1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh hệ thống một số công thức địa lí cơ bản và bài tập ứng dụng cụ thể

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 229,5 KB

Nội dung

Vì thế, qua các kỳ kiểm tra, thitốt nghiệp THPT, các kỳ thi học sinh giỏi cấp THPT cũng như kỳ thi tuyển vàocác trường Cao đẳng-Đại học, điểm làm bài thực hành của học sinh thường thấpdo

Trang 1

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HỆ THỐNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỊA LÍ CƠ BẢN

VÀ BÀI TẬP ỨNG DỤNG CỤ THỂ

Người thực hiện: Cao Thị Hiền

Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực : Địa Lí

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 1

1.4.1 Phương pháp lí luận 1

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2

1.4.3 Thực nghiệm sư phạm 2

2 NỘI DUNG 2

2.1 Cơ sở lí luận 2

2.1.1 Ý nghĩa và tầm quan trọng của các công thức Địa lí 2

2.1.2 Hệ thống các công thức Địa lí 2

2.2 Thực trạng 2

2.3 Giải pháp thực hiện 4

2.3.1 Dựa vào hệ thống một số công thức Địa lí cơ bản 4

2.3.2 Dựa vào tài liệu 4

2.3.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện 4

2.4 Kết quả nghiên cứu 9

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 10

3.1 Kết luận 10

3.2 Kiến nghị 10

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được

Trang 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Số thư tự Kí hiệu, viết tắt Tên đầy đủ

1 THPT trung học phổ thông

2 TN THPT tốt nghiệp trung học phổ thông

3 GD & ĐT Giáo dục và đào tạo

5 TB trung bình

6 SL số lượng

7 GTSX giá trị sản xuất

8 KLVC khối lượng vận chuyển

9 KLLC khối lượng luân chuyển

10 GTDS gia tăng dân số

11 ĐT đối tượng

12 BSL bảng số liệu

13 TĐTT tốc độ tăng trưởng

14 VCTB vận chuyển trung bình

15 KT- XH kinh tế- xã hội

Trang 4

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài.

Địa lí không phải là môn chỉ đơn thuần học thuộc mà nó còn đòi hỏi các em học sinh phải biết tư duy, phân tích và đặc biệt là tính toán Bởi chỉ tính sơ qua có cả đến vài chục công thức tính toán dành riêng cho môn Địa lí yêu cầu các em học sinh phải nắm được Chính vì vậy, để tránh các em phải mất công tìm kiếm, đề tài này sẽ tổng hợp lại một số công thức liên quan đến môn Địa lí cho các em tham khảo Hi vọng qua đề tài này, các em học sinh nắm được các cách làm bài tập về kĩ năng môn Địa lí từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa lí

Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy kỹ năng tính toán của học sinh trong các bài tập địa lí chưa đạt hiệu quả cao, chưa đảm bảo được yêu cầu về tính khoa học, chính xác và nhanh chóng Vì thế, qua các kỳ kiểm tra, thi tốt nghiệp THPT, các kỳ thi học sinh giỏi cấp THPT cũng như kỳ thi tuyển vào các trường Cao đẳng-Đại học, điểm làm bài thực hành của học sinh thường thấp

do kỹ năng tính toán của các em còn yếu

Mặt khác, hiện nay trong các nhà trường THPT nói chung nhà trường THPT Triệu sơn I nói riêng chưa có tài liệu chính thống về các công thức Địa lí

; trong khi đó một số sách Địa lý chưa thể hiện sự nhất quán trong việc đưa ra các công thức Địa lí cơ bản, làm cho việc giảng dạy và áp dụng các công thức

đó vào tính toán các bài tập thực tiễn của giáo viên và của học sinh có phần lúng túng

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu lầncác này, tôi đi sâu vào nghiên cứu

“Hệ thống một số công thức Địa lí cơ bản và bài tập ứng dụng cụ thể”, nhằm

giúp học sinh dễ dàng nắm được được các công thức Địa lí một cách nhanh nhất Khi nghiên cứu đề tài này tôi chủ yếu dựa vào sách tham khảo địa lý, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học và chấm thi Đề tài này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các em học sinh

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Khi nghiên cứu đề tài này, mong muốn của cá nhân muốn học sinh lúc làm bài tập thực hành kĩ năng tính toán, xử lí số liệu các em sẽ tránh được những lỗi sơ đẳng nhất về tính toán Từ đó giúp các em nâng cao hơn kĩ năng hiểu và ghi nhớ cũng như phân biệt rõ được các công thức cơ bản trong tính toán của bộ môn Địa lí Qua đó giúp các em ngày càng đam mê môn địa lí hơn

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Các công thức Địa lí cơ bản và bài tập ứng dụng cụ thể mục đích để phục

vụ cho học sinh áp dụng trong các kì thi học kì, các bài kiểm tra đại lí định kì….ở nhà trường Và đặc biệt giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia, bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THPT đạt kết quả tốt nhất

Đề tài này nghiên cứu về một số công thức Địa lí cơ bản và bài tập ứng dụng cụ thể, giúp các em dễ dàng hơn trong việc nhận làm các bài tập tính toán

Từ đó sẽ làm đúng kết quả của đề bài yêu cầu

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

1.4.1 Phương pháp lí luận.

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài

Trang 5

+ Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình thi TN THPT quốc gia, thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh do sở GD & ĐT tổ chức

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

+ Tìm hiểu thực trạng của quá trình dạy các chuyên đề về các dạng bài tập tính toán trong ôn thi TN THPT quốc gia và bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí trường THPT Triệu Sơn 1, từ đó đề xuất vấn đề cần nghiên cứu

+ Trao đổi, tổng kết kinh nghiệm về kĩ năng tính toán và ứng dụng các bài tập Địa lí cụ thể trong bộ môn Địa lí với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn

1.4.3 Thực nghiệm sư phạm.

+ Mục đích: nhằm xác định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính hiệu quả của các nội dung đề xuất

+ Phương pháp xử lí thông tin: Dùng phương pháp thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lí số liệu; phương pháp điều tra thực tế…

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lí luận.

2.1.1 Ý nghĩa và tâm quan trọng của các công thức Địa lí

Trong môn địa lý, các công thức địa lí trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kĩ năng tính toán các bài tập Địa lí Có thể nói kĩ năng tính toán, xử lí số liệu là một trong những “kĩ năng đặc thù” của khoa học địa lý Vì thế, nó đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học địa lý

Vì lý do trên nên kỹ năng tính toán trong các bài tập địa lí đã trở thành một nội dung đánh giá học sinh môn địa lý

Để đáp ứng yêu cầu rèn luyện kĩ năng tính toán của học sinh trong việc học tập bộ môn địa lý, đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi một số công thức Địa lí cơ bản và các bài tập ứng dụng cụ thể dùng trong nhà trường và là những dạng công thức cơ bản nhất, sát với chương trình, phù hợp với trình độ của học sinh THPT Những công thức và bài tập ứng dụng cụ thể trong đề tài này đều nằm trong chương trình Địa lý dân cư, kinh tế- xã hội Việt Nam, các nước trong khu vực và thế giới, trong các đề thi định kì nhà trường các khối lớp; tốt nghiệp phổ thông 12, đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh…

2.1.2 Hẹ thống các công thức Địa lí

Trong thực tế, qua các kênh thì hệ thống các công thức Địa lí và bài tập

ứng dụng chúng rất đa dạng, bao gồm Địa lí tự nhiên, dân cư và KT- XH…

Nhằm đạt giá trị thực tiễn cao, cá nhân tác giả cố gắng chọn lọc và áp dụng các bài tập một cách dễ hiểu nhất và phù hợp với chương trình thay sách, đáp ứng sát với các bài tập tính toán xử lí số liệu từng đối tượng trong bài thi

Hệ thống các công thức Địa lí và các bài tập ứng dụng cụ thể sẽ được

trình bày chi tiết và cụ thể ở phần “Các giải pháp thực hiện”.

2.2 Thực trạng.

- Thực tế trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lý, trong những giờ thực hành trên lớp chúng tôi chú trọng hướng dẫn rèn luyện kỹ năng thực hành nhiều cho học sinh, đặc biệt kỹ năng tính toán xử lí số liệu trong các bài tập bảng biểu… Trong các bài kiểm tra chúng tôi thường cho câu hỏi thực hành chiếm khoảng 1/3 số điểm bài Nhưng kết quả cho thấy kỹ năng tư duy và tính toán của

Trang 6

3 học sinh còn yếu Đặc biệt có số học sinh còn không nhớ chuẩn các công thức Địa lí hoặc nhớ nhưng khi áp dụng các bài tập cụ thể thì còn lúng túng và chậm

- Việc thể hiện được kĩ năng tính toán, xử lí số liệu của học sinh phần lớn

do học sinh theo khối C hoặc khối D rèn luyện nhiều, gặp nhiều dạng câu hỏi thực hành đó nên làm được Thực tế, các em học sinh chưa hệ thống được các công thức Địa lí và chưa áp dụng được các bài tập cụ thể vào để hiểu và nhớ công thức Như vậy, nếu là học sinh không theo chuyên ban C hoặc ban D thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ và hiểu các công thức tính toán cũng như xử lí số liệu

- Trong năm học 2022- 2023 tôi trực tiếp giảng dạy các lớp 10B6,10B9, 11A5 và 11A6 Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành kiểm tra các học sinh

thông qua các bài tập tính toán, trong đó tôi chú trọng vào việc hướng dẫn “Hệ

thống một số công thức Địa lí cơ bản và bài tập ứng dụng cụ thể”, kết quả

như sau:

Năm học 2022- 2023.

Lớp

Điểm

10B6/48 0 0 22 45,8 18 37,5 8 16,7 0 0 10B9/45 0 0 19 42,2 16 35,6 10 22,2 0 0 11A5/45 0 0 19 42,2 21 46,7 5 11,1 0 0 11A6/39 0 0 15 38,5 18 46,2 6 15,3 0 0

Trong tỷ lệ chung của tính toán, xử lý số liệu còn thấp, thì tỷ lệ học sinh tính toán sai kết quả các bài tập thực hành còn chiếm tỉ lệ tương đối cao

10B9/45 27 60,0 18 40,0

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi nhận thấy việc chú trọng nâng cao kỹ năng tư duy, tính toán, xử lí số liệu trong các bài tập Địa lí cho học sinh là rất

Trang 7

cần thiết Bởi vì để học sinh đạt kết quả cao trong kì thi thì điểm bài thực hành chiếm khoảng 1/3 tổng số điểm Nắm vững các công thức Địa lí cơ bản và áp dụng tính toán được các dạng bài tập quyết định rất lớn đến kết quả thi của mỗi học sinh Vì vậy để công việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh

được tốt hơn tôi mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu nhỏ “Hệ thống một số công

thức Địa lí cơ bản và bài tập ứng dụng cụ thể”

2.3.Các giải pháp thực hiện.

2.3.1 Dựa vào hệ thống một số công thức Địa lí cơ bản.

Hiện nay có rất nhiều công thức tính toán Địa lí, chúng ta có thể thấy sự

đa dạng đó trên nhiều sách báo, các trang mạng…tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu dạy học của các giáo viên phổ thông và yêu cầu rèn luyện kỹ năng tính toán, xử

lí số liệu của học sinh Tôi xin đưa ra hệ thống của một số công thức Địa lí cơ bản và các dạng bài tập ứng dụng cụ thể cần nhất đối với các em học sinh Từ đó giúp các em hiểu và nhớ được công thức để áp dụng cho các bài tập dạng tính

toán khác nhau từ dễ đến khó

2.3.2 Dựa vào tài liệu

+ Các tài liệu sách tham khảo

+ Sách giáo viên, sách giáo khoa

+ Các tập bản đồ At lát

+ nguồn Internet…

2.3.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện.

* Yêu cầu chung về kỹ năng tính toán, xử lí số liệu gồm có các dạng sau:

+ Tính tỷ lệ của 1 đối tượng trong 1 tổng (%)

+ Tính giá trị của đối tượng (số liệu thô)

+ Tính tốc độ tăng trưởng của 1 đối tượng (%)

+ Tỉ suất sinh (%o)

+ Tỉ suất tử (%0)

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)

+ Tỉ lệ gia tăng dân số (%)

+ Tỉ số giới tính (nam/100 nữ)

+ Tỉ lệ giới tính (%)

+ Mật độ dân số ( người/km2)

+ GDP bình quân đầu người (USD/ người)

+ Sản lượng lương thực bình quân đầu người (kg/ người)

+ Năng suất (tạ/ ha)

+ Độ che phủ rừng (%)

+ Cự li vận chuyển trung bình (km)

+ Tổng giá trị xuât nhập khẩu (tỉ USD)

+ Cán cân xuất nhập khẩu (tỉ USD)

+ Kỹ năng sử dụng, dụng cụ về kỹ thuật (sử dụng máy tính cá nhân, các loại máy tính cầm tay )

Để có những kỹ năng trên, chúng ta không chỉ cần nhớ các công thức Địa

lí mà phải thực hành nhiều Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ nghiên cứu sâu về

kỹ năng tính toán xử lí số liệu của một số công thức Địa lí cơ bản nhất

*Hệ thống một số công thức Địa lí cơ bản và các dạng bài tập ứng dụng

Trang 8

cụ thể:

1 Công thức tính tỉ lệ % của một đối tượng trong một tổng (%):

Tỉ lệ % của một ĐT trong một tổng = Giá trị của ĐT/Tổng giá trị X 100

BT ứng dụng:

Cho BSL sau:

Dân số và số dân thành thị nước ta, giai đoạn 2000- 2021.

(Đơn vị: nghìn người)

Dân số 77601 82423 86976 98579

Số dân thành thị 14745 22343 26515 36613 Tính tỉ lệ dân thành thị nước ta năm 2000 là bao nhiêu phần trăm?

Giải: Tỉ lệ dân thành thị nước ta năm 2000 = Số dân thành thị/ Tổng số dân X 100

2 Công thức tính giá trị của 1 đối tượng: (số liệu thô):

Giá trị của 1 đối tượng = Tỉ lệ phần trăm của ĐT X tổng/100

BT ứng dụng:

Cho BSL sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp nước ta, năm 2000 và 2007.

(Đơn vị: %)n v : %)ị: %)

Tổng giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản năm 2007 đạt 338 553 tỉ đồng

Tính giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp nước ta năm 2007?

Giải:

- GTSX ngành nông nghiệp năm 2007= (70 X 338553) : 100= 236987,1 tỉ đồng

- GTSX ngành lâm nghiệp năm 2007 = (3,6 X 338553) : 100 = 12187,908 tỉ đồng

- GTSX ngành thủy sản năm 2007 = (26,4 X 338553) : 100 = 89377,992 tỉ đồng

3 Công thức tính tốc độ tăng trưởng của 1 đối tượng (%)

TĐTT = Giá trị ĐT năm sau/ giá trị năm gốc X 100

BT ứng dụng:

Cho BSL sau:

Sản lượng khai thác dầu thô và than sạch cả nước qua các năm

(Đơn vị : triệu tấn)

Trang 9

Than sạch 11,6 34,1 42,5

Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác dầu thô cả nước năm 2006?

Giải:

TĐTT năm 2000 là năm gốc = 100%

TĐTT năm 2006 = 18,5/ 16,3 X 100= 113,5%

4 Công thức tính tỉ suất sinh thô (% 0 ):

Tỉ suất sinh = Số trẻ em sinh ra/ Số dân tại cùng thời điểm X 1000

BT ứng dụng:

Cho thông tin dân số Việt nam năm 2018 như sau:

- Tổng số dân: 96 963 958 người

- Số trẻ em sinh ra trong năm: 1 558 577 trẻ

Tính tỉ suất sinh thô năm 2018?

5 Công thức tính tỉ suất tử thô (% 0 ):

BT ứng dụng

Cho thông tin dân số Việt nam năm 2018 như sau:

- Tổng số dân: 96 963 958 người

- Số người chết đi trong năm: 560 861 người

Tính tỉ suất tử thô năm 2018?

6 Công thức tính tỉ lệ GTDS tự nhiên (%):

Tỉ lệ GTDS tự nhiên = (Tỉ suất sinh- tỉ suất tử)/10

BT ứng dụng:

Cho thông tin dân số Việt Nam năm 2018 như sau:

- Tổng số dân: 96 963 958 người

- Tỉ suất sinh: 16,1 %0

- Tỉ suất tử : 5,8 %0

Tính tỉ lệ GTDS tự nhiên của Việt Nam năm 2018?

Giải: Tỉ lệ GTDS tự nhiên = (16,1- 5,8) /10= 1,03%

7 Công thức tính tỉ lệ gia tăng dân số (%):

Tỉ lệ GTDS = Tỉ lệ GTDS tự nhiên + Tỉ lệ GTDS cơ học

BT ứng dụng:

Cho thông tin về dân số Đông Nam Bộ như sau:

- Tỉ lệ GTDS tự nhiên của Đông Nam Bộ là: 1,0%

- Tỉ lệ GTDS cơ học của Đông Nam Á là: 1,12 %

Tính tỉ lệ gia tăng dân số của Đông Nam Bộ?

Giải: Tỉ lệ GTDS của Đông Nam Bộ = 1,0% + 1,12% = 2,12 %

8 Công thức tính tỉ số giới tính (Nam/100 nữ):

Tỉ số giới tính = Tổng số nam/tổng số nữ X 100

Cho thông tin dân số Việt Nam năm 2018 như sau:

- Tổng số nam: 47 967 516 nam

- Tổng số nữ: 48 996 442 nữ

Tính tỉ số giới tính tại Việt Nam năm 2018?

Trang 10

Giải: Tỉ số giới tính = (47 967 516 X 100)/ 48 996 442= 97,9

Tức là có 997 nam trên 1000 nữ

9 Công thức tính mật độ dân số (người/km 2 ):

MĐDS = Tổng số dân/ Diện tích

BT ứng dụng:

Cho BSL sau:

Di n tích v dân s m t s t nh nện tích và dân số một số tỉnh nước ta năm 2023 à dân số một số tỉnh nước ta năm 2023 ố một số tỉnh nước ta năm 2023 ột số tỉnh nước ta năm 2023 ố một số tỉnh nước ta năm 2023 ỉnh nước ta năm 2023 ước ta năm 2023.c ta n m 2023.ăm 2023

Dân số (người) 315900 620165 561092 480604

Diện tích (km 2 ) 4860 9541 9674 9068 Tính mật độ dân số tỉnh Bắc- Kạn năm 2023? (đơn vị: người/ km2 )

10 công thức tinh GDP bình quân đầu người (USD/ người):

GDP bình quân dầu người = GDP/Tổng số dân

BT ứng dụng

Cho BSL sau:

Dân s v GDP c a m t s nố một số tỉnh nước ta năm 2023 à dân số một số tỉnh nước ta năm 2023 ủa một số nước Đông Nam Á năm 2019 ột số tỉnh nước ta năm 2023 ố một số tỉnh nước ta năm 2023 ước ta năm 2023 Đc ông Nam Á n m 2019.ăm 2023

Dân số (triệu

người)

264,0 31,6 105,0 66,1

GDP (triệu

USD)

932259 296536 304905 407026

Tính thu nhập bình quân theo đầu người của Thái Lan năm 2019?

Giải: GDP bình quân đầu người = 407026/ 66,1= 6157,7 USD/ người

11 Công thức tính sản lượng lương thực bình quân đầu người (Kg/ người):

Sản lượng LTBQ đầu người = Sản lượng/ Diện tích

BT ứng dụng:

Cho BSL sau:

Dân s v s n lố một số tỉnh nước ta năm 2023 à dân số một số tỉnh nước ta năm 2023 ản lượng lương thực nước ta, thời kì 2010- 2016 ượng lương thực nước ta, thời kì 2010- 2016.ng lươn vị: %)ng th c nực nước ta, thời kì 2010- 2016 ước ta năm 2023.c ta, th i kì 2010- 2016.ời kì 2010- 2016

Dân số (triệu người) 86,9 88,8 91,7 92,7

SL lương thực (triệu tấn) 40,0 43,7 45,1 43,6 Tính sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta năm 2010?

Giải: 1 tấn = 1000 kg

SL lương thực BQ đầu người năm 2010 = (40 X 1000); 86,9 = 460,3 kg/ người

12 Công thức tính năng suất (tạ/ha):

Năng suất = Sản lượng/ Diện tích

BT ứng dụng:

Cho BSL sau:

Diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta, giai đoạn 2015- 2020.

Diện tích (nghìn ha) 101,6 152,0 140,2 131,8

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w