1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác Động của nợ xấu Đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Nợ Xấu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa
Người hướng dẫn TS. Châu Đình Linh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Tuy nhiên, ngoài những sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình thì các NHTM trong quá trình vận hành cũng phải đối mặt với không ít các rủi ro tiềm ẩn hay trực tiếp như rủi ro t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH HÒA

T Đ NG Ủ N ẤU Đ N HẢ NĂNG SINH LỜI Ủ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH HÒA

T Đ NG Ủ N ẤU Đ N HẢ NĂNG SINH LỜI Ủ

NG N H NG THƯ NG ẠI VI T NAM

Trang 3

LỜI ĐO N

Tôi tên là Nguyễn Thị Thanh Hòa, là học viên cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Tôi xin cam

đoan luận văn thạc s với đề tài: ―T n ủ n ấu n ả năn sin lời

ủ n n n t n mại Vi t N m‖ do chính tôi thực hiện dưới sự hướng

dẫn khoa học của TS Châu Đình Linh Các nội dung nghiên cứu, số liệu thu thập phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá có chú thích rõ ràng, minh bạch được tôi thu thập từ các tài liệu, website và được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Kết quả nghiên cứu có tính độc lập, khách quan, không sao chép từ các tài liệu khác và chưa từng được công bố Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

TP HCM, ngày 05 tháng 08 năm 2024

TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ THANH HÒA

Trang 4

LỜI N

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Châu Đình Linh - người đã hỗ trợ và hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình thực hiện luận văn thạc s Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, Thầy đã đưa ra những lời khuyên quý báu và hướng dẫn chi tiết, giúp tôi hoàn thiện bài nghiên cứu một cách tốt nhất Sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô là nguồn động lực để tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ và đạt được những kết quả như mong đợi Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

TP HCM, ngày 05 tháng 08 năm 2024

TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ THANH HÒA

Trang 5

TÓ TẮT LUẬN VĂN Tên ề tài: Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương

mại Việt Nam

N i dung luận văn: Luận văn này đã thực hiện việc tổng hợp các khung lý thuyết

liên quan đến nợ xấu, khả năng sinh lời và mối quan hệ tác động của chúng tại các NHTM Đồng thời, thông qua lược khảo các nghiên cứu liên quan xác định các khoảng trống nghiên cứu Tại luận văn này khả năng sinh lời được đại diện bởi hệ

số ROA, nợ xấu được đại diện bới tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng Từ đó mục tiêu nghiên cứu thứ nhất được giải quyết là xác định tác động nợ xấu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Đồng thời, xem xét kèm theo các biến kiểm soát có tác động đến khả năng sinh lời tại các NHTM là quy mô ngân hàng;

tỷ lệ VCSH; tăng trưởng tín dụng; hệ số an toàn vốn; tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ lạm phát; sở hữu Nhà nước; đại dịch Covid 19

Sau đó, thông qua nghiên cứu định lượng với việc thu thập dữ liệu thứ cấp của 24 NHTM Việt Nam từ 2012 – 2022 và thiết kế dạng bảng, xử lý hồi quy đa biến thì mục tiêu nghiên cứu thứ hai được hoàn thành Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ

nợ xấu ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam, nhưng

tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng lại ảnh hưởng ngược chiều Mặt khác, các biến kiểm soát như quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Ngoài

ra, tăng trưởng kinh tế và sở hữu Nhà nước lại ảnh hưởng ngược chiều Cuối cùng,

hệ số an toàn vốn không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Từ các kết quả nói trên thì luận văn đã tiến hành đề xuất các hàm ý liên quan đến việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và các hoạt động quả lý rủi ro tín dụng tại các NHTM

Từ khóa: Khả năng sinh lời, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, v mô nền

kinh tế

Trang 6

ABSTRACT Title: The impact of bad debt on the profitability of Vietnamese commercial banks Content: This thesis has synthesized theoretical frameworks related to bad debt,

profitability and their impact relationship at commercial banks At the same time, through a review of related studies, research gaps are identified In this thesis, profitability is represented by the ROA coefficient, bad debt is represented by the bad debt ratio and credit risk provisions From there, the first research objective is resolved to determine the impact of bad debt on the profitability of Vietnamese commercial banks At the same time, considering the control variables that affect the profitability at commercial banks, which are bank size; equity ratio; credit growth; capital adequacy ratio; economic growth; inflation rate; state ownership; Covid 19 pandemic

Then, through quantitative research with secondary data collection of 24 Vietnamese commercial banks from 2012 - 2022 and panel design, multivariate regression processing, the second research objective was completed The research results show that the bad debt ratio positively affects the profitability of Vietnamese commercial banks, but the credit risk provision ratio negatively affects On the other hand, control variables such as bank size, equity ratio, credit growth, inflation rate positively affect the profitability of Vietnamese commercial banks In addition, economic growth and state ownership negatively affect Finally, the capital adequacy ratio does not affect the profitability of Vietnamese commercial banks From the above results, the thesis has proposed implications related to controlling the bad debt ratio and credit risk management activities at commercial banks

Keywords: Profitability, bad debt ratio, credit risk provision ratio, macro

economy

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI ĐO N i

LỜI N ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

ABSTRACT iv

DANH MỤC TỪ VI T TẮT ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU x

DANH MỤC HÌNH VẼ S ĐỒ xi

HƯ NG 1 GIỚI THI U ĐỀ TÀI 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6 Đóng góp của đề tài 5

1.7 Kết cấu của luận văn 6

TÓM TẮT HƯ NG 1 8

HƯ NG 2 SỞ LÝ THUY T VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

2.1 Cơ sở lý luận về nợ xấu tại các ngân hàng thương mại 9

2.1.1 Khái niệm nợ xấu 9

2.1.2 Nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các ngân hàng thương mại 10

2.1.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại 10

Trang 8

2.1.2.2 Nguyên nhân đến từ khách hàng 11

2.1.2.3 Nguyên nhân khách quan khác 12

2.2 Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại 12

2.2.1 Khái niệm khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại 12

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại 14 2.2.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) 15

2.2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 16

2.2.3 Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 16 2.3 Tình hình nghiên cứu 18

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước 18

2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài 20

2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu 29

TÓM TẮT HƯ NG 2 30

HƯ NG 3 Ô HÌNH V PHƯ NG PH P NGHIÊN ỨU 31

3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 31

3.1.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu 31

3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 36

3.1.2.1 Đối với các biến độc lập đại diện cho nợ xấu của ngân hàng thương mại 36

3.1.2.2 Đối với các biến kiểm soát thuộc nội tại ngân hàng và vĩ mô nền kinh tế 37

3.2 Phương pháp nghiên cứu 40

3.2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 40

3.2.2 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 41

Trang 9

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 42

TÓM TẮT HƯ NG 3 45

HƯ NG 4 T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 46

4.1.1 Tình hình thay đổi khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2022 46

4.1.2 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 47

4.1.3 Sự tương quan giữa các biến số độc lập trong mô hình nghiên cứu 49

4.2 Kết quả nghiên cứu 49

4.2.1 Kết quả kiểm định cho các mô hình hồi quy 49

4.2.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình phù hợp 51

4.2.3 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật với phương pháp FGLS 52

4.2.4 Kiểm định giải thuyết thống kê 54

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 55

TÓM TẮT HƯ NG 4 58

HƯ NG 5 T LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Hàm ý quản trị 60

5.2.1 Đối với kiểm soát nợ xấu 60

5.2.2 Đối với các hoạt động quản trị ngân hàng 61

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 63

5.3.1 Hạn chế nghiên cứu 63

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 63

Trang 10

TÓM TẮT HƯ NG 5 64

TÀI LI U THAM KHẢO i

PHỤ LỤC K T QUẢ THU THẬP DỮ LI U v

PHỤ LỤC K T QUẢ TÍNH TOÁN TỪ PHẦN MỀM STATA 14.0 xx

Trang 11

D NH Ụ TỪ VI T TẮT

HĐKD Hoạt động kinh doanh KNSL Khả năng sinh lời NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng

VCSH Vốn chủ sở hữu

Trang 12

D NH Ụ BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt tình hình nghiên cứu 23

Bảng 3.1: Mô tả các biến số đề xuất trong mô hình nghiên cứu 33

Bảng 3.2: Phương pháp đo lường biến trong mô hình nghiên cứu 35

Bảng 4.1: Thống kê mô tả 47

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM và REM 50

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định các hiện tượng khuyết tật của mô hình 51

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS 50

Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp 54

Trang 13

D NH Ụ HÌNH VẼ S ĐỒ

Hình 4.1: Khả năng sinh lời ROA, ROE trung bình của 24 NHTM Việt Nam từ năm 2012 – 2022 46

Trang 14

HƯ NG 1 GIỚI THI U ĐỀ T I 1.1 Lý do chọn ề tài

Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính trung gian, hay là tổ chức được cấp giấy phép để kinh doanh tiền tệ thông qua chênh lệch lãi suất huy động

và cho vay Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM là huy động tiền gửi tiết kiệm từ các đối tượng có nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sau đó tiến hành phân phối nguồn huy động đó đến các đối tượng cần vốn hay còn được gọi là cấp tín dụng, hoặc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chiết khấu và thanh toán Do

đó, vai trò điều phối nguồn vốn hay làm đòn bẩy tài chính trong nền kinh tế của NHTM thực sự rất quan trọng tại các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Hay nói cách khác khi NHTM thực hiện tốt được vai trò trung gian tài chính và hiệu quả trong việc phân phối vốn thì tạo ra được lợi nhuận cho tổ chức mà còn tạo điều kiện cho quốc gia tăng trưởng nền kinh tế, góp phần làm cho xã hội ổn định Tuy nhiên, ngoài những sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình thì các NHTM trong quá trình vận hành cũng phải đối mặt với không ít các rủi ro tiềm ẩn hay trực tiếp như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi

ro tỷ giá, hay trong hoạt động mang lại nguồn lợi lớn nhất cho ngân hàng đó là tín dụng thì xuất hiện rủi ro tín dụng như nợ quá hạn, nợ xấu,… Đối với rủi ro tín dụng thì đây là nguy cơ mà khách hàng vay vốn tại các NHTM chậm trễ trong việc trả nợ hay không thể thực hiện được ngh a vụ hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng như giao ước trên hợp đồng tín dụng Khi rủi ro tín dụng xuất hiện thì NHTM sẽ rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, do chức năng trung gian tài chính của mình thì NHTM vẫn phải trả các khoản lãi cho các nguồn vốn huy động để cho vay, phải tiến hành trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN (Nguyễn Văn Tiến, 2015) do đó làm cho lợi nhuận trên các báo cáo tài chính sẽ sụt giảm Mặt khác, khi tỷ lệ nợ quá hạn hay nợ xấu tăng nhanh, mất kiểm soát thì các NHTM rơi vào tình trạng mất ổn định trong hoạt động, mất uy tín, suy giảm thương hiệu, giảm đi tính cạnh tranh và đặc biệt rơi sức ép thanh toán, suy giảm thanh khoản cho các hoạt động đầu tư khác nên giảm đi tính cạnh tranh với các

Trang 15

định chế tài chính khác Do đó, rủi ro tín dụng tăng cao là điều kiện xấu nhất dẫn đến khả năng suy giảm hoạt động kinh doanh hay dẫn đến khả năng phá sản cao cho các NHTM (Phan Thị Thu Hà, 2013)

Tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2023 thì hoạt động tín dụng tại Việt Nam có các mức tăng trưởng liên quan đến dư nợ cho vay nhưng cũng là giai đoạn mà các NHTM gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến nợ quá hạn và nợ xấu, thậm chí đây

là giai đoạn mà các NHTM đang ra sức để hạn chế tối đa sự gia tăng của các nhóm

nợ quá hạn Cụ thể, trong quý I năm 2020 thì các NHTM tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ cho 12.000 khách hàng với dư nợ 13,5 ngàn tỷ đồng, 06/2020 thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP như VPB, STB LPB, ACB,… có xu hướng gia tăng với mức tăng trưởng từ 5 đến 7%, chất lượng tín dụng thì suy giảm Đến năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid 19 bắt đầu tác động lớn đến nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng theo chiều hướng xấu Các tổ chức tài chính để đối đầu với tình hình nợ xấu đã tiến hành phân loại nợ với hoạt động trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) (chiếm khoảng 80% thị phần tổng tài sản) Mức DPRR này tăng nhanh trong năm 2021 với mức tăng 150% so với năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cùng với các khoản nợ đã được chuyển cho Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), cùng với đó là các khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu với mức khá cao chiếm tỷ lệ 6,31% trên tổng dư nợ Đến năm 2022 thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng được hệ thống NHTM duy trì với ngưỡng dưới 2% trên tổng dư nợ, nhưng đến cuối tháng 02/2023 thì lại tăng lên đến 2,91% (so với cùng kì năm 2021 là 1,49%

và năm 2022 là dưới 2%) Đây là tín hiệu đáng báo động với tỷ lệ nợ xấu có thể gây ra ảnh hưởng đến tính ổn định cho hoạt động kinh doanh của các NHTM và hậu quả của nó có thể kéo dài trong những năm tiếp theo Cụ thể, tính đến 06/2023 thì lợi nhuận của một số NHTM giảm sâu đến 60% thậm chí lên đến 90%, do các NHTM tiến hành gia tăng tỷ lệ DPRR hoặc các khách hàng không thanh toán lãi đúng hạn Do đó, các NHTM buộc phải có động thái để quản lý cũng như kiểm soát tỷ lệ này

Hay nói cách khác nợ xấu xuất hiện làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất

Trang 16

thoát, trong khi đó các khoản lãi mà ngân hàng phải trả cho các nguồn vốn huy động vẫn phải duy trì, điều này làm cho lợi nhuận bị sụt giảm Ngoài ra lợi nhuận không đủ bù đắp các khoản chi phí thì buộc các NHTM phải sử dụng vốn tự có để

bù đắp cho thiệt hại này, điều này ảnh hưởng lớn đến quy mô của các NHTM (Phạm Hiếu và cộng sự, 2023) Mặt khác, nợ xấu tăng cao làm cho uy tín và niềm tin vào năng lực tài chính của NHTM bị suy giảm, giảm khả năng huy động vốn, nếu tỷ lệ nợ quá cao dẫn đến việc mất thanh khoản và đưa ngân hàng đến nguy cơ phá sản, đe dọa tính ổn định của hệ thống ngân hàng Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế trong hoạt động kinh doanh của các NHTM và nhận thức được mức độ quan trọng của sự tác động nợ xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nên tác

giả quyết định lựa chọn đề tài ― n n u n ả năn sin lời

n ân àn t ươn mại i t m‖ để làm luận văn thạc s nhằm xem xét tình

hình nợ xấu, tỷ số khả năng sinh lời của các ngân hàng và mối quan hệ tác động giữa chúng, đồng thời đề xuất các hàm ý cho các NHTM nhằm hạn chế nợ xấu cùng với các yếu tố khác để gia tăng khả năng sinh lời

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đo lường tác động của nợ xấu đến KNSL tại các NHTM Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị nhằm hạn chế nợ xấu để gia tăng KNSL tại các NHTM Việt Nam

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu cụ thể được chi tiết hóa từ mục tiêu tổng quát như sau:

Thứ nhất, xác định sự tác động của nợ xấu đến KNSL tại các NHTM Việt Nam Thứ hai, đo lường mức độ tác động của nợ xấu đến KNSL tại các NHTM Việt Nam

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị để hạn chế nợ xấu để gia tăng KNSL tại các NHTM Việt Nam

Trang 17

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu tương ứng với mục tiêu cụ thể cần hoàn thành như sau: Thứ nhất, sự tác động của nợ xấu và các biến kiểm soát đến KNSL tại các NHTM Việt Nam như thế nào ?

Thứ hai, mức độ tác động của nợ xấu và các biến kiểm soát đến KNSL tại các NHTM Việt Nam như thế nào ?

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu các hàm ý nào mang tính khả thi được đề xuất để hạn chế nợ xấu và liên quan đến các biến kiểm soát nhằm gia tăng KNSL tại các NHTM Việt Nam ?

1.4 Đ i t ng và phạm vi nghiên cứu

Đ i t ng nghiên cứu: Khả năng sinh lời và sự tác động của nợ xấu đến KNSL tại

các NHTM Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Nghiên cứu này lựa chọn phân tích trên phạm vi 24 NHTM Việt

Nam, lý do luận văn lựa chọn số lượng ngân hàng này là vì tổng giá trị tài sản và thị phần của 24 ngân hàng này chiếm trên 75% của hệ thống NHTM Việt Nam Mặt khác, số lượng ngân hàng này có các báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh, thường niên đầy đủ từ năm 2011 – 2015 và được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu phân tích

Về thời gian: Nghiên cứu này sẽ thu thập dữ liệu thứ cấp của 24 NHTM Việt Nam

từ năm 2012 – 2022 Nguyên nhân luận văn sử dụng giai đoạn này vì tình hình nợ xấu của các ngân hàng có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn này, cụ thể như năm

2012 thì tỷ lệ này tăng cao sau đó được kiểm soát trong giai đoạn 2015 – 2016 Nhưng với tác động xấu của suy thoái kinh tế năm 2018 và đại dịch Covid 19 năm

2020 – 2021 thì tỷ lệ này lại rơi vào tình trạng biến động

1.5 P n p p n iên ứu

Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp chính đó là định tính và định lượng

Trang 18

Trong đó nghiên cứu định tính nhằm giải quyết được mục tiêu nghiên cứu thứ nhất

đó là xác định mối quan hệ tác động của nợ xấu và các biến kiểm soát đến KNSL tại các NHTM, thông qua việc tổng hợp khung lý thuyết nền tảng, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất

mô hình nghiên cứu áp dụng cho bối cảnh NHTM Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứu định tính còn được thể hiện qua việc đánh giá tình hình chung của tỷ lệ nợ xấu và KNSL tại các NHTM Việt Nam thông qua dữ liệu chung được thống kê từ 2012 –

2022

Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn vẫn là nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết được hai mục tiêu đó là đo lường sự tác động của nợ xấu và các biến kiểm soát đến KNSL tại các NHTM Việt Nam và từ

đó đề xuất các hàm ý chính sách Với phương pháp nghiên cứu định lượng thì cần thiết nhất là thu thập dữ liệu thứ cấp của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2022 và thiết kế dạng bảng Từ dữ liệu đó tiến hành xử lý thông qua phần mềm thống kê STATA 14.0 để cho ra các kết quả Sau đó, luận văn sẽ thống kê mô tả đặc điểm của các biến số, thực hiện hồi quy với các mô hình như Pooled OLS, FEM, REM Dựa trên các mô hình hồi quy sẽ thực hiện hàng loạt các kiểm định như Hausman, F – test để lựa chọn mô hình phù hợp, từ đó kiểm định sự xuất hiện các khuyết tật và khắc phục chúng với phương pháp FGLS để có được kết quả hồi quy cuối cùng Với kết quả đó tạo cơ sở để kết luận các giả thuyết nghiên cứu và

đề xuất các hàm ý chính sách cho các NHTM Việt Nam

1.6 Đón óp ủ ề tài

Thông qua việc tổng hợp khung lý thuyết nền tảng và xác định các khoảng trống nghiên cứu từ lược khảo nghiên cứu, thì luận văn sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu với các biến số áp dụng cho bối cảnh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đầy nhất, đầy đủ và chi tiết Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của nợ xấu cùng với các biến kiểm soát khác đến KNSL tại các NHTM Việt Nam Từ đó, tạo cơ sở để đề xuất cho các nhà quản trị của NHTM Việt Nam các hàm ý hay kiến nghị mang tính khả thi và cập nhật để

Trang 19

hạn chế tình trạng nợ xấu gia tăng, cải thiện các vấn đề liên quan đến các biến kiểm soát để có thể tăng trưởng KNSL cho các ngân hàng trong tương lai

1.7 K t cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu 5 chương và nội dung tổng quát từng chương như sau:

n 1 Giới thi u ề tài

Trong chương này luận văn sẽ trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cần được hoàn thành Từ đó chỉ ra đối tượng và phạm vi nghiên cứu cho luận văn Đồng thời, chương này cũng trình bày tổng quát về phương pháp nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu Cuối cùng, chương cũng chỉ ra được mặt đóng góp về thực tiễn của luận văn này

n 2 sở lý thuy t và tình hình nghiên cứu

Trong chương này luận văn sẽ tiến hành tổng hợp các lý thuyết nền tảng liên quan đến nợ xấu, KNSL cũng như các tiêu chí đo lường, xác định sự tác động của nợ xấu đến KNSL tại các NHTM Đồng thời lược khảo các nghiên cứu liên quan và thông qua nhận xét các khoảng trống nghiên cứu

n 3 ô ìn v p n p p n iên ứu

Trong chương này luận văn sẽ dựa trên các các khoảng trống nghiên cứu từ chương 2 để đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu áp dụng cho bối cảnh các NHTM Việt Nam Sau đó, chương này sẽ trình bày về phương pháp đo lường biến, lấy mẫu và thu thập dữ liệu Cuối cùng chương này sẽ trình bày các phương pháp tính toán và ý ngh a của các hệ số tính toán

n 4 t quả nghiên cứu và thảo luận

Trong chương này luận văn sẽ dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập đánh giá ban đầu

về tình hình nợ xấu và tỷ suất KNSL tại các NHTM trong giai đoạn 2012 – 2022 Sau đó sẽ tiến hành thống kê mô tả, xem xét sự tương quan của các biến số trong

mô hình nghiên cứu Tiếp đó, thực hiện hồi quy dữ liệu cho ra kết quả các mô hình tương ứng và kiểm định sự phù hợp, các khuyết tật và khắc phục chúng để cho ra

Trang 20

kết quả cuối cùng Từ kết quả đó sẽ kết luận giả thuyết nghiên cứu và thảo luận đối sánh kết quả này với các nghiên cứu liên quan

n 5 t luận và hàm ý

Trong chương này luận văn sẽ kết luận tóm tắt các kết quả đã đạt được, đánh giá lại mức độ tác động của nợ xấu và các nhân tố đến KNSL của các NHTM Việt Nam Từ đó tạo ra cơ sở để đề xuất các hàm ý khả thi cho các NHTM Việt Nam để hạn chế nợ xấu và gia tăng KNSL

Trang 21

TÓ TẮT HƯ NG 1

Chương 1 sẽ trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cần được hoàn thành Từ đó chỉ ra đối tượng và phạm vi nghiên cứu cho luận văn Đồng thời, chương này cũng trình bày tổng quát về phương pháp nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu Cuối cùng, chương cũng chỉ ra được mặt đóng góp về thực tiễn của luận văn này

Trang 22

HƯ NG 2 SỞ LÝ THUY T V TÌNH HÌNH NGHIÊN ỨU 2.1 sở l luận về n xấu tại n n n t n mại

lý nợ nhưng khả năng không đủ để bù đắp cho khoản nợ này

Ngoài ra, nợ xấu được xác định thông qua quy định chung của quốc tế và hiệu chỉnh theo tình hình kinh tế đặc thù của mỗi quốc gia với hoạt động kinh doanh riêng của hệ thống NHTM Theo TT11/2021/TTNHNN thì các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 3, 4, 5 được xếp vào tính chất khó thu hồi hay dẫn đến không thu hồi được thì được xem là nợ xấu Các khoản nợ này gia tăng thì các NHTM buộc phải đối diện với sự suy giảm tài sản, lợi nhuận lẫn uy tín của mình do bị đe dọa bởi các khoản thanh toán tiền gửi tiết kiệm khi đến hạn Vì vậy, nợ xấu được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng khoản cấp tín dụng và dấu hiệu đáng báo động của RRTD tại các NHTM Chỉ tiêu nợ xấu được phản ánh như sau:

Tỷ l n xấu =

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)

Ngoài tỷ lệ nợ xấu nói trên thì NHTM cũng sử dụng trích lập DPRRTD phản ánh cho tình hình nợ xấu của ngân hàng Vì tỷ lệ này được xem là quá trình nhận biết

và quản trị sớm các sự tổn thất từ các khoản cấp tín dụng hay ước lượng sự mất mát tài sản của ngân hàng, vì khi hoạt động tín dụng diễn ra thì ngân hàng đã luôn phải đối mặt với việc khách hàng sẽ không có hoặc mất đi khả năng thanh toán gốc lãi bất kì lúc nào, hay nói cách khác là vi phạm nguyên tắc hoàn trả Vì vậy, khoản

dự phòng này là nguồn dự trữ để ngân hàng đối mặt với những rủi ro tiếp theo từ

Trang 23

hoạt động tín dụng không hiệu quả (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Theo quyết định số 22/VBNN – NHNN ban hành ngày 04/06/2014 thì các khoản nợ xấu thuộc nhóm

nợ quá hạn 3, 4, 5 thì mới được trích lập DPRRTD và đây là trích lập cụ thể Như

đã đề cập phía trước khoản dự phòng là chi phí quản lý trả trước và được kết chuyển thành chi phí hoạt động của ngân hàng, do đó trích lập DPRRTD càng cao thì lợi nhuận ngân hàng kỳ đó càng suy giảm, giá trị tài sản cũng giảm theo hay hiệu quả HĐKD của NHTM cũng kém đi Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được tính bằng chỉ số như sau:

Tỷ l dự phòng RRTD =

*100%

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)

2.1.2 Nguyên nhân gây ra n xấu tại n n n t n mại

Theo Phan Thị Thu Hà (2013) thì NHTM thực hiện chức năng trung gian tài chính, luận chuyển các nguồn vốn thừa đến nơi thiếu trong nền kinh tế Do đó, NHTM sẽ giao dịch với các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng, nên nợ xấu tại các NHTM được hình thành từ các nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu tập xuất phát từ ba khía cạnh đó là bản thân ngân hàng, khách hàng và các nguyên nhân khách quan khác:

2.1.2.1 Nguyên nhân từ p í n ân àn t ươn mại

Các NHTM gặp tình trạng bất cân xứng thông tin trong quá trình thu thập và thẩm định tư cách tín dụng của các khách hàng, từ đó dẫn dến việc xác định sai điểm tín dụng hay phương án cho vay không phù hợp với hoạt động kinh doanh của khách hàng

Đội ngũ nhân viên của các NHTM có năng lực chuyên môn yếu kém dẫn tới việc tính toán, xác định mức giải ngân hay đánh giá tình hình kinh doanh lẫn nguồn trả

nợ của khách hàng không chính xác Đồng thời, đội ngũ nhân viên bị suy giảm về mặt đạo đức nghề nghiệp, thông đồng với khách hàng để hạn chế tính nghiêm ngặt của quy trình, từ đó làm sai các quy định về thẩm định, giải ngân Mặt khác, sự lơ

Trang 24

là và chủ quan của đội ngũ nhân viên trong việc kiểm soát sau giải ngân về các nguồn thu chi của khách hàng, tính chính xác trong việc sử dụng vốn có phù hợp với phương án kinh doanh trình bày khi làm thủ tục hay không ?

Với sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong hệ thống các NHTM tiến hành nới lỏng các quy định lẫn chính sách tín dụng, để chạy đua với việc gia tăng dư nợ Hoặc các NHTM tham vọng trong việc mở rộng thị phần lẫn lợi nhuận nên tăng cường giải ngân Từ đó, chất lượng hồ sơ tín dụng có dấu hiệu suy kém, không chọn lọc tư cách khách hàng nên dẫn đến hình thành rủi ro tiềm ẩn với nợ xấu trong tương lai

2.1.2.2 uyên n ân n từ khách hàng

các doanh nghiệp thì năng lực của người quản lý yếu kếm nên dẫn đến việc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả Mặt khác, tình hình tài chính và kế toán của doanh nghiệp không công khai minh bạch Hay các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên các công tác quản lý tài chính, kế toán tùy tiện mang tính đối phó Do đó, dẫn đến các thông tin mà ngân hàng thu thập mất cân xứng hoặc thiếu tính xác thực Ngoài ra, các hoạt động đầu tư vượt quá tầm quản lý dẫn đến kém hiệu quả, đe dọa bởi các nguy cơ phá sản

Kể cả các khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp thì mục đích sử dụng vốn vay là rất quan trọng Tuy nhiên, các đối tượng khách hàng có những thông đồng với nhân viên ngân hàng qua mặt các quy định hay quy trình để gian dối, sử dụng vốn với mục đích sai khác với kế hoạch kinh doanh trình với ngân hàng để vay vốn Ngoài ra, các khách hàng có tâm lý muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác hay đầu tư nhưng thị trường không thuận lợi dẫn đến thua lỗ, phá sản và mất khả năng hoàn trả cho ngân hàng

Tại một thực tế khác với việc được tự do hóa khi vay vốn thì một doanh nghiệp có thể thiết lập cùng lúc nhiều hợp đồng tín dụng với các NHTM khác nhau Do đó, việc theo dõi, kiểm soát, quản lý dòng tiền của khách hàng từ các cán bộ tín dụng sẽ trở nên khó khăn, phức tạp, đặc biệt là tình trạng sử dụng vốn vay chồng chéo Điều này dẫn đến hiệu ứng rủi ro kéo theo khi các doanh nghiệp không quản lý được khả năng

Trang 25

tài chính, thì việc mất khả năng thanh toán liên tục xảy ra

2.1.2.3 Nguyên nhân khách quan khác

Môi trường kinh t : vấn đề này đề cập đến sự tăng trưởng hay suy giảm của nền

kinh tế nói chung Nếu hoạt động của NHTM được đặt trong môi trường kinh tế tăng trưởng thì kinh doanh của ngân hàng sẽ ổn định, bền vững điều này tạo điều kiện cho hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng phát triển và gặp ít rủi ro Ngược lại nếu môi trường kinh tế có sự suy giảm hay khó khăn kéo dài thì hoạt động kinh doanh lẫn cấp tín dụng tại ngân hàng cũng bị ảnh hưởng xấu theo Mặt khác, với sự hội nhập về kinh tế sẽ tạo môi trường tự do hóa khiến các hoạt động kinh doanh có những nét thuận lợi cho ngân hàng, nhưng từ đó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho các ngân hàng tạo ra sự đào thải, từ đó làm cho các NHTM gặp nguy cơ với nợ xấu khi muốn gia tăng sự cạnh tranh của mình bằng cách gia tăng dư nợ tín dụng nhanh chóng

Môi trường pháp lý: vấn đề này đề cập những sự bất cập hay khoảng trống trong

việc ban hành, áp dụng hay thi hành luật pháp hoặc sự thiếu đồng bộ trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật Do đó, tạo ra sự khó khăn trong việc quản trị, ngăn chặn và phòng ngừa các rủi ro tại ngân hàng

Môi trường xã h i: hoạt động kinh doanh của các đối tượng khách hàng cá nhân,

doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và NHTM luôn phải chịu sự tác động của các biến động về kinh tế, chính trị trong nước và nước ngoài Những sự biến động này chủ yếu tập trung vào sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, sức mua của đồng tiền, nhu cầu tiêu dùng,… chính những sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế, các doanh nghiệp và kể

cả hoạt động tín dụng của ngân hàng

2.2 Khả năn sin lời củ n n n t n mại

2.2.1 Khái ni m khả năn sin lời củ n n n t n mại

Rose (2002) cho rằng KNSL của các NHTM có thể dựa trên lý thuyết nền tảng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì NHTM là loại doanh nghiệp

Trang 26

đặc biệt với chức năng kinh doanh tiền tệ Từ đó, suy rộng ra thì KNSL của các NHTM chính là khả năng tạo ra lợi nhuận cho các ngân hàng từ các nguồn lực của

tổ chức đó, đồng thời đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh Mặt khác, KNSL của ngân hàng không chỉ đề cập đến lợi nhuận ngay tại thời điểm xét đến

mà còn tính đến sự hợp lý nguồn hình thành lợi nhuận đó có hợp lý từ cấu trúc nguồn vốn và tài sản của ngân hàng, từ đó sẽ đánh giá được sự tăng trưởng ổn định của lợi nhuận Trong đó, nguồn lực chính có thể giúp cho các NHTM tạo ra lợi nhuận đó là cơ sở vật chất, sức lao động hay các nguồn năng lực tài chính như cho vay, đầu tư Đây cũng là các điều kiện để xem xét tính hiệu quả trong hoạt động và các nhân tố tác động đến KNSL cho ngân hàng

Trần Huy Hoàng (2011) cho rằng KNSL (hiệu quả hoạt động) của ngân hàng sẽ được đánh giá dựa trên hai khía cạnh đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Đối với khía cạnh hiệu quả kinh tế thì KNSL phản ảnh việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của ngân hàng cũng như xã hội, để tạo ra thu nhập hay lợi nhuận với sự tiết kiệm chi phí hoạt động Đối với hiệu quả xã hội thì KNSL của ngân hàng phản ánh việc các lợi ích được tạo ra cho xã hội gắn liền với hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, hai khía cạnh này thì KNSL với hiệu quả kinh tế có tính ấn định nhiều hơn KNSL là tỷ số phản ánh khả năng tạo thêm lợi nhuận, mối tương quan giữa lợi nhuận được tạo ra từ việc phối hợp hay sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do đó, với tỷ số này thì giá trị lợi nhuận là tử số và nguồn hình thành lợi nhuận là mẫu số, tính bằng đơn vị phần trăm

Phan Thị Thu Hà (2013) cho rằng KNSL là kết quả cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trong một thời điểm hay thời kỳ nhất định, hoặc đây được xem là thước đo so sánh những kết quả kinh doanh đạt được so với các rủi ro mà ngân hàng hay các tổ chức tín dụng vượt qua và đạt được KNSL là một trong những chỉ số quan trọng giúp cho lãnh đạo các NHTM đo lường tính hiệu quả trong hoạt động quản trị của mình với các biến động của nền kinh tế, là động lực thúc đầy trong công tác điều hành hay hoạch định chính sách và chiến lược Mặt khác, KNSL còn phản ánh tình hình chung trong các quyết định kinh doanh,

Trang 27

mở rộng đầu tư, tái cấu trúc, tài trợ của ngân hàng trong các giai đoạn khác nhau

Do đó, tỷ lệ KNSL thể hiện sức mạnh tài chính của ngân hàng vì nó dựa trên sự tính toán của các chỉ tiêu từ báo cáo kết quả kinh doanh hay cân đối kế toán (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Tóm lại, tại luận văn này thì các NHTM cũng được xem như những doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế với sản phẩm tiền tệ là chủ đạo Vì vậy, KNSL được xem là kết quả cho việc đánh giá khả năng kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào như nguồn nhân lực, nguồn vốn kinh doanh, cơ sở vật chất, các yếu tố khác,… một cách tối đa hóa về mặt giá trị trong quá trình thực hiện các chức năng trung gian tài chính từ huy động vốn đến cho vay, đầu tư, bán lẻ,… từ đó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí hoạt động là thấp nhất Hay nói cách khác, KNSL của các NHTM được đo lường dựa trên lợi nhuận và nguồn lực hình thành nên nó, đặt trong điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn hướng đến sự ổn định và rủi ro thấp nhất

2.2.2 Các chỉ tiêu o l ờng khả năn sinh lời củ n n n t n mại

Phan Thị Thu Hà (2013) cho rằng để đo lường KNSL tại các NHTM thì có ba phương pháp chính đó là dựa trên chênh lệch giá cổ phiếu, đo lường biên lợi nhuận

và tỷ số lợi nhuận trên nguồn hình thành lợi nhuận

P n p p ênh l ch giá cổ phi u: Với phương pháp xác định này thì các tổ

chức kinh doanh cần được niêm yết trên thị trường chứng khoán Lợi nhuận của các NHTM sẽ được dựa trên sự chênh lệch của giá cổ phiếu tại mỗi thời điểm cụ thể như ngày, tuần, tháng, năm (Miller, 1990; Khovansky và Zhylyevskyy, 2013; Nartea và cộng sự, 2013) Phương pháp này sẽ có những điểm mạnh đó là đo lường chênh lệch với giá cổ phiếu tại các thời gian chi tiết Nhưng hạn chế lớn nhất

đó chính là chỉ có thể áp dụng cho các đơn vị niêm yết hay phát hành chứng khoán, khối lượng thông tin với các tổ chức này phải lớn và tính chi tiết phụ thuộc vào các khoảng thời gian cần cụ thể, do đó sẽ tạo ra các rào cản trong việc tổng hợp và tính toán

P n p p o l ờng biên l i nhuận: Với phương pháp xác định này thì tham

Trang 28

số DEA (Data Envelopment Analysis) và phi tham số SFA sẽ được xác định

Phương pháp này thì các NHTM sẽ phân tích biên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh để xác định tính hiệu quả trong hoạt động khi thay đổi một đơn vị đầu vào, hay nói cách khác phương pháp này hướng đến khoảng cách đo lường của đơn vị đến đơn vị tốt nhất trong biên lợi nhuận (Berger và DeYoung, 1997) Nhưng phương pháp này đòi hỏi tính nghiêm ngặt trong việc chi tiết hóa các giá trị liên quan đến đầu vào và đầu ra của NHTM, về mặt toán học cần phải tổng quát hóa với dạng hàm số phù hợp để kiểm định các giả định thống kê nghiên cứu chính xác Do đó, cần phải đầu tư về mặt thu thập dữ liệu một cách bài bản và công phu

P n p p tỷ s : Với phương pháp này thì các chỉ số tỷ suất sinh lời như ROA,

ROE, NIM được sử dụng là phổ biến Các chỉ số này đo lường dựa trên tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên các nguồn hình thành lợi nhuận như tài sản, vốn chủ sở hữu bình quân,… Các chỉ tiêu này đều được phản ảnh trên các báo cáo tài chính nên rất

dễ thu thập tại các thời điểm hay thời kì cụ thể, tùy vào mục đích đánh giá

Tóm lại, trong ba phương pháp được trình bày thì phương pháp chênh lệch giá cổ phiếu thì thiết kế nghiên cứu cầu kì, phức tạp nhưng lại dễ gặp vấn đề thông tin bất cân xứng khi tổng hợp, mặt khác nó chỉ phù hợp với các ngân hàng niêm yết với sự chi tiết thông tin tại các đơn vị thời gian Đối với phương pháp đo lường biên lợi nhuận thì cần tập trung vào đầu vào và đầu ra của ngân hàng, do đó sẽ khó khăn trong việc thu thập dữ liệu và phân loại đầu vào đầu ra Do đó, với khả năng có giới hạn nên luận văn này kế thừa phương pháp tỷ số để đại diện cho KNSL tại các NHTM Việt Nam Vì tỷ số sinh lời sẽ phản ảnh được mức lợi nhuận được tạo ra tương ứng với các nguồn lực tổng thể hay chỉ xét riêng VCSH của ngân hàng Đồng thời, thông qua các tỷ số sẽ biết được sự cân xứng giữa lợi nhuận ròng của ngân hàng có cân xứng với tài sản hay nguồn vốn dài hạn được huy động hay không ? Trong đó, các tỷ số sau thường được tập trung:

2.2.2.1 Tỷ l l i nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA)

ROA là tỷ lệ đại diện cho khả năng sinh lời của NHTM được đo lường thông qua

tỷ lệ lợi nhuận sau thuế (EAT) trên tổng tài sản bình quân của ngân hàng (Ongore;

Trang 29

2013; Khrawish, 2011) Tỷ lệ này đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của ngân hàng, hay nói cách khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng quản lý của lãnh đạo ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Hay nói cách khác, ROA là hiệu quả sử dụng nguồn lực là tài sản của ngân hàng để tạo ra thu nhập Wen (2010) chỉ ra rằng ROA càng cao thì việc tận dụng tài sản của ngân hàng càng hiệu quả trong việc tạo ra nguồn thu nhập ròng cho tổ chức ROA được

đo lường với công thức sau:

ROA =

Nguồn: Ongore (2013)

2.2.2.2 Tỷ l l i nhuận trên vốn ch sở hữu bình quân

ROE đại diện cho tỷ số tài chính liên quan đến lợi nhuận của ngân hàng dựa trên tổng số tiền vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần mà các cổ đông đã đầu tư vào ngân hàng, hay nói cách khác tỷ lệ này là những gì các cổ đông xem xét trả cho các nhà đầu tư của họ (Ongore; 2013) Các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng khi VCSH càng cao thì khả năng tạo tiền từ nội bộ sẽ cao, nếu ROE càng cao có ngh a là việc huy động vốn chủ sở hữu càng hiệu quả với việc tạo ra nhiều lợi nhuận hơn Mặt khác, ROE còn được xem là tỷ suất lợi nhuận ròng chia cho tổng

số vốn cổ phần hay các quỹ đầu tư vào ngân hàng Đồng thời, tỷ lệ này phản ánh cho việc ban lãnh đạo của ngân hàng đang quản lý tốt dòng vốn của các chủ sở hữu

để tạo ra lợi nhuận hay lợi ích cho các cơ đông ROA được đo lường với công thức sau:

ROE =

Nguồn: Ongore (2013)

2.2.3 T ng của n xấu n khả năn sin lời củ n n n t n mại

Đối với các hoạt động kinh doanh tại NHTM thì cấp tín dụng được xem là nền tảng

và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho tổ chức này, vì thế việc rủi ro trong hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong các rủi ro hoạt động của ngân hàng Hay

Trang 30

nói cách khác RRTD được xem là tất yếu của NHTM, không thể loại trừ nhưng có thể ngăn ngừa (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Mặt khác, RRTD tại NHTM thường được phản ánh qua hai chỉ tiêu chính đó là nợ quá hạn và nợ xấu (Phan Thị Thu

Hà, 2013) Trong đó, khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao có ngh a là nhóm nợ quá hạn 3, 4, 5 đang gia tăng, đồng ngh a với việc các khách hàng đang dần mất đi khả năng trả nợ gốc, lãi cho ngân hàng, từ đó làm cho ngân hàng phải đối mặt với các áp lực thanh toán tiền lãi trong huy động vốn và giảm đi thu nhập Hay nói cách khác tỷ lệ nợ xấu đe dọa tới sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của NHTM, làm cho các rủi

ro khác của NHTM từ đó cũng tăng theo như rủi ro thanh khoản, rủi ro thanh toán hay xấu nhất là rủi ro vỡ nợ Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM thì RRTD là quan trọng nhất và tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu mà các nhà lãnh đạo ngân hàng đặc biệt quan tâm Xuất phát từ chức năng trung gian tài chính của NHTM là huy động tiền gửi tiết kiệm từ các đối tượng trong nền kinh tế và phân phối nguồn vốn này đến các đối tượng có nhu cầu vay để thỏa mãn các mục đích riêng như kinh doanh, bổ sung vốn lưu động, đầu tư, tiêu dùng,… với chênh lệch lãi suất để thu lợi nhuận Nhưng khi nợ xấu gia tăng thì đồng ngh a với việc lãi tiền gửi vẫn phải chi trả, ngân hàng còn phải đối mặt với việc với các khoản tiền gửi đến hạn tất toán cũng sẽ bị áp lực thanh toán Nếu tình huống xấu hơn, khi khách hàng vay tiền kém dần về khả năng thanh toán thì buộc các NHTM phải gia tăng các chi phí để xử lý hay thu hồi được nợ, nếu khách hàng mất hẳn khả năng hoàn trả thì để xử lý nợ nội bảng thì buộc các NHTM phải trích lập DPRR tín dụng, điều này tăng chi phí quản

lý và giảm lợi nhuận cũng như suy giảm khả năng sinh lời tại thời điểm đó cũng như những hậu quả không lường trong tương lai (Petria và cộng sự, 2015)

Girardone và cộng sự (2004) cho rằng tỷ lệ nợ xấu lớn phản ánh việc các NHTM chưa tận dụng hết nguồn lực để đánh giá các khoản tín dụng và kiểm soát các quy trình cho vay Đồng thời, nợ xấu có thể làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng hoạt động không hiệu quả (Altumbas và cộng sự, 2000) Mặt khác, xét về tính hiệu quả hoạt động thì Berger và DeYoung (1997) cho rằng các NHTM có hoạt động quản

lý hiệu quả sẽ kiểm soát được RRTD hay tỷ lệ nợ xấu tốt hơn các NHTM quản lý yếu kém, do đó khả năng quản lý được xem là một phần cốt lõi của NHTM Nợ

Trang 31

xấu tăng cao sẽ làm cho các NHTM sẽ bắt đầu lâm vào tình trạng suy yếu tài chính, tổn thất tài sản, các chi phí liên quan để xử lý các khoản nợ tăng lên, uy tín cũng như điểm tín dụng của ngân hàng bị sụt giảm Đây là những vấn đề làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng, tạo ra những cản trở trong việc gia tăng khả năng sinh lời trong giai đoạn tiếp theo của tổ chức Nếu tình trạng này kéo dài thì các NHTM dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, áp lực thanh toán tăng cao không giải quyết được thì rủi ro phá sản tiềm ẩn đặc biệt là các khách hàng gửi tiền đánh giá kém thì rút tiền ồ ạt (Swinburne và cộng sự, 2008)

2.3 Tình hình nghiên cứu

2.3.1 Các nghiên cứu tron n ớc

Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) trong nghiên cứu về sự tác động của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, tác giả đã thu thập các

dữ liệu thứ cấp từ 30 NHTM Việt Nam từ năm 2009 – 2020, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp GMM để kết luận Với nghiên cứu này thì hiệu quả hoạt động kinh doanh được tác giả cho là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của ngân hàng được tạo ra từ nguồn VCSH, do đó ROE được làm chỉ tiêu đại diện Mặt khác, RRTD được đại diện bởi tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến ROE Ngoài ra, các biến số liên quan đến đặc thù ngân hàng như tỷ lệ an toàn vốn CAR,

tỷ lệ chi phí hoạt động, tăng trưởng dư nợ cho vay, cùng với các biến số v mô nền kinh tế như lạm phát và tăng trưởng kinh tế GDP đều tác động cùng chiều đến ROE Cùng với đó, tác giả cũng kết luận thị phần ngân hàng và sự sở hữu của Nhà nước tác động ngược chiều đến ROE Trong đó, sự sở hữu của Nhà nước được tác giả thiết kế theo biến giả với 1 là có sở hữu của Nhà nước với tỷ lệ trên 51% tổng nguồn vốn và có tác động ngược chiều đến ROE

Nguyễn Trần Thái Hà và Nguyễn V nh Khương (2022) với nghiên cứu về mối quan hệ tác động của RRTD đến hiệu quả tài chính tại các NHTM Việt Nam vào giai đoạn khủng hoảng tài chính cùng các hệ quả sau đó, thì nhóm tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp của 24 NHTM Việt Nam từ năm 2008 – 2017, đồng thời sử dụng các mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS, FEM, REM để kết luận Nhóm tác

Trang 32

giả đã sử dụng hai chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ DPRR tín dụng để đại diện cho RRTD Đối với hiệu quả tài chính thì ROA, ROE được đại diện để phản ánh mức hiệu quả tạo ra lợi nhuận của ngân hàng khi sử dụng các nguồn lực Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu và DPRR tín dụng có tác động ngược chiều đến ROA, ROE Mặt khác, các biến số kiểm soát như cấu trúc vốn và quy mô tài sản có tác động cùng chiều đến ROA, ROE do các NHTM phát huy được năng lực quản lý các nguồn lực để kinh doanh hiệu quả

Tăng Mỹ Sang và Nguyễn Quốc Anh (2022) trong nghiên cứu sự tác động của RRTD đến lợi nhuận của ngân hàng tại Việt Nam, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp của các NHTM từ năm 2005 – 2019, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy

đa biến FEM, REM, GMM để kết luận Trong đó, lợi nhuận được phản ánh thông qua ROE và RRTD được biểu diễn thông qua tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ DPRR tín dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến ROE nhưng tỷ

lệ DPRR tín dụng lại không có ý ngh a thống kê Mặt khác các biến số kiểm soát như quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến ROE nhưng thu nhập ngoài lãi, tỷ

lệ chi phí hoạt động, tăng trưởng dư nợ cho vay thì lại tác động cùng chiều đến ROE

Lưu Phước Vẹn (2023) trong nghiên cứu về tác động của nợ xấu đến KNSL của các NHTM Việt Nam, tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính từ năm 2016 – 2021 của 27 NHTM Việt Nam, đồng thời tác giả sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS để kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy KNSL được tác giả lựa chọn chỉ tiêu ROA để phản ánh, tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến ROA Ngoài ra, tác giả còn cho rằng giai đoạn 2020 – 2021 việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu và suy giảm lợi nhuận tại các NHTM một phần đến từ những tác động xấu của đại dịch Covid 19, khi nền kinh tế phải đóng cửa, việc tiêu thụ hàng hóa kém đi nên các nguồn trả nợ của khách hàng trở nên khó khăn

Phạm Hiếu và cộng sự (2023) trong nghiên cứu về tác động của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam, nhóm tác giả

đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của 9 NHTM niêm yết tại Việt Nam từ năm 2012 –

Trang 33

2022, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy đa biến REM để kết luận Với nghiên cứu này thì nợ xấu ngoài tỷ lệ nợ xấu thì còn được phản ánh thông qua tỷ lệ DPRR tín dụng, hệ số RRTD và tỷ lệ an toàn vốn, nhóm tác giả cho rằng các chỉ tiên này tuy không phản ánh trực tiếp các nhóm nợ quá hạn 3, 4, 5 mà thể hiện mức độ tiềm

ẩn của nợ xấu sẽ hình thành trong tương lai Hiệu quả hoạt đông được phản ánh thông qua hai tỷ suất sinh lời ROA, ROE Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu, hệ số RRTD tác động ngược chiều và tỷ lệ dự phòng rủi ro tác động cùng chiều đến ROA, ROE Ngoài ra, các biến số kiểm soát như thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng GDP tác động cùng chiều và tỷ lệ chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến ROA, ROE

2.3.2 Các nghiên cứu n ớc ngoài

Kwashie và cộng sự (2022) trong nghiên cứu sự tác động của RRTD đến tỷ suất ROA tại các NHTM Ghana, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp của 15 NHTM từ năm 2013 – 2018, đồng thời nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy

đa biến Pooled OLS để kết luận Kết quả cho thấy RRTD được đại diện bởi tỷ lệ

nợ xấu và tác động ngược chiều đến ROA Ngoài ra, nhóm tác giả còn phân tích các biến kiểm soát như quy mô ngân hàng, tuổi hoạt động tác động cùng chiều đến ROA do quy mô lớn thì NHTM có điều kiện mở rộng thị phần, còn tuổi hoạt động dài tạo ra cơ hội để các ngân hàng mở rộng uy tín của mình để thu hút khách hàng Nhưng chính sách tiền tệ của NHTW thì lại làm giảm ROA vì nhưng quy định thắt chặt làm cho các NHTM hạn chế việc cho vay

Fauziah và Fadhilah (2022) trong nghiên cứu về sự tác động của nợ xấu đến tỷ suất sinh lời của NHTM niêm yết trên TTCK của Indonesia, nhóm tác giả đã sử dụng

dữ liệu thứ cấp thu thập từ 23 NHTM từ năm 2015 – 2019, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy đa biến OLS để kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến ROA Ngoài ra, hai biến số kiểm soát tỷ lệ cho vay tác động ngược chiều và tỷ lệ an toàn vốn tại tác động cùng chiều đến ROA tại các NHTM Nhóm tác giả luận giải việc gia tăng cho vay sẽ làm tỷ lệ nợ xấu có nguy cơ tiềm

ẩn trong tương lai, trong khi tỷ lệ an toàn vốn giúp cho NHTM hạn chế việc cho

Trang 34

vay cùng với mức dự trữ an toàn để đảm bảo sự hoạt động ổn định của ngân hàng Sahiti và cộng sự (2022) trong nghiên cứu về các chiến lược quản trị RRTD tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Kosovo, nhóm tác giả đã tiến hành chia tách các NHTM tại quốc gia này thành hai nhóm theo quy mô tài sản là lớn và nhỏ để thu thập dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 – 2020, cùng với phương pháp GMM để kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy phản ảnh cho RRTD nhóm tác giả

sử dụng tỷ lệ nợ xấu và hiệu quả kinh doanh thì sử dụng tỷ lệ ROA, xét về quy mô của các NHTM thì đặc điểm chung đều chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu đều tác động ngược chiều đến ROA Tuy nhiên, với các NHTM có quy mô lớn cùng với sự đầu tư lớn trong công tác quản lý nên tỷ lệ nợ xấu này có thể được kiểm soát và ngăn chặn trong tương lai, nhưng các NHTM có quy mô nhỏ thì nếu tỷ lệ nợ xấu đang cao thì

hệ quả khó khăn rất lớn trong tương lai vì không đủ điều kiện để đầu tư vào các công tác quản lý nhằm hạn chế tỷ lệ này Mặt khác, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động cùng chiều đến ROA, điều này tương đồng tại các hai nhóm quy mô lớn và nhỏ tại các NHTM

Abdelaziz và cộng sự (2022) trong nghiên cứu tác động của rủi ro nợ xấu, rủi ro thanh khoản đến lợi nhuận của các NHTM tại các quốc gia Bắc Mỹ, nhóm tác giả

đã thu thập dữ liệu thu thập từ 112 NHTM từ năm 2004 – 2015, cùng với mô hình hồi quy đa biến Pool OLS, FEM, REM, GMM để kết luận Trong đó tỷ lệ nợ xấu

và tỷ lệ thanh khoản được dùng để đại diện cho các rủi ro, lợi nhuận của NHTM được đại diện bởi ROA và ROE Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ thanh khoản tác động ngược chiều đến ROA, ROE Ngoài ra, nhóm tác giả cho rằng quy mô ngân hàng lớn nhưng việc không quản lý nguồn hình thành lợi nhuận nên cũng tác động ngược chiều đến ROA, ROE

Arrdelia và Lubis (2023) trong nghiên cứu về sự tác động của nợ xấu, các công tác quản trị ngân hàng đến lợi nhuận của NHTM Indonesia, nhóm tác giả đã thu thập

dữ liệu thứ cấp từ 2017 – 2021 và sử dụng phương pháp hồi quy đa biến thông qua các mô hình Pooled OLS, FEM, REM để kết luận Lợi nhuận tại các NHTM được đại diện bởi ROA, NIM Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu tác động ngược chiều

Trang 35

đến ROA, NIM tại các NHTM Các hoạt động quản trị của ngân hàng được thể hiện với các tiêu chí tỷ lệ VCSH, số ứng viên độc lập, hoạt động kiểm toán, quy

mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến ROA, NIM Hay nói cách khác, việc các NHTM có các chiến lược quản trị ngân hàng đúng đắn sẽ phát huy được các thế mạnh của nguồn lực tổng hợp sẽ dễ dàng gia tăng được lợi nhuận Mặt khác, trong nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng hai biến giả 1, 0 để đại diện cho sự xuất hiện hay không xuất hiện của đại dịch Covid 19 và kết quả cho thấy khi có đại dịch xuất

hiện thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ suy giảm

Trang 36

Bản 2.1 Tóm tắt tìn ìn n iên ứu

Nguyễn Kim Quốc

Trung (2021)

Nghiên cứu định lượng, phương pháp GMM

Dữ liệu thứ cấp từ 30 NHTM Việt Nam từ năm

2009 – 2020

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ CAR, tỷ lệ chi phí hoạt động, tăng trưởng cho vay, lạm phát, GDP, sở hữu Nhà nước

ROE

Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều (-) đến ROE

Tỷ lệ CAR, tỷ lệ chi phí hoạt động, tăng trưởng cho vay, lạm phát, GDP tác động cùng chiều (+) đến ROE

Sở hữu Nhà nước tác động ngược chiều (-) đến ROE

Dữ liệu thứ cấp của 24

Tỷ lệ nợ xấu,

tỷ lệ DPRR tín dụng

Quy mô tài sản, cấu

Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ DPRR tín dụng tác động ngược chiều (-) đến ROA, ROE Quy mô tài sản, cấu trúc vốn tác động cùng chiều

Trang 37

Tác giả/năm P n p p n iên

NHTM Việt Nam từ năm

Dữ liệu thứ cấp của các NHTM Việt Nam từ năm

2005 – 2019

Tỷ lệ nợ xấu,

tỷ lệ DPRR tín dụng

Quy mô ngân hàng, thu nhập ngoài lãi,

tỷ lệ chi phí hoạt động, tăng trưởng

dư nợ cho vay

ROE

Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều (-) đến ROE

Quy mô ngân hàng tác động ngược chiều (-) đến ROE

Thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ chi phí hoạt động, tăng trưởng dư nợ cho vay tác động cùng chiều (+) đến ROE

Lưu Phước Vẹn

(2023)

Nghiên cứu định lượng cùng mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS

Dữ liệu thứ cấp của 27

Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều (-) đến ROA

Trang 38

Tác giả/năm P n p p n iên

NHTM Việt Nam từ năm

Dữ liệu thứ cấp của 9 NHTM niêm yết tại Việt Nam từ năm 2012 – 2022

Tỷ lệ nợ xấu;

tỷ lệ DPRR tín dụng, hệ

số RRTD và

tỷ lệ an toàn vốn

Thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng GDP,

tỷ lệ chi phí hoạt động

ROA, ROE

Tỷ lệ nợ xấu, hệ số RRTD tác động ngược chiều (-) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tác động cùng chiều (+) đến ROA, ROE

Thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng GDP tác động cùng chiều (+) đến ROA, ROE

Tỷ lệ chi phí hoạt động tác động ngược chiều (-) đến ROA, ROE

Trang 39

Tác giả/năm P n p p n iên

biến Pooled OLS

Dữ liệu thứ cấp của 15 NHTM từ năm 2013 –

2018 tại Ghana

Quy mô ngân hàng, tuổi hoạt động tác động cùng chiều (+) đến ROA Chính sách tiền tệ tác động ngược chiều (-) đến ROA

Fauziah và Fadhilah

(2022)

Nghiên cứu định lượng cùng mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS

Dữ liệu thứ cấp thu thập

từ 23 NHTM từ năm

2015 – 2019 trên TTCK của Indonesia

Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ cho vay, tỷ lệ

Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều (-) đến ROA

Tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều (+) đến ROA

Tỷ lệ cho vay tác động ngược chiều (-) đến ROA

Sahiti và cộng sự Nghiên cứu định lượng, Tỷ lệ nợ xấu Quy mô ngân hàng, ROA Tỷ lệ nợ xấu tác động

Trang 40

tỷ lệ dự trữ bắt buộc

ngược chiều (-) đến ROA

Quy mô ngân hàng, tỷ lệ

dự trữ bắt buộc tác động cùng chiều (+) đến ROA

Abdelaziz và cộng sự

(2022)

Nghiên cứu định lượng, các mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS, FEM, REM, GMM

Dữ liệu thu thập từ 112 NHTM từ năm 2004 –

2015 tại các quốc gia Bắc

Mỹ

Tỷ lệ nợ xấu,

tỷ lệ thanh khoản

Quy mô ngân hàng ROA, ROE

Tỷ lệ nợ xấu, thanh khoản tác động ngược chiều (-) đến ROA, ROE Quy mô ngân hàng tác động ngược chiều (-) đến ROA, ROE

Arrdelia và Lubis

(2023)

Nghiên cứu định lượng, các mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS, FEM, REM

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ VCSH, số ứng viên độc lập, hoạt động kiểm toán, quy mô ngân

ROA, NIM

Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều (-) đến ROA, NIM

Tỷ lệ VCSH, số ứng viên

Ngày đăng: 26/11/2024, 09:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w