Bối cảnh công việc đặc thù của ngành bảo hiểm, như yêu cầu về kiến thức chuyên môn và khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp, cùng với thiết kế chuyển giao đào tạo phù hợp, giúp nh
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất Bước 1: Tiếp cận nghiên cứu
Trong quá trình bắt đầu nghiên cứu, người thực hiện cần tự đặt ra những câu hỏi quan trọng như sau:
1 Tại sao mình lại chọn thực hiện nghiên cứu này?
2 Nghiên cứu của mình nhằm mục đích giải quyết vấn đề gì trong doanh nghiệp?
3 Kết quả của nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp hoặc tổ chức? Ngoài ra, nên tìm kiếm ý kiến từ các chuyên gia để hiểu rõ hơn về vấn đề cần giải quyết Các chuyên gia có thể là cấp trên, ban lãnh đạo hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan Phân tích số liệu và thông tin thực tế sẽ giúp định hình rõ hơn về tình hình hiện tại và cần giải quyết trong nghiên cứu Kết quả của bước này sẽ tạo nên cơ sở và lý do rõ ràng cho việc tiến hành nghiên cứu
Bước 2: Xác định vấn đề
Kết luận và báo cáo
Thiết kế nghiên cứu Xác định vấn đề
Xử lý và phân tích
Trong bước này, việc xác định vấn đề nghiên cứu đòi hỏi sự cẩn thận và chi tiết để đảm bảo rằng nghiên cứu được thực hiện một cách có mục đích và hiệu quả Các yếu tố cần xác định bao gồm:
1 Mục tiêu nghiên cứu: Đưa ra một mục tiêu tổng quát cho nghiên cứu cũng như các mục tiêu cụ thể mà nghiên cứu muốn đạt được Từ đó, câu hỏi nghiên cứu có thể được phát triển
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Xác định rõ ràng đối tượng nghiên cứu là ai, nghiên cứu sẽ tập trung vào những gì và ở đâu Đặc biệt quan trọng là xác định phạm vi không gian và thời gian của nghiên cứu cũng như phạm vi dữ liệu sẽ được sử dụng
3 Ý nghĩa của nghiên cứu: Trước khi tiến hành nghiên cứu, cần hiểu rõ rằng việc thực hiện nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa thực tiễn và/hoặc ý nghĩa lý thuyết Điều này giúp định hình rõ ràng lợi ích mà nghiên cứu có thể mang lại
4 Kết cấu của nghiên cứu: Xác định cách tổ chức nghiên cứu, bao gồm số lượng và nội dung của các chương Đối với các luận văn hay luận án, việc này giúp định hình kế hoạch cụ thể cho việc viết và tổ chức nội dung
Bước 3: Thiết kế nghiên cứu
Thực hiện các công việc như sau:
Xác định cơ sở lý thuyết: Tập trung vào việc xác định những lý thuyết cơ bản và quan trọng liên quan đến nghiên cứu Đảm bảo sự chi tiết và minh bạch trong việc trình bày lý thuyết và cách áp dụng chúng vào nghiên cứu, dựa trên chuỗi bài viết về “Lý thuyết nghiên cứu thông dụng”
Tổng hợp và trình bày các nghiên cứu liên quan: Cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực, bằng cách tổng hợp và trình bày các nghiên cứu đã được thực hiện trong và ngoài nước Đảm bảo sự đa dạng, chất lượng và tính cập nhật của các tài liệu tham khảo này
Trình bày bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, tổ chức tiên tiến: Lựa chọn cẩn thận các doanh nghiệp, tổ chức phù hợp để nghiên cứu, dựa trên sự phù hợp về quy mô, tầm ảnh hưởng, doanh số, sản lượng, tầm nhìn, trình độ, chiến lược Phân tích tại sao các doanh nghiệp, tổ chức này đã đạt được mục tiêu và kết quả mà nghiên cứu hoặc doanh nghiệp, tổ chức hiện tại đang hướng đến
Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết: Phát triển một mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết cần được kiểm chứng, để định hình hướng đi cho nghiên cứu
Trình bày quy trình nghiên cứu bằng hình ảnh: Sử dụng công cụ hỗ trợ như Microsoft Visio để trình bày một cách trực quan quy trình nghiên cứu Mỗi hình ảnh và bảng biểu cần được giải thích và trích dẫn ý nghĩa
Thiết kế bảng câu hỏi hoặc thang đo: Phát triển và kiểm định các bảng câu hỏi hoặc thang đo, bao gồm bảng nháp, sơ bộ và chính thức Sử dụng các công cụ kiểm chứng như hệ số tin cậy Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám EFA để đảm bảo tính độ tin cậy và hợp lý của bảng câu hỏi
Bước 4: Thu thập dữ liệu
Xác định đối tượng khảo sát trong là nhân viên làm việc tại Công ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn
Quy trình thu thập dữ liệu cụ thể bao gồm các bước sau:
1 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp như khảo sát trực tuyến bằng cách gửi link khảo sát Google Form
2 Triển khai thu thập dữ liệu: Thực hiện thu thập dữ liệu bằng các biện pháp như gửi qua zalo hội nhóm công ty, gặp trực tiếp, quét mã QR,…
Bước 5: Phân tích thực trạng và Dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp về quá trình hình thành, cấu trúc tổ chức, loại hình kinh doanh, chính sách phát triển, tình hình kinh doanh, dự báo thị trường Kết hợp với các biểu đồ, hình vẽ hỗ trợ quá trình phân tích và mô tả các khó khăn Kết quả làm nổi bật các vấn đề cần nghiên cứu và hỗ trợ cho quá trình đề xuất các giải pháp và ý kiến quản trị
Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp mang tính quyết định đến kết quả nghiên cứu Mục đích chính thông qua kết quả này là:
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp nhằm phân tích đánh giá tác động của hỗ trợ lãnh đạo và đồng nghiệp, cơ hội sử dụng, huấn luyện hiệu quả và thiết kế chuyển giao đào tạo đến động lực và nhận thức tại Công ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn thông qua việc khảo sát, lấy ý kiến,…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đồng thời tiếp thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan để hoàn thiện giải pháp Cụ thể như sau:
Phương pháp thu thập và nghiên cứu định lượng: Lập Form bảng câu hỏi, điều tra bằng gửi link khảo sát qua Facebook, Zalo…cho Anh/Chị nhân viên tại Công ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn để thu thập thông tin Bảng hỏi được thiết kế X nội dung (đo lường) với X biến quan sát, dưới dạng câu hỏi
Trang 28 đóng, với các thang đo cụ thể Mẫu điều tra được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và theo các tiêu chí với kích thước mẫu dự kiến là 400 mẫu
Các phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
Phương pháp phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha: Những mục hỏi đo lường một khái niệm tiềm ẩn thì phải có mối liên quan với những cái còn lại trong nhóm đó Hệ số Alpha của Cronbach’s là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt;
Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp K biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều các biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau Xây dựng mô hình hồi qui trong nghiên cứu: Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lý chạy hồi qui tuyến tính bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS) bằng phương pháp Enter Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phương pháp Enter phù hợp hơn với các nghiên cứu kiểm định
Phương pháp chọn mẫu: Do thời gian và kinh phí có hạn, đề tài đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với đối tượng cho Anh/Chị nhân viên tại Công ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn Dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đề tài đã tiến hành khảo sát một tổng số 432 nhân viên từ Công ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn để tham gia vào nghiên cứu Tổng số câu trả lời thu được từ các nhân viên tham gia trong khảo sát là 350 Số lượng mẫu thu thập được cho phép thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA một cách đầy đủ và đáng tin cậy, đảm bảo tính khả quan sát và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu Dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt tối thiểu theo công
Trang 29 thức n = 5*m (trong đó m là số lượng câu hỏi trong bảng chưa bao gồm các câu hỏi cá nhân), tức là n tối thiểu =5*(3+3+3+3+3+8) = 127
Sử dụng các kỹ thuật phân tích và kiểm định: Phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, kiểm định Anova thông qua phần mềm SPSS 20; Excel.
Xây dựng thang đo
Thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Dựa vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, thang đo được sử dụng là thang đo định danh (Nominal – Scale), Thang đo thứ bậc (Ordinal Scale), thang đo khoảng (Interval – Scale) Cụ thể các thang đo lường được trình bày dưới đây:
3.3.1 Hỗ trợ từ lãnh đạo
Thang đo “Hỗ trợ từ lãnh đạo” được xây dựng theo bảng thang đo của Chatterjee & cộng sự (2018), sử dụng thang đo Likert 5 bậc Đánh giá thang đo được thể hiện qua 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.1 Thang đo tác động của Hỗ trợ từ lãnh đạo
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát Nguồn tham khảo
Lãnh đạo sẽ gặp các Anh/Chị thường xuyên để giải quyết các vấn đề mà có thể gặp phải khi cố gắng sử dụng khóa đào tạo Chatterjee & cộng sự (2018)
LD2 Lãnh đạo sẽ gặp các Anh/Chị để thảo luận cách áp dụng khóa đào tạo vào công việc
LD3 Lãnh đạo sẽ giúp các Anh/Chị đặt ra các mục tiêu thực tế để thực hiện công việc dựa trên quá trình đào tạo
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.3.2 Hỗ trợ từ đồng nghiệp
Thang đo “Hỗ trợ từ đồng nghiệp” được xây dựng theo bảng thang đo của Chatterjee & cộng sự (2018), sử dụng thang đo Likert 5 bậc Đánh giá thang đo được
Trang 30 thể hiện qua 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.2 Thang đo tác động của Hỗ trợ từ đồng nghiệp
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát Nguồn tham khảo
DG1 Đồng nghiệp của Anh/Chị sẽ đánh giá cao việc Anh/Chị sử dụng những kỹ năng mới học được trong khóa đào tạo
DG2 Đồng nghiệp của Anh/Chị sẽ khuyến khích Anh/Chị sử dụng các kỹ năng đã học được trong khóa đào tạo
Tại nơi làm việc, đồng nghiệp của Anh/Chị sẽ mong đợi
Anh/Chị sử dụng những gì đã học được trong khóa đào tạo
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Thang đo “Cơ hội sử dụng” được xây dựng theo bảng thang đo của Chatterjee
& cộng sự (2018), sử dụng thang đo Likert 5 bậc Đánh giá thang đo được thể hiện qua 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.3 Thang đo tác động của Cơ hội sử dụng
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát Nguồn tham khảo
CH1 Anh/Chị có thể thử khóa đào tạo trong công việc của mình
CH2 Các tài nguyên cần thiết để sử dụng những gì Anh/Chị học được trong khóa đào tạo sẽ có sẵn
CH3 Anh/Chị sẽ có cơ hội áp dụng khóa đào tạo vào công việc của mình
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.3.4 Huấn luyện cải thiện hiệu suất
Thang đo “Huấn luyện cải thiện hiệu suất” được xây dựng theo bảng thang đo của Chatterjee & cộng sự (2018), sử dụng thang đo Likert 5 bậc Đánh giá thang đo được thể hiện qua 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.4 Thang đo tác động của Huấn luyện cải thiện hiệu suất
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát Nguồn tham khảo
HL1 Mọi người thường đưa ra gợi ý về cách Anh/Chị có thể cải thiện hiệu suất công việc của mình
HL2 Anh/Chị nhận được nhiều lời khuyên từ người khác về cách làm công việc của mình tốt hơn
HL3 Mọi người thường nói với Anh/Chị những điều giúp
Anh/Chị cải thiện hiệu suất công việc
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Thang đo “Thiết kế chuyển giao” được xây dựng theo bảng thang đo của Chatterjee & cộng sự (2018), sử dụng thang đo Likert 5 bậc Đánh giá thang đo được thể hiện qua 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.5 Thang đo tác động của Thiết kế chuyển giao
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát Nguồn tham khảo
TK1 Anh/Chị thấy rõ những người tiến hành khóa đào tạo hiểu cách Anh/Chị sẽ sử dụng những gì mà đã học được Chatterjee & cộng sự (2018) TK2
Các giảng viên đã sử dụng rất nhiều ví dụ để chỉ cho
Anh/Chị cách có thể sử dụng kiến thức của mình vào công việc
Cách thức của các giảng viên, tài liệu giảng dạy giúp
Anh/Chị tự tin hơn và có thể áp dụng nó vào công việc của mình
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.3.6 Chuyển giao đào tạo được lĩnh hội
Thang đo “Chuyển giao đào tạo được lĩnh hội” được xây dựng theo bảng thang đo của Facteau & cộng sự (1995), sử dụng thang đo Likert 5 bậc Đánh giá thang đo được thể hiện qua 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.6 Thang đo mức độ Chuyển giao đào tạo được lĩnh hội
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát Nguồn tham khảo
NT1 Cấp trên, đồng nghiệp hoặc cấp dưới đã nói với Anh/Chị rằng hành vi của tôi đã cải thiện sau khóa đào tạo
Năng suất của đồng nghiệp của Anh/Chị đã được cải thiện nhờ các kỹ năng mà đã học được trong khóa đào tạo
NT3 Anh/Chị tin khóa đào tạo sẽ giúp Anh/Chị làm công việc hiện tại tốt hơn
Tỷ lệ vắng mặt trong nhóm của Anh/Chị đã giảm do những kỹ năng mà đã được phát triển trong các khóa đào tạo
Anh/Chị có thể chuyển những kỹ năng đã học được trong các khóa đào tạo trở lại công việc của mình công việc thực tế
Tinh thần làm việc nhóm của Anh/Chị cao hơn nhờ những kỹ năng mà đã được phát triển trong các khóa đào tạo
NT7 Anh/Chị đã thay đổi hành vi công việc của mình để phù hợp với tài liệu được giảng dạy trong các khóa đào tạo
Hiệu suất công việc thực tế của Anh/Chị đã được cải thiện nhờ những kỹ năng đã học được trong các khóa đào tạo
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ thang đo, chúng ta có thể xây dựng các câu hỏi khảo sát nhằm thu thập thông tin và đánh giá các biến quan sát một cách chi tiết và chính xác.
Xử lý dữ liệu
Trong đó bài nghiên cứu khoa học này tác giả đã sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu cụ thể là: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hồi quy tuyến tính
- Độ tin cậy của thang đó về Hỗ trợ từ lãnh đạo (LD); Hỗ trợ từ đồng nghiệp (DN); Cơ hội sử dụng (CH); Huấn luyện cải thiện hiệu suất (HL); Thiết kế chuyển giao (TK) sẽ được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Với Cronbach’s Alpha sẽ giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2004) Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên gần đến 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008)
- Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám EFA Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) nếu ta sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá cho từng thang đo riêng lẻ thì không thể trả lời được câu hỏi biến quan sát chỉ đo lường khái niệm chúng muốn đo hay cùng đo lường các khái niệm khác trong mô hình nghiên cứu Do đó, dùng EFA để đánh giá từng thang đo riêng lẻ thì kết quả hầu như không có ý nghĩa Vì vậy, tác giả sử dụng phép trích nhân tố Principle
Component Analusis (PCA) với phép quay vuông góc Varimax cho các biến nghiên cứu
- Sau khi tiến hành nhân tố khám phá, nhóm các biến theo từng yếu tố, nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy Mô hình hồi quy mà nghiên cứu áp dụng là mô hình hồi quy đa biến để xem xét mối liên hệ giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc Khi phân tích hồi quy, kết quả sẽ cho thấy được các nhân tố ảnh Sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội đến các nhân viên tại Công
Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn, đồng thời cho biết mức độ tác động của các yếu tố và mức độ giải thích của chúng Cụ thể, phân tích hồi quy được thực hiện với 05 biến độc lập là Hỗ trợ từ lãnh đạo (LD), Hỗ trợ từ đồng nghiệp (DN), Cơ hội sử dụng (CH), Huấn luyện cải thiện hiệu suất (HL), Thiết kế chuyển giao (TK) và biến phụ thuộc Chuyển giao đào tạo được lĩnh hội (LH) Phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter) được dùng để phân tích hồi quy Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát Mô hình được viết như sau:
AH = βo+ β1*LD + β2*DN + β3*CH + β4*HL + β5*TK + ei
Trong đó: βi: Các hệ số hồi quy (i>0) βo: Hằng số ei: sai số
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích thống kê mô tả
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Khảo sát cho thấy, đối tượng đang bị ảnh hưởng của chuyển giao đào tạo tại Công
Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn về cơ cấu giới tính, cụ thể giới tính nữ có
213 nữ chiếm 60,9% và giới tính nam có 137 nam chiếm 39,1% (Xem hình 4.1)
Hình 4.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo giới tính
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2024
Kết quả khảo sát cho thấy, ảnh hưởng của chuyển giao đào tạo tại Công Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn chủ yếu là ở độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 38,3% Chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm khảo sát là độ tuổi trên 45 tuổi (chỉ chiếm 13,1%) Có thể giải thích vì nhóm đối tượng này là những người có kinh nghiệm và tuổi tác cao hơn, có thể đã có kiến thức và kỹ năng ổn định từ trước nên không cần đến việc chuyển giao đào tạo nhiều như nhóm đối tượng trẻ tuổi hơn Nhóm độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi và từ 36 đến 45 tuổi có tỷ lệ chênh lệch không nhiều, chứng minh
Nam Nữ Không muốn nêu cụ thể
Trang 36 được sự ảnh hưởng của chuyển giao đào tạo tại Công Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn (Độ tuổi từ 18 - 25 tuổi chiếm 23,1% và từ 36 - 45 tuổi chiếm 25,4%) (Xem bảng 4.1)
Bảng 4.1 Cơ cấu nghiên cứu mẫu theo độ tuổi Độ tuổi Tần số Tỷ lệ %
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2024
Kết quả khảo sát của trình độ học vấn cho thấy phần lớn nhân viên trong Công
Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn có trình độ học vấn từ THPT đến trên đại học, chiếm tỷ lệ cao nhất là trình độ đại học (72%) Tỷ lệ nhân viên có trình độ sau đại học là 2,9%, trong khi tỷ lệ nhân viên chỉ có trình độ tốt nghiệp THPT là thấp nhất, chỉ chiếm 2,3% (Xem bảng 4.2)
Bảng 4.2 Cơ cấu nghiên cứu mẫu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Tần suất Tỷ lệ %
Trung cấp, cao đẳng 80 22,9 Đại học 252 72,0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2024
Kết quả khảo sát của thời gian làm việc cho thấy phân bố đều đặn với tỷ lệ nhân viên có thời gian làm việc từ 1 đến 3 năm chiếm 29,4%, từ 3 đến 5 năm chiếm
28,9%, và trên 5 năm chiếm 26,6% Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên có thâm niên làm việc dưới 1 năm lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng 15,1% (Xem bảng 4.3)
Bảng 4.3 Cơ cấu nghiên cứu mẫu theo thời gian làm việc
Thâm niên làm việc Tần số Tỷ lệ %
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2024
4.1.5 Số lượng khóa đào tạo đã tham gia
Kết quả khảo sát về số lượng khóa đào tạo đã tham gia cho thấy sự đa dạng trong trải nghiệm đào tạo của nhân viên tại Công ty Bảo hiểm Hàng không VNI Sài Gòn
Cụ thể, phân bố của số lượng khóa đào tạo đã tham gia như sau:
- 1 khóa đào tạo: Chiếm tỷ lệ 15%
- 2 khóa đào tạo: Chiếm tỷ lệ 29%
- 3 khóa đào tạo: Chiếm tỷ lệ 42%
- 4 khóa đào tạo: Chiếm tỷ lệ 14% Điều này cho thấy một phần đa số nhân viên đã có kinh nghiệm tham gia vào nhiều khóa đào tạo khác nhau, đồng thời cũng có một phần nhỏ nhân viên mới chỉ tham gia một số lượng ít các khóa đào tạo
Hình 4.2 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo số lượng khóa đào tạo đã tham gia
Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2024
4.1.6 Hình thức tham gia khóa đào tạo
Kết quả khảo sát về hình thức tham gia khóa đào tạo cho thấy sự đa dạng trong cách nhân viên tham gia các khóa đào tạo tại Công ty Bảo hiểm Hàng không VNI Sài Gòn Dưới đây là phân bố của các hình thức tham gia khóa đào tạo:
- Tham gia trực tiếp (offline): Chiếm tỷ lệ 35,4%
- Tham gia trực tuyến (online): Chiếm tỷ lệ 37,1%
- Kết hợp cả hai hình thức: Chiếm tỷ lệ 27,4% Điều này cho thấy có sự linh hoạt trong việc tổ chức và tham gia các khóa đào tạo, với một số nhân viên tham gia trực tiếp, một số tham gia trực tuyến, và một số khác kết hợp cả hai hình thức
Bảng 4.4 Cơ cấu nghiên cứu mẫu theo hình thức tham gia khóa đào tạo
Hình thức tham gia khóa đào tạo Tần số Tỷ lệ %
Số khóa đào tạo đã tham gia
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2024
Phân tích độ tin cậy của thang đo
4.2.1 Đánh giá Hỗ trợ từ lãnh đạo (LD)
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo của nhân tố “Hỗ trợ từ lãnh đạo” cho thấy độ tin cậy đạt 0,754 nằm trong khoảng lớn hơn 0,6 thang đo đạt yêu cầu và tất cả các biến tương quan với tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu
Bảng 4.5 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho nhân tố LD
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát
LD3 7,43 2,675 0,591 0,663 Độ tin cậy của thang đo: Cronbach’s Alpha = 0,754
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
4.2.2 Đánh giá Hỗ trợ từ đồng nghiệp (DN)
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo của nhân tố “Hỗ trợ từ đồng nghiệp” đạt 0,759 nằm trong khoảng từ 0,6 đến 1, đây là một thang đo tốt và tất cả các biến tương quan với tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu
Bảng 4.6 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho nhân tố DN
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát
Trang 40 Độ tin cậy của thang đo: Cronbach’s Alpha = 0,759
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
4.2.3 Đánh giá Cơ hội sử dụng (CH)
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo của nhân tố “Cơ hội sử dụng” đạt 0,656 nằm trong khoảng từ 0,6 đến 1, đây là một thang đo tốt và tất cả các biến tương quan với tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu
Bảng 4.7 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho nhân tố CH
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát
CH3 7,41 2,409 0,636 0,469 Độ tin cậy của thang đo: Cronbach’s Alpha = 0,656
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
4.2.4 Đánh giá Huấn luyện cải thiện hiệu suất (HL)
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo của nhân tố “Huấn luyện cải thiện hiệu suất” đạt 0,789 nằm trong khoảng từ 0,6 đến 1, đây là một thang đo tốt và tất cả các biến tương quan với tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu
Bảng 4.8 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho nhân tố HL
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát
HL3 7,93 2,766 0,642 0,7 Độ tin cậy của thang đo: Cronbach’s Alpha = 0,789
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
4.2.5 Đánh giá Thiết kế chuyển giao (TK)
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo của nhân tố “Thiết kế chuyển giao” đạt 0,641 nằm trong khoảng từ 0,6 đến 1, đây là một thang đo tốt và tất cả các biến tương quan với tổng lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu
Bảng 4.9 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho nhân tố TK
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát
TK3 6,98 2,813 0,308 0,557 Độ tin cậy của thang đo: Cronbach’s Alpha = 0,641
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
Phân tích nhân tố khám phá
4.3.1 Phân tích hệ số EFA và ma trận xoay của các biến độc lập Để kiểm tra xem mẫu điều tra có đủ lớn và đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố hay không ta xét: Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5 và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0,05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau Giá trị Kaiser – Meyer – Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO) = 0,838 Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,838 > 0,5 điiều này chứng tỏ dữ liệu dùng để pân tích nhân tố hoàn toàn là thích hợp Kết quả kiểm định Barlett’s là 1702,628 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, lúc này bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố
Bảng 4.10 Kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập
Kiểm định KMO và Bartlett's
Giá trị Chi bình phương 1702,628 df 105
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax Kết quả cho thấy 20 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 4 nhóm Giá trị tổng phương sai trích = 62,551% > 50%, đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 5 nhân tố này giải thích 62,551% biến thiên dữ liệu Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 4 có Eigenvalues thấp nhất là 1,239 > 1 Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Varimax: các hệ số tài, nhân tố đều lớn hơn 0,5 và tuy nhiên có trường hợp biến cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tài gần bằng nhau Nên các nhân tố không đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA Ngoài ra có sự xáo trộn các nhân tố, nghĩa là câu hỏi của nhân tố này đã bị nằm lẫn lộn với câu hỏi của nhân tố kia
Bảng 4.11 Kết quả phân tích EFA biến độc lập lần 1
Rotated Component Matrix a Đo lường Yếu tố
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
Các hệ số tài, nhân tố đều lớn hơn 0,5 và có trường hợp biến CH3 chung một cột với các biến liên quan (CH1, CH2) Vì vậy ta bỏ CH3 để đảm bảo tính hội tụ và phân biệt của nhân tố Từ bảng 4.11 ta thấy các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA Ngoài ra Ngoài ra, ta thấy rằng hai biến DN (Đồng nghiệp) và CH (Cơ hội sử dụng) có hệ số tương quan cao với cùng một yếu tố (Yếu tố 1) Điều này cho thấy rằng trong mô hình này, sự tương quan giữa hai biến này đồng thời được giải thích bởi một yếu tố chung, tức là chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Điều này có thể do đồng nghiệp thường cung cấp cơ hội sử dụng kiến thức và kỹ năng mới thông qua sự hỗ trợ, khích lệ và chia sẻ thông tin, giúp nhân viên áp dụng những gì họ đã học được từ đào tạo vào công việc thực tế Do đó, sự tương quan cao giữa hai biến DN và CH trong bảng phân tích này là hợp lý và thể hiện mối quan hệ tích cực giữa chúng trong quá trình chuyển giao đào tạo Nên sau khi phân tích và loại bỏ các biến không phù hợp nhân tố thì các nhân tố độc lập này loại bỏ nhân tố CH3, gộp chung biến DN và CH, các nhân tố còn lại được giữ nguyên
Kết quả phân tích EFA lần 2 đã được thực hiện sau khi tiến hành loại bỏ biến CH3 và chạy lại quy trình phân tích Bảng kết quả này cung cấp thông tin về tính hội tụ và phân biệt của các nhân tố sau quá trình xử lý Trong bảng này, sự tương quan mạnh mẽ giữa các biến DN và CH trong một nhóm chung đã được phản ánh, chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa hai biến này trong quá trình chuyển giao đào tạo Chi tiết cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.12 Kết quả phân tích EFA biến độc lập lần 2
Rotated Component Matrix a Đo lường Yếu tố
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
4.3.2 Phân tích hệ số EFA và ma trận xoay của các biến phụ thuộc
Kết quả EFA thang đo biến phụ thuộc (Chuyển giao đào tạo được lĩnh hội) bằng phương pháp trích Principal components và phép quay varimax cho thấy: Hệ số KMO
= 0,854 > 0,5, kết quả kiểm định Barlett’s là 956,623 và mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, nên phân tích yếu tố khám phá EFA là thích hợp
Bảng 4.13 Kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc
Kiểm định KMO và Bartlett's
Giá trị Chi bình phương 956,623 df 28
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
Dựa vào kết quả phân tích EFA biến độc lập từ bảng 4.12, ta lập được 5 nhân tố mới được hình thành
Bảng 4.14 Nhóm các nhân tố sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá
Nhân tố Ký hiệu Biến đo lường
Hỗ trợ từ lãnh đạo LD LD1, LD2, LD3
Hỗ trợ từ đồng nghiệp
UD DN1, DN2, DN3, CH1,
Cơ hội sử dụng CH2
Huấn luyện cải thiện hiệu suất HL HL1, HL2, HL3
Thiết kế chuyển giao TK TK1, TK2, TK3
Chuyển giao đào tạo được lĩnh hội LH LH1, LH2, LH3, LH4,
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
Bảng 4.14 cung cấp cái nhìn tổng quan về các nhân tố và các biến đo lường tương ứng trong mô hình nghiên cứu của chúng ta Mỗi nhân tố được định danh bằng ký hiệu và liệt kê các biến đo lường thuộc về nhân tố đó Việc này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc của mô hình và các yếu tố được đo lường trong quá trình nghiên cứu Bảng này giúp chúng ta phân biệt và hiểu rõ hơn về mỗi nhân tố và các biến đo lường cụ thể của chúng, từ đó tạo ra một cơ sở vững chắc cho việc phân tích và đánh giá kết quả của nghiên cứu Đồng thời, việc phân loại các biến đo lường theo từng nhân tố giúp cho việc kiểm soát và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và chuyển giao đào tạo được lĩnh hội một cách chi tiết và hiệu quả.
Phân tích ma trận hệ số tương quan
Phân tích ma trận hệ số tương quan là bước phân tích rất quan trọng trước khi thực hiện phân tích hồi quy để xem xét các nhóm biến độc lập và nhóm biến phụ thuộc có đủ điều kiện để phân tích hồi quy hay không Phân tích tương quan thể hiện mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các cặp biến được phân tích Các hệ số tương quan sẽ nằm trong khoảng từ -1 đến 1 và đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa các biến Giá trị Prob thể hiện mức ý nghĩa thống kê cho các hệ số tương quan ước tính Tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình
Bảng 4.15 Ma trận hệ số tương quan
LH LD HL TK UD
** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed)
* Correlation is significant at the 0,05 level (2-tailed)
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024 Đối với mối tương quan giữa các biến độc lập, nghiên cứu chủ yếu quan tâm tới mối liên hệ giữa các biến có hệ số tương quan từ 0,8 trở lên (tương quan tương đối chặt chẽ) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% vì mối liên hệ này có thể khiến cho mô hình hồi quy bị thiên lệch do hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập Kết quả phân tích bảng 4.15 cho thấy, mối tương quan giữa các biến có trong mô hình không mạnh ( các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,6) Đối với mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cho thấy sự ảnh hưởng có hệ số tương quan khác
0 đối với biến độc lập LD, UD, HL, TK ở mức ý nghĩa 10% Như vậy với kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình cho thấy, các biến độc lập và các biến phụ thuộc đủ điều kiện để thực hiện bước phân tích hồi quy tiếp theo Mô hình hồi quy có dạng:
AH = βo+ β1*LD + β2*UD + β3*HL + β4*TK
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Sau khi tiến hành nhân tố khám phá, nhóm các biến theo từng yếu tố, nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy Mô hình hồi quy mà nghiên cứu áp dụng là mô hình hồi quy đa biến để xem xét mối liên hệ giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc Khi phân tích hồi quy, kết quả sẽ cho thấy được các nhân tố ảnh Sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội đến các nhân viên tại Công Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn, đồng thời cho biết mức độ tác động của các yếu tố và mức độ giải thích của chúng Cụ thể, phân tích hồi quy được thực hiện với 04 biến độc lập là Hỗ trợ từ
Trang 47 lãnh đạo (LD), Hỗ trợ từ đồng nghiệp và Cơ hội sử dung (UD), Huấn luyện cải thiện hiệu suất (HL), Thiết kế chuyển giao (TK) và biến phụ thuộc Chuyển giao đào tạo được lĩnh hội (LH)
Phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter) được dùng để phân tích hồi quy Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát Mô hình được viết như sau:
AH = βo+ β1*LD + β2*UD + β3*HL + β4*TK + ei Trong đó: βi: Các hệ số hồi quy (i>0) βo: Hằng số ei: sai số Đánh giá sự phù hợp của mô hình: Hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 35,8% có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình bao gồm: Hỗ trợ từ lãnh đạo (LD), Hỗ trợ từ đồng nghiệp và Cơ hội sử dung (UD), Huấn luyện cải thiện hiệu suất (HL), Thiết kế chuyển giao (TK) đối với Sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội đến các nhân viên tại Công Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn, giải thích 35,8% sự biến thiên của Sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội (LH) và còn lại là sự biến thiên của Sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội không được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, hay nói cách khác do các yếu tố ngoài mô hình
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định R2
Sai số chuẩn của ước lượng
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
Ngoài ra, kiểm định từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 12,660 giá trị Sig = 0,000 rất nhỏ (< 0,05), từ kết quả này cho thấy tồn tại ít nhất một biến độc lập có ý nghĩa thống kê giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc
Bảng 4.17 Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy
Mô hình Tổng phương sai df
Bình phương tổng phương sai
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
4.5.1 Kiểm định phương sai sai số không đổi Để đánh giá mô hình hồi quy có vi phạm giả định này hay không, chúng ta sẽ sử dụng kiểm định tương quan hạng Spearman giữa phân dư chuẩn hóa với các biến độc lập Nếu giá trị tương quan Spearman giữa phần dư chuẩn hóa (ABSRES) với các biến độc lập đều lớn hơn 0,05 ta có thể kết luận rằng không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi xảy ra, trường hợp có ít nhất 1 giá trị nhỏ hơn 0,05 khi đó mô hình hồi quy đã vi phạm giả định phương sai sai số không đổi
Bảng 4.18 Ma trận hệ số tương quan giữa biến ABSRES với các biến độc lập trong mô hình
ABSZRE LD UD HL TK
* Correlation is significant at the 0,05 level (2-tailed)
** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed)
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa biến ABSZRE với các biến độc lập LD,
UD, HL, TK trong mô hình được thể hiện trong bảng 4.18 cho thấy giá trị Sig tương ứng giữa ABSZRE với các biến độc lập có giá trị đều lớn hơn 0,05 là biến LD (Sig
= 0,717), UD (Sig = 0,83), HL (Sig=0,273), TK (Sig=0,216) Điều này cho phép khẳng định không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi xảy ra
4.5.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Ngoài để đảm bảo mô hình có ý nghĩa, ta cần tiến hành kiểm tra thêm về đa cộng tuyến Để dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến ta căn cứ trên độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số VIF Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter, cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF nhỏ hơn 2 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1 Hệ số VIF nhỏ hơn 2 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1 nên có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến
Bảng 4.19 Kiểm tra độ cộng tuyến
Thống kê đa cộng tuyến Độ chấp nhận của biến (Tolerance)
Hệ số phóng đại phương sai (VIF)
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
Theo bảng 4.19 ta thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 2 Do đó mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến
4.5.3 Kết quả phân tích hồi quy và mức độ tác động của từng nhân tố
Kết quả mô hình hồi quy được thể hiện qua bảng 4.20 cụ thể như sau:
Bảng 4.20 Kết quả phân tích hồi quy
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
4.5.4 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng
Căn cứ vào kết quả trên bảng 4.20, các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm: Hỗ trợ từ lãnh đạo (LD), Hỗ trợ từ đồng nghiệp và Cơ hội sử dung (UD), Huấn luyện cải thiện hiệu suất (HL), Thiết kế chuyển giao (TK) bởi vì tất cả các mức ý nghĩa (hệ số Sig.) đều < 0,05
Mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa về các yếu tố tác động đến sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội tại Công Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn được xác định như sau:
AH = βo + 0,017*LD + 0,246*HL + 0,341*TK + 0,248*UD
Kết quả phân tích dữ liệu
Kiểm định các giả thuyết thống kê
Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra rằng có tổng cộng 05 yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến sự Chuyển giao đào tạo được lĩnh hội (LH) tại Công Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn Các yếu tố này bao gồm Hỗ trợ từ lãnh đạo (LD), Hỗ trợ từ đồng nghiệp (DN), Cơ hội sử dụng (CH), Huấn luyện cải thiện hiệu suất (HL), và Thiết kế chuyển giao (TK) Kết quả này cũng chứng minh rằng tất cả các giả thuyết ban đầu H1, H2, H3, H4, H5 đã được chấp nhận và được hỗ trợ bằng dữ liệu nghiên cứu cụ thể Điều này làm rõ sự quan trọng của các yếu tố này đối với quá trình chuyển giao đào tạo và cung cấp cơ sở lý luận cho việc phát triển các chính sách và chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả
Bảng 4.21 Kiểm định các giả thuyết thống kê
Gỉa thuyết thống kê Hệ số ước lượng Kết quả
H1: Hỗ trợ từ lãnh đạo có liên quan tích cực đến việc chuyển giao đào tạo để nhận thức
H2: Hỗ trợ từ đồng nghiệp có liên quan tích cực đến việc chuyển giao đào tạo để nhận thức
H3: Cơ hội sử dụng có liên quan tích cực đến việc chuyển giao đào tạo để nhận thức
H4: Huấn luyện cải thiện hiệu suất có liên quan tích cực đến việc chuyển giao đào tạo để nhận thức
H5: Thiết kế chuyển giao có liên quan tích cực đến việc chuyển giao đào tạo để nhận thức
Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2024
Kết quả phân tích hồi quy không chỉ xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội mà còn chứng minh sự khớp lý giữa các giả thuyết ban đầu và dữ liệu thực tế tại Công Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn Điều này cung cấp cho doanh nghiệp cơ sở khoa học để tăng cường chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo và chuyển giao kiến thức Đồng thời, việc chấp nhận các giả thuyết này cũng góp phần vào việc nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp về quan hệ giữa các yếu tố quản lý nhân sự và kết quả kinh doanh
Các yếu tố tác động đến sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội tại Công Ty Bảo Hiểm Hàng Không VNI Sài Gòn lần lượt là: Hỗ trợ từ lãnh đạo, Hỗ trợ từ đồng nghiệp và Cơ hội sử dụng, Huấn luyện cải thiện hiệu suất, Thiết kế chuyển giao Thông qua phân tích mối tương quan, hồi quy đa biến thì nghiên cứu đã đi tới kết luận rằng chỉ có các biến Hỗ trợ từ lãnh đạo, Hỗ trợ từ đồng nghiệp và Cơ hội sử dụng, Huấn luyện cải thiện hiệu suất là đều có tác động tích cực đến sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội Trong đó biến “Huấn luyện cải thiện hiệu suất” ảnh hưởng mạnh nhất (beta chuẩn hóa là 0.354), tiếp theo là biến “Thiết kế chuyển giao” (beta chuẩn hóa là 0.216), kế tiếp là biến “Hỗ trợ từ đồng nghiệp và Cơ hội sử dụng” (beta chuẩn hóa là 0.182), cuối cùng là biến “Hỗ trợ từ lãnh đạo” (beta chuẩn hóa là 0.161) Ngoài ra hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 35,8% chứng tỏ các yếu tố tác động tích cực đến sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội Kết quả này đề cập đến một khía cạnh quan trọng của quản lý nhân sự và phát triển tổ chức trong môi trường doanh nghiệp Việc nhận thức và tận dụng hiệu quả các yếu tố như hỗ trợ từ lãnh đạo, hỗ trợ từ đồng nghiệp, cơ hội sử dụng và huấn luyện cải thiện hiệu suất có thể giúp tăng cường sự chuyển giao đào tạo và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên Tuy nhiên, để thực hiện điều này thành công, cần phải có sự cam kết từ cấp lãnh đạo cao nhất và sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hiệu quả Đồng thời, việc thiết kế chương trình đào tạo phù hợp và tạo ra cơ hội để áp dụng những kiến thức và kỹ năng mới trong công việc hàng ngày cũng là yếu tố quan trọng Điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả của quá trình đào tạo và giúp tổ chức đạt được mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu suất làm việc
Kết quả của nghiên cứu đã mở ra một cánh cửa mới trong việc hiểu và tối ưu hóa quá trình chuyển giao đào tạo trong môi trường doanh nghiệp Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển giao đào tạo được lĩnh hội đã giúp định hình chiến lược đào tạo hiệu quả hơn, từ việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo đến việc tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc thực tế Sự nhất quán giữa các biến định tính như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thâm niên làm việc, cũng như số lượng và hình thức tham gia đào tạo, đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về quá trình đào tạo trong tổ chức Kết quả này cũng góp phần
Trang 53 vào việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mà nhân viên được khuyến khích và hỗ trợ để phát triển bản thân và nâng cao hiệu suất làm việc Đồng thời, những đề xuất quản lý từ nghiên cứu sẽ là cơ sở để các tổ chức xây dựng chiến lược nhân sự và đào tạo phù hợp, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả tổ chức và nhân viên