1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bởi vậy, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên là cấp thiết, cần thiết phải đẩy mạnh sự phối hợp giữa các tổ chuyên môn trong phạm vi từng nhà trường tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNGĐẠI HỌCGIÁODỤC

ĐẶNGTHỊTHẬP

QUẢNLÝ BỒI DƯỠNGNÀNGLựcTỐ CHỨCHOẠT •ĐỘNG TRẢI• •NGHIỆM CHO GIÁO VIÊNỞCÁC TRƯỜNG TIÊU HỌC HUYỆN YÊN PHONG, TỈNHBẲCNINH

THÔNG QUA TỎ CHUYÊN MÔN

Chuyênngành:Quănlý Giáo dục

Ma số: 8140114.01

Người hướngdân khoa học: TS LE THỊMAI HOA

HÀNỘI- 2024

Trang 2

Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đê tài: "Quán lý bôi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn" chưa đượccông bố trên các tài liệu nào Nếu sai, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng02năm 2024

Tác giả luận văn

Đặng Thị Thập

1

Trang 3

LỜICẢM ON

Trong quá trình nghiên cứu, triển khai, điều tra, kháo sát, thu thập tàiliệu để viết luận văn: “Quảnlý bồi dưỡng năng lực tô chứchoạt động tráinghiêm chogiảo viên ở cáctrường tiêu học huyện YênPhong, tỉnh BắcNinh thông qua tô chuyên môn” tác giả luôn nhận đuợc sự quan tâm, giúp đỡ nhiệttình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và đặc biệt sự tu vấn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cô giáo TS Lê Thị Mai Hoa -cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn - để tác giả vượt qua khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tác giả bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến cô giáoTS Lê Thị Mai Hoa và các thầy cô giáo của Khoa Quản lý Giáo dục - trườngĐại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, các lãnh đạo của UBND huyện, cán bộ chuyên viên Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu, tập thể, giáo viên, học sinh trên địa bàn khảo sát thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh đã độngviên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp chân tình, thẳng thắn của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để tác giả hoàn chinh tốt nhất luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

• •

11

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỦ VIÉT TẮT

BGH Ban giám hiệuCBQL Cán bộ quản lý

CSVC Cơ sở vật chấtGDĐT Giáo dục và Đào tạo

GDPT giáo dục phồ thông

HĐGD Hoạt động giáo dụcHĐTN Hoạt động trải nghiệm

TCM Tổ chuyên môn

Trang 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Mộtsố kháiniệm cơ bản của đề tài 9

1.4.2 Tổ chuyên môn trong trường tiểu học 18

1.4.3 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học thông qua tồ chuyên môn 19

1.4.4 Nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn 20

IV

Trang 6

1.4.5 Các hình thức tô chức bôi dưỡng năng lực tô chức hoạt động

trài nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn 21

1.4.6 Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn 22

1.4.7 Điều kiện hồ trợ bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn 23

1.5 Nộidung quản lý bồidưỡngnăng lực tổchức hoạt độngtrảinghiệm cho giáo viêncáctrường tiểuhọc thôngqua tổchuyên môn 23

1.5.1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiếu học thông qua tố chuyên môn 23

1.5.2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên tiểu học thông qua tổ chuyên môn 24

1.5.3 Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên tiếu học thông qua tổ chuyên môn 25

1.5.4 Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học thông qua tổ chuyên môn 26

1.6 Những yếu tốảnhhưởng đếnquản lý bồi dưỡngnăng lực tổchức hoạt động trải nghiệm•• CT cho độiCT• • ngũCT C-7 giáo viên tiểu học• thôngQZJquatổ chuyênmôn 27

Kếtluận Chương 1 29

CHƯƠNG 2:THỤC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỤCTÔ CHÚC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁCTRƯỜNGTIỂUHỌC HUYỆN YÊNPHONG, TỈNH BẲC NINHTHÔNGQUA TÔ CHUYÊN MÔN 30

2.1 Khái quátchung về tìnhhình kinh tế, xã hội vàgiáo dục của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh 30

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội 30

2.1.2 Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Yên Phong tĩnh Bắc Ninh 31

2.2.Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 33

2.2.1 Mục đích khảo sát 33

V

Trang 7

2.2.2 Nội dung khảo sát 332.2.3 Đối tượng khảo sát 332.2.4 Phương pháp khảo sát 34

2.3 Thực trạng •• CT năng ỉựcCT• tổ chức hoạt •• CT động“trải• nghiệm •chohọcsinh của giáo viênở các trườngtiếuhọc huyện Yên Phong, tỉnh BắcNinh 34

2.4 Thực trạng • • ơbồiơdưỡngnăng lực tổchứchoạtđộng trăi nghiêm•

2.4.3 Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học huyện Yên

Yên Phong, tình Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 43

2.5 Thực trạng quản lý bồidưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng trảinghiệmchoviên ởcáctrườngtiếuhọchuyện YênPhong, tỉnhBắcNinh thôngqua tổchuyên môn 44

2.5.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyệnYên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 442.5.2 Thực trạng tồ chức bồi dưỡng năng lực thực hiện hoạt động

trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong,tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 46

vi

Trang 8

2.5.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên

Phong, tỉnh Bác Ninh thông qua tô chuyên môn 48

7 N 72.5.4 Thực trạng kiêm tra, đánh giá bôi dưỡng năng lực tô chứchoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện rYên Phong, tỉnh Băc Ninh thông qua tô chuyên môn 49

F r r ?2.6 Thực trạng yêu tô ảnhhưởng đênquản lý nănglực tô tôchức hoạt động trảinghiệmcho giáo viênở các trường tiểuhọchuyệnYên Phong tỉnh Bắc Ninh thôngqua tổ chuyên môn 51

3.1 Các nguyên tắcđề xuấtbiện pháp 59

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 59

3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống 59

3.1.3 Đảm bảo tính thiết thực và khả thi 60

3.2 Biện pháp quăn lý bồidưỡng năng lựctổ chức hoạtđộng trảinghiệmcho giáo viên ửcáctrườngtiếuhọchuyện YênPhong, tỉnh Bắc Ninh thôngquatốchuyên môn 61

3.2.1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tố chuyên môn phù hợp với thựctiên nhà trường và nhu câu bôi dưỡng của giáo viên 61

3.2.2 Tô chức đa dạng hóa các hình thức bôi dưỡng năng lực tôchức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

Trang 9

3.2.3 Chỉ đạo tố chuyên môn tăng cường sinh hoạt chuyên môn

nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên 68

3.2.4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn 71

3.2.5 Huy động các nguồn lực tham gia bồi dưỡng năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm cho giáo viên 74

3.3 Mốiquan hệgiữa các biệnpháp 77

3.4 Khảonghiêm tính cấp thiếtvàtínhkhả thỉcủa các biện pháp 78

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 78

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 78

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 78

3.4.4 Phưong pháp khảo nghiệm 78

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 79

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIẾU ĐỒ

Bảng 1.1.Bảng 2.1.Bảng 2.2

sinh của giáo viên các trường tiểu học huyện Yên Phong,tỉnh Bắc Ninh 34

Thực trạng thực hiện mục tiêu bôi dưỡng năng lực tô chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiếu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 37Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tố chức

hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường Tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 38Thực trạng thực hiện các hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức

hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu họchuyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tồ chuyên môn 40Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tố chức

hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ờ các trường tiếu học huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 42Bảng khảo sát về các điều kiện hồ trợ bồi dưỡng năng lực tổ

chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu họchuyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 43Thực trạng về mức độ xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động

trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện YênPhong tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 44Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện YênPhong tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 46

ix

Trang 11

bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn 51Tính cấp thiết của các biện pháp quản lí 79Bảng 3.2 Tính khâ thi của các biện pháp quản lí 80Biểu đồ 3.1 Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của

các biện pháp đề xuất 82

X

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phố thông làchuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triểntoàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục

xã hội Phát triển năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng, thể hiện rõnhất việc đổi mới mục tiêu giáo dục

Trong xu thế đổi mới, phát triển giáo dục thế giới, một trong nhữngphương pháp giáo dục hiện đại nhằm định hướng và phát triển năng lực người

học, phát triển toàn diện cho học sinh đó là tổ chức các hoạt động trài nghiệm.Thông qua hoạt động trải nghiệm, giúp cho người học có nền tảng tư duy độc

lập, chủ động tìm lời giải cho những vấn đề đặt ra của môn học và cuộc sổng Hoạt động trải nghiệm có mục tiêu chung, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thế về bản thân, quê hương, đất nước, con người.Đồng thời, hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết cảm nhậntrước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử

nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tinh yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp cùa con người Việt Nam

Ớ cấp tiểu học, hoạt động trải nghiệm có mục tiêu hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng

1

Trang 13

xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề Như vậy, hoạt động trài nghiệm có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình rèn luyện nhân cách, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh các cấp học nói chung và học sinh tiểu học nói riêng; thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong Chương trình giáo dục phố thông hiện hành và thêm vào đó là thực hiện được nhữngmục tiêu, nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn mới.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được tổ chức triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021 với lớp 1; năm học 2021-2022 với lóp, năm học 2022-2023 với lóp 3 và năm 2023-2024 đang được thực hiện với lớp 4 Trong

số hai mươi bảy chương trình môn học và hoạt động giáo dục ở phổ thông, hoạt động trải nghiệm là một nội dung mới, vừa có nhiều đặc thù riêng so vớicác môn học vừa có nhiều điểm khác biệt so với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp ở chương trình hiện hành (Chương trình giáo dục 2006) Để thực hiện được mục tiêu đổi mới giáo dục, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực (năng lực chuyên môn, năng lực chuyên biệt) cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được xác định là nhiệm vụ quan trọng, có tính đột phá,tạo chuyển biến căn bản các mục tiêu giáo dục góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác giáo dục ở các cấp học, trong đó có tiểu học, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới Vì vậy, công tác bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên nói chung, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên nói riêng đế đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018 càng có ý nghĩa quan trọng

Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong những năm qua, cùng với cả nước, hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng luôn được Phòng giáo dục và đào tạo, các trườngtiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh quan tâm Nhiều nội dung bồi

2

Trang 14

dưỡng cho giáo viên được thực hiện, như xây dựng kê hoạch dạy học và giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học; trong đó có nội dung về xây dựng kế hoạch giáo dục và tồ chức hoạt động trải

nghiệm ở trường tiểu học, Hoạt động bồi dưỡng cũng được thực hiện vớinhiều hình thức khác nhau, thông qua các lớp bồi dưỡng tập trung do Sở Giáo

dục và đào tao, Phòng Giáo dục và đào tạo tố chức; bồi dưỡng tại các nhà trường với sự tham gia của các tồ chuyên môn, tự bồi dưỡng, Hoạt động

bồi dưỡng này đã thu được kết quả khả quan, chất lượng tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho học sinh tại các trường đã có những chuyền biến tích cực

Tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổthông 2018, hoạt động bồi dưỡng còn có những hạn chế, bất cập Đội ngũ

giáo viên của huyện không đồng đều, có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ Điều đó đã đặt ra những khó khăn nhất định trong hoạt động bồi dưỡng Bởi vậy, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên là cấp thiết, cần thiết phải đẩy mạnh sự phối hợp giữa các tổ chuyên môn trong phạm vi từng nhà trường trong hoạt động bồi dưỡng trước yêu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục phố thông

2018 hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài

“Quản lý bồi dưỡng năng lực tể chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn".

2.Mục đíchnghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong tình Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phồ thông 2018

3

Trang 15

3.Đốitượngvà khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn

3.2 Đoi tượng nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn

4.Câu hỏi nghiên cứu

Bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn hiện nay đang được thực hiện như thế nào? cần có biện pháp nào để quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đem lại hiệu quả, giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động trài nghiệm cho học sinh đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018?

5 Giẳ thuyết khoa học

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn thời gian qua đã được quan tâm thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, để giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động trài nghiệm cho học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì hoạt động này còn có những tồn tại, hạn chế nhất định Nếu đề xuất và áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý phù hợp hơn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

6.Nhiệm vụnghiên cứu

- Nghiên cửu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trái nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn

4

Trang 16

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh

Bắc Ninh thông qua tố chuyên môn

- Đe xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnhBắc Ninh thông qua tổ chuyên môn và khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp

7.Giói hạnvà phạm vinghiên cứu

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Đề tài khảo sát tại 4 trường tiếu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh:Trường tiểu học Dũng Liệt, Trường tiểu học Thụy Hòa, Trường tiểu học YênPhụ, Trường tiểu học Đông Phong

- Giới hạn về khách thể khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát 90 khách thề, bao gồm cán bộ quản lý giáo dục (CBQL): 15; giáo viên (GV): 75; tại 4 trường tiểu học huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

- Giới hạn về thời gian

2 năm học (từ 2021 - 2023)

8.Phuong pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tống họp, khái quát hóa các tài liệu đế xây dựng cơ sở lý luận của đề tài về quản lý bồi dưỡng năng lực to chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hởi: Sử dụng các phiếu trưng cầu ý kiến nhằm tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn và các yếu tố ảnh hưởng.Thăm dò ý kiến, mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

5

Trang 17

Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn ở các trườngtiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lýgiáo viên để làm rõ hơn thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các nhà trường tiểu học, làm sáng tỏ hơn các

số liệu đã được nghiên cứu bằng phương pháp điều tra

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm vềthực tiễn về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tại 4 trường tiếu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tốchuyên môn

Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia: Mục đích tìm hiểu tính cấp thiết và tính khà thi của một số biện pháp được đề xuất

8.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phân tích các số liệu đã thu được, nhằm đánh giá thực trạng và khảo nghiệm các biện pháp quản lýbồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trườngtiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn

9.Cấutrúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 7: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn

Chương 2‘ Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tồ chuyên môn

Chương 3: Biện pháp quân lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiều học huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh thông qua tổ chuyên môn

6

Trang 18

CHUÔNG 1Cơ SỞ LÝLUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NÀNG Lực TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNGTRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊNỞ CÁC TRƯỜNG TIÉU HỌC THÔNG QUA TÔ CHUYÊN MÔN1.1 Tổng quan nghiên cứuvấn đề

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được coi là vấn đề cơ bản trong pháttriến giáo dục ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm mục đích nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho ngườigiáo viên và nằm trong chiến lược phát triển của ngành giáo dục bởi ngườigiáo viên là lực lượng chính trực tiếp tham gia vào quá trình thực thi và đổimới giáo dục

Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm Tùytheo thực tế của từng đơn vị cá nhân mà các cấp quản lý giáo dục đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định Cụ thể là mỗi trường cử từ 3 đến 5 giáo viên được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đối mới phương pháp dạy học

Ở nước Anh, bồi dưỡng GV được tiến hành thông qua chương trìnhphát triển chuyên môn liên tục (CPD) thông qua mạng lưới liên trường; bồidưỡng qua các khoá học chuyên sâu, hội thảo, hợp tác [27, tr 95]

Luật nhà trường của bang Brandenburg, Cộng hoà Liên Bang Đức quyđịnh rõ GV phải có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng, thường xuyên cập nhật kiến thức và đưa vào những biện pháp đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn Chương trình bồi dưỡng GV có ở ba cấp quản lí: cấp nhà nước, cấp địaphương và chương trình bồi dưỡng tại các nhà trường [6]

Đảng và nhà nước ta luôn coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàngđầu Trong đó bồi dưỡng GV là nhiệm vụ quan trọng và được thực hiện

7

Trang 19

thường xuyên của các cơ quan QL giáo dục Đã có rât nhiêu công trình nghiên cún liên quan tới bồi dưỡng GV Có thể kể đến các nghiên cứu: Các nghiên cứu về nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học

của giáo viên, bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đã được các nhà nghiên cứugiáo dục và lí luận dạy học quan tâm như: Nguyễn Thị Mỳ Lộc [22], TrầnKhánh Đức [9], Nguyễn Kế Hào [14], Phạm Minh Hạc [13],

Các nghiên cứu về quản lí hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên cũng được đề cập và nghiên cứu Đế việc bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả, hoạt động bồi dưỡng ở trong nước thời gian qua rất được coi trọng Năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [2], đồng thời ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐTngày 01 tháng 11 năm 2019 về chương trình trình bồi dưỡng thường xuyên

giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Chương trình được ban hành kèm theo thông tư này đã xác định cụ thể mục đích, đối tượng, nội dung chương trình

bồi dưỡng GV giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [4] Năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trinh giáo dục phổ thông 2018 [3], đồng thời để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018,

nhiều chương trình bồi dưỡng được thực hiện nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp Có 9 mô đun bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổthông 2018 cho giáo viên mồi cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) để phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề

nghiệp giáo viên và đáp ứng chương trình 2018

Tố chuyên môn là nơi tập trung các GV cùng chuyên môn để học hỏivà chia sẻ kinh nghiệm với nhau, tạo ra sự đoàn kết và hỗ trợ giữa các thànhviên trong TCM Quàn lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ GVtiểu học thông qua TCM cũng giúp cải thiện chất lượng giảng dạy, tăng cườngtinh thần đồng đội và tạo ra sự phát triển bền vững cho các trường học

Như vậy, nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên và quản lý hoạt đông bồi

Trang 20

dưỡng năng lực nghê nghiệp cho giáo viên đã có khá nhiêu nghiên cứu ờ các khía cạnh khác nhau Tuy nhiên những nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý

bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tại các trường tiểu học thôngqua tố chuyên môn còn chưa có nhiều nghiên cứu Đây cũng chính là nhữnggợi mở cho tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề “Quản lý bồi dưỡng năng lựctổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiều học huyện YênPhong, tỉnh Bắc Ninh thông qua tồ chuyên môn”

1.2 Mộtsố kháiniệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

Phạm trù quản lý được hình thành và phát triển khi xuất hiện xã hộiloài người Quản lý là một phạm trù khách quan và mang tính tất yếu do nhu cầu của mồi chế độ xã hội, giai cấp, tổ chức tồn tại nhằm thúc đẩy quá trìnhlao động của xã hội loài người

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra các quan niệm khác nhau về quản lý Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21,

các quan niệm về quản lý phong phú hơn

Tailor cho rằng: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người kháclàm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm"

Fayel cho rằng: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tồ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, điều chình và kiếm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch,tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”

Theo Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quàn lý nhằm đạt được mục tiêu chung”

Có thể thấy, để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích, có hiệu quã

9

Trang 21

thì người quản lý phải vừa linh hoạt, sáng tạo vừa mêm dẻo vì đó là khoa học vừa là một nghệ thuật.

Từ những nhận định trên, ta có thể thấy rằng: Quản lỷlàsự tác động có ỷ thức,cỏ mục đích, cótỏ chức của chủ thê quản ỉỷ đến đối tượng quản lỷ

nhằm đạt • • •được mục tiêu của tổ chức đề ra

UNESCO định nghĩa: “Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tố chức có nhu cầu nâng caokiến thức hoặc kỳ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng

nhu cầu lao động nghề nghiệp”

Từ các khái niệm nêu trên, có thể khái quát: Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, cập nhật thêm những kiếnthức,kỹnăngnhằmnângcao trình độchuyênmôn nghiệpvụ của bảnthân đáp ứng yêucầu của hoạtđộngnghề nghiệp

1.2.3 Hoạt động trải nghiệm

HĐTN ở các trường phổ thông có thể hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh tri thức, được tổ chức thông qua các hoạt động thực tiễn cho HS, dưới sự định hướng, hướng dần của giáo viên Thông qua các hoạt động trải nghiệm, người học có được những kiến thức, kĩ năng, tình cảm và hình thành những ý chí nhất định

Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018của Bộ trưởng BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông: Hoạt động trải

10

Trang 22

nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kể và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc

giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hộiphù hợp với lứa tuồi; thông qua đó, chuyền hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghềnghiệp tương lai [3],

Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học tập trung vào việc cho HS trâinghiệm thực tế đế hình thành các kỳ năng, kiến thức và giá trị sống Trong đó, HS sẽ được tham gia vào các hoạt động có tính thực tiễn như đi thăm quan, trải nghiệm, học tập tại các địa điềm ngoài trường, tồ chức các trò chơi, thi đấu, hoạt động vui chơi giải trí,

Mục đích của HĐTN là giúp HS tăng cường khả năng tư duy, sángtạo, phát triển kỹ năng mềm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, học hỏi kinhnghiệm thực tiễn, giúp các em hiểu rõ hơn về một số vấn đề, tăng sự quantâm và trách nhiệm với cộng đồng, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần

của các em

1.2.4 Tổ chuyên môn

Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 của Bộ giáo dục và Đàotạo Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học đã quy đinh tại điều 14: “Tổchuyên môn bao gồm giáo viên theo khối lớp hoặc môn học; nhân viên làmcông tác thư viện, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, tham vấn học đường Mồi tổ có ít nhất 03 thành viên; tổchuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó [5]

Tổ chuyên môn là một đơn vị tổ chức trong trường học, bao gồm các GV có chuyên môn tương đương hoặc liên quan đến nhau Mục đích của

11

Trang 23

TCM là cải thiện chât lượng giảng dạy và học tập của các GV, tăng cường sựchuyên môn hóa và chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực tương ứng đến HS.

1.2.5 Năng lực tố chức hoạt động trải nghiêm của giáo viên trường tiểu học o ••• o O •Oo •

Khái niệm năng lực (Competency) có nguồn gốc tiếng Latin“Competentia” Hiện nay năng lực đang được xem xét dưới nhiều góc độ, song nhìn chung đều tập trung vào hai khía cạnh: năng lực bộc lộ qua hoạt động và năng lực là yếu tố đảm bảo hoạt động hiệu quả

Trong chương trinh giáo dục phổ thông 2018 (Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 12/2018), năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép conngười huy động tồng họp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động

nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể [3]

Năng lực tó chức hoạt động trải nghiêm của giáo viêntrườngtiêu học là khả năng của ngườiGVcó thê tồ chức thành công HĐTN cho học sinh đạtkết quảmong muốn nhằm thực hiện mục tiêu giáo dụcmà nhà trường đặt ra.

1.2.6 Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn

Quản lý bồi dưỡng năng lực tồ chức HĐTN cho GV là quá trình lên kếhoạch và điều hành các hoạt động nhằm cung cấp cho GV những trải nghiệmmới và cập nhật kiến thức, kỳ năng để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN

cho GV cần có kế hoạch chi tiết, sự chuẩn bị kỳ lưỡng, tinh thần trách nhiệmvà tư duy sáng tạo để đem lại cho GV những trải nghiệm bố ích và đóng góptích cực vào công tác giáo dục

Trong trường tiểu học, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của bộ máy tổ chức, quản lý nhà trường Là nơi trực tiếp quản lý, điều hành, kiếm tra

12

Trang 24

đánh giá hoạt động chuyên môn và bôi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của các nhà giáo trong các hoạt động giáo dục Hoạt động chuyên môn của tồchuyên môn là hoạt động thiết yếu, chủ lực trong tất cả hoạt động giáo dụctrong nhà trường Vai trò của tồ chuyên môn góp phần quan trọng vào việcnâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Bồi dưỡng năng lực tô chức hoạt động trải nghiệm cho giảoviên là quả trình bổ sung, cập nhật thêm những kiếnthức, kỹ năng nhằmnângcao trình độ chuyênmôn nghiệp vụcủa người giáoviên để họ có thêtô chứcthành công HĐTNcho học sinh đạt kết quả mong muốn nhằm thực hiện mục tiêugiáo dục mà nhà trưòng đặt ra.

Quản lỷ bồi dường năng lực tô chứchoạt động trảinghiệm cho giáoviên các trường tiêuhọc thôngqua tô chuyênmôn là sự tác độngcó ý thức,cómục đích, có tôchức củachủthểquảnlý đến khách thểquảnlýthông qua tồchuyên môn nhằm bôsung, cập nhậtthêmnhững kiếnthức, kỹ năngnâng cao trìnhđộ chuyênmônnghiệpvụ của người giảo viên để họ cỏ thê tổchứcthànhcông HĐTN cho học sinh đạt kết quả mong muổn,thựchiệnmụctiêugiáo dục mà nhà trường đặt ra.

1.3.Năng lựctố chức hoạtđộngtrảinghiệmchohọcsinhcủa giáo viêncác trườngtiểu học

Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trongcuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề

Nội dung của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiếu học xoay quanhmối quan hệ giữa trẻ với bản thân mình, trẻ với môi trường xã hội, trẻ với môi trường tự nhiên và trẻ với thế giới nghề nghiệp Từ mối quan hệ này có 4

13

Trang 25

nhóm hoạt động tương ứng: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.

Đố đạt được mục tiêu của hoạt động trải nghiệm và thực hiện được tốt 4 nội dung hoạt động trài nghiệm, người giáo viên cần có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Xuất phát từ yêu cầu thực hiện các nội

dung của hoạt động trài nghiệm cho học sinh, chúng tôi cho rằng người giáo viên cần có các năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh sau:

- Năng lực tổ chức hoạt động hướng vào bản thân cho học sinh, bao gồm năng lực tổ chức hoạt động khám phá bản thân và năng lực tổ chức hoạt động rèn luyện bản thân

- Năng lực tổ chức hoạt động hướng đến xã hội cho học sinh, bao gồm năng lực tố chức hoạt động chăm sóc gia đình, năng lực tố chức hoạt độngxây dựng nhà trường và năng lực tồ chức hoạt động xây dựng cộng đồng

- Năng lực tổ chức hoạt động hướng đến tự nhiên cho học sinh, bao gồm năng lực tổ chức hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, năng lực tố chức hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường

- Năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp, bao gồm năng lực tổ chức hoạt động tìm hiểu về ý nghĩa, đặc điểm và yêu càu của một số nghề quen thuộc và năng lực tổ chức hoạt động tìm hiểu yêu cầu về an toàn lao động

1.4.Bồidưỡngnăng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên cáctrườngtiểu họcthôngqua tổ chuyên môn

1.4.1 Khái quát về hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học

Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình GDPT 2018) Hoạt động trải nghiệm (cấp tiều học) và Hoạt động trãi nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phố thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12

14

Trang 26

Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) là hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu,năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt độngđuợc xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.

Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giaiđoạn giáo dục định hướng nghê nghiệp Giai đoạn giáo dục cơ bản: Hoạt độngtrải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lựcchung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xâydựng dựa trên các mổi quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp

Nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học theo Chương trình GDPT 2018 ở Việt Nam được phân bổ theo 3 mạch nội dung hướng đến lớp 1, bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lóp 3, lóp 4, lớp 5, trong mỗi mạch gồm các nhánh hoạt động khác nhau và trong mồi nhánh hoạt động là các nội dung hoạt động cụ thể

Bảng 1.1 Nội dung hoạt động trải nghiệm

- Tìm hiểuhình ảnh và tính cáchcủabảnthân.

Hoạt động rèn

luyệnbản thân

sống.- Rèn luyện cáckĩnăng cơ bản để thích nghi

15

Trang 27

quan hệ trong giađình.

đinh.

Hoạt động xây dựng nhàtrường

bè và thầycô.

thốngcủa nhàtrường vàcủa tố chứcĐội

Hoạt động xây dựng cộng đồng

cảnhquanthiên

nhiên

Hoạt động tìm hỉêuvàbảo vệ môi

trường

xung quanh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Hoạt động tìm

hiểu nghềnghiệp

16

Trang 28

Mạch nội dung

- Tìmhiểu thực trạng thị trườnglao động và

nguồn lao động.

Hoạt độngrènluyệnphẩmchất,

năng lực phù hợp

vớiđịnh hướngnghề nghiệp

định hướngnghề

nghiệp

Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Hoạt động trảinghiệm giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế vàtố chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức với một số các phương thức chủ yếu sau: Phương thức khám phá, phương thức thề nghiệm, tương tác, phương

thức cống hiến, phương thức nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm được tố chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường;

17

Trang 29

với bôn loại hình hoạt động chủ yêu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạtđộng giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phốihợp, liên kết cùa nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như:giáo viên chủ nhiệm lóp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường,cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanhniên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tố chức, cá nhân trong xã hội.

Việc đánh giá kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm được thực hiện theo quy định của Chương trình GDPT 2018 ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lựcthích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lựcđịnh hướng nghề nghiệp Các yêu cầu càn đạt về sự phát triển phẩm chất vànăng lực của mồi cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hướng nghiệp, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động

1.4.2 Tổ chuyên môn trong trường tiểu học

Tổ chuyên môn trong trường tiểu học hoạt động giải quyết các vấn đềvề chuyên môn trong tổ nhằm đạt được mục đích đề ra của nhà trường đổi vớihoạt động của tổ chuyên môn

Tồ chuyên môn thường được thành lập tại các trường học và bao gồm các GV dạy cùng một môn học hoặc những môn học có liên quan tới nhau Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức các cuộc họp, thảo luận, chia sẻ kinhnghiệm giảng dạy, đánh giá chất lượng giảng dạy và đề xuất các giải pháp cải tiến Ngoài ra, tổ chuyên môn có thể tổ chức các buổi đào tạo, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến chuyên môn của mình

18

Trang 30

Tổ chuyên môn là một trong những cơ chế quan trọng để cải thiện chất lượng giáo dục và nâng cao trình độ chuyên môn của GV.

Tổ chuyên môn có nhiệm sau: [5]- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.- Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trìnhkế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổthông cấp tiểu học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học

- Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, cùa tổ chủ động và linh hoạt

- Đồ xuất hiệu trưởng phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệmlớp theo năm học

- Tố chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ủy ban nhân dân cấp tỉnh Đề xuất các xuất bản phẩm tham khảo để lựa chọn sử dụng trong nhà trường theo quy định

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phố thông; tham gia đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trướngtheo Chuẩn hiệu trưởng

Tổ chuyên mônJ sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần để thực hiện các

nhiệm vụ của tổ chuyên môn trên tinh thần xây dựng môi trường thân thiện,tích cực, tự học để nâng cao trình độ và phát triển năng lực chuyên môn

1.4.3 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiêm cho giáo • o O •• • O o • Oviên các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn

Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục đang được sử dụng phồ biến trên thế giới; giúp HS học hởi thông qua trải nghiệm thực tế, khuyến khích sự tò mò và khám phá, và phát triến các kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề Nhờ năng lực của CBQL và TCM, các HĐTN có thể được tổ chức và triển khai hiệu quả hơn, giúp HS có những trải nghiệmgiáo dục tốt nhất

19

Trang 31

Tổ chuyên môn có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục Tổ chuyên môn là một nhóm GV chuyên trách về một lĩnh vực hoặcmôn học cụ thể; có nhiệm vụ phát triển các kế hoạch giảng dạy, chương trìnhđào tạo, đánh giá kết quả học tập và cung cấp hồ trợ cho các GV khác trong trường Thông qua tố chuyên môn, GV có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hởi kỹ năng mới và cùng nhau xây dựng các HĐTN cho HS.

Mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn nhằm: giúp giáo viên bổ sung, cập nhật kiến thức chung về về hoạt động trải nghiệm trong chươngtrình giáo dục phổ thông 2018: nội dung hoạt động trãi nghiệm, phương thức

và các loại hình trải nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm; giúp giáo viên có kỳ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018; giúp GV nâng cao năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm thực hiện tốt nhiệm vụ của người GV đảm bảo yêu cầu về chất

lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường Bên cạnh đó, mục tiêucòn hướng đến việc giúp GV hình thành thái độ tích cực và có thói quen tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

1.4.4 Nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn

Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của ngườihọc sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản

thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợptác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề Nội dung hoạt độngtrải nghiệm cho học sinh tại các trường tiểu học, các nhà trường tiểu học bám sát khung phân phối chương trình của Bộ GDĐT, có thể xây dựng 9 chủ đềtrải nghiệm theo các tháng trong năm học, mỗi chủ đề gắn với ngày kỷ niệm

20

Trang 32

truyền thống có trong tháng và nhiệm vụ trọng tâm của mồi tháng Đồng thờicác nhà trường tiểu học chủ động xây dựng, thiết kế nội dung HĐTN tùy theo điều kiện của nhà trường.

Nội dung bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học thông qua tổ chuyên môn là bồi dưỡng các năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và bám sát các yêu cầu thực tếtrong tồ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trìnhgiáo dục phổ thông, tập trung vào các bồi dưỡng các nội dung chủ yếu saucho giáo viên: bồi dưỡng về kiến thức chung về hoạt động trải nghiệm; bồidưỡng kỳ năng tổ chức hoạt động hướng vào bản thân cho học sinh; bồidưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động, hoạt động hướng đến xã hội, bồi dưỡng kỳ năng tổ chức hoạt động hoạt động hướng đến tự nhiên và bồi dưỡng kỹ năngtồ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh

1.4.5 Các hình thức tổ chức bồi dưỡng nẵng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tồ chuyên môn

Hoạt động trải nghiệm cho học sinh được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớphoặc quy mô trường Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớphọc, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lóp học, khối lớp hoặcquy mô trường

Như vậy, tổ chức tốt các hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinhgiáo viên cần được bồi dưỡng để có kỳ năng tổ chức tốt các hình thức HĐTN cho HS phù họp Thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, các trường tiểuhọc cần đa dang các hình thức bồi dưỡng năng lực tồ chức trải nghiệm cho giáo viên, có thể thông qua các hình thức bồi dưỡng sau: Thông qua các lớpbồi dưỡng tập trung có sự tham gia của giáo viên các tổ chuyên môn; Kết hợp

21

Trang 33

giữa bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng qua mạng; Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề; Thông qua dự giờ các giáo viên trong tổ tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho học sinh; Thông qua hội thảo về tổ chức hoạt động trảinghiệm cho học sinh có sự tham gia của các tổ chuyên môn; Thông qua hoạtđộng tự bồi dưỡng của giáo viên các tồ chuyên môn.

1.4.6 Đánh giá kết quả bồi dường năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn

Đánh giá kết quả bồi dưỡng phải căn cứ vào mục tiêu bồi dưỡngnăng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học nhằm đánh giá GV đã đạt được những năng lực nào? Năng lực nào cần được bồi dưỡng Đồng thời căn cứ vào kểt quả này đề có thể đánh giá được hiệu quả bồi dưỡng

Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học thông qua tổ chuyên môn là so sánh, đối chiếu vàlượng giá các năng lực thực tế đạt được ở người giáo viên với các kết quả mong đợi đã được xác định trong mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng trải nghiệm Đánh giá kết quà bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên tiểu học thông qua tổ chuyên môn, có thề đượctiến hành với các hình thức như: Đánh giá của cán bộ quản lý, đánh giá củatồ chuyên môn, đánh giá của đồng nghiệp, tự đánh giá của giáo viên, viếtthu hoạch khóa bồi dưỡng chuyên đề Nội dung đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn: đánh giá về kiến thức chung về hoạt động trải nghiệm; đánh giá kỳ năng tố chức hoạt động hướng vào bản thân cho học sinh; đánh giá kỳ năngtồ chức hoạt động, hoạt động hướng đến xã hội, đánh giá kỳ năng tồ chứchoạt động hướng đến tự nhiên và đánh giá kỳ năng tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh

22

Trang 34

1.4.7 Điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiêm ••oo ••• o o •cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn

Các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn như: Cơ sờ vậtchất, các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ triển khai các nội dung bồi dưỡng nhưmáy tinh, máy chiếu, tài liệu phục vụ bồi dưỡng, là những yếu tố không the thiếu được để triển khai hoạt động bồi dưỡng Vì vậy để nâng cao năng lực tổchức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn, thực hiện được nội dung và hình thức bồi dưỡng cho GV đa dạng, đạt được mục đích của hoạt động bồi dưỡng, cần phải có các điều kiện hồ trợ sau:

Để tổ chức HĐTN cho giáo viên theo Chương trình GDPT 2018 ở tiểuhọc thông qua TCM, cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có đội ngũ GV được đào tạo và có kinh nghiệm về HĐTN, có kiến thức chuyên môn và phương pháp dạy học phù hợp với HĐTN

- Có các tài liệu hướng dẫn, cấm nang, sách giáo khoa, vật dụng, trangthiết bị, phương tiện hồ trợ phù hợp với HĐTN

- Có địa điểm, không gian phù hợp để tổ chức HĐTN, đảm bảo an toàn cho HS

- Có kế hoạch tố chức chi tiết và phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên trong TCM

- Có sự hợp tác, hồ trợ và tương tác giữa các thành viên trong TCM, đồng thời có sự phối hợp với các TCM khác và các đơn vị trong trường đế đạtđược mục tiêu của HĐTN

1.5 Nộidung quăn lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộngtrăi nghiệmcho giáo viên các trườngtiểuhọc thông qua to chuyên môn

1.5.1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học thông qua tồ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên

23

Trang 35

các trường tiêu học là quá trình xây dựng các mục tiêu, nội dung, hình thức vàxác định các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động bồi dường năng lực cho giáo viên Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động cho giáo viên tiểu học có vai trò rất quan trọng, sẽ giúp cho hiệu trưởng đưa ra quyết định một cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên Xây dựng kế hoạch cho biết hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, thiết lập nên những tiêuchuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTNcho giáo viên tiểu học.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên tiểu học thông qua tố chuyên môn, cán bộ quản lý nhà trường cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Phân tích thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trài nghiệm của giáo các tổ chuyên môn

- Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tố chuyên môn

- Xác định nội dung, hình thức, phương pháp và hình thức bồi dưỡng,đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn

- Xác định các công việc cơ bàn và thứ tự các công việc sẽ thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn

- Xác định các nguồn lực cần thiết thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn

- Tổng kết, đánh giá việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn

1.5.2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học thông qua tổ chuyên môn

Để giúp các nhà trường tiểu học tố chức hoạt động trải nghiệm một

24

Trang 36

cách linh động, phù họp với đặc điểm của học sinh ở các khối lớp, tạo cơ hội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với điều kiện từng nhà trường và địa phương, các nhà trường cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên, giáo viên phải có khả năng tố

chức hoạt động trài nghiệm cho học sinh Vì vậy cần chú trọng tổ chức bồidưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

Để tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên tiểu học thông qua tổ chuyên môn, cán bộ quản lý nhà trườngcần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận và thành viên thực hiện bồi dường năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn

- Xác định cơ chế hoạt động và cơ chế phối họp giữa các bộ phận, giữa các cá nhân phụ trách, tham gia bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

- Phân công nhiệm vụ cho tổ bộ môn bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong tổ bộ môn

- Tổ chức xác định các nội dung chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn

- Hướng dẫn và giám sát các bộ phận, cá nhân lập kế hoạch, quy trìnhđể triển khai các công việc được phân công tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ

chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tố chuyên môn

1.5.3 Chí đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm •••o o ••• oO •cho giáo viên tiểu học thông qua to chuyên môn

Đổ chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểuhọc thông qua TCM, cán bộ quản lý nhà trường cần xác định rõ mục tiêu và mong muốn đạt được, điều đó bao gồm cả nội dung và mục đích Đưa ra các mong muốn đạt được từ hoạt động bồi dưỡng Khi đã làm rõ được mục tiêu

25

Trang 37

và mong muốn, càn chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng cho các thành viên trong TCM, đảm bảo mồi thành viên có nhiệm vụ cụ thể và đầy đủ Cán bộ quản lýcác nhà trường cần chỉ đạo các thành viên trong TCM trong việc lập kếhoạch, thực hiện và đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN và đảm bảo rằng các thành viên trong TCM được hỗ trợ đầy đủ về tài liệu tham khảo, tàiliệu học tập và các tài liệu khác liên quan đến chủ đề của HĐTN.

Chỉ đạo bồi dưỡng được xem như là quá trình tác động, gây ành hưởng,liên kết các thành viên trong tổ chức nhà trường, tập họp động viên giáo viên các tố chuyên môn hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch bồi dưỡng đã đề ra nhằm đạt được mục tiêu đã xác định

Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo

- Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

- Chỉ đạo tồ chuyên môn đánh giá kết quả bồi dưỡng và rút kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại tố

chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

1.5.4 Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học thông qua tổ chuyên môn

Để kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu

26

Trang 38

học thông qua TCM, cần xác định mục đích của kiểm tra, đánh giá và các tiêuchí để đánh giá cho mục đích đó nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của GV, tăng cường sự hợp tác giữa các GV trong TCM, nâng cao hiệu quả học tập của HS.

Kiểm tra, đánh giá năng lực tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học thông qua tổ chuyên môn, cán bộ quản lý nhà trườngcần thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

- Xác định các nội dung kiếm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

- Lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

- Huy động các lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

- Kiểm tra đánh giá tiến trình tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đế thu thập các thông tin và minh chứng

- Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá đề điều chỉnh kịp thời những hạn chế trong bồi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý bồi dưỡng năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệmcho đội ngũ giáo viên tiểuhọc thông quatổchuyên môn

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảo viên về ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông

qua tổ chuyên môn

- Phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng nhà trường tiểu học.- Phẩm chất, năng lực của tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường tiểu học.- Phẩm chất, năng lực của giáo viên trường tiểu học

27

Trang 39

- Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thông qua tổ chuyên môn.

- Chế độ, chính sách hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên ờ các trường tiểu học

28

Trang 40

Kêt luận Chương 1

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lí luận, đề tài luận văn đã hệ thống hóavà xác định được các vấn đề lí luận cơ bản sau:

Năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên trường tiểu học là khả năng của người GV có thể tổ chức thành công HĐTN cho học sinh đạt kết quả mong muốn nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục mà nhà trường đặt ra

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trườngtiểu học gồm mục tiêu bồi dưỡng, nội dung, các hình thức bồi dưỡng, đánh giá kết quả bồi dưỡng và các điều kiện hồ trợ bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên trường tiếu học

Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt hoạt động trải nghiệm cho GV tiểu học thông qua TCM bao gồm: xây dựng kế hoạch bồidưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, tổ chức bồidưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, chỉ đạo bồidưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, kiểm tra đánhgiá bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học thông qua tổ chuyên môn

Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GVcác trường tiểu học thông qua TCM là cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cúưthực trạng và xác định các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chứcHĐTN cho GV nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục các trường tiểuhọc trên địa bàn trong huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

29

Ngày đăng: 04/09/2024, 11:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Nội dung hoạt động trải nghiệm - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 1.1. Nội dung hoạt động trải nghiệm (Trang 26)
Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp tiểu học  từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2022 - 2023 - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp tiểu học từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2022 - 2023 (Trang 42)
Bảng 2.4: Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt  O • •  O  • • • o  o  O  • • - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt O • • O • • • o o O • • (Trang 49)
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các hình thức bồi dưởng năng lực ứ) chức - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các hình thức bồi dưởng năng lực ứ) chức (Trang 51)
Bảng 2.6. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tể chức hoạt  động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiếu học huyện Yên Phong - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.6. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tể chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiếu học huyện Yên Phong (Trang 53)
Bảng 2.7. Bảng khảo sát về các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng năng lực tổ - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.7. Bảng khảo sát về các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng năng lực tổ (Trang 54)
Bảng 2.8. Thực trạng về mức độ xây dựng kế hoạch to chức hoạt động trải - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.8. Thực trạng về mức độ xây dựng kế hoạch to chức hoạt động trải (Trang 55)
Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động trải  nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong tỉnh Bắc - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tồ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Phong tỉnh Bắc (Trang 57)
Bảng 2.10. Thực trạng chí đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải  nghiệm cho giáo viên các trường tiếu học huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.10. Thực trạng chí đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiếu học huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 59)
Bảng 2.11. Thực trạng kiếm tra, đánh giá bồi dưững năng lực tổ chức hoạt - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.11. Thực trạng kiếm tra, đánh giá bồi dưững năng lực tổ chức hoạt (Trang 60)
Bảng 2.12. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yêu tô đên quản lý bôi  dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 2.12. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yêu tô đên quản lý bôi dưỡng năng lực tố chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường (Trang 62)
Bảng 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản li - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản li (Trang 90)
Bảng 3.2. Tính khả thì cửa các biện pháp quăn lí - quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh thông qua tổ chuyên môn
Bảng 3.2. Tính khả thì cửa các biện pháp quăn lí (Trang 91)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w