1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh các giải pháp nâng cao hiệu quả của tiết nói và nghe trong môn ngữ văn lớp 8 trường thcs nguyễn văn trỗi hoằng quỳ

14 4 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả của tiết nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 8
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Trường học Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Hoằng Quỳ
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh
Thành phố Hoằng Quỳ
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 60,26 KB

Nội dung

Đúng như nhận xét “Phần nói và nghe là một trong những điểm nhấn nổi bật trong SGK Ngữ văn 8, thể hiện việc thực hiện hóa các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

1.3 Đ i tối tượng nghiên cứ ượng nghiên cứng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứung pháp nghiên c uứ 2 1.5 Đi m m i c a sáng ki nểm mới của sáng kiến ới của sáng kiến ủa sáng kiến ến 3

2 N i dung sáng ki n kinh ngội dung sáng kiến kinh ng ến hi mệm 3 2.1 C s lí lu nơng pháp nghiên cứu ở đầu ận 3 2.2 Th c tr ng v n đ trực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh ạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh ấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh ề tài ưới của sáng kiếnc khi áp d ng sáng ki n kinh ục đích nghiên cứ ến

2.3 M t s ội dung sáng kiến kinh ng ối tượng nghiên cứ gi i pháp ải pháp t o h ng thú trong các ti t nói và ngheạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh ứ ến 6 2.3.1 N m v ng h th ng các ti t nói và ngheắm vững hệ thống các tiết nói và nghe ững hệ thống các tiết nói và nghe ệm ối tượng nghiên cứ ến 6 2.3.2 Vai trò quan trong c a ủa sáng kiến các ti t nói và ngheến 6 2.4 Hi u qu c a sáng ki nệm ải pháp ủa sáng kiến ến kinh nghi m đ i v i ho t đ ng giáoệm ối tượng nghiên cứ ới của sáng kiến ạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh ội dung sáng kiến kinh ng

d c, v i b n thân, đ ng nghi p và nhà trục đích nghiên cứ ới của sáng kiến ải pháp ồng nghiệp và nhà trường ệm ườngng 10

Tài li u tham kh oệm ải pháp

Trang 2

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin tưởng như xã hội sẽ

quên mất câu nói “Tiên hậu lễ hậu học văn” mà cha ông ta đã đúc kết Nhưng

tôi nhận thấy xã hội ngày nay có sự kết hợp tổng thể các lĩnh vực để thế hệ tương lai có sự phát triển toàn diện và lĩnh hội những cái tốt nhất để hoàn thiện nhân cách con người Đúng như Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội:

"Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh" Nên trong nhà trường, môn Ngữ văn vẫn là

một môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Nó

có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh; giúp các em có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp; tạo điều kiện để các em hoà nhập một cách chủ động với xã hội, tự tin trước cuộc sống

Dạy học Ngữ văn không chỉ cung cấp tri thức cho các em mà còn rèn luyện cho các em bốn kỹ năng quan trọng, đó là: Nghe, nói, đọc, viết Tuy nhiên thực tế cho thấy kỹ năng này chưa phát triển đồng đều ở học sinh, nhiều em thực hiện kỹ năng nghe, nói rất tốt nhưng kỹ năng đọc, viết lại hạn chế; nhiều em thực hiện kỹ năng nghe, đọc, viết tương đối thành thục nhưng kỹ năng nói lại không lưu loát Điều này thật đáng lo ngại, nhất là trong xã hội hội nhập như hiện nay thì kỹ năng nói, ứng xử, giao tiếp cần thiết hơn bao giờ hết

Hơn 20 năm dạy học Và là người tiếp cận với chương trình mới theo lộ trình từ lớp 6 đến lớp 8 (năm nay) tôi nhận thấy sách giáo khoa hiện hành chương trình đổi mới tương đối phù hợp với sự phát triển của xã hội Cứ mỗi bài lại có một tiết nói và nghe theo chủ đề phù hợp với lứa tuổi học sinh Và chú trọng đến các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó kĩ năng nói, nghe đang ngày càng khẳng định vị trí lớn lao của nó Nó chính là một loại công cụ cần thiết với tất cả mọi người Nếu có một kĩ năng nói tốt, thực hiện giao tiếp hiệu quả sẽ giúp con người có cơ hội thể hiện ý tưởng của bản thân trong các tình huống

giao tiếp Đúng như nhận xét “Phần nói và nghe là một trong những điểm nhấn nổi bật trong SGK Ngữ văn 8, thể hiện việc thực hiện hóa các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 trong việc dạy học Ngữ văn theo quan điểm giao tiếp và phát triển năng lực.” Sách giáo viên

Ngữ văn 8 kết nối tri thức tập 1 – trang 31

Vấn đề cần đặt ra là làm sao để giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của kỹ năng luyện nói - nghe đặc biệt là các tiết nói và nghe, giúp học sinh phát triển kỹ năng ngôn ngữ, năng lực văn học và các năng lực chung của học sinh

Biết được tầm quan trọng của các tiết nói và nghe và đặc biệt có lợi thế là trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - Hoằng Quỳ nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy có

vị trí thuận lợi gần đường 1A, tiếp giáp với thành phố Thanh Hóa có hệ thống cơ

Trang 3

sở vật chất được các cấp chú trọng và đầu tư thuận lợi cho thầy trò phát huy hết điểm mạnh trong dạy và học nhất là những tiết học nói và nghe

Xuất phát từ những lí do trên mà tôi đã có sáng kiến “Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của tiết nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 8 ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - Hoằng Quỳ” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong

muốn được đóng góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng và huyện nhà nói chung

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.2.1 Về mặt lý luận:

Chọn sáng kiến “Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của tiết nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 8 ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - Hoằng Quỳ” tôi muốn đưa ra một số giải pháp đã làm có hiệu quả nhằm truyền tải những kiến thức về kỹ năng nói nghe đến học sinh một cách dễ hiểu nhất, sinh động nhất, từ

đó giúp học sinh nắm vững, nắm chắc các kiến thức về các kiểu bài làm văn trong chương trình mà qua đó còn rèn cho học sinh hình thành bốn kĩ năng cơ bản đó là nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là kĩ năng nói, làm nền móng, làm cơ sở

để các em nói tốt trong tương lai, khi đi ra xã hội các em có thể tự tin trước cuộc sống, biết bảo vệ chính kiến, quan điểm của mình, đó là một kỹ năng sống rất cần thiết

1.2.2 Về mặt thực tiễn:

Sáng kiến kinh nghiệm này còn nhằm giúp các em hứng thú hơn, tích cực hơn khi học tiết nói và nghe và sẽ yêu thích tiết học này hơn, học tốt môn Ngữ văn hơn

Ngoài ra nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện các hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường Nguyễn Văn Trỗi - Hoằng Quỳ từ năm học 2021 – 2022 đến năm học này 2023 – 2024 (SGK hiện hành từ lớp 6 đến lớp 8)

Thông qua sáng kiến này tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp nhằm giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện các kiến thức để dạy tiết nói và nghe một cách tốt nhất, giúp các em giao tiếp tốt hơn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là quá trình dạy học các tiết nói và nghe lớp 8 trong môn Ngữ văn THCS tại trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - Hoằng Quỳ

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu vận dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin (từ học sinh, giáo viên khác, phụ huynh);

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu (Thống kê, xử lý số liệu học sinh ở

ba mức độ: Hứng thú, ít hứng thú hay không hứng thú với tiết nói và nghe sau khi áp dụng sáng kiến này)

Trang 4

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Tổ chức tốt hoạt động chính của mỗi tiết học sẽ giúp GV-HS giải quyết được một số vấn đề

- GV: + Chủ động trong việc tiếp cận kiến thức mới, làm chủ các bài học; giúp HS định hướng tốt hơn trong việc tiếp cận bài học

+ Luôn có ý thức tự làm mới mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học giúp HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong tiếp cận nội dung bài học

- HS: Chủ động, hào hứng tiếp nhận, tạo hứng thú học tập từ đó có ý thức giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận:

Trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn THCS, về kỹ năng, chương

trình môn Ngữ văn đã nhấn mạnh và nêu rõ: “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giảng văn học” Hiện thực hóa mục tiêu này của chương trình, sách giáo khoa Ngữ

văn THCS đã chú trọng hơn về việc hình thành và phát triển kỹ năng nói và

nghe đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói ” Kĩ năng nói

là hình thức biểu hiện của năng lực giao tiếp bằng lời, dạng hành động được thực hiện một cách tích cực, tự giác dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức về ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói), những hiểu biết về văn hoá, xã hội (liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng lời) và những điều kiện sinh học - tâm lí của một cá thể (nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân) để đạt được mục đích giao tiếp đặt ra

Có thể nói nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin còn nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động truyền đạt thông tin Luyện tiết nói và nghe trong nhà trường nhằm giúp học sinh có thói quen nói trong những môi trường khác nhau Luyện tiết nói và nghe tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống, xã hội Mục đích của các giờ học này là tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói trước tập thể về kiểu bài văn vừa được học và thể hiện suy nghĩ cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống hàng ngày Cụ thể là tạo điều kiện cho các em biết cách nói ra quan điểm, ý kiến cá nhân theo đề đã chuẩn bị, từ đó phát triển tốt hơn kỹ năng nói

Như vậy, có thể nói rằng năng lực giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất của con người, giúp con người có thêm nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống Mà mấu chốt của giao tiếp là nghe và nói Do đó, việc luyện nói cho học sinh về bản chất chính là hướng tới phát triển năng lực giao tiếp cho người học Việc phát triển kỹ năng nói nghe cho các em trong các tiết nói và nghe là điều hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội dung chương trình

Trang 5

dạy học trong giai đoạn hiện nay Ngoài ra còn giúp các em “mài sắc” ngôn ngữ

và tư duy nhắm phát triển phẩm chất và năng lực cho các em qua từng tiết học

Học tốt tiết nói và nghe nói riêng và học tốt môn Ngữ văn nói chung sẽ tạo hứng thú trong học tập Hứng thú là con đường dẫn thành công Khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái Nó nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn, giúp cuộc sống của các em trở nên dễ dàng hơn

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Văn học là một môn học mang tính nghệ thuật nên ngoài việc nắm vững kiến thức đòi hỏi phải có một chút ham mê mới có thể học tốt được Vì vậy không phải ai cũng có thể học tốt môn Ngữ văn Những điều đó dẫn đến một hệ quả đáng buồn là ngay từ bậc THCS rất nhiều học sinh có tâm lí ngại học văn và không thích học văn, nhiều phụ huynh cũng đón nhận môn Ngữ văn không mấy mặn mà và họ thường hướng cho con em mình học các môn tự nhiên Tất cả những điều đó vô hình chung họ đã phủ nhận vai trò rất lớn của môn Ngữ văn trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói

Chính vì vậy mà rất nhiều giáo viên không thực sự hào hứng khi dạy văn, đặc biệt là tiết nói và nghe vì một tiết nói và nghe 45 phút giáo viên đã dành thời gian cho việc thảo luận 15 phút nhưng học sinh vẫn không thể nói được, giáo viên kéo dài thời gian cho việc thảo luận thêm, cuối cùng chỉ có một vài em học khá, giỏi xung phong trình bày, gọi được 2 - 3 em học sinh lên nói trước tập thể thì đã hết thời gian tiết học gây tâm lí chán nản cho giáo viên và tiết dạy không đạt được mục tiêu

2.2.1 Thuận lợi:

Về phía giáo viên:

Bản thân tôi được công tác tại Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - Hoằng Quỳ là ngôi trường có truyền thống về dạy và học, cơ sở vật chất khang trang Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục toàn diện nên môn Văn cũng như những môn học khác luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện một cách thích đáng Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bộ môn Các lớp học đều được trang bị bảng tương tác, tivi

….đầy đủ, có kết nối mạng Internet Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh

Đặc biệt BGH và đồng nghiệp là những đồng chí có trình độ chuyên môn vững vàng, có sự chỉ đạọ linh hoạt, kịp thời trong hoạt động giáo dục, nên tôi cũng được rèn luyện và trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình thực hiện công tác giảng dạy vì thế mà đảm bảo theo định hướng, tạo được hiệu quả

Về phía học sinh:

Học sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi- Hoằng Quỳ đa số các em

chăm ngoan, được sự quan tâm sát sao của cha mẹ, nên tạo được phong trào thi đua học tập

Trang 6

2.2.2 Khó khăn:

* Về phía giáo viên:

Giáo viên còn khó khăn trong việc tiếp cận với chương trình mới vì nhiều bài, tiết mới được đưa vào chương trình nên giáo viên mất nhiều thời gian để đọc và soạn bài Các tiết nói và nghe cũng nhiều hơn và có điểm mới trước đây chỉ là luyện nói, nâng cao kĩ năng nói còn bây giờ song song cả hai kĩ năng nói

và nghe

* Về phía học sinh:

Còn nhiều học sinh chưa thật sự hứng thú với môn học, học tập một cách thụ động, chưa có sự tìm tòi, sáng tạo trong học tập

Nhiều em có tâm lí ngại học văn do phải ghi chép nhiều; còn rụt rè, e ngại trong việc trình bày, báo cáo kết quả

Nhiều em còn sợ khi được gọi trình bày bài nói của mình lúng túng, ấp úng và

và đứng yên không nói gì

* Nguyên nhân của thực trạng:

Thời đại công nghệ thông tin phát triển, một số học sinh chỉ biết lấy những bài sẵn có trên mạng, lười suy nghĩ, động não nên cảm xúc thể hiện trong bài không chân thành mà chỉ là sự vay mượn, giả tạo Mặt khác, học sinh chỉ chú trọng những môn tự nhiên, xem nhẹ và thiếu đầu tư cho môn Ngữ văn Vì thế, kĩ năng ứng xử, giao tiếp còn hạn chế trong việc bày tỏ, bộc lộ cảm xúc, nhất là đối với các tiết nói và nghe

Tìm hiểu thực tế, đầu năm học 2021-2022 tôi đã tiến hành khảo sát đầu vào của học sinh lớp 6 ở mức độ hứng thú, yêu thích các tiết nói và nghe, kết quả khảo sát trước khi sử dụng biện pháp thu được như sau :

* Kết quả về mức độ hứng thú với các tiết nói và nghe:

Tổng

số HS Thời điểm

Rất thích Bình thường Không thích

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

Qua kết quả khảo sát cho thấy học sinh ít hứng thú với môn văn nói chung

và các tiết nói và nghe nói riêng Từ kết quả khảo sát thực tế đã nêu trên, tôi thấy rằng, các em rất sợ nói trước đông người, ngại chuẩn bị trước, thụ động trong lĩnh hội cái mới Vì vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó thay đổi cách thức tư duy, cách tìm hiểu bài nói nhanh, đúng, hợp lí là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, bởi nó giúp việc hiểu, cảm, và thể hiện được những gì mình đã chuẩn bị trước tập thể một cách lưu loát, cảm xúc thì việc các em trình bày bài nói của mình trở nên dễ dàng hơn, tạo hứng thú học tập trong những tiết học tiếp theo, phát huy tối đa khả năng nhận thức, tư duy, sáng tạo của học sinh thì các em sẽ yêu thích môn học một cách tự nhiên, cởi mở hơn

Trang 7

2.3 Một số giải pháp tạo hứng thú trong tiết học nói và nghe

2.3.1 Nắm vững hệ thống các tiết nói và nghe

Nắm vững hệ thống các tiết nói và nghe có vai trò quan trọng trong việc liên hệ qua lại giữa các tiết, củng cố thêm kiến thức cho học sinh

Nếu chương trình cũ hệ thống đó bao gồm:

* Lớp 6:

- Tiết 29: Luyện nói kể chuyện

- Tiết 43: Luyện nói kể chuyện

- Tiết 83, 84: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

- Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả

* Lớp 7:

- Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người

- Tiết 55, 56: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

- Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

* Lớp 8:

- Tiết 42: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Tiết 54: Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng

* Lớp 9:

- Tiết 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

- Tiết 140: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Ở chương trình hiện hành trung bình mỗi bài là 1 tiết (có bài 2 tiết) cụ thể:

* Lớp 6: 10 tiết

* Lớp 7: 10 tiết

* Lớp 8: 10 tiết

Như vậy chương trình hiện hành nhiều hơn gấp đôi chương trình cũ và rất chú trọng đến kĩ năng nói và nghe nên yêu cầu người thầy phải có phải đầu

tư thời gian để nghiên cứu, học hỏi tìm ra phương pháp tối ưu để đạt được kết quả cao nhất

2.3.2 Vai trò quan trọng của các tiết nói và nghe

Các tiết nói và nghe giúp các em học sinh có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp, tạo điều kiện để các em hoà nhập một cách chủ động với xã hội, tự tin trước cuộc sống Vai trò quan trọng của các tiết nói và nghe nên người thầy phải có kế hoạch, thời gian và học hỏi để hiểu được ý truyền tải trong tiết dạy đến với em nhanh nhất,

dễ hiểu nhất lôi cuốn các em thích học Văn hơn Hiểu được sự quan trọng của các tiết nói và nghe bản thân tôi đã rất tâm huyết với tiết dạy và có sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ giáo án trước khi dạy Đặc biệt, trong mỗi tiết dạy quay video để vừa phát huy những điểm làm được và rút kinh nghiệm những thiếu sót Lựa chọn những bài nói tốt cho những tiết học sau (nếu cần mở lại cho các em xem)

để các em học tập

Trang 8

Cụ thể một tiết nói và nghe

BÀI 3: LỜI NÚI SÔNG Tiết 39

C NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG

ĐỜI SỐNG PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI (Ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)

a Lựa chọn vấn đề cho tiết học

Mỗi một tiết nói và nghe đều có rất nhiều vấn đề để các em lựa chọn, và lớp 8A có 35 em nếu để các em chọn chắc chắn sẽ rất lâu đến hồi kết nên tôi đã đưa ra một số thực trạng của vấn đề để các em lựa chọn Cuối cùng đi đến thống

nhất là chọn vấn đề “Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông?” vì thông qua các thực trạng tôi nêu ra các em thấy vấn đề trật

tự an toàn giao thông cần được đưa ra để thảo luận phù hợp với địa phương và phù hợp với chính các em (Hoằng Quỳ là một xã có hệ thống đường giao thông đường bộ và đường sắt nhất là đường sắt chạy qua 3 thôn: Phúc Tiên, Trọng Hậu, và Đông Khê nên an toàn giao thông luôn được chú ý) và giao cho các em

về tìm hiểu nhất là giao thông ở chính nơi các em ở trong tiết trước Đây là khâu rất quan trọng vì tiết học có thành công hay không là nhờ phần lớn vào sự chuẩn

bị của các em, đồng thời khắc sâu cho các em khi làm một việc gì thì đều phải chuẩn bị tốt khâu chuẩn bị để các em có ý thức trách nhiệm trong việc chuẩn bị một vấn đề gì cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng

b Giới thiệu bài bằng việc tạo tình huống qua xem 1 video và trả lời câu hỏi

Bài học về sự chịu trách nhiệm – Kỹ năng sống

Theo dõi video và cho biết, video đề cập đến vấn đề gì? Em có suy nghĩ

gì về vấn đề đó?

HS xem video và chia sẻ

GV dẫn vào bài học: Các em thân mến! Sống có trách nhiệm chính là yếu

tố quan trọng giúp con người tiến gần đến thành công hơn Những người sống

có trách nhiệm luôn được người khác tin tưởng, kính trọng Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một vấn đề phù hợp với lứa tuổi học sinh – ý thức trách nhiệm của học sinh với cộng đồng.

c Gây hứng thú cho HS bằng việc xem video đề bổ sung vào phần thảo luận của mình (nếu cần)

Đây cũng là một nội dung cho tiết học bớt khô khan và thu hút sự tập trung cao độ của các em vì đó là những hình ảnh, số liệu thực đã xảy ra khi người dân tham gia giao thông Chắc chắn khi chuẩn bị bài ở nhà nhiều em cũng chưa xem hết những video, những hình ảnh, và các con số qua các năm của giao thông Việt Nam Từ đó, các em có thể bổ sung vào phần chuẩn bị của mình

d Học sinh lên điều hành và làm thư kí ghi chép lại diễn biến của phần thảo luận

Tôi thấy đây là khâu mà các em rất hứng thú, khi được cử em nào cũng cố gắng thể hiện vai trò của mình Cứ xong mỗi tiết nói và nghe qua đi tôi cảm

Trang 9

thấy các em lớn hơn ở khâu này, cũng biết chau chuốt từ ngữ, sử dụng yếu tốt phi ngôn ngữ để truyền cảm hứng cho các bạn Các em biết lắng nghe, gọi nhận xét và tự mình tổng kết các ý kiến của các bạn như một “MC” chính hiệu Trong tiết học này, bạn dẫn chương trình là Lê Thị Ngọc Ánh đã làm tốt nhiệm vụ của mình, với 5 bạn tham gia thảo luận, xong mỗi thảo luận bạn mời các bạn nhận xét để rút kinh nghiệm Từ lớp 6 đến lớp 8 đến tiết này được 23 lần thực hiện nhiệm vụ nói và nghe nên các em cũng đã quen với cách tổ chức, thực hiện Nhiều bạn dẫn chương trình rất tốt góp phần truyền cảm hứng cho các bạn trong lớp và không ngai nói trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà nhà trường tổ chức

Lê Thị Ngọc Ánh - bạn dẫn chương trình

e Kết hợp giữa nói và đưa ra những minh chứng cụ thể

Nói và nghe Đó là hai kĩ năng chính trong tiết học này để nói không nhàm và người nghe không chán là vấn đề chủ chốt mà người thầy cần tập trung làm tốt Đó là điều mà tôi trăn trở nhất vì nói khác viết, mà nhất là nói trước tập thể đông người, để cho tất cả mọi người đều tập trung nghe thì người nói phải chuẩn bị chu đáo, với tư thế chủ động, bình tĩnh, tự tin kết hợp với các yếu tốt phi ngôn ngữ không gây phản cảm là điều rất khó Chính vì thế ở mỗi tiết tôi đều có phương pháp linh hoạt để kích thích các em làm tốt phần chuẩn bị của mình Như trong khâu các em chuẩn bị tôi cũng đưa ra đề nghị có thưởng nếu

em nào khi thực hiện phần chuẩn bị có các minh chứng cụ thể sẽ được thêm điểm Hoặc khi trình bày bài nói, nếu các em nói tốt có thể thưởng cho các em bằng hiện vật như cây bót, cuốn sách…Hoặc khi các em chăm chú nghe và nhận xét tốt bài của bạn cũng cho các em điểm Khuyến khích thể để kích thích sự hăng hái cho các em vì việc vừa chuẩn bị bài nói vừa tìm minh chứng mất nhiều thời gian nên đưa thêm mục thưởng các em sẽ thích hơn Và trong tiết học này

em Trần Hạ An chuẩn bị rất tốt Không chỉ bài nói mà còn kết hợp cả các minh chứng Điều đáng khen khi bạn nói đến đâu có minh chứng phù hợp Rất nhịp nhàng Tôi thấy khi bạn An nói các bạn chăm chú nghe và khi hết vỗ tay to để khen ngượi bạn Tôi thiết nghĩ cứ qua một tiết nói và nghe, một em chuẩn bị chu đáo sẽ giống như một ngọn lửa kích thích các em tiết sau sẽ làm được giống bạn

Trần Hạ An trình bày bài nói

e Nhận xét và rút kinh nghiệm giờ dạy

Những tiết nói và nghe, giáo viên chỉ đóng vai trò phụ trợ, hướng dẫn các

em và tổng kết, nhận xét và rút kinh nghiệm giờ dạy Nói như vậy vì ai theo dõi

cả tiết học thì đều thấy giáo viên ít tham gia vào nhiệm vụ, ít nói chỉ có các em làm việc là chính Nhưng để được kết quả như vậy người thầy phải kiên trì và

Trang 10

dày công, mỗi tiết nói và nghe, giáo viên phải chỉ ra được những điểm mạnh đã làm được để phát huy cũng như những điểm hạn chế để rút kinh nghiệm Không những thế khâu chuẩn bị của các em giáo viên không chỉ hướng dẫn mà còn hỗ trợ, giúp các em những mặt, những vấn đề các em còn băn khoăn, nhiều khi còn giúp các em tìm minh chứng Có như vậy, các em mới có thêm động lực để chuẩn bị tốt phần việc của mình

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

Tôi áp dụng những giải pháp này trong các tiết nói và nghe thấy hiệu quả cao, bản thân tuy phải sát sao hơn với các em nhưng khi các em thực hiện thành

công nhiệm vụ của mình cảm thấy vui và thoải mái Các em được tôi luyện và

góp phần vào việc phát triển năng lực, phẩm chất HS: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thuyết trình, năng lực phản xạ nhanh… Chất lượng tiết học nói và nghe cũng vì thể được nâng lên rõ rệt

* Kết quả về mức độ hứng thú với những tiết học nói và nghe:

Tổng

số HS Thời điểm

Rất thích Bình thường Không thích

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ%

35 Cuối học kì II - Lớp

8

Kết quả có sự thay đổi rõ rệt so với khảo sát lớp 6 Đến bây giờ việc chuẩn bị bài của các em tôi không phải hướng dẫn, hỗ trợ nữa Các em đã nhận thức được việc chủ động làm chủ kiến thức và biết cần làm gì với những yêu cầu của tiết học, Cho nên mới nói việc tạo “sân chơi” cho các em là rất quan trọng, người thầy phải tin tưởng các em, để các em thấy được mình cũng có vai trò quan trọng ở “sân chơi” đó thì các em sẽ bộc lộ hết điểm mạnh của mình, lúc đó giáo viên sẽ thấy hài lòng với các em

3 Kết luận, kiến nghị

3.1 Kết luận

Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Ngữ văn Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm hồn, giúp các em linh hoạt hơn trong giao tiếp, điều khiển được hành vi, lời nói của mình Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn Ngữ văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim Người thầy đóng vai trò chủ đạo vừa hướng dẫn vừa kích thích niềm đam mê ở các em vừa

là người truyền lửa dẫn các em đến với thế giới của người sáng tác để các em thả hồn vào mới thấy hết được cái đẹp của văn chương Các em mới yêu môn học và có chính kiến của mình về môn học trước những người định hướng như

bố mẹ, anh chị Sau khi nghiên cứu, tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân người dạy và người học sẽ có cái nhìn mới mẻ, tích cực hơn Từ đó, rất hi vọng kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn, các em sẽ yêu thích, ham mê môn văn hơn nữa Cho nên, để được như vậy đòi hỏi giáo viên – học sinh làm tốt những việc sau:

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w