SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG STORYMAP TỔ CHỨC CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP KHÁM PHÁ MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TRONG
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG STORYMAP TỔ CHỨC CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP KHÁM PHÁ MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên – TTCM SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
I
MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2.Mục đích nghiên cứu: 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3
1.6 Điểm khó của đề tài 3
II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……….3
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến 3
1.1 Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng storymap và dạy học dự án trong học tập môn Lịch sử 3
1.2 Quy trình thiết kế và những yêu cầu khi sử dụng storymap trong dạy học Lịch sử 5
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 9
3 Biện pháp sử dụng STORYMAP tổ chức các dự án học tập khám phá một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam 10
3.1 Khái quát mục tiêu, nội dung của Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam 10
3.1.1 Mục tiêu 10
3.1.2 Nội dung 11
3.2 Các biện pháp thiết kế và sử dụng 11
3.2.1 Sử dụng khởi động dự án 11
3.2.2 Sử dụng để thiết kế tài liệu học tập 13
3.2.3 Sử dụng báo cáo kết quả dự án 14
3.2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14
3.2.4.1 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm 15
3.2.4.2 Nội dung thực nghiệm 15
3.2.4.3 Phương pháp tổ chức 16
3.2.4.4 Kết quả thực nghiệm 17
1 Kết luận 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
PHỤ LỤC
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Chương trình giáo dục phổ thông được Bộ GD và Đào tạo ban hànhnăm 2018 đã nêu rõ yêu cầu cần đạt của học sinh về phẩm chất và năng lực cốtlõi Trong đó, năng lực công nghệ là một trong những mục tiêu quan trọng đốivới học sinh THPT
1.2 Storymap là một công nghệ dạy học hiện đại dựa trên nền tảng xâydựng bản đồ bằng cách đăng tải và trình bày thông tin bao gồm hình ảnh,video…về các địa điểm Storymap là một phần mềm công nghệ có hình thứcthiết kế đơn giản để tạo lập “câu chuyện” liên quan đến bản đồ, địa điểm hoặcđịa lí giúp người sử dụng dễ khai thác tính ưu việt của bản đồ để “kể chuyện”.Với chức năng kết hợp đa phương tiện: văn bản, video, hình ảnh, các web trênInternet, phần mềm này trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và họcsinh trong quá trình dạy học Ứng dụng của Storymap có thể cung cấp, biên tập,chia sẻ, tìm kiếm cho tới bình luận, bình chọn thông tin Học sinh (HS) và giáoviên (GV) chỉ cần đăng nhập qua Facebook hoặc Google, có thể liên kết những
sự kiện, hoặc chuỗi sự kiện diễn ra tại nhiều thời điểm để chúng thể hiện trênbản đồ Storymap Ngoài ra Storymap cho phép giáo viên và học sinh tự kết hợpcùng lúc nhiều yếu tố để biến các trải nghiệm, thông tin của mình thành nhữngcâu chuyện hấp dẫn
1.3 Với những đặc điểm trên, sử dụng Storymaps mang lại nhiều lợi íchcho quá trình dạy học, trong đó có dạy học môn Lịch sử Storymap cung cấpcông cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS Dựa trên nền tảngGoogle Earth, storymap có thể tạo ra những “bản đồ động”, những bản đồ đa nộidung, chi tiết mà các “bản đồ tĩnh” khác không làm được Từ đó, nội dung bàihọc của GV sẽ sinh động, sâu sắc và chi tiết hơn Cùng với những ưu điểm trên,việc minh họa nội dung bài học sẽ hiệu quả hơn bởi sự sinh động của bản đồ sẽgiúp HS hứng thú, dễ tiếp thu bài học HS cũng dễ tưởng tượng về bối cảnh lịch
sử theo chiều không gian Bên cạnh đó, Storymap có phần tạo bài trình chiếugiống như PowerPoint, Pezi, Emaze… nên cũng hỗ trợ trình chiếu bài giảng,nhất là những bài giảng liên quan đến không gian địa lí
1.4 Sự xuất hiện của Storymap đã giúp cho môi trường học tập trở nênhiện đại, có thể làm chuyển biến phương pháp dạy học Bởi vậy, Storymap cũnggóp phần thay đổi về phương pháp dạy học Nhờ có những công cụ nhưStorymap, GV có thể dễ dàng triển khai phương pháp dạy học tích cực, trong đó,dạy học dự án là một phương pháp hiệu quả Trong dạy học dự án, GV đóng vaitrò là người định hướng, tư vấn, hướng dẫn và tạo ra các tình huống, các vấn đềthực tiễn còn học sinh sẽ chủ động, tích cực tham gia, vận dụng kiến thức đểthực hành, giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới dạng thực hiện dự án Sảnphẩm cuối cùng là một bài báo cáo, hoặc những sản phẩm do chính các em tạo
ra với sự hỗ trợ của giáo viên Trong trường hợp này, Storymap có vai trò hỗ trợ
GV đưa ra các gợi ý cho HS giải quyết vấn đề một cách tích cực Đồng thời, làcông cụ để HS tự học Bên cạnh đó, Storymap hỗ trợ tích cực quá trình làm việcnhóm - HS có thể thảo luận, tìm hiểu thông tin qua Storymaps Như vậy, có thểthấy, sử dụng Storymap dể tổ chức các dự án học tập trong dạy học lịch sử là
Trang 4một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học Lịch
sử nói riêng trong bối cảnh hiện nay
1.5 Chương trình GDPT 2018 triển khai trong thực tế đã mang lại nhiềuthay đổi tích cực về nội dung, phương pháp dạy học Tuy nhiên, bên cạnh nhữngtích cực, việc thực hiện một chương trình với nhiều bộ SGK cũng bộc lộ nhữnglúng túng Với các chủ đề và chuyên đề học tập, để quá trình dạy học môn Lịch
sử thực sự hiệu quả, đòi hỏi GV và HS phải tiếp cận nguồn kiến thức phong phú,
đa dạng Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là không thể có SGK nào đáp ứngđầy đủ, chi tiết kiến thức về một chủ đề của bài học Bởi vậy, Storymaps với lợithế của mình là một giải pháp hiệu quả trong việc thực hiện chương trình, cungcấp công cụ hỗ trợ việc giảng dạy và học tập môn lịch sử Tuy nhiên, biện phápdạy học này muốn thực hiện đòi hỏi sự đầy đủ của cơ sở vật chất, với hệ thốngtrang thiết bị kết nối internet thuận lợi Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn các trườngtiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để nghiên cứu và vận dụng
1.6 Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) là chủ
đề quan trọng của Chương trình Lịch sử Lớp 10 Chủ đề trên cơ sở giúp HStrình bày được cơ sở hình thành, thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh trênđất nước Việt Nam (Văn minh Văn Lang - Âu Lạc, văn minh Chăm-pa, vănminh Phù Nam, văn minh Đại Việt ) sẽ thấy được sức sống trường tồn và ýnghĩa, vai trò của những thành tựu văn minh đó đối với việc phát triển của quốcgia Việt Nam hiện nay Từ đó, phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết.Lựa chọn chủ đề này để vận dụng, nghiên cứu giúp chúng ta khám phá các khíacạnh khác nhau của văn minh Việt Nam, tạo ra nhiều khả năng nghiên cứu vànhận thức sâu sắc hơn về lịch sử và văn hóa của đất nước Ngoài ra, góp phầnbảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Các kết quả nghiên cứu có thể được
sử dụng để phát triển chương trình giảng dạy, thậm chí đóng góp cho việc quảng
bá du lịch văn hóa, góp phần phát triển kinh tế và giáo dục đất nước Với đặcđiểm và ý nghĩa trên, sử dụng Storymap tổ chức dự án học tập khám phá một sốnền văn minh trên đất nước Việt Nam là phù hợp và rất cần thiết
Với những lý do khoa học và thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng Storymap tổ chức các dự án học tập khám phá một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Lê Hồng Phong” làm
SKKN nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử nói chung, hỗ trợtích cực quá trình thực hiện CTGDPT 2018 trong thực tế
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung đề xuất một số biện pháp sử dụng hiệu quả storymap trong
tổ chức các dự án học tập khám phá một số nền văn minh cổ trên đất nước ViệtNam nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT hiệnnay
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức các hoạt động dạy học
có sử dụng storymap trong môn lịch sử ở trường THPT
Trang 51.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích tổng hợp các tài liệu về tâm líhọc, giáo dục học, phương pháp dạy học lịch sử, tài liệu lịch sử liên quan đến đềtài; Nghiên cứu và phân tích chương trình GDPT mới môn lịch sử lớp 10 để xácđịnh nội dung bài học và nguồn tài liệu cần sử dụng
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực trạngbằng việc sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn sâu, để làm rõ tình hình thiết kế,
sử dụng storymap và DH dự án trong DHLS ở trường phổ thông
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm từng phần vàtoàn phần, từ đó kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài
1.5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Sử dụng sử dụng storymap trong môn lịch sử là phương pháp mới mẻ, thuhút hấp dẫn học sinh tích cực, chủ động học tập, phù hợp với SGK hiện hành
Xác định được những yêu cầu và đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng sửdụng storymap góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở các trường THPT tỉnhThanh Hóa
1.6 Điểm khó của đề tài
- Đây là phương pháp mới lâu nay chưa áp dụng trong dạy học lịch sử nên khithực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn về nguồn tư liệu
- Do cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng kịp với đổi mới chương trìnhgiáo dục nên việc triển khai những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại còngặp khó khăn: Phòng học chật trong khi sĩ số lớp đông( từ 40 đến 45 em/lớp)nên việc chia nhóm hoạt động khó khăn; trang thiết bị hiện đại phục vụ học tậpcòn thiếu
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1 Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng storymap và dạy học dự án trong môn Lịch sử
* Vai trò của việc sử dụng dụng Storymap trong môn Lịch sử.
Thứ nhất, Storymap cung cấp công cụ hỗ trợ việc giảng dạy và học tập
Storymap hoạt động dưa trên nền tảng Google Earth với nhiều loại nềnBản đồ khác nhau và có thể tạo ra “Bản đồ động” cho người dùng Những “Bản
đồ động” có nhiều ưu điểm hơn “Bản đồ tĩnh” truyền thống “Bản đồ động” cóthông tin đầy đủ, chi tiết và thường xuyên được cập nhật, hiệu chỉnh, có nhiềuchế độ xem khác nhau, bao gồm: chế độ xem ảo, chế độ xem vệ tinh và chế độxem kết hợp, có thể sửa đổi, bổ sung và cập nhật thêm các ký hiệu trên bản đồnhư con đường mới xây dựng, địa điểm…Tạo hình ảnh trực quan về dữ liệu củacác địa điểm, giúp người dùng có thể dễ dàng hình dung hơn Còn “Bản đồ tĩnh”
có tỉ lệ, kích thước nhất định và chỉ thể hiện một khu vực cố định nên chỉ có thểhiển thị một hoặc hai vấn đề
Trang 6Ví dụ: Về “Bản đồ tĩnh” các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam nó
chỉ thể hiện được vị trí hay đặc điểm địa hình của các nền văn minh cổ trên đấtnước Việt Nam trên một mặt phẳng và nó không thể hiện được thêm những nộidung khác nữa Hơn nữa do “Bản đồ tĩnh” không sống động, không cung cấpđược nhiều thông tin nên khi giảng dạy giáo viên gặp nhiều khó khăn và khókhơi gợi được hứng thú cho học sinh vào bài giảng Còn “Bản đồ động” về cácnền văn
Thứ hai, thay đổi nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử
Storymap góp phần thay đổi về phương pháp dạy học Lịch sử: Bước vào
thời đại công nghệ 4.0 nhờ có sự xuất hiện và phát triển của các công cụ nhưGIS, GPS, Storymap… đã làm thay đổi mục tiêu dạy học Lịch sử Để có thể dễdàng triển khai phương pháp dạy học tích cực hướng đến mục tiêu phát triểnnăng lực cho học sinh giáo viên đã hướng đến sử dụng những công cụ nhưStorymap…
Storymap hỗ trợ giáo viên thực hiện thành công phương pháp dạy học dự án: Trong PPDH tích cực còn chú trong đến phương pháp dạy học dự án Đối
với phương pháp này, giáo viên sẽ loại bỏ suy nghĩ “đọc chép” cho học sinh màphải hướng dẫn và tạo động lực cho học sinh tự học Vì vậy, giáo viên cũng cầnphải có công cụ để học sinh tự học Storymap sẽ làm được điều này bởi nhờthông tin được trình bày trên BĐ Storymap mà HS có thể tìm hiểu và tiếp thukiến thức mà không cần đến GV giảng cho HS nghe
Storymap làm thay đổi tiếp cận nội dung trong chương trình dạy học Lịch
sử Nhờ sự trợ giúp của Storymap, GV có khả năng làm sâu sắc nội dung bài
học, giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức, hiểu sâu hơn về một nội dung chủ đềnào đó
Storymap hỗ trợ giáo viên khám phá và minh họa lịch sử Nhờ những tính
năng ưu việt đó, GV có thể trình bày được những kiến thức liên quan đến lịch sửnhư: địa hình, dân cư, công trình của địa phương trong quá khứ
Thứ ba, Storymap phản ánh sự hiện đại hóa môi trường học tập và làm thay đổi thái độ, suy nghĩ của học sinh về môn Lịch sử Sự xuất hiện của
Storymap đã giúp cho môi trường học tập trở nên hiện đại hơn Trước đây,muốn truyền tải kiến thức tới HS, GV phải dùng bảng, phấn, giấy bút, BĐ, sabàn, hình ảnh di tích, hiện vật Tuy nhiên, nhờ có Storymap mà những công cụtrên được số hóa, GV sẽ không dùng bảng để trình bày kiến thức nữa mà còn cóthể dùng phần tạo bài thuyết trình để trình chiếu kiến thức sinh động hơn
*Vai trò của việc sử dạy học dự án trong môn Lịch sử.
Thứ nhất, Dạy học dự án giúp định hướng thực tiễn: mỗi chủ đề của dự án
xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũngnhư thực tiễn đời sống Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phầngắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội
Thứ hai, định hướng hứng thú người học: Hứng thú học tập là sự định
hướng lựa chọn nhằm mục đích của việc vươn lên nắm các kiến thức học tậpmột cách sâu sắc và toàn diện, đồng thời vận dụng các kiến thức ấy vào cuộcsống
Trang 7Thứ ba, định hướng hành động: Dạy học định hướng hành động là một
giải pháp nhằm tổ chức hoạt động học tập có hiệu quả Người học đóng vai tròtrung tâm trong dạy học, thông qua việc tham gia tích cực vào tổ chức quá trìnhdạy học trong việc xác định mục tiêu, dự kiến các hoạt động phương pháp,phương tiện, tham gia vào kiểm tra đánh giá
Thứ tư, nâng cao tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án,
người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học
Thứ năm, nâng cao năng lực cộng tác làm việc: Dạy học theo dự án đòi
hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viêntham gia, giữa sinh viên và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội kháctham gia trong dự án
Thứ sáu, định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản
phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong
đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạtđộng thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giớithiệu
* Ý nghĩa của việc sử dụng Storymap và dạy học dự án trong môn Lịch sử.
*Ý nghĩa của việc sử dụng Storymap trong môn Lịch sử.
Về kiến thức: StoryMap cung cấp thông tin cho học sinh về kiến thức một
cách nhanh nhất, chính xác từ các nguồn chỉ dẫn trên bản đồ
Về kĩ năng: Khi sử dụng StoryMap các em học sinh có thể phát triển kĩ
năng biết đọc và sử dụng bản đồ trực tuyến đây là một kỹ năng quan trọng trongcuộc sống hiện đại, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, khai thác thông tin
Về thái độ: Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành, với nhu cầu tự
khẳng định bản thân nhu cầu tìm tòi về công nghệ thông tin của mình thì sẽ giúphọc sinh rất hứng thú với việc tự thiết kế và biết trân trọng sản phẩm học tập củamình làm ra
phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, tư duy sángtạo, đồng thời giúp học sinh nắm chắc được vấn đề cơ bản trong học tập, hìnhthành thế giới quan khoa học, giáo dục nhân cách và rèn luyện năng lực phẩmchất cơ bản Từ đó có thể vận dụng vào học tập cũng như đời sống của bản thân
Về phẩm chất: Khi lĩnh hội kiến thức thông qua bài học sử dụng
StoryMap các em học sinh khắc ghi nội dung kiến thức sâu và phát huy phẩmchất của một công dân toàn cầu trong việc nâng cao tinh thần, thái độ và ý thứcxây dựng, bảo tồn những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của nhân loại, củacác nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam Bồi dướng tình cảm đối với nhữnggiá trị văn hóa tinh thần của nhân dân, trân trọng và giữ gìn những giá trị vănhóa mà cha ông ta đã để lại trong các nền văn minh cổ, bồi dưỡng lòng yêu nướctinh thần đoàn kết dân tộc…
1.2 Quy trình thiết kế và những yêu cầu khi sử dụng storymap trong dạy học dự án.
1.2.1 Quy trình thiết kế storymap trong dạy học dự án
* Cách đăng ký tài khoản Storymap
Trang 8- Để chuẩn bị cho việc đăng ký tài khoản mới trong StoryMaps các bạn cần đảmbảo các yếu tố sau: Một điện thoại thông minh (smartphone) hoặc máy tính cókết nối mạng Internet; Trình duyệt sẵn có như: Chorme, Cốc Cốc, Safari,Microsoft Edge…; Có ít nhất một trong các tài khoản sau: Google, Facebook,Apple, Gmail để đăng ký tài khoản StoryMaps.
- Các bước đăng ký:
Bước 1: Mở trình duyệt trên điện thoại hay máy tính của bạn, ví dụ ở đây
tôi sẽ mở trình duyệt Cốc Cốc Sau đó Truy cập trang web StoryMaps,www.storymaps.com
Bước 2: Nhấp vào “Đăng nhập” hoặc “Bắt đầu” trong tiêu đề
Bước 3: Tiếp theo chọn nhà cung cấp danh tính ưa thích của bạn (Apple,
Facebook hoặc Google) hoặc tiếp tục với email
Bước 4a: Nếu bạn chọn sử dụng nhà cung cấp danh tính, bước tiếp theo là
đăng nhập với nhà cung cấp và cấp phép sử dụng danh tính của bạn với
StoryMaps Lưu ý: Bước này sẽ trông hơi khác nhau đối với mỗi nhà cung cấp danh tính Một số nhà cung cấp có thể tham khảo ArcGIS Online; đây là tên của
nền tảng Esri mà StoryMaps sử dụng để xác thực tài khoản.
Trang 9Bước 4b: Nếu bạn chọn tiếp tục với email, hãy nhập địa chỉ email của bạn
và nhấp vào Tiếp.
Bước 5: Trên trang Xác nhận chi tiết tài khoản, điền vào các trường bắt
buộc và nhấp vào Tạo tài khoản Một email kích hoạt tài khoản sau đó được
gửi đến địa chỉ email được cung cấp Lưu ý: Địa chỉ email của bạn sẽ là tên người dùng của bạn; bạn sẽ cần truy cập vào email này để kích hoạt tài khoản của mình và nhận các tin nhắn quan trọng khác URL Hồ sơ được sử dụng cho trang hồ sơ tài khoản của bạn, nơi tiểu sử và nội dung được công bố công khai của bạn được hiển thị
Bước 6: Bạn sẽ nhận được một email có tiêu đề StoryMaps - Kích hoạt tài khoản mới của bạn Mở và nhấp vào liên kết kích hoạt.
Bước 7: Đăng nhập vào StoryMaps trên trang mở ra
Quy trình thiết kế Storymap
Đầu tiên bạn đăng nhập vào StoryMaps bằng tài khoản đã được đăng ký ởbước trên, sau đó sẽ mở ra dao diện chính của StoryMaps và bạn chọn nút “Tạo”
để thiết kế câu chuyện của riêng bạn
Bước 1: Sau khi tạo câu chuyện bạn sẽ có dao diện chính ghồm các mục
và bạn sẽ chỉnh sửa tùy theo mục đích của bạn:Thêm video hoặc ảnh bìa; Tiêu
đề câu chuyện; Bắt đầu bằng câu chuyện ngắn hoặc phụ đề (tùy chọn); Thêmhàng tên tác giả (tùy chọn)
Trang 10Bước 2: Tiếp theo sẽ vào phần chính, bạn sẽ thiết kế câu chuyện của bạn
bằng cách nhấn vào dấu “cộng” (+), sau đó sẽ hiện ra rất nhiều bố cục để bạn tha
hồ lựa chọn phục vụ cho câu chuyện của bạn, nó bao ghồm: Cơ bản (văn bản,nút, dấu phân cách, mã, bảng); Phương tiện truyền thông (hình ảnh, thư việnhình ảnh, video, âm thanh, nhúng, thanh trượt, dòng thời gian); Phong phú(sidecar, map tour); Bản đồ (bản đồ nhanh, bản đồ hoạt động, bản đồ theo chủ
đề, bản đồ sãn sàng sử dụng) Mỗi khi bạn lướt con trỏ chuột đến vị trí bố cụcnào thì nó sẽ hiện lên lời giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu về bố cục đó cho bạn
Bước 3: Trong quá trình thiết kế câu chuyện của riêng bạn, bạn có thể
chỉnh sửa lại sản phẩm của mình bằng cách ấn vào ô “Thiết kế” để sửa lại Ảnhbìa (ghồm 3 hình thức thể hiện câu chuyện: trên cùng, ngang và thẻ), Phần câuchuyện tùy chọn, Chủ đề (Sông băng, chì than, cồn cát, rừng, hạt dẻ cười), Logo.Bạn cũng có thể xem trước sản phẩm của mình bằng cách nhấn vào ô “Xemtrước”, trong đó bạn có thể xem sản phẩm của mình khi hiển thị sẽ như thế nàotrên điện thoại, máy tính bảng, máy tính, toàn màn hình để thiết kế phù hợp
Bước 4: Sau khi hoàn thành thiết kế câu chuyện, để xuất sản phẩm bạn ấn
vào ô “Xuất bản” Trong này bạn có thể chỉnh sửa lại được ảnh bìa, tiêu đề,thông tin tóm tắt, chủ đề câu chuyện (có sẵn chủ đề cho bạn lựa chọn) và bạncũng có thể tùy chỉnh đối tượng người xem là mọi người, bất cứ ai có liên kếthay chỉ riêng bạn cũng được Sau tất cả các chỉnh sửa bạn ấn lưu, sau đó chọnvào ô “Xuất bản” Lưu ý rằng: Sau khi xuất bản bạn vẫn có thể quay lại chỉnhsửa sản phẩm của mình trong phần “Nội dung của tôi” ở ngoài dao diện chính
Trang 111.2.2 Những yêu cầu khi sử dụng Storymap trong dạy học dự án
Khi sử dụng Storymap trong dạy học dự án thì cần có những yêu cầu sau:Thứ nhất, khi sử dụng phương pháp này giáo viên phải phác họa trước các
ý tưởng cơ bản của dự án nhằm định hướng giúp học sinh hình dung ra đượcnhững gì mình cần làm và hình dung ra được mục tiêu sản phẩm mình cần đạtđược
Thứ hai, khi lựa chọn và thiết kế dự án cần dựa vào mục đích, mục tiêu vàchuẩn kiến thức, kĩ năng; giáo viên sẽ lựa chọn các nội dung kiến thức cốt lõicần ưu tiên trong chương trình
Thứ ba, Giáo viên nên luôn nhớ rằng mình là người hướng dẫn và hỗ trợ,không làm thay mà là tạo điều kiện hướng dẫn và định hướng cho học viên làmviệc
Thứ tư, giáo viên cần kiểm tra những kỹ năng cần thiết, kiểm tra tư duycủa học sinh đảm bảo rằng mỗi dự án học sinh sẽ phát huy được tối đa năng lựccủa bản thân và hoàn thành dự án một cách tốt nhất
Thứ năm, cần xác định một dự án, thiết kế các Storymap và lựa chọnphương pháp thích hợp
Thứ sáu, phải có thời gian biểu rõ ràng trong một dự án học tập bởi Sửdụng Storymap trong dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian
Thứ bảy, Sử dụng Storymap trong dạy học dự án không thể thay thếphương pháp thuyết trình trong việc truyền thụ những tri thức lý thuyết hay việcthông báo thông tin mà nó cần kết hợp giữa hai phương pháp này để đạt đượckết quả tốt nhất
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Thuận lợi:
Giáo viên được đào tạo cơ bản, có kiến thức, có k ỹ năng nghiệp vụ; Môitrường sư phạm, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư hơn trước; Việc đổi mớiphương pháp dạy học được chú ý và bước đầu có một số kết quả tích cực
- Khó khăn:
Đây là một phương pháp dạy học mới, áp dụng vào chương trình phổthông 2018 còn gặp nhiều khó khăn về đối tượng học sinh, trang thiết bị, cơ cảovật chất
Trang 12Trước những thực trạng trên, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là cần đổi mớitrong cách dạy - học lịch sử nói chung và việc dạy, học lịch sử lớp 10 theochương trình mới nói riêng, làm phong phú phương pháp, nội dung, và hình thứcdạy học, giúp học sinh tiếp cận lịch sử theo cách hấp dẫn nhất nhất có thể,không để lịch sử trở thành môn học khô khan cứng nhắc với những sự kiện ngàytháng khó nhớ, cần làm cho lịch sử trở thành môn học hứng thú, hấp dẫn nhưbản thân nó vốn có
3 Biện pháp sử dụng STORYMAP tổ chức các dự án học tập khám phá một sốnền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
3.1 Khái quát mục tiêu, nội dung của Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
3.1.1 Mục tiêu
* Về kiến thức:
Chủ đề này sẽ cung cấp cho học sinh một số kiến thức về các nền vănminh cổ đã từng tồn tại trên đất nước Việt Nam Cụ thể trong từng bài, từng tiếthọc HS cần đạt được những mục tiêu sau:
- Nêu được cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam:văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam
- Trình bày được một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trênđất nước Việt Nam
- Liên hệ để thấy được sức sống trường tồn và ý nghĩa, vai trò của nhữngthành tựu văn minh đó đối với việc phát triển của quốc gia Việt nam hiện nay
* Về năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: năng lực này được hình thành và phát triển thông qua
việc học sinh chuẩn bị bài tập ở nhà, khai thác thông tin trong quá trình học bài,
từ đó rèn cho học sinh biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và
GV Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp
+ Giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua quá trình là
việc nhóm của học sinh trong các nhiệm vụ học tập, từ đó rèn cho học sinh cóthói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm
vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành thông qua các hoạt động
học tập tích cực như thuyết trình, tranh luận, từ đó rèn cho học sinh biết phốihợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịchsử
- Năng lực riêng:
+ Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu
lịch sử, biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử
+ Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giúp học sinh mô tả và
bước đầu giải thích được cơ sở, nguồn gốc hình thành các nền văn minh VănLang - Âu Lạc, Chăm-Pa, Phù Nam
+ Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã
học giải thích được vai trò, giá trị của các nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc,Chăm-Pa, Phù Nam trong tiến trình phát triển của quốc gia – dân tộc
Trang 13Trong phần kiến thức Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
chiếm một thời lượng khá lớn (bao gồm 10%) trong chương trình hiện hành, đãnêu rõ nội dung của chủ đề này là cơ sở hình thành và các thành tựu tiêu biểucủa các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
3.2 Các biện pháp thiết kế và sử dụng
3.2.1 Sử dụng khởi động dự án
3.2.1.1 Vai trò của Storymap trong khởi động dự án học tập
Sử dụng Storymap trong hoạt động khởi động dự án có vai trò quan trọngtrong việc kích thích sự mong muốn tìm hiểu các chủ đề dự án và năng lựctương tác của HS, quá trình quyết định trực tiếp đến kết quả dự án của học sinhcũng như sự thành công của giáo viên trong việc tổ chức dạy học dự án
3.2.1.2 Lợi thế của việc sử dụng Storymap trong hoạt động khởi động dự án
Sử dụng Storymap trong hoạt động khởi động dự án học tập sẽ mang lạinhững lợi thế so với các công cụ hỗ trợ học tập khác như
Giúp GV đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động khởi động, đápứng mục tiêu đề ra
3.2.1.3 Quy trình thực hiện.
Đối với quy trình sử dụng Storymap trong hoạt động khởi động dự án họctập cho HS dễ sử dụng và không quá cầu kì, về cơ bản sẽ giống với quy trìnhthực hiện của các hoạt động khởi động bình thường khác trên lớp Quy trìnhthực hiện cơ bản gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập cho học sinh
Bước 2: Giáo viên trình chiếu Storymap cho học sinh
Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Giáo viên chốt ý
3.2.1.4 Ví dụ
Để hiểu rõ hơn cách tổ chức hoạt động khởi động bằng StoryMap, chúngtôi sẽ đưa ra hai ví dụ minh họa sử dụng trong các bài học trong Lịch sử 10 –Kết nối tri thức với cuộc sống, sau đây:
Trang 14Ví dụ 1: Trong bài 9 (LS 10- KNTT): “Một số nền văn minh cổ trên đất
nước Việt Nam” Các bước tiến hành hoạt động khởi động như sau:
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ: “Các em hãy quan sát hình ảnh được gắn vàocác vị trí trên bản đồ 3D Kể tên và nêu những hiểu biết về một số thành tựu sau
đó cho biết nó thuộc nền văn minh cổ nào trên đất nước Việt Nam?”
Bước 2: GV trình chiếu bản đồ 3D thiết kế trong StoryMap (Các hìnhảnh được gắn với vị trí tương ứng của các nền văn minh này trên bản đồ 3D đểtạo biểu tượng giúp học sinh liên tưởng lại kiến thức đã học và một số hình ảnh,
vị trí của một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (Hình ảnh: Thành CổLoa (Đông Anh- Hà Nội), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Tượng thầnVishnu(Tiền Giang) (Đường link bản đồ 3D: https://arcg.is/10vDHS2 )
Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV dẫn vào dự án: Như vậy các bạn đã nêu khá là đầy đủ nhữnghiểu biết của mình về các nền văn minh: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Vănminh Chămpa, văn minh Phù Nam và đây cũng chính là những nền văn minhtiêu biểu và nổi bật đại diện cho 3 quốc gia đầu tiên hiện diện trên mảnh đất hìnhchữ S Ba nền văn minh này có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau tạo nên đặctrưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng Và đây cũngchính là 3 tiểu chủ đề chính trong dự án mà chúng ta thực hiện
Bước 5: GV cùng HS chốt các Tiểu chủ đề và chia nhóm phân công tìmhiểu các Tiểu chủ đề:
Nhóm 1,4: Khám phá nền Văn minh Văn Lang- Âu Lạc
Nhóm 2,5: Khám phá Văn minh Chămpa
Nhóm 3,6: Khám phá Văn minh Phù Nam
Ví dụ 2: Trong bài 9 (LS 10- KNTT): “Một số nền văn minh cổ trên đất
nước Việt Nam”:
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ “Các em hãy quan sát hình ảnh được gắn vàocác vị trí trên bản đồ 3D Kể tên và nêu những hiểu biết về một số thành tựu sau
đó cho biết nó thuộc nền văn minh cổ nào trên đất nước Việt Nam?”
Bước 2: GV trình chiếu bản đồ 3D thiết kế trong StoryMap (Các hình ảnhđược gắn với vị trí tương ứng của các nền văn minh này trên bản đồ 3D để tạobiểu tượng giúp học sinh liên tưởng lại kiến thức đã học và một số hình ảnh, vịtrí của một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (Hình ảnh: Thành CổLoa (Đông Anh- Hà Nội), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Tượng thầnVishnu(Tiền Giang) (Đường link bản đồ 3D: https://arcg.is/10vDHS2 )
Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV dẫn vào dự án: Như vậy các bạn đã nêu khá là đầy đủ nhữnghiểu biết của mình về các nền văn minh: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Vănminh Chămpa, văn minh Phù Nam và đây cũng chính là những nền văn minhtiêu biểu và nổi bật đại diện cho 3 quốc gia đầu tiên hiện diện trên mảnh đất hìnhchữ S Ba nền văn minh này có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau tạo nên đặctrưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng
GV nêu nhiệm vụ để hình thành các tiểu chủ đề: “Theo các em, chúng tacần tập trung khám phá những nền văn minh cổ nào trên đất nước Việt Nam”?Bước 5: Học sinh nêu ý kiến
Trang 15Bước 6: GV cùng HS chốt các Tiểu chủ đề và chia nhóm phân công tìmhiểu các Tiểu chủ đề:
Nhóm 1,4: Khám phá nền Văn minh Văn Lang - Âu Lạc
Nhóm 2,5: Khám phá Văn minh Chămpa
Nhóm 3,6: Khám phá Văn minh Phù Nam
3.2.1.5 Ý Nghĩa
Thông qua công cụ hỗ trợ Storymap giúp HS hệ thống hóa lại kiến thức
cũ, tạo biểu tượng ban đầu cho những nguồn kiến thức mới Hoạt động khởiđộng là một hoạt động tương đối quan trọng, giúp tăng sự hứng thú của HS,quyết định thái độ của HS trong suốt quá trình thực hiện dự án học tập
Khi sử dụng Storymap trong hoạt động khởi động dạy học dự án, sẽ giúp
HS phát triển một số năng lực như: năng lực tư duy lịch sử thông qua biểu tượngvới những hình ảnh, video và vị trí cụ thể do giáo viên cung cấp trên Storymap,năng lực tương tác thông qua trả lời những nhiệm vụ học tập của GV
3.2.2 Sử dụng để thiết kế tài liệu học tập
3.2.2.1 Vai trò của Storymap trong thiết kế tài liệu học tập
Sử dụng Storymap sẽ giải quyết được điều đó Bởi vì đây là một công cụhọc tập thông minh, có thể tích hợp nhiều dạng tài liệu như hình ảnh, video tích hợp liên kết với bản đồ, điều này rất thích hợp cho việc sử dụng để thiết kếcác TLHT đa dạng, phong phú Từ đó lôi cuốn người sử dụng và truyền tảithông tin một cách chi tiết, khoa học nhưng lại đơn giản dễ hiểu hơn
3.2.2.2 Quy trình thực hiện
Để thiết kế TLHT bằng công cụ Storymap trước tiên cần truy cập vàoStorymap qua đường link: www.storymaps.com Tiếp đó đăng ký tài khoản (đãhướng dẫn ở phần trước) Sau khi đã có tài khoản và đăng nhập vào trang chủcủa công cụ các bạn sẽ thực hiện các bước thiết kế TLHT sau:
Bước 1: Nhấn vào ô “Tạo” để thiết kế TLHT của bạn Sau khi tạo câuchuyện bạn sẽ có dao diện chính ghồm các mục và bạn sẽ chỉnh sửa tùy theomục đích của bạn: Thêm video hoặc ảnh bìa, Tiêu đề câu chuyện, Bắt đầu bằngcâu chuyện ngắn hoặc phụ đề (tùy chọn)
- Bước 2: Bạn sẽ thiết kế TLHT tùy theo mục đích của bạn Sau khi xâydựng xong câu chuyện của bạn hãy xuất bản câu chuyện đó để mọi người có thể
chiêm ngưỡng thành quả của bạn (Đã hướng dẫn ở mục “1.1.5.1 Quy trình thiết
kế Storymap trong dạy học dự án” Vui lòng quay trở lại xem hướng dẫn chi tiết)
- Bước 3: Để chia sẻ TLHT này bạn ấn vào ô “chia sẻ”, sau đó sẽ có cácdạng chia sẽ cho bạn lựa chọn, bao ghồm: sao chép liên kết, Facebook, Twitter,Linkedln
+ Với “sao chép liên kết”: bạn ấn vào dòng “sao chép liên kết” và sau đóbạn có thể gửi liên kết này tới bất cứ ai, bất kỳ cổng thông tin nào, hay dán lên
Trang 16các công cụ như Powpoint, Word, Google … để bạn chia sẻ TLHT này cho đốitượng bạn muốn chia sẻ.
+ Với “Facebook”: sau khi nhấn vào dòng “Facebook” Nếu bạn có sẵn tàikhoản Facebook trên thiết bị bạn đang thiết kế TLHT như điện thoại, máytính… thì sẽ trực tiếp đưa bạn đến trang chủ của Facebook và khi đó bạn chỉ cầnnhấn “chia sẻ” thì lập tức TLHT này sẽ đăng trên trang cá nhân của bạn, lúc nàymọi người đều có thể nhấn vào bài đăng của bạn và chiêm ngưỡng nguồn tàiliệu
+ Với “Twitter” và “Linkedln” cũng tương tự như “Facebook” bạn chỉcần có tài khoản của các kênh mạng xã hội này thì việc chia sẻ cũng như của
“Facebook” TKHT của bạn sẽ được chia sẻ lên trang cá nhân của bạn
3.2.2.3 Ví dụ về sử dụng Storymap trong thiết kế tài liệu học tập
Ví dụ 1: Khi dạy Lịch sử 10 “Bài 9 Một số nền văn minh cổ trên đất nướcViệt
3.2.3 Sử dụng báo cáo kết quả dự án
3.2.3.1 Vai trò của Storymap trong báo cáo kết quả dự án
Trong một dự án học tập để có được sự thành công của một dự án bêncạnh mục tiêu, và sản phẩm đã được hoàn thành thì việc báo cáo được kết quảcủa dự án học tập cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để đi tới sự thànhcông của dự án Việc báo cáo được sản phẩm của mình đó chính là minh chứnglớn nhất thể hiện cho quá trình nghiên cứu của nhóm hoặc cá nhân đã tiến hànhnghiên cứu và làm nên dự án của mình Khi chúng ta báo cáo kết quả của một
dự án học tập thì sẽ có những vai trò như sau:
3.2.3.2 Lợi thế so với các sản phẩm khác
Sử dụng Storymap để báo cáo kết quả của một dự án sẽ giúp bài báo cáothực hiện một cách logic, khoa học và sinh động hơn, giúp người báo cáo tự tinvới bài báo cáo của mình, hạn chế được những sự cố ngoài mong muốn mà cácphần mềm cũ mang lại, và điều đó sẽ lôi cuốn được người nghe, khiến họ chămchú theo dõi, và hiểu được nội dung bài báo cáo, giúp cho việc truyền tải thôngtin, nội dung bài báo cáo tới người nghe một cách dễ dàng
3.2.3.3 Quy trình thực hiện
Để báo cáo kết quả dự án bằng công cụ Storymap trước tiên cần truy cậpvào Storymap qua đường link: www.storymaps.com Tiếp đó đăng ký tàikhoản (đã hướng dẫn ở những phần trước) Sau khi đã có tài khoản và đăngnhập vào trang chủ của công cụ, thì bạn tiến hành báo cáo sản phẩm như sau:
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS
Trang 17Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV đã nêu
Bước 3: GV cho HS nhận xét đánh giá về bài báo cáo
Bước 4: GV chốt lại ý chính của bài báo cáo của HS
3.2.3.4 Ví dụ
Ví dụ minh họa Bài 9: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt
Nam” để thực hiện ta tiến hành qua các bước như sau.
Bước 1 GV mời các nhóm lên báo cáo kết quả dự học tập bằng công cụStorymap về “Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam”
Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV đã nêu
Bước 3 GV tổ chức cho học sinh nhận xét về các bài báo cáo của cácnhóm
Bước 4 GV chốt lại những ý chính mà các nhóm đã báo cáo
Nhằm kiểm chứng và khẳng định tính khả thi của các hình thức, biện pháp
sử dụng StoryMap để tổ chức các dự án học tập khám phá một số nền Văn minh
cổ trên đất nước Việt Nam, lớp 10 THPT, tôi tiến hành TNSP toàn phần đối vớihình thức DH là giờ học nội khoá trên lớp Kết quả thực nghiệm thành công sẽ
là cơ sở để áp dụng rộng rãi trong các giờ học lịch sử Việt Nam, lớp 10 ở cáctrường THPT nhằm nâng cao chất lượng DH bộ môn
3.2.4.1 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm
- Đối với giáo viên dạy thực nghiệm: lựa chọn giáo viên tự nguyện tiến
hành thực nghiệm sư phạm, tiêu chí lựa chọn là: giáo viên đã tốt nghiệp đại học
sư phạm chuyên ngành Lịch sử hệ chính quy, có năng lực chuyên môn, đạo đứctốt, yêu nghề yêu trò, có kinh nghiệm trong giảng dạy, có tuổi nghề ít nhất 2năm Qua tiêu chí và tinh thần tự nguyện đã nêu trên, GV được lựa chọn để tiếnhành thực nghiệm có sự khách quan cao và hoàn toàn có thể dùng làm cơ sởkhoa học để kiểm chứng tính khả thi của đề tài này
- Đối tượng kiểm chứng: tôi lựa chọn học sinh của 2 lớp : 10A3 và và A4
như sau:
Thực nghiệm Đối chứng
- Thời gian tiến hành thực nghiệm: Tháng 3 năm 2024, Tầng 3, lớp 10A3
và 10A4 trường THPT Lê Hồng Phong
3.2.4.2 Nội dung thực nghiệm.
Để thực nghiệm các biện pháp sử dụng công cụ StoryMap để tổ chức các
dự án học tập trong dạy học một số nền Văn minh cổ trên đất nước Việt Nam ở
trường THPT Tôi lựa chọn tiến hành thực nghiệm sư phạm Bài 9 – “Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam” thuộc Chủ đề 6 – “Một số nền văn minh
Trang 18trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” (Sách giáo khoa Lịch sử 10 – Kết
nối tri thức với cuộc sống) Bài học theo phân phối chương trình dạy trong 6 tiếttrên lớp Đây là chủ đề có ý nghĩa quan trọng về lịch sử dân tộc, đặc biệt phùhợp với truyền thống quý báu “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân nói chung
và thế hệ trẻ mầm non tương lai của đất nước nói riêng Vì vậy, chủ đề lịch sửtôi xây dựng có ý nghĩa giúp HS hiểu sâu sắc về các nền văn minh cổ này Đồngthời, giúp HS nhận thức rõ tầm quan trọng của các nền văn minh cổ đối với vănhóa, xã hội, kinh tế với Việt Nam ngày nay Xét trên các phương diện, chủ đềtôi lựa chọn xây dựng và tiến hành thực nghiệm hoàn toàn phù hợp với yêu cầu
về bài học lịch sử lớp 10, THPT và có ý nghĩa sâu sắc trong việc góp phần thựchiện mục tiêu DH bộ môn
3.2.4.3 Phương pháp tổ chức
- Tôi đã thiết kế giáo án theo phương pháp “Sử dụng Storymap tổ chức dự
án học tập khám phá một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam” và sau đótiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng hiệu quả của các phươngpháp này trong tổng thể bài học Với mục đích là sử dụng Storymap để tổ chức
dự án học tập khám phá một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam cụ thể làtrong Bài 9 (Lịch sử 10- KNTT): Một số nền văn minh cổ trên đất nước ViệtNam, trong đó có sự kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: làm việcnhóm, thuyết trình, đàm thoại, tranh biện, giải thích…
- Tôi chọn thực nghiệm ở 2 lớp học sinh trường THPT lớp 10A3 và 10A4với tổng số học sinh thực nghiệm và đối chứng là 88/88 em học sinh Các lớpthực nghiệm và đối chứng được bố trí tiến hành song song với nhau
- Để tiến hành thực nghiệm tôi xây dựng giáo án cho Bài 9 (Lịch sử KNTT): Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam theo hai kiểu như sau:
10-+ Giáo án 1: Giáo án thực nghiệm “Sử dụng Storymap tổ chức dự án học
tập khám phá một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam” (Phụ lục1a)
+ Giáo án 2: Giáo án truyền thống (Phụ lục1b).
- Thời gian thực nghiệm: Bài thực nghiệm được tiến hành vào tháng 3năm 2024 tại trường THPT Lê Hồng Phong
- Lớp được chọn thực nghiệm và đối chứng: Lớp 10A3 và 10A4 đây làcác lớp có số lượng, chất lượng, hoàn cảnh, điều kiện học tập tương đối đồngđều
- Không gian thực nghiệm: Cả hai lớp đều tiến hành thực nghiệm và đốichứng trong không gian giống nhau và có các công cụ bị hỗ trợ như: máy tính,máy chiếu, ti vi…
- Giáo viên thực nghiệm: giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, có kiếnthức tốt và có phương pháp dạy học đổi mới theo chương trình giáo dục phổthông hiện hành
Bảng: Lịch dạy thực nghiệm và đối chứng
Trang 193.2.4.4 Kết quả thực nghiệm
Đánh giá tổng thể các hoạt động học tập của học sinh
Thứ nhất: lớp thực nghiệm (10A3) và lớp đối chứng (10A4) thì nhận thấy
rõ sự khác biệt ở nhiều khía cạnh Trước hết, xét thấy thái độ học tập của HS lớpthực nghiệm rất chăm chú, hứng thú, đa số các em đều tích cực làm việc nhóm,
do vậy không khí lớp học sôi nổi, giữa GV và HS có sự tương tác sâu qua hệthống câu hỏi ở trong dự án dạy học sử dụng phần mềm Storymap Ngược lại, ởlớp đối chứng, HS khá thụ động trong cả quá trình dạy và học, ít hứng thú hơn,không khí lớp học trầm lắng Ngoài ra, khi xét đến chất lượng câu trả lời của HS,
ở lớp thực nghiệm, HS có thể tự tư duy để trả lời, giải đáp được những câu hỏi ởmức độ thông hiểu, vận dụng Còn ở lớp đối chứng, phần lớn các em phụ thuộcvào SGK, đối với các câu hỏi dạng vận dụng, HS tỏ ra khá lúng túng ở dạng câuhỏi này Sự khác biệt trên được thể hiện rõ nét qua các hoạt động của giờ dạy,
Trang 20GV Nguyễn Thị Thu Hà đang tiến hành hoạt động khởi động tại lớp thực nghiệm
(Nguồn: Hình ảnh thực nghiệm tại lớp 10A3 trường THPT Lê Hồng Phong)
Khi các em được quan sát hình ảnh kết hợp với bản đồ động và những gợi
ý về những hình ảnh của các nền văn minh cổ, HS vô cùng hào hứng và chămchú quan sát, thậm chí còn sôi nổi đưa ra đáp án sau khi thấy hình ảnh Còn vớilớp đối chứng, không khí lớp học ít hào hứng hơn, HS trầm hơn hẳn
Như vậy, với việc kiến thức lịch sử đã được sinh động hóa bằng hình ảnhđược trình chiếu trên phần mềm Storymap liên kết với bản đồ động, đã giúp chohoạt động khởi động trở nên đầy hào hứng, bởi vì giờ đây các em đã được đặtmình vào vị thế của những nhà leo núi thực thụ Không những thế, với việc kếthợp sử dụng những hình ảnh sinh động, tiêu biểu của các nền văn minh cổ, vớicâu hỏi nêu vấn đề đã có tác dụng rất lớn trong việc kích thích sự tò mò và hứngthú học tập, đưa HS vào tình huống mong muốn được tìm hiểu “Những nền vănminh cổ ở trên đất nước ta” và tìm hiểu về những thành tựu văn hóa rực rỡ củacác nền văn minh cổ ở nước ta, qua đó góp phần định hướng cho toàn bộ quátrình hình thành kiến thức mới của HS
(bài kiểm tra trắc nghiệm)
1 StoryMap là một công cụ không gian địa lý với bản đồ động hay là bản
đồ điện tử cho phép những người sử dụng ứng dụng này có thể thu thập và cóthể phân tích những dữ liệu hay các thông tin thuộc về những đối tượng địa lýtrên bản đồ StoryMap giống như cách kể chuyện được thực hiện bằng bản đồ kỹthuật số hóa Qua các nội dung nghiên cứu, tôi khẳng định vai trò và ý nghĩa tolớn của StoryMap đối với quá trình dạy học nói chung và dạy học môn lịch sửnói riêng, đặc biệt trong tổ chức các dự án học tập Đây là công cụ hỗ trợ hiệuquả cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, đáp ứng mục tiêu củaChương trình giáo dục phổ thông 2018
2 Dạy học dự án là một phương pháp dạy học tích hợp, các hoạt động dạyhọc giáo viên định hướng, học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua sự kết hợp giữa
lí thuyết và thực hành Trong bối cảnh mới, với sự phát triển và tác động của xuthế giáo dục thế giới, sự hỗ trợ đắc lực của những thành tựu khoa học, DHDA đãđược khai thác hiệu quả hơn vai trò của mình khi kết hợp trong các biện pháp,
kỹ thuật DH hiện đại, điển hình như sử dụng công cụ StoryMap Đồng thời,
Trang 21DHDA còn trở thành phương pháp dạy học đặc biệt đòi hỏi HS phải chủ động,linh hoạt, từ đó, góp phần thay đổi thói quen học tập thụ động của HS cùng sự
“độc thoại”, một chiều của GV
3 Trong dạy học, giáo viên có thể xây dựng các bài học thông qua cơ sở
dữ liệu về những thành tựu các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, từ đóđưa ra nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể chi tiết để học sinh biết cách làm việc
và khai thác, chiếm lính nội dung kiến thức về các nền văn minh Về các mônhọc liên quan, những tài liệu giáo dục này là nguồn tài liệu vô cùng quý giá vàhữu ích, góp phần mang thế giới thực vào lớp học, đóng vai trò là cầu nối giữacác nền văn hóa khác nhau và thu hẹp khoảng cách giữa Địa lý và khoa học ứngdụng cũng như lịch sử Từ đó, nâng cao trải nghiệm giảng dạy, khiến hoạt độngdạy học trở nên hấp dẫn Học sinh sẽ hứng thú khi tham gia các bài học kết hợp
sử dụng các tài liệu này vì các em sẽ có được kiến thức và hiểu biết sâu sắc hơn
về lịch sử thông qua việc khám phá sự phong phú của các yếu tố nội dung Tất
cả đều được trình bày dưới dạng tương tác, học sinh có thể mắt thấy, tai nghe, từ
đó mở ra trí tưởng tượng phong phú, giúp các em thích thú học tập lịch sử Điềunày còn cho phép GV và HS tận dụng tối đa các nguồn thông tin, cho phép chia
sẻ, truy xuất và tìm kiếm dữ liệu về những thành tựu quan trọng của các nền vănminh cổ đại ở Việt Nam
4 Việc sử dụng công cụ StoryMap mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng cómột số hạn chế, đặc biệt ở Việt Nam, nơi nhận thức về StoryMap của giáo viên
và học sinh còn hạn chế Ngoài ra, việc thiếu nguồn lực đầy đủ đã cản trở việc
sử dụng hiệu quả và rộng rãi công cụ này ở nhiều địa điểm khác nhau Riêng ởViệt Nam, việc chưa có nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng công cụ StoryMaps vàtích hợp vào dạy học là một trở ngại không nhỏ Trong khi đó, chương trìnhgiảng dạy lịch sử Việt Nam đang có những thay đổi đáng kể, khiến việc đưa cáccông cụ như StoryMap vào giáo dục lịch sử ở trường trung học là điều cấp thiết
Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu StoryMap và các cách ứng dụng của nó là biệnpháp cần thiết để phổ biến công cụ này đến với giáo viên và học sinh Việt Namtheo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay
5 Vận dụng StoryMap vào dạy học Lịch sử yêu cầu đầu tiên người giáoviên phải đầu tư thời gian ra để nghiên cứu nội dung bài học, mục đích sử dụngStoryMap và phương pháp vận dụng phù hợp Đề tạo lên một StoryMap hoànchỉnh giáo viên phải thực sự đầu tư trong việc chuẩn bị về mặt nội dung và kĩnăng công nghệ thông tin, không cho phép xảy ra sai sót trong kiến thức xâydựng StoryMap Tuy nhiên, nếu sử dụng tốt công cụ StoryMap trong dạy học sẽmang lại lợi ích rất lớn và mang lại những kết quả khả quan
Tóm lại, kết quả thực nghiệm của đề tài cho thấy tính khả thi của các hìnhthức và biện pháp sử dụng công cụ StoryMap trong tổ chức DH dự án Nhữngvấn đề nêu trên đã được khẳng định thông qua việc triển khai thực nghiệm vàmang lại kết quả phù hợp với các nhận định được đưa ra trong nghiên cứu Bằngchứng qua bảng thống kê đánh giá bài kiểm tra sau thực nghiệm được cung cấp
ở trên có thể khẳng định việc sử dụng StoryMap trong dạy học đã mang lại kếtquả học tập khả thi, bồi dưỡng nhận thức và thái độ tích cực hơn đối với việc
Trang 22học lịch sử ở học sinh, từ đó mở ra triển vọng cho việc tích hợp StoryMap nhưmột công cụ giảng dạy trong giáo dục lịch sử ở trường THPT hiện nay.
2 Kiến nghị.
- Các giáo viên cần được tập huấn sâu hơn nữa về phương pháp sử dụng
công cụ StoryMap trong tổ chức DH
- Nhà trường cần hỗ trợ về cơ sở vật chất cho việc dạy học: mua đĩa CD,
tài liệu tham khảo, hệ thống máy tính, máy chiếu
- Chính quyền địa phương nghiên cứu xây dựng thêm phòng học đáp ứngyêu cầu đổi mới dạy học hiện nay
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2024