1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh tìm hiểu vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong một số văn bản thơ ở trong và ngoài chương trình ngữ văn thpt bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống

17 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong một số văn bản thơ ở trong và ngoài chương trình ngữ văn THPT bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Trường học Không xác định được từ văn bản
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản Không xác định được từ văn bản
Thành phố Không xác định được từ văn bản
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 112 KB

Nội dung

Đó là những lí do tôi chọn đề tài “Đi tìm vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong một số tác phẩm thơ hiện đại” làm đối tượng viết sáng kiến kinh nghiệm này.. Ở chương trình Sách giáo khoa mới,

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU……… 1

1 Lí do chọn đề tài……… 2

2 Lịch sử vấn đề……… 2

3 Mục đích nghiên cứu………3

4 Phương pháp nghiên cứu……… 4

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái niệm Tứ thơ, cấu tứ và vẻ đẹp cấu tứ trong một số thi phẩm 1 Tứ thơ……… 6

2 Cấu tứ……… 7

3 Ví dụ về tứ thơ và cấu tứ……….9

3.1 Vẻ đẹp tứ thơ và cấu tứ trong bài thơ Tây tiến - Quang Dũng……….9

3.2 Vẻ đẹp tứ thơ và cấu tứ bài thơ Việt Bắc- Tố Hữu……….11

Chương 2: Tìm vẻ đẹp cấu trúc nhịp thơ……… 13

Kết quả thu được……… 16

PHẦN KẾT LUẬN……… 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 18

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Vẻ đẹp của văn chương luôn ẩn ở đằng sau những lớp ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản Văn chương dùng ngôn từ để miêu tả, cảm nhận và khái quát tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống Bởi vậy những đứa con tinh thần được họ sản sinh ra thường mang đến cho độc giả niềm vui và niềm đam mê khám phá

1.2 Sử dụng ngôn từ, cấu tứ, hình ảnh, nhịp điệu trong thơ trữ tình là cách để thi nhân bộc lộ những tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo và qua đó tạo sự thu hút lôi cuốn đặc biệt vì từ ngữ dành cho thơ ca là sự hàm súc cô đọng tinh lọc và nhiều khi có cả sự thăng hoa Đối với các nhà thơ hiện đại ngôn từ và việc sử dụng ngôn từ lại càng có những điều thú vị hơn Nguyễn Đình Thi quan niệm về

thơ “Thơ là tư tưởng hình tượng quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo

ra cái toàn thể viết bằng cả tâm hồn chứ không chỉ bằng ý thức” Chính vì thế

tìm hiểu nhịp điệu trong thơ là rất quan trọng

1.3 Các nhà soạn giả đã đưa vào sách Ngữ Văn ở trường phổ thông trung học ( Bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo ) yêu cầu người giáo viên phải có kiến thức toàn diện vững vàng Nhất là những kiến thức Cấu tứ-khâu then chốt, mang tính khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung

và sáng tạo thơ nói riêng Về yếu tố tượng trưng trong thơ- yếu tố đóng vai trò quan trọng tạo nên tính chất tượng trưng của bài thơ Thông qua dạy ngữ văn học sinh có thể nắm được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

1.4 Với việc định hướng hỗ trợ giáo viên và học sinh đối với phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập qua bộ sách giáo khoa mới, học sinh cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, từ đó phát triển phẩm chất và năng lực của chương trình yêu cầu

Hơn nữa thông qua việc định hướng tác phẩm, giáo viên khơi dậy trong học sinh niềm yêu thích văn chương, khám phá các giá trị Chân, Thiện, Mĩ trong sáng tạo nghệ thuật của thơ ca, đồng thời cũng tăng cường thêm vốn từ vựng cho

Trang 3

1.5 Với chương trình mới, Sách giáo khoa Ngữ văn 11- Kết nối tri thức với cuộc

sống, học sinh được tiếp cận văn bản Thuyền và biển của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh,

Tràng giang ( Huy Cận), Con đường mùa đông của Đại thi hào văn học Nga

Puskin Bên cạnh đó, một số bài thơ được nhiều thế hệ độc giả yêu mến cùng

những bài thơ rung động tâm hồn người đọc như: Tây Tiến, Việt Bắc, Sóng… Vì

vậy, tiếp cận đầy đủ vẻ đẹp của những tác phẩm thơ không phải điều dễ dàng

Đó là những lí do tôi chọn đề tài “Đi tìm vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong một số tác phẩm thơ hiện đại” làm đối tượng viết sáng kiến kinh nghiệm này.

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Ở chương trình Sách giáo khoa mới, yêu cầu về đánh giá giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn chương gồm nhiều yếu tố, trong đó yêu cầu về đánh giá giá trị thẩm

mĩ của cấu tứ, hình ảnh… trong thơ trữ tình là một trong các yếu tố cơ bản– đã tạo ra một số khó khăn trong quá trình dạy học bởi những quan điểm khác nhau

về lí luận văn học, bởi bản chất cấu tứ là một yếu tố có tính hệ thống, bao quát nội dung toàn bài thơ, để phân tích được đòi hỏi khả năng khái quát, khả năng phân tích liên hệ và kinh nghiệm thẩm mĩ nhất định (Có nhiều quan điểm về ý thơ, tứ thơ và cấu tứ trong thơ trữ tình Mỗi quan điểm đều có cái lí của nó Vấn

đề là chọn quan điểm nào để thuận lợi cho quá trình dạy đọc hiểu văn bản thơ trữ tình với đối tượng là học sinh lớp 11)

2.2 Giáo sư tiến sĩ Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ

nghĩa”(NXB-ĐHQG-1997) đã đưa ra ý kiến chân thực về Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận - Đối với người Việt Nam thông thường buổi chiều mặt trời xuống núi

vì nước Việt nam tựa lưng vào miền núi phía Tây mà ngoảnh mặt ra phía Đông

thành ra cách nói “Mặt trời xuống biển” rất bất ngờ Song đó là cách nói thực.

Bởi vì lúc này vị trí đoàn thuyền đã ở giữa biển cả Đã ở giữa biển thì mặt trời lặn hay mọc đều trên biển Câu thơ mở đầu vẽ ra cảnh trời đất mênh mông bốn bề bao phủ đoàn thuyền đánh cá nhỏ nhoi Không nói được cái thực đó thì làm sao hiểu được câu thơ- Đây là một yếu tố để tiếp cận vẻ đẹp văn bản

2.3 Bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) có đoạn:

“Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác

Trang 4

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Nhờ hệ thống các từ “thăm”, “ôi”, cách xưng hô “Con- Bác”, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ “ Bão táp mưa sa ” Nhờ cách diễn đạt này mà khổ thơ trong tâm trạng

xúc động thể hiện lòng đoàn kết, sự mạnh mẽ và tinh thần bất khuất của người Việt Nam Hình ảnh hàng tre là biểu tượng của những chiến sĩ canh giữ giấc ngủ bình yên cho Bác, là tượng trưng cho sức sống và trung thành của dân tộc Việt Nam Nếu độc giả không tiếp cận ở những khía cạnh trên thì cảm nhận sẽ phiến diện

2.4 Nhà xuất bản Khánh Hòa cuốn “Bình luận văn học Xuân Diệu - Huy Cận” có

đoạn bình về nghệ thuật dùng từ láy thành công của Xuân Diệu trong bài “Thơ duyên” dùng với âm điệu rất đạt:

Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều

Đây là mấy nét thanh thanh sinh động

Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân

2.5 Giới nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật có khá nhiều bài viết nói về cách sử dụng trong thi pháp thơ hiện đại Đặc biệt trong Chương trình giáo dục mới mang tính hiện đại, sách giáo khoa mới theo xu hướng hội nhập thì việc định hướng cho Học sinh cách khai thác vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình…

là điều vô cùng quan trọng và bổ ích

3 Mục đích nghiên cứu:

Những kiến thức về tiếng Việt đặc biệt là cách sử dụng cấu tứ và hình ảnh, nhịp điệu… như thế nào cho hợp lý ở mọi phong cách văn bản

Đề tài này làm cơ sở cho việc học tập nhất là phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy học sinh PT trong thời đại hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

- Tìm hiểu vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong một số văn bản thơ ở trong và ngoài chương trình ngữ văn THPT- Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống

- Trên con đường tìm hiểu vẻ đẹp của thi phẩm bất kì về cấu tứ, hình ảnh…

- Đối tượng là HS THPT

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài với khả năng có hạn, tôi sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp so sánh đối chiếu

- Phương pháp thống kê, miêu tả

- Phương pháp tổng hợp khái quát, hệ thống hoá kết hợp với phương pháp phân tích ngôn ngữ văn học

NỘI DUNG Chương 1: Khái niệm Tứ thơ, cấu tứ và vẻ đẹp cấu tứ trong một số thi phẩm

Trang 6

Tứ thơ (hay thi tứ) và cấu tứ là những yếu tố quan trọng của một bài thơ, giúp nhà thơ dựng lên hình ảnh, cảm xúc, ý nghĩa, hình tượng cho tác phẩm của mình, đồng thời thể hiện tài năng của tác giả Tứ thơ và cấu tứ là khái niệm quen thuộc trong thơ ca, nhưng lại là những khái niệm khá trìu tượng, mơ hồ, làm khó

đa phần học sinh khi tìm hiểu về thơ ca Tứ thơ, cấu tứ là linh hồn của bài thơ, là cái làm toát lên vẻ đẹp, sắc thái của bài thơ, cũng là nét nhận diện phong cách làm thơ của các tác giả Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những bài thơ hay thường có cấu tứ và tứ thơ độc đáo, thể hiện tài năng chắp bút của tác giả Tứ thơ

là ý tưởng bao quát toàn bộ bài thơ, thể hiện bằng xúc cảm, suy nghĩ, cấu tứ là nghệ thuật của bài thơ thể hiện qua câu từ, nghệ thuật sử dụng

1 Tứ thơ

Tứ thơ (thi tứ) là ý tưởng bao trùm toàn bộ bài thơ, biểu hiện trong sự liên kết bằng những xúc cảm, suy nghĩ và hình ảnh, biểu hiện trong dạng cấu tạo và phát triển của hình tượng thơ Tứ không phải là một ý tưởng trừu tượng mà là ý tưởng đã hiện hình cụ thể trong một sắc thái đời sống, qua một hình ảnh, một tâm trạng, một suy nghĩ được chọn làm điểm tựa cho sự vận động của cảm xúc Tứ quy định một phần giá trị của bài thơ Tuy nhiên, từ cái tứ chung đến bài thơ là cả một chặng đường dài Người viết phải hướng sự vận động của cảm xúc, suy nghĩ

và hình ảnh phù hợp với tứ thơ

- Tứ thơ mang nội hàm khám phá ᴄhủ уếu ở ba уếu tố ᴄhính: kháᴄ thường, độtếu ở ba уếu ở ba уếu tố ᴄhính: kháᴄ thường, độtếu tố ᴄhính: kháᴄ thường, đột biến, bất ngờ Một bài thơ gọi là ᴄó tứ, phải ít nhất ᴄó một trong ba уếu ở ba уếu tố ᴄhính: kháᴄ thường, độtếu tố ấуếu ở ba уếu tố ᴄhính: kháᴄ thường, đột, haуếu ở ba уếu tố ᴄhính: kháᴄ thường, đột nói ᴄáᴄh kháᴄ, không ᴄó khám phá thì không thành tứ ᴠà không thành thơ, ᴄhỉ là ᴠăn ᴠần giống như thơ mà thôi Như vậy, tứ thơ là đặc sản của tâm hồn thơ - nó chứng tỏ tác giả đã có cái nhìn thẩm mĩ, cái nhìn thế giới sự vật độc đáo, phát hiện những khía cạnh tinh vi, những khía cạnh mà các nhà sử học không ghi hết được nhưng lại là bộ phận sống động nhất của lịch sử - những trạng thái tâm hồn con người trong một thời đại

+ Là hình tượng bao trùm toàn bộ bài thơ, tứ thơ có ý nghĩa chỉ đạo kết cấu bài thơ, làm nổi bật chủ đề

Trang 7

+ Để diễn đạt một dung lượng lớn những suy nghĩ, tình cảm, xúc động, nhà thơ

có thể dùng thế liên hoàn: từ một tứ lớn, nhà thơ có thể triển khai thành các tứ bộ phận nhỏ hơn kết hợp trong một trật tự hợp lý Cũng có khi nhà thơ từ một ấn tượng riêng, cảm xúc riêng ròi nảy nở ra, dẫn dắt mãi lên thành dòng suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng rồi tạo thành tứ lớn

+ Giá trị của tứ thơ: tạo nên sức sống lâu bền của thơ trong lòng độc giả

Có khi bài thơ bị quên đi nhiều câu song người đọc vẫn nhớ một khổ thơ, một vài câu thơ nào đó vì nó tạo được hình tượng, thể hiện được một ý tưởng trọn vẹn, có

số phận, có sức sống riêng - đó là tứ nhỏ trong bài thơ, góp phần làm sáng tỏ chủ

đề Tứ lớn trong bài thơ là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm Tứ lớn mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện riêng biệt, độc đáo của nhà thơ

- Tìm vẻ đẹp tứ thơ trong một số tác phẩm Thơ hiện đại

+ Trong bài thơ "Sóng" Xuân Quỳnh, đó là những con sóng không bao giờ đứng yên, nó lan mãi ra xa phía ngoài biển cả để rồi lại hướng về phía bờ (Hướng về biển để hòa nhập với cuộc đời, hướng về bờ để tự bộc lộ chính mình - trọn vẹn, tận độ) Hòa mình vào biển khơi, sóng sẽ trở thành vĩnh cửu, bất tử Tình yêu của con người cũng như sóng, sẽ trở thành bất tử khi hòa nhập vào với biển lớn cuộc đời

+ "Đất nước" Nguyễn Đình thi là Mùa thu bao giờ cũng rất đẹp và gợi cảm Trong quá khứ xưa, lúc mùa thu đẹp nhất trong không gian Hà Nội, người đã phải dứt áo ra đi vì nhiệm vụ Trong hiện tại của không khí tự do này, nhớ lại thu xưa mà càng thêm phơi phới lòng với mùa thu hiện tại Chặng đường từ quá khứ đến hiện tại này đã phải trải qua bao đau thương mất mát, vất vả hi sinh Cho nên, đứng trước vẻ tươi thắm rạng ngời của mùa thu Việt Bắc hôm nay càng thêm yêu quý và tự hào hơn về lịch sử những năm kháng chiến

2 Cấu tứ

- Cấu tứ, một yếu tố quan trọng khác của thơ, nằm ở sự pha trộn giữa hình ảnh và

ý nghĩa; càng nhiều trải nghiệm về hình tượng, càng khéo léo khai thác ý nghĩa

Trang 8

sâu sắc Đơn giản, cấu tứ là việc biến đổi ý tưởng thành cảm xúc và hình ảnh, mang đến cho bài thơ sự linh hoạt và sâu lắng

- Cách cấu tứ trong thơ:

+ "Cấu": xây dựng, sắp xếp, liên kết

+ "Tứ": ý nghĩ - trong thơ, sự suy nghĩ gắn liền với tình cảm và biểu hiện ra thành hình ảnh

Cấu tứ là cách xây dựng, sắp xếp và liên kết những ý nghĩ, cảm xúc và hình ảnh thành các hình tượng mang ý tưởng trung tâm của toàn bộ bài thơ

+ Xét trong quá trình sáng tác, cấu tứ là hành động tư duy để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật Cái kì diệu của cấu tứ là làm cho tinh thần nhà văn gặp gỡ với

sự việc khách quan (hình và ý gặp nhau)

+ Xét như một thành quả sáng tạo, cấu tứ là sự cắt nghĩa, lí giải, khái quát hiện tượng đời sống bằng một hình tượng tổng quát có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tưởng và miêu tả nghệ thuật trong tác phẩm Tức là xây dựng một ý tưởng bao quát toàn bài, liên kết những cảm xúc, suy nghĩ và hình ảnh biểu hiện trong dạng cấu tạo và phát triển của hình tượng thơ

Vậy, cấu tứ là cách cấu tạo và phát triển của hình tượng thơ:

+ Tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, một cách nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm Cấu tứ là một hình thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó

+ Để cấu tạo tứ, trước hết phải có tình Song những tình cảm phải được tổ chức lại chặt chẽ và phục vụ cho chủ đề chung của toàn bài thơ để tình cảm không bị phân tán, ý tưởng được liên kết lại trong một cấu tạo chung và phát triển một cách hợp lý

Tuy nhiên, có tư tưởng hay chưa hẳn có một sáng tác hay Tứ thơ phải được đắp bồi cụ thể bằng cảm xúc, hình ảnh và ngôn ngữ chọn lọc Có những sáng tác mà tứ được tạo thành gần gũi nhau nhưng vẫn mang sắc thái và gương mặt riêng biệt

Trang 9

3.1 Tứ thơ và cấu tứ trong bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

1 Tứ thơ.

Đó là con đường lên miền Tây Bắc của Tổ quốc với đèo cao, dốc đứng hoang vu, hiểm trở mà cũng đầy thơ mộng với những vẻ đẹp tuyệt vời Trên con đường ấy, những chàng trai Hà Thành dũng cảm hào hoa đã ra đi chiến đấu, có người nằm lại mãi mãi nơi chiến trường song hình ảnh của họ sẽ bất tử trong lòng đất mẹ quê hương và sẽ bất tử trong lòng những người còn sống Và mảnh đất Tây Bắc của Tổ quốc vô cùng khắc nghiệt, đầy ắp hiểm nguy sẽ trở thành kỉ niệm không thể nào quên chính bởi vì nó chứa đựng cả cuộc sống và cả một phần đời không thể nào quên của những con người dám sống và dám dâng hiến đời mình cho Tổ quốc

2 Cấu tứ.

- Cảm xúc: Đó là nỗi nhớ da diết, cồn cào mãnh liệt choán ngợp cả tâm hồn Đó

là niềm xúc động mãnh liệt khi kỉ niệm ùa về tràn ngập trong tâm hồn Và là nỗi đau hòa quyện với niềm tự hào, ngưỡng mộ

- Suy nghĩ: Núi rừng Tây Bắc xa xôi lạ lùng mà quyến rũ vô cùng với người lính trẻ Cuộc sống ở Tây Bắc độc đáo trong những sinh hoạt văn hóa và dữ dội trong

vẻ hoang vu hiểm trở đầy bí ẩn của thiên nhiên Người lính với chất trẻ trong tâm hồn và sự trong sáng của lý tưởng, lẽ sống đã hết mình trong những cảm xúc lãng mạn và cũng trọn vẹn trong sự dâng hiến cho Tổ quốc, quê hương Chính cuộc sống hết mình ấy đã khiến họ trở thành bất tử

- Hình ảnh: Thiên nhiên Tây Bắc với đèo cao, dốc nối dốc, thẳng đứng, mây núi, mưa rừng, cọp vờn, thác đổ Cuộc sống giữa thiên nhiên Tây Bắc: thi vị với khói sương bảng lảng, hoa lau phơ phất, hồn lau lẩn quất, dáng người thật mảnh, con thuyền thật nhỏ, dòng nước thật dữ dội và cỏ hoa cũng thật tình tứ với con người Đêm lễ hội: ánh sáng của đuốc, âm thanh của khèn và bóng dáng thiếu

nữ Người lính: diện mạo khác lạ (vừa khắc khổ vừa dữ dằn), tư thế lẫm liệt (một

đi không trở lại), ngay trong cái chết, sự hi sinh vẫn tỏa ra hào quang của một tinh thần bất khuất Con đường lên Tây Bắc: xa xôi, mờ mịt và hiểm trở vì nó đi qua bao miền đất lạ để hướng ra chiến trường

Trang 10

* Dạng cấu tạo và sự phát triển của hình tượng thơ:

- Cấu tạo song hành, đan cài hai hình tượng - hình tượng không gian Tây Bắc hoang dã, hùng vĩ và mĩ lệ; hình tượng người lính oai dữ mà tinh nghịch, hào hoa

mà cũng rất hào hùng

- Sự phát triển của hình tượng thơ:

+ Hình tượng không gian Tây Bắc được khám phá và tái hiện ở không gian ba chiều: chiều lên cao ngất, ngước mãi lên vẫn không có điểm dừng (thăm thẳm, ngàn thước lên cao, súng ngửi trời); chiều xuống cũng gợi gian khổ hiểm nguy không kém ("ngàn thước xuống" từ đỉnh núi, đến lưng chừng là "thác gầm thét"

và tận cùng là mặt sông "gầm lên khúc độc hành"); chiều ngang mở rộng hút tầm mắt trong mưa mù và sương núi mà hình ảnh "nhà ai" đầy phiếm chỉ ở xa xôi như một dấu chấm nhòe Trong ba chiều không gian ấy, núi rừng Tây Bắc hiện lên vừa hoành tráng, hùng vĩ, hiểm trở đến kì lạ, vừa thơ mộng huyền ảo lung linh rực rỡ đến kì lạ vừa không hiếm những nét bình dị thân thương ấm áp đến lạ lùng

+ Hình tượng người lính được khám phá từ diện mạo đến nội tâm, từ tư thế đến

lý tưởng, lẽ sống Nếu hình tượng không gian vận động theo nhiều chiều để đạt đến giới hạn tối đa của sự phóng khoáng thì hình tượng con người chỉ vận động theo hướng làm sáng lên chân dung bất khuất của tâm hồn với lẽ sống cao cả: từ tinh nghịch đến nghiêm trang, từ trẻ trung đến sâu sắc, từ cái oai dữ của diện mạo đến cái cao cả, bất khuất của tư thế, của lý tưởng, lẽ sống Tây Tiến như nén tâm nhang tưởng nhớ tới đồng đội, đồng chí của nhà thơ “ Xứ Đoài mây trắng”

3.2 Tứ thơ và cấu tứ bài thơ Việt Bắc- Tố Hữu

1 Tứ thơ.

Vùng đất chiến khu Việt bắc đã trải qua bao tháng ngày gian khổ, vất vả

mà cũng tràn đầy những niềm vui cuộc sống và niềm vui kháng chiến Trong giờ phút chia tay, tất cả đã trở về trong kí ức thật xúc động và thiêng liêng Nhưng lần chia tay này không phải để cách xa mà chia tay song cũng là gắn bó bên nhau

vì ta đã giành được độc lập, ta đã có Đảng, có Bác Hồ, có Nhân dân cần cù mà

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w