1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện yên phong tỉnh bắc ninh theo tiếp cận dựa vào nhà trường

148 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, theo tiếp cận dựa vào nhà trường .... Đánh giá của giá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ HƯỜNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH THEO TIẾP CẬN DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ HƯỜNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH THEO TIẾP CẬN DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN THỊ MỸ LỘC

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và làm luận văn Tôi đặc biệt trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, ban lãnh đạo, đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và toàn thể các thầy cô giáo tại các đơn vị đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Một điều quan trọng tôi không thể quên được người thầy: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã tận tình giúp đỡ, không quản khó khăn, vất vả hướng dẫn, chỉ bảo, chỉnh sửa để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn đạt hiệu quả

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn tới: UBND huyện Yên Phong, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, các bạn đồng nghiệp, những người thân đã động viên khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tuy thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm còn hạn chế, bản thân tôi đã rất cố gắng rất nhiều, tôi đã nỗ lực trong quá trình nghiên cứu đề tài, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế Tôi cũng mạnh dạn xin phép được đưa ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp, học tập kinh nghiệm quản lý của các cấp Tôi rất mong nhận được bổ sung góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và làm phong phú thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2024

Tác giả

Hoàng Thị Hường

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

Trang 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông 7

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý dựa vào nhà trường 12

1.1.3 Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông theo tiếp cận dựa vào nhà trường 13

1.2.6 Quản lý dựa vào nhà trường 23

1.2.7 Quản lý giáo dục kỹ năng sống 25

1.2.8 Quản lý giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận dựa vào nhà trường 26

1.3 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học 26

1.3.1 Đặc điểm học sinh tiểu học 26

1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 28

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 29

Trang 6

1.3.4 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 31

1.3.5 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 32

1.4 Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận dựa vào nhà trường 33

1.4.1 Mục tiêu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận dựa vào nhà trường 33

1.4.2 Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận dựa vào nhà trường 34

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận dựa vào nhà trường 41

1.5.1 Yếu tố bên trong nhà trường 41

1.5.2 Yếu tố bên ngoài nhà trường 43

Kết luận chương 1 45

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH THEO TIẾP CẬN DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY 46

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa và giáo dục của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 46

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 46

2.1.2 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 47

2.1.3 Khái quát về giáo dục tiểu học của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 49

2.2 Giới thiệu về khảo sát thực trạng 51

2.2.1 Mục đích khảo sát: Nhằm xác định căn cứ thực tiễn để đề xuất biện pháp QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận dựa vào nhà trường hiện nay 51

2.2.2 Đối tượng và nội dung khảo sát 52

Trang 7

2.2.3 Phương pháp khảo sát 52

2.2.4 Thời gian và phạm vi, địa điểm khảo sát 53

2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 53

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 53

2.3.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 56

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận dựa vào nhà trường 65

2.4.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo tiếp cận dựa vào nhà trường 65

2.4.2 Thực trạng thực hiện nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo tiếp cận dựa vào nhà trường 67

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận dựa vào nhà trường 78

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 85

3.1.1 Nguyên tắc bảo đám tính mục tiêu 85

Trang 8

3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, kế thừa 85

3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực 86

3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính tổng hợp 86

3.2 Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận dựa vào nhà trường 86

3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh các nhà trường theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường 86

3.2.2 Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường tiểu học theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm 91

3.2.3 Huy động sự tham gia, liên kết của nhà trường, gia đình và các lực lượng có liên quan trong quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 96

3.2.4 Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường tạo điều kiện để quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 99

3.2.5 Mối quan hệ giữa các biện pháp 101

3.3 Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý 102

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 102

3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 102

3.3.3 Phương pháp và cách cho điểm, thang đánh giá 102

3.3.4 Mẫu khảo nghiệm 102

3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 102

Kết luận chương 3 108

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp tiểu học 50 Bảng 2.2 Thống kê chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học 51 Bảng 2.3 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về

ý nghĩa, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 54 Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 56 Bảng 2.5 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng thực

hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong 58 Bảng 2.6 Đánh giá của học sinh về thực trạng thực hiện nội dung giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong 59 Bảng 2.7 Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 62 Bảng 2.8 Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 64 Bảng 2.9 Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận dựa vào nhà trường 65 Bảng 2.10 Đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng xây dựng kế

hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, theo tiếp cận dựa vào nhà trường 67 Bảng 2.11 Đánh giá của giáo viên về thực trạng xây dựng kế hoạch

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, theo tiếp cận dựa vào nhà trường 68 Bảng 2.12 Đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng tổ chức giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong theo tiếp cận dựa vào nhà trường 70

Trang 10

Bảng 2.13 Đánh giá của giáo viên về thực trạng tổ chức giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong theo tiếp cận dựa vào nhà trường 71 Bảng 2.14 Đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng chỉ đạo, triển

khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong theo tiếp cận dựa vào nhà trường 72 Bảng 2.15 Đánh giá của giáo viên về thực trạng chỉ đạo, triển khai giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong theo tiếp cận dựa vào nhà trường 73 Bảng 2.16 Đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng kiểm tra, đánh

giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong theo tiếp cận dựa vào nhà trường 76 Bảng 2.17 Đánh giá của giáo viên về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt

động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong theo tiếp cận dựa vào nhà trường 77 Bảng 2.18 Đánh giá của cán bộ quản lý về các yếu tố ảnh hưởng đến

quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo tiếp cận dựa vào nhà trường 78 Bảng 2.19 Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo tiếp cận dựa vào nhà trường 79 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp 103 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 104 Bảng 3.3 Đánh giá tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp đề xuất 106

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Đối với thế giới, các xu thế cải cách, đổi mới giáo dục theo hướng chuyển từ giáo dục trên lớp sang bình diện tổ chức nhà trường, tái cấu trúc hệ thống, mô hình tổ chức giáo dục và phong cách quản lý đã được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX Cùng với xu thế đó, phong trào đổi mới QLGD theo hướng quản lý DVNT mà tư tưởng cốt lõi là tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào các hoạt động của nhà trường, phát huy mạnh mẽ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà trường đã được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao hiệu quản lý của các nhà trường Ở Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định đổi mới QLGD là khâu đột phá, yếu tố quan trọng cho sự phát triển giáo dục Trọng tâm của hoạt động này là tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội cho các nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của toàn bộ hệ thống giáo dục Vì vậy quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng DVNT ở các nhà trường nói chung, ở các TTH nói riêng là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt cấp thiết, vừa là mục tiêu đồng thời vừa là giải pháp đột phá trong quá trình đẩy mạnh phân cấp QLGD ở bậc tiểu học hiện nay

Quá trình giáo dục ở các nhà trường Việt Nam hiện nay đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang hình thành phẩm chất và năng

lực cho học sinh Luật Giáo dục 2019, Điều 2 khẳng định: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,

Trang 12

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.” Như vậy, quá trình giáo dục trong nhà trường không chỉ trang bị tri thức,

sức khỏe, đạo đức, thẩm mỹ mà còn hình thành những KNS nhất định để học sinh có thể thích ứng với cuộc sống thực tiễn Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu của việc tích hợp nội dung giáo dục KNS vào trong hoạt động giáo dục học sinh ở các cấp học, bậc học KNS là một dạng kỹ năng vừa mang tính xã hội, vừa mang thuộc tính của từng cá nhân Giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường nói chung, ở các TTH nói riêng là một mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh Đồng thời thông qua giáo dục KNS cũng giúp cho học sinh có thể ứng phó một cách chủ động với các tình huống bất thường trong cuộc sống và trong học tập ở nhà trường QLGD KNS cho học sinh tiểu học theo tiếp cận DVNT, vì vậy trở thành một nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong công tác QLGD ở các TTH phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, do đó cần phải được nghiên cứu, nhận thức đầy đủ để tổ chức, tiến hành phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học và điều kiện của các nhà trường

Trong những năm qua, công tác giáo dục KNS và QLGD KNS cho học sinh các TTH ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều những thành tựu đáng kể Giáo dục KNS đã được các nhà trường tổ chức với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, được tích hợp trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, tiến hành mọi nơi mọi lúc và đã phát huy sự tham gia của nhiều lực lượng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế bất cập trong hoạt động giáo dục KNS và QLGD KNS cho học sinh các TTH như: Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục KNS của một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa cao; công tác tổ chức giáo dục KNS theo hướng tăng cường phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà trường còn hình thức, chưa hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, phân cấp trong QLGD tiểu học hiện nay Trong các nhà trường, sự tham dự của các bên có liên quan

Trang 13

như giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng đối vào QLGD KNS cho học sinh hết sức mờ nhạt

Xuất phát từ những lí do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận dựa vào nhà trường” Đề tài góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLGD KNS theo tiếp cận dựa vào nhà trường, tác giả đề xuất một số biện pháp QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận DVNT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các TTH ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn hiện nay

3 Câu hỏi nghiên cứu

- QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận DVNT dựa trên cơ sở lý luận nào?

- Hoạt động QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay như thế nào? Có tiếp cận theo hướng quản lý DVNT không?

- Cần thực hiện các biện pháp nào để QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận DVNT để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay?

4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: Giáo dục KNS cho học sinh ở các TTH 4.2 Đối tượng nghiên cứu: QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận DVNT

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý DVNT là một xu thế, giải pháp cốt lõi cho hoạt động phân cấp

Trang 14

và tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đang được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới Hoạt động QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đang còn tồn tại những hạn chế nhất định, việc quản lý nhiều nội dung chưa bám sát vào yêu cầu phân cấp, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý của các TTH Nếu tổ chức QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận quản lý DVNT, áp dụng một cách đồng bộ, khoa học các biện pháp QLGD KNS thì sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

toàn diện cho học sinh 6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về QLGD KNS cho học sinh các TTH theo tiếp cận DVNT

6.2 Khảo sát phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động giáo dục KNS, thực trạng QLGD KNS cho học sinh các TTH ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận DVNT

6.3 Đề xuất biện pháp QLGD KNS cho học sinh các TTH ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận DVNT

6.4 Khảo nghiệm mức độ cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đã

được đề xuất trong đề tài 7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục KNS và công tác quản lý của tất cả các lực lượng trong nhà trường đối với hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận DVNT

Do điều kiện nghiên cứu có hạn, luận văn lựa chọn 06/17 TTH của Huyện Yên Phong, gồm: TTH Văn Môn, Dũng Liệt, Yên Phụ, Đông Thọ, Tam Giang, Long Châu, đại diện cho các quy mô loại hình TTH, có đặc điểm địa lý, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục đặc trưng của huyện

Trang 15

Đề tài tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn với các khách thể là cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh các trường 06 TTH gồm: Cán bộ quản lý các nhà trường và của Phòng Giáo dục huyện Yên Phong: 40 người; Giáo viên, cha mẹ học sinh: 560 người (Trong đó giáo viên: 160 và cha, mẹ học sinh: 400)

Thời gian khảo sát: Học kỳ II năm học 2022 – 2023 (Tháng 4/2023)

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài đã sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa hệ thống quan điểm, lý thuyết đã được đề cập ở công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; các văn bản, tài liệu khoa học; văn kiện, Nghị quyết của Đảng; văn bản pháp quy của Chính phủ, ngành GD&ĐT có liên quan đến giáo dục KNS và hoạt động QLGD KNS cho học sinh các TTH theo tiếp cận DVNT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra: Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về thực trạng QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận DVNT; các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này; mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất được triển khai áp dụng ở các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với cán bộ QLGD, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh ở các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Phương pháp quan sát: Tiến hành tham quan, dự giờ các môn học, quan sát các hoạt động giáo dục và QLGD KNS cho học sinh các TTH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận DVNT

8.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ

Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý các kết quả khảo sát

Trang 16

9 Dự kiến cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống học sinh các

trường tiểu học theo tiếp cận dựa vào nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống học sinh các

trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận dựa vào nhà trường hiện nay

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống học sinh các

trường tiểu học huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận dựa vào nhà trường và khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp quản lý

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THEO TIẾP CẬN DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

Kỹ năng sống và giáo dục KNS là vấn đề được các quốc gia đặc biệt quan tâm Theo đó, ở mỗi quốc gia để người học có điều kiện học tập, phát triển và thích nhanh với đời sống xã hội, các nhà trường cần đảm bảo cho người học được giáo dục các KNS thích hợp

Ở nước ngoài, KNS không phải là một khái niệm mới, năm 1986, KNS

đã được các tổ chức quốc tế công nhận là một khái niệm chính thức và được đề

cập rộng rãi trong các chính sách quốc tế Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

năm 1986 thì KNS là hệ thống những kỹ năng tâm lí xã hội và giao tiếp được con người sử dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày để giải quyết các vấn đề và tương tác có hiệu quả trong cuộc sống Từ những năm 1990, khái niệm KNS đã được trình bày trong các chương trình giáo dục của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) với 12 giá trị cơ bản cần dục dục cho thế hệ trẻ Trong chương trình đánh giá toàn cầu về giáo dục KNS, UNICEF năm 2012 nhấn mạnh KNS “đề cập đến một nhóm các kỹ năng tâm lý xã hội và cá nhân có thể giúp mọi người đưa ra quyết định, giao tiếp hiệu quả, phát các kỹ năng đương đầu và tự quản lý nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và hiệu quả” Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này đều tiếp cận và đưa ra quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất KNS với các kỹ năng xã hội của con người Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới

Trang 18

đều chứng minh rằng: KNS là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển toàn diện của con người ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như phát triển cá nhân, phát triển các năng lực tâm lí - xã hội Về phân loại KNS, các nghiên cứu trên thế giới hiện nay có sự phân chia khung KNS cho các lứa tuổi khác nhau Theo UNESCO, KNS có thể chia thành 2 nhóm: nhóm các kỹ năng chung (kỹ năng nhận thức, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng xã hội) và nhóm các kỹ năng được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (kỹ năng giải quyết các vấn đề về đời sống và sức khoẻ; kỹ năng giải quyết các vấn đề về giới; kỹ năng giải quyết các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS; kỹ năng phòng chống ma tuý, thuốc lá, rượu; kỹ năng giải quyết các vấn đề về thiên nhiên, môi trường; kỹ năng giải quyết các vấn đề về gia đình, cộng đồng …) Theo UNICEF, KNS có thể chia thành 3 nhóm kỹ năng cơ bản: Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính bản thân mình, nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác, nhóm kỹ năng đưa ra các quyết định hiệu quả Còn theo WHO, KNS được chia thành 3 nhóm kỹ năng đó là: kỹ năng tương tác giữa các cá nhân và giao tiếp với nhau (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng từ chối và thương lượng, kỹ năng vận động), kỹ năng nhận thức (kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phản biện), kỹ năng cá nhân - kỹ năng đối phó với các vấn đề và quản lý bản thân Như vậy, cách phân loại KNS là không cố định Do đó việc lựa chọn nội dung giáo dục KNS cũng được xác định linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng giáo dục ở các quốc gia, cấp học, bậc học cụ thể

Ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả đưa ra quan niệm về KNS Tác giả

Nguyễn Quang Uẩn cho rằng trong cuộc sống con người tiến hành các hoạt động, để duy trì các hoạt động sống thì con người cần có các KNS Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì KNS là tổng hợp các kỹ năng bộ phận của con người giúp họ thích nghi và giải quyết hiệu quả các yêu cầu, thách thức đặt ra trong cuộc sống Tác giả Huỳnh Văn Sơn lại quan niệm KNS là một biểu hiện quan trọng của khả năng tâm lí - xã hội của mỗi cá nhân giúp họ thể hiện được

Trang 19

chính mình và tạo ra nội lực cần thiết để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và phát triển Như vậy, dù còn có những cách hiểu khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng KNS là một khái niệm thuộc về phạm trù của tâm lí (hiểu theo nghĩa rộng) không chỉ đơn thuần là một kỹ thuật thực hiện các hành động, hành vi (hiểu theo nghĩa hẹp) của con người Như vậy, KNS là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi của con người cho phép họ đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày; là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu, lĩnh hội qua quá trình giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và các câu hỏi thường gặp trong đời sống con người KNS là một kỹ năng quan trọng có chức năng đem lại hạnh phúc, hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng, xã hội

Đối với vấn đề giáo dục KNS cho học sinh ở các trường phổ thông nói chung, TTH nói riêng, ở các quốc gia phát triển được đặc biệt coi trọng, thậm chí còn được đề cao hơn so với các hoạt động truyền thụ kiến thức và kỹ năng khác Theo tác giả Tri Suminar, Titi Prihatin thì việc học các KNS cần thực hiện dựa trên nhu cầu của người học, gia đình họ và khả năng của từng địa phương Việc giáo dục KNS phải trên tinh thần chủ động, sáng tạo của các trường nói chung và các nhà giáo dục nói riêng Giáo dục KNS cho học sinh không được phép dựa trên các nguyên tắc học tập của người trưởng thành để áp dụng đối với học sinh các trường tiểu học Theo tác giả Schubert Foo, Shaheen Majid thì quá trình giáo dục KNS cho học sinh ngoài việc phải tìm hiểu tác động giáo dục thì phải tính đến hiệu quả của các phương thức giáo dục trong việc bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết trong tương lai cho học sinh Còn theo tác giả Albert J Petitpas thì các hoạt động thể dục thể thao, trải nghiệm cuộc sống và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được xác định là nguồn gốc giúp thanh, thiếu niên hình thành các sáng kiến và cảm xúc của bản thân một cách có hiệu quả Đây là một trong những con đường, phương thức cơ bản để giáo dục KNS cho học sinh Theo MOE (2006), để giáo dục KNS có hiệu quả,

Trang 20

người giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy và học trong đó tạo cơ hội cho những người học xác định các vấn đề của bản thân, thảo luận về các giải pháp, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình hành động hiệu quả Việc dạy và học KNS thông qua các phương pháp có sự tham gia của người học cho thấy việc học tập đạt kết quả tốt nhất khi người học phải tích cực tham gia trong giờ học Theo Kadzamira (2006) cho rằng môi trường làm việc ở phần lớn các trường học tại các nước đang phát triển chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở vật chất nghèo nàn, quy mô lớp lớn Các điều kiện khó khăn đó góp phần khiến một bộ phận giáo viên cảm thấy không hài lòng với công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến việc thực hiện bất kỳ chương trình giảng dạy KNS Còn tác giả Kolosoa (2010) đã chỉ ra tình trạng một bộ phận giáo viên tại các trường học thiếu năng lực giảng dạy KNS, các chương trình giáo dục phải đối mặt với các thách thức phát sinh từ việc nhà trường không tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng giáo dục Ví dụ như các trường học không giới thiệu các biện pháp đo lường, đánh giá và cấp chứng chỉ về GD KNS, điều này làm giảm giá trị và sự ghi nhận về vị trí của giáo dục KNS trong nhà trường

Ở Việt Nam việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và triển khai ứng dụng trong thực tiễn Từ năm 2001 đến năm 2005, giáo dục KNS dưới sự hỗ trợ của UNICEF đã được thực hiện mạnh mẽ nhằm hướng tới cuộc sống khoẻ mạnh cho trẻ em thành niên và chưa thành niên trong và ngoài nhà trường ở nhiều dự án như: Dự án “Trường học nâng cao sức khoẻ” của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế Giáo dục KNS đã được đưa vào hệ thống giáo dục chính quy và thường xuyên Nội dung giáo dục của nhà trường phổ thông đã được định hướng bởi mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh Các nội dung giáo dục KNS cơ bản cho học sinh đã được triển khai ở các TTH là: Kỹ năng thích nghi, kỹ năng hành động, kỹ năng ứng xử, khả năng tự học suốt đời, kỹ năng ra quyết định Ngoài ra, có thể đề cập đến hai

nghiên cứu lí luận chung nhất về giáo dục KNS cho người học là “Giáo dục

Trang 21

giá trị và KNS cho học sinh phổ thông” của Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị

Kim Thoa (2010) Nghiên cứu này đã phân tích về khái niệm KNS, phân loại KNS và đưa ra các nguyên tắc, hình thức và phương pháp giáo dục KNS cho người học Bên cạnh đó còn có công trình của các tác giả như: Ngô Thị Tuyên, Bùi Thị Thúy Hằng cũng chỉ ra vai trò quan trọng, cần thiết của giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường và cho rằng nếu thiếu KNS con người sẽ thiếu nền tảng giá trị sống Theo các tác giả thì học sinh phải tham gia chủ động vào các hoạt động giáo dục KNS đây là điều kiện tiên quyết làm thay đổi hành vi của các em Tài liệu cũng trình bày các phương pháp giáo dục giá trị sống, KNS cơ bản và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các TTH Ngoài ra, Thông qua thử nghiệm một số chủ đề giáo dục KNS cho học sinh trung học phổ thông, tác giả Nguyễn Thanh Bình (2008) đã thiết kế và thử nghiệm 5 chủ đề để xác định giá trị, giao tiếp, đương đầu với căng thẳng, giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực và lựa chọn nghề với đối tượng này Kết quả thử nghiệm khẳng định bổ ích, tính phù hợp của các chủ đề đã thiết kế, đồng thời cho thấy có sự thay đổi rõ về kiến thức, thái độ và định hướng hành vi của những học sinh tham gia thử nghiệm Ngoài ra, bộ sách giáo dục KNS do các tác giả Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Minh Phương, Trần Quý Thắng và Nguyễn Trọng Đức (2010) biên soạn trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân của trường trung học phổ thông đã nêu ra một số vấn đề chung về KNS và giáo dục KNS cho HS trong trường trung học phổ thông, cụ thể là các quan niệm, phân loại, tầm quan trọng của KNS, định hướng giáo dục KNS cho học sinh trung học phổ thông và giáo dục KNS trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông Trong đó, các tác giả cũng trình bày rõ các hình thức tổ chức, cách tiếp cận và phương pháp GD KNS và hướng dẫn sử dụng vào các bài dạy để thực hiện việc rèn luyện các KNS cụ thể cần thiết cho học sinh

Trang 22

Như vậy, giáo dục KNS cho con người nói chung, học sinh phổ thông nói riêng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng ở Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới Các nghiên cứu đều cho thấy tầm quan trọng đậc biệt của giáo dục KNS và những ảnh hưởng của hoạt động này tới việc hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh Có rất nhiều các nghiên cứu về KNS, giáo dục KNS nhưng lại rất ít các công trình nghiên cứu về QLGD KNS cho học

sinh nói chung và học sinh các TTH nói riêng

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý dựa vào nhà trường

Lý luận về QLGD theo hướng DVNT xuất hiện đầu tiên ở các nước nói tiếng Anh (Mỹ, Anh, Hà Lan, Singapore ) trong những năm cuối của thập niên 70, 80 ở thế kỷ XX, và xu thế cải cách giáo dục này hiện nay vẫn đang tồn tại, diễn ra rất phổ biến ở nhiều quốc gia Do đó, số lượng các công trình nghiên cứu rất đa dạng và phong phú trên nhiều vấn đề từ cơ sở hình thành, định nghĩa, các đặc điểm cơ bản, các kiểu mô hình, các cấp độ đến những chỉ dẫn cơ bản để áp dụng lý thuyết quản lý DVNT vào thực tiễn

Theo tác giá Caldwell thì quản lý DVNT là một dạng quản lý phi tập trung hóa, trao cho nhà trường quyền tự chủ để đưa ra quyết định đối với các vấn đề có liên quan đến hoạt động của nhà trường như: chiến lược, mục tiêu phát triển, chương trình và trách nhiệm Các vấn đề được ông khái quát dù ngắn gọn nhưng đã làm nổi bật những vấn đề lý luận cơ bản, cốt lõi nhất về quản lý DVNT Tác giả Ibtisam Abu - Duhou đã nghiên cứu phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản của quản lý DVNT như: Bản chất của quản lý DVNT là gì; Lược sử phong trào đổi mới QLGD theo quản lý DVNT; đánh giá về sự tham gia của các bộ phận trong quản lý DVNT Còn theo tác giả Yin Cheong Cheng thì QLGD theo quản lý DVNT là một cơ chế quản lý mới lấy nhà trường là trung tâm Các tài liệu của tổ chức Ngân hàng Thế giới đã trình bày

những bước đánh giá về quản lý DVNT gồm: thứ nhất là hình thành định nghĩa rõ ràng về sự can thiệp hay tham dự; thứ hai là mô tả chính xác kết quả, chuẩn đầu ra khi áp dụng quản lý DVNT; thứ ba là định rõ các mối quan hệ

Trang 23

giữa sự tham dự và các biến đầu ra Bên cạnh đó, bản báo cáo tổng kết cũng đã làm rõ những khía cạnh của thuật ngữ tham dự, các yếu tố ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của các chương trình quản lý DVNT

Ở Việt Nam, tác giả Trần Thị Bích Liễu đã đưa ra những nội dung có tính khái quát về cơ sở hình thành lý luận quản lý DVNT, các quan niệm khác nhau liên quan đến khái niệm, bản chất, hoạt động của hội đồng trường theo lý thuyết quản lý DVNT hướng tới nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục Ngoài ra còn công trình của một số tác giả đã đề cập đến quản lý DVNT như một xu hướng phổ biến và hiện đại trên thế giới để xây dựng mô hình trường học hiệu quả, các quan niệm khác nhau, mối quan hệ giữa tính tự chủ, trách nhiệm xã hội và hoạt động của hội đồng trường trong quản lý DVNT Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tác giả xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

1.1.3 Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông theo tiếp cận dựa vào nhà trường

Nghiên cứu về QLGD KNS cho học sinh phổ thông nói chung và QLGD KNS cho học sinh phổ thông theo tiếp cận DVNT nói riêng có hai cấp độ

Cấp độ thứ nhất là đặt hoạt động giáo dục KNS với tư cách một nội dung giáo dục trong nhà trường và quản lý hoạt động giáo dục này là một phần quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường Như vậy, các nghiên cứu lí luận chung nhất về QLNT đều có thể vận dụng vào nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh trong nhà trường Đối với cấp độ này, một số công trình tiêu biểu phải kể đến như: “Các mô hình QLGD” của Tony Bush và “Việc nghiên cứu xây dựng mô hình phù hợp thực tế hiện nay” của Vũ Lan Hương, “QLGD - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự, “Những vấn đề cơ bản của Khoa học QLGD” của Trần Kiểm, “Cẩm nang quản lý và lãnh đạo nhà trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục” của Nguyễn Vũ Bích Hiền Trong các

Trang 24

công trình kể trên, các tác giả đã trình bày những tiếp cận khác nhau trong QLNT nói chung để vận dụng vào quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường nói riêng Đồng thời, các nghiên cứu này cũng vạch ra các mô hình quản lý để các trường có thể vận dụng xây dựng mô hình quản lý phù hợp cho trường mình, nhất là đối với những cơ sở giáo dục tư thục - các trường ít bị ràng buộc về mô hình quản lý hơn bởi các quy định so với trường công lập

Cấp độ thứ hai là nghiên cứu cụ thể về quản lý hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường nói chung, các nghiên cứu đều cho rằng đây là vấn đề quan trọng cần được người cán bộ QLNT quan tâm, và cần có biện pháp quản lý hiệu quả Tác giả Trần Anh Tuấn đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS hiện nay trong nhà trường phổ thông, từ đó đề xuất các chiến lược quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng KNS cho học sinh, giúp học sinh thích ứng được với môi trường học tập trong nhà trường và cuộc sống xã hội trong bối cảnh đổi mới giáo dục Tác giả Huỳnh Lâm Anh Chương trên cơ sở lí luận về quản lý sự phối hợp giữa giáo viên và cán bộ quản lý trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học, cho rằng đây là vấn đề cán bộ quản lý cần quan tâm, đặc biệt là hiệu trưởng nhà trường, để tham khảo và áp dụng trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, để đảm bảo đạt được mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh thì cần có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Vấn đề QLGD KNS cho học sinh đã được các nghiên cứu nước ngoài và trong nước đề cập ở nhiều cấp độ, phạm vi nghiên cứu khác nhau Nhưng nhìn chung, các nghiên cứu này góp phần xây dựng khung lí thuyết về QLGD KNS cho học sinh, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp cải thiện những hạn chế trong thực trạng QLGD KNS ở những địa bàn khác nhau Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu độc lập, cụ thể về vấn đề QLGD KNS cho học sinh tiểu học theo tiếp cận DVNT ở Việt Nam

Trang 25

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Quản lý

Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, dù được tổ chức, duy trì cơ cấu đơn giản hay phức tạp, có quy mô rộng hay hẹp, đi theo mục đích, thể chế nào thì đều cần phải có sự quản lý Như vậy, quản lý là hoạt động có vai trò rất quan trọng, một yếu tố không thể thiếu, gắn liền với quá trình phát triển của xã hội Đối tượng của hoạt động quản lý rất đa dạng, phong phú, phức tạp tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, do đó định nghĩa về quản lý cũng có những cách khác nhau

Theo tấc giả Stoner: Quản lí là hệ thống những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu tác động đến đối tượng nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất Còn theo tác giả Harold Koontz thì: “Quản lý là cách xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành có hiệu quả những mục tiêu đã định” Các tác giả O’Donnell C và Weihrich H cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu của con người nhằm đảm bảo những nỗ lực cá nhân đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của các nhà quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tài chính, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”

Tấc giả F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất và rẻ nhất” Theo Từ điển Giáo dục học thì: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” Trong tác phẩm: “Khoa học tổ chức và quản lý” của tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “Quản

Trang 26

lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển,

phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác” Từ các quan

niệm trên về quản lý, thì có thể hiểu: Quản lý là quá trình thực hiện các công việc từ xây dựng kế hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, nhân sự, phân công công việc, điều phối các nguồn lực…), chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để hoàn thành các mục tiêu mà tổ chức đã đề ra

Hiện nay, các quan niệm đều cho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản là: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Các chức năng này có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ với nhau tạo thành một quá trình quản lý khép kín

Kế hoạch hóa: Là giai đoạn đầu tiên, quan trọng nhất trong quá trình quản lý, nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mới mong muốn của tổ chức khi kết thúc một giai đoạn phát triển Kế hoạch hóa là hoạt động liên quan tới việc thiết lập, xây dựng các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của một tổ chức Kế hoạch hóa là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn đường lối hành động của một tổ chức và các bộ phận của nó phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu đã xác định

Tổ chức: Là một chức năng quan trọng của quản lý bao gồm việc xác định một cơ cấu định trước, vai trò của các lực lượng đảm đương công việc trong một cơ sở, đơn vị Việc tổ chức là xây dựng và duy trì cơ cấu nhất định về vai trò, nhiệm vụ và các vị trí công tác trong tổ chức Tổ chức là công cụ quan trọng của quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã xác định

Chỉ đạo, lãnh đạo: Là quá trình chủ thể quản lý dùng ảnh hưởng của mình tác động đến các cá nhân trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu đã xác định Vai trò của người lãnh đạo là phải chuyển được ý tưởng của mình vào nhận thức của các cá nhân, hướng họ về mục tiêu chung của tổ chức

Trang 27

Kiểm tra: Là chức năng cuối cùng của quá trình quản lý và cũng là điểm khởi đầu cho các hoạt động quản lý tiếp theo Đó là công việc đo lường và điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, là việc đưa ra nhận định về kết quả thực hiện các mục tiêu của tổ chức, nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo

Từ đó, theo tấc giả: Quản lý là hệ thống cách thức tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu đã xác định

1.2.2 Quản lý giáo dục

Khoa học quản lý là một khoa học liên ngành sử dụng tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan như: Tâm lý học, Xã hội học, Triết học v.v Khoa học QLGD là một phân ngành của khoa học quản lý nói chung, đồng thời cũng là bộ phận của khoa học giáo dục, nhưng có tính độc lập tương đối

QLGD là một loại hình của quản lý xã hội bởi giáo dục là một hiện tượng xã hội lịch sử, một chức năng của xã hội loài người, một hoạt động được thực hiện một cách tự giác, cũng giống như mọi hoạt động khác của xã hội, do đó giáo dục cũng cần phải quản lý Nếu coi giáo dục là một hoạt động chuyên biệt thì QLGD là quản lý các hoạt động diễn ra của một cơ sở giáo dục như: trường học, các đơn vị đào tạo Nếu coi giáo dục là một quá trình xã hội hóa, thì QLGD là quản lý mọi hoạt động, quá trình giáo dục trong xã hội Có nhiều quan niệm khác nhau về QLGD, thông thường người ta đưa ra quan niệm về QLGD theo 2 cấp độ chủ yếu là: cấp vĩ mô và cấp vi mô QLGD cấp vĩ mô tương ứng với khái niệm về quản lí một nền, hệ thống giáo dục và quản lí vi mô tương ứng với khái niệm quản lí các hoạt động giáo dục của một nhà trường Ở cấp độ vĩ mô, QLGD được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí (cơ quan quản lí nhà nước) vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm huy động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực

Trang 28

trong xã hội phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước QLGD cấp vi mô: là QLGD trong phạm vi cấp phòng, cấp trường, là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí vào hệ thống tổ chức và hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống đó phối hợp thống nhất trong các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được mục đích đã xác định với hiệu quả cao nhất

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm QLGD là một khái niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ của nó, đặc biệt là quản lý trường học): “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất” “QLGD là tổ chức các hoạt động dạy học Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của người dân, của đất nước”

QLGD có tính xã hội cao Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng phục vụ công tác giáo dục Nội hàm của khái niệm QLGD còn chứa đựng những nhân tố đặc trưng bản chất sau: Phải có chủ thể, ở tầm vĩ mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Chính phủ, Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT, ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng, Ban Giám hiệu nhà trường Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của QLGD, trong đó đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh là những đối tượng quản lý quan trọng nhất

Qua các định nghĩa trên có thể kết luận: QLGD là hệ thống những tác

Trang 29

động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý là đội ngũ giáo viên và học sinh, những lực lượng sư phạm trong và ngoài nhà trường làm cho quá trình này hoạt động hiệu quả để đạt những mục tiêu dự định là giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Trong QLGD, quan hệ cơ bản là quan hệ giữa chủ thể quản lý với khách thể quản lý, ngoài ra còn các mối quan hệ khác như quan hệ giữa các cấp bậc khác nhau, giữa giáo viên với học sinh, giữa cán bộ, nhân viên phục vụ, bảo đảm với công việc liên quan đến hoạt động dạy học

1.2.3 Quản lý trường tiểu học

Theo Điểu lệ TTH (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT - BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) thì TTH là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng

Điều 3 xác định Nhiệm vụ và quyền hạn của TTH gồm: 1 Tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành

2 Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách

3 Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD&ĐT và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương

4 Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục 5 Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh 6 Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật

Trang 30

7 Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục

8 Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

9 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Cùng với sự phát triển và thay đổi của thế giới, quá trình đổi mới của Việt Nam, các loại hình TTH trở nên đa dạng; ngoài trường công lập, các trường tư thục xuất hiện dưới dạng các trường bán công, trường dân lập, trường có yếu tố quốc tế Các kiểu mô hình quản lý khác nhau cũng bắt đầu được vận dụng Các TTH đang có những sự thay đổi để phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới Những thay đổi đó hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục Các TTH ở Việt Nam được tổ chức theo hai loại hình cơ bản như sau:

TTH công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí, nguồn lực cho các nhiệm vụ thường xuyên

TTH ngoài công lập do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí, nguồn lực cho các hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước

Quản lý TTH là hệ thống các tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường lên tất cả các nguồn lực nhằm tiến hành các hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra và đưa chất lượng hoạt động dạy học ngày càng nâng cao

Quản lý TTH là hệ thống tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường đứng đầu là Hiệu trưởng đến giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh và các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ của TTH đối với hệ thống GD&ĐT, với cộng đồng và toàn xã hội qua đó thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đã xác định

Trang 31

1.2.4 Kỹ năng sống

Theo WHO, KNS là khả năng thực hiện các hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức đặt ra trong cuộc sống hàng ngày KNS được phân thành ba loại chính: Kỹ năng truyền thông và giao tiếp, kỹ năng tư duy và tư duy phê phán, kỹ năng quản lý

Theo UNICEF, KNS là khả năng phân tích các tình huống và đưa ra cách ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống trong cuộc sống Các KNS nhằm giúp cá nhân chuyển dịch kiến thức “cái đã biết” và thái độ, giá trị “cái đang nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế một cách là tích cực nhất

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình: KNS là một dạng năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người để ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, cách giải quyết các tình huống tích cực và giao tiếp có hiệu quả

Từ các nghiên cứu trên, theo tác giả: KNS là kỹ năng, năng lực của mỗi cá nhân được hình thành thông qua những trải nghiệm sống của cá nhân đó trong suốt quá trình tồn tại và phát triển KNS giúp cho mỗi con người có thể làm chủ bản thân, có khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội; là khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống nảy sinh của cuộc sống KNS bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và trong tư duy của con người KNS có thể hình thành một cách tự nhiên hoặc thông qua hoạt động giáo dục, tự rèn luyện của con người

1.2.5 Giáo dục kỹ năng sống

Khái niệm giáo dục là khái niệm rất phổ biến trong khoa học và đời sống Theo tác giả Phạm Viết Vượng: giáo dục là quá trình tác động có mục đích, kế hoạch, có nội dung và bằng các phương pháp khoa học của lực lượng sư phạm trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp cho họ nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách theo yêu cầu của xã hội

Trang 32

Theo tác giả Trần Thị Hương thì: giáo dục (nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể trong nhà trường hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của học sinh Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, niềm tin, lý tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, thẩm mĩ, lao động, phát triển thể chất, những hành vi và thói quen ứng xử tốt đẹp của cá nhân thông qua việc tổ chức cho họ tham gia vào các hoạt động, mối quan hệ và giao lưu

Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Giáo dục KNS là hình thức giáo dục tập trung vào việc trau dồi các KNS cá nhân như phản ánh bản thân, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và giáo dục KNS giao tiếp giữa các cá nhân”

Theo tác giả Lê Bích Ngọc thì: “Giáo dục KNS là tổng thể những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả, chủ động với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày Mục đích cơ bản của giáo dục KNS cho trẻ là giúp trẻ biết làm chủ bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi và tiến hành hoạt động học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực, chủ động trong các tình huống của cuộc sống”

Dù cách diễn đạt câu từ có khác nhau nhưng các định nghĩa trên đều thống nhất giáo dục KNS là một bộ phận trong hoạt động giáo dục nói chung Giáo dục KNS là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục nhằm hình thành cho người được giáo dục khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động, hành vi ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và là khả năng ứng phó tích cực, giải quyết vấn đề hiệu quả trước các tình huống của cuộc sống

Trang 33

Theo tác giả thì: Giáo dục KNS là hoạt động tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới đối tượng giáo dục nhằm hình thành kiến thức, thái độ và các Kỹ năng để ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và ứng phó tích cực, giải quyết vấn đề hiệu quả trước các tình huống của cuộc sống cho đối tượng giáo dục

Như vậy, hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản trong nhà trường Do đó, về cơ cấu, nó có thể được thực hiện trong toàn bộ chương trình, trong khuôn khổ từng môn học, trong các lĩnh vực học tập ở nhà trường hoặc cũng có thể được thực hiện trong các hoạt động ngoài các môn học và lĩnh vực học tập Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh có mục tiêu cụ thể là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân; đưa ra các hành vi ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội; ứng phó tích cực, chủ động trước các tình huống của cuộc sống,

phù hợp với đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của lứa tuổi

1.2.6 Quản lý dựa vào nhà trường

Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra những quan niệm khác nhau về quản lý DVNT Theo Tiếng Anh thuật ngữ “Quản lý dựa vào nhà trường” là School - Based Management là chiến lược cải cách quản lý giáo dục trong nhà trường gồm: Quản lý thuộc về nhà trường, Ra quyết định thuộc về nhà trường và chia sẻ trong ra quyết định quản lý các hoạt động về nhà trường

Theo Caldwell B.J thì: QLDVNT là sự phân cấp quản lý trong lĩnh vực giáo dục từ chính quyền trung ương đến hệ thống trường học ở các cấp Tác giả Malenet Al quan niệm: QLDVNT là sự thay đổi cấu trúc quyền lực một cách chính thức trong QLGD biểu hiện ở sự phân cấp quản lý đến cấp độ trường học, từ đó, xác định nhiệm vụ của các thành viên có quyền đưa ra những quyết định để duy trì, củng cố và phát triển nhà trường Từ các quan

niệm trên, theo chúng tôi: QLDVNT là một phương thức của QLGD nhằm tạo

Trang 34

điều kiện phân cấp quản lý tới cấp độ của mỗi nhà trường để thu hút, huy động sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào quá trình xây dựng, ban hành và đưa ra các quyết định quản lý đối với mọi hoạt động của nhà trường hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng GD&ĐT của nhà trường

QDVNT được biểu hiện ở nhiều mô hình quản lý khác nhau như: mô hình quản lý dựa vào quyền lực, mô hình quản lý dựa vào trách nhiệm, mô hình quản lý dựa vào mối liên hệ tham gia ra quyết định đối với nhà trường

QDVNT có nhiều cấp độ khác nhau tùy theo mô hình được áp dụng và thực hiện trong các nhà trường Trên thực tế, QLDVNT có thể được chia thành nhiều cấp độ từ “yếu” đến “mạnh” Thuật ngữ “yếu” hay “mạnh” không phải để phân biệt chất lượng, sức mạnh của nhà trường mà là phân định mức độ tự chủ, tựa chịu trách nhiệm mà các nhà trường được phép thực hiện

QDVNT có đặc trưng cơ bản là: Phân cấp, phân quyền Phân cấp là việc chuyển giao quyền quyết định xuống các cấp thấp hơn phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn, cấu trúc tổ chức mà các cá nhân, đơn vị thành phần trong cấu trúc đó có thể đưa ra các quyết định quản lý Phân quyền là sự chuyển giao quyền ra quyết định, trách nhiệm và nhiệm vụ từ trên xuống dưới hoặc giữa các tổ chức trong hệ thống giáo dục với nhau

Tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý nhà trường Tự chủ là tự chủ về công tác quản lý biểu hiện ở khả năng tự điều hành, tự kiểm soát các hoạt động chính mình Tự chủ còn thể hiện ở quyền ra các quyết định quản lý, quyết định về tổ chức, nhân sự, tài chính, đào tạo đến các hoạt động hợp tác của nhà trường Trách nhiệm xã hội là việc nhà trường tự đánh giá, giám sát việc thực hiện các quy định của chính quyền, sẵn sàng giải trình trước các lực lượng trong nhà trường, chính quyền, xã hội về chất lượng hoạt động của mình, công khai và minh bạch và chịu trách nhiệm về các hoạt động chính của nhà trường

Trang 35

Vai trò của Hội đồng trường Hội đồng trường là nơi tập hợp các bên có liên quan tới hoạt động của nhà trường gồm: Ban Giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh Hội đồng trường giúp cho việc giải quyết kịp thời và có hiệu quả những tình huống xảy ra trong hoạt động của nhà trường Ngoài ra, Hội đồng trường còn xây dựng kế hoạch, phát triển mục tiêu dạy học, tham mưu ban hành các sách lược về quản lý, điều động và phân phối nhân lực, tài nguyên giải quyết vấn đề và đạt tới mục tiêu của nhà trường

Văn hóa chia sẻ và tham dự Trong QLDVNT thì các lực lượng trong và ngoài nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh một mặt chịu ảnh hưởng bởi các lực lượng khác, một mặt vẫn có một không gian để được chủ động tham gia và tác động lên các bộ phận khác, môi trường xung quanh để phát triển nhà trường và khẳng định bản thân mình

Vai trò của Hiệu trưởng Hiệu trưởng đã được trao nhiều quyền hơn trong xử lý các vấn đề diễn ra trong nhà trường như: quyết định đối với việc chi tiêu, tuyển dụng nhân sự, thực hiện nội dung được giảng dạy Hiệu trưởng được các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương trao quyền xử lý nhiều vấn đề của nhà trường Đồng thời QLDVNT đặt ra yêu cầu cao đối với hiệu trưởng với tư cách là một nhà lãnh đạo tổ chức để góp phần vào thành công của nhà trường cũng như nâng cao kết quả học tập của học sinh

1.2.7 Quản lý giáo dục kỹ năng sống

Quản lý giáo dục KNS cho học sinh là hệ thống những tác động có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong nhà trường đến hoạt động giáo dục KNS cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh đã xác định

Chủ thể gián tiếp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là các cán bộ quản lý của Phòng GD&ĐT phụ trách công tác giáo dục KNS cho học sinh tiểu học Chủ thể trực tiếp là các cán bộ quản lý trong các nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và các bộ phận chuyên môn

Trang 36

trong nhà trường Đối tượng quản lý là các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường Mục đích quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh nhằm hình thành những KNS cần thiết, khả năng làm chủ bản thân; thái độ tích cực, biết kiểm soát, điều chỉnh hành vi của bản thân; biết ứng phó tích cực và thích nghi với những tình huống căng thẳng trong học tập, giao tiếp và cuộc sống; biết giải quyết linh hoạt các vấn đề của cuộc sống; biết tự chịu trách nhiệm về những hành vi của bản thân mình từ đó nâng cao khả năng hành động để thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động chung của tập thể cho học sinh phù hợp với đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của học sinh tiểu học

1.2.8 Quản lý giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận dựa vào nhà trường

Dựa trên quan niệm về QLDVNT ở trên thì: QLGD KNS theo tiếp cận DVNT là sự tác động có chủ đích, có định hướng của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý thông qua việc thu hút sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào quá trình khảo sát nhu cầu của học sinh, xây dựng kế hoạch giáo dục KNS và tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động giáo dục cho học sinh nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục KNS cho học sinh ở nhà trường

QLGD KNS theo tiếp cận DVNT là quá trình quản lý dựa trên khảo sát nhu cầu thực sự của học sinh và tình hình thực tế của nhà trường để ban hành các quyết định quản lý nhằm mục tiêu là hình thành những kĩ năng sống thiết yếu cho học sinh Việc QLGD KNS được tiến hành tại nhà trường, dựa vào điều kiện và khả năng của nhà trường đồng thời phát huy trách nhiệm của gia đình, cộng đồng cùng với nhà trường trong việc quản lý và tiến hành các động giáo dục đó

1.3 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học

1.3.1 Đặc điểm học sinh tiểu học

Mỗi học sinh tiểu học là một cấu trúc riêng biệt có tính cách hồn nhiên,

Trang 37

trong sáng Trẻ em ở lứa tuổi học sinh tiểu học có yếu tố sinh học và tâm lý bình thường, tạo thành một chỉnh thể riêng Cùng với thời gian, thể chất, tâm lý của trẻ em cũng có sự hình thành, thay đổi và phát triển Trong giai đoạn này, các hiện tượng, quá trình, thuộc tính tâm lý của trẻ được hình thành, bộc lộ ra rất hồn nhiên, chân thực Những nét tính cách của học sinh tiểu học mới được hình thành nên chưa có tính ổn định Hành vi của trẻ còn mang tính xung đột cao và có ý chí, khả năng kiểm soát bản thân thấp Tính cách chủ đạo của trẻ là hồn nhiên và tin tưởng, có nhu cầu và thói quen thích bắt chước, làm theo những hành vi của mọi người xung quanh Để đảm bảo được sự phát triển trọn vẹn trong đời sống tâm lý của mỗi trẻ em, xã hội, nhà trường và người lớn cần quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ để các em lớn lên và phát triển lành mạnh

Trong mỗi học sinh tiểu học tồn tại những khả năng phát triển tiềm tàng Đa số học sinh tiểu học có sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý, một bộ phận nhỏ thể lực còn yếu và một số ít có những khiếm khuyết nhất định Nhu cầu nhận thức, khám phá của học sinh tiểu học đã dần phát triển, hình thành khá rõ nét: từ nhu cầu tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng, các quá trình riêng lẻ đến nhu cầu phát hiện, khám phá những nguyên nhân nảy sinh các mối liên hệ, các quan hệ Hiện nay, do có sự quan tâm chăm lo của các gia đình và đời sống kinh tế xã hội có sự phát triển ngày càng cao nên học sinh tiểu học có điều kiện phát triển thể trạng hơn các thế hệ trước cùng tuổi; học sinh được tiếp cận sớm với các phương tiện, công nghệ hiện đại, thông minh hơn nên sự hiểu biết cũng rộng hơn; học sinh tiểu học hiện nay nhanh nhẹn, tháo vát và năng động hơn; một số học sinh có sự phát triển tâm lý sớm hơn bạn bè cùng trang lứa biểu hiện ở việc xuất hiện nhu cầu tự khẳng định mình nhiều hơn; sớm hình thành năng lực hoạt động thực tiễn, phát triển các yếu tố tư duy sáng tạo và có sự phát triển tâm lý tốt hơn thế hệ trước cùng tuổi

Trang 38

Mỗi học sinh tiểu học là một nhân cách riêng đang hình thành, phát triển Mặc dù trẻ em đang ở độ tuổi học sinh tiểu học là một thực thể, chỉnh thể trọn vẹn nhưng chưa được hình thành, chưa hoàn thiện mà là thực thể đang lớn và đang phát triển Về mặt tâm lý, các quá trình, các hiện tượng, các thuộc tính tâm lý cũng có sự phát triển không đồng đều, chưa hoàn thiện và hài hòa Học sinh tiểu học rất dễ nảy sinh và khó kìm hãm những xúc cảm của bản thân Tình cảm của học sinh tiểu học còn chưa bền vững, chưa sâu sắc

Những đặc điểm cơ bản trên tạo cho học sinh tiểu học có điều kiện, tiền đề thuận lợi để tiếp thu sự nuôi dưỡng, giáo dục và thích nghi với điều kiện

sống, học tập qua đó hình thành, phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục

1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Nhằm tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ GD&ĐT chỉ đạo; quán triệt, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, hình thành và phát triển những năng lực cần thiết theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ GD&ĐT ban hành thì việc giáo dục KNS cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của các nhà trường Giáo dục KNS cho học sinh tiểu học có các mục tiêu cơ bản sau:

Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và các KNS phù hợp qua đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen sống lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen sống tiêu cực trong các mối quan hệ và hoạt động sống hàng ngày

Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân; phát triển hài hoà, toàn diện về thể chất, trí

tuệ, tinh thần và đạo đức

Trang 39

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Trước đây vấn đề giáo dục KNS của học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng tập trung vào việc giáo dục cách ứng xử giữa con người với con người mà cụ thể là giữa học sinh với học sinh; giữa học sinh với thầy cô và những người thân trong gia đình Hiện nay, theo UNESCO, các kỹ năng mềm cần giáo dục cho học sinh bao gồm: Kỹ năng gián tiếp liên nhân cách, Kỹ năng thương lượng/ Kỹ năng từ chối, Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, Kỹ năng ủng hộ, biện hộ, bênh vực, Khả năng ra quyết định/ Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng tư duy có phê phán, Kỹ năng tăng cường năng lực kiểm soát bên trong, Kỹ năng quản lý cảm xúc, Kỹ năng ứng xử khi bị căng thẳng, Tự nhận thức, tự đánh giá bản thân, xã hội, Tự tin và tự trọng, Thể hiện sự cảm thông, Có trách nhiệm đối với xã hội, Quan hệ ứng xử giữa cá nhân với người khác và với xã hội

Do học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 tuổi đến 11 tuổi Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là chiếm lĩnh các tri thức khoa học để hình thành kỹ năng làm việc trí óc Vì vậy, ở lứa tuổi này, trẻ ngoài việc tiếp tục tham gia các hoạt động quan hệ giao lưu với cha mẹ và người lớn, trẻ bắt đầu mở rộng quan hệ với bạn bè, và học các quan hệ chuẩn mực trong cuộc sống hàng ngày Hoạt động chủ đạo trong giai đoạn này vẫn là chiến lĩnh tri thức khoa học tạo cơ sở nền tảng để phát triển các KNS Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng, quy định của nhiều yếu tố: cá nhân, gia đình, nhà trường, môi trường xã hội Trong đó, những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô rất quan trọng, là yếu tố đầu tiên và sau đó là ảnh hưởng từ các mối quan hệ bạn bè và sự tác động của phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh Xuất phát từ đặc điểm đó, các KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Trong phạm vi luận văn chỉ tập trung nghiên cứu giáo dục các KNS là kỹ năng mềm cho học sinh Dựa vào đặc điểm học sinh tiểu học; căn cứ vào các KNS cần giáo dục cho học sinh của UNESCO; mục

Trang 40

tiêu giáo dục tiểu học theo Luật Giáo dục 2019; Chương trình giáo dục phổ thông 2018; chuẩn kiến thức, kỹ năng học sinh tiểu học, căn cứ vào những kỹ năng được phân loại theo nhóm trong giáo dục chính quy ở nước ta (Bộ GD&ĐT (2010), Giáo dục KNS trong các môn học ở tiểu học - tài liệu dành cho giáo viên), có thể xác định các KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học gồm:

+ Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình Kỹ năng tự nhận thức

Kỹ năng thể hiện sự tự tin của bản thân: có kiến thức, tin vào khả năng bản thân minh, tin vào những điều tốt đẹp

Kỹ năng thể hiện sự trung thực: Không nói dối, nói sai, không đối phó, không làm điều không muốn, không tốt với bạn

Kỹ năng thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đến bản thân và người khác Kỹ năng tự phục vụ: tự ăn, mặc, tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp đồ dùng học tập, sinh hoạt của cá nhân và tự giác học bài

+ Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác Kỹ năng giao tiếp với người khác trong gia đình và ở trường học Kỹ năng hợp tác - làm việc nhóm, tập thể

Kỹ năng sử dụng các vật dụng thông thường trong gia đình Kỹ năng xử lý những chấn thương nhỏ, thông thường hàng ngày như bị đứt tay, đau bụng, bỏng,

Kỹ năng xử lý những vấn đề nhỏ liên quan đến những vật dụng của mình như rửa các vết bẩn, dọn vệ sinh thủy tinh vỡ, dọn rác trong phòng…

Kỹ năng giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi của cá nhân Kỹ năng tiết kiệm nước, điện, tiết kiệm đồ ăn, giữ gìn vệ sinh chung Kỹ năng đi đúng phần đường, làn đường quy định khi tham gia giao thông Kỹ năng thực hiện đúng luật khi tham gia chơi trò chơi tập thể

+ Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN