1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoằng sơn 2 hoằng hoá thanh hoá trường mầm non hoằng sơn 2

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 200,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TỔ CHỨC TỐT CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜN

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TỔ CHỨC TỐT CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở

TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG SƠN 2

Người thực hiện: Hoàng Thị Minh

Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoằng Sơn 2 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2

2.3.1 Tập trung bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 4 2.3.2 Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng vận động và tạo môi trường

cho trẻ hoạt động

8

2.3.3 Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động phát triển

vận động cho trẻ

10

2.3.4 Hướng dẫn giáo viên chọn bài tập và trò chơi phù hợp để rèn

luyện thể lực cho trẻ

12

2.3.5 Hướng dẫn giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung vận động

vào các hoạt động cho trẻ

14

2.3.6 Kiểm tra đánh giá, khen thưởng việc thực hiện tổ chức các

hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ

17

2.3.7 Tuyên truyền cho giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng

hiểu về sự cần thiết của hoạt động giáo dục phát triển vận

động đối với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

18

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài.

“Có sức khỏe là có tất cả” câu nói thể hiện tầm quan trọng của sức khỏe.

Đó là khẩu hiệu luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước ta Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình,

là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai Chính vì thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất nước - xã hội

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuôc đời Trong đó giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được thực hiện bằng các hình thức khác nhau Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ

Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động

mà mục đích để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo, bền bỉ được chú trọng rèn luyện một cách đồng đều thông qua nhiều bài tập vận động khác nhau tạo nên sự hài hòa, cân bằng tương đối về tố chất cho mỗi cá nhân, thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của trẻ Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt Đồng thời củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh Thông qua hoạt động phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực, tính khiêm tốn, công bằng Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực Phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ Bên cạnh đó, còn giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường sống bên ngoài, tăng cường sức

đề kháng của cơ thể trẻ phòng chống bệnh tật nhất là trong giai đoạn hiện nay

Trang 4

Vậy là người cán bộ quản lý phải làm gì để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên thực hiện tốt lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn, tự tin đến cho trẻ, do đó tôi

đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Hoằng Sơn 2, Hoằng Hoá, Thanh Hoá”.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non, từ đó rút ra một số giải pháp hướng dẫn giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non được tốt hơn

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Hoạt giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non

Hoằng Sơn 2, Hoằng Hoá, Thanh Hoá

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ Dưới góc độ sinh học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh Vận động là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau Qua các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa…Nhờ đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh theo cơ chế phản xạ nên những bài tập được lặp đi lặp lại sẽ tạo ra các kĩ năng vận động và dần dần hình thành thói quen vận động cho trẻ Những thói quen vận động giúp trẻ thực hiện các vận động trong cuộc sống hằng ngày nhanh, chính xác, tiếp kiệm được sức di chuyển trong không gian Ví dụ: đứng trước một vũng nước, trẻ biết nhảy bật qua chứ không giẫm vào để bị ướt; để đến được đích nhanh hơn, trẻ chạy chứ không đi…Việc tập luyện đối với từng trẻ trên cơ sở khả năng và điều kiện thực hiện của chúng giúp cơ thể trẻ thích nghi dần với lượng vận động Sau một trời gian, các tố chất vận động của trẻ sẽ được cải thiện hơn Thực hiện các bài tập vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát triển nhận thức, tăng cường hiểu biết, làm phong phú biểu tượng về bài tập vận động, các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của bài tập vận động đến trẻ Vận động còn giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, thái độ phù hợp với việc tập luyện vận động, có kĩ năng thực hiện các yêu cầu vệ sinh cá nhân, môi trường và dụng cụ tập luyện, hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết của người lao động, giúp trẻ nhận thức đúng về cái đẹp trong trang phục luyện tập, các động tác vận động, có mong ước được tạo ra cái đẹp trong luyện tập vận động và biết quý trọng sức lao động

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

Trang 5

2.2.1 Thuận lợi:

Trường Mầm non Hoằng Sơn 2 tập trung tại một khu trung tâm của xã với khuôn viên trường lớp khang trang Được sự quan tâm của Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

Cùng với sự ủng hộ của cha mẹ học sinh tham gia phối kết hợp trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ

Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, các chuyên viên mầm non thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo trong các chuyên đề, hội thi… tổ chức vận động cho trẻ

Đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình hết lòng vì các cháu, hằng ngày chăm sóc và giáo dục trẻ đã được các bậc phụ huynh tin tưởng yên tâm đoàn kết, luôn sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau về chuyên môn Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, khối trưởng đều có năng lực chuyên môn vững, nhiệt tình năng động 100% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn Tỉ lệ trẻ đến lớp đông, trẻ mẫu giáo ra lớp và ăn bán trú 100%

Bên cạnh những thuận lợi trên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên còn gặp những khó khăn như sau:

2.2.2 Khó khăn:

Sự phân bổ các khu vui chơi, vận động cho trẻ ở các khối lớp chưa phù hợp, tất cả chỉ có một sân ở phía trước các lớp

Nhà trường tuy có khu vận động ngoài trời nhưng chưa đạt chuẩn, đồ dùng dụng cụ thể dục ít

Một số giáo viên khả năng vận dụng sáng tạo trong cách dạy trẻ chưa cao

Đồ dùng đồ chơi trong lớp còn nghèo nàn chưa đẹp mắt không gây được

sự hứng thú cho trẻ Trẻ học dễ nhàm chán, uể oải

Trẻ chưa có điều kiện sinh hoạt giao lưu cùng nhau, hạn chế trong giao tiếp

*Kết quả thực trạng:

Thực trạng tình hình trường mầm non Hoằng Sơn 2 năm học 2023 -2024 Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 20 cô Trong đó: Ban giám hiệu là 3 cô, giáo viên 13 cô, nhân viên là 4 cô

Về nhận thức của giáo viên:

Đa số giáo viên hiểu được mục đích, yêu cầu và phương pháp thực hiện lĩnh vực phát triển thể chất trong chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ

Có động cơ phấn đấu tốt, có tinh thần tự giác cao Giáo viên tích cực chủ động tìm tòi thiết kế các hoạt động sáng tạo, quan tâm phát huy tính tích cực của trẻ

Qua khảo sát trên trẻ, của giáo viên Đa số trẻ thích các hoạt động vận động, tập các động tác múa, chơi các trò chơi động, các trò chơi đan tết, nặn, trẻ thích chơi các trò chơi dân gian

Tổng số trẻ: 180 cháu Trong đó: Trẻ mẫu giáo là 146 cháu, trẻ nhà trẻ là

34 cháu

Về cơ sở vật chất, trường mầm non Hoằng Sơn 2 là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, được sự quan tâm của các cấp nhà trường đã có khu trung tâm trường rộng rãi với tổng diện tích là: 2585 m2 trong đó sân chơi cho trẻ hoạt động với tổng số là 300 m2 Song theo tôi nghĩ diện tích quy hoạch từng khu

Trang 6

vực như: Sự phân bổ các khu vui chơi, vận động cho trẻ ở các khối lớp chưa hợp lý, tất cả chỉ có một sân ở phía trước các lớp

Nhà trường thiếu khu vận động ngoài trời, đồ dùng dụng cụ thể dục ít Chính vì vậy trẻ chưa hứng thú khi vui chơi ngoài sân trường, vận động ngoài trời Vì vậy đầu năm học 2023-2024 tôi đã khảo sát tình hình sức khỏe của 146 trẻ mẫu giáotổng hợp kết quả như sau:

Cân nặng Kênh bình thường 134 92 %

Chiều cao Kênh bình thườngKênh thấp còi 13412 92 %8%

Vận động Vận động tinhVận động thô 11135 24 %76 %

Căn cứ vào nghiên cứu khoa học về sự phát triển của trẻ ở bậc học mầm

non thì ranh giới giữa chơi và học là chưa rõ ràng, trong đó chơi giữ vai trò chủ đạo, trẻ chỉ thực sự lĩnh hội tri thức theo phương châm “chơi mà học” Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, gợi mở hoạt động khám phá tư duy cho trẻ thông qua các trò chơi vận động giúp trẻ nhanh nhẹ hoạt bát hơn đặc biệt rèn luyện sự khéo léo dẻo dai và trẻ có một thân hình khỏe mạnh giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối

Tôi đã khảo sát dự giờ qua 10 hoạt động của 10 đồng chí trực tiếp đứng lớp Xếp loại số lượng tỷ lệ như sau:

Từ kết quả khảo sát ở trên tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp thiết

thực về chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt giáo dục phát triển vận động cho

trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Hoằng Sơn 2, Hoằng Hoá, Thanh Hoá như sau:

2.3 Các giải pháp thực hiện:

2.3.1 Tập trung bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

Để giáo viên nắm được yêu cầu và phương pháp dạy hoạt động vận động cho trẻ thì việc bồi dưỡng cho giáo viên là rất cần thiết và thường xuyên Chính

vì vậy tôi đã bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bằng những hình thức sau:

a Bồi dưỡng lý thuyết.

Trước khi vào năm học chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên các lớp tham

dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức với hình thức tổ chức theo khối lớp Bồi dưỡng cho giáo viên biết về nội dung phát triển vận động bao gồm: Phát thiển các nhóm cơ: cơ hô hấp, cơ tay, cơ lưng, cơ bụng…

Phát triển các vận động cơ bản (vận động thô) Đi, chạy, nhảy, ném, bật, leo trèo nhanh, chậm, thăng bằng… Trẻ vận động các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời, với các dụng cụ như vòng, bóng, gậy, dậy nơ, quả bông…Phát triển các vận động tinh: Vận động khéo léo của bàn tay, các ngón tay, phối hợp vận động mắt – tay và kỹ năng sử dụng các đồ dùng như Bút, kéo,

đồ dùng, đồ chơi,

Trang 7

Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp tổ chức các hoạt động, cách xây dựng kế hoạch theo chủ đề, tạo góc vận động cho trẻ Hướng dẫn tích hợp lồng ghép vào trong các hoạt động Cho giáo viên dự giờ các hoạt động tổ chức tốt Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối để giáo viên trao đổi học tập lẫn nhau

Hình ảnh GV sinh hoạt tổ chuyên môn

+ Kết hợp nhân viên y tế bồi dưỡng sơ cứu ban đầu khi gặp sự cố không

an toàn cho trẻ

Trong các buổi sinh hoạt chyên môn tôi đã tổ chức cho giáo viên ôn lại phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động, bằng cách giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, đồng thời tập nói cách hướng dẫn vận động đó

Ví dụ: Vận động “ Bật liên tục qua 5 vòng”

Hình ảnh GV hướng dẫn trẻ trong giờ hoạt động giáo dục thể chất

Tư thế chuẩn bị: Đứng trước vạch chuẩn tay chống hông

Thực hiện: Có hiệu lệnh: “bật” cô khụy gối, lưng thẳng, dùng sức toàn thân bật liên tục lần lược vào từng ô vòng , tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân, chân không dẫm vào vòng Bật xong cô đi về cuối hàng đứng

Hình ảnh giáo viên thực hành kết hợp phân tích cách hướng dẫn hoạt động vận động trong buổi sinh hoạt chuyên môn Các hình thức nhằm phát triển vận động cho trẻ trong giờ thể dục buổi sáng, giờ thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan Cụ thể như:

- Thể dục buổi sáng Là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, tập thể dục buổi sáng giúp trẻ ham thích thể dục, thể thao, ham thích vận động, kỹ năng sử dụng đồ dùng theo từng chủ đề

Hình ảnh trẻ thể dục sáng

- Giờ thể dục: Là hình thức cơ bản trong các hình thức phát triển vận động cho trẻ Trong giờ thể dục cung cấp và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ

- Trò chơi vận động: Vừa là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện

Hình ảnh cô và trẻ chơi trò chơi vận động

- Dạo chơi, thăm quan: Tổ chức cho trẻ đi bộ, đi xe đạp trong hoặc ngoài trường Trên đường đi giáo viên có thể cho trẻ dừng chân tập các bài tập như nhảy qua rãnh nước, bật qua suối chơi các trò chơi vận động, chơi với bóng, tắm nắng…

Các hình thức trên đều góp phần rèn luyện và phát triển vận động cho trẻ Trong đó trò chơi vận động là hình thức phát triển vận động có hiệu quả nhất vì Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ cùng tham gia và còn có tác dụng hoàn thiện

kỹ năng vận động cho trẻ Vì vậy giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động một cách tối đa

Hình ảnh trẻ đi tham quan trải nghiệm tại ĐBP Hoằng Trường

Trang 8

Ví dụ: Để hoàn thiện vận động chạy cho trẻ, giáo viên có thể củng cố bằng trò chơi “Ô tô và chim sẻ”; Ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để trẻ rèn luyện các tố chất và phát triển thể lực

Ví dụ: Trò chơi “Mèo đuổi chuột”; trò chơi “Đuổi bắt” Qua trò chơi trẻ được rèn luyện tính nhanh nhẹn, luồn khéo

b Hướng dẫn và chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch

Để giáo viên xây dụng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp với từng lớp, đầu năm học tôi đã yêu cầu giáo viên các lớp khảo sát tình hình thực tế của lớp về đồ dùng vận động, khả năng vận động của trẻ để nắm được những trẻ hiếu động, có thể lực tốt, những trẻ có thể lực yếu và trẻ khuyết tật Khi lên kế hoạch phải dựa vào khả năng đặc điểm lứa tuổi để đưa ra cách vận động cho phù hợp Đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện, cuối năm tăng dần độ khó, vận động tinh xảo khéo léo Ví dụ: Với bài tập đội hình đội ngũ:

* Đối với trẻ từ 3 – 4 tuổi.

- Đội hình vòng tròn; Xếp hàng dọc theo tổ; Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang

- Từ hàng ngang chuyển thành hàng dọc; Quay phải, quay trái, quay đằng sau

* Đối với trẻ 4 – 5 tuổi.

- Xếp thành 1-2 vòng tròn; Xếp hàng dọc, hàng ngang.; Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang và ngược lại; Từ 1 hàng dọc chuyển thành 2 hàng dọc

và ngược lại

* Đối với trẻ từ 5 – 6 tuổi:

- Xếp hàng dọc, hàng ngang theo tổ; Chuyển hàng: 1 hàng dọc thành 2 hàng dọc và ngược lại;1 hàng ngang thành 2 hàng ngang và ngược lại; 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn và ngược lại

Với sự chỉ đạo của phòng giáo dục, tôi và các, đồng chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đã dự kiến thời gian thực hiện các chủ đề trong năm và đưa đến từng lớp, tôi giao cho đồng chí tổ trưởng chuyên môn và các khối trưởng chủ trì định hướng cho giáo viên trong khối thống nhất lên mục tiêu các chủ đề dựa trên nguyên tắc từ dễ đến khó, phù hợp với từng chủ đề và độ tuổi Riêng đối với khối mẫu giáo 5 tuổi, mục tiêu các chủ đề được bổ sung các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi

Sau khi tôi đã xem và góp ý bổ sung vào mục tiêu, tôi đã tổ chức họp giáo viên để kiểm tra lại toàn bộ, thống nhất và đưa vào thực hiện Cuối mỗi chủ đề tôi tổ chức cho giáo viên thảo luận nhận xét rút kinh nghiệm thực hiện chủ đề so với yêu cầu đề ra, ghi lại những đề nghị của giáo viên để giải đáp, hoặc tổ chức tiết dự giờ để giáo viên dễ nhận thấy những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân Hoặc với những câu hỏi nằm ngoài khả năng của tôi thì tôi sẽ xin ý kiến giải đáp của các đồng chí cán bộ phòng giáo dục

c Bồi dưỡng qua thực hành.

Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên, để giáo viên hiểu rõ về thực hành hoạt động vận động chúng tôi tổ chức xây dựng các tiết dạy với từng

độ tuổi

Trang 9

Giáo viên khối 5 tuổi dự tiết dạy

“Bật xa 45cm – Ôn Đi thăng bằng trên ghế thể dục”

Trò chơi vận động “Chạy tiếp sức”

Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi đã chọn và bồi dưỡng thêm cho giáo viên những kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó để cho tất cả giáo viên trong trường đến dự Qua tiết dạy người dự đã nắm được phương pháp của hoạt động, hình thức lên lớp, cách lấy, cất đồ dùng dụng cụ, cách làm đồ dùng tự tạo trong hoạt động vận động cho trẻ

2.3.2 Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng vận động và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt.

Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất quan trọng, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ vận động Chính vì vậy trước khi vào năm học ban giám hiệu đã triển khai nội dung họp phụ huynh đến giáo viên cần phải tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ Song song với các chuyên đề khác năm học 2023 – 2024 nhà trường đã tổ chức đi sâu vào thực hiện chuyên đề phát triển vận động Nhà trường đã đưa vào kế hoạch trong năm học sẽ tổ chức Trò chơi dân gian và trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo Sau khi đã thông qua kế hoạch của nhà trường được sự chỉ đạo của phòng giáo dục, nhà trường tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi vận động tự tạo bằng các vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phường như: (Bóng , vòng, gậy, may bao bố, túi cát, ném vòng cổ chai ,cột bóng rổ,dây chão mềm cho trẻ kéo co, giỏ tre chơi cắp cua bỏ giỏ, cầu thăng bằng…)

Ví dụ: Làm túi cát, quả bông bằng dây li lông, dây nơ bằng vải vụn, quả tạ

bằng bóng nhựa và ống nước, đường dích dắc bằng ống nước…

Cách làm: Dùng đoạn ống dẫn nước bằng nhựa số 27 để trẻ cầm vừa tay, dùng 2 quả bóng nhựa xâu vào 2 đầu của ống tạo thành quả tạ cho trẻ cầm; Khâu máy tạo thành túi cát; nắp ghép và dán ống nhựa để tạo đường dích dắc cho trẻ đi; Dùng dây ni lông để tạo thành quả bông; dùng các bông tắm tạo thành hoa để trẻ cầm tập, tạo ra những món quà theo chủ đề để tặng trẻ sau mỗi lần trẻ thực hiện đúng yêu cầu của bài tập

Hình ảnh GV làm đò dùng đồ chơi vận động tự tạo

Tôi đã tham mưu với hiệu trưởng tăng cường đầu tư cho các lớp về đồ dùng cho góc vận động, huy động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, phế liệu như: Vải vụn, dây ni lông, hàn ván dốc, lốp xe ….để tạo ra đồ dùng cho trẻ tập Nhà nước đã mua cho một số các đồ chơi ngoài trời

Hình ảnh đồ chơi phát triển thể chất tự tạo

Kết quả: Các lớp có đủ đồ dùng để thực hiện tất cả các bài tập, các lớp đều có góc vận động, trong góc có nhiều loại đồ dùng đồ chơi, tất cả cácloại đồ chơi đều thu hút sự chú ý của trẻ tham gia Việc tạo môi trường và tạo góc vận động, làm đồ dùng cho trẻ cũng là một trong những cách để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động Môi trường cho trẻ luyện tập các kỹ năng vận động phải

an toàn Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và phối hợp các giác quan Chỉ đạo các lớp dành một góc

Trang 10

của lớp cho trẻ tạo ra những bức tranh về những trò chơi vận động, giáo viên kết hợp với những hình ảnh trẻ đã vẽ ghi lại tên trò chơi và cách chơi để phụ huynh cũng được biết và chơi với trẻ

2.2.3 Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động phát triển vận động cho trẻ.

Khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cần cho trẻ có thời gian để trẻ luyện tập và kiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải nghiệm thành công Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta không thể coi rằng trẻ đã phát triển tất cả các kỹ năng vận động một cách tự nhiên Khi hướng dẫn cho trẻ, không nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ các bước như tập mẫu, cho 1,2 trẻ lên tập thử, lần lượt từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ lên thực hiện, mà căn cứ vào khả năng của trẻ, giáo viên có thể lựa chọn các bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vận động tích cực, thoải mái Tránh để trẻ phải đứng chờ đợi theo thứ tự mới đến lượt được tham gia vận động Những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi Sau khi gọi tên trò chơi giáo viên chỉ cần giải thích sơ lược và nhắc lại những điều cơ bản của trò chơi, có thể đưa thêm một số yêu cầu cao hơn trước

để trẻ thực hiện Đối với trẻ nhút nhát, rụt rè giáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ và thực hiện cùng với trẻ, giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin Với những hoạt động khó, giáo viên có thể hạ thấp mức độ để trẻ được tận hưởng cảm giác thành công

và hứng thú đến với những hoạt động khác Để giúp trẻ được tham gia tập thể ở các hoạt động trong ngày tôi đã chỉ đạo đến các lớp đưa nội dung tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong khối, vào các ngày không có hoạt động vận động để tránh sự quá sức đối với trẻ Các trò chơi trong hoạt động giao lưu được xen kẽ hoạt động động và hoạt động tĩnh Các hoạt động tĩnh thường phát triển nhiều các cơ nhỏ như trò chơi chyền bóng, lăn bóng và di chyển theo bóng, trò chơi dân gian “Cắp cua bỏ giỏ”.Qua thực hiện các buổi giao lưu giáo viên đã nắm được phương pháp, thực hành tốt cách thức tổ chức trò chơi cho trẻ ở các lứa tuổi mẫu giáo Các trò chơi nhằm phát triển cơ khớp như: Nhảy cao, Nhảy

xa, nhảy lò cò, chạy…các trò chơi dân gian như: Nhảy bao bố; Kéo co; Ném bóng rổ; Đua thuyền…

Để thực hiện được các hoạt động phát triển vận động chủ yếu nhằm phát triển các cơ nhỏ và sự linh hoạt khéo kéo kết hợp trí tưởng tượng của trẻ Tôi đã chỉ đạo giáo viên không chỉ tổ chức cho trẻ được vận động ở ngoài sân mà còn được thực hiện ở hoạt động góc Qua hoạt động góc trẻ được thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt với các bài tập Ví dụ: Ở góc toán Trẻ thực hiện gập, mở lần lượt từng ngón tay để đếm, thêm, bớt, tạo ra các hình học

Hình ảnh trẻ nặn ở góc tạo hình

Ví dụ: Ở góc tạo hình Trẻ được dùng bàn tay, ngón tay để vẽ, các ngón tay kết hợp với nhau cầm phấn, bút vạch ra những đường nét theo sự tưởng tượng của trẻ Trẻ dùng đất nặn nhào, bóp, lăn dọc, xoay tròn, ấn, dí cũng cần có

sự khéo léo và sức mạnh của đôi bàn tay Với trò chơi đan tết, lắp ráp, cắt dán thường xuyên được giáo viên tổ chức trong hoạt động góc

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w