kiểm tra xem họ có thực sự hòa hợp với nhau hay không, nhằm tránh những vấn đề sau hôn nhân Mặc dù lý do này có vẻ hợp lý trong
xã hội hiện đại, động cơ thực sự thường liên quan đến nhu cầu tình dục Những cặp đôi chọn sống chung thường có nhu cầu cao về việc luôn được bên nhau và thỏa mãn nhu cầu tình cảm
2.2.2 Nguyên nhân từ gia đình
Một yếu tố quan trọng dẫn đến việc giới trẻ ngần ngại với hôn nhân là ảnh hưởng
từ môi trường gia đình Những cặp cha mẹ không hạnh phúc, thường xuyên cãi vã và xung đột, có thể khiến giới trẻ cảm thấy chán nản và không muốn hướng tới hôn nhân
Họ có thể xem hôn nhân như một sự ràng buộc hay chỉ là cơ hội để người ta lợi dụng
Trang 9nhau Thêm vào đó, sự thiếu quan tâm từ cha mẹ đối với đời sống và tình cảm của con cái, cũng như sự thiếu động viên để sống lành mạnh, thường dẫn đến việc phụ thuộc hoàn toàn vào nhà trường trong việc giáo dục và định hướng
2.2.3 Nguyên nhân từ xã hội
Sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây đã dẫn đến tình trạng quan hệ tình dục và sống thử trước hôn nhân trong giới trẻ trở nên nghiêm trọng Nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng xem việc này là bình thường và không lo ngại về hậu quả Đồng thời, ảnh hưởng của nền văn hóa tốc độ và truyền thông đã làm cho việc tiếp xúc với nội dung về tình yêu, tình dục qua nhạc, tiểu thuyết, phim ảnh, tạp chí và các trang web trở nên phổ biến và khó tránh khỏi
Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác là nỗi sợ trách nhiệm và sự ràng buộc khi kết hôn Nhiều bạn trẻ e ngại rằng hôn nhân sẽ khiến họ phải chịu trách nhiệm và quản lý, và cảm thấy bị hạn chế Một số người thậm chí lo lắng rằng nếu họ
đã sống dễ dãi với người yêu, thì người yêu đó cũng có thể dễ dãi với người khác trong tương lai
2.3 Đánh giá chung về hoạt động sống thử của giới trẻ hiện nay
2.3.1 Mặt tích cực của sống thử
Sống thử cùng nhau có thể giúp hai người hiểu nhau hơn và khám phá những tính cách thật sự của đối phương Đây là cách để chuẩn bị cho cuộc sống chung trong tương lai và chọn lựa người bạn đời phù hợp nhất Sống thử cũng giúp tránh những tổn thương và phiền phức nếu hai người không hòa hợp và quyết định chia tay, vì nó không gặp phải những ràng buộc pháp lý như trong hôn nhân
Sống thử không hẳn là xấu Nếu có sự phê phán hay chỉ trích, có lẽ nên tập trung vào những trường hợp lợi dụng khái niệm sống thử để thỏa mãn những toan tính không chính đáng về mặt thể xác, hoặc những mối quan hệ không bền vững
2.3.2 Mặt tiêu cực và hệ lụy của sống thử
Hậu Quả và Di chứng của Sống Thử
Sống thử không phải là giải pháp lý tưởng: Mặc dù sống thử có thể giúp các cặp đôi hiểu nhau hơn và chuẩn bị cho cuộc sống chung, nhưng thường xuyên dẫn đến
Trang 10nhiều hậu quả nghiêm trọng Nhiều cặp đôi, đặc biệt là sinh viên, sau thời gian sống chung sẽ đối mặt với những mâu thuẫn và chán nản do các yếu tố như áp lực học tập, tài chính và va chạm hàng ngày Sống thử không có sự cam kết rõ ràng và dễ dàng dẫn đến chia tay khi gặp khó khăn, gây tổn thương và phiền phức cho cả hai bên, nhất là phụ nữ
Chi phí và nguy cơ sức khỏe: Sống thử có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như nạo phá thai, bệnh tật và tổn thương tâm lý Theo thống kê, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam rất cao, phần lớn là do sống thử Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người trong cuộc mà còn tạo ra những vấn đề pháp lý và xã hội lâu dài, làm tổn thương cả gia đình và cuộc sống tương lai của các bạn trẻ
Di chứng lâu dài: Những người trải qua sống thử thường phải đối mặt với nhiều vết thương tâm lý và xã hội Phụ nữ, đặc biệt, có thể phải gánh chịu những vấn đề về sức khỏe sinh sản và cảm giác mặc cảm khi bước vào các mối quan hệ tương lai Ngoài ra, trẻ em sinh ra trong các mối quan hệ không hợp pháp thường gặp khó khăn
về thể chất và tinh thần
Tác động xã hội: Sống thử có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội khi tạo ra những
cá nhân không trưởng thành, thiếu trách nhiệm và động lực Các nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ ly hôn tăng cao và sự bất ổn gia đình gia tăng, đặc biệt là với con cái của các cặp sống thử Điều này góp phần làm gia tăng phân biệt xã hội và ảnh hưởng xấu đến các thế hệ sau