1.2 Mục đích nghiên cứu Việc thực hiện hoạt động dạy học tích cực môn Địa lí lớp 10 ở phần tổng kếtbài học không kém phần quan trọng trong một giờ học, hơn nữa ở phần hoạt độngnày khi bà
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP TỔNG KẾT BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10
Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 đã đề ra những năng lực cốt lõi
trong giáo dục cần hướng đến cho người học là: năng lực tự chủ và tự học, năng lựcgiao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ,năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ tin học,năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất kể cả năng lực tư duy phản biện là cơ sở đểphát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của người học
Môn Địa lí lớp 10 hiện nay có 3 bộ sách gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống,Chân trời sáng tạo và Cánh diều để các địa phương lựa chọn giảng dạy Cả ba bộsách mới biên soạn theo kế hoạch, chương trình, nội dung đã được phê duyệt trước
đó Vấn đề đặt ra đòi hỏi giáo viên giảng dạy các bài học như thế nào cho phù hợptinh thần đổi mới, đạt kết quả cao
Một trong những yêu cầu của tiết học thành công là phải có hoạt động ôn tậpcủng cố cuối giờ hoặc hoạt động kết thúc giờ học Hiện nay việc tiến hành các giờhọc vẫn còn thiếu những đánh giá rõ ràng và phản hồi của người học Hoạt động kếtthúc giờ học mang lại rất nhiều lợi ích, xin đừng xem như là một việc làm mang tínhthủ tục
Để hoạt động kết thúc bài học ấn tượng, hướng đến hình thành năng lực,phẩm chất cho học sinh thì giáo viên phải có những hoạt động đổi mới tích cực
nhằm hướng tới học sinh Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng các biện pháp tổng kết bài học nhằm nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong chương trình địa lí 10” đểchia sẻ với đồng nghiệp
1.2 Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện hoạt động dạy học tích cực môn Địa lí lớp 10 ở phần tổng kếtbài học không kém phần quan trọng trong một giờ học, hơn nữa ở phần hoạt độngnày khi bài học đã kết thúc, mọi vấn đề đã được thông qua trong bài học thì học sinh
có thể nhìn được một cách khái quát nhất, đánh giá khách quan qua nhiều kênhthông tin đã được tiếp cận, giúp các em có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn
Tôi đã lựa chọn, thực hiện các phương pháp tổng kết bài học hiệu quả nhất phùhợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với đổi mới dạy học hiện nay Góp phầnđổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trườngphổ thông nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh
Thực hiện đề tài này, tôi đã góp phần làm rõ cơ sở lí luận về hoạt động kếtthúc giờ học môn Địa lí lớp 10 hiện nay Xác định, lựa chọn các phương pháp kếtthúc bài học trên lớp một cách sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợpvới điều kiện thực tế của trường phổ thông, giúp học sinh phát triển năng lực giaotiếp và hợp tác
Chia sẻ cho đồng nghiệp những phương pháp kết thúc bài học môn Địa lí hay,sáng tạo, hiệu quả, dễ thực hiện Nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự hamhiểu biết khám phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hìnhthành năng lực giao tiếp và hợp tác, tăng khả năng vận dụng tri thức địa lý vàothực tiễn Giúp các em yêu thích môn Địa lí hơn, đưa môn Địa lí gần gũi, dễ học,
Trang 4dễ thi đạt kết quả cao.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung bài học môn Địa lí lớp 10 (mới)
- Học sinh lớp 10 trường –THPT Thạch Thành 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu:
Tôi tiến hành thu thập, tham khảo các nguồn tài liệu về đổi mới phương phápdạy học tích cực, tài liệu về phương pháp dạy học phát triển năng lực, ngoài ra còndựa trên các công văn về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về đổi mớigiáo dục dạy học ở trường THPT hiện nay
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế Tôi đã khảo sát, điều tra giáo viên mônđịa lí THPT trên địa bàn và học sinh về hoạt động kết thúc bài học môn Địa lí 10trên lớp ở trường THPT Thạch Thành 4
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Sau khi thực hiện ở các lớp thực nghiệm và đối chứng đạt kết quả cao Ngoàiviệc chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa trongnhững năm tới
PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lí luận
Hoạt động KTBH thường được giáo viên vừa tổ chức, vừa thực hiện nhằmcủng cố, hệ thống kiến thức bài học mà học sinh mới được trải ngiệm, sau đóhướng dẫn liên hệ, vận dụng bằng một sự kiện nào đó liên quan đến bài học, nênnhững hoạt động này thường diễn ra nhàm chán, mang tính lặp lại ở bài này sang bàikhác, vì thế khi học sinh vừa học xong một bài cũng xem như bài học đó đã kết thúc
và không phải tiến hành thêm một hoạt động nào nữa Nhưng nếu giáo viên tổ chứchoạt động KTBH bằng những biện pháp tích cực như trong phần hình thành kiếnthức mới thì đòi hỏi người học phải ghi nhớ, xâu chuỗi và thậm chí là phải tìm hiểuthêm các nguồn thông tin khác ngoài sách giáo khoa để so sánh, phân tích, liên hệ,vận dụng về nội dung bài học
Thực tế thì ở tất cả các bài học đều có thể tổ chức cho học sinh thực hiện hoạtđộng dạy học tích cực trong phần KTBH, nên không khó để áp dụng những biệnpháp này trong chương trình dạy học mới, đặc biệt trong xu thế của thời đại mới việchướng người học đến những hoạt động thực tiễn, học để hành động, học để hướngtới những phẩm chất, năng lực, tư duy sáng tạo là cơ hội để học sinh thực hành saumỗi giờ học
2.2 Thực trạng vấn đề
Trước tình hình đổi mới của ngành Giáo dục cũng như chương trình giáo dụcphổ thông mới đang triển khai, đòi hỏi thầy cô phải thay đổi về cách dạy,c áchsoạn bài, cách tổ chức lớp học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo củangười học
Trang 5Việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực của giáo viên nhằm phát huynăng lực người học Nhiều phương pháp dạy học tích cực được giáo viên áp dụngvào trong quá trình giảng dạy, nhưng áp dụng những phương pháp dạy học tích cực
để kết thúc bài học còn nhiều hạn chế, vì thế tính hiệu quả của giờ học chưa cao, đặcbiệt với môn Địa lí 10 học sinh vẫn xem như là môn học thuộc nên không cần cónhiều hoạt động, nên việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong bàihọc đôi khi còn miễn cưỡng Với giáo viên đa phần các giờ học vẫn sử dụng phươngpháp dạy học truyền thống là phổ biến, hoặc có áp dụng phương pháp dạy học mớinhưng chú trọng đến phần khởi động và hình thành kiến thức, còn phần kết thúc bàihọc thì ít khi chú ý tới
Trong quá trình dạy học ở trường THPT Thạch Thành 4, tôi đã tiến hành điềutra thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của họcsinh thông qua phần kết thúc bài học trong môn Địa lí lớp 10 như sau:
- Mục đích điều tra:
Tìm hiểu thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực qua phương phápdạy học tích cực để kết thúc bài học trong môn Địa lí 10 ở trường THPT ThạchThành 4
- Đối tượng khảo sát:
+ Lớp 10B3, 10B4, 10B5 với sự tham gia của 14 học sinh của trường THPT
Thạch Thành 4 (mẫu phiếu ở phụ lục 01).
+ GV dạy môn Địa lí của 3 trường THPT trên địa bàn (phụ lục 02).
Nội dung điều tra: Điều tra theo mức độ hình thành các năng lực của học sinhsau khi sử dụng một số biện pháp tích cực để kết thúc bài học trong dạy học mônĐịa lí lớp 10 tổng hợp kết quả như sau:
* Khảo sát thông qua học sinh ở bảng sau:
khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
1 Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền
thống là chủ yếu
2 Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích
cực trong phần khởi động và hình thành kiến
thức là chủ yếu
3 Giáo viên tổ chức KTBH bằng những biện
pháp tích cực nhằm phát triển năng lực cho học
sinh
a Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo
luận, tranh biện về quan điểm cá nhân trong
phần kết thúc bài học, được nói lên suy nghĩ
của mình
b Học sinh được đặt câu hỏi với giáo viên ở phần
kết thúc bài học về những vấn đề còn hoài nghi
và được giáo viên giải thích
Trang 6nhằm giải quyết vấn đề lịch sử.
D Học sinh được giáo viên tổ chức các hoạt động
mang tính giải trí ở phần kết thúc bài học
nhưng có ý nghĩa nhằm giải quyết vấn đề thực
tiễn
* Kết quả khảo sát giáo viên môn Địa lí:
Rất cần thiết Cần thiết Không
cần thiết
1 Hoạt động KTBH cho học sinh có
cần thiết hay không?
Thỉnhthoảng
Không baogiờ
3 Thầy (cô) chọn hình thức nào để
KTBH cho học sinh?
Kiểm trađánh giá hếtbài học
Chuẩn bịbài ở nhà55,6
Dạy học bàimới
Các hìnhthức khác
Từ bảng điều tra khảo sát tôi nhận thấy, HS rất thích các hoạt động KTBH:
+ Ở tiêu chí giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là chủ yếu
ta thấy học sinh phản ánh 90% giáo viên vẫn tiến hành giờ học bằng phương phápdạy học truyền thống, trong khi đó chỉ có 10% thỉnh thoảng sử dụng phương phápdạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh, và rõ ràng đó là một sự thiệt thòi củahọc sinh, trong khi đã tiến hành phương pháp dạy học tích cực từ lâu
+ Ở tiêu chí giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong phần khởi
động và hình thành kiến thức là chủ yếu ta thấy khi tiến hành bài học đa phần giáo
viên chú ý đến việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào phần khởi động vàhình thành kiến thức, ở hai phần này được giáo viên quan tâm hơn
+ Ở tiêu chí giáo viên tổ chức KTBH bằng những biện pháp tích cực nhằmphát triển năng lực cho học sinh: có đến 80% hiếm khi giáo viên thực hiện biện pháptích cực vào phần kết thúc bài học, trong khi chỉ có 20% là thỉnh thoảng, còn 0% làthường xuyên thực hiện, qua đó ta thấy rằng giáo viên ít chú ý đến phần kết thúc bàihọc, vì đây là phần kết thúc bài học, nên đôi khi giáo viên không còn đủ thời gian.Nhưng rõ ràng học sinh sẽ hứng thú hơn khi được giáo viên tổ chức cho một vàihoạt động vui nhộn cuối giờ học,vừa lưu lại dấu ấn, vừa kích thích tính tò mò tìmhiểu, khám phá các kiến thức mới, nếu tổ chức được các hoạt động tích cực như thếcho học sinh ở phần KTBH thì sẽ rất thuận lợi cho giáo viên trong các giờ học sau
Trang 7Vì thế học sinh không được nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình sau giờhọc, không được giải đáp những vấn đề còn hoài nghi và không được phát vấnnhững vấn đề còn chưa thỏa đáng Những nội dung được trao đổi trong giờ học saukhi đã hoàn thành đôi khi không được xâu chuỗi lại làm cho học sinh hoài nghi vềnhững điều mình biết vì thế việc áp dụng vào thực tiễn sẽ có nhiều hạn chế và rấtkhó khăn Do đó việc tạo ra những dấu ấn cần thiết sau giờ học là điều quan trọng,vừa giải đáp những thắc mắc mà học sinh chưa được giải đáp thỏa đáng, vừa được tổchức vui chơi thực tế, điều này sẽ biến giờ học thành một giờ thực hành vui vẻ, hạnhphúc, học sinh không cần phải ghi nhớ nhiều mà được áp dụng ngay vào thực tiễn đểgiải quyết ngay nội dung bài học, sẽ khiến học sinh nhớ lâu hơn, hiệu quả sẽ caohơn Trên thực tế, học sinh cần phải học nhiều môn và yêu cầu các môn họcdường như đều như nhau nhưng với yêu cầu đó và phương pháp dạy học truyềnthống sẽ biến mỗi giờ học trở nên mệt mỏi đối với học sinh, gây ra sự uể oải mà hiệuquả không cao Vì vậy KTBH bằng một số biện pháp tích cực sẽ gây sự hứng thúcho các em và đem lại hiệu quả cao sau mỗi bài học.
2.3 Các biện pháp tổng kết bài học sáng tạo trong dạy học môn Địa lí lớp 10 ở trường THPT.
Là những hoạt động cuối cùng, kết thúc một bài học, tạo ra ấn tượng lâu dài
về những gì đã học và tạo nên sự suy ngẫm nơi người học nhằm nâng cao hiệu quảgiảng dạy và học tập Được thực hiện trong thời gian khoảng 7-9 phút Nhằm mụcđích sau:
- Kiểm tra mức độ hiểu biết và vận dụng kiến thức
- Nhấn mạnh các thông tin quan trọng
- Kết thúc mở
- Nhận ra những nhận thức sai của người học
Học sinh thấy các hoạt động kết thúc giờ học hữu ích:
- Tóm tắt, đánh giá và thể hiện sự hiểu biết về những nội dung chính
- Củng cố và tiếp thu các thông tin quan trọng
- Liên kết các ý tưởng bài học với khung khái niệm hoặc kiến thức đã học trước đó
- Áp dụng ý tưởng vào tình huống mới
Có nhiều phương pháp kết thúc bài học một cách sáng tạo, đối với dạy học môn Địa lí lớp 10 (mới) hiện nay, tuy nhiên, tôi xin được tập trung vào các giải pháp đem lại hiệu quả cao trong việc hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh sau đây:
2.3.1 Tổ chức hoạt động KTBH bằng việc kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài
và năng lực thực hành của học sinh
Bằng các biện pháp tích cực trong tổ chức dạy học ở phần KTBH môn Địa lí
10, giáo viên sẽ kiểm tra được mức độ nắm bắt bài học cũng như các khả năng thựchành của học sinh, từ đó để có những biện pháp thích hợp để điều chỉnh, bổ sungcho học sinh
+ Mục tiêu:
- Hệ thống, khái quát và luyện tập thực hành kiến thức học sinh đã được trải
nghiệm sau mỗi giờ học
Trang 8- Thực hành một số năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí đểtrải nghiệm các kiến thức mới
- Khuyến khích học sinh mở rộng, vận dụng, tìm tòi những kiến thức mới, đánhgiá và thực hành trong thực tiễn
+ Phương thức: Dưới những hình thức hoạt động dạy học khác nhau, giáo viên
tổ chức hoạt động KTBH bằng các trò chơi, vẽ sơ đồ tư duy, bảng sơ đồ hóa kiến thức,bảng biểu, thuyết trình, tranh luận một vấn đề Địa lí kinh tế-xã hội đang diễn ra
Ví dụ: dùng câu chuyện sau khi học sinh học xong bài 1 – Sách CD, để GV
kiểm tra kiến thức học sinh bằng một vở kịch từ đó định hướng nghề nghiệp
Vở kịch hoàn thiện với sự diễn xuất của HS; sau đó HS sẽ đưa ra các ý kiến khácnhau dựa trên hiểu biết của bản thân Các ý kiến có thể đúng hoặc chưa đúng, trên
cơ sở đó GV hướng HS tới bài học
Câu chuyện diễn ra trong chuyến du lịch hè của đại gia đình hai chị em Hà
từ Thạch Thành – Thanh Hóa đến Hà Nội Chuyến xe có 16 người gồm ông bà nội, gia đình bác cả, gia đình chú ba, gia đình cô út và gia đình Hà Đặc biệt trên xe có
1 bác tài vui tính và 1 cô hướng dẫn viên xinh đẹp Xe xuất phát từ quê Hà đến Hà Nội Lên xe cô hướng dẫn viên sau khi làm quen hết các thành viên của gia đình thì bắt đầu giới thiệu một số nét nổi bật của tỉnh Thanh Hóa, xe đi qua các tỉnh cô cứ thế giới thiệu về du lịch các tỉnh Trong suốt 3 ngày ở lại Hà Nội, chị em Hà không chỉ thích thú khi được tham quan các cảnh đẹp, tham gia các trò chơi hấp dẫn mà điều ngạc nhiên nhất là đi đến đâu cô hướng dẫn viên cũng giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc tên gọi, vị trí, đặc điểm của điểm du lịch, về sự phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương Về nhà, Hà mang quà cho bạn thân là
An, cả hai bạn rất thích thú và hỏi nhau: không biết cô hướng dẫn viên đó học ngành gì mà siêu thế nhỉ?
- Bước 1: HS thực hiện dẫn dắt và diễn xuất, đặt ra câu hỏi để các bạn tronglớp cùng đưa ra ý kiến
- Bước 3: Các HS khác trong lớp cùng suy nghĩ, viết ý kiến ra giấy
- Bước 3: GV gọi 1 số HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung
- Bước 4: GV kết luận vấn đề, nội dung bài học
2.3.2 Hoạt động KTBH bằng việc thảo luận câu hỏi nêu vấn đề được giáo viên đưa ra ở đầu tiết học
Trước khi giảng dạy bài mới, giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề, cụ thểhoá bằng câu hỏi nêu vấn đề viết trực tiếp lên bảng và lưu ý học sinh theo dõi bàihọc để tìm ra câu trả lời Như vậy, câu hỏi nêu vấn đề ở đầu tiết học cũng chính làcâu hỏi để giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận ở phần KTBH
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần làm nổi bật trọng tâm vấn đề thôngqua hệ thống câu hỏi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến câu hỏi nêu vấn đề đãđặt ra từ đầu Sau khi học sinh đã hoàn thành nội dung bài học, giáo viên sẽ tổ chứchoạt động KTBH để giải quyết vấn đề ban đầu nêu ra, học sinh trả lời, giáo viên tiếptục bổ sung, sửa chữa và nâng cao kiến thức cho học sinh
Bằng biện pháp tích cực trong hoạt động KTBH giáo viên tổ chức cho họcsinh khái quát nội dung bài học dưới hình thức nhanh nhất, dễ ghi nhớ nhất mà tạo
ra được hứng thú học tập, vừa mang tính củng cố bài học vừa đưa ra được những lậpluận để giải quyết vấn đề đã nêu
Trang 9+ Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh một trò chơi nhằm củng cố
hệ thống lại kiến thức của bài 16 với tên gọi “ Đi tìm câu trả lời cho các từ khóa”
- Giáo viên dán sẵn các từ khóa lên bảng và phát cho các nhóm học sinh nộidung đáp án
- Nhiệm vụ của học sinh là lựa chọn đáp án đúng để lên dán vào từ khóa
+ Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức HS thảo luận vấn đề theo từng nhóm nhỏ
được đặt ra từ đầu bài
Hs trao đổi thảo luận, kết hợp với kiến thức đã học và tìm kiếm những thôngtin có liên quan để giải quyết vấn đề và các nhóm cử đại diện lên thuyết trình quanđiểm của nhóm mình, đưa ra những bằng chứng, lập luận để chứng minh khẳng địnhtrên là đúng
- Giáo viên nhận xét, đánh giá về lập luận của học sinh và kết luận vấn đề.Như vậy qua hoạt động KTBH học sinh không chỉ được khái quát nội dungmình đã được học một cách logic mà xâu chuỗi được vấn đề liên kết của bài học,điều này đòi hỏi học sinh phải vừa ghi nhớ sự kiện cũ, vận dụng sự kiện mới và dựavào năng lực tổng hợp, khái quát để giải quyết vấn đề
Ví dụ: GV dạy bài 21 Địa ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của sách
CD - GV tổ chức một diễn đàn để TKBH
Hình 1 Kết thúc bài 24 sách CD.
2.3.3 Tổ chức hoạt động KTBH bằng sơ đồ tư duy, bản đồ hệ thống kiến thức,slide bằng giấy
* Kết thúc bài học bằng sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép một cách logic mở rộng một ý tưởng, tómtắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc
sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Sơ đồ tư duy có nhiều hình thứckhác nhau, nhưng đều là dạng sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy củamỗi người cũng có thể khác nhau, nhưng đều nhằm một mục đích là giúp người học
dễ nhận biết, dễ hiểu và dễ thực hành
Mục đích sử dụng sơ đồ tư duy:
+ Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
+ Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não
+ Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic
Sơ đồ tư duy giúp học sinh nắm vấn đề một cách tổng thể, phát triển nhậnthức, tư duy sáng tạo
Trang 10Hình 2 Sơ đồ tư duy của nhóm 1 lớp 10B3 vẽ sau khi học xong bài 10 Thủy quyển Nước
trên lục địa
Sơ đồ tư duy gắn nhãn hay chú thích dựa trên công việc của bài học trước
Có thể thực hiện dưới hình thức hoạt động cá nhân, nhóm hoặc cả lớp từ đógiúp hình thành năng lực hợp tác cho học sinh
Hình 3 Sau khi học xong bài 30 Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Gv cho các
con viết ra những lời nhắn gửi vì một hành tinh xanh (sách Cánh Diều)
* Kết thúc bài học bằng bản đồ hệ thống kiến thức.
Học sinh có thể vẽ đơn giản, sơ lược, chỉ vẽ những nét chính, nét chủ yếu,mang tính quy ước, mô tả đặc trưng của sự vật hay quá trình, hoặc biểu diễn từngphần của một tổng thể trong mối tương quan giữa các phần với nhau, nhưng đầy đủ,
hệ thống và dễ hiểu
Tổ chức hoạt động KTBH bằng bản đồ tư duy hệ thống kiến thức là rất phùhợp, vừa mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức bài học dưới dạng tóm lược, qua
đó có thể nhấn mạnh thông tin quan trọng cho học sinh tìm hiểu
Mục tiêu: khái quát lại nội dung đã học của 1 tiết hoặc nội dung một bài học,bằng hình vẽ học sinh quan sát một cách trực quan và dễ hình dung ra nội dung vừamới trải nghiệm
Biện pháp: Có những biện pháp để sơ đồ hóa hệ thống kiến thức bài học: Cóthể là giáo viên tiến hành hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ hoặc cho học sinh kháiquát dưới những hình thức khác nhau
Trang 11Ví dụ: Học sinh lên bảng tóm tắt kiến thức bài học
Hình 4 Học sinh háo hức khi được Cô giáo gọi lên bảng ghi nội dung bài học
Hình 5 Học sinh tóm tắt kiến thức bài 30 Sách CD
* Kết thúc bài học bằng Slide giấy:
Trên các tờ giấy A4, chia học sinh thành các nhóm nhỏ viết tóm tắt lại những gìhọc được Sau đó, các đại diện của nhóm xếp hàng dọc hoặc hàng ngang, từng thànhviên một sẽ nói về một slide của mình giống như bài trình chiếu Powerpoint Giáoviên có thể dùng máy quay, quay lại video trong khi học sinh tóm tắt những gì đãhọc được
2.3.4 Tổ chức hoạt động kết thúc bài học bằng các trò chơi thông thường hoặc cáctrò chơi trên truyền hình
Trò chơi Địa lí có vai trò tạo hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của họcsinh được nâng cao Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội tụ 3 yếu tốsau: Xây dựng bầu không khí vui tươi, sống động, thu hút tất cả mọi người cùngtham gia; Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh, nhạy bén, quyết đoán ; Giáo dụcchiều sâu: Thông qua các trò chơi giúp các em học sinh nhận thức được tinh thầnđoàn kết, tình đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung thực
Nguyên tắc thực hiện: phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức
và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và không gian,thời gian thực hiện; Nội dung trò chơi là nội dung địa lí hoặc có liên quan trực tiếp,giúp mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng địa lí; Trò chơi địa lí tuy mang tính tựnguyện tham gia nhưng phải đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể của học sinh;
đề cao được vai trò, tính tích cực, sáng tạo của các cá nhân học sinh
-Một số yêu cầu để thực hiện tiết dạy có trò chơi Địa lí trong việc KTBH:
Để trò chơi có kết quả mong muốn thì cần có sự kết hợp đồng bộ giữa giáoviên và học sinh Giáo viên là khách thể nhưng trực tiếp chỉ đạo điều hành cuộcchơi, học sinh là chủ thể tham dự trực tiếp trò chơi Vì vậy cần:
* Về phía giáo viên:
Trang 12Thứ nhất, chuẩn bị biên soạn: Nội dung trò chơi, hình thức chơi và cụ thể trò
chơi nào sao cho phù hợp với hàm lượng kiến thức cần chuyển tải trong bài dạy
Thứ hai, chuẩn bị các hình thức trò chơi: Hình thức trò chơi rất đa dạng,
phong phú Tùy vào quy mô, đối tượng học sinh, chương trình địa lý ở các khối lớpkhác nhau, điều kiện cơ sở vật chất chúng ta có thể tổ chức được những trò chơi phùhợp với học sinh Các hình thức có thể là là hình thức giải đố, đặt câu đố, bài đố, cảlớp, cá nhân
* Về phía học sinh:
Thứ nhất, chuẩn bị ở nhà: Đây chính là các thành viên tham gia trực tiếp cuộc
chơi Nếu các em chuẩn bị ở nhà chu đáo thì cuộc chơi diễn ra thuận lợi có hiệu quả
Một khi đã trở thành thói quen, thì việc chuẩn bị ở nhà giáo viên không cầnnhắc nhở vì bản thân các em đã ham thích, vì mình cần chiến thắng, gồm các việcsau: Nắm bắt nội dung kiến thức một cách kỹ càng Nắm bắt kiến thức sắp và sẽ họcđến (hoặc rộng hơn nữa) Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, tài liệu v.v có liên quan đếnkiến thức mình học
Thứ hai, trong giờ học các học sinh cần: Mạnh dạn và ham thích chơi trò chơi;
Nhanh nhẹn chớp lấy cơ hội; Trả lời nhanh gọn, súc tích
Dưới đây là trò chơi đuổi hình bắt chữ có thể áp dụng vào quá trình dạy - họcmôn Địa lí:
- Luật chơi: Giáo viên đưa ra một hình ảnh hoặc nhiều hình ảnh trong đó có
ẩn chứa một từ, một cụm từ nào đó yêu cầu học sinh cả lớp độc lập suy nghĩ và trảlời thật nhanh
- Áp dụng: Giáo viên nên tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ ở đầu tiết để dẫndắt vào bài mới với những hình ảnh đẹp, phù hợp sẽ gây hứng thú, kích thích trí tò
mò của học sinh ngay đầu tiết học
Ví dụ ở bài 13 Thực hành: phân tích bản đồ Sơ đồ về sự phân bố của đất và
sinh vật trên thế giới (sách Cánh Diều) bằng trò chơi sau:
Hình 6 Tổng kết bài 13 sách CD
*Vận dụng các trò chơi mới trên truyền hình
* Bingo: Học sinh được đưa cho 15 từ liên quan đến 1 chủ đề Chúng phải chọn ra 8 từ và viết lên thẻ bingo Giáo viên gọi tên theo thứ tự quan trọng và học sinh phải giải thích các thuật ngữ
* Trò chơi tìm chữ: trong trò chơi có chứa các từ khoá hoặc thông tin có thể
sử dụng các manh mối/định nghĩa để kích hoạt những kiến thức trước đó Trò
chơi điền chữ cũng vậy Trang hữu ích: www.puzzlemaker.com
* Vòng quay kỳ diệu hay “Chiếc nón kỳ diệu”
Trang 13
Hình 7 Tổng kết bài 12 sách CD
Các trò chơi truyền hình rất sinh động, sáng tạo Trong dạy học môn Địa lí 10giáo viên có thể vận dụng các trò chơi sau để tổ chức cho HS tổng kết bài học
- Trò chơi “Ai là triệu phú”
- Trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”
- Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
- Trò chơi “Nhanh như chớp”
- Trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia”…
Việc sử dụng các trò chơi trên truyền hình giáo viên phải cần lựa chọn các tròchơi và thiết kế nội dung sao cho phù hợp với bài học địa lí 10
Ví dụ: Kết thúc bài 26 Địa lí 10 – Sách Cánh Diều
Hình 8 Kết thúc bài 26 Địa lí 10 – Sách Cánh Diều
* Câu hỏi, câu đố ngắn:
- Cho học sinh viết các câu hỏi về bài học trên các tấm thẻ, sau đó học sinh
trao đổi thẻ và trả lời câu hỏi mà các em đã chọn
- Đưa ra một câu đố ngắn bằng cách sử dụng công nghệ Socrative,BubbleSheet, K-hoot hoặc Google Forms
2.3.5 Sử dụng hoạt động kết thúc bài học bằng kĩ thuật KWL và tổ chức tọađàm trong dạy học môn Địa lí 10
Tổ chức một nội dung bài học, GV xây dựng một chương trình tọa đàm từ đóhọc sinh trao đổi, thảo luận, áp dụng kiến thức đã được học vận dụng vào thực tiễn
GV sử dụng kĩ thuật dạy học KWL để cho học sinh trao đổi, chia sẻ những gì các em
đã biết, mong muốn và học được
Ví dụ 1- Bài 29 Môi Trường và tài nguyên thiên nhiên (sách CD), để giúp HS
khắc sâu kiến thức GV sử dụng kĩ thuật dạy học KWL theo hướng dẫn sau:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
K =
Knowledge
Những gì các
W = Want to know Những gì các em muốn biết
L = Learned Những gì các em đã học được
Trang 14- Đất, nước, khôngkhí có phải TNTNkhông
GV để HS tự xác định (phát biểu, viết lên bảng hoặc viết vào vở)
- TNTN là những của cải vật chất được tạo
ra bởi TN mà con người có thể khai thác,chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống
- Có nhiều cách phân loại TNTN Cáchthống nhất hiện nay là dựa vào khả năng táisinh của TN so với tốc độ tiêu thụ của conngười
- Sự phân loại TNTN chỉ mang tính tươngđối vì tính đa dạng cuat TN và tùy theomục đích sử dụng
- Sự phát triển KH-KT đang làm thay đổigiá trị của nhiều loại TN Nhiều loại TN bịcạn kiệt trở nên khan hiếm Nhiều loạitrước đây có giá trị cao, nay trở nên rẻ dotìm được phương pháp chế biến hiệu quảhoặc do tìm được nguyên liệu thay thế
- TNTN có vai trò quan trọng nhưng khôngphải là yếu tố quyết định sự phát triển củamỗi quốc gia
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của Giáo viên
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:Các ý kiến của HS được trình bày và ghi nhận
Ví dụ 2: Bài 10 – sách KNTT Sau khi học xong nội dung bài này, GV cho học
sinh tham gia chương trình giao lưu tọa đàm “Du lịch vòng quanh Thế giới”
- Bước 1: GV chia nhóm và phân vai
Khách mời: 3 nhóm bạn thích du lịch
+ Nhóm 1: Nhóm bạn đi du lịch về từ Hà Nội – Việt Nam
+ Nhóm 2: Nhóm bạn đi du lịch về từ Upha – Nga
+ Nhóm 3: Nhóm bạn đi du lịch về từ Valenxia – Ai len
1 MC (chọn 1 em HS có khả năng hoạt ngôn)
- Bước 2: HS tiến hành thảo luận trong thời gian 5 phút
- Bước 3: Tiến hành Chương trình giao lưu tọa đàm “Du lịch vòng quanh Thế giới”
● MC: Xin chào các bạn đến với Chương trình giao lưu tọa đàm “Du lịch vòng quanh Thế giới” Các bạn có thể giới thiệu về mình với quý khán giả chương
trình được không ạ!
● Nhóm 1: Xin chào quý vị khán giả, chúng tôi là nhóm bạn thân với nhau đến từThủ đô Hà Nội (VN), rất vui được đến giao lưu cùng quý vị!
● Nhóm 2: Xin chào mọi người, chúng tôi đến từ Upha – Nga xa xôi ạ!
● Nhóm 3: Mọi người ơi, mọi người ơi! Chúng tôi đến từ Valenxia – Ai len, rấtvui được gặp gỡ cùng mọi người ạ
Trang 15● MC: Đúng là các bạn là những người bạn thân, mình thấy các bạn rất hòa hợp.Các bạn nói rằng các bạn vừa từ các nước xa xôi về đây, cả đến thăm đất nướcchúng tôi nữa Cảm giác đầu tiên khi bạn đến Thủ đô chúng tôi như thế nào ạ?
● MC cảm ơn các bạn, các bạn thật tuyệt! Còn các bạn đến từ U-pha của nước Nga
xa xôi thì sao ạ? Các bạn có chia sẻ gì với chúng tôi ở cùng thời điểm này? Khíhậu của nơi các bạn tới có khác với Hà Nội chúng tôi không?
● N2 trả lời: Upha chúng tôi tới là vùng ôn đới Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 5°c, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 190c, hiện độ nhiệt độ năm khoảng 240c.Tổng lượng mưa cả năm là 584 mm Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 10,
-11, 12; mưa ít hoặc không có mưa vào các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 9
● MC: Cảm ơn các bạn, tôi hy vọng một ngày nào đó được đi đến bước chân trêncon đường với những hàng Bạch dương quyến rũ Hy vọng không phải là nhiềutháng khá khô như ở U-pha (cười) Còn khí hậu ở Valenxia – Ai len thì sao cácbạn? Hình như ở nơi ấy cũng ôn đới nhỉ?
● N3 trả lời: Vâng đúng rồi ạ, Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 7°c, nhiệt độ thángcao nhất khoảng 160c, biên độ nhiệt độ năm khoảng 90c Tổng lượng mưa cả năm
là 1416 mm Mưa nhiều quanh năm, nhất là từ tháng 10 đến tháng 1
● MC: Ôi ước gì tôi cũng được như các bạn, tắm mưa quanh năm nhỉ Không saocác bạn nhé Mỗi nơi trên Trái Đất chúng ta đều có những kiểu khí hậu khácnhau như vậy mới tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cuộc sống cũng như mụcđích của chúng tôi mang đến cho quý khán giả khắp nơi trên thế giới thấy đượcmuôn màu sắc đẹp du lịch Một lần nữa thay mặt những người làm chương trình,cảm ơn sự tham gia và chia sẻ của các bạn Chúc tình bạn của các bạn luôn gắn
bó và cùng nhau đồng hành trên cuộc hành trình khám phá các điểm du lịch mới.Xin chào và hẹn gặp lại!
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV khích lệ, đánh giá cao tinh thần làm việc của
HS và chuẩn kiến thức
2.3.6 Sử dụng đóng vai để kết thúc bài học Địa lí 10 một cách sáng tạo
Phương pháp đóng vai được thực hiện trong một số nội dung học tập sau: vàovai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học thành một kịch bản sân khấu, xử lý mộttình huống giao tiếp giả định, trình bày một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khácnhau…
Bước 1: Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới
- Giáo viên chia nhóm, gợi ý một số nội dung/chủ đề cần đóng vai Trong đó quyđịnh rõ thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cho các nhóm Giáo viên có thể chianhóm dựa trên năng lực, sở thích của học sinh
Bước 2 : Học sinh trình bày sản phẩm – thảo luận
- HS trình bày sản phẩm nhóm
Trang 16- Giáo viên định hướng học sinh thảo luận về những nội dung trọng tâm của bàihọc được đặt ra từ các sản phẩm.
- Học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá
Bước 3: Chốt kiến thức
GV chốt kiến thức, hướng dẫn học sinh tổng hợp và khái quát những vấn đềtrọng tâm từ của bài học
Hình 9 Học sinh đóng vai trong một buổi dạy học liên môn Văn, Sử, Địa
2.3.7 Sử dụng Maket báo giấy để kết thúc bài học
Đáp ứng những yêu cầu khắt khe mang tính đặc thù của ma - két, trước mỗi sốbáo,cần nghiên cứu tổng thể nội dung tin, bài, ảnh để hình dung cách thiết kế saocho hợp lý, hài hòa, mang tính thẩm mỹ cao, không để xảy ra sai sót trong khi trìnhbày báo Đồng thời, dành thời gian tìm hiểu, sưu tầm, tham khảo tài liệu liên quan,chủ động áp dụng công nghệ thông tin để đổi mới công tác biên tập, làm ma -ket Dovậy, các yếu tố tạo nên ma - két báo in tôi đã khéo léo sắp xếp, mang đến nét hàihòa cho ấn phẩm báo chí về mặt hình thức và nội dung; Qua đó, góp phần mang đếnđộc giả món quà tinh thần hấp dẫn từ trang nhất đến các trang sau của mỗi số báo
Bước 1: Yêu cầu HS cất hết SGK vì nội dung trong Báo bao trọn kiến thức SGK
rồi và không viết vẽ vào Báo vì sử dụng Báo cho nhiều lớp học
Bước 2: Phát Báo cho các nhóm, mỗi nhóm một báo màu và một báo trắng đen Bước 3: Giới thiệu chủ đề và cấu trúc bài Báo: Trang bìa chính là mục lục nội
dung cần học, học mục nào thì HS lật mở trang đó, hướng dẫn check mã code(đến phần check mã xem tư liệu hướng dẫn cũng được)
Bước 4: Tổ chức tiến trình: (có ghi bảng, chốt kiến thức).
- Tổ chức các hoạt thảo luận nhóm trên cơ sở xây dựng các phần cho độc giảthảo luận trong Báo: GV có thể đánh số thứ tự vào từng mục, phần trong Báobằng bút chì để khi thảo luận viết kết quả thì HS sẽ sử dụng giấy A4 để điền theo
số thứ tự để tiết kiệm thời gian (Có thể làm cá nhân hoặc nhóm)
- Cho HS check mã code xem tư liệu mở rộng bài học (linh động)
- Đánh giá, cho điểm cộng qua kết quả hoạt động nhóm
Bước 5: Tổng kết tiết học
Trang 17
Hình 12 Sản phẩm báo giấy bài 11 Thủy Quyển (sách CD)
2.3.8 KTBH bằng tranh biếm họa nhằm khắc sâu nhận thức cho học sinh
Trong triết học Mác - Lê Nin có nói “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường nhận thức hiện thực kháchquan, nhận thức chân lý” và kênh hình là một trong những phương tiện giúp ngườihọc nhận thức nhanh nhất Trong kênh hình có nhiều khác nhau từ sơ đồ, bảng biểu,tranh ảnh, hình vẽ kể cả tranh biếm họa
Tranh biếm họa được xem là một loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ tạo hìnhđặc biệt mang tính hài hước, cường điệu, trào phúng, nhằm mục đích phản ánh,giáo dục nhận thức về nội dung cụ thể, một hiện tượng, sự kiện Địa lí đang diễn ra
từ đó học sinh có cách nhìn, cảm nhận đúng đắn
* Ví dụ minh họa: GV sử dụng tác phẩm sau để học sinh sau khi học bài 29
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (sách Cánh Diều)
Sau khi học sinh học xong bài này, giáo viên đặt các câu hỏi:
Nêu vai trò của tài nguyên nước?
Hiện trạng sử dụng, các biện pháp bảo vệ…
Hình 13 Tác phẩm “Thiên nhiên trong mắt em” của HS Nguyễn Ngọc Đông lớp 10B3
trường THPT Thạch Thành 4
Trang 182.4 Thực nghiệm sư phạm và hiệu quả của sang kiến
2.4.1 Chọn đối tượng thực nghiệm
- Đối tượng TNSP được lựa chọn là học sinh lớp 10B3, 10B4, 10B5, 10B6,10B7 tại trường THPT Thạch Thành 4 Các lớp này đáp ứng những yêu cầu sau:
- Năng lực tương đương nhau, HS có ý thức học tập
- Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau
Tổng số học sinh tham gia thực nghiệm là 110 học sinh
Tổng số học sinh tham gia đối chứng là 115 học sinh
2.4.2 Chọn nội dung thực nghiệm
Để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, phổ biến trong quá trình thực nghiệm thìviệc chọn nội dung TN dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiêncứu và thực tế ở đơn vị Tôi đã chọn 2 bài ở hai sách Địa lí 10 (mới) giảng dạy ởcác lớp 10 trên:
- Bài 1.Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
- Bài 21 Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Đề kiểm tra, đáp án (xem ở phụ lục)
2.4.3 Cách tiến hành thực nghiệm
*Khảo sát năng lực giao tiếp của học sinh (mẫu phiếu ở phụ lục )
Biểu đồ 1: Tỉ lệ học sinh đã xác định được mục đích giao tiếp sau tác động.
Qua phiếu điều tra và biểu đồ trên cho thấy, kết quả tác động được thể hiện ở
số phần trăm học sinh đã xác định được các thành tố chính trong mục đích giao tiếp
Tỉ lệ chênh lệch này được thấy rõ ở lớp làm thí nghiệm ứng dụng đề tài nghiên cứuvào giảng dạy Như vậy có thể kết luận sử dụng các phương pháp KTBH có ý nghĩaquan trọng giúp học sinh đã bước đầu xác định được mục tiêu giao tiếp
Biểu đồ 2: Tỉ lệ học sinh đã xác định được nội dung và phương thức giao tiếp sau tác
động.
Qua biểu đồ 3 cho thấy, sau khi tác động (ứng dụng hoạt động KTBH) học sinh
đã xác định được nội dung và phương thức giao tiếp, có cách diễn đạt trong giao
định được
nhu cầu giao tiếp.
2 Xác định được đối tượng giao tiếp.
3 Xác định được bối cảnh giao tiếp.
4 Lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với chủ đề giao tiếp.
Lớp thí nghiệm Lớp đối chứng
Trang 19tiếp được rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn, đầy đủ ý hơn Các ngôn ngữ trong giao tiếp phùhợp với ngữ cảnh hơn, phù hợp với người nghe hơn, gần gũi với đời sống thực tiễn Biểu đồ 3 : Tỉ lệ học sinh đã xác định được các thành tố trong thái độ giao tiếp
Qua biểu đồ 4 cho thấy, sau khi tác động (ứng dụng các hoạt đông KTBH)
học sinh đã có rất nhiều tích cực trong thái độ giao tiếp Khi ứng dụng hoạt độngđóng vai vào dạy học, việc học của học sinh hứng thú hơn nhiều Khi khảo sátbằng phiếu hỏi về các thành tố trong thái độ giao tiếp tỉ lệ lớp làm thí nghiệmtăng lên rất đáng kể Học sinh đã chủ động hơn trong giao tiếp, ngôn ngữ đượcthể hiện linh hoạt và phong phú hơn, học sinh biết cách khen ngợi và tạo thiệncảm tốt trong giao tiếp Đặc biệt rất tự tin nói trước đông người, tích cực hơntrong các cuộc thảo luận học tập, tích cực đưa các chính kiến của bản thân, biếtđặt câu hỏi thể hiện quan tâm đến người khác
Như vậy, việc sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học có ý nghĩa rất tíchcực, giúp phát huy năng lực giao tiếp cho học sinh, từ đó giúp học sinh thích ứng
được với hội nhập quốc tế trong thời đại mới
* Đánh giá định lượng thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận của học sinh (GV sử dụng đề kiểm tra chung giữa kỳ 1 năm học 2023-2024) của trường
Khi tổ chức bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua KTBH mônĐịa lí 10 , tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh và thu được kết quảqua thống kê bằng phần mềm SPSS 20 như sau:
Biểu đồ 4: Tỷ lệ các điểm số của lớp TN và ĐC ở giai đoạn đầu
Qua biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng tỷ lệ HS có điểm số ở các con điểm gần như làtương đương nhau, sự chênh lệch chỉ diễn ra ở một số con điểm, nhưng sự chênhlệch là không đáng kể
Biểu đồ 5 : Tỷ lệ các điểm số của lớp TN và ĐC ở giai đoạn sau thực nghiệm
Trang 20Qua biểu đồ trên ta thấy sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ điểm dưới trung bình ở lớp
thực nghiệm thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng trong khi đó tỉ lệ HS có điểm giỏi (từ 8 đến 10) của lớp thực nghiệm lại cao hơn rất nhiều so với lớp đối
chứng
Qua đó, đã minh chứng được tính hiệu quả trong việc sử dụng các phương phápKTBH là rất hiệu quả Thông qua phương pháp này đã phát triển năng lực giao tiếp,
từ đó giúp các em dễ dàng trao đổi thông tin, truyền đạt kiến thức cho nhau, qua đó
khả năng lĩnh hội kiến thức tốt hơn
Việc lựa chọn phương pháp tổng kết bài học một cách sáng tạo phù hợp vớiđối tượng học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của trường phổ thông Giúp các
em yêu thích môn Địa lí hơn, đưa môn Địa lí gần gũi, dễ học, dễ thi đạt kết quả cao.Đánh giá đúng năng lực học tập môn Địa lí của từng học sinh
Động cơ học tập của HS cũng có sự chuyển biến tích cực: từ chỗ phần lớn
HS học môn Địa lí chỉ để kiểm tra, thi cử đạt điểm cao, hiện nay các em học khôngđơn thuần vì điểm số mà còn vì các em có hứng thú và yêu thích bộ môn Địa
PHẦN 3 KẾT LUẬN
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng các biện pháp tổng kết bài học nhằm nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong chương trình địa lí 10” tôi rút ra một số kết luận nhưsau:
- Vấn đề KTBH theo phương pháp truyền thống không đem lại hiệu quả caocho học sinh, không khái quát hệ thống kiến thức cho học sinh dưới những hìnhthức dạy học mới nên khả năng tư duy, thu thập thông tin, hay tổ chức các hoạtđộng để nhận thức rõ vấn đề còn nhiều hạn chế
- Việc sử dụng các biện pháp tích cực để KTBH là rất cần thiết, mặc dù thờigian trong phần KTBH không nhiều nhưng qua đó, giáo viên có thể xác định đượchọc sinh có hoàn thành các yêu cầu cần đạt của bài học hay không, có thu thập và
xử lý các nguồn thông tin mới khác hay không?
- Sử dụng biện pháp tích cực trong KTBH theo hướng tích cực sẽ làm cho giờhọc Địa lí 10 bớt nhàm chán, tạo sự hứng thú cho học sinh, giúp các em tích cựctham gia vào giờ học một cách có hiệu quả
Hình thành được những năng lực cơ bản cho học sinh trong các tình huốngkhông gian hẹp đòi hỏi học sinh phải sử dụng dụng được các năng lực mới cho kếtquả cao được Nên việc sử dụng các hoạt động dạy học tích cực không chỉ sử dụng
Trang 21trong phần khởi động bài học, trong phần hình thành kiến thức mà trong phần
KTBH cũng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
Tôi xin có một số đề xuất sau:
- Xây dựng các phương pháp KTBH sáng tạo trong dạy học Địa lí 10 có nhiều
hiệu quả thiết thực Tôi mong muốn phát triển ở khối lớp tiếp theo và tích cực tìm ra
nhiều giải pháp mới thay thế Việc nhân rộng từ môn Địa lí ra các môn học khác
như Sử, Văn, là rất cần thiết
- Cần tăng cường sử dụng các biện pháp tích cực trong hoạt động dạy học phần
KTBH
- Có thể đa dạng hóa các hình thức dạy học trong phần KTBH nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học
- Hạn chế sử dụng biện pháp KTBH truyền thống, từ đó mới phát huy tối đa
các năng lực của học sinh sau quá trình tiếp thu và thực hành kiến thức từ trên lớp
Trên đây là đề tài “Xây dựng các biện pháp tổng kết bài học nhằm nâng cao
hứng thú học tập và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong
chương trình địa lí 10” góp phần nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy
học môn Địa lí ở trường THPT mà tôi đã tiến hành Tin rằng trong quá trình thực
hiện còn nhiều thiếu sót, rất mong được quý đồng nghiệp góp ý kiến, bổ sung thêm
để đề tài hoàn thiện hơn, áp dụng có hiệu quả hơn vào thực tế giảng dạy
Thanh hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2024
Tác giả
Lê Thị Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1996), Lí luận dạy học Địa lí,
NXBĐHQGHN
Trang 222 Trần Đức Tuấn, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thu
Phương, Nguyễn Đức Vũ (2003), một số vấn đề đổi mới phương pháp ở trường THPT, NXBGD, Hà Nội
3 Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng
(2010), Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB
7 Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trìnhtổng thể
8 Ngô Thị Hải Yến (2013), bài giảng vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cựctrong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông
9 Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, PhanTrọng Ngọ, Đỗ Thị Hanh Phúc, (2014), Giáo trình tâm lí học phát triển,NXBĐHSP, Hà Nội
10 Đặng Văn Đức (2018), bài giảng lý luận và phương pháp dạy học địa lý, Bộ
13 Sách giáo khoa, sách GV môn Địa lí lớp 10 hiện hành
14 Tài liệu bồi dưỡng GV môn Địa lí