1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh kiến tạo lớp học hạnh phúc qua những hoạt động của giáo viên tại trường thpt lê hồng phong

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến tạo lớp học hạnh phúc qua những hoạt động của giáo viên tại trường THPT Lê Hồng Phong
Tác giả Dương Thị Hằng Nga
Trường học Trường THPT Lê Hồng Phong
Chuyên ngành Công đoàn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 5,6 MB

Nội dung

Câu hỏi trăn trở của giáo dục hiện nay là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày thêm động lực cống hiến, mối quan hệ giữa thầy và tr

Trang 1

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KIẾN TẠO LỚP HỌC HẠNH PHÚC

QUA NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Người thực hiện: Dương Thị Hằng Nga

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong SKKN thuộc lĩnh vực: Công đoàn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Những điểm mới của SKKN 2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 3

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1.1 Định nghĩa về hạnh phúc 3

2.1.2 Mô hình trường học hạnh phúc và mục tiêu xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc 3

2.1.3 Những quyết định đã ban hành của các cấp về tổ chức, xây dựng trường học hạnh phúc 4

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

2.2.1 Thực trạng đặc điểm lứa tuổi của học sinh phổ thông trung học 4

2.2.2 Thực trạng từ thực tế xã hội 5

2.3 Cách giải pháp của giáo viên kiến tạo lớp học hạnh phúc tại trường THPT Lê Hồng Phong 6

2.3.1 Giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học mới tạo tiết học thú vị để kiến tạo lớp học hạnh phúc ……… 6

2.3.2 Giáo viên chủ nhiệm thay đổi về tư duy, hành động để kiến tạo lớp học hạnh phúc 7

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15

3.1 Kết luận 15

3.2 Kiến nghị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Hạnh phúc luôn là cái đích quan trọng nhất mà mỗi chúng ta mong muốn,

nỗ lực đạt được trong hành trình cuộc sống nhiều gian nan, thử thách Cuộc sống không dễ dàng khi mỗi người bước ra khỏi “vùng an toàn”, sự che chở của bậc sinh thành Ai cũng phải lựa chọn cho mình một hướng đi, phải dồn hết nhiệt huyết, trí tuệ, sức mạnh để xác lập vị thế, năng lực cá nhân, để thành công trong cuộc đời Song thành công của bất cứ ai cũng luôn là một hành trình tiếp nối, không phải là đích cuối cùng Xét cho cùng, thành công là để được hạnh phúc Cái đích cuối cùng trong chuỗi năm tháng phấn đấu, rèn luyện của mỗi người chính là hạnh phúc "Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, toàn bộ mục tiêu và cái kết cho sự tồn tại của con người" (Aristotle)

Môi trường giáo dục với chủ thể học trò tiếp nhận tri thức, rèn luyện đạo đức, với chủ thể truyền đạt, bồi đắp phẩm chất, kỹ năng của bao thế hệ học trò là người thầy Giáo dục có sứ mệnh tạo nên thế hệ tương lai, giường cột của đất nước khỏe mạnh về thể chất, vững vàng về bản lĩnh, giầu có về tri thức Sứ mệnh ấy chỉ thể được hoàn thành khi chính giáo dục tiếp cận ở việc mang lại niềm hứng khởi cho người học, người giảng dạy Muốn vậy, mái trường không chỉ là nơi truyền đạt tri thức mà còn là một bầu trời của hạnh phúc “Mỗi ngày đến trường với thầy cô và học trò là mỗi ngày vui” Muốn vậy, vai trò của thầy

cô rất quan trọng Thầy cô là chủ thể hướng dẫn trò tiếp thu tri thức, hoàn thiện

kỹ năng và phẩm chất đạo đức cần có của thanh niên thời đại mới Thầy cô

mong mỏi hoàn thành nhiệm vụ ấy trong niềm hạnh phúc “Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”, thầy cô hạnh phúc sẽ truyền niềm hứng

khởi cho học trò, nhân lên niềm vui qua từng bài dạy, từng hoạt động trải nghiệm cùng thế hệ học trò

Không thể phủ nhận ở trường học, mọi hoạt động giáo dục đều hướng tới đối tượng trung tâm là học trò Học trò chỉ có tiếp nhận đầy đủ sự giáo dục về mọi phương diện của thầy cô khi ở trong tâm thế hứng khởi Qua mỗi lần hoàn thành một chặng đường, trò cảm nhận được mình đã trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc Các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng Như vậy, mối quan hệ thầy trò dựa mối quan hệ của tri thức trên nền cảm xúc sẽ quyết định hạnh phúc ở mái trường Thực tế, trò thấy áp lực trước lượng kiến thức, trước sự kỳ vọng của thầy cô Thực tế, thầy cô thấy bất lực trước trò chưa chăm chỉ, thiếu tìm tòi, thiếu ý chí hay đổ lỗi cho hoàn cảnh Tất cả những điều đó điều là nguyên nhân nẩy sinh vấn đề bức xúc trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng

Câu hỏi trăn trở của giáo dục hiện nay là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày thêm động lực cống hiến, mối quan hệ giữa thầy và trò là điểm tựa để học sinh vươn tới tri thức Xây dựng lớp học hạnh phúc là vấn đề cần thiết cần được giáo viên quan tâm sâu sắc Vì những lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: Kiến tạo lớp học hạnh phúc thông qua hoạt động của giáo viên tại trường THPT

Lê Hồng Phong

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng cảm xúc của học sinh THPT Lê Hồng Phong thông qua học tập và hoạt động phong trào tại trường làm cơ sở khuyến khích, hình thành những mong muốn tích cực cho các em, tạo động lực để trò hứng thú khi thực hiện nhiệm vụ học, gắn bó, yêu quí, kính trọng thầy cô trong quá trình học tập tại mái trường

Xác định hoạt động thiết thực của giáo viên thể hiện sự thay đổi phù hợp trong tình hình giáo dục mới Từ đó, đề xuất các giải pháp tạo dựng hạnh phúc, thân thiện, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc tạo nên bầu không khí hạnh phúc, tạo niềm vui và động lực cho học sinh trong quá trình học tập, quá trình tham gia mọi hoạt động khác tại mái trường

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích, tổng hợp

Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Thống kê số liệu

1.5 Những điểm mới của SKKN

Sáng kiến tập trung hệ thống hóa cách thức giáo viên chủ nhiệm tác động đến nhận thức và lựa chọn hành động đúng đắn của học sinh Bản thân học trò không chỉ là người hưởng thụ nềm hạnh phúc mà còn có trách nhiệm trong việc tạo dựng hạnh phúc ở mái trường, lớp học mình gắn bó

Trang 5

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Định nghĩa về hạnh phúc

Trong cuốn Từ điển bách khoa, hạnh phúc được định nghĩa như sau:

“Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí”

2.1.2 Mô hình trường học hạnh phúc và mục tiêu xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc

Trên cơ sở của hiểu về hạnh phúc đem lại niềm vui và sự thỏa mãn nói

chung, nên đã có những định nghĩa về trường học hạnh phúc: “Là ngôi trường

mà ở đó học sinh được phát triển toàn diện, trở thành chính mình và các em được che chở bởi môi trường học tập an toàn, thân thiện và đầy tình thương”

Với mục đích hướng tới là hạnh phúc thì mô hình giáo dục an toàn, thân thiện được đề cao UNICEF, quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc đã đưa ra câu khẩu

hiệu: “Trường học thân thiện với trẻ em” Nhiều trường học ở nước ta đã khẳng định: “Trường học thân thiện và học sinh tích cực” hay “Mỗi ngày đến trường

là một niềm vui” Đây là phương châm thực hiện lâu dài cùng với nhiệm vụ

chung của nhà trường Từ đó đã hình thành một cách tiếp cận mô hình trường học, lớp học hạnh phúc: Học sinh đến trường không phải hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình Học sinh đến trường để hiểu biết thêm kiến thức, để trải nghiệm với kỹ năng hợp tác, hòa nhập trong mối quan hệ mới

UNESCO, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra một mô hình trừờng học hạnh phúc xoay quanh 3 chữ P và bao gồm 22 tiêu chí: Chữ P đầu tiên People (Con người), tức để có một trường học hạnh phúc thì cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa người với người, giữa các chủ thể trong nhà trường, đặc biệt là ở giáo viên; Chữ P thứ hai là Process (Quá trình), tức các quy trình, chính sách, hoạt động dạy và học… được thiết kế để vận hành ngôi trường ấy hợp lý

và hiệu quả; Chữ P thứ ba là Place (Môi trường học tập), tức những không gian vật chất lẫn không gian văn hóa giúp cho trường học là một môi trường an toàn, thân thiện với giáo viên và học sinh

Thực tế mô hình trường hạnh phúc kết hợp song hành với những yêu cầu mới của giáo dục thì thành tích học tập của học sinh sẽ được cải thiện, kết quả giáo dục sẽ tăng Bởi xúc cảm hạnh phúc đã tác động đến học sinh theo quy trình: Được khơi dậy hứng thú, nhận thức tích cực, đưa ra hành động, tất yếu sẽ cho thành tích học tập tốt hơn Điều này sẽ nâng cao vị thế của cá nhân, từng bước tích lũy góp phần thay đổi chất lượng giáo dục của nhà trường

Lớp học hạnh phúc là tế bào của trường học hạnh phúc Lớp học là một đơn vị nhỏ, thiết yếu của trường học Đó là nơi giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cụ thể hóa nhiệm vụ giáo dục, mục tiêu giáo dục của nhà trường Lớp học hạnh phúc phải là môi trường giáo dục thân thiện, văn minh cần sự chung tay góp sức của những người truyền đạt kiến thức là người thầy, người tiếp thu kiến thức là học sinh Thầy, cô và trò được kết nối với nhau thông qua thực hiện

Trang 6

nhiệm vụ học tập Vì vậy, niềm hạnh phúc cũng bắt đầu từ quá trình học tập triển khai qua các giờ học trên lớp Học tập vừa là qua trình khám phá, phát hiện, lĩnh hội tri thức Học tập huy động tối đa sự vận động của trí óc nhưng phải được đánh thức cùng với những xúc cảm Học tập không chỉ hướng người học coi trọng kết quả mà cần hướng tới giá trị tinh thần như lòng tốt, sự biết ơn, tinh thần thấu hiểu, chia sẻ, hợp tác Ngoài học tập học sinh còn tham gia hoạt động trải nghiệm với bạn bè trong tập thể lớp học

2.1.3 Những quyết định đã ban hành của các cấp về tổ chức, xây dựng trường học hạnh phúc

Hiện nay, khái niệm trường học hạnh phúc đang ngày càng phổ biến, luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc Bộ GD - ĐT cũng đã có công văn số

2033/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 13/5/2019 về việc “Chỉ đạo, triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo”.

Ban Thường vụ Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam có công văn số 57/ CĐN ngày 15/12/2019 về việc hướng dẫn các đơn vị trường học tổ chức và

tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo “Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”

Xây dựng trường học hạnh phúc cũng là mục tiêu quan trọng của trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Nhà trường đã ban

hành kế hoạch triển khai xây dựng trường học hạnh phúc: Kế hoạch số 65/KH-THHS ngày 29/8/2023 của Hiệu trưởng về Kế hoạch giáo dục của nhà trường năm học 2023 – 2024.

Như vậy từ những quyết định, những công văn đã ban hành trên có thể thấy, thầy cô có vai trò quan trọng trong việc chung tay xây dựng một môi trường giáo dục hạnh phúc Mỗi thầy cô với vị trí công tác được giao phó đều có năng lự tạo dựng hạnh phúc Nếu thầy cô là giáo viên bộ môn thì chủ động tạo

ra niềm hạnh phúc của học sinh trong mỗi tiết học đầy ắp tri thức mới Thầy cô làm công tác chủ nhiệm thì đặt ra kế hoạch tạo dựng lớp học hạnh phúc căn cứ vào kế hoạch của nhà trường Lớp học hạnh phúc hướng tới tiêu chí cụ thể: an toàn, tin cậy, ấm áp, thân thuộc và yêu thương Đó sẽ là ngôi nhà thứ hai của học sinh trong suốt ba năm học tại mái trường Học trò và thầy cô cùng thấu hiểu, tôn trọng, cùng ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi thiếu chuẩn mực về đạo đức

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng đặc điểm lứa tuổi của học sinh phổ thông trung học

Học sinh THPH thường ở độ tuổi từ 16 đến 18 các em bị hút mãnh liệt trước những điều mới lạ, có nhu cầu khám phá bản thân và cuộc sống xung quanh Nhu cầu đó là tất yếu, là điều kiện tiên quyết hỗ trợ sự trưởng thành Hành trình tìm tòi khám phá ấy về bản thân và cuộc sống xung quanh rất cần sự quan tâm sát sao của cha mẹ và định hướng, tác động của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm Nếu thiếu sự định hướng đúng đắn sẽ có những học sinh nhận thức và hành động phiến diện, lệch lạc Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cảm xúc trong quá trình học tập, khám phá và lĩnh hội tri thức Thực tế, vào lứa tuổi bước vào mái trường THPT, các em sẽ không chỉ có mối quan hệ bạn bè trong phạm vi trường học mà còn có mối quan hệ yêu đương trên tình bạn Vì mối

Trang 7

quan hệ này, nhiều em sao nhãng nhiệm vụ học tập Nhiều em mâu thuẫn với cha

mẹ khi được cha mẹ khuyên bảo Có trường hợp bất hòa với người thân, với thầy

cô khi tình cảm riêng tư của mình không được ủng hộ, dẫn đến những hành vi tiêu cực, gây đổ vỡ, thất vọng Đó là thực trạng đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân trực tiếp của xúc cảm thiếu hạnh phúc của trò khi đến trường

Bên cạnh đó phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ chính giáo dục, là sức

ép về điểm số, về các kỳ thi Nhiều học sinh có lực học khá, giỏi gắng sức để học, để đạt thành tích cao trong học tập Nhưng có khi xuất phát từ tâm lí lo lắng, căng thẳng trước mỗi kì thi mà kết quả không được như ý muốn Nhiều học trò bị stress, cảm xúc buồn bã, chán nản Tâm trạng này cần được giải tỏa để các em vực dậy ý chí phấn đấu, mong muốn khẳng định giá trị bản thân

2.2.2 Thực trạng từ thực tế xã hội

2.2.2.1 Thực trạng xã hội tác động đến học sinh

Những năm gần đây đời sống xã hội chung, đời sống của cá nhân học sinh nói riêng đã chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ số Thời đại công nghệ 4.0 đã có sự xuất hiện của internet, facebook, intergram, titok có sức hút mãnh liệt với học sinh đang ở lứa tuổi ưa khám phá, tìm tòi những cái mới lạ Thay vì phải giành thời gian để học tập và rèn luyện kĩ năng mềm, chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe nhiều học sinh cuốn hút vào thế giới hấp dẫn của mạng, của trò chơi điện tử Với các em, điện thoại đã trở thành vật bất li thân Nghiện mạng xã hội, điện tử đã trở thành vấn nạn nhức nhối mà hậu quả rất đau lòng Trò đến lớp học trong tình trạng không tỉnh táo, gục mặt trên bàn học để ngủ, gây bất mãn cho thầy cô Cá biệt, có trò không thể dứt ra tình trạng nghiện facebook, điện tử, bị phụ thuộc, bất chấp sử dụng quên ăn quên ngủ Vì vậy có trường hợp phải điều trị bệnh trầm cảm, việc học hành dở dang Mặt khác, sự giao lưu trên không gian mạng là ảo nhưng tác động đến nhận thức và hành vi của trò lại là thật Vì những comment khiếm nhã trên facebook mà nhiều học sinh giải quyết bằng những hành vi bạo lực trong phạm vi trường học hoặc ngoài trường học Khi hành vi bạo lực giữa học sinh làm tổn hại về thể lực và tổn thương về tinh thần còn tồn tại ở mái trường thì trường học “không thể an toàn”, thầy cô và học sinh không thể hạnh phúc

2.2.2.2 Thực trạng xã hội tác động đến giáo viên

“Nghề giáo là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí”, được xã hội ghi nhận, tôn vinh là niềm vinh dự Đa số các thầy cô đã chọn nghề giáo đều tận tụy với nghề, yêu nghề Song nghề giáo cũng như nhiều nghề chân chính khác cũng chịu tác động lớn từ xã hội Đó là những yêu cầu của xã hội đối với giáo dục, chương trình đổi mới của giáo dục, cụ thể là chương trình giáo dục 2018, khối lượng kiến thức mới, phương pháp dạy học đa dạng Giáo viên phải giành nhiều thời gian để tìm tòi, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn Điều giáo viên thấy áp lực hơn chính là sự thiếu hợp tác của một bộ phận phụ huynh học sinh Trường hợp phụ huynh giành nhiều thời gian cho công việc, phụ huynh có hoàn cảnh éo le phó mặc con cho nhà trường, không nắm bắt và điều chỉnh kịp thời nhận thức và hành vi sai lệch của con em mình, dẫn đến thực tế học sinh có vi phạm tiến bộ chậm Bên cạnh đó phải kể đến áp lực xuất phát từ chính mong muốn của giáo viên tâm huyết Thầy cô giành nhiều thời gian, công sức đầu tư

Trang 8

kiến thức cho trò qua mỗi kì thi mong trò đỗ đạt, kết quả không như kì vọng Thầy cô còn giành lời khuyên nhủ chân tình, hướng trò đến cách sống và ứng xử tích cực mong trò trưởng thành, song có học sinh cá biệt phản ứng với thái độ bất cần Những áp lực ấy khiến giáo viên chán nản, mệt mỏi, có những lúc không cảm thấy hạnh phúc

Xuất phát từ thực tế này có thể khẳng định: Công tác giảng dạy của giáo viên, công tác giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm có nhiều khó khăn và vất vả, đòi hỏi sự định hướng nghiêm túc, sự nhiệt tình trăn trở Bằng cách nào

để chung tay góp sức tạo dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, học sinh chuyên tâm lĩnh hội tri thức, kỹ năng trở thành người có ích cho gia đình và xã hội Như vậy, phương pháp, cách làm của mỗi giáo viên có ý nghĩa then chốt

2.3 Cách giải pháp của giáo viên kiến tạo lớp học hạnh phúc tại trường THPT Lê Hồng Phong

2.3.1 Giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học mới tạo tiết học thú vị để kiến tạo lớp học hạnh phúc

Chương trình giáo dục mới 2018 đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong vận dụng phương pháp dạy học Lấy học sinh luôn là trung tâm, giáo viên vai trò định hướng để các em được tìm hiểu, khám phá lĩnh hội tri thức Khép lại tiết học niềm yêu thích và mong muốn tự tìm hiểu môn học của trò được lan tỏa Vậy nên, từng tiết học phải được gíao viên đầu tư về chất xám, lựa chọn những phương pháp giảng dạy mới để mang lại cho học trò của mình những bài học sáng tạo và hấp dẫn Ở đó, giáo viên sẽ đóng vai là người hỗ trợ, gợi ý, trân trọng đóng góp từ ý kiến phát biểu của học sinh, tạo hứng thú và truyền cảm hứng trong học tập và ý chí phấn đấu cho học sinh Kiến thức được chuyển thể kết hợp với trò chơi ô chữ, ghép tranh, những trải nghiệm mới lạ được học sinh tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu Giáo viên không lặp lại bằng cách vận dụng phong phú các phương pháp ở các tiết dạy khác nhau, duy trì sức sáng tạo của bản thân Học sinh luôn cảm thấy mới mẻ, thu hút, qua thời gian nhân lên tình yêu với môn học Thầy cô thường xuyên tổ chức các hoạt động vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để học sinh được trải nghiệm Môn Lịch sử, giáo viên hướng dẫn học trò được đóng vai nhân vật tường thuật lại các sự kiện lịch sử như

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938; Những trận chiến đánh tan quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần, Chiến thắng thần tốc của Nguyễn Huệ đánh tan 20 vạn quân Thanh Giáo viên dạy môn Sinh, Công nghệ hướng dẫn

học sinh thực hành trồng nấm, làm sữa chua, làm si rô, ô mai Môn Ngữ Văn có những tiết học đặc thù “Nói và Nghe”, giáo viên đã giao bài tập cho từng nhóm học sinh để các em quen với làm việc nhóm, phân công mỗi nhóm tự lên thuyết trình bài tập của mình để các em rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông Đến tác phẩm thuộc thể loại kịch, các em có thể sân khấu hóa, sắm vai một nhân vật trong vở kịch Mỗi tiết học như thế không chỉ mang lại kiến thức còn bổ sung kỹ năng mềm để các em có thể vận dụng tốt hơn trong cuộc sống

Kết hợp với dạy học, ngoài truyền thụ tri thức, giáo viên dạy tìm hiểu tâm

tư nguyện vọng của học trò để trong mỗi tiết học các em không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà còn cảm thấy hạnh phúc từ lời quan tâm, khích lệ, động viên của thầy cô

Trang 9

Hình ảnh học trò trở thành trung tâm của các tiết học

Để hình thành lớp học hạnh phúc, nhiệm vụ của thầy, cô giáo không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng trong sách vở mà cần thực sự yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, lan tỏa cho học sinh niềm tin, tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai Nhiều giáo viên dạy bộ môn trong nhà trường thay đổi trong cách ứng xử với trò lời nói nghiêm túc mà thân thiện, hòa nhã; hành vi luôn đúng mực, tích cực Mối quan hệ thầy-trò chuyển biến, không còn là sự phân định vị thế cao và thấp nhiều khoảng cách Mối quan hệ thầy-trò trong không giang lớp học hạnh phúc là thấu hiểu, tôn trọng, tin yêu, gắn bó Trò hiểu được nỗi vất vả, sự trông đợi của thầy cô Ngược lại thầy cô cũng thấu hiểu tâm tư, nỗ lực sự phấn đấu của trò Đây cũng chính là chất xúc tác để mỗi giáo viên thấy mình càng phải thay đổi, phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể góp sức cùng ngành thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc

2.3.2 Giáo viên chủ nhiệm thay đổi về tư duy, hành động để kiến tạo lớp học hạnh phúc

2.3.2.1 Vai trò và sự thay đổi của giáo viên chủ nhiệm

Có thể nói, đối với giáo viên được đứng trên bục giảng thì công tác chủ nhiệm và việc giáo dục tri thức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh có một ý nghĩa rất quan trọng Từ xưa đến nay, sứ mệnh của một người thầy không dừng lại ở truyền dạy tri thức của nhân loại bằng những phương pháp dạy học chuẩn mực của thời đại Đồng hành với quá trình đó, mỗi một giáo viên, đặc biệt là giáo viên được kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, có một nhịêm vụ lớn lao là dày công rèn luyện đạo đức cho học sinh góp phần hình thành và phát huy ở các em nhân cách và phẩm chất tốt đẹp: bao gồm cả phẩm chất truyền thống và phẩm chất của con người mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện đại như: năng động, sáng tạo, tự chủ linh hoạt sáng tạo Trong nhiệm vụ lớn lao của giáo viên chủ nhiệm tất yếu phải gắn với hoạt động bồi dưỡng kiến thức đời sống (kiến thức ngoài sách vở, ngoài nhà trường), kỹ năng sống cho học sinh bằng chính

Trang 10

vốn sống của mình và những kinh nghiệm được rút ra từ những tình huống của đời sống mà mình quan sát, thấu hiểu hay từ những cuốn sách bổ ích của nhân loại Vì vậy, rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, tận tâm, nắm bắt tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong những giờ sinh hoạt lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp Thầy cô phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò, biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Năng lực của giáo viên chủ nhiệm đầu tiên được thể hiện ở việc chuyên tâm lựa chọn cán bộ lớp, cán bộ đoàn, đặc bệt là vị trí lớp trưởng và bí thư đoàn

Đó là những bạn học sinh đựơc các bạn trong lớp tin yêu, nể phục về năng lực, ý thức học tập và nhân cách Đó là những học sinh hội tụ được phẩm chất: trung thực, sáng tạo, có khả năng điều khiển được lớp học trong giờ sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt trước cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoại khóa Cùng với việc hình thành đội ngũ cán bộ lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần phải soạn thảo và phổ biến nội quy lớp trên cơ sở nội quy trường Nội quy lớp là sự cụ thể hoá chi tiết nội quy trường cho từng yêu cầu đến từng học sinh, đồng thời phải có quy định thưởng phạt công minh Việc học sinh thực hiện nghiêm túc hay chưa nghiêm túc và đầy đủ nội quy lớp là cơ sở chủ yếu để giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm của học sinh cho từng tuần học, từng tháng, từng học kỳ Nội quy lớp mở rộng thêm những quy định hướng đến thống nhất việc xây dựng cơ sở vật chất thực hiện văn hóa học đường Trước khi đi vào thực hiện, nội quy lớp với yêu cầu văn hóa học đường cần thiết phải được phổ biến trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học Làm như thế, giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận được ý kiến đóng góp quý báu và sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh

Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp nên sự thay đổi của của thầy cô tất yếu sẽ mang lại cho học sinh hạnh phúc nhiều nhất Thầy cô chủ nhiệm không thay đổi nguyên tắc và mục đích của giáo dục là hoàn thiện phẩm chất, kỹ năng cần thiết cho học sinh trong thời đại mới Giáo viên chủ nhiệm chỉ thay đổi phương pháp trong công tác chủ nhiệm Trước tiên, thầy cô làm công tác chủ nhiệm cần có sự thay đổi trong cách ứng xử với học sinh Kỉ luật quá nghiêm khắc để học sinh vào nề nếp là một sự thất bại của giáo dục Học sinh sẽ vào khuôn khổ đúng như ý muốn yêu cầu của thầy cô nhưng bản thân học sinh luôn cảm thấy gò bó, tù túng và bị kìm hãm cảm xúc Các bạn sẽ khao khát nhanh chóng hết giờ để được thỏa sức là mình Lúc đó, việc học tập sẽ không có hứng thú và không hiệu quả Vì vậy, nghiêm khắc tuy cần thiết, nhưng thầy cô cần thân thiện và gần gũi với học sinh, dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe từ phía học sinh Có như vậy, thầy cô mới thực sự biết được học sinh muốn gì và cảm thấy như thế nào Từ đó mới có phương pháp giáo dục đúng hướng, đánh thức tiềm năng, khơi dậy đam mê học tập cho học sinh

Giáo viên chủ nhiệm hạn chế những phê bình, chỉ trích nặng nề trước hành vi phạm lỗi của học sinh Thầy cô cần phân tích đúng biểu hiện hành vi phạm lỗi để trò hiểu ra nhận lỗi chân thành, động viên, khen ngợi và khuyến khích học sinh tích cực sửa lỗi Với cách thức ấy học sinh sẽ tin tưởng thầy cô,

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w