BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN Đề tài: Trình bày tác động của 2 yếu tố thuộc mội trường vĩ mô đến hoạt động kinh doan
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô giúp chúng ta hiểu sâu hơn về khái niện “vĩ mô” và cách mà các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Các yếu tố trong môi trường vĩ mô đề cập đến những điều kiện bên ngoài và những vấn đề không thể kiểm soát được ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định và hiệu suất làm việc của của doanh nghiệp Tìm ra các cơ hội, thách thức, định hướng chiến lược dài hạn, và khả năng cạnh tranh trong kinh doanh như sau:
-Cơ hội: là những điều kiện hoặc xu hướng tích cực mà doanh nghiệp hoặc quốc gia có thể tận dụng để phát triển và mở rộng, một số cơ hội có thể đến từ các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như:
* Cơ hội từ yếu tố chính trị-pháp luật
Chính sách hỗ trợ kinh doanh: chính phủ có thể đưa ra các chính sách ưu đãi, các gói hỗ trợ tài chính, giảm thuế, hoặc giảm bớt các thủ tục hành chính để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư hoạt động.
Hiệp định thương mại quốc tế: sự ký kết hoạt động thương mại tự do với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có thể mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp có thể tiếp cận với các thị trường mới, giảm thuế xuất, nhập khẩu và thức đẩy thương mại quốc tế. Ổn định chính trị: môi trường chính trị là sự quyết định trong việc tạo niềm tin cho các nhà đầu tư từ bên ngoài và khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia, khuyến khích các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
*Cơ hội từ yếu tố kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: khi nền kinh tế tăng trưởng tạo nên nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.
Lãi xuất thấp: chính sách tiền tệ được nới lỏng với lãi suất thấp có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn và mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào phát triển công nghệ, phát triển vốn nhân sự chất lượng cao.
Thị trường đổi mới: sự phát triển của thị trường có thể mở ra các cơ hội kinh doanh lớn, đặc biệt trong các lĩnh vục bán lẻ, công nghệ, và dịch vụ tài chính…
* Cơ hội từ yếu tố văn hóa-xã hội
Thay đổi hành vi tiêu dùng: khi thu nhập tăng thì các vấn đề về tinh thần và sức khỏe cũng dần được người tiêu dùng để ý đến, từ đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên, tạo ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp có thể khai thác.
Dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào: ở các quốc gia có dân số trẻ sẽ tạo nên nhu cầu tiêu dùng cao và có nguồn nhân lực dồi dào tạo nên cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.
Xu hướng đô thị hóa: sự phát triển nhanh của các đô thị tạo ra rất nhiều cơ hội cho các ngành như bất động sản, y tế, vận tải, và các dịch vụ công cộng.
* Cơ hội từ yếu tố công nghệ
Công nghệ đổi mới: sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và dữ liệu lớn có thể giúp doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo và nhanh chóng tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Chuyển đổi số: cơ hội phát triển từ xu hướng số hóa và thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường dễ dàng hơn và tạo cơ hội mở rộng thị trường toàn cầu. Đầu tư vào công nghệ xanh: khi các sản phẩm “xanh” đang có xu hướng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn và ngày càng trở nên phổ biến, các nhà sản xuất có thể tận dụng xu hướng để đầu tư và phát triển các sản phẩm này để thu hút người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường.
* Cơ hội từ yếu tố tự nhiên
Phát triển bền vững: việc tập trung vào phát triển bền vững và các sáng kiến bảo vệ môi trường có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí năng lượng, tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu hút các nhà đầu tư có trách nhiệm xã hội, thu hút được đông đảo người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường, và từ đó giảm được chi phí quảng cáo sản phẩm, giảm thiểu chất thải ra ngoài môi trường Mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất xanh.
Ngành năng lượng tái tạo: sự chuyển đổi từ các nguồn năng lượng hóa thạch không thể tái tạo qua các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường hơn có thể tái tạo được, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp “sản xuất xanh”.
-Thách thức: trong môi trường vĩ mô không những mang lại nhiều cơ hội mà còn tiềm ẩn rất nhiều về các thách thức mà các doanh nghiệp và nền kinh quốc gia phải đối mặt, một số thách thức phổ biến trong môi trường vĩ mô như:
*Thách thức từ yếu tố chính trị-pháp luật
Mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường vĩ mô và các yếu tố trong môi trường vĩ mô đã ảnh hưởng như thế nào đên hoạt động của doanh nghiệp Nhận diện được các yếu tố vĩ mô để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường mà họ đang hoạt động Dự đoán các xu hướng dài hạn để kịp thời đánh giá và đưa ra các chiến lược phù hợp Qua các đánh giá, phân tích đã cung cấp một phần các thông tin quan trọng giúp các nhà lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định điều chỉnh, tận dụng được cơ hội hoặc giảm thiểu rủi ro Việc nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô giúp các doanh nghiệp thích nghi và phát triển bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
*Phân tích tài liệu và tổng quan lý thuyết
- Phân tích môi trường môi trường vĩ mô là một trong những bước quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp Sử dụng các phương pháp để phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như: phân tích dữ liệu thống kê.
Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cơ sở đưa ra quyết định chính xác: quá trình nghiên cứu giúp thu thập dữ liệu và thông tin từ đó giúp doanh nghiệp có căn cứ để đưa ra các quyết định chiến lược quản lý, sản xuất hiệu quả hơn.
- Dự đoán để thích ứng và thay đổi: nghiên cứu cho phép doanh nghiệp hiểu và dự báo các xu hướng thay đổi trong môi trường kinh doanh, điều này cho phép doanh nghiệp hiểu sâu hơn về hành vi tiêu dùng, xu hướng và nhu cầu của khách hàng Từ đó, doanh nghiệp có thể chuẩn bị và điều chỉnh kịp thời sao cho đúng với nhu cầu và nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó gia tăng lòng trung thành và doanh thu.
- Phát hiện năng lực mới, nâng cao năng lực cạnh tranh: nghiên cứu kỹ lưỡng giúp doanh nghiệp nhận diện các cơ hội tăng trưởng, mở rộng thị phần, hay phát triển sản phẩm mới Các phân tích về môi trường cạnh tranh và xu hướng kinh tế, xã hội giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kịp thời trước các đối thủ, phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như các cơ hội và thách thức từ đối thủ và thị trường, giúp họ định hình chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Dự báo và ứng phó với các thay đổi trong môi trường kinh doanh: Quá trình nghiên cứu giúp doanh nghiệp dự đoán các thay đổi trong môi trường vĩ mô,như thay đổi trong chính sách kinh tế, biến động thị trường hay các tiến bộ công nghệ Nhờ đó, doanh nghiệp có thể chuẩn bị và điều chỉnh chiến lược phù hợp hơn với thị hiếu, từ đó tăng khả năng tiếp cận và giữ chân khách hàng.
- Tăng cường lợi thế cạnh tranh: Việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và đối thủ giúp doanh nghiệp phát triển các lợi thế cạnh tranh bền vững, điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ để nổi bật hơn trong mắt khách hàng.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm
1.1.1 Môi trường vĩ mô là gì?
1.1.2 Yếu tố kinh tế là gì?
1.1.3 Yếu tố công nghệ là gì?
Hai yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh
THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY VINASUN TAXI
Giới thiệu về công ty Vinasun Taxi
2.1.2 - Sơ đồ bộ máy tổ chức
2.1.4 – Kết quả hoạt động kinh doanh
Thực trạng tại công ty Vinasun Taxi
2.2.1 – Tác động của yếu tố kinh tế
2.2.2 – Tác động của yếu tố công nghệ
Đánh giá
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ
Định hướng phát triển của công ty
3.2 Mục tiêu của công ty
3.3.1 Cải thiện hoạt động kinh doanh
1.1.1 Môi trường vĩ mô là gì?
Môi trường vĩ mô là tập hợp các yếu tố, lực lượng, điều kiện tổng thể bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, và các doanh nghiệp không thể kiểm soát được Môi trường vĩ mô cung cấp bối cảnh rộng hơn cho các quyết định kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
Các nhà quản trị, doanh nghiệp và chính phủ thường xem xét môi trường vĩ mô để dự đoán xu hướng và điều chỉnh chiến lược của họ Chẳng hạn, một môi trường vĩ mô bất ổn có thể tạo ra rủi ro và khó khăn cho các doanh nghiệp, trong khi môi trường vĩ mô ổn định có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
-Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có phạm vi rất rộng lớn, đề cập đến những điều kiện bên ngoài và lực lượng không thể kiểm soát được, ảnh hưởng đến các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp Các yếu tố vĩ mô thường được phân thành 6 nhóm yếu tố chính sau:
+ 1 Môi trường nhân khẩu học.
+ 6 Môi trường văn hóa xã hội.
Trong chủ đề này chúng ta sẽ tìm hiểu về những tác động của hai môi trường là
“Môi trường kinh tế” và “Môi trường công nghệ”.
1.1.2 Yếu tố “Môi trường kinh tế” là gì?
Trong môi trường vĩ mô, "môi trường kinh tế" ám chỉ tổng hợp các yếu tố và điều kiện kinh tế tổng thể bao quanh và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, ngành công nghiệp và nền kinh tế Nó bao gồm một loạt các yếu tố như: chính sách kinh tế của chính phủ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, tình hình tài chính quốc tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến quyết định và chiến lược của doanh nghiệp, từ đầu tư và giá cả cho đến tiếp thị và quản lý nguồn nhân lực.
1.1.3 Yếu tố “Môi trường công nghệ” là gì?
Yếu tố môi trường công nghệ trong kinh doanh là các yếu tố liên quan đến công nghệ và đổi mới ảnh hưởng đến hoạt động, khả năng cạnh tranh, và sự phát triển của công ty Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố như: mức độ đổi mới công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ, xu hướng công nghệ, chuyển đổi số và sự phụ thuộc vào dữ liệu, khung pháp lý và chình sách về công nghệ, ảnh hưởng của toàn cầu hóa công nghệ.
1.2 Yếu tố “Môi trường” và “Công nghệ” tác động đến hoạt động kinh doanh
1.2.1 Yếu tố “Môi trường kinh tế”
Yếu tố “Môi trường kinh tế” đề cập đếm các yếu tố và điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Môi trường kinh tế bao gồm:
-Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế chính là sự tăng tổng các sản phẩm quốc nội (hay còn được gọi là GDP) hoặc tổng các sản phẩm quốc dân (hay còn được gọi là GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên ở một số quốc gia và khu vực mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao dẫn đến mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao những vẫn còn nhiều người dân vẫn phải sống tình trạng không khá giả, nghèo khổ, lượng thu nhập không đủ để sống,
Sự tăng trưởng của kinh tế được phụ thuộc vào hai quá trình đó là: thứ nhất là sự tích lũy tài sản (chẳng hạn như vốn, lao động và đất đai) và thứ hai là đầu tư những tài sản này có năng suất hơn Việc tiết kiệm và đầu tư là chính là trọng tâm, nhưng chúng ta đầu tư hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng Những chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định về chính trị và kinh tế, đặc điểm về địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ về y tế, giáo dục Tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
*Các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế
+ Đầu tư: Sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và giáo dục có thể thúc đẩy sản xuất và năng suất.
+ Tiêu dùng: Chi tiêu của hộ gia đình và doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng.
+ Chính sách kinh tế: Các chính sách của chính phủ như thuế, chi tiêu công và điều tiết thị trường có thể tác động trực tiếp đến tăng trưởng.
+ Thương mại quốc tế: Xuất khẩu và nhập khẩu cũng ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế.
+ Tài nguyên thiên nhiên: Nguồn lực tự nhiên và cách thức khai thác chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Việc tăng trưởng kinh tế bền vững không chỉ dựa vào các yếu tố ngắn hạn mà còn cần đến sự phát triển đồng bộ về xã hội, môi trường và công bằng kinh tế.
*Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Đây là chỉ tiêu chính để đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của một quốc gia trong một thời gian nhất định.
+ Tăng trưởng GDP: Tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP so với kỳ trước ( năm trước, quý trước) cho thấy mức độ tăng trưởng kinh tế.
+ GDP bình quân đầu người: Chỉ số này cho thấy mức thu nhập trung bình của mỗi người dân, giúp đánh giá mức sống và phân bổ thu nhập trong xã hội.
+ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Đo lường sản lượng của các ngành công nghiệp trong nền kinh tế, phản ánh các hoạt động sản xuất và khả năng tăng trưởng.
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Theo dõi biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, giúp điều chỉnh GDP thực (loại bỏ được những ảnh hưởng của lạm phát).
+ Tỷ lệ thất nghiệp: Chỉ tiêu này cho ta thấy sức lao động không được sử dụng.
Từ đó, phản ánh tình hình việc làm và tiềm năng phát triển kinh tế.
+ Cán cân thương mại: So sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, chỉ tiêu này cho thấy khả năng cạnh tranh và sức khỏe của nền kinh tế.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Mức độ đầu tư nước ngoài vào quốc gia có thể cho thấy sự thu hút đầu tư và tiềm năng tăng trưởng.
Mục tiêu và giải pháp của công ty
Để phát triển bền vững và cạnh tranh trong ngành dịch vụ vận tải, công ty taxi Vinasun cần đặt ra một số mục tiêu và giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động và cải thiện sự hài lòng của khách hàng Dưới đây là một số cách mà công ty có thể xem xét:
+ Cải thiện chất lượng dịch vụ: Đặt ra tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng phục vụ khách hàng, bao gồm việc cải thiện sự nhanh chóng và thân thiện của tài xế
Xây dựng chương trình đào tạo định kỳ cho tài xế, nâng cao kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống.
+ Tăng cưởng ứng dụng công nghệ:
Phát triển ứng dụng đặt xe với tính năng thân thiện và tiện lợi hơn, bao gồm các phương thức thanh toán điện tử phong phú.
Tích hợp công nghệ GPS để tối ưu hóa lộ trình di chuyển, tiết kiệm thời gian và nhiên liệu.
+ Đảm bảo an toàn cho hành khách: Đầu tư vào hệ thống giám sát GPS và camera trên xe để đảm bảo an toàn cho hành khách và tài xế.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa như kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tài xế
+ Mở rộng mạng lưới hoạt động:
Tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động đến các khu vực ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận, mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng.
Xem xét hợp tác với các dịch vụ vận tải công cộng khác để tạo ra một hệ sinh thái vận chuyển đa dạng và thuận tiện.
+ Tăng cường chiến dịch marketing và xây dựng thương hiệu:
Thực hiện các chiến dịch quảng bá nhằm gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu Vinasun thông qua các kênh truyền thông xã hội và offline.
Phát triển chương trình khách hàng thân thiết, khuyến khích khách hàng quay trở lại và giới thiệu dịch vụ cho bạn bè, người thân.
+ Bền vững và trách nhiệm với môi trường:
Nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện thân thiện với môi trường như điện hoặc hybrid, nhằm giảm khí thải carbon.
Triển khai các hoạt động CSR để đóng góp cho cộng đồng như tổ chức các chương trình an toàn giao thông.
+ Cải thiện hiệu quả kinh tế:
Tối ưu hóa quy trình hoạt động để giảm thiểu chi phí vận hành và tăng lợi nhuận. Đặt ra mục tiêu doanh thu cụ thể cho từng quý, đồng thời theo dõi và điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
Tóm lại để trở nên lớn mạnh hơn trong thời đại hiện nay công ty VinaSun có thể phát triển điểm mạnh doanh nghiệp của mình là thương hiệu taxi truyền thống thêm vào đó là phát triển và nâng cấp hệ thống của mình để tiếp cận với thế hệ khách hàng ngày nay.
+ Đẩy mạnh chiến lược hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức
Vinasun có thể hợp tác với các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện và các tổ chức lớn để cung cấp dịch vụ vận chuyển cho nhân viên và khách hàng của họ. Thông qua các hợp đồng dài hạn hoặc gói dịch vụ đặc biệt, Vinasun không chỉ mở rộng thị trường mà còn xây dựng được nguồn thu ổn định từ các khách hàng doanh nghiệp.