1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Hướng Phát Triển Phẩm Chất Và Năng Lực Người Học Ở Các Trường Thcs Huyện Núi Thành Tỉnh Quảng Nam

130 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Hướng Phát Triển Phẩm Chất Và Năng Lực Người Học Ở Các Trường Thcs Huyện Núi Thành Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Đặng Thị Hoài Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Quang Sơn
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 10,36 MB

Nội dung

Tôi xin cam đoan Luận văn: “Quản lý hoạt động đạy học môn Ngữ văn theo tướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở kuyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam” là cô

Trang 1

NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, Năm 2022

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DANG THI HOÀI PHƯƠNG

QUAN LY HOAT DONG DAY HQC MON NGU VAN THEO HUONG PHAT TRIEN PHAM CHAT VA

NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Trang 3

Tôi xin cam đoan Luận văn: “Quản lý hoạt động đạy học môn Ngữ văn theo tướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở kuyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả nghiên

cứu là trung thực và chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác

“Tác giá

Đặng Thị Hoài Phương

Trang 4

THANH TINH QUANG NAM

“Ngành: Quản lý giáo dục

Hộ tên học viên: DẶNG THỊ HOÀI PHƯƠNG

Người hưởng dẫn khoa học: PGS.TS LẺ QUANG SƠN

Cơ sở đảo lạo: Trường Đại học Sự phạm ~ Đại học Đá

TOM TAT

Ngày nay, khoa học công nghệ có những bước phát tiển vượt bậc cũng với toàn cầu hóa, hội nhập

quốe tế đã tạo ra những chuyên biển sâu sắc vẻ mọi mặt trong đời sống xã hội Song hành với những lợi Ích to lớn mà nó mang lại thi chúng ta cũng phải đổi mặt với nhiều vấn để nảy sinh như: bệnh tật, trái đắt nóng lên, ô nhiễm mỗi trường Chính vì thể mà thé hệ trẻ cẳn phải trang bị cho mình những phẩm cl

năng lực phù hợp để thích nghĩ và tạo ra những thay đối tích cực Điễu nảy đòi hỏi giáo dục hiện nay cũng phải có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người học của xã hội Đội ngữ cán bộ quản ly cẳn xác định rỡ

việc dạy học theo hưởng phát triển phẩm chất và năng lực người học là vấn để cấp bách và bắt buộc thực

hiện giảng dạy trong nha trường

Xuất phát từ tính cắp thiết của vấn đề nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo

hướng phát triển phẩm chat vả năng lực người học ở các trường Trung học cơ sở huyện Núi Thánh tỉnh

Quảng Nam, tôi tiến hành nghiền cứu vẻ cơ sở lý luận khoa học; xác định phương phảp nghiên cứu; đổi

tượng nghiên cứu vả giả thuyết khoá học Tử kết quả khảo sắt về thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ

văn và quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và nang lực người hoe &

các trường Trung học cơ sở huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, tôi đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động

dạy học môn Ngữ yăn theo hướng phảt triển phẩm chất và năng lực người lọc ở các trường Trung học cơ

sở Giữa các pháp củ mỗi quan hệ gắn bỏ chặt chẽ với nhau, bỗ sung vá bồ trợ cho nhau,

Kết quả nghiền cứu để tải là cơ sở khoa học, là tư liệu để hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở vận đụng vào công tác quản lý hoạt động dạy học noi chung và quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn nói riêng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

Để tải nghiên cứu lã nên tảng iép tục nghiên cứu sâu hơn đến lĩnh vực nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quán lý về hoạt động dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

Từ khóa: quân lý, quản lý hoạt động dạy học, phẩm chất và năng lực, Ngữ văn, Quảng Nam

Người thực hiện đề tài

ad

Đặng Thị Hoài Phương

“Xác nhận của giáo viên hướng di

'ŒS.TS Lê Quang Sơn

Trang 5

SCHOOL IN THE NAM PROJECT Industry; Educational Administration

Student's name: DANG THI HO! PHUONG:

Scientific instructor: Assoc, Prof Dr, LE QUANG SON

Training institution; The Univesity of Da Nang - Da Nang University of Education and Science

ABSTRACT

Today, science and téchnology has made great progress along with globalization and

international integration, which has created profound changes in all aspects of social life Along with

the great benefits that it brings, we also have to face many of these problems such liseases, plobal

warming, environmental potlution That's why the young generation need to equip themselves with

the right qualities and capacities to adapt and create positive changes This requires that the current

education must also change to meet the needs of learners and society The management team needs to clearly define that teaching in the direction of developing the quality and capacity of leamers is-an urgent and mandatory issue for teaching in schools,

Stemming from the urgency of the research prablem on the management of English language

teaching activities in the direction of developing the quality and capacity of learners in secondary

schools in Nui Thanh district, Quang Nam province, | conducted ø research research on scientific theoretical basis; determine research methods; Research object and scientific hypothesis From the survey results on the current situation of English language teaching activities and the management of

Literaure teaching activities in the direction of developing the quality and capacity of learners in

secondary schools in Nui Thanh distriet, Quang Nam province, 1 propose 7 measures to manage the teaching of Literature in the direction of developing the quality and capacity of leamers in lower sevondary schools, There is a close relationship between the measures, which are complementary and complementary to each other

The results of the research topic are the scientific basis, which is the document for the

principals of the lower secondary schools to apply to the management of tesching activities in general and the management of English language teaching activities in particular direction to develop the quality and capacity of learners

The research topic is the foundation for me to continue to da more in-depth research in the field of improving management eapaci

developing learners! quality and capaci

Keywords: management, teaching activities management, quality and capacity, Literature,

Trang 6

Mue tiêu nghiên c

, Đồi tượng và phạm vi nghiện cứu

Giả thuyết khoa học

Nhiệm vụ nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

7 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN LY HOAT DONG DẠY HỌC MÔN VAN THEO HƯỚNG PHÁT TRIEN PHAM CHAT VA NANG LUC NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Các khái niệm chính của để tải

1.2.1 Khái niềm quản lý giáo dục

1.222 Khái sin hot dng day học đieo hướng phát triển phẩm chất và năng

Qué lý hoạt động dạy học theo hướng phát tiện phẩm chất và năng lực trường trung học cơ sở =.- cold 1.3 Host déng day hoe miên Npit vas theo hing phát hiệu phầm chất vã năng lực người học ở trường trung học cơ sở

1.3.1 Hoạt động dạy môn Ngữ văn theo hưởng phát triển phẩm cẻ

lực người học ở trường trung học cơ sở :

É32.:Hogt động hợp miễn Ngữ văn theo hướng phát tiên nhằm

lực người học ớ trường trung học cơ sở

13:3 Mỗi trường đạy bọc môn TNgỊt văn tổ chức thao Hướng phát biển phẩm

L4 Quân lý loạt động dạy học môn Ngữ văn theo Hướng phat tide phi chất vã năng lực người học ở trường trung học cơ sở .20

Trang 7

năng lực người học ở trường trung học cơ sở

1.4.2 Quản lý hoạt động học môn Ngữ văn của bọc sinH thea hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

1.4.3 Quan lý môi trường dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát t

chất và năng lực ngudi hoc & ede tring trung hoe CO SO esses

tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất vả năng lực người học ở các trưởng trung học cơ sở 24'

THANH TINH QUANG NAM

2.1 Khải quát quá trình khảo sát

Ndi dung khao sit

Phương pháp khảo sat

- Tình hình phát hiển giáo dục tning học cơ sở huyện Nũi Thành

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất

và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở huyện Núi Thành tính Quảng

2.3.1 Nhận thức của cần bộ quản lý, giáo viên về hoạt độn; dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực; nhận thức về bản chất của dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

2.3.2 Thue trang hoạt động dạy môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất

và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở huyện Núi Thành tỉnh Quảng

35 2.3.3 Thực trạng hoạt đông học môn Ngữ Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm

chất và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở huyện Núi Thành tỉnh

Trang 8

2.3.4 Thực trạng môi trưởng dạy học môn Ngữ văn tổ chức theo hưởng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy-họt tiến Ngữ Via then uống phất hiếu 44

sở huyện Nủi Thành tỉnh Quảng Nam

2.5.1 Thực trạng các yếu tô khách quan

- Nguyên nhân của những tận tí, bạn chế

G 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẦN LÝ HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VAN THEO HUONG PHAT TRIEN PHAM CHAT VA NANG LUC

NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN N

Dam bao tinh higu qua

3.2 Các biên pháp quản lý hoạt động dạy hoc môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở huyện Núi Thành

3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,

lo viên về bản chất dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm

Trang 9

3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng nội dung, kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học phủ hợp với thực tiễn của nhà trưởng

Ä-23, Biện phâp 3: Chí đạo giáo siên đối miãi phương phâp, binh tấc lễ chấo - 67

dạy học môn Ngữ văn theo hưởng phát triển phẩm chất và năng lực 69) 3.24 Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả day học môn Ngữ văn theo hưởng phát triển phẩm chất và năng lực người học m — 3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường trang bị, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất vả năng lực người học 72 3.2.6 Biện pháp 6: Tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn Ngữ văn theo hướng phát triển phâm chất và năng lực, tạo động cơ hứng thú học tập mön Ngữ văn cho người học -2-<ee —=- 3.2.7 Biện pháp 7: Xây dựng môi trường đạy học tạo động lực để giáo viên và người học phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực

3.2.8 Mối quan hệ giữa các biện pha

313, Khdo nghiệm tinh cfp thidt va tinh kha thi cia cdc bign php,

3.3.1, Mé ta qua trinh khao nghiém - - 3.312 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thì của các biện phập đề xuất

Ti Chương 3

KET LUAN VA KHUYEN NGHỊ

TAI LIEU THAM KHẢO

Trang 10

DANH MUC TU, CUM TU VIET TAT

KT-DG Kiểm tra đánh giá

NDDH Nội dung dạy học

PP DH Phương pháp đạy học

PPCT Phân phổi chương trình

PC&NL Pham chat và năng lực

Trang 11

DANH MUC CAC BANG

Kết quả xếp loại học lực hoe sinh THCS 2 nam gan day 31 Kết quả xếp loại Hạnh kiêm học sinh THCS 02 nấm gân đây 32 Kết quả công nhận tốt nghiệp THCS lớp 9 32 Quy mô số lượng, chất lượng GV 32 Nhân thức của CBQL, GV vé tim quan trọng tâm quan trọng

25 |của việ tổ chức DH môn Ngữ văn theo hướng phát triển| 33

PC&NL ở các trường THCS huyện Núi Thảnh tinh Quang Nam

+¿_— | Nhân thức của CBQL, GV về bản chất của dạy học môn Ngữ |

— _ | văn theo hướng phát triển PC&:NL người học

+; | Thực trạng xác định mục tiêu dạy hoc trong từng bài hoc man | ,

~_ | Ngữ văn theo hướng phát triển PC&wNL người học >

ag | Thực trạng thực hiện nội dung, phân phôi chương trình dạy học |,

môn Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL người học

+ g | Thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức tô chức dạy học | ¡„

môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học °

2 10,_ | Thực trạng các điều kiện, phương tiện tô chức dạy học môn Ngữ |_ 45

văn theo hướng phát triển PC&NL người học

2¡¡ | Thực trạng công tác kiêm tra, đánh giá hoạt động day học mon |)

Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL người học

319, | Thực trang động cơ, thái độ học tập môn Ngữ văn của người|_ „„

học ở các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

2 1ạ | Thực tạng kỳ năng học tập của người học theo yêu câu day hoe |,

môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học

34, | Thực trang môi trường dạy học môn Ngữ văn tô chức theo |

hướng phát triển PC&NL người học

Nhận thức của CBQL, GV vé tim quan trong tim quan trong

2.15 |của viée QL HDDH mén Negi văn theo hướng phát triển| 46

PC&NL ở các trường THCS huyện Núi Thảnh tỉnh Quảng Nam

216, | Thwe trạng quản lý việc xác định mục tiêu day học trong từng|_ „„

bai học theo hưởng phát triển PC&NL người học

217._ | Thực trạng quân lý thực hiện nội dung, phân phối chương trình | „

—_ ” | đạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học

21g,_ | Thực trạng quản lý phương pháp và hình thúc tô chức day hoc | 5 môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học

Trang 12

môn Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL người học

Thực trang quan lý cong tac kiếm tra, đánh giá hoạt động day

220 | học môn Ngữ văn THCS theo hướng phát triển PC&NL người |_ 51

học

Thue trạng quán lý việc hình thành động cơ, thái độ học tập của

221 | người học ở các trường THCS huyện Núi Thành tinh Quang} 53

Nam

Thue trạng quan lý hình thành và phát triên các kỹ năng học tap

222 | của người học đáp ứng yêu cẩu dạy học phát triển PC&NL| 54

người học

Joy, | Thực trạng quản lý môi trường dạy học môn Nei vin theo |<

3.1 | Két qua khao nghiệm tính cấp thiết va kha thi của các biện pháp |_ 78

Trang 13

1 Ly do chon dé tai

Gido due va dio tao (GD&DT) déng vai trd rat quan trong déi voi su phat trién

của nhân cách con người cũng như sự phát triển của của đất nước Chính vi thé ma Hiển pháp năm 1992 đã xác định “Giáo dục và đảo tạo là quốc sách hàng dau” [29] Theo đó, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho GD&ĐT, vì

nó góp phần hình thành nhân cách công dân, đảo tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước Để khăng định một lần nữa vai trò quan trọng của GD&ĐT, Đảng ta đã thể hiện rõ quan điểm trong các kì đại hội Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIHI, Nghị quyết đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục - đảo tạo, là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo củng với khoa

học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - dao tao la đầu tư phát triển” [24]

Đại hội Dang lan thir IX khang định: “Phát triên giáo dục và đảo tạo là một

trong những động lực quan trong thúc đây sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tổ cơ bản đề phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [10] Sau đó, Đại hội Đảng toản quốc lần thứ X cũng nhắn mạnh: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đây công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [11] Đến Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI tiếp tục khăng định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp cúa Đảng Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục

là đầu tư cho sự phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội [25]

Ngày nay, khoa học công nghệ có những bước phát triển vượt bậc củng với

toàn câu hóa, hội nhập quốc tế đã tạo ra những chuyên biển sâu sắc về mọi mặt trong

đời sống xã hội Song hành với những lợi ích to lớn mà nó mang lại thì chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đẻ này sinh như: bệnh tật, trái đất nóng lên, õ nhiễm môi trường, Chính vì thể mà thể hệ trẻ cần phải trang bị cho mình những phẩm chất và năng lực (PC&NL) phủ hợp để thích nghĩ và tạo ra những thay đổi tích cực Điều này

láo dục hiện nay cũng phải có sự thay đôi đề đáp ứng nhu cầu của người học,

của xã hội Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyên

từ nên giáo dục mang tính hàn lâm xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương § khóa XI vẻ đổi mới căn bản, toản diện giáo dục và đào tạo xác định "Phát triển giáo dục và đảo tạo là nâng cao dân trí, đảo tạo nhân lực, bồi đưỡng nhân tải Chuyên mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đỉnh và

Trang 14

phương, các trưởng học quyết tâm đổi mới cách dạy, cách học nhằm hướng

tiêu đảo tạo nguồn nhân lực, phát triển PC&NL cúa người học đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới Đồng thời văn kiện Đại hội Đáng XI (năm 201 1) cũng đã kháng định: *Đồ é

theo hướng chân hỏa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hỏa vả hội nhập quốc tế, trong

mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam

đó, đối mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cản bộ quản lý lã

khâu then chốt”

Trước yêu cầu đổi mới, Bộ GD&ÐT đã ban hành thông tư 32 ngày 26/12/2018

về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vả chương trình giảo dục của các môn học, trong đỏ có môn Ngữ văn Chương trình môn học cụ thể hỏa năng lực đặc thủ tương ứng đã nêu trong chương trình tông thể dưới dang khung PC&NL môn học Trong thời gian này, hoạt động dạy học (HĐDH) môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở (THCS) ở huyện Núi Thành tính Quảng Nam đã thực hiện đúng quan điểm, chủ trương, sự chỉ đạo của Ngành về mục tiêu đôi mới giáo dục đẻ ra HĐDH theo hướng phát triển PC&NL người học được triển khai, áp dụng và gặt hái được nhiễu thành

công Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên (GV) chưa nhận thức rõ tằm quan trọng của

việc dạy học (DH) theo hưởng phát triển PC&NL người học, vẫn còn theo lỗi day

truyền thống; các cấp quản lý (QL) triển khai các chỉ đạo về QL HĐDH không dựa

trên tiếp cận QL phù hợp Điều nảy đặt ra yêu cầu cán bộ quản lý (CBQL) phải đồi mới, phải có những biện pháp QL kịp thời, hợp lý để HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&:NL người học đạt hiệu quả

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần nâng cao chất lượng HĐDH vả QL HĐDH

môn Ngữ văn tại các trường THCS huyện Núi Thành tính Quảng Nam và xuất phat tir

quyền lợi của người học được phát triển PC&NL một cách toàn diện phủ hop với nhu cầu xã ọ ông dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường THCS huyện Nủi Thành tỉnh

Quảng Nam” làm để tài luận văn của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng QL HĐDH môn Ngữ văn ở trường THCS, đề xuất các biện pháp QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học tại các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS

3.2 Đấi tượng nghiên cứu

Quân lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

Trang 15

~ Đề tải tiến hành nghiên cứu tại huyện Núi Thảnh tỉnh Quảng Nam

~ Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhà trường đối với HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở trưởng THCS

~ Thực trạng vấn đề nghiên cửu được khảo sắt trong giai đoạn 2019-2021 Các biện pháp quản lý được đẻ xuất cho giai đoạn 2021-2025

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam cén nhiều bấ kết quả dạy học chưa cao Nguyên nhân chính của những bất cập này là các cấp QL triển khai các chỉ đạo về QL HĐDH không dựa trên tiếp cận QL phủ hợp Dựa trên lỷ thuyết khoa học

về QL HĐDHvả thực tiền QL DH Ngữ văn ở trường THCS, có thể đề xuất được các

biện pháp QL hợp lý, khả thi nhằm QL tốt HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở các trường THCS huyện Núi Thành tính Quảng Nam, góp phần vào việc nâng cao chất lượng HĐDH của các nhả trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở trường THCS

Khảo sát, đánh giá thực trạng QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát 'n PC&NL người học ở các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam 5.3 Đề xuất các biện pháp quản lÿ QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ỡ các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Để tải sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thông hóa lý thuyế Các phương pháp này được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về QL HĐDH môn Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL người học ở các trường THCS

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đề tài sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu hỗ sơ lưu trữ, quan sắt, chuyên gia

- Bang hỏi dùng điều tra đối với các đối tượng CBQL, GV về: nhận thức về tam quan trọng của HĐDH và QL HĐDH môn Ngữ văn: nhận thức về bản chất của

DH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học: thực trạng HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học; thực trạng môi trường DH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học; thực trạng QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người hoc; thực trạng QL môi trường DH môn

Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học; điều kiện khách quan và chủ quan

Trang 16

ánh hưởng đến QL HĐDH môn Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL người học ở các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

~ Phỏng vấn dùng điều tra đối với các đối tượng CBQL, GV vẻ: thực trạng dạy

và học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học; thực trạng HĐDH

liêu

môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học; ên khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến QL HĐDH môn Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL người học ở các trưởng THCS huyện Núi Thảnh tỉnh Quảng Nam

~ Nghiên cứu hỗ sơ lưu trữ được thực h

thực trạng DH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học; thực trạng QL HĐDH môn Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL người học

Các hỗ sơ sau:

in với các loại ho so nhằm tìm hiệu về:

+ Xem xét giáo ản, số họp chuyên môn của bộ môn

+ Xem số Gọi tên ghỉ điểm về điểm kiểm tra học sinh

+ Xem số đầu bài về nhận xét các tiết học của học sinh

+ Xem hỗ sơ phòng học bộ môn về việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học + Xem bảng thống kê điểm kiểm tra học kỉ và trung bình môn học của học sinh

(trong báo cáo sơ kết và tông kết)

+ Các phiếu dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên

~ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt động học của học sinh tại trường THCS để làm rõ thực trạng dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát

n PC&NL người học

~ Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong xây dựng các biện pháp quản lý

và khảo nghiệm các biện pháp quản lý đề xuất

6.3 Nhóm các phương pháp xử lí thông tỉm

Dùng phương pháp thông kê toán đề xử lý kết quả điều tra, khảo sát,

T Cầu trúc luận văn

~ Phần mở đầu: bao gồm các mục : lý do chọn đẻ tải, mục tiêu nghiên cứu, đối

tượng và phạm vi nghiên cửu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

~ Phân nội dung gồm ba chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển

PC&NL người học ở trường THCS

+ Chương 2: Thực trạng QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

+ Chương 3: Biện pháp QL HĐDH môn Văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

~ Kết luận và khuyên nghị

~ Phụ lục

~ Tải liệu tham khảo

Trang 17

CƠ SỞ LÝ LUAN CUA QUAN LY HOAT DONG DẠY HỌC MÔN THEO HUONG PHAT TRIEN PHAM CHAT VÀ

NG LỰC NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Dạy học tiếp cận năng lực (NL) lả quan niệm được nhiều tác gia nude ngoai dé

cập đến

Hai tac gia J Richard va T Rodger cho rang: “Tiếp cận năng lực trong dạy học tập trung vào kết quả học tập, hướng tới những gỉ người học dự kiến phải làm được hơn lã hướng tới những gi họ cần phải học được” [9]

Tác giả K.E Paprock sau khi nghiên cứu các lý thuyết về tiếp cận dựa trên năng lực trong dạy học vả phát triển đã xác định năm đặc tính cơ bản của tiếp cận năng lực là: Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm; Tiếp cận năng lực thực hiện việc đáp ứng các đỏi hỏi của chính sách; Tiếp cân năng lực là định

hướng cuộc sống thật; Tiếp cận năng lực rất linh hoạt và năng động; Những tiêu chuẩn của năng lực được hình thành một cách rõ rằng [9]

Tác giả R.E Boyatzid cho rằng khi phát triển dạy học dựa trên mô hình NL cin

xử lý một cách có hệ thống ba khía cạnh sau: * Xác định các năng lực, phát triển chúng, và đánh giá chúng một cách khách quan Để xác định được các năng lực, điểm bất đầu thường là các kết quả đầu ra [9]

Để xây dựng nên giáo dục bền vững thì cần quan tâm đến công tác quản lý giáo dục (QLGD), cần đầu tư nghiên cứu tìm ra những phương pháp (PP) QL phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ sở giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác QL

Âu, châu Mỹ đã đưa ra những quy định vẻ vai trò, trách nhiệm nhiệm vụ cụ thể của nha QLGD

Tuy nhiên, những nghiên cứu về QL HĐDH ở nước ngoài vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về việc QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở trường THCS

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay, nhiều tác giả đã nghiên cứu, để cập đến vấn đề dạy học phát triển PC&NL.

Trang 18

Đăng Quốc Bảo và Nguyễn Sỹ Thư, cho rằng: *Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực là giúp người học thấu hiểu *Học để làm gì, học cái gì” để

cỏ năng lực; bỗi dưỡng cho người học cách “Học hiệu quá” để có năng lực bền vững

[6]

Tác giả Đỗ Ngọc Thống đã có những công trình nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn trong nhả trường phô thông Việt Nam và hưởng phát triển sau 2018; Đối mới căn bản toàn diện chương trình Ngữ văn; Đôi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.Trong các công trinh này, tác giá đã nêu ra quan niệm vẻ năng lực, đảnh giả năng lực Đồng thời đã nêu ra những định hướng cơ bản vẻ đảnh giá năng lực môn Ngữ văn

Vấn đề QLGD cũng được nhiều tác giả quan tâm như: Lê Quang Sơn, với Quản lý hoạt động giáo dục vả dạy học trong nhà trưởng (giáo trình sau đại học); Số tay quản trị nhà trường phd thông hướng tới phát triển năng lực học sinh của Đặng Xuân Hải - Nguyễn Vinh Hiển - Trần Xuan Bach hay Nang lực thích ứng của cán bộ quản lý nhả trưởng trong bối cảnh đổi mới giáo dục do tác giả Đặng Xuân Hải chủ biên

Ngoài ra, vấn đề QL HĐDH theo hưởng phát triển PC&NL được nghiên cứu dưới dạng các chuyên đẻ, một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu dạy học theo hướng tiếp cân C&NL áp dụng cho các môn học cụ thể như Địa lý, Ngữ văn ở một vài dia phương Luận văn: *QL HĐDH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phổ Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Hồng; luận văn: “Biện pháp quản lý công tác đổi mới PPDH ở các trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum” của tác giả Hoàng Định Hải; luận văn: *QL HĐDH môn Địa lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT thành phổ

Bắc Ninh, tinh Bắc Ninh" của Hoang Thi Thu Hang và luận văn: “QL HDDH mén

Ngữ văn ở trường THPT Hòn Gai, thảnh phổ Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Nguyễn Thị Tuyết Hỗng

Tuy nhiên, một cơ sở giáo dục cụ thẻ, trong một bối cảnh cụ thể, ngoài những điểm chung còn mang tính đặc thủ nên cần phải có những biện pháp cụ thể, riêng và

áp dụng các biện pháp một cách linh hoạt, hai hoa thì việc QL HĐDH mới có thé thu được hiệu quả cao Trên địa bản huyện Núi Thành tính Quảng Nam hiện nay chưa có

đẻ tài nào nghiên cứu về vấn đề QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học Luận văn sẽ học hỏi, tiếp thu chọn lọc các công trình nghiên cứu

có liên quan, dé tap trung nghiên cứu và đưa ra những biện pháp QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL, góp phân nâng cao chất lượng DH môn Ngữ văn ở các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn điện nên giáo dục hiện nay

Trang 19

1.2.1 Khái niệm quản ly giáo dục

1.2.1.1 Khải niệm quản Ì'

QL là hoạt động phổ biến trong xã hội Nó đồng vai trỏ quan trọng trong mọi

hoạt động của tổ chức, mọi phạm vỉ hoạt động trong xã hội và liên quan đết

QL xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hưởng tới mục tiêu chung Do tinh chất phong phủ, đa dạng và phức tạp trong hoạt động của con người

nên có rất nhiều định nghĩa khác nhau về QL của các nhà khoa học

Tác giả F.W Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn

người khác làm vả sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thảnh công việc một cách tốt

động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) tới đối tượng

quán lý - trong tô chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tỏ

chức” [7]

Dưới góc độ QLGD, tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thê quản lý đến người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [28]

Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng quy luật

các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức (bao gồm cả việc huy động tài lực,

vật lực và nhận lực), chi dao (bao gồm cả việc động viên, giám sát và phối hợp) và

kiểm tra (bao gồm cả việc tông kết, quyết toán và đánh giá) gọi tắt là: Kế-Tô Kiểm [15]

Về thuật ngữ "quản lý” có nhiều cách thế hiện khác nhau, nhưng cỏ chung các

- Déi tượng QL có thể trên quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, hệ

thống (tô chức); có thê là một con người, sự vật cụ thể, một hoạt động

Từ những khái niệm trên, cách hiểu vẻ QL được sử dụng trong luận văn: QL là

sự tác động liên tục có tô chức, có định hướng của chủ thê QL (người QL, tổ chức QL) lên khách thể QL (người bị QL và các yếu tổ chịu ảnh hưởng tác động của chủ

thể QL) về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, bằng một hệ thông các luật lệ,

Trang 20

hành đạt tới mục tiêu QL

1.2.1.2, Khải niệm Quản lý giáo dục

Nhà nước QL tất cả các hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục

'Về khái niệm QLGD cũng có nhiều định nghĩa khác nhau

Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc: *Quản lý giáo dục là quá trinh thực hiện cỏ định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo vả kiểm tra nhằm

dục đã đề ra” [22]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục lä hệ thống những tắc động cỏ mục đích, có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm lam cho hệ vận hành theo đường lỗi và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội, chủ nghĩa Việt Nam, mã tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học -

Theo tác gia Tran Kiểm: “Quan ly giáo dục (vĩ mô) được hiểu là những tác

động liên tục, có tô chức có hưởng của chủ thê quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm

tạo ra tính vượt trội/ tỉnh trỗi của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu tiềm năng, cơ hội

của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biển động Quản lý giáo dục (vi

mô) được hiêu lả những tác động trực tiếp (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ

thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh, và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trưởng” [21]

Theo nghĩa tông quan thì đây là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng

xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục vận hảnh theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục

và đảo tạo thể hệ trẻ mà xã hội đặt ra Tuy nhiên theo nghĩa rộng của giáo dục với việc thực hiện triết lý giáo dục thường xuyên và triết lý học suốt đời thì ngoài tiêu điểm là giáo dục thể hệ trẻ còn phải chăm lo giáo dục cho mọi người Cho nên: QLGD là quản

lý hệ thống giáo dục bằng sự tác đông có mục đích, có kế hoạch có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của những chủ thể QLGD lên toàn bộ các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của cả hệ thông đạt tới mục tiêu giáo dục (xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lạo động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể)

Nếu tiếp cận giáo dục trên cả hai phương diện (nghĩa rộng vả nghĩa hẹp), thì thấy QLGD phải hiểu theo các cấp đô khác nhau (vĩ mô và vĩ mô): Quản lý hệ thống, giáo dục và quản lý trường học

G cấp độ quản lý hệ thông giáo dục có thê hiểu: QLGD là những tác động có

hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thê quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả

Trang 21

bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng

QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, cỏ hưởng địch của chú thẻ quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động tô chức, điều phối, giám sát một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục vả các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội

1.2.1.3 Khải niệm Quản lý nhà trưởng

Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL (các cấp quản lý của hệ thống giáo dục) nhằm làm cho nha trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra cho từng thời kỳ phát triển của đất nước

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lỗi giáo dục của Đáng trong phạm vỉ trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiền tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đảo tạo đối với ngành giáo dục, với thé hệ trẻ và từng học sinh" [13]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý nhà trường là quản lý hệ thống xã hội chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sông nhà trường dé dam bao su van

hành tối ưu kinh tế - xã hội và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học giáo dục thế hệ

đang lớn lên" [28]

Theo tác giả Trần Kiểm quản lý nhà trường có thể quan niệm: Quản ly nha trường xem như quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thông tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cản bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính,

thông tin, ) đến các ảnh hướng ngoài nhà trưởng một cách hợp quy luật (quy luật

quản lí, quy luật giáo dục, quy luật tâm li, quy luật kinh tế, quy luật xã hị

1.2.2 Khái niệm hoạt động dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng tực người học

12.21 Khải niệm hoạt động đạy học

Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ và Hà Thị Đức (2004) thì: "Dạy học là một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên (tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo) học

Trang 22

sinh tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển tiễn hành hoạt động học tập nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ dạy học để ra" [1]

Đôi với tác giả Nguyễn Thị Tinh: “Day hoc la quả trình xã hội được tô chức cỏ mục đích có kế hoạch Dưới vai trỏ chủ đạo cúa giáo viên, học sinh tự giác, tích cực,

chủ đông tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện cỏ hiệu qua

các nhiệm vụ dạy học, đạt mục đích dạy học dé ra” [32]

Day hoc tiếp cận theo quan điểm hoạt đông bao gồm hai hoạt đông: hoạt đông dạy của GV và hoạt đông học của người học Hoat động dạy với vai trò chủ đạo của

GV là sự tổ chức, điều khiển tối ưu hóa quá trình truyền đạt nội dung hệ thống trí thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách khoa học cho người học lĩnh hội Hoạt đông dạy do

GV lắm chủ thể và tác động vào đối tượng là người học và hoạt động nhận thức của

người học Hoạt động học với vai trò chủ động của người học là sự tự điều khiển tối

ưu hóa quá trình tiếp thu một cách tự giác tích cực, tư lực nội dung hệ thống hóa trí thức, kỹ năng, kỹ xảo mả GV truyền đạt nhằm phát triển và hình thảnh nhân cách

Hoạt động học do người học là chủ thẻ và tác động vào đối tượng là nội dung kiến

thức mới chứa đựng trong tải liệu học tậ

Qua quan niệm trên, ta thấy hoạt động dạy do GV làm chú thể có hai chức năng là truyền đạt thông tin và điều khiển quá trình nhận thức cho người học, còn hoạt đông học do người học làm chủ thể có hai chức năng là lĩnh hội thông tỉn và điều khiển quá trình nhận thức của minh Các quan niệm dạy học có sự khác nhau ở chỗ

nhắn mạnh hơn yếu tổ chức năng nào trong hai chức năng của hoạt động dạy và hoạt động học Theo quan niệm truyền thống về dạy học thì nhắn mạnh chức năng truyền đạt của hoạt động dạy và chức năng lĩnh hội của hoạt động học Ngược lại, theo quan

niệm mới về dạy học tích cực thì lại coi trọng chức năng điều khiến của GV, người

học phải biết tự điều khiển quá trình nhận thức của mình thông qua việc tích cực, chủ

động, sáng tạo chiếm lĩnh nội dung học với sự hỗ trợ của GV Mối quan

động dạy và hoạt động học là môi liên hệ thống nhất biện chứng,

1.3.2.2 Khái niệm dạy học theo hưởng phát triển phẩm chất và năng lực người

nhắn mạnh

Trang 23

Dạy học theo hướng phát triển PC&NL người học là quá trình thiết kế, tổ chức

và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vảo kết quả đầu ra Là dạy học chú trọng vận dụng kiến thức vào tình huồng thực tiễn, chuẩn bị NL giải quyết các tình huống cúa cuộc sông vả nghễ nghiệp giúp người học thích ứng với sự

sm tra,

thay đôi của xã hội Người học là chủ thể nhân thức, GV cỏ vai trỏ tổ chức,

định hướng hoạt động học tập của người học theo một chiến lược hợp lý sao cho người học chiếm lĩnh được trí thức.hưởng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa la tap trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo PP tích cực thỉ GV phải nỗ lực nhiều hơn Hoạt đông dạy học theo hướng phát triển

PC&NL nhấn mạnh việc lấy hoạt động học làm trung tâm của quả trình dạy học,

nghĩa là nhắn mạnh vai trò của hoạt động học và vai trò của người học, khác với cách tiếp cân truyền thông là nhấn mạnh vai trò của hoạt động dạy và GV DH theo hướng này nhằm giúp cho học sinh phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách, chú trong năng lực vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống, nghề nghiệp

1.2.3 Quản lý hoạt động day hoc theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

QL HĐDH đóng vai trò quan trọng trong công tắc QL nhả trường QL HĐDH chính lả những tác động của chủ thé QL vào quá trình dạy học nhằm góp phần hình

thành và phát triển nhân cách người học một cách toàn diện theo mục tiêu đảo tạo của

nhả trường, Mục tiêu QL chất lượng đảo tạo là nền tảng để nhà quản lý xác định các

mục tiêu QL khác trong hệ thống mục tiêu QL của nhà trường QL hoạt động dạy học

là nhiệm vụ trọng tâm của người hiệu trưởng

QL HĐDH theo hưởng phát triển PC&NL người học là những tác động có mục đích có kế hoạch của người hiệu trưởng (HT) đến GV, người học, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức (HTTC) dạy học, kiếm tra-đánh giá (KT-ĐG), hoạt động dạy học hưởng vào phát triển PC&NL cho người học, qua đó nâng cao chất lượng DH Do vậy, HT phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác QL nhằm ngày càng nâng cao chất lương đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của HĐDH ở trường THCS, đòi hói phải nâng cao chất lượng công tác QL HĐDH với những nhiệm vụ sau:

~ Gắn hoạt động đạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

~ Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, GV thực hiện đổi mới PP DH Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực và kích thích tinh thân lao động sáng tạo của đội ngũ GV,

~ Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tập thể với sự quân lý thắng nhất của đội ngũ CBQL nhà trường.

Trang 24

~ Đảm bao chat lượng dạy học một cách bền vững

~ Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiêm lực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

1.3 Hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phầm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

1.3.1 Hoạt động dạy môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

1.3.1.1 Mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo hưởng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

Mỗi môn học đều có một sứ mệnh riêng của nó Môn Ngữ

củng quan trọng trong việc đảo tạo con người bồi dưỡng trí tuệ,

cho người học Trong chương trình Giảo dục trung học phổ thông, môn Ngữ văn là

in là môn học vô

tâm hồn vả nhân cách

môn học bắt buộc thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học

Mục tiêu chung của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển cho học sinh những PC chủ yếu: yêu nước, nhân di, cham chi, trung thực và trách nhiệm: bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá ính Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản than va thé giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tỉnh yêu đối với tiếng Vì

văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc góp phẩn giữ gin, phát triển

các giá trị văn hoá Việt Nam; có tỉnh thần

ä trị thắm mĩ nói chung trong cuộc sống [34]

Đổi với môn Ngữ văn cấp THCS thi mục tiêu của nó lả: Giúp học sinh tiếp tục

phát triển những phẩm chất (PC) tốt đẹp đã được hình thành ở tiêu học; nâng cao và

mở rộng yêu câu phát triển về PC với các biểu hiện cụ thê như: biết tự hào vẻ lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tỉnh thân tự hoe va ty trong,

có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật Tiếp tục phát triển các NL chung, NL ngôn ngữ, NL văn học đã hình thành ở cấp tiêu học với các yêu câu cần đạt cao hơn Phát triển NL ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận,

thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu dat; nói dễ hiểu, mạch lạc: có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh

Trang 25

động trong quá trình dạy học bám sát mục tiêu phát triển PC&NL: đảnh giá mức độ hoàn thành PC&NL

1.3.1.2 Nội dung, phân phối chương trình dạy học môn Ngữ

phát triển phẩm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

Nội dung dạy học (NDDH) môn Ngữ văn phải đảm bảo tính hiện đại, khoa học, chính xắc, tính giáo dục, tính vừa sức, tính phân hóa ND DH được thực hiện đà

đủ, đúng phân phối chương trình (PPCT) và kế hoac dạy học (KHDH) Phân phối chương trình dạy học được thực hiện nghiêm túc, nhất quán và thống nhất trong toàn trường

Bộ GD&ĐT ban hành PPCT môn Ngữ văn gồm 3 phân mỗn: Văn học, Tiếng Việt, Lam văn Chúng có mỗi quan hệ qua lại, gắn bó với nhau theo một hệ thông chương trình, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn Điểm mới về nội dung của dạy học theo hướng phát triển PC&NL người học là nội dung chương trình Ngữ văn được xây dựng theo hướng mớ; thê hiện ở việc không quy định chỉ tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể cần dạy mả chỉ quy định những yêu c¡

nghe cho mỗi lớp; quy định một học, tiếng Việt và

một số văn bản có vị trí, ý nghĩa đặc biệt của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bất buộc đổi với học sinh toàn quốc, GV chủ động, linh hoạt thiết kế và thực hiện

PPCT, NDDH sao cho phủ hợp với đổi tượng lớp mình dạy, nhằm phát huy cao nhất PC&NL người học dựa trên tông số tiết dạy trong năm học mà Bộ GDK&ĐT đã ban hành GV được lựa chọn sách giáo khoa, sử dụng môt hay kết hợp nhiều sách, nhiều nguồn tư liệu khác nhau đê dạy học, miễn là bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu câu cân đạt của chương trình Việc đánh giá kết quả học tập cuối năm, cuối cấp không dựa vào các ngữ liệu đã học trong một cuốn sách giáo khoa Ngữ văn cụ thê mà lấy yêu câu cần đạt nêu trong văn bản chương trình môn học làm căn cứ để biên soạn đề kiểm tra, đánh giá Chương trình Ngữ văn vừa đáp ứng yêu câu đôi mới, vừa chú trọng kế thừa

và phát huy những tru điểm của các chương trình Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương

Trang 26

cầu đọc hiểu và tạo lập văn bản; kế thừa và phát triên định hưởng tích hợp vả phân hoá Sự phát triển tư tưởng dạy học tích hợp trong chương trình Ngữ văn mới thể hiện

Nội dung cốt lồi của môn Ngữ văn gồm các mạch kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về PC&NL của người học: được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản vả giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

kiến thức lịch sử văn học, li luận văn học có tác dụng thiết thực đổi với việc đọc và

Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như:

PP thuyết trình: là PP GV dùng lời nói thông báo, tái hiện giải thích, minh hoa kiến thức, Đặc điểm cơ bản nỗi bật của PP thuyết trình là tính chất thông báo của lời giảng của GV và tính chất tái hiện sau khi lĩnh hội của n;

đến với người học theo PP này như đã được GV chuẩn bị sẵn

Trang 27

Họ chỉ nghe, nhìn, củng tư duy theo lời giảng của GV và hiểu, phi chép và ghi nhé

PP dạy học nhỏm: Là PP người học của một lớp học chia thành các nhóm, mỗi nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công vả hợp tác lảm việc trong khoảng thời gian nhất định Kết quả làm việc sau đó được trình bảy và đánh giá

đó phát triển được NL văn học vả cả NL ngôn ngữ Với dạy nỏi vả nghe thi viée tổ chức học tập hợp tác cũng phủ hợp để người học cỏ cơ hội chia sẻ, luyện nói và nghe,

từ đó phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học

PP đỏng vai: Đồng vai là PP tổ chức cho người học thực hành." làm thử” một

sé cach img xir nao dé trong một tình huống giả định Đây là PP nhằm giúp người học suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thẻ mả người học vừa thực hiện hoặc quan sát được Diễn xuất không phải là phần chính của PP này

ma quan trong lả sự thảo luận sau phần diễn ấy Người học khi tiếp cận PP đỏng vai thấy hứng thú, hiểu bải và yêu môn học hơn Trong môn Ngữ văn, PP đóng vai được thực hiện theo một số hình thức hoạt động sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyên

đã học; chuyển thể một văn bản văn học thành kịch ban sẵn kh:

tình huỗng giao tiếp giả định; trình bày một vấn để, một ý kiến (ở cả dạng viết và nói)

từ các góc nhìn khác nhau

PP trỏ chơi: Là PP tổ chức cho người học thông qua việc chơi một trò chơi nào

đó để tìm hiểu một vẫn để hay trải nghiệm những hành động, những thải độ, những việc làm cụ thê PP này nếu tô chức tốt sẽ tăng hửng thú học tập đồng thời hình thành

NL giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ cho người học

PP dạy học giải quyết vấn đề:

hỏi, yêu cầu người học tự giải quyết các câu hỏi xoay quanh vấn để đó Trong môn Ngữ văn, dạy học giải quyết vẫn đề có thể được sử dụng đẻ dạy cả đọc, viết, nói và nghe, Tiếng Việt Khi tham gia lề, người học có cơ hội dé phát triển những NL chung như NL giải quyết vẫn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác Còn về NL đặc thủ, trong quá trình tham gia giải quyết vấn đề của môn Ngữ văn, người học sẽ được phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học

PP dạy học theo mẫu: là cách thức GV cung cấp một ngữ liệu dé làm mẫu, tổ chức cho người học phân tích ngữ liệu để hình thành một kiến thức mới hoặc để minh

hoa cho một kiến thức đã biết Ở mức độ cao hơn, GV có thể yêu cầu người học mô

phỏng mẫu để tạo ra một sản phẩm ngôn ngữ tương tự như mẫu Đây là PP thường,

được dùng trong dạy tiếng Việt, viết, nói và nghe Trong dạy học đọc hiểu, GV cũng

có thể sử dụng PP này để dạy kĩ thuật, chiến thuật đọc cho người học

Trang 28

PP dạy học dự ân: là PP trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, cô sự kết hợp giữ lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thê giới thiệu, trưng bảy Trong môn Ngữ văn, việc sử dụng dạy học dựa trên dự án có thể góp phần phát triển cho người học một số PC chú yêu (vi dụ: trách nhiệm, trung thực, cham chi), NL chung (ví dụ: NL tự chủ vả tự học, NL giải quyết vẫn đề vả sáng tạo,

NL giao tiếp và hợp tác) và các NL đặc thủ (NL ngôn ngữ, NL văn học) thông qua các

kĩ năng đọc, viết, nói, nghe Với việc thực hiện các sản phẩm học tập bằng các hoạt

động cụ thể liên quan đến đọc, viết, nỏi và nghe, người học sẽ có cơ hội hình thành và phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học

PP dam thoại gợi mở: là cách thức GV đặt ra một hệ thông câu hỏi, tổ chức cho

người học trả lời, có thể trao đổi qua lại, tranh luận với nhau và với GV, qua đỏ người học lĩnh hội được trí thức, kĩ năng, kĩ xảo Theo quan điểm dạy học phát triển NL, PP

đó có nghĩa là trong quá trình dạy học phát triển PC&NL khi sử dụng PP này không chỉ GV nêu câu hỏi để người học giải quyết mà người học cũng được khuyến khích đặt cầu hỏi cho GV, cho chính mình và các người học khác

Hình thức dạy học lớp - bài: là HTTC mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn

bộ người học trong lớp học GV tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, hoạt động chủ yêu của giờ học là GV, người học làm việc it Đây là

hình thức được sử dụng nhiều nhất bên cạnh các hình thức khác như tham quan học

tập, các hoạt động trải nghiệm sảng tạo

Hình thức dạy bọc cá nhân: là HTTC chú ÿ đến hoạt động của một cá thể người học Thông qua giao việc cụ thể cho từng người học, buộc họ phải tích cực hoạt động,

Hình thức tham quan thực tế, ngoại khóa: lả HTTC DH ngoài trời giúp cho người học tìm hiểu những sự vật, hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình Phạm vì lờ lên lớp không cho phép người dạy truyền đạt hết tất cả những vấn dé mà việc dạy học Ngữ văn phải hướng đến Vì vậy, cần phải có hoạt động tham

quan thực tế, ngoại khóa nhằm giúp người học hoàn thiện thêm ki

Đồng thời nó còn tạo hứng thú học tập đối với bộ môn Ngữ văn và giúp người học

thức môn học

Trang 29

phát triển năng lực hợp tắc, giao tiếp ngôn ngữ

Sân khấu hóa tác phẩm văn học: Lả HTTC người học sẽ chuyển thể văn bản văn học thành vở diễn, sau đó thảo luận những van dé trong tâm Với hình thức học này sẽ khơi dây lòng yêu thích môn Ngữ văn, phát huy khả năng tô chức, biên kịch

diễn xuất, đặc biệt là phát huy được năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác

Mỗi PP, HTTC DH đều có ưu điểm và hạn chế riêng Vì vậy GV cần kết hợp

sử dụng các PP, HTTC nhằm mang đến sự hứng thú, tích cực của người học

1.3.1.4 Các điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

Nhà trưởng phải có đủ phỏng học, phỏng học phải đủ diện tích cho người học

cỏ thể thay đổi vị trí trong quả trình học tập Phải trang bị đủ có đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho việc day và học môn Ngữ văn: màn hình, hệ thống máy chiếu,

máy tính, tranh ảnh, sách giáo khoa, sách tham khảo

1.3.1.5 Kiếm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

Mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiền bộ của người học để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động day học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng người học và nâng cao chất lượng giáo dục

Việc KT-ĐG hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở trường THCS căn cứ vào các yêu cầu can đạt về PC&NL đổi với người học mỗi lớp học cấp học đã quy định trong chương trình qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe Sử dụng các PP KT-ĐG theo hướng KT-ĐG PC&NL người học Sử dụng các hình thức KT-ĐG mới như người học đảnh giá lẫn nhau, tự đánh giá Quy trình KT-DG: ra dé, cham, công bố kết quả, lưu trữ và sử dụng kết quả

Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên

và đánh giả định kì Đảnh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt qua trình dạy học, do GV môn học tổ chức; hình thức đảnh giá gồm: GV đánh giá người học, người học đánh giá lần nhau, người học tự đánh giá Để đánh giá thường xuyên,

GV có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về người học, việc người học trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu Đánh giá định kì được

thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cudi học kì, cuối cấp

học) do cơ sở giáo dục tô chức thực hiện đề phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc người học được bộc lộ, thể hiện PC&NL ngôn ngữ, NL văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính người học, không vay mượn, sao chép:

Trang 30

khuyến khích các bài viết có cá tính vả sáng tạo Người học cần được hưởng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chỉ dùng để đánh giá các PC&NL

1.3.2 Hoạt động học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

1.3.3.1 Động cơ, thải độ học tập môn Ngữ văn của người học

Đông cơ học tập là yếu tổ quan trọng quyết định chất lượng hiệu quả học tập của người học Động cơ học tập không có sẵn, không thể áp đặt mà được hình thành trong quả trình học tập, rèn luyện Trong quá trình đỏ thầy cô giáo là người din dit, người học phải tự hình thảnh mục đích động cơ học tập cho mình Động cơ tạo ra thải

độ học tập Động cơ đúng tạo ra thai độ học tập tích cực Tỉnh tích cực học tập của người học chỉnh là sự ham thích, sự hảo hứng trong công việc học tập bộ môn Ngữ

văn Nó được biểu hiện ở chỗ người học tích cực lĩnh hội trí thức văn học, chủ động hợp tác, thảo luận sôi nỗi, giải quyết các nhiệm vụ học tập Người học thông hiểu, ghi nhớ những điều đã nắm qua hoạt động nỗ lực của bản thân Người học thích phát biểu

ức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới Phuong pháp giảng dạy tích cực có mối quan hệ giữa GV và học sinh trong giở học Người GV là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức, rèn luyện toàn diện về tư duy, tình cảm, tâm hồn

Đông cơ, thải độ học tập của người học đối với môn Ngữ văn rất khác nhau

mặc dù các em đều ÿ thức được tắm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động học tập

Vi vậy, người GV cần phải tạo được động cơ, thái độ học tập tốt cho người học Giáo

viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ớ mỗi em đề kịp thời động viên, hướng dẫn khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách một cách tốt

nhất Mặt khác, cần chủ ý tới tài hoe tap Tai liệu học tập phải súc tích về nội

dung khoa học, phải gắn với cuộc sông của các em, làm cho các em hiểu rõ ÿ nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú học tập vả phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu câu tìm hiểu tài liệu đỏ, phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp

HĐDH Ngữ văn là giúp người học biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về lich sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thâm mĩ để hiểu các văn bản phức tạp Hoạt động này chỉ đạt hiệu quả khi học sinh biết phân tích, đánh giá nội dung và hình

Trang 31

thức biểu đạt của văn bản, có những tìm tỏi sáng tạo về ngôn ngữ về cách viết Người học có cách nhìn, cách nghĩ về con người vả cuộc sống theo cảm quan riêng, từ đỏ biết vận dụng kiến thức tổng hợp để đọc hiểu tác phẩm văn học, tích hợp kiến thức liên ngành Từ đó, các em biết cách tạo lập được các kiểu văn bản; thể hiện khả năng

biểu đạt cảm xúc vã ý tưởng bằng hình thức ngôn tử mang tính thẩm mĩ

Dé đạt được yêu cầu trên thì người học cần phải cỏ những kĩ năng cần thiết như: xác định mục tiêu, lập kế hoạch học tập: xác định phân tích nhiệm vụ trong bải học; tự tạo động lực và duy trì động lực học tập; kỹ năng sử dụng các công cụ học tập như sơ đồ tư duy, khai thác, xử lý thông tin Đồng thởi cần biết làm việc theo nhóm, củng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập vả phải biết tự kiểm tra, đánh giả trong học tập

1.3.3 Môi trường dạy học môn Ngữ văn tổ chức theo hướng phát triển phẩm

chất và năng lực người học

Quá trình học tập là một quá trình lâu dải, đỏi hỏi người học phải không

n trì để đạt được mục tiêu minh dat ra Trên thực

học tập đạt được quả cao có rất nhiều yếu tổ tổ tác động như yêu tố chủ quan về thái độ trách nhiệm của người học Ngoài ra còn những yếu tố khác mả quan trong

nhất là môi trường học tập Môi trường dạy học bao hàm các điều kiện vật chả

tỉnh thân chứa đựng hệ thống các giá trị của hoạt động dạy học tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ của các thành viên tham gia vào hoạt đông nảy trong trưởng học vả ảnh

Môi trường dạy học môn Ngữ văn tổ chức theo hướng phát triển PC&NL người học cần đảm bảo các yêu cầu như: Môi trường sư phạm trong lớp học có tỉnh thân thiện, khuyến khích việc học; Môi trường vật chất trong nhà trường, lớp học

được thiết kế an toàn, thân tỉ có tính giáo dục; Trang thiết bị, tài liệu phục vụ DH

được trang bị theo chuẩn (phù hợp nội dung, phù hợp yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng phát triển PC&NL); Nguồn lực tài chinh ôn định đảm bảo các yêu cầu chỉ phí của DH theo hướng phát triển PC&NL; Chính sách nội bộ có tính khuyến khích, ưu đãi đối với GV, nhân viên, người học có thành tích trong DH theo hướng phát triển PC&NL

Trang 32

1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

1.4.1 Quản lý hoạt động dạy môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm ché

và năng lực người học ở trường trung học cơ sở'

1.4.1.1 Quản lý mục tiêu dạy học môn Ngừ văn theo hướng phải triển phẩm chất và năng lực người học ở trưởng trung học cơ sở

Mục tiêu dạy học môn Ngữ văn lả chuyên từ dạy học chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện PC&NL người học Đầu năm học, Sở GD&ĐT va Phỏng GD&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn các trường THCS triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong năm học Căn cử vào hướng dẫn, hiệu trưởng phổ

biến kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở GD&ĐT,

Phỏng GD&ĐT, nhả trường đến GV Các nội dung phố biến cần cụ thể, rõ rằng, phủ

lượng giáo dục môn Ngữ văn nói riêng và của nhà trưởng nói chung Mục tiêu DH (đã được cụ thể hỏa theo các tiêu chỉ hình thành PC&NL) đã đặt ra được xem là chuẩn

DH và được sử dụng lâm cơ sở đánh giá kết quả DH, công nhận chất lượng của hoạt động DH Mục tiêu DH được định kỳ rà soát và điều chỉnh phủ hợp với định hưởng đổi mới GD và nhu cầu của người học.Việc thực hiện mục tiêu dạy và học được các

, Đây là cơ sở để kiểm tra hoạt động dạy học của GV, đảm bảo chất

cấp quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giả

14.12 Quản lý nội dung, phân phối

hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở trường trung học cơ sở

chương trình dạ

học môn Ngữ văn theo

Nôi dung DH được lựa chọn phù hợp với mục tiêu cho phép hình thành các PC&NL theo chuẩn môn học NDDH phải đảm bảo tính chính xác về khoa học, hiện đại, mang tính giáo dục NDDH được cụ thể hóa thành kế hoạch HĐDH

Bô GD&ĐT ban hành chương trình đạy học, là căn cử để nhả trường tiến hành chỉ đạo, giám sáQL HĐDH CTDH quy định số lượng tiết học, PP, hình thức dạy

học, số tiết trên tuân và số tiết cả năm học nhằm thực hiện mục tiêu của cấp học Từ

chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành, Sở GD&ĐT, Phong GD&DT có các văn bản chỉ đạo nhà trường rà soát, xây dựng lại PPCT cho phủ hợp với đổi tượng người học

và tình hình thực tế nhà trường Hiệu trưởng chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và GV rà soát chặt chẽ nội dung, điều phối lại các bài dạy xây dựng lại PPCT môn học theo

Trang 33

mue tigu ma nha truéng va cdc 16 nhém chuyên môn đã xác định CTDH, NDDH được rà soát điều chỉnh theo định kỳ, phủ hợp với mục tiêu DH đã điều chính (nếu có) Giáo án, tải liệu DH được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tỉnh giáo dục, sắt với CTDH, NDDH Toản bộ hoạt động dạy học, KT-ĐG của giáo viên phải thực hiện theo nội dung chương trình đã được phê duyệt, dưới sự quản lý trực tiếp của tô nhỏm chuyên môn và Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhả trường

1.4.1.3 Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trưởng trung học cơ sở:

Dạy học theo hướng phát triển PC&NL người học hướng đến mỗi người học phải được phát triển toàn diện Chính vi thể, GV phải bắt buộc phải thay đổi PP, HTTC DH từ việc lấy thầy làm trung tâm sang lấy trò làm trung tâm Vì thể, hiệu trưởng nhả trường cần hướng dẫn GV lựa chọn PP, HTTC DH phủ hợp NDDH theo hướng phát triển PC&NL người học; phải chỉ đạo tổ chuyên môn (TCM) và GV Ngữ

văn xây dựng kế hoạch về việc thực hiện đôi mới PP, HTTC dạy học hướng đến

người học, hưởng đến dạy người học PP học, phủ hợp với người học và điều kiện thực

tế của người học và nhà trường; chỉ đạo GV vận dụng linh hoạt, đa dạng các PP, HTTC dạy học tích cực trong các tiết dạy Chỉ đạo GV và người học sử dụng đa dạng các PPDH, HTTC DH tích cực: chủ động thực hành đổi mới PPDH, HTTC DH đảm bảo phát triển PC&NL người học

Tổ chức các buôi thao giảng, hội giảng về đồi mới PP, HTTC dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL đề GV dự giờ thăm lớp, đánh giá kết quả, hiệu quả của việc đổi mới, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp Đưa ra quy định bắt buộc các tiết dạy không được xếp loại tốt nễu không vận dụng các PP và HTTC dạy học tích cực

Điều kiện phục vụ hoạt động dạy học môn Ngữ văn là một nhân tổ của hoạt

động dạy học, đóng vai trỏ là "chất xúc tác” Trong hoạt động dạy học theo hưởng phát triển PC&NL người học thì điều kiện hỗ trợ lại càng quan trọng hơn vì điều kiện

hỗ trợ tốt thì hoạt động đạy học sẽ diễn ra thuận lợi và dễ đàng đạt được mục tiêu giáo dục

Hiệu trưởng cẩn đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy h‹ môn Ngữ văn Quân lý, chí đạo GV sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học có sẵn trong thư viên (sách tham khảo, tác phẩm, tranh ảnh), thiết bị dạy học trên lớp học (máy chiều, màn hình, mạng Internet ) Các thiết bị kỹ thuật mới như mạng internet, máy chiều, máy tính được trang bị và sử dụng hiệu quả Các phương tiện dạy học truyền thống, như giáo cụ trực quan, dụng cụ đo đạc được phát huy một cách sáng tạo Trang bị

Trang 34

Với các thiết bị dạy học được cung cấp đẩy đủ, GV có thê giới thiệu nội dung bài học đến người học một cách trực quan, sinh động, lâm tăng khả năng tiếp thu bai Ngoài ra, GV tăng cường khai thác các nguồn tư liệu mở trên Internet, trên trường học kết nối để phục vụ tốt cho bài dạy của mình Đồng thời có biện pháp chí đạo, giao nhiệm vụ cho GV dạy Ngữ văn, mỗi một học kỳ phải cỏ được bao nhiêu tiết ứng dụng nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học Ngoài ra hiệu trưởng cũng tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng E-learning Sau mỗi cuộc thi, hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch lảm vả sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả, ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn Đồng thời tiến hành kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn của GV

trong suốt năm hoc

1.4.1.5 Quản lý công tác kiêm tra, đánh giá hoại động dạy học môn Ngữ văn theo hưởng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học là nhiệm vụ rất quan trọng đối với GV, nó lâ một thảnh tố tạo nên quá trình dạy học Kết quả học tập phản ánh chính xác kết quả giảng dạy của GV Từ thông tin đó làm cơ sở điều chỉnh hoạt động

day học, tìm ra được nguyên nhân của kết quả đó và điều chỉnh một cách hiệu qua

nhất Để quản lý tốt hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của người học theo hướng phát triển PC&NL, HT cần phải thực hiện tốt các công việc sau đây: hướng dẫn và triển khai xây dựng công cụ đánh giá PC&NL theo Rubries; Chi dao TCM và GV dam bao tinh khách quan, độ tin cậy (PP và Hình thức KTĐG) trong KT-ĐG; Thiết lập hệ thống KT-ĐG đảm bảo đảnh giá được mức độ hình thành các PC&NL ở người học, thúc đây tự đánh giá; Triển khai thực hiện triết lý đánh giá có tính hướng dẫn phát triển, không đán nhãn Tổ chức các buối sinh hoạt chuyên đẻ, hội thảo để tuyên truyền, cho GV về ý nghĩa của việc đánh giả kết quả đối với việc nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển PC&NL Phổ biển cho GV về quy định, quy chế kiểm tra, các văn bản hướng dẫn về đổi mới KT-ĐG của Bộ, Sở GD&ĐT và các quy định của nhà trường để GV thực trong suốt năm học Chỉ đạo TCM xây dựng kế hoạch KT-ĐG kết quả học tập của người học trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL Kế hoạch KT-ĐG được thực hiện chính là hệ thông các mẫu biểu, thời điểm kiếm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra Hướng dẫn GV xác định mục tiêu, nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá kết qua hoe tap Cae PP KT-DG phải phù hợp với mục tiêu của môn học và mục tiêu của của CTDH cho nên phải do người QL quyết định Việc lựa chọn chính xác PP và hình thức kiêm tra sẽ góp phần rất lớn đến việc nâng cao chất lượng Bên cạnh đó, hiệu trưởng cũng cần quy định về thời hạn GV chấm, trả bài, tránh tình trạng GV chậm hoặc không trả bài làm cho người học không thể rút kinh nghiệm về nội dung học tập hoặc không tạo tâm lý hưng

Trang 35

cả nhân vả nhập điểm vào số điêm điện tử Kết quả KT-ĐG được xứ lý, sử dụng, lưu trữ đúng quy định

1.4.2 Quản lị' hoạt động học môn Ngữ văn của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

1.4.2.1 Quản lý việc hình thành động cơ, thải độ học tập của người học

Hoc tap la một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết người học mới tích cực học tập Nhu cầu hiểu biết đó chỉnh là động cơ nhận thức mà hoạt động,

học tập phải tạo ra cho người học Người học vừa lä đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy - học vì vậy, QL HĐDH Ia khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhả trưởng

Đông cơ, thải độ học tập cỏ vai trỏ quan trọng đối với học tập nôi chung va môn Ngữ văn nói riêng Hiệu trưởng cần thấy rõ quản lý phải bao quát được cả không,

đạo và triển khai TCM và GV thực hiện đúng phan vai theo co ché “Thay thiết

Trò thi công” trong DH phát triển PC&NL tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập: Có lộ trình phát triển tính hợp tác của người học với GV trong quả trình học tập chỉ đạo tổ chuyên môn và GV phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong

cỏ một cách học thông mình sẽ giúp người học rút ngắn khoảng thời gian ôn tập bài

cũ cũng như tiếp thu bài mới

Nhận thức được điều này đòi hỏi hiệu trưởng xây dựng và triển khai kế hoạch

phát triển các kỹ năng học tập của người học đáp ứng yêu cầu đạy học phát triển PC&NL Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV dạy môn Ngữ văn đổi mới PPDH theo hướng hình thành và phát triển các kỹ năng học tập thông qua quá trình dạy học và tự học Triển khai đánh giá mức độ hình thành và phát triển các kỹ năng học tập của người học song song với quá trình đánh giá kiến thức, kỹ năng môn học Bên cạnh đó còn phải chỉ đạo phổi hợp với các GV bộ môn khác hình thành kỹ năng học tập cho người học Mặt khác, cần chỉ đạo tổ chức kiêm tra, đánh giá theo định hướng hình thành kỹ năng tự kiêm tra, tự đánh giá

Trang 36

1.4.3 Quan lý môi trường dạp học môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường trung học cơ sở'

có tính thân thiện, khuyến khich GV và người học sáng tao, chủ động trong dạy và

học Thiết kế môi trưởng vật chất theo hưởng đáp ứng yêu cầu an toản, thân thiện, có

tinh giáo dục và thẩm mỹ cao Trang thiết bị phục vụ DH theo chuẩn, phủ hợp nội dung, phủ hợp yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng phát triển PC&NL người học Đảm bảo nguồn lực tải chỉnh ôn định để chỉ phi cho các yêu cầu của hoạt động DH Xây dựng và duy trì các chính sách nội bộ có tính khuyến khích wu dai déi với GV, nhân viên, người học cỏ thành tích trong DH phát triên PC&NL người học

g nghệ vật liệu, điện tử

tự động hóa, phương pháp tiếp cận nội dung dẫn trở nên lạc hậu Đề chuẩn bị cho thế

hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giảo dục

chồng, đặc biệt trong các lĩnh vực thông tin truyền thông, e‹

ngày càng trở nên quan trọng Thay đổi, sửa sang, cải tiền chương trình, thậm chỉ cải

cách giáo dục đã được nhiều nước tiễn hảnh

Đổi với nước ta, trong điều kiện kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nên kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, giáo dục cần phải giúp người học hình thành một hệ thống PC&NL đáp ứng được với yêu cầu mới Hệ thống PC&NL đó được cụ thể hóa phủ hợp với sự phát

triển tâm lý, sinh lý của người học, phủ hợp với đặc điểm môn học vả cấp học, lớp học Theo đó, những phát triển của PC&LN người học trong quá trình giáo dục cũng,

sẽ là quá trình hình thành, phat trién, hoàn thiện nhân cách con người

1.5.1.2 Cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu dạy học

Để tổ chức tốt HĐDH môn Ngữ văn thì yếu tổ cơ sở vật chất, phương tiện, tải ligu day hoc déng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học Nó giúp GV

dễ dàng thực hiện các PP dạy học tích cực, đánh giá quá trình hoc tap

Trang 37

Bên cạnh đó, các thiết bị, phần mềm quản lý nên nếp học sinh, quản lý kết quả học tập, website của nha trưởng, trang “Trường học kết nối” là những công cụ góp phần nâng cao hiệu quả QL HĐDH theo hướng phát triển PC&NL Vì thể, để đáp ứng đôi hỏi của HĐDH theo hướng phát triển PC&NL người học, cơ sở vật chất, phương

tiên, tải liệu dạy học ở các trường cần được xây dựng theo hướng đồng bộ vả hiện đại;

tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

Cơ sở vật chát, phương tiện, thiết bị cảng được trang bị đẩy đủ, đồng bộ, hiện đại bao nhiêu sẽ cho phép khai thác tối đa vả có hiệu quả các hoạt

như quản lý hoạt động day học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL Ngược lại, nếu cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện không đảm bảo, thiểu thôn sẽ gây trở ngại cho việc tổ chức các hoạt động dạy học nói riêng va công tác quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL

1.5.1.3 Sự quan tâm phối hợp của phụ huynh

Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL vì có tác động trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của

người học Nhưng thực tế đang tồn tại đó là một bộ phận không nhỏ PH quan niệm

rằng học dé thi, hoc đê đâu vào các trường đại học chứ không phải dé phat triển PC&NL Một bộ phân khác vì nhiều lí do chưa thực sự quan tâm đến việc học của con

em mình, giao phỏ việc giáo dục cho nhà trường nên hiệu quả giáo dục chưa cao

Vi vay, khí mục tiêu giáo dục thay đổi cần làm thay đổi nhận thức của PH Đồng thời cũng cân giúp cho PH nhận thức được bản thân họ cũng phải có trách nhiệm tham gia vào việc phát triển PC&NL của người học Không những thế, để nâng

ất lượng DH theo hướng phát triển PC&NL chúng ta cần có đầy đủ cơ sở vật

chất, thiết bị hiện đại được đầu tư từ Nhà nước và sự tài trợ của các công trình giáo

dục từ PH

1.5.2 Những yếu tỗ chủ quan

1.5.2.1 Phẩm chất, năng lực quản lý của Hiệu trưởng

Để có hiệu quả trong công tác QL, nâng cao chất lượng giáo dục trong HĐDH môn Ngữ văn theo theo hướng phát triển PC&NL thì CBQL phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục Người CBQL phải là người có nhận thức đúng đắn, sâu sắc vẻ đổi mới HĐDH nhằm phát huy PC&NL Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT, CBQL trường THCS phải có NL chuyên môn nghiệp vụ, NL lãnh đạo, NL quản lý và NL xây dựng mỗi quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Người CBQL phải biết cách tổ chức HĐDH môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung theo hướng phát triển PC&NL trong nhà trường một cách hiệu quả

Đồng thời, phẩm chất cúa CBQL tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc gây ra

trở ngại cho quá trình QL HĐDH theo hướng phát triển PC&NL, ảnh hưởng đáng kể

Trang 38

đến chất lượng dạy hoc theo huéng phat trién PC&NL Pham chất đó được đặc trưng bởi tỉnh thần trách nhiệm và uy tín cá nhân Tỉnh thân trách nhiệm va uy tin cao cia CBQL với đội ngũ GV và người học sẽ được sự đồng thuận cao của các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức, triển khai các HĐDH môn Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL

Muốn hoạt động QL giáo dục đạt hiệu quả thi cần phải có biện pháp QL phủ hợp, kịp thời, chính xác để GV vả người học điều chỉnh HĐDH để đạt hiệu quả cao nhất Do đó, CBQL cần phải hiểu rõ mục tiêu, NDDH, PP giáo dục, các HT giáo dục phù hợp với đặc trưng bộ môn CBQL phải là nhà giáo có kinh nghiệm, cỏ NL lãnh dao, NL quan ly va NL xây dựng mỗi quan hệ giữa nhả trưởng, gia đỉnh và xã hội

1.5.2.2 Nhận thức, phẩm chất và năng lực của giảo viên dạy món Ngữ văn

GV bộ môn là người thực hiện hoạt động dạy vả tổ chức hoạt động học cho

có phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá người học theo hướng phát triển PC&NL

Nếu như nhận thức ngảy càng cao, phẩm chất và năng lực của giáo viên dạy môn Ngữ văn đạt yêu cầu thi việc tổ chức hoạt động dạy học cũng như quản lý hoạt

động dạy học môn học nảy sẽ rất thuận lợi và ngược lại Bởi vậy, nhận thức và phẩm

chất năng lực của GV dạy môn Ngữ văn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức hoạt động dạy học cũng như quản lý hoạt động dạy học môn học nảy

1.3.2.3 Ý thức, phẩm chất, năng lực học tập của người học

Người học là mục tiêu của hoạt động giảo dục, vì thế ý thức, PC&NL học tập của người học là yếu tố quan trọng nhất đối với HĐDH theo hướng phát triển

GV và các bạn Không những thế, người học phải có động cơ học tập đúng đắn, say

mê, hứng thú trong học tập, có ý thức trách nhiệm với kết quả học tập của mình

Bởi vậy, ý thức, phẩm chất, năng lực học tập của HS càng cao thì hiệu quả hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn cảng cao Công tác quan lý hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL:

Trang 39

Tiéu két Chuong 1

Dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở trường THCS nói riêng được coi là vấn đề cốt lõi của đôi mới giáo dục hiện nay Để hoạt động dạy hoc môn Ngữ văn ở bậc THCS theo hướng phát triển PC&NL người học đạt hiệu quả như mong đợi thì công tác QL HĐDH là rất cẳn th

dung QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học ở trường THCS bao gồm: QL hoạt động dạy (OL việc thực hiện mục tiêu dạy học: NDDH;PP, HTTC DH; KT-DG két qué hoc tập: các điều kiện phục vụ dạy học môn Ngữ văn theo hưởng phát triển PC&NL người học, QL hoạt động học (OL dong co, thai độ học tập của người học; OL lý hình thành và phát triển các kỹ năng học tập của người học đáp ứng yêu cầu dạy học theo hưởng phát trién PC&NL), QL môi trường dạy học theo hướng phát triển PC&NL

Đây là cơ sở lý luận để tác giả khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dạy học

môn Ngữ văn theo hướng phát triên PC&NLngười học ở các trường THCS huyện Núi

“Thành tỉnh Quảng Nam trong chương tiếp theo

Trang 40

CHUONG 2 THUC TRANG QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ

THEO HUONG PHAT TRIEN PHAM CHAT VA NANG LUC NGUOL HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NÚI THÀNH

Khao sat nhằm tìm hiểu nhận thức vẻ tim quan trọng của HĐDH và QL HĐDH

môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học; nhận thức về ban chất của DH môn Ngữ văn theo hướng phát triên PC&NL; thực trạng dạy và học môn Ngữ văn; thực trạng QL HĐ dạy và học môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL người học; thực trạng môi trường DH và QL môi trường DH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL; các yếu ảnh hưởng đến việc DH và QL HĐDH môn Ngữ văn theo hướng phát triển PC&NL ở các trường THCS huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam làm cơ sở

đề xuất biện pháp QL của nhà trưởng đổi với hoạt động này, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhả trường

3.1.2 Nội dung khảo sát

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w