1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

134 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh

Trang 1

ĐẠIHỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬNVĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KHẮC BÌNH

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LỜI CÃM ƠN

Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tinh giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận

lợi cho chúng tôi suôt quá trinh học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học

thông tin cho tôi trong suôt thời gian nghiên cứu

rp 1 1 1 2 _ _ 1 1 4- 1 • \ • 4-^.1 4-^ 4- /V • >> • r

4-Tôi chân thành cảm ơn bạn bè, đông nghiệp và gia đình đã động viên giúp đờ

trong quá trình học tập, nghiêm cứu và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biêt ơn sâu săc tới:

PGS.TS Nguyên Khăc Bình người thây đã tận tâm hướng dân, giúp đỡ tôitrong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Do khả năng và thời gian có hạn, luận văn khó có thê tránh khỏi những hạn

đóng góp bạn bè và đồng nghiệp đế luận văn của tôi được hoàn thiện tốt hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày thảng năm 2024

Hoc viên

Ngô Thị Thư

1

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỦ VIÉT TẮT

STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

16 QLGD Quản lý giáo dục

17 SGK Sách giáo khoa18 TH Tiểu học

19 UBND ủy ban nhân dân

lỉ

Trang 4

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÂY DỤNG ké hoạchBÀI DẠY CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIÉU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG Lực NGƯỜI HỌC 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 9

1.2 Một số khái niệm 10

1.2.1 Quản lý 10

1.2.2 Ke hoạch, kế hoạch bài dạy 11

1.2.3 Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 13

1.2.4 Quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên các trường tiểuhọc theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 13

1.3 Xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên các trường tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 13

1.3.1 Đặc điểm học sinh tiểu học 13

1.3.2 Vai trò của kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất vànăng lực người học 15

1.3.3 Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triểnphẩm chất và năng lực người học 15

1.3.4 Mục tiêu xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 16

1.3.5 Nội dung xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 17

1.3.6 Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 18

• • •111

Trang 5

1.3.7 Đánh giá kêt quả xây dựng kê hoạch bài dạy cho giáo viên theo

hướng phát triền phẩm chất và năng lực người học 21

1.4 Quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học 21

1.4.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên về dạy học theo hướng phát triểnphẩm chất, năng lực cho học sinh và cách xây dựng kế hoạch bài dạy 21

1.4.2 Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bàihọc để thực hiện xây dựng kế hoạch bài học 22

1.4.3 Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 23

1.4.4 Thường xuyên kiếm tra đánh giá giáo viên trong quá trình tố chức dạy học theo hướng phát triền phẩm chất, năng lực người học 24

1.4.5 Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị hỗ trợ cho việc xây dựng kếhoạch bài dạy cho giáo viên phát triển phẩm chất và năng lực người học 25

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng kế hoạch bài dạy theo hưởng phát triễn phẩm chất và năng lực người học 26

2.1 Khái quát về đặc diễm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 31

2.2 Tố chức khảo sát thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên ở trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 37

2.3 Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực ngưòi học ỏ’ các trưòng Tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 40

2.3.1 Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh về hoạt động xây dựngkể hoạch dạy học ở các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 40

iv

Trang 6

2.3.2 Thực trạng xây dựng mục tiêu dạy học ở các trường TH trên địa

năng lực 412.3.3 Thực trạng thực hiện xây dựng nội dung dạy học ở các trường

triển phẩm chất và năng lực 43

2.3.4 Thực trạng xây dựng kế hoạch lựa chọn và sử dụng phương pháp

dạy học ở các trường TH trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 49

2.4 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 50

2.4.1 Thực trạng quản lý xây dựng mục tiêu dạy học ở các trường TH

chất và năng lực người học 502.4.2 Thực trạng tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung dạy học

ở các trường TH trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo

hướng phát triền phẩm chất và năng lực người học 532.4.3 Thực trạng tổ chức xây dựng kế hoạch lựa chọn và sử dụng

phương pháp dạy học ở các trường TH trên địa bàn huyện Yên Phong,

tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 562.4.4 Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học ở các trường

TH trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển

phẩm chất và năng lực người học 58

2.5 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 62

V

Trang 7

2.6 Đánh giá chung vê thực trạng quản lý xây dựng kê hoach dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực các trường TH huyện Yên

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên ỏ’ các trưòng TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 69

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 69

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống 69

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 70

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 70

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 70

3.2 Biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 71

3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên trong việc triểnkhai xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triền phẩm chất và năng lực người học ở các trường TH huyện Yên Phong 71

3.2.2 Tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng kế hoạch bài dạy cho đội ngũ giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học 74

3.2.3 Tăng cường chỉ đạo tồ chuyên môn hỗ trợ giúp giáo viên xây dựngkế hoạch bài dạy trên cơ sở sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 77

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch bàidạy của giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực 85

vi

Trang 8

3.2.5 Đôi mới công tác thi đua, khen thưởng nhăm phát huy tráchnhiệm và sự sáng tạo trong dạy học theo hướng phát triến năng lực người

học của đội ngũ giáo viên 89

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 91

3.4 Khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 92

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bàng 2.1 Quy mô trường, lóp, học sinh cấp tiểu học Yên Phong 35

Bảng 2.2 Cơ sở vật chất ở các trường tiểu học huyện Yên Phong năm học

2022-2023 36Bảng 2.3 Thực trạng xây dựng mục tiêu dạy học ở các trường TH trên địa

chất và nãng lực (Khảo sát cả 2 nhóm CBQL, GV - HS) 41Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện xây dựng nội dung dạy học ở các trường TH

r

trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Băc Ninh theo hướng pháttriển phẩm chất và nàng lực 44Bảng 2.5 Thực trạng xây dựng kế hoạch lựa chọn và sử dụng phương pháp

dạy học ở các trường TH trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc

Ninh theo hướng phát triên phâm chât và năng lực 47

Bảng 2.6 Thực trạng xây dựng kê hoạch triên khai các hình thức tô chức

dạy học ở các trường TH trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc

Ninh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 49

Bảng 2.7 Thực trạng quản lý xây dựng mục tiêu dạy học ở các trường TH

triển phẩm chất và nãng lực người học 50Bảng 2.8 Thực trạng tố chức xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung dạy học

ở các trường TH trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninhtheo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 53

Bảng 2.9 Thực trạng tố chức xây dựng kế hoạch lựa chọn và sử dụng

Bảng 2.10 Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học ở các trường

TH trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bẩc Ninh theo hướng pháttriển phẩm chất và năng lực người học 59

Bảng 2.11 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trạng quản lý xây dựng

trường TH huyện Yên Phong, tinh Bắc Ninh 62

• ••Vlli

Trang 10

Bảng 3.1 Tiêu chí thiết kế bài học 79

Bảng 3.2 Thiết kế các hoạt động của học sinh 82

Bảng 3.3 Thiết kế hoạt động của người dạy 83

Bảng 3.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý 92

Bảng 3.5 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 94

Bảng 3.6 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 95

ix

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đê tài

Trước yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta đang sống và

làm việc ở thế kỉ XXI, thế kỉ của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức mà giáo

dục chính là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thế sử dụng đê thực hiện mục tiêu đó Đe hình thành nền kinh tế tri thức thi cần phải phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, trong đó, yếu tố then chốt để phát triển các lĩnh vực nêu trên là nâng cao năng lực của con người Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạngCông nghiệp 4.0 đòi hởi con người phải có các năng lực nhằm tạo ra sự khác biệt,thể hiện trong chất lượng sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần Hiện nay, trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích

cực cùa nền kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, giáo dục cần phải

triển tâm lý, sinh lý của người học, phũ hợp với đặc điếm môn học và cấp học, lớp

học Theo đó, những phát triển của phẩm chất, năng lực người học trong quá trình

cũng đang trong tiến trình đối mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Mục tiêu

hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành,

vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chú trọng GD nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa,

truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lồi và nhân văn cùa chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tăng cường GD thể chất,

1

Trang 13

kiên thức quôc phòng, an ninh và hướng nghiệp Dạy ngoại ngữ và tin học theo

dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn

sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp

tự học, tạo cơ sở đế người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,

công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [13] “Xây dựng và chuẩn hóa nội dung GD phố thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích

hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học

tộc thiểu số và HS khuyết tật’ [13]

tiếp tục khẳng định: “ Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép

những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn họctrong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản,

tránh chồng chéo nội dung GD, giảm hợp lý số môn học Ớ cấp trung học phồ thôngyêu cầu HS học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học vàchuyên đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ” [39]

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ban hành kèm Thông tư số

32/2018/ TT- BGDĐT là cơ sở pháp lý để các cấp bậc thực hiện đổi mới theo chủ

trương của ngành giáo dục và đào tạo Theo đó, lộ trinh triển khai được thực hiện tù’

học sinh Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, PPDH, tích cực để thực hiện

chương trình gáo dục phổ thông 2018, thực hiện cách đánh giá mới; mở rộng nâng

2

Trang 14

lo giáo dục Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xà hội học tập,mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng,

trung tâm GDTX Thực hiện tốt bỉnh đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xà hội.Ngành GD-ĐT cũng đã tổ chức nhiều khóa tập huấn và triển khai nhiều biện pháp

thấy, nâng cao chất lượng dạy học như thế nào để đạt hiệu quả GD thi đang là vấn đề

cần quan tâm và làm rõ [8]

chưa thật sự đồng bộ và chưa đi vào chiều sâu, chưa phát huy hiệu quả do nhiều

duy, ngại đổi mới, luôn chọn biện pháp an toàn, hài lòng với những gi đang có, sức

một vài GV vẫn chưa thành thạo các kỹ năng dạy học, đổi mới PPDH; trình độ tin

học, kĩ năng soạn bài giảng điện tử, ứng dụng công nghệ thồng tin của một số GV

cầu đổi mới và phát triển giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nhận thức cùa giáo viên và cán bộ quản lý về xây dựng kế hoạch bài dạy còn hạn

dung thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai

trong chức năng quản lý xây dựng kế hoạch dạy bài dạy của giáo viên

Chính vì vậy, quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên các trường

trọng của chủ thể quản lý các nhà trường Đó là chìa khóa tối ưu để mở ra hứng thú,

say mê cho học sinh, là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của việc dạy và học

Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Quản lý xãy dựng kế hoạch bài dạy cho giảo viên ở các trường tiếu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học" làm đề tài luận văn thạc sĩ Tác giả

3

Trang 15

mong muốn đóng góp một phần nhở bé trong quá trình thực hiện đổi mới toàn diện

giáo dục ở nuớc ta hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

kế hoạch bài dạy môn toán cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng

Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lỷ xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viêntheo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở các trường TH huyện YênPhong, tỉnh Bắc Ninh

3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáoviên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ờ các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy môn toán cho

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy chogiáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học có tính khoa học và

tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục

5 Khách thể và đối tưựng nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu

Ọuá trình dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học ở

trường Tiểu học

5.2 Đoi tượng nghiên cứu

Quá trình quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển

phẩm chất và năng lực người học ở các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4

Trang 16

6 Phạm vi nghiên cứu

xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên ở các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh

Bắc Ninh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

Nội dung nghiên cứu: quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên tiêu

học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

- Địa bàn nghiên cứu: Các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

7 Phương pháp nghiên cứu7.7. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Khái quát hoá, tống họp hoá, phân tích các tài liệu khoa học về dạy học

chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng kế hoạch bài dạy ở trường phổ thông, các qui định của ngành về dạy học và xây dựng kế hoạch bài dạy theo hưóng phát triềnphẩm chất và năng lực người học đế xác lập cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động dạy học cùa giáo viên và cách thức quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cùa cán bộ quản lý nhà trường

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: sử dụng phiếu hởi để điều tra các đối

dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

Phương pháp tọa đàm (trò chuyện, phỏng vấn): trò chuyện, trao đổi với các

tình hình dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

kinh nghiệm về dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học để

rút ra các nhận định cần thiết cho vấn đề nghiên cứu

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết kinh nghiệm trong xây dựng kế

hoạch bài dạy của các nhà trường

5

Trang 17

7.3 Phương pháp hô trợ khác

Phương pháp thống kê toán học đề phân tích, xử lý các số liệu thu được từkhảo sát thực tế để rút ra kết luận khoa học

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và

Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viênờ các trường Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

Chương 2 Thực trạng quản lý xây dựng kể hoạch bài dạy cho giáo viên ở các trường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển phẩm chấtvà năng lực người học

Chương 3 Biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên ở cáctrường TH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

6

Trang 18

CHUÔNG 1Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÂY DựNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỀU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT

TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỤC NGƯỜI HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

7.7.7 Các nghiên cửu ở nước ngoài

Dạy học ở các trường phố thông nói chung và các trường TH nói riêng đến

nay đã có một số tác giả, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về các

tố nền giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học

Theo ông, dạy học thế nào để người học thích thú học tập, nghiên cứu và có nhừng

cố gắng bản thân để nắm lấy tri thức Ông còn viết “Giáo dục có mục đích đánhthức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách hày tìm ra

Polya (1945&1962) đã mô tả việc dạy học cần chú trọng vào giải quyết vấn

giải pháp cho một vấn đề chưa biết

Tác giả Phan Tất Đắc, người đầu tiên dịch và đưa phương pháp dạy học và

học, phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học đặc

thuần là nơi người lớn dạy cho trẻ các bài học kiến thức và bài học lý luận, trường học

quả nhất trong việc chia sẻ cho người học di sản tri trức của nhân loại và làm cho họ có

7

Trang 19

thế sử dụng tài năng của mình vào mục đích xã hội” [32] Do đó, giáo dục là một hoạt

ra những điều kiện tốt nhất để cá nhân người học phát huy tối đa năng lực tiềm tàngcủa mình, tạo dựng kiến thức cho mình bằng bộ công cụ của chính mình như: đôi mắt, đôi tai, đôi tay, đôi chân và đặc biệt là tư duy (tư duy logic, tư duy sáng tạo vàtư duy đột phá) Như vậy để người học có thể phát triển toàn diện mọi khả năng của

trường trong đó những hoạt động của trẻ chứa đựng những tình huống khăn, có vấn

đề để từ đó người học tự tìm tòi và xây dựng kiến thức thông qua kinh nghiệm, trải

nghiệm và tư duy của chính bản thân minh

Trong cuốn sách “Phát huy tích cực của HS như thế nào”, I.F.Kharlamop đà khẳng

định vai trò to lớn cùa tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức mới

trên cơ sở của việc cải tiến công tác tự lập của HS, của việc phân tích logic sâu

mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục HS là mục đích tồn tại của hoạt

vụ là một tác nhân kích thích bàng việc cung cấp vật liệu, đầu mối, thông tin, gợi ý, tổ chức, hướng dẫn để kích thích tư duy của người học, tức là GV có thể tạo

giáo dục phải phản ánh sự phát triển theo sự phát triển của nhân loại, phải mang

tính tăng tiến Chương trình giáo dục phải phù hợp, hiện đại theo sự phát triển

8

Trang 20

cá nhân đang trưởng thành, chứ không phải là phương pháp của người lớn

(những người đã trưởng thành), bởi vậy không thế tách rời phương pháp ra khởi

nội dung, mục tiêu, chương trỉnh giáo dục

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

biệt sau năm 1986, đây được coi là cái mốc của đổi mới tư duy Nhiều tác giả có các

nghiệm cũng quan tâm đến vấn đề PPDH và phát triển lý luận dạy học chung vào

Tác giả Lê Hoàng Hà (2012) có nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành

quan điếm dạy học phân hoá ở trường TH Việt Nam hiện nay” Từ nghiên cứu cơ sởlý luận và hạn chế thực trạng Tác giả đã đề xuất các giải pháp như (1) Nâng caonhận thức về DH theo quan điểm dạy học phân hóa cho mọi lực lượng sư phạm- xãhội; (2) Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và GV; (3) Tổ

cam kết chất lượng; và (5) Tạo điều kiện hỗ trợ cho dạy học theo quan điểm DHPH

Cùng thời điểm năm 2012, tác giả Phạm Quốc Khánh đã thực hiện đề tài

“Quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng phân hóa ở Trường TH Chu Vàn An,

trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và hạn

chế thực trạng, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt

truyền thống của nhà trường trong GV và HS; Biện pháp xây dựng và quản lí đội

học cùa HS; Biện pháp tạo động lực cho hoạt động dạy học; Biện pháp quản lí về cơsở vật chất

Hầu hết các công trinh nghiên cứu đều khẳng định vai trò của HĐ xây dựng

9

Trang 21

kê hoạch bài dạy có một ý nghĩa và vai trò rât quan trọng đôi với hoạt động dạy học,

độ khác nhau, tập trung vào vấn đề cải tiến PPDH nhằm nâng cao năng lực người học Tuy nhiên, ở một cơ sở giáo dục cụ thể, một địa phương cụ thế và trong bối

những biện pháp cụ thề, riêng và áp dụng các biện pháp một cách linh hoạt, hài hòa

trên, góp phần quan trọng gợi mở cho tôi nghiên cứu đề tài “Quản ỉỷ xây dựng kế

hoạch bài dạycho giáo viênở các trường TH huyện YênPhong, tỉnh Bắc Ninhtheo hướng phát triển phẩm chất và nănglựcngườihọc” làm đề tài nghiên cứu

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Quản lý

niệm quản lý đã được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.Nhưng có thể khẳng định Quản lý là hoạt động gắn liền với sự tồn tại và phát triển

của xà hội loài người, là quá trình lựa chọn những tác động lên khách thể quản lý

nhằm đảm bảo cho một hoạt động chung nào đó có kết quả mong muốn Chủ thề

quản lý cần biết sắp xếp và thế hiện họp lý các tác động lên đối tượng bị quản lý sao cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển bộ máy

những yêu cầu nhất định

thể người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trinh lao động

- H.Knoontz (2008) định nghĩa: “ Quản lý là thiết kế và duy trì một môi

trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoànthành các mục tiêu

10

Trang 22

Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý đế tạo ra

thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia, 1976)

1.2.2 Kế hoạch, kế hoạch bài dạy

ỉ 2.2.1 Ke hoạch

Theo từ điển tiếng Việt, “Ke hoạch” được giải nghĩa là: “ Sự sắp đặt hoặc hoạch định đường lối cóhệthốngvề nhừng công việc dựđịnh làm”.

công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra Lậpkế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiềm tra Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mồi

động trong tương lai

của nó sẽ tuân theo Kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế

thái hiện tại của ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai

bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí mật (đối với các kế hoạch tác chiến, tình báo, chính trị, đối ngoại hay tội phạm, gây án, hàmhại, trả thù hoặc một phần trong kế hoạch kinh doanh, làm ăn, tài chính ) Ke

ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát triển kinh tế, các kế hoạch về thế thao, trò chơi, hoặc trong việc tiến hành kinh doanh khác

trình tư duy Kế hoạch là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt mục tiêu đã địnhtừ trước, hơn nữa đây là phương pháp tiếp cận không tách rời khởi môi trường Kế hoạch là công cụ quan trọng của người quản lý, của người hiệu trưởng Nó thể hiện

ứng phó bằng quản lý theo mục tiêu

11

Trang 23

ỉ.2.2.2 Kêhoạch bài dạy

đề/bài học nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng

tinh thần công văn 2345/BGDĐT-GDTH, có thể hiểu:

Ke hoạch bài dạy chínhlà sự hìnhdung kịch bản lên lớpcủa mỗi GVvới mộtđối tượng HS cụ thê và một nội dungcụ thể(một tiết học,một chủ đề, một bài học)

trongmộtkhông gian và thời gian cụ thể cũngnhưlựa chọn phương phảp, phương

tiệndạy học và hìnhthứckiêm tra, đánh giá phù họp với yêu cầu cần đạtvề năng

lực, phẩm chất tương ứng trongchương trình môn học, nhằm giúp họcsinh chiếm

lĩnh được kiếnthứcvà đạtđược các năng lực, phâm chất cần thiết.

một số yêu cầu cốt lõi cần có Đó là:

- Mục tiêu cần thể hiện được YCCĐ về phẩm chất và năng lực

chuyên biệt) mà cần trình bày cụ thể, chi tiết đến thành tố năng lực, chỉ số hành vi

tòi mở rộng

Thông thường, một chủ đề dạy học có nhiều kiến thức mới nên trong giai đoạn hình thành kiến thức mới, GV chia thành các hoạt động nhỏ hơn tương ứng

với quá trình dạy học từng kiến thức đó

- Mỗi hoạt động cần thể hiện được các nội dung: Tên hoạt động, thời gian thực hiện; mục tiêu của hoạt động, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức, dự kiến

sản phẩm và cách thức đánh giá

- Trong tổ chức từng hoạt động dạy học cần thể hiện được trình tự các hành

động: chuyển giao nhiệm vụ; tố chức học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; đánh giá, xác nhận kết quả

12

Trang 24

phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của HS, phù hợp vớiđặc thù môn học Phương pháp dạy học nhấn mạnh đến việc tố chức các hoạt động

dạy học tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, thực hành, tỉm tòi, khám phá kiếnthức thông qua sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

- Xây dựng được công cụ đánh giá phù hợp mục tiêu đánh giá năng lực đã đề ra

1.2.3 Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

Dạy học theo định hướng phát triền phẩm và chất năng lực là mô hình tậptrung vào việc phát triển tối đa khả năng cùa người học Trong đó, năng lực là tổng

hòa của 3 yểu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ Qua đó, việc thiết kế hoạt động dạy

và học có sự đan xen, liên quan, nhằm mục đích giúp người học chứng minh khả năng học tập thực sự của minh Từ đây, các bạn có thề phát huy tính tích cực, tự

giác, chủ động và tinh thần tự học để không ngừng nâng cao năng lực học tập

Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và nàng lực thì ngược lại với

dạy học theo tiếp cận nội dung, cách dạy học theo tiếp cận năng lực không phải chỉtập trung vào lĩnh hội nội dung kiến thức từ chương trinh, sách giáo khoa, dựa trên

kinh nghiệm truyền đạt của người dạy bằng các kĩ thuật và các phương pháp dạy

học đặc thù mà là chính thông qua các hoạt động của người học

1.2.4 Quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên các trường tiếu học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

quản lỵ xâydựng mụctiêu,nội dung,phương pháp, hình thứcgiảngdạy và tô chức

kiêmtra đánhgiả hoạtđộng xây dựng kế hoạch bài dạy cho giảo viên theo hưởng

phát triền phẩm chất và nănglựcHS nhằm đạtđược mụctiêudạy học đề ra.

1.3 Xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên các trường tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

1.3.1 Đặc điểm học sinh tiểu học • • •

Đặc điểm về mặt thể chất

trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa

13

Trang 25

Hệ thân kinh câp cao đang hoàn thiện vê mặt chức năng, do vậy tư duy của

với các trò chơi trí tuệ

Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống

tập Trẻ cũng thường dành nhiều sự quan tâm đối với việc học trên trường

Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu thực hiện các hoạt động tự phục vụ bản

trực nhật, trồng cây

Hoạt động xà hội: Trẻ bắt đầu tiếp xúc và tham gia vào các phong trào, hoạt

động của trường, lớp và cộng đồng

Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học • • • •

Đến cuối tiểu học, trẻ đã bắt đầu có thể tổ chức, chủ động điều chỉnh sự chú ý của

mình như học thuộc một bài thơ, thực hiện một phép toán, hay nhớ công thức Trẻ

cuối tiều học, trẻ đà có thể ghi nhớ thông tin dựa trên ý nghĩa, các từ khóa, các đặc

Khả năng tưởng tượng: Ờ đầu tiểu học, hình ảnh tưởng tượng của trẻ còn đơn

giản và dễ thay đổi Đen cuối tiểu học, trẻ đã có thể tưởng tượng sáng tạo thông qua

các hoạt động làm thơ, làm văn, vẽ tranh Trí tưởng tượng của các em gắn liền với

những rung động về mặt xúc cảm, tình cảm

cuối tiều học, trẻ đã thành thạo ngôn ngừ viết, và bát đầu hoàn thiện về mặt ngữ

14

Trang 26

1.3.2 Vai trò của kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

- Mặc dù kết quả của giờ học còn phụ thuộc vào năng lực dạy học của GV

cũng như sự lĩnh hội, phát triển của HS, tuy nhiên một kế hoạch bài dạy tốt là điềukiện cần để GV thực hiện được mục tiêu dạy học đề ra

xem xét, bồ sung, điều chỉnh một cách dễ dàng mục tiêu, nội dung, các hoạt động

với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ nãng lực của HS Đối với hoạt động GD hay

tiến trình phù hợp với tình hình của nhà trường, của địa phương trường đóng

hợp lý giữa kế hoạch bài dạy một tiết học/chủ đề/bài học này với các kế hoạch bàidạy một tiết học/chủ đề/bài học khác trong chương trình môn học mà mình đảmnhận về nội dung, phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá; đồng thời

giúp GV phát triến CT môn học của mình trong CT nhà trường

trong những điều kiện nhất định thì nó tạo thuận lợi cho GV khác khi dạy thay

cũng như sự phát triển của bản thân GV

1.3.3 Các nguyên tắc xãy dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên

và đặc điểm của CTGDPT 2018, khi xây dựng Ke hoạch bài dạy một chu đề/bài họccần đảm bảo các nguyên tắc sau:

15

Trang 27

- Nguyên tăc 1: Chủ đê cân đảm bảo các yêu câu mà chương trình giáo dục

môn học đã ban hành

- Nguyên tắc 2: Chủ đề cần đảm bảo chuỗi các hoạt động học tập: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng - tìm tòi mở rộng

dung và phương pháp dạy học được sử dụng

- Nguyên tắc 4: Mỗi nhiệm vụ học tập cần đảm bảo sự rõ ràng về mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tồ chức và sản phẩm cần đạt được

quá trình tố chức hoạt động học của HS

- Nguyên tắc 7: Đảm bảo phù họp với điều kiện cùa nhà trường, đối tượng

HS và sở trường của GV

1.3.4 Mục tiêu xãy dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

- Giúp các giáo viên có cái nhìn rõ ràng, cụ thề hơn về đổi mới phương pháp

dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, đổi mới kiểm tra đánh

giá là nhiệm vụ đã và đang rất quan trọng của ngành giáo dục, từ đó nâng cao hiệu

với nghề nghiệp của mình

- Rèn luyện cho học sinh khả năng tự chủ tự học, khả năng sáng tạo và yêu

người lao động trong thời đại mới (khả năng lập kế hoạch làm việc, khả năng họptác, khả năng thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin )

thức bằng sự say mê và niềm vui trong học tập đó là yếu tố cốt lõi để dạy và học

đạt hiệu quả tốt nhất

- Giúp học sinh hình thành và phát triển nhừng yếu tố căn bản đặt nền móng

16

Trang 28

hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói

quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt

1.3.5 Nội dung xây dựng kế hoạch bài dạy cho giảo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

nội dung cụ thề trong một không gian và thời gian nhất định Xây dựng kể hoạch

bài dạy là giai đoạn chuẩn bị lên lớp Hoạt động này có vai trò rất quan trọng, quyết

định đến sự thành công của bài dạy

- Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có ý nghĩa đối với mồi giáo viên, thế hiệnở các khía cạnh cụ thể như sau:

+ Sử dụng hiệu quả kiến thức đã có

+ Phát triển kỹ năng dạy học

+ Sử dụng hiệu quả thời gian.Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn: Ớ giai

đoạn này, GV căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp được phân công đảm nhận, căn cứ vào phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác

định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học

trình tự sắp xếp của nó GV xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn

định về thời lượng dành cho môn học do nhà trường quy định; Thời lượng (số tiết)để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ

chuyên môn Khi xác định thời điếm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọncần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiếm tra đánh giá định kì mà đã được xác

định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn Bên cạnh đó, thời điểm dạy học

17

Trang 29

đối với các chuyên đề lựa chọn cần được sắp xếp phù hợp với logic nội dung các

bài học để thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức của học sinh

- Đe xác định thiết bị dạy học, GV căn cứ vào tỉnh hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điếm tình hình trong kế hoạch dạy học của tố chuyên môn, căn cứ đặcđiểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù họp

- Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ trên đặc điểm nội dung bài học và các

nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyênmôn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học

Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có): Ngoài các nội

dung trên, nếu GV được phân công hoặc có dự kiến các nhiệm vụ khác như bồi

nhiệm vụ này, tuy nhiên GV cần chú ý đối với kể hoạch cho mỗi nhiệm vụ cần thểhiện được mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm, các phương tiện và lực lượng hồ

trợ, phối hợp (nếu có) Bên cạnh đó, GV có thể dự kiến và thề hiện rồ bằng các số liệu cụ thế về một số nhiệm vụ liên quan khác như: số tiết dự giờ, số tiết thao giảng,

1.3.6 Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

* Các căn cứ xác định mục tiêu dạy học:

hoặc từ kết quả xây dựng KHDH&GD), GV có thể xác định được các mục tiêu tối

thiểu HS cần phải đạt được sau quá trinh dạy học tiết học/chủ đề/môn học Hay nói

độ cao hơn

18

Trang 30

(2) Căn cứ vào đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, vào phương tiện, thiết

bị và hinh thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học: Tùy vào việc lựa chọn hình thức,phương pháp tổ chức hoạt động dạy học dựa trên tình hỉnh thực tế về cơ sở vật chất,

điều kiện dạy học cùa nhà trường và đặc điểm nội dung kiến thức, GV có thể xácđịnh các mục tiêu phấm chất, năng lực chung và năng lực đăc thù tương ứng

* Yêu cầu viết mục tiêu

cụ thể đến thành tố và biểu hiện hành vi; với các năng lực chung và phẩm chất chỉ

lợi thế phát triển

(2) Mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, lượng hoá được và phải bao trùm được YCCĐ của tiết học/chủ đề/môn học

Bước 2 Xácđịnhmạchnộidung, chuỗi các hoạtđộng dạy học của tiết

học/chủ đề/môn học vàthời lượngtươngứng

* Căn cứ xác định mạch nội dung kiến thức:

các kiến thức nâng cao, mở rộng (nếu có)

- Xác định thời lượng: Tùy thuộc vào thời lượng được phân bố cho cả chủ

của từng hoạt động

Bước3 Xác địnhhình thức, phương pháp, kỹ thuật dạyhọc; phươngánkiêmtra đánh giảvà phương tiện dạy học/họcliệu

Trên cơ sở mục tiêu và chuỗi hoạt động, thời lượng dạy học của từng hoạt

loại hình kiến thức, vào mục tiêu dạy học và điều kiện thực tiễn cúa nhà trường Từ

đó, GV xác định các học liệu cần thiết, cũng như thiết kế nguồn học liệu

19

Trang 31

* Lưu ý về phương án kiếm tra đánh giá: bao gồm công cụ, hình thức và

trọng nhất trong chủ đề của môn học, do đó cần có công cụ đánh giá cụ thể về

các môn học đều góp phần phát triển nên cần có sự tác động, theo dõi trong một

học nào cũng đánh giá, trừ trường hợp ở một số môn học, các phẩm chất và năng

chất được thể hiện trong YCCĐ thì cần đánh giá (đánh giá qua nhận xét để HS tiến

bộ - đánh giá vì sự học mà không nên đánh giá kết quả bằng điểm số), còn các biểuhiện khác, thành tố khác có thể có hoặc không

Bước 4: Thiếtkếcác hoạt động dạy học cụ thê

dạy học; phương án đánh giá Từ kết quả thực hiện bước 1, 2, 3 trong quy trinh nói

trên, GV tiến hành thu thập và thiết kế dữ liệu dạy học (phương tiện trực quan, xây

dựng câu hỏi, phiếu học tập, bài tập ) và biên soạn thành hoạt động dạy học cụ

thể Bao gồm các bước chính sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ- Thực hiện nhiệm vụ• • • •

- Kết luận, nhận định

Bước 5 Ràsoát; chỉnh sửa, hoàn thiệnkế hoạch hài dạy

chưa? Phân phối thời lượng và tống thời lượng đà hợp lý chưa? Đồng thời, kế

rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện và phù hợp với điều kiện thực tế củađối tượng HS lớp khác

20

Trang 32

1.3.7 Đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

Đánh giá theo tiêu chí phân tích bài học

đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập

- Mức độ phù họp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng đề tổ chức các hoạt động học của học sinh

- Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh

1.4 Quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

1.4.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên về dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh và cách xây dựng kế hoạch bài dạy

Giúp GV hiểu mục tiêu xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển

lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực họp tác và nhóm năng lực công

trên): Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, nàng lực sử dung ngôn ngữ,

năng lực tính toán

Quản lý xây dựng mục tiêu dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực

cho HS nhằm giúp HS có khả năng hiểu và áp dụng các ý tưởng một cách nhanh

chóng; có khả năng quan sát và tư duy trừu tượng tốt; Sử dụng linh hoạt và sáng tạo

các giài pháp để giải quyết vấn đề và có khả năng chuyển hóa, vận dụng một kiến thức toán học vào tinh huống mới có khả năng lập luận tốt, sử dụng thành thạo các suy luận phân tích và quy nạp đặc biệt tạo cơ hội cho HS tìm thấy ứng dụng của các

kiến thức trong các ngành khoa học khác và trong cuộc sống

Những yêu cầu đối với mục tiêu xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo

21

Trang 33

+ cần xác định mục tiêu dạy học tổng quát và chi tiết có thể theo thời khóabiểu, theo lớp, theo bộ môn

chiếm lĩnh khả năng mới

thành công cùa người học

dựng nội dung chương trình giảng dạy chuyển từ nền chương trình giáo dục mangtính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình

trung vào các nội dung kiến thức, kỷ năng của từng môn học và với mỗi khối học

+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giũa các mặt:

thức thực tiễn, kiến thức vùng miền

dạy cùa bộ môn và từng khối lớp trong trường Hiệu trưởng ủy qưyền cho tổ trưởng

Thông qua đó, lãnh đạo Nhà trường cùng TCM và GV thấy những vấn đề nảy sinhkhi thực hiện giảng dạy nội dung, chương trình theo hướng đối mới tích cực Đe

tập, bồi dường và tự bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn về phương pháp dạy

1.4.2 Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đế thực hiện xây dựng kế hoạch bài học

nám học phù hợp theo từng khối lớp

22

Trang 34

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong

SGK, PPDH trong dạy học truyền thống và dạy học phát triển phẩm chất và năng

- Thực hiện nghiêm túc triển khai các mặt hoạt động dạy học theo yêu cầu

thực hiện hết chương trinh dạy học

- Theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình, nội dung thông qua: số đầu bài,

- Tố chức triển khai, áp dụng các nội dung, phương pháp, hình thức dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS đến với toàn thể GV, HS trong nhà trường

theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS như xây dựng đội ngũ GV cốt

thưởng GV có thành tích trong triển khai các nội dung, hình thức, phương pháp dạy

bảo chương trình không bị cắt xén

1.4.3 Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

- Thực hiện nền nếp sinh hoạt: Tồ chuyên môn đóng vai trò hết sức quantrọng trong nhà trường Do vậy, việc cải tiến nội dung sinh hoạt ở tổ chuyên môn

đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh là điều

xây dựng lực lượng tồ trưởng Tổ trưởng là người có năng lực chuyên môn vừngchắc, có vai trò quan trọng giúp người cán bộ quản lý chuyên môn ở tổ, khối mình phụ trách Ngoài chức năng chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học từng

23

Trang 35

thông qua dự giờ, thăm lớp, kiếm tra giáo viên, học sinh đế làm tốt công tác bồi

- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng - Coi trọng hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên

Nhà trường cần làm tốt công tác bồi dưỡng chuyển tiếp đến tận giáo viên nhàm giúp cho họ nắm được nội dung điều chỉnh và đổi mới, nắm được ý đồ của SGK vàPPDH nói chung và từng môn học nói riêng theo hướng lấy học sinh làm nhân vậttrung tâm Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đi sâu nghiên cứu pp giảng dạy,

đối SGK và phương pháp tố chức các hoạt động và kĩ thuật dạy học từng môn phục

vụ cho xây dựng kế hoạch bài dạy

Song song với việc bồi dưỡng tại chỗ, trường luôn coi trọng và khích lệ công tác

tụ’ bồi dường của mỗi giáo viên Nhà trường đã đề ra những yêu cầu cụ thế cho giáo viên như: Thực hiện kế hoạch dự giờ, thăm lóp và tố chức các hội thi trong nhà trường

Hàng tuần, nhà trường đều có kế hoạch dự giờ thăm lớp để nắm được tình

1.4.4 Thường xuyên kiếm tra đánh giá giáo viên trong quá trình tố chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

Kiểm tra đánh giá GV nhàm có kế hoạch sát thực và phù hợp với trình độ

các biện pháp quản lý dạy và học đề nâng cao chất lượng dạy và học là một việc

làm vô cùng quan trọng

- Quán triệt nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá tới từng GV

từng GV, giúp họ làm tốt công tác chuyên môn, đồng thời xây được không khí sư

24

Trang 36

- Quản lý việc kiếm tra của GV đối với HS và kết quả giảng dạy của GV,

tránh kiểm tra qua loa, hỉnh thức, không đưa ra hệ thống tiêu chuẩn để trên cơ sở ấyđánh giá

* Kiểm tra GV thông qua việc kiểm tra HS: Kiểm tra chất lượng học tập củaHS, đánh giá tri thức kỹ năng kỹ sảo lĩnh hội thường được tiến hành 4 phương pháp

tra thực hiện hành, phương pháp kiểm tra bằng máy

Tố chức vận dụng kết hợp một cách đa dạng nhiều hình thức đánh giá (đánhgiá quá trình, đánh giá tổng kết), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá

vào những thời điểm thích hợp Việc đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trinh) đi

liền với tiến trình hoạt động học tập của HS, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh giá

L4.5 Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị hỗ trợ cho việc xãy dựng kế hoạch bài cy O • • • • J • o •dạy cho giáo viên phát triển phẩm chất và năng lực người học

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những thành tố cơ bản của quátrình giảng dạy, đào tạo Nếu không có thành tố cơ bản này hoạt động dạy- học

trường học là tất cả phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập

và các hoạt động gắn liền với quá trình đào tạo, bồi dưỡng; thiết bị dạy học là công

cụ mà giảng viên trực tiếp sử dụng để thực hiện hoạt động giảng dạy của mình,

thông qua đó, giúp học viên lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ nãng, hoàn thiện nhân

cách trong suốt quá trình học Có thể khẳng định chất lượng đào tạo luôn quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của nhà trường, ngoài các yếu tố như nội dung

quản lý và đội ngũ giảng viên thì yếu tố cơ sở vật chất cũng cỏ vai trò hết sức quantrọng Một nhà trường có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì sẽ không thể có được một

25

Trang 37

phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trường học sẽ góp phần đào tạo nên

4- /y • ’2 • /V f 1 Ạ J 1 _ 4-2 z _ ẰẪ 'S _ Ạ 1 f J J 1 • 1 A y 1 _ •

trong xu thế hội nhập quốc tế

Để đáp ứng các tiêu chí cho việc dạy học theo hướng phát triển phẩm chất

giải pháp cơ bản như sau:

Thứ nhất, tiếp tục tham mưu, đề xuất với lãnh đạo về đề án xây dựng trường

chuẩn quốc gia mức độ 2, trong đó có kế hoạch đầu tư kinh phí cho Nhà trường tiến

hành xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nhu cầu

đào tạo, bồi dưỡng Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đảm bảo sự tăng tiến

cả về chất lượng và số lượng Xây dựng kế hoạch đầu tư phân chia rõ giai đoạn đầu

tư ngắn hạn 1-2 năm, trung hạn 3-5 năm, dài hạn 5 năm trở lên với phương châm

đầu tư hoàn thiện trang thiết bị theo nhu cầu sử dụng đảm bảo đồng bộ, đồng thời hàng năm cần có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sờ hạ tầng, mua sắm trang thiết bị

phục vụ công tác giảng dạy một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi

Thứ hai. thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc nâng cấp trang thiết bị phòng học như: điều hòa, tăng âm loa đài, vệ sinh môi trường quá trình đó cần chú ý đến chấtlượng, số lượng, dự kiến thời gian sử dụng, hởng hóc, phương án thay thế

Thứ ba tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cấp trang thiết bị,

phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy của trường phải được tiến hành đồng bộ, định kỳ được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế bảo đảm đáp ứngđiều kiện làm việc, giảng dạy, học tập và sinh hoạt của cán bộ giáo viên và học sinh

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

1.5.1 Các yếu tố khách quan

Quan điểm về phát triền giáo dục của các cấp, ngành: Sự hồ trợ của cấp trên đối với nhà trường như Sở giáo dục thông qua kiểm tra đánh giá của lãnh đạo các cấpvà hỗ trợ về cơ sở vật chất, hỗ trợ chỉ đạo giúp hiệu trương hoàn thành tốt nhiệm vụ

26

Trang 38

quản lý hoạt động dạy và học Có thể kể đến một số văn bản, quan điểm chỉ đạo về dạy

học nhàm phát triển phẩm chất và năng lực giao tiếp cho HS như: Thực hiện Nghị

quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng

chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

nàm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp úng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy học và cơ sở vật chất:•• JL••• Điềukiện csvc,'

phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học

Việc quản lý hoạt động học tập sẽ mang có hiệu quả cao nếu trường lớp được xây

trang bị đầy đủ và đồng bộ sể giúp GV sử dụng phương tiện, TTBDH vào bài giảng

Cơ sở vật chất, trường lóp đó chính là một bộ phận của cơ sở hạ tầng, có sự

có ý nghĩa rất quan trọng như: đế xác định quy mô từng lớp, việc bố trí GV cho phù

hợp, v.v nếu như Nhà trường khai thác, tận dụng tốt TTBDH cũng như csvc tốt,

đúng chức năng có sự kiếm tra, đánh giá, bảo quản tốt sẽ phát huy được chất lượng

DHPH trong Nhà trường

thể nắm bắt được toàn bộ hoạt động xây dựng kế hoạch bài dạy cho GV theo hướng

điều chỉnh, đóng góp và quyết định kịp thời Thi việc áp dụng công nghệ thông tin vào đánh giá học sinh là yêu cầu do quá trình đồi mới giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục đặt ra đề phù hợp với sự phát triển chung của giáo dục nhà trường nói

riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung

Anh hưởng của mục tiêu, chương trình, nội dung sách giáo khoa: Chươngtrình dạy học là bản kế hoạch cho việc học Chương trình bao gồm mục tiêu học tập,

27

Trang 39

học tập, đánh giá kêt quả học tập theo các yêu câu mục tiêu đặt ra Do vậy, chương

nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu học tập của cá nhân sè tạo điều kiện

quan trọng là chương trình, nội dung môn học phải vừa sức với HS theo từng lứa

tuổi Nội dung phải nằm trong khu vực phát triển gần của trí tuệ Vừa sức được hiểu là mức độ khó khăn cao nhất mà HS có thể vượt qua được về mặt nhận thức Nội

dung môn học là cơ sở để nhà quản lý kiểm tra duy trì kỷ cương nề nếp học tập, làcơ sở để các cấp quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động học tập

1.5.2 Các yếu tố chủ quan

Năng lực và phẩm chất của người quăn lý có ảnh hưởng không nhỏ tới

quản lý xây dựng kế hoạch bài dạy cho GV theo hướng phát triển phẩm chất và

trường nói chung và nâng cao chất lượng dạy học nói riêng, người cán bộ quản lý

phải hiểu rõ mục đích, am hiểu sâu sắc các nội dung, nắm chắc các phương pháp,

thời phải là một nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn và biết cách tổ chức xây dựng kế hoạch bài dạy cho GV theo hướng phát triển phẩm chất

Hiệu trưởng còn phải quan tâm tới đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh để có

theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học một cách họp lý, phù hợp

Chất lượng đội ngữ giáo viên có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện xây

học ở các nhà trường tiểu học hiện nay Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực

quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy nói chung, và chất lượng quản lý đánh giá

học sinh nói riêng bới vì: Giáo viên đóng vai trò là người chủ đạo trong việc hướng

dẫn, xây dựng các nội dung, và trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng kế hoạch

bài dạy của mình theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS, chất lượng của

28

Trang 40

hoạt động này được xác định một phần lớn do kỹ năng xây dựng mục tiêu, nội

hoạt động xây dựng kế hoạch bài dạy cho GV theo hướng phát triển phẩm chất và

năng lực người học của nhà trường, giáo viên là cầu nối giữa học sinh với ban giám hiệu, giữa nhà trường với gia đình học sinh, giữa học sinh với nhau, nhàm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của quá trình dạy học

Chất lượng học sinh có ý nghĩa lớn trong quá trinh đánh giá và quản lý hoạt

động xây dựng kế hoạch bài dạy cho GV theo hướng phát triển phẩm chất và nănglực người học ở các trường tiểu học Trong quan niệm mới về dạy học, học sinh làtrung tâm của quá trình giảng dạy, học sinh tiếp nhận kiến thức không phải mộtcách thụ động mà là chủ thế của quá trình nhận thức, chủ động trong việc tiếp nhận

thông tin Do đó, quản lý hoạt động xây dựng kế hoạch bài dạy cho GV theo hướng

phát triển phẩm chất và năng lực người học phải được xét đến việc tỷ lệ tri thức màngười học tiếp nhận được Thực tế cho thấy nếu chất lượng học sinh của nhà trườngthấp, do quá trình dạy học của nhà trường chưa đạt hiệu quả thì quản lý hoạt động

xây dựng kế hoạch bài dạy cho GV theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực

29

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN