SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÁC TIẾT DẠY TRUYỆN KỂ NGỮ VĂN 10 – CTGDPT 2018 NH
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÁC TIẾT DẠY TRUYỆN KỂ (NGỮ VĂN 10 – CTGDPT 2018) NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH
Họ và tên: Đỗ Thị Ba
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Quảng Xương II
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
Trang 22.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.1.1 Những vấn đề lí luận chung về hình thức trải nghiệm 22.1.2 Các hình thức hoạt động trải nghiêm trong chương trình THPT 32.1.3 Các năng lực, phẩm chất được hình thành qua hoạt động trải
2.2.2 Thực trạng dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn tại trường THPT 6
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 82.3.1 Qui trình và kế hoạch tổ chức hình thức trải nghiệm 82.3.2 Một số hình thức trải nghiệm sáng tạo trong các tiết dạy Truyện
kể (Ngữ văn 10- CTGDPT 2018) nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất
cho học sinh
10
2.3.2.1 Hình thức 1 Sử dụng hoạt động trải nghiệm vào quá trình dạy
học đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất người học
10
2.3.2.2 Hình thức 2 Sử dụng hoạt động trải nghiệm trong thiết kế các
hoạt động của tiến trình bài học qua một số hình thức 112.3.2.3 Hình thức 3 Sử dụng hoạt động trải nghiệm cho mô hình dạy
học theo chủ đề
15
2.3.2.4 Hình thức 4 Sử dụng hoạt động trải nghiệm cho hoạt động
kiểm tra đánh giá quá trình học tập của HS
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19
Trang 33.2.1 Đối với Sở Giáo Dục 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
7 CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông
13 BGD & ĐT Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trang 51 Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục mới lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc,viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt trong các cấp học HS phải có khảnăng giao tiếp tốt, trình bày được vấn đề, quan điểm mang tính chính kiến củabản thân, phải giải quyết linh hoạt các tình huống mang tính trí tuệ và thựcnghiệm
Trước những đòi hỏi cấp thiết của đổi mới giáo dục, tôi nhận thấy rằngviệc đổi mới tổ chức hoạt động trong từng tiết học mang tính then chốt Từ đổimới tổ chức hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS, GVmới có thể giúp HS hình thành các năng lực và phẩm chất cụ thể trong từng tiếthọc
Chương trình Ngữ văn lớp 10 - CTGDPT 2018 đóng vai trò hình thànhquá trình rèn luyện cho HS đầu cấp có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình(trình bày) được vấn đề - quan điểm mang tính chính kiến của bản thân và đồngthời phải giải quyết linh hoạt các tình huống trong học tập cũng như trong sinhhoạt đời sống
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH theo hướng pháthuy tối đa tính tích cực chủ động của HS Đồng thời khắc phục được tình trạng
HS cảm thấy nhàm chán khi học văn, thời gian qua bản thân tôi luôn tìm cáchthay đổi phương pháp dạy của giờ học Ngữ văn, trong đó có HĐTN theo từngbài học Kết quả tôi nhận thấy, giờ học Ngữ văn đã thực sự nhận được sự đồngtình ủng hộ và thu hút được các em HS tham gia một cách tích cực và chủ động.Đồng thời bản thân tôi cũng tích cực trong quá trình tìm hiểu và chuẩn bị bàigiảng một cách chu đáo hơn
Tổ chức giờ dạy học văn theo hướng mới, trong đó có HTTN sẽ là độnglực cho quá trình dạy học, giáo dục, rèn luyện năng lực, phẩm chất cho HS.HTTN đa dạng hóa phương pháp dạy học gắn nội dung với thực tiễn cuộc sốnggiúp HS phát triển kĩ năng sống Đồng thời, tổ chức giờ dạy học văn với HTTNphát huy được tính chủ động của HS GV trở thành người định hướng giúp đỡ
HS tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các em…
Chính vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Một số hình thức trải nghiệm sáng tạo trong các tiết dạy truyện kể (Ngữ văn 10-CTGDPT 2018) nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh” Đề tài này sẽ một phần giúp giáo
dục toàn diện HS về năng lực, phẩm chất và trí tuệ Đặc biệt là phát huy được kỹnăng để giải quyết những tình huống trong học tập và cuộc sống…
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới PPDH, kỹ
thuật dạy học cho việc vận dụng “Một số hình thức trải nghiệm sáng tạo trong các tiết dạy truyện kể (Ngữ văn 10-CTGDPT 2018) nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh”.
- Đồng thời cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân trong việc tổ chức cácHTTN thông qua tiết học
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 6- Nghiên cứu các tiết dạy truyện kể (Ngữ văn 10-CTGDPT 2018) Cụ thể là một
số VB lên lớp theo khung chương trình giáo dục của nhà trường, năm học
2023-2024 được lựa chọn để nghiên cứu đề tài: Sức hấp dẫn của truyện kể (phần Đọc), Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Thần thoại Việt Nam, Tản Viên
từ Phán sự lục - Nguyễn Dữ, Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện, các tiết chuyên đề…
thuộc bộ sách Ngữ văn 10- KNTT với cuộc sống
- GV trong và ngoài trường; HS tại lớp 10C1, 10C2, 10C7 trường THPT QuảngXương II
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp phân tích tài liệu, tổng
hợp các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài…
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, quan sát; phương
pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm; phương pháp thực nghiệm
2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Những vấn đề lí luận chung về hình thức trải nghiệm
2.1.1.1 Một số khái niệm của vấn đề nghiên cứu
Những năm gần đây, các nhà giáo đã quan tâm đến học tập thông quaHĐTN, nhằm chuyển đổi hình thức dạy học từ chú trọng cung cấp tri thức sangphát triển năng lực Để thực hiện tốt nhiệm vụ, bản thân tôi cùng các đồngnghiệp đã tích cực nghiên cứu, vận dụng các phương pháp mới và đa dạng hoácác hình thức tổ chức để HS phát huy các năng lực và phẩm chất của mình.Trong CTGDPT 2018, HĐTN là hoạt động do nhà giáo dục định hướng,thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệmcác cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợpkiến thức, kỹ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giaohoặc giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xãhội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trảiqua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kỹ năng mới góp phần phát triển tiềmnăng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệptương lai Hoạt động này phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của
HS trong các mối quan hệ với bản thân, xã hội, môi trường tự nhiên…
Mục tiêu chung của HĐTN là hình thành, phát triển ở HS năng lực thíchứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướngnghề nghiệp, đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
Trang 7và năng lực chung quy định trong chương trình tổng thể; giúp HS khám phá bảnthân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rungcảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xửđúng đắn; bồi đắp cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cộinguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹpcủa con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.
- Phẩm chất là gì?
“Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật” [5] “Phẩm chất được xem là thước đo giá trị của con người” [5] Không phải ai sinh ra cũng có
phẩm chất như nhau Những phẩm chất này được xây dựng, rèn luyện và pháttriển theo thời gian
Phẩm chất được ghép lại của 2 từ đó là “phẩm” và “chất” Phẩm là tư cách.
Chất là tính cách Như thế, phẩm chất được hiểu là tính chất bên trong của conngười Tính chất bên trong có thể xấu hoặc tốt, tuỳ theo sự rèn luyện, địnhhướng của mỗi người
- Năng lực là gì?
“Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
[6]
2.1.1.2 Chuẩn yêu cầu cần đạt của vấn đề nghiên cứu
- Văn bản số 76/KH-UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 28/03/2023 nêu rõ nhiệm vụ của các nhà trường là phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm
2.1.1.3 Vai trò của vấn đề nghiên cứu
- Với ý thức học tập và nghiên cứu, tôi luôn trăn trở tìm tòi và học hỏi, thửnghiệm vấn đề vào giảng dạy trong hai năm qua và đã đạt được một số kết quảnhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS
- Từ đó, tôi xác định đây là vấn đề có vai trò vị trí quan trọng trong bối cảnh củangành giáo dục hiện nay
2.1.2 Các hình thức hoạt động trải nghiệm trong chương trình THPT
HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc
bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hộithi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động
Trang 8cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát,múa rối, tiểu phẩm,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thứchoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.
2.1.3 Các năng lực, phẩm chất được hình thành qua hình thức trải nghiệm
2.1.3.1 Các năng lực được hình thành qua hình thức trải nghiệm
- Năng lực tự chủ: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường,
cộng đồng Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết tự điềuchỉnh bản thân, vận dụng được hiểu biết về quyền và nhu cầu chính đáng của cá
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS phân tích được tình huống nảy
sinh vấn đề, hình thành những câu hỏi có tính khám phá cái mới trong vấn đề.Thực hiện được giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay khôngphù hợp của giải pháp thực hiện Chỉ ra được những ý tưởng khác lạ trong cuộcsống xung quanh và thể hiện được sự hứng thú bền vững đối với các hoạt độngkhám phá trong lĩnh vực nhất định, đưa ra được một số ý tưởng mới, độc đáo đốivới bản thân và người xung quanh
- Ngoài ra còn một số năng lực khác…
2.1.3.2 Các phẩm chất được hình thành qua hình thức trải nghiệm
- Trách nhiệm: Xây dựng được các hình ảnh cá nhân khỏe mạnh về cả thể chất
và tinh thần; có ý thức trách nhiệm trong học tập và rèn luyện; chủ động, tíchcực tham gia và vận động người khác tham gia lao động công ích, tham gia cáchoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên
- Trung thực: Tự tin trình bày, chia sẻ quan điểm cá nhân trước mọi người
trong quá trình hoạt động và cuộc sống; thành thật với bản thân; sẵn sàng đấutranh bảo vệ lẽ phải
- Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; luôn tìm kiếm sách
báo, tư liệu và các nguồn khác nhau để mở rộng hiểu biết và thực hiện cácnhiệm vụ được giao; tham gia công việc trong gia đình, lao động sản xuất theoyêu cầu thực tế phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân
- Nhân ái: Thể hiện sự quan tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần không
chỉ cho bản thân, người thân mà còn cho cả cộng đồng; tích cực, chủ động vậnđộng người khác tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực, hành viphi đạo đức, hành vi thiếu ý thức
- Yêu nước: Rung cảm và thể hiện thái độ yêu thương, niềm tự hào đối với cảnh
quan thiên nhiên, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước ; thể hiện thái
độ kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với nước; tích cực chủđộng vận động người khác tham gia bảo vệ thiên nhiên, phát huy các giá trị vănhóa của quê hương, đất nước
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trang 92.2.1 Thực trạng vận dụng các hình thức dạy học trải nghiệm cho học sinh tại trường THPT hiện nay
DHTN được nhà trường tổ chức trong năm học nhằm đưa HS đến gần hơnvới thực tiễn cuộc sống Mỗi chuyến trải nghiệm sẽ giúp cho các em có đượcnhững bài học vô cùng sinh động và phong phú để thêm yêu cuộc sống và giúpích cho công việc học tập
DHTN ở trường THPT diễn ra khá phong phú và đa dạng dưới nhiều hìnhthúc tổ chức khác nhau Đa số tổ chức DHTN ngoài giờ học chính khóa, vớiviệc lên kế hoạch, lịch trình và nội dung hoạt động cụ thể Nhờ vậy, mỗi chuyếntrải nghiệm diễn ra hiệu quả, nhanh gọn, nhờ sự linh hoạt của nhà trường đã kếthợp với hội phụ huynh tổ chức các chuyến trải nghiệm gắn với đặc thù của địaphương, nhằm đưa HS về với những giá trị thực tiễn ngay trên mảnh đất mà các
em đang sống Nhờ đó, mỗi chuyến trải nghiệm đã mang lại kết quả thiết thực,
bổ ích
Trong DHTN thì trải nghiệm truyền thống thường được GV ưu tiên tổchức Trước đây, nhà trường hay tổ chức đưa HS đến các di tích lịch sử xa địabàn (Quê Bác, Quê hương Nguyễn Du, ) để tham quan, học tập, nhưng hiệnnay, trải nghiệm truyền thống gắn với trải nghiệm tại chỗ sẽ giúp các hoạt độngthuận lợi và hiệu quả hơn Qua đó góp phần giáo dục lịch sử địa phương vànhân lên niềm tự hào dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.Ngoài ra, tổ chức cho HS tìm hiểu ẩm thực ở địa phương, tập làm bánh chưng,bánh tét, mứt, tổ chức thi hát dân ca, văn hóa dân gian bằng nhiều hình thức tổchức, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Từ đó, HS hiểu sâu hơn về vănhóa, tự hào hơn về truyền thống quê hương mình
Bên cạnh đó, mặc dù nhà trường rất tạo điều kiện cho GV nhưng nhìnchung GV vẫn còn ngại vận dụng tổ chức cho HS học tập bằng các hình thứctrải nghiệm Hoặc trong quá trình tổ chức GV chỉ vận dụng được một số hìnhthức đơn giản phù hợp với thực lực của HS mà lớp mình giảng dạy
Bảng dưới đây thể hiện một số khía cạnh so sánh cơ bản giữa phương phápgiáo dục truyền thống và phương pháp học tập trải nghiệm
T
T
Lựa chọn Dạy học truyền
thống
Dạy học trải nghiệm
1 Không gian Lớp học Trong và ngoài không gian lớp học
2 hoạt độngChủ thể Giáo viên. Học sinh.
3 Nội dungdạy học
Nội dung “đóng”,bắt buộc đượcquy định trongSGK
Nội dung được yêu cầu trong SGK kếthợp với các nội dung mở rộng, gắn liềnvới thực tiễn đời sống và trải nghiệmhiện thực của HS
pháp
dạy học
Chủ yếu là GVtruyền thụ kiếnthức, HS lắngnghe, ghi chép,phản hồi (nếu
- Chủ yếu là GV tổ chức lớp học, địnhhướng các hoạt động theo một kế hoạchxác định
- HS huy động kho kinh nghiệm đã có
để giải quyết vấn đề, tự kiến tạo tri
Trang 10- Đề cao đánh giásản phẩm hơnquá trình học tập.
- Luôn đánh giá được thông qua quátrình thực hiện các nhiệm vụ học tập vàgiải quyết vấn đề
- Đề cao đánh giá quá trình học tập hơnđánh giá sản phẩm
Để khách quan, tôi đã tiến hành khảo sát việc vận dụng DHTN tại trườngTHPT Quảng Xương II (khảo sát GV)
Thầy (Cô), đã vận dụng được các HTTN khi
- Giao lưu, học hỏi
- Tham quan, dã ngoại
- Cá nhân
- Tổ chức trò chơi
- Ý kiến khác
-15/20-10/20-15/20
- 6/20
- 2/20
- 0
-75%-50%-75%-30%-10%-0
-75%-25%-0%
- Khi tiến hành tổ chức DHTN, GV rất vất vả khâu soạn bài và phải nghiên cứucác HTTN
Trang 11- Nhiều giờ GV và HS gặp nhiều khó khăn như năng lực, thời gian, kinh phí
2.2.2 Thực trạng dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn tại trường THPT
Bộ môn Ngữ văn ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc cung cấpcho HS những kiến thức cơ bản về văn học, góp phần bồi dưỡng năng lực phẩmchất cho HS
Tiến hành khảo sát vận dụng các hình thức DHTN của GV Văn tại trườngTHPT Quảng Xương II và GV Văn ngoài trường
(Quý thầy cô đồng ý ô nào thì đánh X vào ô đó)
TT Hoạt động Thường xuyên Thỉnh
+ Về phía nhà trường: Tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt các hình thức tổ chức
dạy học theo phương pháp mới
+ Về phía GV Ngữ văn: Trong những năm gần đây, nhiều GV bộ môn Ngữ văn
đều tích cực đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của ngườihọc
- GV cũng tổ chức được một số HTTN ngay tại trường Với mục đích giúp các
em có những HĐTN thú vị và mang lại những bài học bổ ích
- GV cũng tổ chức được một số HĐTN trong giờ học qua các hình thức
+ Về phía HS: Đa số HS của trường là con em thuần nông ngoan, ý thức kỉ luật
tốt, ham học hỏi, rất thuận lợi cho GV tổ chức các HĐTN
- Nhiều HS có năng khiếu hát, vẽ
2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
+ Về phía xã hội: Thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ,
dễ hiểu là đại đa số HS chỉ muốn học các ngành KHTN, kĩ thuật, kinh tế “Tình trạng thờ ơ với môn học, đặc biệt là môn Văn đã đến mức báo động” [7].
Trang 12+ Về phía giáo viên: GV ngại đổi mới phương pháp, một số GV chưa thực sự
tâm huyết với nghề Đặc thù dạy học văn: GV chưa xem HS là chủ thể của hoạtđộng văn học, chưa trao cho các em tính chủ động trong học tập
- Về phía thời lượng chương trình môn Ngữ văn: Kế hoạch dạy học môn Ngữvăn nặng về lý thuyết, số tiết dành cho thực hành còn ít nên không thể tổ chứcđược các HĐTN như các tiết mục sân khấu hóa một cách hoàn chỉnh
+ Về phía HS: Do các em HS không đủ tự tin, ngại giao tiếp, chỉ dám thể hiện
trong các bạn và thầy cô Bộ môn Văn chưa lôi cuốn HS học tập
2.2.4 Hậu quả
- HS không được tham gia nhiều vào các HTTN trong môn Ngữ văn nên chưahình thành và phát triển ở HS một cách đầy đủ và trọn vẹn về những tình cảm,giá trị, phẩm chất tốt đẹp
- Chưa nâng cao năng lực giao tiếp
- Chưa nâng cao năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mỹ
- Chưa nâng cao năng lực sáng tạo để mỗi HS trở thành một chủ thể giao tiếpchủ động, tích cực
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Quy trình và kế hoạch tổ chức hình thức trải nghiệm
Để DHTN ở môn Ngữ văn có hiệu quả GV cần lựa chọn và phải chuẩn bị
về nội dung, hình thức, cách thức, cần xác định thời gian và địa điểm tổ chứccho phù hợp Đồng thời GV phải biết vận dụng nhuần nhuyễn các phương phápdạy học, đánh giá, theo dõi kết quả HĐTN của HS bằng nhiều hình thức khácnhau Vì vậy, trong quy trình thiết kế HĐTN trong dạy học Ngữ văn cần thựchiện các bước sạu:
- Bước 1: Lựa chọn hoạt động trải nghiệm, xây dựng kế hoạch
Lựa chọn HĐTN phù hợp trong môn Ngữ văn, GV cần xuất phát từ một số
- Trình độ, năng lực, nhu cầu, hứng thú, động cơ của HS tại thời điểm dự kiến tổchức các HĐTN
- Các nguồn lực, điều kiện cơ sở vật chất đang có sẵn và cần huy động thêm.Sau khi đã xác định được hoạt động, GV cần xây dựng kế hoạch cụ thể
- Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ trải nghiệm
Việc chuyển giao nhiệm vụ có thể được thực hiện thông qua nhiều hìnhthức khác nhau như lời nói trực tiếp của GV, học liệu, tài liệu hướng dẫn Miễnsao đảm bảo cho tất cả HS thực hiện nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng đón nhận và tựnguyện thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm Trong bước này, GV cần làm rõ mụctiêu học tập cụ thể, xác định HTTN, định hướng các hoạt động HS cần thực hiện
và kết quả đầu ra mong muốn Khi chuyển giao, nếu HS có bất cứ thắc mắc nào,
Trang 13GV nên dành thời gian hướng dẫn và giải đáp chi tiết để HS hiểu kỹ những điềumình cần làm nhằm hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
- Bước 3: Học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm, khái quát hóa nội dung trải nghiệm
Sau khi đã hiểu và nhận nhiệm vụ, HS tự chủ và tự lực hành động để tự trảinghiệm Bằng việc huy động kiến thức nền, kinh nghiệm sẵn có kết hợp với hiểubiết từ sách vở, bạn bè, phương tiện đại chúng HS tiến hành xử lý thông tinthông qua tri giác, tưởng tượng, sáng tạo Lúc này, vai trò của GV là người quansát, hỗ trợ, hướng dẫn, ghi nhận kết quả làm việc của từng giai đoạn, ý tưởnghay của HS để lên phương án điều chỉnh khi cần thiết; nêu câu hỏi gợi mở haychỉ dẫn để giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ trải nghiệm
- Bước 4: Định hướng vận dụng vào tình huống mới
Trả lý thuyết vào thực tiễn là con đường quan trọng để kiểm nghiệm lýthuyết Ở bước này, HS nêu định hướng vận dụng kết quả trải nghiệm đã có đểgiải quyết một tình huống mới là nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn HS sẽđược nhận thức lại về cách xử lý thông tin của mình, những điểm đạt được vàchưa đạt khi khái quát hóa tri thức Từ đó, có cách điều chỉnh bản thân để ngàycàng hoàn thiện về năng lực và phẩm chất
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung trải nghiệm và đối tượng HS, GV có thể tổchức cho học HS hoạt động theo mô hình cá nhân hoặc cặp, nhóm Mỗi hìnhthức sẽ có những đặc điểm và yêu cầu đặc thù Trong đó, hoạt động cá nhân đòihỏi HS thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, phù hợp với các nhiệm vụ gắn liềnvới trải nghiệm riêng, khi khai thác chiều sâu trong tư duy và tình cảm của mỗi
em Còn hoạt động cặp, nhóm lại hướng đến sự chia sẻ và tính cộng đồng, đềcao năng lực hợp tác, thảo luận nên thích hợp hơn cả với nhiệm vụ phức hợp,khám phá đa dạng, các khía cạnh khác nhau của vấn đề và đòi hỏi tính phản biệnrộng rãi
- Bước 5: Đánh giá hoạt động trải nghiệm
Đây là cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm cho lần hoạt động sau ĐểHĐTN đạt hiệu quả, HS tích cực, hứng thú trong học tập, GV cần lưu ý như sau:
Đối với giáo viên:
Trước buổi trải nghiệm một tuần, GV cần liên hệ các lực lượng tham gia hỗ
trợ, trình bày mục đích của mình, đề xuất được tạo điều kiện giúp đỡ trong quátrình triển khai HĐTN
Giao nhiệm vụ cho HS: GV nêu rõ nhiệm vụ, phân nhóm cụ thể Thường sĩ
số lớp học 37 - 42 học sinh, GV chia thành 4 nhóm, đặt tên nhóm, chú ý cânbằng giữa các nhóm về giới tính, năng lực và đặc biệt là các hạt nhân nổi bật
GV yêu cầu thời gian hoàn thành, công bố địa điểm, thời gian dự kiến báo cáosản phẩm Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, GV cần chỉ ra các phương tiện
mà các em phải chuẩn bị Về phía GV chuẩn bị nội dung câu hỏi bài thu hoạch,phiếu điều tra sau khi kết thúc học tập
Hướng dẫn cho HS nhiệm vụ học tập: theo dõi các em trong quá trình hoạtđộng nhằm điều chỉnh kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thu thập và xử lí thông
Trang 14tin, xây dựng đề cương thực hiện sản phẩm, xem xét giúp đỡ, chỉnh sửa cho các
em viết bài thu hoạch để sản phẩm có chất lượng và hiệu quả
Thực hiện nhiệm vụ đánh giá: Đây là khâu thẩm định sản phẩm của các em.Thông qua đó, GV đưa ra những nhận xét về các phương diện kiến thức, kĩ năng
và năng lực của HS trong quá trình trải nghiệm
Đối với học sinh:
HS là chủ thể của hoạt động học tập Các em phải trải nghiệm trong thựctiễn bằng nhiều hình thức khác nhau (tham quan, học tập, lao động công ích,giao lưu học hỏi ), thu thập thông tin từ nhiều kênh (đời sống, sách vở, báo chí,internet ) kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để giải quyết nhiệm vụ đượcgiao
Thông qua quá trình hoạt động, các em được rèn luyện nhiều kỹ năng cơbản như kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình , từ đó HS sẽ
tự đánh giá được các năng lực, kiến thức của bản thân và bạn mình
2.3.2 Một số hình thức trải nghiệm sáng tạo trong các tiết dạy truyện kể (Ngữ văn 10- CTGDPT 2018), nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất cho HS 2.3.2.1 Hình thức 1 Sử dụng hoạt động trải nghiệm vào quá trình dạy học đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất người học
Dựa trên đặc thù môn học và tính chất của hoạt động, có thể tạm chiaDHTN môn Ngữ văn thành hai loại là hoạt động trong giờ, hoạt động ngoài giờ.DHTN trong giờ được thực hiện ngay trong các hoạt động thuộc chuỗi hoạtđộng học của HS; tích hợp với các kiến thức, kỹ năng đọc, viết, nói và nghe tạimột thời điểm nhất định
DHTN ngoài giờ thường có tính cách của một dự án học tập, biên độ thờigian rộng, dạng thức phong phú, khuyến khích và đòi hỏi hợp tác nhóm nhiềuhơn
Khi thực hiện HĐTN trong môn Ngữ văn cần kết hợp hài hòa hai loại trảinghiệm trên để phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, tạo cơ hộicho HS được làm giàu vốn cảm xúc tích cực, tiếp cận thực tiễn, thể nghiệm giảiquyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo, từ đó nâng cao khả năng thích ứngvới cuộc sống và nghề nghiệp tương lai
Đảm bảo các nguyên tắc khi tổ chức hình thức trải nghiệm:
Mục tiêu dạy học: Tích cực hóa hoạt động của HS, giúp HS biết vận dụng kiến
thức, kỹ năng, thái độ vào thực tiễn sinh động; phát triển các năng lực chung vànăng lực đặc thù của bộ môn; hình thành và nâng cao các kỹ năng sống
Đặc trưng môn học: Mỗi môn học có một đặc trưng riêng về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, kỹ thuật, phương tiện Vì thế, HĐTN trong môn học bêncạnh việc giữ bản chất của hoạt động giáo dục thì cũng cần gắn với những đặcđiểm riêng này để có tính khả thi
Tính khoa học sư phạm: HĐTN được lựa chọn phù hợp với đặc điểm tiếp
nhận, tâm lí lứa tuổi, nhu cầu, động cơ, hứng thú của HS; giúp các em chiếmlĩnh hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại thông qua trải nghiệm thực tiễn, dưới cácphương pháp khoa học đó định hướng cụ thể Qua đó, hình thành thế giới quan,nhân sinh quan phù hợp
Trang 15Tính đa dạng, linh hoạt: Các HĐTN có hình thức phong phú, vừa phù hợp với
cá nhân vừa với tập thể, không gian hẹp và rộng, thời gian ngắn và dài, pháttriển tư duy kết hợp với vui chơi giải trí,…Nhằm thu hút tối đa HS tham gia tíchcực
Tính thực tiễn: HĐTN mà HS được tiếp nhận và vận dụng thể hiện sự gần gũi,
quen thuộc, điển hình, thường gặp trong cuộc sống thường nhật HS được họctập một cách trực quan từ thực tiễn, trong thực tiễn và bằng thực tiễn
Nhận xét:
- Trong quá trình dạy học GV đã đi vào các hoạt động tiến trình dạy học
- Điểm mới của hình thức này, chú trọng vào việc phát triển năng lực và phẩmchất có tính xâu chuỗi các hoạt động nhằm đi đến đích cuối cùng HS thông thạoNghe – Nói – Đọc – Viết và thành thạo vận dụng lý thuyết đi vào thực tiễn cuộcsống
- Điểm mới thông qua hoạt động này: Hướng HS đến sự tự tin, nhanh tay nhanhmắt, tương tác tốt với người nghe
Ví dụ, Tiết PPCT 01: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới Huy động, kích hoạt kiến
thức đã học và trải nghiệm của HS có liên quan đến bài học Tạo tình huống cóvấn đề để kết nối vào bài học
* Nội dung: Theo em, việc nhận diện một tác phẩm truyện là dễ hay khó? Em
có thể kể tên một số tác phẩm truyện đã đọc hoặc đã học?
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo trải nghiệm cá nhân.
- Hình thành năng lực: Nhận diện, thu thập thông tin
- Hình thành phẩm chất: Yêu văn học
2.3.2.2 Hình thức 2 Sử dụng hoạt động trải nghiệm trong thiết kế các hoạt động của tiến trình bài học qua một số hình thức (Không phải các hoạt động trong một tiết học chúng ta đều dùng hình thức trải nghiệm mà tùy vào bài để chúng ta lựa chọn hình thức hoạt động)
2.3.2.2.1 Tổ chức hình thức trải nghiệm đóng vai: Đóng vai tác giả, nhân vật, nhà báo
+ Đóng vai đã được sử dụng như phương pháp học tập mà ở đó người học sẽhóa thân vào một vai “giả định” trong một tình huống cụ thể để hành động suynghĩ, bộc lộ cảm xúc từ góc nhìn của vai mà họ đảm nhận Nhờ đó, HS đượcthực hành, trải nghiệm rút ra những bài học nhận thức và kỹ năng sống tích cực,phù hợp với bản thân Riêng đối với môn Ngữ văn, đóng vai tạo cơ hội để HStham gia vào những tình huống hành động, qua đó hình thành các phẩm chất,năng lực cốt lõi như năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề vàsáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học…
+ Các hình thức đóng vai
- Đóng vai nhân vật trong tác phẩm
Cho HS đóng vai nhân vật là cách để HS có cơ hội được sống trong tácphẩm, từ đó có điểm nhìn của một người trong cuộc HS có cơ hội tự đưa mình
Trang 16vào trường cảm xúc của nhân vật ấy để lý giải những hành động, lời nói, tâm tư,tình cảm
Đóng vai người trong câu chuyện, HS phải trả lời những câu hỏi quantrọng: “nhân vật là ai”?, “nhân vật đã suy nghĩ”?, “nói làm những gì”?, “vì saonhân vật lại hành động như vậy”?, kết thúc câu chuyện có ý nghĩa như thế nàođối với nhân vật?
Xem cách HS đóng vai nhân vật, GV có thể đánh giá được khả năng tưởngtượng cũng như mức độ thấu hiểu và đồng cảm với nhân vật của HS
Ví dụ, Tiết PPCT 05, 06 “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”, HS có thể đóng vai nhân
vật trong một số trích đoạn như:
Cảnh Huấn Cao cho chữ viên Quản ngục (Hình ảnh HS Quảng Xương
II đóng vai nhân vật)
- Đóng vai tác giả
Đóng vai tác giả cho phép HS lí giải tác phẩm và nhân vật từ cội nguồnsáng tạo của nó, khám phá những yếu tố văn hóa và thời đại ở quanh việc sángtác Đóng vai tác giả là cách thức giúp HS kết nối các yếu tố: nhà văn, hoàncảnh sáng tác tác phẩm (hoàn cảnh hẹp), bối cảnh thời đại (hoàn cảnh rộng),quan điểm nghệ thuật và quan niệm về con người…
Đóng vai tác giả không phải là một hoạt động phổ biến và có thể là mộtquyết định mạo hiểm của GV khi tổ chức lớp học Việc đặt mình vào vai tác giảnhằm hướng đến mục đích quan trọng là giải đáp vấn đề: “Tác giả lấy cảm hứngsáng tạo từ đâu?” “Vì sao tác giả lại xây dựng sự kiện kiện đó?” “Vì sao tác giảlại có những tình cảm đó hoặc vì sao tác giả lại để câu chuyện kết thúc nhưvậy?”…
+ Quy trình tổ chức cho học sinh thực hiện đóng vai
- GV lựa chọn tình huống đóng vai và hướng dẫn HS tìm hiểu vai diễn GV nêuquy định cụ thể về thời gian chuẩn bị cho mỗi vai
- HS đóng vai theo tinh thần xung phong hoặc sự phân công của GV (thôngthường nên ưu tiên HS xung phong); tham khảo ý kiến của GV về vai diễn vàcách biểu diễn “Nhân vật” tập đóng vai vì số lượng vai có hạn nên các HSkhông tham gia biểu diễn cần được hướng dẫn cụ thể việc cách quan sát, nhậnxét, góp ý cho bạn; có thể cùng GV đề xuất tiêu chí đánh giá
- HS biểu diễn vai do mình đảm nhận trong kế hoạch đã chuẩn bị Các HS khácquan sát (có thể kết hợp quan sát với ghi chép vào phiếu quan sát), nhận xét, gópý
- GV tổ chức cho HS đánh giá nên được tiến hành từ nhiều cách: GV đánh giá,
HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau (đánh giá đồng đẳng) Đánh giá có thể sử
Trang 17dụng phiếu hoặc bằng lời nhưng chủ yếu trên tinh thần động viên, khen ngợi,biểu dương để HS có động lực cố gắng trong các hoạt động tiếp theo.
- GV tổ chức cho HS thảo luận rút kinh nghiệm
Nội dung thảo luận có thể gồm: Người đóng vai đã thể hiện được đúng
“tinh thần” của vai hay chưa? Đâu là sự sáng tạo của vai diễn? Để hóa thân tốtvào vai, người đóng vai đã huy động những kinh nghiệm gì? (Kinh nghiệm từviệc đọc văn bản, kinh nghiệm từ việc tham khảo thêm các tài liệu bổ sung, kinhnghiệm ứng xử trong thực tiễn…) Sau hoạt động, rút ra kinh nghiệm mới gì chobản thân? (Về cách hiểu nhân vật, chi tiết, cách biểu diễn trước đám đông, cáchthể hiện lưu loát hành vi, lời nói…)
2.3.2.2.2 Tổ chức hình thức trải nghiệm trò chơi
+ Trò chơi thường là một loại hành động giải trí, thư giãn nhưng khi trở thànhmột phương pháp được vận dụng vào dạy học thì nó còn mang chức năng giáodục Khi ấy, mục đích của trò chơi là nhằm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạtđộng học tập một cách tự nhiên, tự chủ, tích cực
+ Phổ biến trò chơi
- Công bố tên trò chơi: tên trò chơi nên ngắn gọn, hấp dẫn, mới lạ, kích thích trí
tò mò và tưởng tượng của HS Nếu sử dụng trò chơi mô phỏng theo trò chơihoặc Game Show trên truyền hình, có thể dùng tên gọi sẵn có Theo cách này,
HS dễ dàng tiếp cận và hiểu luật chơi ngay từ đầu
- Chia nhóm/đội (chơi trò chơi theo nhóm/đội)
- Phổ biến luật chơi: GV phổ biến luật chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu,không gây hiểu nhầm Khi thông báo, cần giải thích kỹ những điểm cần lưu ý,nhấn mạnh vào thời gian, cách thức chơi, cách thức tính điểm và phần thưởng
- Cử nhóm/cá nhân đặt câu hỏi về luật chơi (nếu có)
- Thống nhất luật chơi, đảm bảo các nhóm/cá nhân đều ghi nhớ
+ Thực hiện trò chơi
- GV ra hiệu lệnh trò chơi chính thức bắt đầu Tùy theo trò chơi, GV nên chọn vịtrí đứng phù hợp để dễ dàng quan sát quá trình chơi của HS và điều chỉnh nếucần thiết Trong trường hợp bắt lỗi người chơi, GV phải thể hiện sự khách quan,chính xác, dứt khoát, công bằng
- GV thường xuyên khích lệ tinh thần, khuấy động tâm lý hứng khởi, tích cực ởngười chơi
+ Tổng kết trò chơi và rút ra nhận xét về nội dung trải nghiệm
- Tổng hợp nhanh kết quả theo luật chơi quy định, đánh giá về ý thức, thái độngười chơi; khen thưởng nhóm/cá nhân thắng cuộc
- Rút ra những vấn đề cốt lõi của trò chơi có liên quan đến kiến thức, kỹ năngcủa bài học, những phẩm chất, thái độ cần có khi tham gia chơi
Ví dụ, Tiết PPCT 02: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI
(Thần thoại Việt Nam) tôi vận dụng trò chơi hoạt động 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
* Mục đích: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới Huy động, kích hoạt kiến
thức đã học và trải nghiệm của HS có liên quan đến nội dung SGK Ngữ văn 10.Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học
Trang 18* Cách thức tổ chức: Tổ chức trò chơi hỏi nhanh, đáp nhanh.
Em đã biết những truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về những truyện thần thoại ấy?
* Dự kiến kết quả: - Truyện “Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng”: đây là một
truyện thần thoại của Việt Nam, giải thích đặc điểm của Mặt Trời và Mặt Trăng
và một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian
- “Thần Trụ trời”: đây là một truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trongdân gian, giải thích sự hình thành của trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,
- “Thần Sét, Thần Gió”…
2.3.2.2.3.Tổ chức hình thức trải nghiệm văn học trong mắt em: Cải biên tác phẩm bài hát, bài thơ (đọc thơ, ngâm thơ, vẽ tranh…)
+ GV lựa chọn và thực hiện vào hoạt động nào cho phù hợp
+ Chú ý xác định đối tượng thực hiện (Có thể cá nhân hoặc nhóm)
+ Nội dung: Liên quan đến các nội dung bài học hoặc liên quan đến sự kiện nàođó bằng hình thức trải nghiệm văn học trong mắt em: Cải biên tác phẩm bàihát, bài thơ (đọc thơ, ngâm thơ, vẽ tranh…).Thời gian: Phải quy định rõ Giảithưởng: Bằng hiện vật
+ Tổng kết và rút ra nhận xét về nội dung trải nghiệm
Ví dụ, Tiết PPCT 03, 04: TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC (CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN) – Nguyễn Dữ
* Mục đích: Vận dụng trò chơi nhìn tranh để bộc lộ về nội dung cảnh xử kiện Tạo tâm thế cho HS say mê học văn, đồng thời bộc lộ tài năng của mình Huy
động, kích hoạt kiến thức đã học và trải nghiệm của HS có liên quan đến nộidung SGK Ngữ văn 10 Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học
* Cách thức tổ chức: Cho HS hoạt động nhóm bằng cách chuẩn bị bài ở nhà.
Em hãy sáng tạo bức tranh hoặc bài thơ liên quan nội dung bài học, trình bày nội dung và rút ra thông điệp?
* Kết quả
- Cuộc đấu tranh dành công lý ở dưới Minh ti của Ngô Tử Văn
- Thể hiện thái độ cứng cỏi bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực
- Thể hiện niềm tin con người thời trung đại
- Chiến thắng của Ngô Tử Văn giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho nhândân
Ví dụ, Tiết PPCT 05, 06: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Nguyễn Tuân
* Mục đích: Vận dụng trò chơi nhìn tranh để bộc lộ về nội dung cảnh cho chữ.
Tạo tâm thế cho HS say mê học văn, đồng thời bộc lộ tài năng của mình Huy
Trang 19động, kích hoạt kiến thức đã học và trải nghiệm của HS có liên quan đến nộidung SGK Ngữ văn 10 Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.
* Cách thức tổ chức: Cho HS hoạt động nhóm bằng cách chuẩn bị bài ở nhà.
Em hãy sáng tạo bức tranh hoặc bài thơ liên quan nội dung bài học, trình bày nội dung và rút ra thông điệp?
* Kết quả
- Khung cảnh cho chữ
- Cái đẹp có thể sản sinh từ nơi cái ác ngự trị nhưng cái đẹp không thể chungsống với cái xấu cái ác, cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người và có sức sốngbất diệt
Điểm mới thông qua hình thức này
- HS có cơ hội để có thể phát huy năng khiếu bản thân.
- HS có cơ hội bộc lộ tính thẩm mỹ.
- HS thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm.
- GV đánh giá năng lực của HS, chấm điểm bổ sung vào điểm thường xuyên
2.3.2.3 Hình thức 3 Sử dụng hoạt động trải nghiệm cho mô hình dạy học theo chuyên đề
- Chủ đề, bài học: mục tiêu dạy học của chủ đề và bài học trong từng tiết họctheo phân phối hoặc chương trình nhà trường theo từng mạch kỹ năng đọc, viết,nói và nghe
- Trình độ, năng lực, nhu cầu, hứng thú, động cơ của HS tại thời điểm dự kiến tổchức các HĐTN
- Các nguồn lực, điều kiện cơ sở vật chất đang có sẵn và cần huy động thêm
- Khi đã xác định được hoạt động, GV xây dựng kế hoạch cụ thể HĐTN trongtrường học, kế hoạch được tích hợp ngắn gọn ngay trong thiết kế bài giảng
T
GHI CHÚ
- Tranh ảnh, video liên quan nội dung VBtruyện, sử thi
- Phiếu học tập
Phònghọc cáclớp
2 Chuyên đề 2 Thiết bị dạy học các bài với thể loại chính là Phòng
Trang 20Sân khấu hoá
tác phẩm văn
học (15 tiết)
truyện và sử thi
- Hệ thống VB đọc mở rộng về truyện (truyệnthần thoại, truyện trung đại, truyện hiện đại)
- Tranh ảnh, video liên quan nội dung VBtruyện, sử thi
- Phiếu học tập
học cáclớp
- Tranh ảnh, video liên quan nội dung VBtruyện, sử thi
- Phiếu học tập
Phònghọc cáclớp
Sinh hoạt chuyên môn dạy học theo chủ đề:
- Khâu chuẩn bị: Lựa chọn bài dạy thực nghiệm
- Tổ chuyên môn phân công các khâu
+ Soạn giáo án: GV dạy khối 10
+ Góp ý trao đổi đi đến thống nhất giáo án
* Mục đích: Hướng đến mục tiêu HS biết thuyết trình về nội dung liên quan đến
bài học có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp
phi ngôn ngữ Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói; biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau Đưa ra được
những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó trên tinh thầntôn trọng người đối thoại
* Cách thức tổ chức: Cho HS hoạt động nhóm bằng cách chuẩn bị bài ở nhà.
1 Viết đoạn văn (150 chữ), nêu cảm nhận của anh chị về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
2 Cảm nhận của em về một chi tiết hoặc một hình ảnh về một hoặc các
vị thần sáng tạo thế giới.
GV yêu cầu HS thảo luận và thuyết trình theo 04 nhóm đã chia như trước
GV chọn một nhóm thuyết trình Các nhóm còn lại nhận xét nhóm đã trình bày
* Kết quả:
Trang 21Điểm mới thông qua hình thức này:
- HS có cơ hội để thể phát huy năng lực (Năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, năng lực
tự chủ)…
- GV đánh giá bài làm của của HS sẽ được chấm điểm bổ sung vào điểm thườngxuyên
- HS thể hiện trách nhiệm, chăm chỉ của mình trong học tập
2.3.3 Thực nghiệm vấn đề nghiên cứu
2.3.3.1 Hình thành ý tưởng
- Suy ngẫm trong quá trình dạy chương trình Ngữ văn 10 năm học 2023-2024
- Đọc các VB thực hiện năm học của Bộ, Sở nâng cao năng lực, phẩm chất cho người học
2.3.3.2 Khảo sát thực hiện
- GV trường THPT Quảng Xương II
- HS lớp 10C1, 10C2, 10C7 trường THPT Quảng Xương II
2.3.3.3 Áp dụng thực nghiệm
Giáo án
VĂN BẢN ĐỌC:
TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)
(Do hạn chế về dung lượng SKKN nên người viết chuyển giáo án sang
- Tạo không khí giờ học sôi nổi, vui vẻ và đạt được mục tiêu đề ra
- GV ứng dụng khá thành công về công nghệ số vào dạy học
- Đánh giá qua các hoạt động của HS, qua sản phẩm trải nghiệm mà các em nộpvề
- Đánh giá năng lực HS
+ Về phía HS:
- HS tích cực hoạt động khi được GV gợi ý
Trang 22- HS chủ động công việc của mình, hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quyđịnh.
- HS tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển tốt các năng lực chung và năng lực phẩmchất bản thân
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ, KHÔNG HỨNG THÚ KHI VẬN DỤNG MỘT SỐ HÌNH THỨC DHTN TẠI LỚP 10C1, 10C2, 10C7
Hình thức khảo sát: GV lập phiếu qua Googe Drive GV sao chép đường link,
chuyển về cho lớp Yêu cầu HS làm khảo sát 100%
Nội dung khảo sát
- Các giải pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứuhiện nay không? (Không cấp thiết, Ít cấp thiết, Cấp thiết, Rất cấp thiết)
- Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện tạikhông? (Không khả thi, Ít khả thi, Khả thi, Rất khả thi)
1 Giáo viên
2 Học sinh
Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
Đánh giá tính cấp thiết Đánh giá tính khả thi
TT Các giải pháp Các thông sốX Mức TT Các giải pháp Các thông sốX Mức