1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Cuối Kỳ Công Nghệ Tiền Điện Tử Và Hệ Thống Thanh Toán Điện Tử.pdf

21 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Nghệ Tiền Điện Tử Và Hệ Thống Thanh Toán Điện Tử
Tác giả Lâm Nhựt Thịnh, Thái Tuấn Kha, Nguyễn Tuấn Hưng, Trần Thanh Trúc
Người hướng dẫn GVHD Lê Đức Quang Tú
Trường học Đại học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Công Nghệ Tài Chính
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 5,46 MB

Nội dung

Khái quát fintech: Fintech - viết tắt của từ financial technology công nghệ tài chính - nhằm chỉnhững công ty áp dụng công nghệ để cải thiện, cung cấp dịch vụ tài chính.Fintech ra đời nh

Trang 1

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

CÔNG NGHỆ TIỀN ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 3

MỤC LỤC

I Sơ lược sự phát triển của Fintech tại Việt Nam: 6

1 Khái quát fintech: 6

2 Thành phần trong lĩnh vực fintech: 6

3 Sản phẩm của fintech: 6

4 Tình hình hoạt động và phát triển của fintech tại tại việt nam: 6

4.1 Lịch sử hình thành: 7

4.2 Hệ sinh thái fintech hiện tại tại VN: 8

II Tác động của Fintech lên thị trường tài chính Việt Nam: 9

1 Tác động của Fintech đến thị trường: 9

2 Tác động của Fintech đến khách hàng: 10

3 Tác động của Fintech đến các ngân hàng: 10

3.1 Tác động tích cực: 10

3.2 Tác động tiêu cực: 11

III Đề xuất một số những biện pháp để hỗ trợ sự phát triển của Fintech: 13

1 Nhanh chóng hoàn chỉnh và ban hành bộ khung pháp lý cho Fintech tại Việt Nam: 13

2 Tạo điều kiện phát triển toàn diện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam: 15

3 Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng: 16

4 Chú trọng vào sự hợp tác giữa ngân hàng truyền thống và Fintech: 17

5 Phổ cập kiến thức, đẩy mạnh truyền thông: 19

IV Kết luận: 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Hệ sinh thái fintech tại Việt Nam

Hình 2: Mức độ nhận diện của các ví điện tử tại Việt Na m

Hình 3: Những khó khăn của ngân hàng khi tiếp cận với Fintech

Hình 4: Các phương thức hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng 1 Hình 5: Hội nghị Ban Chỉ đạo Fintech NHNN lần thứ nhất 14

Hình 6: Tọa đàm “Thúc đẩy triển khai cơ chế Sandbox trong kinh tế

chia sẻ tại Việt Nam 16

Hình 7: Sinh viên chuyên ngành Công nghệ tài chính trường Đại học Kinh Tế - Luật tham quan công ty Momo vào năm 2019 17

Hình 8: Phân loại các mô hình hoạt động của Fintech Việt Nam năm

2019 18

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

I Sơ lược sự phát triển của Fintech tại Việt Nam:

1 Khái quát fintech:

Fintech - viết tắt của từ financial technology (công nghệ tài chính) - nhằm chỉnhững công ty áp dụng công nghệ để cải thiện, cung cấp dịch vụ tài chính.Fintech ra đời nhằm cạnh tranh với các phương pháp tài chính truyền thống.Thanh toán điện tử, hợp đồng thông minh, vay ngang hàng P2P, là những sảnphẩm của công nghệ tài chính Có thể nói, fintech là đại diện cho sản phẩm cáchmạng 4.0 của ngành tài chính- ngân hàng

- Các công ty fintech: đây là các công ty chuyên cung cấp các mô hình,phương pháp công nghệ trong tài chính Khách hàng của các công tyfintech là các định chế tài chính và các khách hàng Hiện nay, các công tyfintech và các định chế tài chính đang hợp tác với nhau nhằm có lợi chohai bên trong công cuộc chạy đua cách mạng 4.0

- Khách hàng: Đây là nhóm mục tiêu mà các công ty fintech lẫn các địnhchế tài chính nhằm hướng tới Khách hàng ở thị trường fintech có bướcchuyển mình đáng kể so với thị trường tài chính truyền thống Họ sử dụngcác công nghệ như máy tính, điện thoại, để giao dịch Các hợp đồng, cácphương thức thanh toán, thủ tục vay, nhanh hơn, tiện lợi hơn so với thịtrường truyền thống

- Đối với back-office: các sản phẩm fintech hỗ trợ trong việc lưu trữ hồ sơ,phân tích dữ liệu, kế toán, nhằm hỗ trợ chính các công ty fintech và cácđịnh chế tài chính

Trang 7

4 Tình hình hoạt động và phát triển của fintech tại tại việt nam :

4.1 Lịch sử hình thành:

Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra, đây là cuộc khủng hoảng

có tác động lớn đến fintech Chính cuộc khủng hoảng này, niềm tin của ngườidân về sự ổn định của hệ thống ngân hàng bị giảm, đây chính là xúc tác đểfintech phát triển ở các quốc gia dần dần xuất hiện những dịch vụ tài chính mới

và nhận được sự ủng hộ nhờ chi phí rẻ, thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu củangười dùng Tuy nhiên, ở các quốc gia khác nhau sẽ có chính sách khác nhau để

hỗ trợ cho sự phát triển của loại hình tài chính này

Tại Việt Nam, các chính sách pháp lý vào thời điểm đó đến ngày nay ngày càngđược nới lỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty fintech nhưng vẫn chưabắt kịp được sự phát triển của công nghệ fintech

Vào năm 2008, NHNN đã cho phép các công ty ngoài ngân hàng cung cấpcác dịch vụ tài chính nhằm thí điểm và nghiên cứu thị trường Đến nay, các điềuluật dần dược rõ ràng hơn, NHNN đã cấp phép cho hơn 25 tổ chức trung gianthanh toán tại Việt Nam Bên cạnh các tổ chức này, Việt Nam còn các startupphát triển trong lĩnh vực fintech như cho vay, đầu tư, chuyển tiền,

Vào tháng 3/2017, NHNN (NHNN) đã ban hành Quyết định số NHNN thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) Đây làquyết định có bước ngoặt lớn thể hiện động thái nỗ lực phát triển môi trườngfintech tại Việt Nam của chính phủ Nhờ quyết định này, một khung hành langpháp lý sẽ được nghiên cứu hình thành trong tương lai trước tình hình phát triểnmạnh mẽ của fintech tại Việt Nam

328/QĐ-Tháng 9/2021, chính phủ ban hành nghị định thử nghiệm fintech có kiểmsoát trong lĩnh vực ngân hàng Đây được xem là động thái quyết liệt của chínhphủ trong việc thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và phùhợp với mục tiêu chính phủ đặt ra “Chính phủ và kỷ nguyên kinh tế số” trongcách mạng 4.0

Tuy nhiên, Việt Nam cần thử nghiệm sau đó mới tham gia vào Sandbox.Trên thế giới, việc thử nghiệm fintech trong lĩnh vực ngân hàng thường 6-12tháng, tuy nhiên tại Việt Nam thời gian thử nghiệm có thể mất lâu hơn từ 1-2năm Sau đó, để được tham gia vào sandbox các doanh nghiệp cần phải hoànthành thủ tục và nộp đơn đăng ký thì mới có thể tham gia được

Nhìn chung, các chính sách của chính phủ khá quyết liệt, mạnh mẽ, tuynhiên vẫn chưa đáp ứng kịp được sự phát triển của fintech Chính phủ nên cónhững chính sách nhanh chóng hơn đối với fintech Cần dung hòa được lợi íchhai bên, thuận lợi cho các công ty fintech gia nhập Sandbox, chính phủ dễ quản

lý òng tiền và thuế

Trang 8

4.2 Hệ sinh thái fintech hiện tại tại VN:

Hình 1 : Hệ sinh thái fintech tại Việt Nam

Nguồn: ictvietnam.vn

Tại Việt Nam, fintech phát triển nhanh chóng đã tạo ra hệ sinh thái đa dạng,phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng Một số mảng phổ biến tại ViệtNam như trung gian thanh toán, cho vay ngang hàng, ngân hàng số, tài chính cánhân,

Trung gian thanh toán: đây là thành phần nổi bật nhất tại thị trường

fintech Việt Nam Trung gian thanh toán tại Việt Nam đang có đóng góptích cực và mạnh mẽ tới người dùng, dần dần thay đổi được thói quen củangười dùng từ thanh toán tiền mặt đến thanh toán không dùng tiền mặt.Cùng với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử, các trung gianthanh toán như Momo, Zalopay, ShopeePay, đã kết hợp với các ngânhàng để tạo nên một hệ sinh thái thanh toán tại Việt Nam với chi phí rẻhơn, thuận tiện hơn nhưng vẫn đạt được bảo mật cao Các ngân hàng vàcác fintech không ngừng hợp tác và mở rộng đa dạng dịch vụ thanh toán,giờ đây, người dân có thể chuyển tiền một cách nhanh chóng tại nhà vớichiếc điện thoại của mình thay vì ra ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền.Tiên phong trong hoạt động trung gian thanh toán, Viettel đã ra mắt ứngdụng Mobile money nhờ ưu thế phủ sóng di động hơn 95% diện tích đấtnước Người dân chỉ cần sử dụng sóng điện thoại Viettel là có thể chuyểntiền, thanh toán bất cứ lúc nào ngay cả với chiếc điện thoại không phảismartphone

Trang 9

Cho vay ngang hàng: cho vay ngang hàng tại Việt Nam hiện đang chưa

được phổ biến, tuy nhiên vẫn đang phát triển mạnh mẽ Một số công tycung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng tại Việt Nam được biết đến nhưFiin, Vaymuon, Mofin, tuy nhiên, đặc điểm chung của các công ty này làvốn điều lệ nhỏ thường từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng Đồng thời, niềm tin củangười dân Việt Nam về cho vay ngang hàng P2P còn chưa cao, cơ sởchăm sóc khách hàng còn chưa tốt Khung pháp lý về cho vay ngang hànglẫn công ty tổ chức dịch vụ vay còn chưa được hoàn thiện, minh bạch

Tài chính cá nhân: nổi bật trong lĩnh vực tài chính cá nhân tại Việt Nam là

hoạt động vay online Hoạt động này đang diễn ra vô cùng sôi nổi, một sốcông ty phổ biến về lĩnh vực này là Fecredit, Homecredit, Tỉ lệ ngườivay tại Việt Nam ngày càng tăng cao chủ yếu nhờ thị trường tiêu dùng tạiViệt Nam tăng lên một cách nhanh chóng Tuy nhiên, fintech vẫn đối mặtvới nhiều vấn đề trong việc xử lý nợ, thu hồi nợ do các công nghệ trongviệc xác thực người vay còn nhiều hạn chế Đặc điểm chung của các công

ty này có lãi suất vay cao nhằm phòng tránh rủi ro về thu hồi nợ Trongthời gian tới, các công nghệ fintech càng được phát triển trong việc xácthực người dùng sẽ làm giảm lãi suất vay, từ đó càng tạo điều kiện về sốngười dùng trong việc vay online

Ngân hàng số: Cùng với sự phát triển của các công ty fintech, ngân hàng

tại Việt Nam đã và đang đẩy mạnh chạy đua về công nghệ, đầu tư nhânlực trong lĩnh vực fintech Tiêu biểu trong hoạt động này là ngân hàngOCB với ứng dụng OCBOMNI, Sacombank với ứng dụng SacombankPay, mở tài khoản online tại nhà với ứng dụng TPbank, Thay vì xem cáccông ty fintech là đối thủ, các ngân hàng đã dần dần “mở mình” hơn trongviệc hợp tác với các công ty fintech, không ngừng mở rộng khách hàng,cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm cho người dùng

II Tác động của Fintech lên thị trường tài chính Việt Nam:

1 Tác động của Fintech đến thị trường:

Trong những năm gần đây, Fintech đã thật sự bùng nổ và thu hút đượcnhiều sự quan tâm trên toàn thế giới Cụ thể là từ năm 2014 đến nay,lượng đầu tư vào lĩnh vực này đã tăng gấp 10 Đỉnh điểm năm 2018, lĩnhvực Fintech đã phá kỷ lục cũ của 2017, tổng đầu tư toàn cầu đạt mức 41.7

tỷ đô

Ở Việt Nam cũng vậy, một số công ty Fintech đang phát triển vượt bậc

Về phương diện thanh toán chúng ta có thể kể đến như Zalo Pay, AirPay,Moca, Trong số đó, Momo là ví điện tử có độ nhận diện cao nhất thịtrường với 73% Các ví điện tử thường liên kết với các sàn thương mạiđiện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki Bên cạnh đó Fintech cũng rất thành

Trang 10

công trong lĩnh vực kêu gọi vốn đầu tư chẳng hạn như dự án Fintech đầu

mà ví điện tử mang lại Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nướcnăm 2020, lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về

số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao

Trang 11

dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch sovới cùng kỳ năm 2019) Hơn nữa, tình hình covid ở Việt Nam đang diễn

ra hết sức phức tạp, vì vậy lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làgiải pháp an toàn nhất cho người dân

3 Tác động của Fintech đến các ngân hàng:

3.1 Tác động tích cực:

Thứ nhất, thay đổi kênh phân phối và sản phẩm thay cho các dịch vụ

truyền thống chẳng hạn như khách hàng có thể dùng dịch vụ InternetBanking thay cho chuyển tiền tại quầy Một số sản phẩm tiêu biểu củangân hàng số như đầu tư online, gửi tiết kiệm online, ví điện tử, mobileonline,

Thứ hai, nâng cao năng suất thu nhập dữ liệu, giảm thiểu chi phí điều tra

khách hàng, tiết kiệm thời gian mở tài khoản khách hàng, quản lí thông tinngười dùng hiệu quả, an toàn, bí mật, nhờ áp dụng công nghệBlockchain

Thứ ba, làm đa dạng hệ sinh thái Fintech, chắp cánh cho các dự án

Fintech nằm trên giấy thành sự thật

Thứ tư, gỡ bỏ rào cản địa lý trong các hoạt động tài chính, chuyển tiền

“mọi lúc mọi nơi” 24/7 Đối với khách hàng vùng cao, cơ sở vật chất cònthiếu kém, khả năng di chuyển đến trụ sở ngân hàng chắc chắn sẽ nhiềukhó khăn Chính vì vậy, ngân hàng số cụ thể là giao dịch qua Mobilebanking là lựa chọn tối ưu nhất, vượt qua mọi rào cản địa lí

3.2 Tác động tiêu cực:

Thứ nhất, rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ Do hệ thống Fintech được xâydựng dựa trên nền tảng Blockchain, vì vậy một số hacker sẽ tấn công nềntảng này để đánh cấp dữ liệu người dùng Khi một nút trong hệ thống bịtấn công thì cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng Vì vậy công nghệ tài chính cần

kỹ càng trong công tác quản lý, đề phòng mã độc, đánh cấp thông tinngười dùng, gian lận tài chính,

Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa quy định hành lang pháp lý rõràng cho ngành Fintech Vì vậy tội phạm không gian mạng có thể lợi dụng

kẽ hở pháp luật để thực hiện các hành vi lừa đảo như kinh doanh tiền điện

tử, góp tiền mua máy đào,

Thứ ba, thi phần của các ngân hàng truyền thống sẽ bị chia sẻ với cáccông ty Fintech

Thứ tư, xu hướng sa thải nhiều nhân viên giao dịch ngân hàng truyềnthống do đã có Internet Banking thay thế Hiện tại hầu hết các ngân hàng

Trang 12

đều đã có Mobile Banking vì vậy một lượng lớn người dùng lựa chọn giaodịch tại gia, do đó mức độ công việc của các giao dịch viên sẽ giảm thiểuđáng kể.

Hình 3: Những khó khăn của ngân hàng khi tiếp cận với Fintech

Nguồn: https://nhadautu.vn

4 Phản ứng của các ngân hàng đối với công ty Fintech:

Tại Việt Nam, theo NHNN, hiện nay 94% ngân hàng bước đầu triển khaihoặc đang nghiên cứu xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 59%ngân hàng đã bắt đầu triển khai chuyển đổi số trên thực tế Để trở thànhngân hàng số, ngoài việc cải tiến về công nghệ, thì vấn đề ứng xử với cáccông ty Fintech cũng là trọng tâm được nhiều ngân hàng đặt ra Từ việccoi Fintech là đối thủ cạnh tranh, giờ đây nhiều ngân hàng nhận định cáccông ty Fintech cũng sẽ là thành tố quan trọng và là cơ hội để bứt tốctrong hành trình chuyển đổi số Ví dụ: ngân hàng đã phối hợp với Fintechtrong vấn đề thanh toán Khi các ví có các giao dịch chuyển rút tiền thìngân hàng sẽ là nền tảng để cho Fintech sử dụng các dịch vụ của ngânhàng Lúc đó ngân hàng vừa là nơi cung cấp tiền và cũng như giữ tiền choFintech Fintech có thể sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong việc quản

Trang 13

lý các nguồn tiền của họ.

Việc bắt tay giữa ngân hàng và Fintech sẽ đem lại lợi ích lớn hơn Bởi mỗibên đều có những lợi thế của mình Nếu như Fintech có nền tảng về côngnghệ thì ngân hàng lại sở hữu một khối lượng dữ liệu KH lớn Đó là sựkết hợp giữa một bên là sức mạnh của công nghệ, của sáng tạo với mộtbên là nguồn lực, là nghiệp vụ tài chính ngân hàng, là tập khách hàng sẵn

có Sự kết hợp này sẽ mang lại những tập khách hàng mới và tạo ra nhữnggiá trị mới cho tập khách hàng cũ

Hiện nay Việt Nam đã có khoảng hơn 150 startup Fintech, trong đó lĩnhvực thanh toán và cho vay ngang hàng là hai phân khúc có nhiều công tyđang hoạt động nhất Các công ty Fintech coi fintech với ngân hàng làcánh tay nối dài với nhau, cùng cộng sinh với nhau để cùng phát triển, chứkhông cạnh tranh nhau

Fintech đang ngày càng chứng tỏ điều đó Trong dự thảo về cơ chế pháp

lý thử nghiệm hồi năm 2020, đã có tới hơn 100 Fintech đăng ký đượctham gia, và những quan điểm của NHNN đưa ra trong dự thảo đã tạođiều kiện cho những công nghệ tài chính mới được phát triển trong khônggian và thời gian thử nghiệm, từ đó NHNN có thể điều chỉnh chính sách

để bắt kịp sự đổi mới của công nghệ

Hình 4: Các phương thức hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng.

Nguồn: https://helpex.vn

Trang 14

III Đề xuất một số những biện pháp để hỗ trợ sự phát triển của Fintech:

1 Nhanh chóng hoàn chỉnh và ban hành bộ khung pháp lý cho Fintech tại Việt Nam:

Fintech được đánh giá là một xu hướng phát triển tất yếu của các dịch vụtài chính trong tương lai tại Việt Nam cũng như toàn thế giới, vì vậy, việcnhanh chóng nắm bắt xu thế để có thể theo kịp những quốc gia phát triểnmạnh ở lĩnh vực này là một mục tiêu quan trọng Để cụ thể hóa nhữngtham vọng đó, chính phủ Việt Nam cần khẩn trương hoàn chỉnh và cậpnhật bộ khung pháp lý, từ đó tạo ra nền móng vững chắc cho sự phát triểnnhanh chóng và toàn diện của Fintech tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, những cơ quan chức năng của Việt Nam cũng

đã ban hành một số những quyết định, nghị quyết để mở đường cho sựphát triển của Fintech tại Việt Nam, một số ví dụ có thể kể đến như:

- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệpđổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" dựa theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/4/2016

- Tháng 03/2017, NHNN đã thành lập Ban Chỉ đạo lĩnh vực Công nghệ tàichính (Fintech)

- Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn2021-2025 được phê duyệt thông qua việc ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg vào cuối tháng 10/2021

Hình 5: Hội nghị Ban Chỉ đạo Fintech NHNN lần thứ nhất

Ngày đăng: 22/11/2024, 19:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN