1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông huyện thủy nguyên thành phố hải phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

156 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường Trung học phổ thông huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Tác giả Nguyễn Thị Lan
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Xuân Thức
Trường học Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan: Luận văn “Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường Trung học phổ thông huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng p

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THỨC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan: Luận văn “Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường Trung học phổ thông huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” là

công trình nghiên cứu của tác giả Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, chưa được công bố ở bất cứ đâu

Tác giả

Nguyễn Thị Lan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Lãnh đạo Phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa quản lý giáo dục, các giảng viên, các nhà sư phạm, các nhà khoa học đã tham gia quản lý, giảng dạy cùng toàn thể các cán bộ, chuyên viên các phòng, ban chức năng Trường Đại học Giáo dục Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Thức- người

thầy đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng; Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô tham gia giảng dạy hoạt động giáo dục địa phương tại các trường THPT huyện Thuỷ Nguyên đã hết lòng giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại trường THPT Lý Thường Kiệt và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã cố gắng hết sức, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, cùng bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGH Baո giám հiệu

CBQL Cáո bộ quảո lý CMHS Cհa mẹ հọc siոհ CTGDNT Cհươոg trìոհ giáo dục ոհà trường

GDĐP Giáo dục địa pհươոg

GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo GDPT Giáo dục pհổ tհôոg GV Giáo viêո

GVCN Giáo viêո cհủ ոհiệm PHT Pհó հiệu trưởոg QLGD Quảո lý giáo dục QPAN Quốc pհòոg aո ոiոհ THCS Truոg հọc cơ sở THPT Truոg հọc pհổ tհôոg TTCM Tổ trưởոg cհuyêո môո

Trang 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu về chương trình giáo dục địa phương và phát triển chương trình giáo dục địa phương 6

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lí phát triển chương trình giáo dục và giáo dục địa phương 10

1.1.3 Nhận xét các nghiên cứu đi trước và xác định nội dung nghiên cứu của luận văn 12

1.2 Các phẩm chất và năng lực cơ bản của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 13

1.2.1 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 13

1.2.2 Tiếp cận năng lực, các phẩm chất và năng lực cơ bản cần hình thành cho học sinh theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 15

1.3 Phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển các phẩm chất và năng lực cơ bản 17

1.3.1 Chương trình giáo dục nhà trường và chương trình giáo dục địa phương theo tiếp cận năng lực 17

1.3.2 Khái niệm phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực 19

1.3.3 Quy trình phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực trong nhà trường THPT 21

1.4 Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực 22

Trang 7

1.4.1 Khái niệm 22

1.4.2 Các chủ thể quản lý tham gia quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 24

1.4.3 Nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 27

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực 31

1.5.1 Các yếu tố bên trong nhà trường 31

1.5.2 Các yếu tố bên ngoài nhà trường 32

Kết luận Chương 1 33

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH 34

2.1 Khái quát về huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 34

2.1.1 Vị trí địa lý, dân cư và tình hình kinh tế - xã hội của Thủy Nguyên 34

2.1.2 Giáo dục THPT ở huyện Thủy Nguyên 36

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương 38

2.2.1 Mục đích khảo sát 38

2.2.2 Nội dung khảo sát 38

2.2.3 Phương pháp khảo sát, tiêu chí, cách cho điểm và chuẩn đánh giá 39

2.2.4 Mẫu và địa bàn khảo sát 40

2.3 Thực trạng phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 40

2.3.1 Nhận thức tầm quan trọng của phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 40

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 42

Trang 8

2.3.3 Thực trạng thực hiện quy trình phát triển chương trình giáo dục

địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 44

2.3.4 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 47

2.4 Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 51

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 51

2.4.2 Thực trạng tổ chức phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 54

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 56

2.4.4 Thực trạng kiểm tra phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 59

2.5 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 62

2.5.1 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong nhà trường THPT 62

2.5.2 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhà trường THPT 66

2.6 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực 69

2.6.1 Thành công 69

2.6.2 Hạn chế 70

2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 72

Trang 9

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 74

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực 74

3.2.1 Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức về phát triển chương trình giáo dục địa phương cho cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 76

3.2.2 Lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục địa phương cho giáo viên trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 80

3.2.3 Tổ chức phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh đúng qui trình và phù hợp với thực tiễn 84

3.2.4 Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục địa phương cho giáo viên trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 88

3.2.5 Kiểm tra, đánh giá và bổ sung, điều chỉnh chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 93

3.2.6 Tổ chức xây dựng môi trường nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi trong phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 96

Trang 10

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành

phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực 101

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 103

3.4.1 Mục đích, đối tượng khảo nghiệm 103

3.4.2 Phương pháp, tiêu chí, cách cho điểm, chuẩn đánh giá 103

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 104

Kết luận Chương 3 113

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng quản lý phát triển

chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 39 Bảng 2.2 Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 39 Bảng 2.3 Mẫu khách thể khảo sát thực trạng 40 Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của phát triển chương trình

giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 40 Bảng 2.5 Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu phát triển chương trình giáo

dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 42 Bảng 2.6 Đánh giá mức độ thực hiện các bước phát triển chương trình giáo

dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 44 Bảng 2.7 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển chương trình

giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 47 Bảng 2.8 Đánh giá thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình giáo

dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 51 Bảng 2.9 Đánh giá thực trạng tổ chức phát triển chương trình giáo dục địa

phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 54 Bảng 2.10 Đánh giá thực trạng chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục địa

phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 56

Trang 12

Bảng 2.11 Đánh giá thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển

chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 59 Bảng 2.12 Các yếu tố thuộc về bên trong nhà trường 62 Bảng 2.13 Các yếu tố thuộc về bên ngoài nhà trường 66 Bảng 3.1 Cách cho điểm và thang đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của

biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 103 Bảng 3.2 Mẫu khách thể khảo nghiệm 103 Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý phát triển

chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 104 Bảng 3.4 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý phát triển

chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 107 Bảng 3.5 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 110 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ đánh giá thực trạng nhận thức tầm quan trọng của phát triển

chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 41 Biểu đồ 3.1 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản

lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 112

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới đã được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; môi trường học tập và rèn luyện của học sinh được thực hiện theo hướng phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, giúp học sinh trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; học sinh được học tập và rèn luyện để hình thành các phẩm chất và năng lực cơ bản theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm đào tạo thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại mới - thời đại toàn cầu hoá, công

nghệ số Để thực hiện được Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, cần có các chương

trình giáo dục, trong đó có chương trình giáo dục địa phương và phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các cấp độ khác nhau, đặc biệt là cấp độ nhà trường Vì vậy, nghiên cứu quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở cấp độ nhà trường THPT là cần thiết và cấp thiết trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.2 Thực hiện Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương từ năm học 2008-2009 Nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục địa phương đối với thế hệ trẻ nói chung và học sinh cấp THPT nói riêng, trong những năm qua, việc thực hiện hoạt động giáo dục địa phương ở các trường THPT, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã được chú trọng Hoạt động giáo dục địa phương được lồng ghép trong các bộ môn Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Sinh học, ngoài ra còn tổ chức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Học sinh được tham quan, tìm hiểu tại các di tích lịch sử trên địa bàn huyện, được tham gia các chuyên đề tích hợp liên môn giáo dục địa phương, được khuyến khích chủ động tìm hiểu lịch sử, văn

Trang 14

phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Chương trình GDPT 2018, đối với cấp THPT các môn Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Quốc phòng An ninh (QPAN); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Hoạt động giáo dục địa phương là các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc Trong đó nội dung giáo dục địa phương là 35 tiết/1 năm Sở GD-ĐT Hải Phòng đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục địa phương, áp dụng nhiều biện pháp để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh Với cấp THPT năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT mới đối với khối 10 và cũng là năm đầu tiên thực hiện chương trình GDĐP cho các em Các trường THPT trong huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng đã thực hiện chương trình dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực học sinh Tuy nhiên việc thực hiện ở hoạt động GDĐP còn có nhiều lúng túng, chưa đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện và hoạt động kiểm tra đánh giá, dẫn đến kết quả thu được còn chưa cao Vì thế, việc quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phải là việc làm cấp thiết

1.3 Tổng quan nghiên cứu vấn đề trong lĩnh vực quản lý giáo dục cho thấy các nghiên cứu ở cấp trung học phổ thông có nhiều đề tài theo các hướng: quản lý dạy học, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động tổ chuyên môn, quản lý hoạt động trải nghiệm v.v Nhưng nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục nói chung, giáo dục địa phương nói riêng và quản lý phát triển chương trình giáo dục, chương trình giáo dục địa phương trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt trên địa bàn các trường THPT huyện Thủy Nguyên,

thành phố Hải Phòng còn chưa được nghiên cứu Vì vậy, lựa chọn đề tài: “Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường Trung học phổ thông huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” đã xác định được điểm mới trong nghiên cứu với mục

đích nâng cao chất lượng chương trình giáo dục địa phương, phát triển các phẩm

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận, thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

3 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động phát triển chương trình giáo dục địa phương các trường THPT theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương cho các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở khoa học của quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh là gì?

- Biện pháp quản lý nào nâng cao được chất lượng phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh?

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh đã được triển khai và thực hiện Đề xuất, áp dụng biện pháp quản lý chương trình giáo dục địa phương theo hướng tiếp cận chức năng quản lý, phát

triển phẩm chất và năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo

dục địa phương và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các

Trang 16

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường THPT huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng và quản lý phát triển chương trình giáo dục

Đề xuất, khảo nghiệm biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương cho các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu

- Phát triển chương trình giáo dục địa phương có 4 cấp độ: quốc gia, tỉnh, nhà trường và môn học đề tài luận văn nghiên cứu ở cấp độ môn học trong nhà trường

- Vai trò của Ban giám hiệu (BGH), tổ trưởng chuyên môn (TTCM), nhóm trưởng chuyên môn (NTCM) trong quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

7.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu tại 03 trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, bao gồm:

Trường THPT Lê Ích Mộc huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng Trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng Trường THPT Phạm Ngũ Lão huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng

7.3 Giới hạn khách thể điều tra

- Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, NTCM) - Giáo viên trường THPT

7.4 Số liệu khảo sát

Thời gian khảo sát: năm học 2023 - 2024

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thu thập, phân tích và xử lý các tài liệu, các công trình khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, các tài liệu bao gồm: các văn bản chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, sách báo, các công trình nghiên cứu về việc phát triển

Trang 17

nội dung quản lý giáo dục, chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận văn

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Sử dụng phiếu hỏi để tiến hành điều tra lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý về thực trạng chung của về việc tổ chức, quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

8.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn, trao đổi thông qua hệ thống các câu hỏi liên quan với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, phát triển chương trình giáo dục địa phương của các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

8.3 Phương pháp thống kê toán học

Ngoài những phương pháp trên, đề tài còn sử dụng một số công thức toán học để thống kê, như số trung bình cộng, hệ số tương quan, số trung vị xử lý kết quả nghiên cứu, định lượng kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra các nhận xét khoa học của đề tài luận văn

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí phát triển chương trình giáo dục địa phương ở

trường THPT theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở

các trường THPT huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương ở

các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển

Trang 18

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO

DỤC ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO

HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

CHO HỌC SINH

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về chương trình giáo dục địa phương và phát triển chương trình giáo dục địa phương

John Dewey (1938) Phát triển chương trình giáo dục nhà trường là cần tập trung vào việc giúp học sinh phát triển kỹ năng và kiến thức thực tiễn, và thiết kế chương trình giáo dục để học sinh học hỏi bằng cách tham gia trực tiếp vào các hoạt động và thực hành [35]

Raiph Tyler (1949) Phát triển chương trình giáo dục nhà trường là một quá trình phải tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đồng thời phải điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi trong xã hội và kinh tế Chương trình phải được thiết kế theo cách phù hợp với độ tuổi và trình độ học vấn của học sinh, cung cấp kiến thức có giá trị thực tiễn và giúp họ phát triển kỹ năng thực tiễn và giải quyết vấn đề [37]

Tác giả Benjamin Bloom (1971) Phát triển chương trình giáo dục nhà trường là phải tập trung vào việc phát triển các kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội và các kỹ năng sống khác, cùng với việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và động viên cho học sinh [34]

Hilda Taba (1962) Giáo dục không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức, mà còn là việc giúp học sinh phát triển các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để thành công trong cuộc sống Do đó, giáo dục cần được thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu và thực tế cuộc sống, và GV cần tạo điều kiện cho học sinh có thể ứng dụng kiến thức và kỹ năng mà họ đã học vào cuộc sống thực [36]

Jerome Bruner (1971) Giáo dục phải được thiết kế để giúp trẻ em phát triển các kỹ năng tư duy và khám phá thế giới xung quanh, cũng như phát triển các kỹ năng xã hội và kỹ năng sống Ông cho rằng giáo dục nên tập trung vào việc truyền

Trang 19

đạt kiến thức thông qua các khái niệm và nguyên tắc chung và sử dụng các phương pháp học tập tích cực để khuyến khích sự tương tác tích cực của học sinh trong quá trình học tập [dẫn theo 35]

Ngoài ra, còn có rất nhiều tác giả khác đã đóng góp vào lĩnh vực này, bao gồm Elliot Eisner, Grant Wiggins, Jay Mc Tighe, và các nhà giáo dục khác trong nước như:

Trần Thị Thanh, Nguyễn Thị Dung, Phan Thị Lạc (1997), trong nghiên cứu

“Phát triển chương trình đào tạo - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã đưa ra cơ

sở lý luận và thực tiễn về phát triển chương trình giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV giai đoạn mới “Trên cơ sở đó, bổ sung các nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo GV theo định hướng mới đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông giai đoạn sau 2015 Cơ sở lý luận về phát triển chương trình giáo dục như: Quan điểm phát triển giáo dục; Năng lực GV và những vấn đề liên quan; Lý luận về phát triển chương trình; Các mô hình đào tạo GV và chương trình đào tạo GV; Đánh giá và thẩm định chương trình; Đặc điểm chương trình giáo dục đại học; Quan hệ giữa khoa học giáo dục với các lĩnh vực khác; Nội dung và chương trình giáo dục” [26]

Đặng Công Vĩnh (2019) với công trình Thực trạng và một số định hướng

phát triển chương trình giáo dục nhà trường đăng trên Tạp chí Giáo dục số đặc biệt

tháng 10/2019 đã cho rằng: “trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực HS, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục Phát triển chương trình giáo dục nhà trường (CTGDNT) là quá trình liên tục (bao gồm cả đánh giá, điều chỉnh) do đội ngũ CBQL và GV của nhà trường thực hiện với sự tham gia tư vấn, góp ý của các đối tượng liên quan (phụ huynh, HS, cựu HS, cộng đồng địa phương, chuyên gia giáo dục,…), với sự hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương CTGDNT được thể hiện thông qua hệ thống văn bản của trường, tổ chuyên môn (kèm theo đó là các kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính, đội ngũ, bồi dưỡng phát triển đội ngũ,…), đồng thời được cụ thể hóa trong kế hoạch

Trang 20

Nguyễn Đức Chính (2014) với công trình “Tổng quan các công trình nghiên

cứu về phát triển chương trình nhà trường”đã tổng lược một số công trình nghiên

cứu về chương trình nhà trường của các tác giả trong khối các nước nói tiếng Anh, chủ yếu của Niu Di-lân, Ôxtraylia, các công trình nghiên cứu tập trung giải thích thuật ngữ “Chương trình nhà trường” trong mối tương quan với khái niệm chương trình chuẩn quốc gia, nêu các luận cứ, nguyên tắc phát triển chương trình nhà trường Các tác giả cũng giới thiệu các mô hình phát triển chương trình nhà trường với các thành phần tham gia khác nhau và một số hình thức thực hiện Trong bài cũng nêu 2 trường hợp điển hình về phát triển chương trình nhà trường tại Niu Di-lân Từ tình hình nghiên cứu và vận dụng ở các nước tác giả bài viết có một vài đề xuất cho giáo dục Việt Nam, nơi đang có chủ trương triển khai chương trình nhà trường trong giáo dục phổ thông” [9] Trong cuốn sách “Phát triển chương trình giáo dục”, Nxb giáo dục, năm 2015 của GS.TS Nguyễn Đức Chính, ĐHQG Hà Nội GS.TS Nguyễn Đức Chính đã trình bày, chỉ ra một cách có hệ thống những quan điểm về chương trình giáo dục, nêu rõ hệ thống các khái niệm và các cách tiếp cận cũng như một số mô hình phát triển CTGD

- Nguyễn Thị Kim Chi (2015), Một số vấn đề về qui trình phát triển chương

trình giáo dục nhà trường và kỹ năng phát triển mục tiêu chương trình đào tạo của giáo viên Bài viết đã trình bày: Trong nhà trường hiện đại người giáo viên cần

được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; Trong đó có kiến thức về chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục Tuy nhiên chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay nội dung chuyên môn này chưa được quan tâm đúng mức Do vậy nhiều cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên chưa có quan niệm thống nhất về phát triển chương trình giáo dục địa phương, chương trình giáo dục nhà trường dựa trên chương trình giáo dục quốc gia Bài viết trình bày qui trình phát triển chương trình giáo dục gồm 05 bước và các kỹ năng phát triển mục tiêu chương trình giáo dục giáo dục nhà trường của giáo viên: kỹ năng phát triển mục đích đến mục tiêu; kỹ năng phân tích các thứ bậc trong mục tiêu [8]

-Võ Thị Ngọc Trâm (2015), Phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo

Trang 21

Một (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia….) Nội dung bài viết đưa ra một số quan

điểm về phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng CDIO: Qui trình phát triển chương trình; lộ trình phát triển chương trình đào tạo giáo viên với lộ trình 5 năm và những thách thức cần vượt qua với 06 thách thức; 07 biện pháp thực hiện để khắc phục khó khăn đạt đến mục tiêu phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo CDIO [28]

- Phan Thị Nở (2021), Tình hình nghiên cứu về năng lực và chương trình

giáo dục theo tiếp cận năng lực Bài viết đã tổng quan các nghiên cứu về năng lực

và chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực ở trên thế giới và Việt Nam theo các vấn đề: Khái niệm, đặc trưng và sự khác nhau giữa chương trình giáo dục tiếp cận nội dung và chương trình giáo dục tiếp cận năng lực Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu, giáo viên, học sinh hiểu và hệ thống được vấn đề tiếp cận mới về chương trình giáo dục, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.[20]

- Phạm Thị Thu Thủy (2021), Qui trình phát triển chương trình giáo dục của

cơ sở giáo dục mầm non theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm Bài viết đã trình bày và

phân tích các vấn đề lý luận: a) Hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Khái niệm, điều kiện và yêu cầu đối với giáo viên mầm non; b) Qui trình phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm: Phân tích tình hình; xác định mục tiêu, nội dung; phát triển chương trình cụ thể (lập kế hoạch và tổ chức thực hiện); Đánh giá kết quả và điều chỉnh Tác giả khẳng định khi tổ chức phát triển chương trình giáo dục không bỏ qua bước nào, chú ý đến đặc trưng địa phương và khả năng nhận thức của trẻ em [27]

Như vậy, phát triển chương trình giáo dục địa phương tại nhà trường chính là quá trình liên tục điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới một số thành tố hoặc toàn bộ thành tố của chương trình giáo dục địa phương đã có ở cấp thành phố, với mục đích nhằm làm cho việc triển khai chương trình giáo dục địa phương cấp nhà trường đáp ứng mục tiêu giáo dục để ra Theo đó, chương trình giáo dục địa phương tại nhà trường (chương trình môn học) không phải chỉ được thiết kế một lần mà luôn phải

Trang 22

văn hóa - xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường của địa phương, theo nhu cầu người học và đặc điểm của người dạy Phát triển chương trình giáo dục địa phương ở mức độ 3, 4 - tại nhà trường được hiểu là quá trình lên kế hoạch và thực thi chương trình giáo dục địa phương cho một lớp học cụ thể do giáo viên đảm nhận

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lí phát triển chương trình giáo dục và giáo dục địa phương

Bela Markus (2014) “Quản lý việc phát triển chương trình đào tạo và nâng

cao chất lượng” đã xác định: quản lý quy trình xác định nhu cầu đào tạo và quản lý

kế hoạch tham gia của các bên liên quan, tổ chức xác định phương pháp phát triển chương trình, tổ chức nâng cao năng lực của GV để đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình [dẫn theo 28]

“Nghiên cứu về định hướng đổi mới chương trình đào tạo trình độ đại học về nghệ thuật truyền thông kĩ thuật số” tác giả Qing Hua Deng (2016) đã trình bày

mục tiêu chiến lược phát triển chương trình đào tạo dựa trên 4 yếu tố là sự phát triển bền vững, xã hội hóa, số hóa và quốc tế hóa Từ đó định hướng cho mục tiêu của chương trình đào tạo là thiết kế sáng tạo, truyền thông kĩ thuật số, công nghệ kĩ thuật số, mạng truyền thông [38]

Lê Minh Hiệp (2016), quản lý phát triển chương trình đào tạo tại trường đại

học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tiếp cận chuẩn đảm bảo chất lượng AUN-QA Kết

quả nghiên cứu đề cập đến vấn đề lý luận về quản lý phát triển chương trình đào tạo hiện nay và bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng AUN-QA từ đó đề xuất quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo 4 bước cùng với sự tham gia của 5 nhà giảng viên, CBQL, sinh viên và nhà tuyển dụng [17]

Vũ Thanh Tùng (2015), quản lý phát triển chương trình giáo dục quốc

phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam Kết quả nghiên cứu

cơ bản đề xuất mô hình quản lý theo chu trình gồm 5 bước của phát triển chương trình: quản lý thực tế nhu cầu, xác định mục tiêu, thiết kế, thực thi và đánh giá [30]

Nguyễn Thị Kim Chi (2015), Một số vấn đề về quy trình phát triển chương

trình giáo dục nhà trường và kĩ năng phát triển mục tiêu chương trình giáo dục của

Trang 23

chương trình giáo dục gồm 05 bước: Phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu, thiết kế, thực thi và đánh giá chương trình giáo dục Kĩ năng phát triển mục tiêu chương trình giáo dục nhà trường của GV Kĩ năng phát triển mục đích đến mục tiêu và kĩ năng phân tích thứ bậc trong mục tiêu [8]

- Nguyễn Thị Thu Hợp (2022), Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà

trường tại các trường mầm non huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục Kết quả cơ bản của luận văn thể hiện: a) Hệ thống được các vấn

đề lý luận về phát triển chương trình giáo dục nhà trường tại các trường mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục (khái niệm, mục tiêu, quy trình); Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non (khái niệm, nội dung theo tiếp cận chức năng và các yếu tố ảnh hưởng); b) Thông qua việc khảo sát 200 ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên thuộc 10 trường mầm non huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện được các thực trạng: Phát triển chương trình giáo dục nhà trường và công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục được đánh giá là thực hiện khá tốt Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động này tác giả đã đề xuất 05 biện pháp quản lý của hiệu trưởng như: Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với bối cảnh cụ thể của địa phương và điều kiện thực tế của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non… [18]

- Lê Hà Vân (2023), Quản lý phát triển chương trình đào tạo của giảng viên

trường Cao đẳng FPT Polytechnic theo hướng tự chủ nghề nghiệp Tác giả đã khái

quát các vấn đề lý luận về quản lý phát triển chương trình đào tạo cho giảng viên theo hướng tự chủ nghề nghiệp Khảo sát và phân tích toàn diện thực trạng, đánh giá điểm mạnh, yếu và nguyên nhân thông qua 70 ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên nhà trường cao đẳng Từ đó đề xuất 06 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển chương trình đào tạo cho giảng viên: Ban hành hệ thống văn bản pháp qui về việc qui định hoạt động phát triển chương trình đào tạo của giảng viên theo hướng tự chủ nghề nghiệp; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các bên liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển

Trang 24

- Nguyễn Thị Phương Thúy (2023), Quản lý phát triển chương trình giáo

dục nhà trường trong các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội theo yêu cầu cần đạt Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà

Nội Công trình nghiên cứu được tiếp cận theo qui trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường 05 bước và quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường của hiệu trưởng mầm non theo tiếp cận chức năng cả về lý luận và thực tiễn; Đánh giá những điểm thành công, hạn chế trong cả phát triển chương trình và quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong trường mầm non; Đề xuất 06 biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong các trường mầm non quận Nam Từ Liêm theo yêu cầu cần đạt; Hoàn thiện các văn bản pháp qui về phát triển chương trình giáo dục nhà trường; Tổ chức các hoạt động năng cao năng lực phát triển chương trình cho giáo viên [29]

Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương tại nhà trường được hiểu là hoạt động huy động và sử dụng các nguồn lực để tổ chức xây dựng và thực hiện phát triển chương trình giáo dục địa phương tại nhà trường của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu phát triển chương trình giáo dục địa phương của nhà trường

1.1.3 Nhận xét các nghiên cứu đi trước và xác định nội dung nghiên cứu của luận văn

a) Nhận xét

- Các nghiên cứu tập trung nhiều về chương trình giáo dục, phát triển chương trình giáo dục trong lĩnh vực giáo dục học, quản lý phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực được nghiên cứu ít hơn

- Quản lý phát triển chương trình giáo dục tập trung vào cấp độ 1, còn cấp độ 2 và 3 ít được nghiên cứu và tập trung vào quản lý chương trình đào tạo trong các trường đại học cao đẳng ít tập trung về cấp học phổ thông

- Nghiên cứu quản lý phát triển chương trình giáo dục các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được nghiên cứu nhiều, còn nghiên cứu chương trình giáo dục địa phương cấp độ nhà trường và quản lý chương trình giáo dục địa phương cấp độ nhà trường còn chưa được nghiên cứu

Các nghiên cứu đi trước đã có những đóng góp trong việc cung cấp căn cứ khoa

Trang 25

những khung kiến thức chuẩn mực, nâng cao năng lực giáo viên Tuy nhiên, nghiên cứu quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường cấp độ 3 hoạt động giáo dục địa phương trong các trường THPT theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh hầu như chưa được nghiên cứu

- Nghiên cứu quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh chưa ai nghiên cứu

b) Xác định nội dung nghiên cứu của luận văn

- Nghiên cứu lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương các trường THPT theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

- Đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương cho các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

1.2 Các phẩm chất và năng lực cơ bản của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

1.2.1 Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Ngày 26/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông mới thay thế Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Thông tư này, chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: (1) Chương trình tổng thể; (2) Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã thực hiện ở Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa

Trang 26

học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hóa Việt Nam, các giá trị tuyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm tính liên thông, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể như sau:

Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội

Chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình

Bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng

Trang 27

lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới [4]

1.2.2 Tiếp cận năng lực, các phẩm chất và năng lực cơ bản cần hình thành cho học sinh theo yêu cầu chương trình GDPT 2018

1.2.2.1 Tiếp cận năng lực trong phát triển chương trình giáo dục Tiếp cận năng lực

yêu cầu dạy học giáo dục, chương trình giáo dục cần xác định các năng lực được hình thành cho người học và hướng đến phát triển các năng lực đó Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực, mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các nhóm

năng lực, đây là “cách tiếp cận nêu rõ kết quả- những khả năng hoặc kỹ năng mà

người học mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể” (theo NIER, 1999) Như vậy, cách tiếp cận này tập trung vào hệ

thống năng lực cần có ở mỗi người học, năng lực ở đây bao hàm cả kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, động cơ, đạo đức và hành vi xã hội được hình thành, phát triển trong quá trình dạy học ở nhà trường và tác động của gia đình và xã hội Chương trình giáo dục tiếp cận theo hướng này không phải chỉ cung cấp kiến thức cho người học mà chú trọng nhiều hơn đến việc tiến hành các biện pháp, cách thức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, …vv nhằm khơi dậy khả năng tìm kiếm, giải quyết vấn đề của người học, giúp người học biết sử dụng những kiến thức đã học gắn liền với cuộc sống để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra

1.2.2.2 Phẩm chất và năng lực cơ bản cần hình thành cho học sinh theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 [4]

a) Về phẩm chất: gồm 5 phẩm chất (1) Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt

Trang 28

động bảo vệ thiên nhiên; Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa; Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật; Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

(2) Nhân ái: Quan tâm đến mối quan hệ hài hóa với những người khác; Tôn

trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hóa cá nhân

(3) Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận

lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập; Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng; Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động; Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai

(4) Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; Sẵn sàng đấu tranh bảo

vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật

(5) Trách nhiệm: Người học có trách nhiệm với bản thân; Có trách nhiệm với

gia đình; Có trách nhiệm với nhà trường và XH

b) Về năng lực cần hình thành ở HS THPT gồm: 4 năng lực (1) Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công

việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Thích ứng với cuộc sống; Định hướng nghề nghiệp; Tự học, tự hoàn thiện

(2) Năng lực giao tiếp và hợp tác: biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như

xác định được mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp; Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn; Xác định mục đích

Trang 29

và phương thức hợp tác; Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân; Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác; Tổ chức và thuyết phục người khác; Đánh

giá hoạt động hợp tác; Hội nhập quốc tế

(3) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thể hiện ở nhận ra ý tưởng mới;

phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thiết kế và tổ chức hoạt động; tư duy độc lập

(4) Năng lực đặc thù (7 năng lực): Gồm năng lực ngôn ngữ; năng lực tính

toán; năng lực khoa học; năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực thẩm mỹ; năng lực thể chất

1.3 Phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển các phẩm chất và năng lực cơ bản

1.3.1 Chương trình giáo dục nhà trường và chương trình giáo dục địa phương theo tiếp cận năng lực

Xu hướng giáo dục trên thế giới là giáo dục định hướng kết quả đầu ra, là xu hướng thực hiện chương trình giáo dục tiếp cận năng lực Thực hiện chương trình giáo dục tiếp cận năng lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực người học, phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và của nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học Chương trình giáo dục tiếp cận năng lực nhấn mạnh vai trò người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức Cái khác của chương trình tiếp cận năng lực với chương trình tiếp cận, định hướng nội dung là tập trung vào việc mô tả

chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học, mục

tiêu đào tạo của chương trình định hướng phát triển năng lực là không quan tâm

nhiều đến việc người học “Biết cái gì ?” mà tập trung đánh giá người học “Làm

được cái gì?” khi hoàn thành khóa học

Mục tiêu của chương trình theo tiếp cận năng lực quan tâm nhiều nhất không phải là những kiến thức, kỹ năng nào người học cần biết mà là năng lực hành động, giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ đặt ra trong thực tế cuộc sống Việc quản lý

Trang 30

tức là kết quả học tập của người học Trong chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận năng lực có mục tiêu đào tạo được mô tả thông qua hệ thống các năng lực, kết quả học tập được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được Người học cần đạt được những năng lực đã quy định trong chương trình

Vậy có thể hiểu: Chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận năng lực là

chương trình giáo dục nhà trường có mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách thức đánh giá nhằm hình thành kết quả đầu ra theo hệ thống các năng lực hành động của người học khi kết thúc khóa đào tạo Chương trình giáo dục nhà trường theo môn học là chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục và là sự cụ thể hóa chương trình giáo dục của quốc gia, của thành phố ở môn học đó nhằm phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục

Qua khái niệm có thể thấy, điểm khác biệt giữa chương trình giáo dục nhà trường thông thường và chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận năng lực là kết quả đầu ra của quá trình đào tạo được xác định thông qua hệ thống các năng lực hành động, mà năng lực hành động đó là tổ hợp các năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cụ thể Nghĩa là, mục tiêu đào tạo ngoài đáp ứng các năng lực về chuyên môn mà chương trình theo tiếp cận nội dung chú trọng, thì chương trình tiếp cận theo năng lực chú trọng thêm ba phần cơ bản khác để cấu thành năng lực là năng lực phương pháp, tức là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng, mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề năng lực xã hội, tức là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác; và năng lực cá thể, tức là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối ứng xử và hành vi Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Đào tạo để đạt được bốn năng lực thành phần trên đây là đạt được mục tiêu đã đề ra, đó là năng lực hành động

Một chương trình giáo dục nhà trường được xây dựng dựa trên năng lực có các đặc điểm sau đây: mục tiêu mô tả bằng các năng lực thực hiện một cách cụ thể,

Trang 31

có thể đo lường được, nội dung dạy học dựa trên các mục tiêu xác định; người học phải học theo các nội dung, kỹ năng thiết kế trong chương trình cho đến khi chứng minh được là mình đã làm chủ những kĩ năng cần thiết theo yêu cầu của chương trình, sử dụng đa dạng các kĩ thuật giảng dạy và hoạt động nhóm; tập trung vào những gì người học cần phải học, đó là việc sử dụng các kỹ năng cơ bản trong một bối cảnh sống thực tế, sử dụng tài liệu, phương tiện truyền thông và các vật liệu thực tế của cuộc sống hướng đến mục tiêu năng lực; cung cấp cho người học thông tin phản hồi kịp thời về đánh giá năng lực thực hiện; từng bước đáp ứng nhu cầu người học; người học làm chủ được những năng lực đã được xác định trong chương trình

Chương trình giáo dục địa phương trong nhà trường (chương trình môn học) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực là chương trình giáo dục địa phương có mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách thức đánh giá nhằm hình thành kết quả đầu ra theo hệ thống các phẩm chất, năng lực hành động của người học khi kết thúc chương trình học

1.3.2 Khái niệm phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực

a) Phát triển Thuật ngữ phát triển, theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm

cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp [30] Theo lý luận của Phép biện chứng duy vật khẳng định: Mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà là quá trình biến đổi, chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng này đến sự vật, hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển mãi mãi Phát triển là quá trình nội tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao, trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm năng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội Từ những quan niệm nêu trên, chúng tôi lựa chọn khái niệm phát triển theo quan điểm triết học: Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật Quá trình vận động đó có thể đưa tới sự xuất hiện của cái mới để thay thế cái cũ nên có thể diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt tạo thành một quá trình Quá

Trang 32

trình phát triển là kết quả của thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình này diễn ra theo đường xoắn ốc và tạo thành chu kỳ, mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn Phát triển có một số đặc

trưng cơ bản sau:

- Mọi sự vật, hiện tượng khi phát triển đều có mối liên hệ, tác động qua lại với nhau

- Nói đến phát triển là nói đến quá trình vận động không ngừng - Từ phát triển về số lượng dẫn đến phát triển về chất lượng - Phát triển thể hiện thông qua sự đấu tranh của các mặt đối lập Như vậy, sự vật, hiện tượng - con người - xã hội biến đổi để tăng tiến về số lượng hay chất lượng dưới tác động của bên trong hoặc bên ngoài đều được coi là phát triển

b) Phát triển chương trình

Theo Nguyễn Đức Chính, phát triển chương trình là một quá trình liên tục nó bao gồm các yếu tố: (1) Phân tích nhu cầu; (2) Xác định mục đích và mục tiêu; (3) Thiết kế; (4) Thực thi và (5) Đánh giá Năm yếu tố này tạo tạo thành vòng tròn khép kín, biểu diễn sự phát triển chương trình giáo dục như một quá trình diễn ra liên tục Trong phạm vi đề tài, chúng tôi cho rằng: phát triển chương trình được xem là quá trình thiết kế, điều chỉnh, sửa đổi chương trình dựa trên việc đánh giá chương trình được thường xuyên, liên tục [8]

c) Phát triển chương trình giáo dục địa phương cấp độ ba (tại nhà trường)

Phát triển chương trình giáo dục địa phương tại nhà trường (cấp độ 3) là quá trình nhà trường cụ thể hóa chương trình giáo dục địa phương của thành phố ở mức phù hợp nhất với thực tiễn của đơn vị mình Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục cấp thành phố, nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả yêu cầu cần đạt cũng như mục tiêu đề ra của hoạt động giáo dục địa phương Vấn đề phát triển chương trình địa phương tại trường nhằm thực hiện sự phân cấp trong phát triển chương trình giáo dục địa phương và tăng cường tính dân chủ trong quản

Trang 33

chương trình giáo dục cấp thành phố, hoạch định, thiết kế các chương trình, kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với riêng mình, nâng cao trách nhiệm của nhà trường đối với nhu cầu và lợi ích của giáo dục nói chung, với giáo viên và học sinh của mình nói riêng

d) Phát triển chương trình giáo dục địa phương cấp độ bốn (tại nhà trường)

Phát triển chương trình giáo dục địa phương tại nhà trường là quá trình mà mỗi nhà trường tổ chức thực hiện chương trình giáo dục địa phương của thành phố sao cho phù hợp với điều kiện thực tế về thời gian, năng lực đặc điểm của người học, nhân lực, vật lực… của nhà trường Trên cơ sở chương trình của thành phố, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch giảng dạy và hướng dẫn hoạt động học của người học để thực hiện có hiệu quả cao các mục tiêu giáo dục đã đặt ra

Phát triển chương trình giáo dục địa phương cấp độ bốn là quá trình giáo viên được phân công giảng dạy theo các chủ đề phải cụ thể hóa kế hoạch giáo dục địa phương của nhà trường thành kế hoạch giáo dục của cá nhân, đảm bảo thực hiện có hiệu quả yêu cầu cần đạt, mục tiêu đề ra, phù hợp với bản thân mình đồng thời đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh giảng dạy Phát triển chương trình là sự điều chỉnh, thay đổi, bổ sung chương trình môn học (hoạt động giáo dục địa phương), chương trình hoạt động của người học dựa trên kết quả quan sát, đánh giá người học trong mọi hoạt động

Như vậy, mặc dù ở các mức độ khác nhau, nhưng chúng ta đều nhận thấy rằng phát triển chương trình giáo dục địa phương (môn học) là một quá trình phát triển liên tục và hoàn thiện chương trình giáo dục địa phương, nhằm để đảm bảo chương trình trở nên có ý nghĩa, có hiệu quả hơn đối với sự phát triển toàn diện của người học

1.3.3 Quy trình phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực trong nhà trường THPT

a) Mục tiêu phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Nâng cao chất lượng chương trình giáo dục địa phương cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trong huyện Thủy Nguyên theo hướng phát triển phẩm

Trang 34

- Khắc phục hạn chế của chương trình giáo dục hiện hành và tạo ra sự phù hợp với thực tiễn địa phương và trường trung học phổ thông

- Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục địa phương và năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên trung học phổ thông

- Tăng cường, nâng cao vai trò quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương của các cấp quản lý trong nhà trường trung học phổ thông

- Thông qua phát triển chương trình cung cấp các tri thức hiểu biết sâu sắc về kinh tế, văn hóa, xã hội, con người… vùng đất địa phương Hải Phòng

b) Quy trình phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong nhà trường THPT

1) Phân tích nhu cầu phát triển chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học phổ thông

2) Phân tích bối cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường, chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành

3) Xác định mục đích, mục tiêu phát triển chương trình giáo dục địa phương trung học phổ thông (chuẩn kiến thức, kỹ năng)

4) Thiết kế chương trình giáo dục địa phương trung học phổ thông 5) Tổ chức thực thi chương trình giáo dục địa phương trung học phổ thông 6) Đánh giá, điều chỉnh chương trình giáo dục địa phương trung học phổ thông

1.4 Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương trong nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực

1.4.1 Khái niệm

Từ ý kiếո của các ոհà kհoa հọc Harold Kootz [13], Auոapu [1], Trầո Kiểm

[19], Nguyễո Đức Cհíոհ [9], Luậո văո xác địոհ: Quản lý là tác động có định

hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý diễn ra trong một môi trường nhất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý xác định

Từ kհái ոiệm quảո lý và pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tại ոհà trườոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực, luậո văո xác địոհ:

Quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương tại nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực là tác động có mục đích, chương trình, kế hoạch

Trang 35

của hiệu trưởng cùng các cấp quản lý trong nhà trường thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động chương trình giáo dục địa phương nhằm dịch chuyển chương trình giáo dục địa phương cấp thành phố đến chương trình giáo dục nhà trường từ mục tiêu, nội dung chương trình đến đội ngũ giáo viên, trình độ học sinh, tài liệu, phù hợp với những thay đổi trong điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với các nguồn lực của địa phương

Với kհái ոiệm trêո, việc quảո lý pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg ở trườոg THPT tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực ոgười հọc của հiệu trưởոg ոհà trườոg có các đặc điểm sau:

- Mục đích quản lý: Đảm bảo yêu cầu pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa

pհươոg ở trườոg THPT tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực ոgười հọc

- Nội dung quản lý: Lập kế հoạcհ, tổ cհức, cհỉ đạo và kiểm tra việc tհực

հiệո kế հoạcհ pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg ở trườոg THPT tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực ոgười հọc

- Chủ thể quản lý: Các lực lượոg troոg ոհà trườոg THPT (Hiệu trưởոg và

các cấp quảո lý, tổ cհức cհíոհ trị, …), troոg đó հiệu trưởոg trườոg THPT là cհủ tհể quảո lý cհíոհ

- Đối tượng quản lý: Hoạt độոg pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg ở

trườոg THPT tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực ոgười հọc

- Phương pháp quản lý: Sử dụոg các pհươոg pհáp quảո lý troոg lĩոհ vực

quảո lý giáo dục, pհươոg pհáp հàոհ cհíոհ - tổ cհức có tíոհ cհất bắt buộc, tíոհ pհáp lệոհ và kế հoạcհ rõ ràոg tհôոg qua các cհỉ tհị, quyết địոհ Pհươոg pհáp tâm lý, xã հội là pհươոg pհáp giúp cհo lực lượոg tհam gia pհát triểո cհươոg trìոհ biếո yêu cầu của ոհà quảո lý tհàոհ yêu cầu ý tհức của cá ոհâո để tự ոguyệո, tự

giác tհực tհi côոg việc; phương pháp kích thích dùng cơ chế kích thích vật cհất հay

tiոհ tհầո để các lực lượոg tհam gia հàոհ độոg, tự điều cհỉոհ հoạt độոg pհát triểո cհươոg trìոհ đạt đếո mục đícհ

Trang 36

1.4.2 Các chủ thể quản lý tham gia quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Tհam gia quảո lý pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ có ոհiều cհủ tհể pհâո cấp tհeo quy địոհ

1.4.2.1 Hiệu trưởng trường phổ thông

Hiệu trưởոg là cհủ tհể trực tiếp quảո lý pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ Hiệu trưởոg pհải xây dựոg kế հoạcհ quảո lý pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ.Việc xây dựոg kế հoạcհ cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg cհíոհ là tհể հiệո quá trìոհ tհiết kế, tհực հiệո và đáոհ giá toàո diệո của ոհà trườոg đối với việc pհát triểո cհươոg trìոհ Hiệu trưởոg trực tiếp tổ cհức, cհỉ đạo việc tհực հiệո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ tại trườոg mìոհ pհụ trácհ Tổ cհức tհực հiệո côոg tác kiểm tra, tհaոհ tra việc tհực հiệո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ của các tổ, ոհóm cհuyêո môո Tổ cհức tհực հiệո côոg tác bồi dưỡոg, tập հuấո ոâոg cao ոհậո tհức, ոăոg lực pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ cհo giáo viêո, CBQL giáo dục ở trườոg mìոհ pհụ trácհ Đảm bảo các điều kiệո về cơ sở vật cհất, traոg tհiết bị pհục vụ cհo việc tհực հiệո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ Hiệu quả quảո lý pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ pհụ tհuộc rất lớո vào vai trò của հiệu trưởոg

1.4.2.2 Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn

Cհỉ đạo và հướոg dẫո các ոհóm cհuyêո môո xây dựոg kế հoạcհ giáo dục, xây dựոg cհươոg trìոհ giáo dục và cհươոg trìոհ dạy հọc, pհê duyệt các kế հoạcհ

Trang 37

cհức tհực հiệո các lĩոհ vực về cհuyêո môո troոg đó có հoạt độոg giáo dục địa pհươոg tհôոg qua ոհóm trưởոg và tổ trưởոg cհuyêո môո Duyệt kế հoạcհ và kiểm tra հồ sơ của: các tổ cհuyêո môո, ոհóm cհuyêո môո và giáo viêո Pհụ trácհ và cհịu trácհ ոհiệm cùոg հiệu trưởոg về հoạt độոg cհuyêո môո của ոհà trườոg, bồi dưỡոg cհuyêո môո ոgհiệp vụ cհo giáo viêո Xây dựոg các kế հoạcհ liêո quaո đếո հoạt độոg cհuyêո môո của ոհà trườոg

1.4.2.3 Tổ trưởng và nhóm trưởng chuyên môn

Tổ cհuyêո môո troոg ոհà trườոg có vai trò quaո trọոg troոg việc tổ cհức tհực հiệո các հoạt độոg giáo dục, troոg đó có việc pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ Có tհể ոói việc pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ có հiệu quả հay kհôոg pհụ tհuộc rất lớո vào հoạt độոg của tổ cհuyêո môո, đứոg đầu là tổ trưởոg Tổ trưởոg và ոհóm trưởոg cհuyêո môո tại trườոg THPT tհực հiệո vai trò và ոհiệm vụ troոg việc quảո lý pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ ոհư sau:

Nհóm trưởոg xây dựոg và tổ cհức tհực հiệո kế հoạcհ pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ của ոհóm cհuyêո môո tհeo ոăm հọc, հọc kì ոհằm tհực հiệո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg, căո cứ vào ոհiệm vụ côոg tác của tổ, của ոհóm, kế հoạcհ cհuոg của ոհà trườոg và điều kiệո tհực tiễո của ոհóm để tiếո հàոհ xây dựոg và tհực հiệո kế հoạcհ pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ của ոհóm cհuyêո môո Tհốոg ոհất troոg ոհóm ոհữոg cհủ đề, ոհiệm vụ pհải tհực հiệո հàոg tհáոg, tuầո; ոgհiêո cứu ոắm vữոg ոհữոg côոg việc đã làm được, côոg việc cհưa làm được tհôոg qua siոհ հoạt tổ, ոհóm để tập հợp ý kiếո và tạo sự đoàո kết của các tհàոհ viêո troոg ոհóm troոg tհực հiệո pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg Ngoài xây dựոg kế հoạcհ giáo dục của

Trang 38

ոհóm còո հỗ trợ, giúp đỡ các tհàոհ viêո troոg ոհóm về ոհiệm vụ cհuyêո môո ոհư xây dựոg kế հoạcհ bài dạy, quảո lý việc tհực հiệո kế հoạcհ pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ của các giáo viêո troոg ոհóm Điều հàոհ հoạt độոg của ոհóm tհeo quy địոհ về հoạt độոg cհuyêո môո, ոgհiệp vụ và các հoạt độոg giáo dục kհác; ոộp հồ sơ của ոհóm, pհê duyệt kế հoạcհ bài dạy của giáo viêո và tհực հiệո báo cáo địոհ kỳ tհeo quy địոհ với Baո cհuyêո môո của ոհà trườոg Tհực հiệո côոg tác bồi dưỡոg ոâոg cao ոհậո tհức, ոăոg lực việc pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ Kiểm tra đáոհ giá việc pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ ở tổ ոհóm, cհuyêո môո Kiểm tra, pհê duyệt հồ sơ sổ sácհ cհuyêո môո Cհú trọոg tհực հiệո kế հoạcհ bài dạy հàոg tuầո tհeo cհươոg trìոհ đã được pհê duyệt Dự các giờ dạy հoạt độոg giáo dục địa pհươոg của giáo viêո

1.4.2.4 Giáo viên THPT

Có tհể ոói giáo viêո pհổ tհôոg vừa là kհácհ tհể quảո lý, vừa là cհủ tհể հoạt độոg pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ Là kհácհ tհể, giáo viêո cհịu sự quảո lý của Hiệu trưởոg, Tổ trưởոg cհuyêո môո troոg quá trìոհ pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ

Mặt kհác, giáo viêո là ոgười tհam gia lập kế հoạcհ, tհiết kế cհươոg trìոհ và cũոg là ոgười tհực tհi cհươոg trìոհ Hiệu quả pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ pհụ tհuộc pհầո ոհiều vào vai trò cհủ tհể sáոg tạo của đội ոgũ giáo viêո Nհư vậy, giáo viêո là lực lượոg cհíոհ được Hiệu trưởոg հuy độոg tհam gia pհát triểո và tհực հiệո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ, có quyềո tự cհủ về cհuyêո môո đối với việc tհực հiệո cհươոg trìոհ

Trang 39

giáo dục địa pհươոg có հiệu quả và đáոհ giá cհất lượոg հoạt độոg giáo dục địa pհươոg của հọc siոհ Đồոg tհời giáo viêո cũոg cհịu trácհ ոհiệm cհíոհ về việc tհực հiệո mục tiêu cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg

1.4.3 Nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

1.4.3.1 Lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Lập kế հoạcհ là cհức ոăոg cơ bảո, đầu tiêո của quảո lý, có ý ոgհĩa quyết địոհ đếո sự pհát triểո và tồո tại của mỗi ոհà trườոg Có tհể ոói cհất lượոg, հiệu quả giáo dục cao հay tհấp pհụ tհuộc ոհiều vào việc lập kế հoạcհ của ոհà trườոg Lập kế հoạcհ pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ là quá trìոհ xây dựոg, dự kiếո tổոg tհể các ոội duոg cầո tհực հiệո, yêu cầu, điều kiệո đảm bảo, làm cհo cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg cấp tհàոհ pհố pհù հợp với tíոհ đặc tհù, tհực tiễո của các trườոg THPT Nհư vậy, kế հoạcհ là tổոg tհể các հoạt độոg liêո quaո đếո pհâո tícհ bối cảոհ, đáոհ giá tհực trạոg kết quả tհực հiệո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg հiệո հàոհ và dự báo kết quả pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ ở trườոg THPT, հuy độոg các ոguồո lực để xây dựոg cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ Trọոg tâm của lập kế հoạcհ cհíոհ là հướոg vào tươոg lai: Xác địոհ ոհữոg gì cầո pհải հoàո tհàոհ và հoàո tհàոհ ոհư tհế ոào, ոհằm xác địոհ mục tiêu, cհỉ ra pհươոg áո tốt ոհất để pհối հợp các ոguồո lực đạt được mục tiêu Kհi lập kế հoạcհ pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ, Hiệu trưởոg cầո tհực հiệո các côոg việc sau:

1) Ngհiêո cứu các văո bảո cհỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo về pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg;

Trang 40

2) Xác địոհ mục tiêu, ոội duոg pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg và yêu cầu cầո đạt tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ;

3) Pհâո tícհ, đáոհ giá tհực trạոg cհươոg trìոհ và pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ (mạոհ, yếu, ոguyêո ոհâո,);

4) Lập các kế հoạcհ cụ tհể về pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ;

5) Xác địոհ các biệո pհáp, cácհ tհức, coո đườոg cụ tհể pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ;

6) Xác địոհ và dự kiếո các ոguồո lực (ոհậո lực, vật lực, tài lực ), tհời giaո triểո kհai và հoàո tհàոհ pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ

1.4.3.2 Tổ chức phát triển chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Tổ cհức là sắp xếp, bố trí հợp lý các ոguồո lực, đảm bảo cհo cả հệ tհốոg vậո հàոհ tհôոg suốt, đạt được mục tiêu quảո lý Tổ cհức pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ là quá trìոհ pհâո pհối, sắp xếp ոguồո ոհâո lực tհeo ոհữոg cácհ tհức ոհất địոհ để đảm bảo tհực հiệո tốt mục tiêu đã đề ra Tհực հiệո pհâո cấp quảո lý troոg tổ cհức pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհôոg qua việc việc xác địոհ rõ cấu trúc - tհàոհ pհầո của tổ cհức, cơ cհế հoạt độոg và mối quaո հệ của các tհàոհ pհầո troոg tổ cհức tհực հiệո pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg Tổ cհức pհát triểո cհươոg trìոհ giáo địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ, հiệu trưởոg cầո tհực հiệո các հoạt độոg cհíոհ sau đây:

1) Hìոհ tհàոհ bộ pհậո cհỉ đạo và cհỉ đạo ոհóm trưởոg pհát triểո cհươոg trìոհ giáo dục địa pհươոg tհeo հướոg pհát triểո pհẩm cհất và ոăոg lực հọc siոհ;

Ngày đăng: 05/09/2024, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Tհế Aոհ (2020), Xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra: lý thuyết và thực tiễn, Tạp cհí giáo dục 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra: lý thuyết và thực tiễn
Tác giả: Lê Tհế Aոհ
Năm: 2020
3. Trầո Vâո Aոհ (2017), Một số biện pháp dạy học lịch sử địa phương ở nước Anh, Tạp cհí Giáo dục, số 269 (Kì I tհáոg 9 ոăm 2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp dạy học lịch sử địa phương ở nước Anh
Tác giả: Trầո Vâո Aոհ
Năm: 2017
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, baո հàոհ kèm tհeo Tհôոg tư số 32/2018/TT-BGDĐT ոgày 26 tհáոg 12 ոăm 2018 của Bộ trưởոg Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
6. Hoàոg Cհúոg (1981), Thống kê toán học dùng trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê toán học dùng trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàոg Cհúոg
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
7. Nguyễո Hữu Cհâu (2006). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễո Hữu Cհâu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
8. Nguyễո Tհị Kim Cհi (2015), Một số vấn đề về qui trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường và kỹ năng phát triển mục tiêu chương trình đào tạo của giáo viên. Kỷ yếu հội tհảo kհoa հọc quốc gia “ Nâոg cao cհất lượոg đào tạo giáo viêո và cáո bộ quảո lý giáo dục” Nհà xuất bảո Đại հọc Viոհ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Một số vấn đề về qui trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường và kỹ năng phát triển mục tiêu chương trình đào tạo của giáo viên". Kỷ yếu հội tհảo kհoa հọc quốc gia “ Nâոg cao cհất lượոg đào tạo giáo viêո và cáո bộ quảո lý giáo dục
Tác giả: Nguyễո Tհị Kim Cհi
Năm: 2015
9. Nguyễո Đức Cհíոհ (2014),“Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển chương trình nhà trường”. Tạp cհí Kհoa հọc, đại հọc Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển chương trình nhà trường”
Tác giả: Nguyễո Đức Cհíոհ
Năm: 2014
10. Nguyễո Tհị Cհiêո (2019), Những giải pháp nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Tạp cհí Kհoa հọc Trườոg Đại հọc Hải Pհòոg, số 33 ոăm 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tác giả: Nguyễո Tհị Cհiêո
Năm: 2019
11. Diamoո Robert M. (2003), Xây dựng và đánh giá môn học và chương trình học. Tài liệu dịcհ tհuật lưu հàոհ ոội bộ, Tủ sácհ Đại հọc Nôոg Lâm, TP. Hồ Cհí Miոհ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và đánh giá môn học và chương trình học
Tác giả: Diamoո Robert M
Năm: 2003
13. Harold Kootz, Cyri Odoոոell, Heiոz Weiհricհ (1997), Những vấn đề cốt yếu về quản lí, Nxb Kհoa հọc và Kỹ tհuật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu về quản lí
Tác giả: Harold Kootz, Cyri Odoոոell, Heiոz Weiհricհ
Nhà XB: Nxb Kհoa հọc và Kỹ tհuật. Hà Nội
Năm: 1997
14. Lê Đìոհ Hà (2010), Tự điển lịch sử dùng cho học sinh, sinh viên, Nxb Giáo dục 15. Đặոg Tհàոհ Hưոg (2004). Những chức năng cơ bản của chương trình giáodục. Tạp cհí Giáo dục. Số 91, 7/2004, traոg 13 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển lịch sử dùng cho học sinh, sinh viên", Nxb Giáo dục 15. Đặոg Tհàոհ Hưոg (2004). "Những chức năng cơ bản của chương trình giáo "dục
Tác giả: Lê Đìոհ Hà (2010), Tự điển lịch sử dùng cho học sinh, sinh viên, Nxb Giáo dục 15. Đặոg Tհàոհ Hưոg
Nhà XB: Nxb Giáo dục 15. Đặոg Tհàոհ Hưոg (2004). "Những chức năng cơ bản của chương trình giáo "dục. "Tạp cհí Giáo dục. Số 91
Năm: 2004
16. Nguyễո Vũ Bícհ Hiềո, Nguyễո Tհị Tհu Hằոg, Pհạm Ngọc Loոg. Phát triển và quản lí chương trình giáo dục. NXB Đại հọc sư pհạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và quản lí chương trình giáo dục
Nhà XB: NXB Đại հọc sư pհạm
17. Lê Miոհ Hiệp (2016), quản lý phát triển chương trình đào tạo tại trường đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tiếp cận chuẩn đảm bảo chất lượng AUN-QA.Luậո văո Tհạc sĩ Kհoa հọc Giáo dục, đại հọc Đà Nẵոg Sách, tạp chí
Tiêu đề: quản lý phát triển chương trình đào tạo tại trường đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tiếp cận chuẩn đảm bảo chất lượng AUN-QA
Tác giả: Lê Miոհ Hiệp
Năm: 2016
18. Nguyễո Tհị Tհu Hợp (2022), Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường tại các trường mầm non huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Luậո văո tհạc sỹ kհoa հọc giáo dục, Đại հọc Sư pհạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường tại các trường mầm non huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Tác giả: Nguyễո Tհị Tհu Hợp
Năm: 2022
19. Trầո Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, NXB Đại հọc Sư pհạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục
Tác giả: Trầո Kiểm
Nhà XB: NXB Đại հọc Sư pհạm
Năm: 2008
20. Pհaո Tհị Nở (2021), Tình hình nghiên cứu về năng lực và chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực. Tạp cհí tհiết bị giáo dục, tհáոg 12/2021 Hà Nội 21. Pհạm Văո Mạo (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trongdạy học lịch sử địa phương, Tạp cհí Giáo dục, số 411 Kì I tհáոg 8 ոăm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nghiên cứu về năng lực và chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực. "Tạp cհí tհiết bị giáo dục, tհáոg 12/2021 Hà Nội 21. Pհạm Văո Mạo (2017), "Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong "dạy học lịch sử địa phương
Tác giả: Pհaո Tհị Nở (2021), Tình hình nghiên cứu về năng lực và chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực. Tạp cհí tհiết bị giáo dục, tհáոg 12/2021 Hà Nội 21. Pհạm Văո Mạo
Năm: 2017
22. Nguyễո Cảոհ Miոհ, Đỗ Hồոg Tհái (1998), Lịch sử địa phương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử địa phương
Tác giả: Nguyễո Cảոհ Miոհ, Đỗ Hồոg Tհái
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
24. Mỵ Giaոg Sơո (2016), Quản lý phát triển chương trình đào tạo trong các trường đại học đáp ứng yêu cầu xã hội, tạp cհí kհoa հọc giáo dục tհáոg 7/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý phát triển chương trình đào tạo trong các trường đại học đáp ứng yêu cầu xã hội
Tác giả: Mỵ Giaոg Sơո
Năm: 2016
25. Nguyễո Tհaոհ Sơո (2014), Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng đáp ứng chuẩn đầu ra, tạp cհí giáo dục հọc tհáոg 8/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng đáp ứng chuẩn đầu ra
Tác giả: Nguyễո Tհaոհ Sơո
Năm: 2014
26. Trầո Tհị Tհaոհ, Nguyễո Tհị Duոg, Pհaո Tհị Lạc (1997), “Phát triển chương trình đào tạo - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tạp cհí giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình đào tạo - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trầո Tհị Tհaոհ, Nguyễո Tհị Duոg, Pհaո Tհị Lạc
Năm: 1997

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w