1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hòa Vang

156 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hòa Vang
Tác giả Nguyễn Minh Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Trường học Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 11,84 MB

Nội dung

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo định hưởng phát triển năng lực học sinh khả thi, phủ hợp với đặc thủ và thực trạng của địa phương thì sẽ nâng cao được hiệu quả,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN MINH ANH

QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC

TRUONG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÒA VANG

2022 | PDF | 158 Pages buihuuhanh@gmail.com

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN MINH ANH

QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC

TRUONG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÒA VANG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYÊN BẢO HOÀNG THANH

Đà Nẵng, năm 2022

Trang 3

LOI CAM DOAN

‘Toi cam đoan day là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong để tải là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tée giả đề tài

Nguyén Mink Anh

Trang 4

QUẦN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN HOÀ VANG Ngành: Quân lý giáo dục

Họ tên học viên: Nguyễn Minh Anh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

Cơ sở đào tạo: Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:

1 Những kết quả chính của luận văn: Để tải đã hệ thống hóa những vấn để cơ bản vẻ lý luận

vả thực tiễn của hoạt động đạy học (HĐDH) môn toán đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoả Vang thành phố Đà Nẵng; sát đầy đủ thực trạng HĐDH môn toán của 09 trường THCS huyện Hoa Vang thảnh phó Đả Nẵng trong những năm gần đây, Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sắt thực tiễn, để tải đã để xuất các biện pháp QL HĐDH môn toán đáp ứng yêu cẩu đổi mới GDPT trên địa bản huyện Hoà Vang thành phố Đả Nẵng như sau: Nâng cao nhận thức của CBQL, TCM, GV; Bồi dưỡng GV vẻ đổi mới nội dung, PP, hình thức tổ chức; Bồi dưỡng năng lực QL; Các biện pháp về thực hiện HĐDH môn toán: Tăng cường các điều kiện về cơ

sở vật chất, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ phục vụ hoạt động dạy va học; Tạo dựng môi trường, thuận lợi để GV, HS phát huy vai trò của mình trong dạy và học môn toán Mỗi biện pháp có mục địch

và ÿ nghĩa, tầm quan trọng riêng nhưng tắt cả đều có sự chỉ phối, ảnh hướng qua lại lẫn nhau Kết quả thăm dé tỉnh cắp thiết và khả thỉ của các biện pháp được để xuất khả cao, cỗ thể vận dụng vảo thực

quản lý

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn đã góp phẫn lảm sảng tỏ cơ sở lý luận, hệ thống h‹

nước, xắc định được các khái niệm công cụ làm cơ sở cho nghiền cứu lý luận, chỉ ra được nội dung lý

luận về QL HĐDH môn toán đáp ứng yêu cẩu đổi mới GDPT trên địa huyện Hoà Vang thành phố Đà

Nẵng Trên cơ sở đó, dé tai da chon phương pháp nghiên cửu phủ hợp và thiết lập các công cụ khảo sắt

về thực trang HĐDH môn toán đáp ứng yêu cẩu đổi mới GDPT trên địa bản huyện Hoà Vang thành phổ

Đã Nẵng đối với 488 khách thể khảo sát gồm 23 (CBQL), 81 (TTCM, GV), 384 HS là HS tại 09 trường THCS trên địa bản huyện Hoả Vang Luận văn đã khảo sát, mô tả và đánh giá đúng thực trạng HĐDH

môn toán đáp ửng yêu cẩu đổi mới GDPT theo định hướng PTNL học sinh trên dia ban huyén Hoa Vang; tir dé, rút ra những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động nảy, dằng thời đề xuất những giái pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả QL HĐDH môn toán đáp ứng yêu cẩu đổi mới GDPT trên địa bản huyện huyện

Hoa Vang thành phố Đả Nẵng

3 Hướng nghiên cửu tiếp theo của luận văn: Kết quà nghiên cứu của luận văn có thể ắp dụng trong QL HĐDH môn toán đáp ửng yêu cầu đỗi mởi GDPT trên địa bản huyện huyện Hoả Vang thành phố Đà Nẵng; đồng thời theo dõi kết quả phản hổi để đánh giá thêm tính ứng dụng của luận văn lâm cơ:

sở cha việc nghiên cứu, áp dụng rộng hơn của đẻ tài vảo thực tiễn cho các trường THCS trên toàn quốc

cô cùng điều kiện

.4 Tử khóa: quản lý, hoạt động, hoạt động dạy bọc, quản ly hoạt động dạy học, trrờng THCS

sác nghiên cứu trong va ngoài

Ure é Vl i

Trang 5

MANAGEMENT OF ACTIVITIES IN TEACHING MATHS AND

CAPACITY IN TEACHING THESE ACTIVITIES IN THE HOA VANG

DISTRICT

Major: Educational Administration

Student's name: Minh Anh Nguyen

Instructor: Assoc Prof Dr Bao Hoang Thanh Nguyen

School: the University of Education, University of Danang

Summary:

1 The main results of the thesis: The thesis has outlined the fundamental problems of theory actice instruction activities in mathematics to meet the requirements of reforming general education (GDPT) in secondary schools in Hoa Vang district In recent years, a comprehensive survey has been performed in the current teaching mathematics activities of 09 different schools in Hoa Vang district Based on theoretical research and practical survey, the topic has proposed measures to manage teaching activities in mathematics to meet the requirements of educational reform in Hoa Vang district,

as follows: raising awareness of management in staff systems, teachers; encouraging teachers in the innovation of content, methods, and organizational forms; improving management capacity, implement teaching activities in mathematics; improving information technology facilities and supporting teaching and learning activities; creating a favourable environment for teachers and students to promote their role

in teaching and learning mathematics Each measure has its purpose and meaning, but all have a connection to each other The results of exploring the urgency and feasibility of the proposed measures are pretty high, which can be applied to management practice

2 Theoretical and practical of the thesis

‘The thesis has contributed to clarifying the theoretical basis, systematizing domestic and foreign studies, identifying instrumental concepts as the basis for theoretical research, pointing out the theoretical content of management Math teaching activities meet the requirements of educational reform in Hoa Vang district On that basis, the topic has selected an appropriate research method and established survey tools on the status of teaching activities in mathematics to meet the requirements of educational reform in Hoa Vang district, for 488 guests The survey sample includes 23 (administrative staff), 81 (TTCM, teacher), 384 students who are students at 09 secondary schools in Hoa Vang district The thesis has surveyed, described and adequately assessed the current teaching activities in mathematics to meet the requirements of educational reform in the direction of student competency development in the Hoa Vang district, Moreover, it has given out the strengths and weaknesses of this activity, and at the same time, proposed specific solutions to improve the effectiveness of the

‘management of teaching activities in mathematics to meet the requirements of educational reform in the area

3 Further research direction of the thesis: The research results of the thesis can be applied in the management of teaching activities in mathematics to meet the requirements of educational reform in the area; at the same time, monitor the feedbacks to further evaluate the applicability of the thesis as a basis for the research and broader application of the topic into practice for secandary schools across the country with the same conditions,

4 Keywords: management, activities, teaching activities, administration management, conditions secondary schools in Hoa Vang district

Confirmation of the instructor

— lu”

‘The person who performed the topic

Nguyen Bao Hoang Thanh Nguyen Minh Aah

Trang 6

Cấu trúc luận văn

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẦN LÝ HOẠT DONG DẠY HỌC Mí TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 'TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tông quan các nghiên cứu

toán 4

1.1.1 Các công trình nghiên cửu khoa học trên thế giới

1.1.2 Các công trình nghiên cửu trong nước

1.2 Các khái niệm chính của đề tải ss

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.2, Năng lực, năng lực Toán học _—

1.2.3 Hoạt động dạy học môn Toán ớ trưởng trung học cơ sở

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát

L3 Lý luận về hoạt động dạy bọc môn Toán theo định hướng nhật triển răng lực học

1.3.1 Me titn day học môn Toán theo định hướng phật biên năng lực học sith

1.3/5 Bhitong iện, điều kiện hố bự họp! động day học muôn toán eo định hướng

phát triển năng lực học sinh ở các trưởng trung học cơ sở 22

1.3.6 Kiém tra, danh gi két qua day hoc môn Toán theo định hướng phát triển

Trang 7

trung học cơ sở u25 1.4.1 Xây dựng kế hoạch day học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực

1.4.2 Quan lý mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực

1.4.3 Quản lý nội dung dạy học môn Toản theo định hướng phát triển năng lực

1.4.4 Quản lý phương pháp dạy học môn Toản theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở -+:-2222222.2227220.2ee 27 1.4.5 Quản lý hỉnh thức tổ chức day học môn Toán theo định hưởng phát triển

năng lực học sinh ở các trường trung học cơ Sỡ -28 1-46 Quản lý phương tiên và các điều kiê 8 tr tro day hoe môn Toán theo định

hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở 29

1.4.7 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định

hướng phát trién nang lực học sinh ở các trường trung học cơ sở 29

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt đông dạy học môn Toán theo định hướng

phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở 22-22S 30

Chương 2 THUC TRẠNG QUẦN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO DINH HƯỚNG PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, "kính tế - xã hội tình hình giáo duc vi dio tạo của gi

“cố cẽ cốc —Ầ

3.2 Khải quát quả trình điều tra, khảo sát thực trạng -.- ereei 7

2.2.2 Nội dung khảo .37

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học

2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang 39

Trang 8

2.3.2 Thực trạng thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Toản theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trưởng THCS huyện Hòa Vang 40 2.3.3 Thực trang thực hiện phương pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang 2.22 S Al 2.3.4 Thực trạng thực hiện hình thức tổ chức day học môn Toản theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang - 42 2.3.5 Thực trạng thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt đông dạy học môn Toán theo hướng phát triên năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang 44 2.3.6 Thực trạng hoạt động học tập môn Toán theo hướng phát triển phim chat năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang 45 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hoồng phat triển nang

24.1 Thục tạng xây đụng kế hoạch dạy học mẫn Toán theo định hướng phốt biển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang - 46

“Thực trạng quan lý mục tiều dạy học môn Toán | theo định hướng phát triên

năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang AT 2:43) Thye trang quin If chuong tinh, nội đơng,dạy học mốn Toân theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trường THCS huyện Hòa Vang 48 2-4-4 Thực trạng quản lý phương pháp dạy học môn Toán theo định hưởng phát triển năng lực học sinh ở các trường trường THCS huyện Hòa Vang ò.-49) 2.4.5 Thực trạng quản lý hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang ` 2.4.6 Thực trạng quản lý phương tiện, điều kiện dạy học dạy học môn Toán theo định hưởng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang 53 2.4.7 Thực trạng quản lý công tác KT-ĐG kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang

24.8 Thực trạng kiếm tra, đảnh giả việc thực hiện HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hoà Vang 55 2-49 Thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát trién NLHS cho CBQL, TTCM Toán ở các trường THCS huyện Hoà

2.5 Nhận thức mức độ ảnh hưởng của các yếu tô đến việc quản W hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triền năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang 58

2.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển

Trang 9

Chương 3 BIỆN PHÁP QUAN LY HOAT DONG DAY HQC MON TOAN THEO DINH HUONG PTNL HQC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYEN HOA VANG

3.12) im bio tinh: myo tifa vã đồng bổcsasszisoscboozeonaiezieoaoie 64

3.1.4 Dam bao tính hệ thống — saeecabcaoc B5 3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả -S-222222222222.22271.ee 65 3.1 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toản theo định hướng PTNL học sinh ở

321 Biện phập 1: Nững cao nhận thí về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh cho đội ngũ CBQL, TTCM và giáo viên Toán ở các trưởng THCS

3.22 Hiện phập 2; Bồi dưỡng năng lực quân ly host d6ng dey hoe min Toén theo định hưởng PTNL cho TTCM Toán ở các trường THCS huyện Hòa Vang đáp ứng yêu

3.23 Biện pháp 3: Hồi dưỡng GV về đỗi mới nội dung, phương pháp, hình (hức

tổ chức HĐDH môn Toán theo định hưởng PTNL cho học sinh ở các trường THCS

3.24 Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ Toán thực biện xây đựng nội dung đổi mới dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học - "¬"., 3.2.5 Biện pháp Š: Tăng cường chỉ đạo việc sử dụng th at bi day hoc va tng dung công nghệ thông tin trong dạy học Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông 75 3.2.6 Biện pháp 6: Đôi mới hoạt đông kiểm tra, đánh gia chất lượng giảng dạy của

GV Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phỏ thông "ám 6

3.4 Khdo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thí của các biện phâp _¬ 3.4.1 Mục địch khảo nghiệm 2-22 2n zerrrrerrrrrrer cece 81

3243 Nội dung; phucng pháp và kết quả khảo nghiệm eevee 82

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TAT

GD&ĐT Giáo dục và đảo tạo,

Trang 11

DANH MUC CAC BANG

T So sánh chương trình giáo dục định hướng nội dung #

và chương trình định hướng phát triển năng lực

= So sánh giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức =

Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yêu tô đến

24 việc quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát 38

triển NLHS ở các trường THCS huyện Hòa Vang

31 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp $2

32 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 34

Trang 12

DANH MUC CAC BIEU DO

11 Mồ hình bên thành phân năng lực phủ hợp với bon trụ

cột giáo duc theo UNESCO

Kết quá khảo sát thực trạng trạng thực hiện phương pháp

dạy học môn toán ở trường THCS huyện Hòa Vang theo

24: Kết qua khao sat thực trạng thực hiện hình thức tô chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển NLHS ở,

các trường THCS huyện Hỏa Vang

Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện kiêm tra đánh giá

hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất NLHS ở các trường THCS huyện Hỏa Vang

Kết quá thực trạng hoạt động học tập môn toán ở trường

THCS theo định hướng phát triển NLHS ở các trường

Kết quá khảo sát thực trạng thực hiện phương pháp dạy, học môn toán ở trường THCS theo định hướng phát triển NLHS

28:

Kết quả khảo sát thực trạng quản lỷ mục tiêu dạy học

môn toán ở trường THCS theo định hướng phát triển NLHS

47

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nội dung, chương

trình dạy học môn toán ở trường THCS theo định hướng

Kết quả khảo sát thực trạng quán lý phương pháp dạy

học môn toán ở trưởng THCS theo định hướng phát triển

Trang 13

Số hiệu

biểu đồ

Kết quả khảo sát thực trạng quán lý hình thức tô chức

211 dạy học môn toán ở trường THCS theo định hướng phát | — 52

triển NLHS Kết quả khảo sat thực trạng quản ly phương tiện dạy học

2.12: môn toán ở trường THCS huyện Hòa Vang theo định | 53

hướng phát triển NLHS Kết quá khảo sát thực trạng quản lý công tác KT-ĐG kết

213 quả hoe tập môn toán ở trường THCS theo định hướng | — $4

phát triển NLHS 2.14: [Kết quả khả sát thực trạng kiêm tra, đánh giá việc | — 56

thực hiện HĐDH môn Toán theo định hướng phát

triển năng lực học sinh ở các trưởng THCS huyện

Hoa Vang

2.15: Kết quả khảo sát thực trạng bôi đưỡng nâng cao năng 57

lực quản lý HĐDH môn toán theo hướng phát triển NLHS ở trường THCS huyện Hoà Vang

2.16: [Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yêu tổ đến| — 59

việc quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát

n NLHS ở các trường THCS huyện Hòa Vang

3.1, Kết quả khảo sát tỉnh cấp thiết của các biện pháp 83

32 Kết quả khảo sắt tính khả thi của các biện pháp 86

Trang 14

1 Li do chon dé tai

Trong những năm dau ciia thé ky XX1, nhan loai bude vio ky nguyén méi củng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, quả trinh toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế, đặc biệt là xu thế tất yêu của nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh đến mọi lĩnh

vực trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục Để bảo đảm sự phát triển bền vũng, nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng đôi mới, cải cách hệ thống giáo dục, đẻ nâng chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho thế hệ trẻ nèn tảng văn hóa vững chắc vả nãng

¡ mới giáo dục đã trở

lực ứng phỏ, thích nghỉ cao trước mọi biến động của xã hội

thành như cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu

Hội nghị lần thứ §, ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đáng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đảo tạo đã khẳng định sự cần thiết phải đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục vả đào tạo theo các quan điểm

chỉ đạo: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đẻ lớn,

lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp,

cơ chế, chỉnh sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đối mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự

quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đảo tạo và việc

lôi mới ở tất cả các bậc

tham gia của gia đình, công đồng, xã hội và bản thân người họ,

học, ngành học” Một trong các nội dung căn bản của đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực Đây lả xu hưởng chung của giáo dục thể giới Sản phẩm cuối cùng của dạy học và giáo dục chính là nhân cách người học Trong đó, phẩm chất và năng lực là các thành phân cơ bản Các nhà trường và đội ngũ giáo viên là người thực hiện trực tiếp nội dung nảy Nếu không bồi dưỡng, tổ chức được đội ngũ hoạt động trực tiếp này theo mục tiêu đã nêu trên thì không thể đổi mới thành công

Chất lượng giáo dục phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng dạy học Dạy học theo định hưởng phát triển năng lực cảng thể hiện rõ được điều này Để thực hiện được mục

tiêu đôi mới, mỗi môn học cần xác định được các năng lực cần hình thành, tỗ chức dạy

học cần hưởng tới việc hình thành các năng lực đó, kiểm tra đánh giá cũng cần lầy các năng lực đó làm cơ sở Để thực hiện được công việc này, quản lý đóng vai trò then chốt Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vị trí rất quan trọng Các phương pháp và kiến thứcToán học là công cụ thiết yếu giúp học sinh học tập tốt các môn học còn lại và hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực Theo định hướng phát triển năng lực, học sinh không chỉ cần năm vững được kiên thức mà quan trọng hơn là phải có năng lực vận dụng Toán học vào giải quyết cụ thể các vẫn để trong cuộc sống Do đó, quản

lý hoạt động dạy học môn Toán trong nhà trường không thể không thay đổi

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục khi trung học cơ sở (THCS§) của

Trang 15

huyện Hòa Vang cũng cô nhiều khởi sắc, quy mô trường, lớp ngày cảng tăng, chất lượng giáo dục của các trường THCS của huyện được duy tri va phát triển, số học sinh giỏi các cấp tăng cả về số lượng cũng như chất lượng giải, chất lượng thi vào THPT được đảm bảo theo mục tiêu giáo dục, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay Đội ngũ giáo viên chưa thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực cho hoc sinh, công tác quan ly HDDH mon Toản ở các trường THCS chưa được quan tâm sâu sắc, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy

học cỏn sơ sải, chưa đồng bộ

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường, 'THCS huyện Hòa Vang” làm nội dung nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục

2 Mục tiêu nghiên cứu

"Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trang dạy học môn Toản ở các trường THCS,

để xuất các biên pháp quản lý HĐDH môn Toán theo định hưởng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: HĐDH môn Toán ở các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang

4 Giả thuyết khoa học

HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS trên địa bản huyện Hòa Vang trong những năm qua tuy đã được quan tâm, song vẫn còn

nhiễu bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày cảng cao của công tác

quản lý HĐDH môn Toán ở trường THCS Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo định hưởng phát triển năng lực học sinh khả thi, phủ hợp với đặc thủ và thực trạng của địa phương thì sẽ nâng cao được hiệu quả, chất lượng dạy học môn Toán của các trường THCS, đáp ứng yêu cầu đôi mới giáo dục phỏ thông hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS

~ Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng HĐDH, quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang

~ Để xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Hòa Vang

6 Phạm vi nghiên cứu

Dé tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán Việc khảo nghiệm được tập trung xem xét những biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường học Lẫy ý kiến của cán bộ quân lý, tô

Trang 16

Hòa Vang

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trong quả trình nghiên cửu chúng

tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:

#1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp tải liệu, phân loại, xử lỷ các loại tai liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đẻ nghiên cứu

~ Nghiên cứu tải liệu, các văn bản nhà nước, Nghị quyết của Đảng về quản lý giáo dục (QLGD) và quản lý dạy học ở trường THCS

~ Tham khảo một số công trình nghiên cứu, các tài liệu, tạp chí, sách báo có liên quan đến đề tải

72 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: gôm phiêu dành cho CBQL, GV và

HS nhằm thu thập thông tin về thực trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS huyện Hòa Vang

7.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: tham khảo các bản báo cáo

tông kết năm học, kế hoạch nhà trưởng, kế hoạch năm học của tổ Toán, các trường của

ngành và một số báo cáo hội thảo về công tác chuyên môn nhằm tổng kết các kinh

nghiệm quản lý HĐDH môn Toản

7.3 Phương pháp Toán thẳng kê

7.3.1 Phương pháp xử lý số liệu thông kê

7.3.2 Phương pháp so sánh để xứ lý các kết quả nghiên cứu,

8 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm ba phân như sau:

Phan 1: Phan mở đầu

Phân 2: Phân nội dung: Gồm có 03 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng

phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toản theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Hòa Vang

Chương 3: Biên pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học sơ sở huyện Hòa Vang

Phần 3: Phân kết luận và khuyến nghị

Trang 17

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN 'THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH

'TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tỗng quan các nghiên cứu về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn toán

1.1.1 Các công trình nghiên cứu khoa học trên thế gi

Hoạt động day học theo định hướng phát triền năng lực (PTNL) là một trong những

có ánh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục - đảo tạo của một cơ

nhân

sở giáo dục Trong lịch sử phát triển của giáo dục, vấn đề dạy học theo định hướng PTNL người học đã được các nhà giáo dục bàn đến khá sớm, nhưng đến những nam cuối thế kỷ XX, thuật ngữ "năng lực” và các nghiên cứu về giáo dục theo định hướng PTNL mới được đề cập và nghiên cứu một cách có hệ thống

Theo J.Richards và T.Rodgers: “Tiếp cận NL trong giáo dục tập trung vào kết quả học tập, nhắm tới những gì người học dự kiến phải làm đều hơn là nhằm tới những gì

họ cần phải học được”.[25]

Khi tổng kết lý thuyết về tiếp cận dựa trên NL trong dạy học vả phát triển,

K.E.Paprock (1996) đã chí ra năm đặc tính cơ bản của tiếp cận này: 1) Tiếp cận NL dựa

trên triết lý người học là trung tâm; 2) Tiếp cận NL thực hiện việc đáp ứng các đòi hỏi của chính sách: 3) Tiếp cận NL là định hướng cuộc sông thật; 4) Tiếp cận NL rắt lĩnh hoạt và năng động; 5) Những tiêu chuẩn của NL được hình thành một cách rõ rằng [26]

Những đặc tính nói trên đã làm cho giáo dục theo tiếp cận NL có những ưu thể nỗi bật so với các cách tiếp cận khác Theo S.Kerka những tư thể đó là: 1) Tiếp cận NL cho phép cá nhân hóa việc học trên cơ sở mô hình NL, người học sẽ bỗ sung những thiểu

của mình đẻ thực hiện những nhiệm vu cu thé; 2) tiếp cận NL chú trọng vào kết quả đầu ra; 3) Tiếp cận NL tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới các kết quả đầu ra, theo

những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cả nhân; 4) Tiếp cận NL còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả học tập của người học [27]

Chương trình giáo dục định hướng PTNL ngày nay đã dẫn trở thành xu hưởng giáo

dục quốc tế Giáo dục định hướng PTNL nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc đạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của người học

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, vẫn đề dạy học theo định hướng PTNL đã được đưa vào nguyên lý giáo dục trong nhà trường: “Hoe đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liễn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình

và giáo dục xã hội "[14]

Trang 18

học truyền thống - giáo viên lả trung tâm không còn phủ hợp nữa Vì vậy để theo kịp các nên giáo dục tiên tiến trên thế giới, giáo dục Việt Nam phải nhanh chóng chuyên thống giáo dục của mình theo hưởng tiếp cận PTNL học sinh Có thể kể đến một số công

trình nghiên cửu đề cập đến vấn để dạy học theo định hướng PTNL người học của nhiều

tác giả như: Phạm Viết Vượng [22],

Theo các tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sỹ Thư, tổ chức day học theo định hướng PTNL học sinh lả giúp học sinh thấu hiểu “Học đề lảm gỉ - Học cái gỉ” để có NL dich thực; đồng thời bồi dưỡng cho học sinh cỏ “Học hiệu quả để có NL bền vững Bên

cạnh đó, các tác giá còn chỉ ra những NL tư duy nễn tảng cần trang bị cho hoc sinh trong quá trình dạy học, đó là: Tư duy nguyên tắc; Tư duy tông hợp: Tư duy sáng tạo; Tư duy tôn trọng; Tư duy đạo đức [3]

Đảnh giá kết quả dạy học theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuân về sản phim đầu ra nêu sản phâm đó không chỉ là kiến thức kỹ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có đẻ thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chỗ nào đó

Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng có nhiều cách tiếp cận đánh giá kết quả dạy học như đánh giá định tỉnh; đánh giá dựa trên kết quả thực hiện; tính giá theo chuẩn đánh giá theo năng lực; đánh giá theo sản phẩm đầu ra [13]

Theo tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiếu

dục theo tiếp cận năng lực là một bài toán phức tap va da ting” [19]

Ngoài hay trong những năm gần đây nhiễu cán bộ quản lý trường trung học cơ sở (THCS) đã tập trung nghiên cứu vẻ các biện pháp quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, các luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục của các tác giả: Diệp Sang Chỉ Tra với đề tài “Biện pháp quản lý công tác bằi dưỡng chuyên môn cho giảo viên tiếng Anh các trường trung học cơ sở huyện Tiêu Cẩn, tỉnh Trà Lĩnh” (2016): Trịnh Quang Lộc với để tài “Quán lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng "(2015); Phạm Thị Ngọc Thuỷ với đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn hỏa học tại các trường THCS trên địa bàn quận Câm Lệ thành phổ Đà Nẵng ° (2015); Nguyễn Thanh Lịch với đề tài “Quản

lý hoạt động dạy học các môn khoa hoc tự nhiên theo chuẩn kién thức và kỹ năng ở các trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiếu, thành phố Đà Nang.” (2015); Hoàng Đình Hải với đề tài “Biện pháp quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở Inyén Kon Ray, tinh Kon Tum "(2014)

Các tác giả đã đưa ra được cơ sở lý luận của HĐDH môn toán, thực trạng việc

Bài toán đối mới đánh giá học sinh trong giáo

lực của người học, đặc biệt là với môn toán là bộ môn với nhiều kiến thức khoa học, rất

khó thay đổi phương pháp dạy học truyền thông cũng như các quản lý Đề có thể quản

Trang 19

hiệu quả, tác giả thấy cần nghiên cứu sâu hơn về nội dung nảy

Từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu

cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng HĐDH, quản lỷ HĐDH môn toán theo định hướng PTNL hoe sinh, dé xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn toán ở các trường trung học

cơ sở huyện Hỏa Vang theo định hướng PTNL học sinh

1.2 Các khái niệm c

1.2.1 Quản i

1.2.1.1 Khải niệm quản

Quản lý là một hoạt đông hỉnh thảnh tử sự phân công, hợp tác lao động trong một tập

thể, một tô chức, một cơ sở nhật định Quản lý là một hoạt động quan trọng nhất trong các

hoạt động của con người Bởi vì mọi nhà quân lý ở mọi cấp độ và trong một cơ sở đều có

nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân là việc với

nhau trong nhóm có thẻ hoàn thành có nhiệm vụ và các mục tiêu đã định

Trên cơ sở các cách tiếp cân khác nhau, khái niệm quản lý đã được các nhà lý luận trong và ngoài nước đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau

Theo sự phân tích của C.Mác: “Tắt cả mỗi lao động xã hội trực tiếp hay lao động trên nào tiền hành trên quy mô tương đối lớn ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo Một người độc tấu vĩ cằm tự mình điều khiên lấy minh, Còn một dàn nhạc thì phải cần có nhạc trưởng”

“Trong tác phâm “Những vấn đề có ý của quản lý" Harold Koontz viết: “Quản lý là một hoạt động chủ yếu nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm”

E.W Taylor - Nhà quản lỷ người Mỹ cho rằng: “Đây là biết các sắc đều muốn

người khác làm và sau đó thấy họ đã hoản thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”

"Thuật ngữ “quản lý” (từ Hản Việt) nêu rõ bản chất của hoạt động nảy trong thực

tiễn, gồm hai mặt tích hợp tử “quản” và từ "lÿ” "Quản” là sự trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ôn định “Lý” là sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển Như Quản lý" là sự trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo vả Bùi Việt Phú: “Bản chất của hoạt động quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quả trình quản gồm sự coi sóc sự nắm giữ duy trì

he

ở trạng thái ôn định, quá trình lý gôm sửa sang sắp xếp đôi mới đưa hệ vào thể phát Quản là cái tối thiêu của lý, lý là cái tỗi đa của quản Trong quản vẫn phải có lý trong ôn định tạo ra một móng của phát triển, trong lý phải có quản, trong phát triển phải giữ được hạt nhân và sự ôn định đề trạng thái của hệ ở thế cân bằng động hê vận động phù hợp thích ứng và có hiệu quả trong mỗi tương tác giữa các nhân tô bên trong nội lực của các nhân tổ bên ngoài ngoại lực [2]

Các tác giả ở khoa Sư phạm Đại học Quốc Gia Hà Nội là Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan niệm: "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ

Trang 20

đạo và kiểm tra”.|4]

‘Theo tac giả Phan Văn Kha, khải niệm quản lý trong hoạt đông giáo dục được hiểu là: "Quản lý là quả trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phủ hợp để đạt được các mục đích đã định” [12]

Các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý lả một quá trình

định hướng, quá trình cỏ mục tiêu, quản lỷ một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu

nhất định Những mục tiêu nảy đặc trưng cho trạng thái mỗi hệ thông vả người quản lý

tiêu đã đề ra”

Hoạt động quản lý bao gồm các thành tổ cầu trúc chính như chủ thể quán lý khách thể quản lý mục tiêu quản lý môi trưởng quản lý các yếu tố nảy nằm trong mối quan hệ chỉ phối lẫn nhau

Quản lý là một dạng hoạt đông quản lý đặc biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác

động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định có nhiêu cách để

phân chia các chức năng quản lý nhưng được tập trung phỏ biến ở 4 chức năng sau: Chức năng kế hoạch hỏa: Lả chức năng quan trọng quản lý, vạch ra mục tiêu, xây dựng chương trình hành động trong tương lai xa và gắn, các bước đi cụ thể để thực hiện mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định của hệ thông quản lý

Chức năng tổ chức: Thực hiện các quyết định chủ trương bằng cách xây dựng cấu trúc tô chức của đối tượng quản lý tạo dựng mạng lưới quan hệ tổ chức tuyên chọn sắp xếp bôi dưỡng cán bộ làm cho mục tiêu trở lên có ÿ nghĩa tăng tính hiệu quả về

chất

Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng đến hành vi thái

người khác nhằm đạt tới mục tiêu với chất lượng cao Chủ thẻ quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm biển đôi những yêu cầu của tổ chức thành mục tiêu cả nhân Chí đạo không chỉ là giao việc cho cấp dưới mà cần có sự chỉ dẫn, theo dõi, giám sát để

điều kịp thời

Chức năng kiểm tra: Là quá trình đánh giá các hoạt đông nhằm đạt tới mục tiêu

mà tô chức đã đặt ra Là chức năng liên quan đến mọi cấp quản lý đẻ đánh giá kết quả hoạt động của hệ Chức năng này thực hiện việc xem xét tình hình thực hiện công việc đổi chiếu với yêu cầu đẻ có đánh giá đúng đắn, đo lường được các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động so với kế hoạch đã có từ đó có những điều chỉnh và xứ lý kịp thời

1.2.1.2 Khái niệm quán lý giáo đực

Trang 21

quyết Hội nghị lần thứ II Ban chap hinh Trung ương Đáng khoả VIHI viết: *Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản

lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả mong muốn một cách

hiệu quả nhất” [23]

Theo tác giá Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm lảm cho hệ vận hành theo đường lỗi và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trưởng XHCN Việt Nam mả tiêu điểm hội tụ lả quả trình dạy học, giáo dục thể hệ trẻ, đưa hệ

giáo dục đến mục tiêu dự kí at” [17]

uán lý giáo dục theo nghĩa tông quát là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong

lên trạng thái mới về ch:

Ig Quốc Bảo cho rằng:

hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, điều hành các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đây mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội "[I]

'Nhiễu nhà nghiên cứu thông nhất rằng, quản lý giáo dục cỏ nhiều cấp độ, có thê phân loại 2 cấp độ chủ yếu là cấp vĩ mô và cắp vi mô

"Theo tác giả Bùi Minh Hiền, ở cấp vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể

it cả các mất xích của hệ thống (từ cấp cao nhất

trường) nhằm thực hiện có chất lượng vả hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đảo tạo thể

hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục°[7]

Ở cấp vĩ mô, tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thông những tác động có hướng đất của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục đến con người

(cán bộ, giáo viên, nhân viên, và học sinh) đến các nguồn lực (CSVC, tài chính, thông tin)

đến các ảnh hướng bên ngoài đến nhà trường một cách hợp quy luật (quy luật kinh tế, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật xã hội ) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả

mục tiêu giáo dục của nhà trường” [7]

Như vậy, có thể hiểu quản lý giáo dục là những tác động có hệ thông, có tô chức, hợp quy luật của chủ thể quan lý ở các cấp khác nhau đến tắt cả các mắc xích của hệ thông giáo

dục nhằm đảm bảo cho hệ thông giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở

rộng cả về số lưuongj cũng như chất lượng, phục vụ cho mục tiêu phát triên giáo dục đáp

ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

1.2.1.3 Khái niệm quảm

Nhà trường là một bộ phận của quán lý giáo dục

Theo tác giá Phạm Minh Hac: “Quin ly nhà trường hay nói réng ra là quản lý giáo dục là quán lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dẫn đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định.” [6]

"Tác giá Trần Thị Tuyết Oanh cho rằng, “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ

là trường

Trang 22

quan quản lý giáo dục nhằm tập hợp vả tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh

và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đảo tao trong nha trường”

Quản lý nhà trưởng là hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời cũng có những nét đặc thủ riêng Quản lý nhà trường khác với các loại hình quản lý xã hội khác, được quy định bởi tinh chất hoạt động sư phạm của nhả trường

Quản lý nhà trưởng là quản lý toàn điện kết quả học tập trong nhả trường nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách thé hệ trẻ một cách hợp lý, hợp quy luật, khoa học và hiệu quả Công tác quản lý nhả trưởng bao gồm: quản lý giáo viên, học sinh; quản lý

1.2.2 Năng lực, năng lực Toán học

1.2.2.1 Khái niệm năng lực

OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) (2002): “Năng lực là khả năng cá

nhân đáp ứng các yêu cầu phức tạp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối

cảnh cụ thể”,

F.E.Weinert (2001) định nghĩa: “Năng lực là những khả năng vả kỹ xảo học được

của cá thế nhằm giải quyết các tình huông xác định, cũng như sự ie

về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vẫn để một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huông linh hoạt." [28]

Trong cuốn *Tiêu chuẩn năng lực cho đánh giá” của Cơ quan Đào tạo Quốc gia

Úc năng lực được mô tả bao gôm kiến thức, kỹ năng và sự áp dụng phủ hợp những kiến thức va kỹ năng đó theo tiêu chuẩn thực hiện trong việc làm.[24]

‘Tac gia Ding Thanh Hưng cho rằng, về mặt thực hiện, kỹ năng phản ánh năng lực làm, trì thức phản ánh năng lực nghĩ và thái độ phản ảnh năng lực cảm nhận Năng lực

là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ửng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình đô thực tế của hoạt động” [8]

Hoang Phé da viet : *Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiêt

có để thực hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là

“phim chat tam sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo” [16]

Nhu vây, năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành

Trang 23

động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống thay đối thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo vả kinh nghiệm cũng như sự sẵn sảng hảnh động

1.3.2.3 Phân loại năng lực

Chương trình giáo dục phỏ thông hình thành và phát triển cho học sinh nhimg nang

lực cốt lõi sau:

Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học

vả hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Những năng lực đặc thủ được hình thành, phát triển chủ y ếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thầm mĩ, năng lực thẻ chất 'Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phỏ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh

Năng lực là một vấn đề khá phức tạp tùy theo quan điểm tiếp cận mà người ta chia thành các dạng khác nhau Nhưng phỏ biến nhất vẫn là cách phân loại năng lực thành năng lực chung và năng lực riêng hay còn gọi là năng lực chuyên biệt

Năng lực chung và năng lực cơ bản thiết yếu vẽ con người có thể sống vả làm việc bình thưởng trong xã hội, năng lực nảy hình thảnh và phát triển do nhiều môn học liên quan đến nhiều môn học các năng lực chung được chia làm 3 nhóm

~ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn để, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý bản thân

~ Năng lực xã hội bao gồm: năng lực giao tiếp, năng lực năng lực hợp

~ Năng lực công cụ bao gồm: năng lực tính toản, năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và Truyền thông

Năng lực riêng (hay năng lực đặc thủ) là năng lực cụ thể chuyên biệt được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó

Năng lực học sinh là khả năng làm chủ các hệ thông các kiến thức, kỳ năng thai do phủ hợp với lứa tuổi và vận dụng chúng một cách hợp lỷ và thực hiện thành công nhiệm vụ học tập giải quyết hiệu quả những vẫn đề mà cuộc sống đặt ra cho chính các em

1.2.2.3, Hình thành/phát triển năng lực

Năng lực của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất, nhưng điều chú yếu là năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt đông tích cực của con người dưới tác động của rèn luyện dạy học và giáo dục Bản thân trí thức, kỹ năng và các điều kiện tâm lý chưa phải là năng lực Muốn chuyển hóa chúng thành năng lực phải thông qua các hoạt động thực tiễn phong phú cúa học sinh, từ vận dụng kiến thức, kĩ năng đề hoàn thành các nhiệm vụ học tập để giải quyết các tình huống đa dạng của cuộc sối Boi vay PTNL học sinh còn bao hàm phát triển khả năng thực hành, vận dụng kiến thức, khả năng giải quyết vẫn đề của học sinh

Trang 24

Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần vả cầu trúc của

chủng Có nhiều loại nãng lực khác nhau Việc mỏ tả cấu trúc và các thành phần năng lực

cũng khác nhau Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng

lực cả thể

(i) Nang luc chuyén mén (Professional competency): La kha nang thue hién cae nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyền môn một cách độc lập, có phương pháp vả chính xác về mặt chuyên môn Nó được tiếp nhân qua việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả nãng nhận thức và tâm li vận đông (ii) Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục địch trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn

đẻ Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khá năng tiếp nhận, xử lí, đánh giá, truyền thụ và trình bảy tri thức Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận ~ giải quyết vấn đề

(iii) Nang luc xã hội (Social competeney): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huồng giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nó được tiếp nhận qua việc học

giao tiếp

(iv) Năng lực cá thể (Induvidual competeney): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển ni khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuân giá trị đạo đức và động cơ chỉ phối các thái độ và hành vi ứng xử Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng

mô ta các loại năng lực khác nhau Vi dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bán sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chân đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp vả phát triển trường học

Mô hình bốn thành phan năng lực trên phù hợp với bốn trụ cết giáo dục theo UNESCO:

Trang 25

mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể, những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp giữa các năng lực này với nhau 1.2.2.4 Năng lực Toán học

Ở trường THCS, môn Toán có nhiều cơ hội giúp HS hình thảnh vả phát triển các năng lực chung, như: năng lực tính toán: năng lực tư duy; năng lực giải quyết vẫn đề; năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực làm chủ bản thân; năng, lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)

Năng lực Toán học là khá năng thực hiện thành công hoạt động trong một bồi cánh

nhất định nhở sự huy động tông hợp các kiến thức, kỹ năng về môn Toán và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin và ý chỉ

Năng lực Toán học bao gồm một năng lực thành phần sau: năng lực thu thập và

xử lý thông tin Toán học, năng lực tính toán giải toán, năng lực tư duy Toán học, năng lực giao tiếp Toán học, năng lực vận dụng Toán học vào thực tiền, năng lực sáng tạo Toán học

1.2.3 Hoạt động dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sỡ

1.2.3.1 Hoạt động dạy học

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Dạy học lä một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt

và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm thành phẩm chất và năng lực cá nhân”[5]

Day hoc là một bộ phận của quá trình tổng thẻ giáo dục nhãn cách toản ven, là quá trình tác động qua lại giữa GV vả HS, nhắm truyền thụ và linhc hội tri thức khoa học, những kỹ năng, hoạt động nhận thức và thực tiễn để trên cơ sở đó hình thành thế giới

quan vả phát triển nhân cách, phát triển năng lực và các phẩm chất cúa người học Dạy học bao gồm hai hoạt động, đỏ là hoạt động dạy cúa thay và hoạt động học

Trang 26

của HS Babanxky cho rằng: “Chỉ có tác động qua lại giữa thầy vả trỏ thì mới xuất hiện bản thân quả trình dạy - học, nếu không cỏ sự tác động qua lại giữa dạy và học sẽ làm

mắt đi quá trình toản vẹn đó”

Hoạt động dạy với vai trỏ chủ đạo của giáo viên lả sự truyền thụ, tổ chức, điều

khiển tối ưu quá trình truyền đạt nội dung hệ thống trì thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách khoa học cho học sinh tiếp thu (lĩnh hôi) Hoạt đông dạy là quá trình hoạt động sư phạm của người thay, lim nhiệm vụ truyền thụ tri thức, giúp HS nằm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái

Hoạt động học với vai trỏ chủ động của học sinh là sự tự điều khiển tối tru quá

trình tiếp thu (lĩnh hội) một cách tự giác, tích cực, tự lực nội dung hệ thống tri thức, kỹ

năng, kỹ xảo mả giáo viên truyền đạt nhằm phát triển và hình thành nhân cách học sinh

Là quá trình tự điều khiển kiếm lĩnh khái niệm khoa học, HS tự giác, tích cực dưới sự

điều khiên của thây nhằm chiếm lượng khái niệm khoa học Có thẻ hiểu hoạt động học

của học sinh là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân

Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nó tồn tại song song và phát triển trong củng một quá trình thống nhát, chúng bô sung cho nhau, kết quả hoạt động học của học sinh không thể tách rời kết quả hoạt động dạy của thầy và ngược lại kết quá hoạt động dạy của thầy không thẻ tách rời kết quả học tập của học sinh

Giáo dục được thực hiện bảng nhiều con đường khác nhau, trong đó con đường quan trọng nhất là tổ chức HĐDH Vì vậy, HĐDH là con đường cơ bản nhất để đạt tới mục đích của giáo dục

HĐDH là hệ thông những hành động phối hợp, tương tắc giữa GV va HS, trong

đó, dưới tác động chủ đạo của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học vả những phẩm chất của nhân cách [10]

Tóm lại, HĐDH là hoạt động mà trong đó dưới sự tô chức, điều chỉnh, lãnh đạo

của người giáo viên làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiến hoạt động nhận thức - học tập của mình

1.2.3.3, Hoạt động dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở

HDDH mén Toán là hoạt động kép gồm hoạt đông dạy của GV Toán và hoạt động

Hoạt động học môn Toán của HS THCS thường liên quan đến các hoạt động sau:

~ Nhận dạng và thể hiện: định nghĩa, một phương pháp, một quy tắc, một định lí,

Trang 27

một tỉnh chất,

~ Những hoạt động toán học phức hợp: chửng minh, dựng hình

~ Những hoạt động tri tuệ: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khải quát hoá

~ Hoạt động ngôn ngữ: khi yêu cầu học sinh phát biêu một tính chất, giải thích, một định nghĩa, tom tat bai toán, sơ đỗ hoá một nội dung bài toán

Hoạt động dạy của GV và hoạt động học môn Toán của HS tồn tại vả tác động qua lại lẫn nhau, củng hướng đến thực hiện mục tiêu vả nhiệm vụ dạy học môn Toán từ

những đặc điểm nêu trên cho thấy, hoạt động day của GV và hoạt đông học môn Toán

của HS ở trưởng THCS cỏ những nét đặc trưng riêng, vi vậy HĐDH môn Toán cũng phải chủ ý đến những nét riêng đó và mang nét đặc trưng của cấp học trong dạy học môn Toán ở trường THCS

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

1.2441 Hoạt động dạy học môn Toán theo định hưởng phảt triển năng lực học sinh

HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh được xem xét ở

một số đặc trưng sau:

Năng lực được thể hiện thông qua hoạt động vả bằng hoạt động Đối với HS cũng vậy, năng lực của các em được thể hiện chủ yếu qua hoạt động học và bằng hoạt động học Để hoạt động học trở thành phương tiện và môi trường phát triển năng lực HS thi bản thân nó phải được tổ chức sao cho có thể phát huy tôi đa tính tích cực vả tùy hứng học tập của HS

Năng lực chuyên biệt của môn toán ở trường THCS lả tổ hợp của kiển thức kỳ năng vả thái độ của HS được hình thành trong quả trỉnh học tập môn toán nhân bản thân chủng chưa phải là năng lực Muến cho kiến thức kỹ năng và thái độ nay trở thành năng lực của HS thi phải coi trọng khâu thực hành vận dụng kiến thức kỹ năng và thái độ của

HS

~ Lẫy sự hình thảnh và phát triển các năng lực chuyên biệt của môn toán cho HS

là mục tiêu của dạy hoc

HĐDH theo định hưởng phát triển các năng lực cũng có thể được xem và hoạt động dạy học định hướng vào đầu ra nhẫn mạnh người học cần đạt được mức năng lực như thể nào sau khi kết thúc một quá trình đạy và học đó các hóa chất lượng đầu ra đóng vai trò quan trọng nhất đổi với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển nãng lực

HS vì thể trước khi bắt đầu hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực HS cần xây dựng được các tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng thể hiện rõ mục tiêu dạy học đông thời thiết lập được các điều kiện và cơ hội để khuyến khích người học có thế đạt được các mục tiêu đó

Báng 1.1 So sánh chương trình giáo dục định hướng nội dung và chương trình

Trang 28

Chương trình định hướng năng lực

Mục tiêu

giáo dục Mục tiêu đạy học được mô tả không chỉ tiết và không nhất

thiết phải quan sắt, đánh giá được

Kết quả học tập cân đạt được mô tả chỉ tiết và có thẻ quan sát, đánh giá được;

thể hiện được mức đô tiến bộ của học

sinh một cách liên tục

Nội dung

giáo dục Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn,

không gắn với các tình huống

thực tiễn Nội dung được quy định chỉ tiết trong chương trình

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huồng thực tiễn Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chỉ tiết

Giáo viên chủ yêu là người tô chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội trí thức Chú trọng sự phát triển khả

năng giải quyết vấn đẻ, khả năng giao

Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp day học thí nghiệm, thực hành

Tiêu chỉ đánh giá được xây

dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã

ra, có tỉnh đến sự tiền bộ trong quá trinh

học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tỉnh huông thực tiễn

1.2.4.2 Quản lì hoạt động

học sinh

n học môn Toản theo định hưởng phảt triển năng lực

Quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trưởng THCS là

sự tác động có mục đỉch có định hướng hợp quy luật của hiệu trưởng đến hoạt động của giáo viễn và học tập của học sinh nhằm đạt được mục tiêu quản lý HĐDH

Quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trưởng THCS là

Trang 29

một trong những nội dung quan trọng nhất Có thể hiểu quản lý HĐDH theo định hướng PTNL được triển khai thông qua việc quản lý đồng bộ vả thống nhất các mặt hoạt đông mang tính phương tiền quản lý của hiệu trưởng đề thực hiện mục tiêu dạy học của các

cấp học

Quản lý HĐDH cỏ thể tiếp cận theo những định hướng khác nhau tùy thuộc mục đích yêu cầu của các chủ thể quản lý Nếu theo định hướng nội dung, quản lý HĐDH tập trong nhiều vả việc truyền thụ kiến thức cho học sinh vả kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh Nếu theo định hưởng phát triển năng lực học sinh thì quản lý HĐDH tập trung nhiều vào đầu ra của học sinh, vảo sự tiến bộ của học sinh trong quá trình dạy học Nói cách khác quản lý HĐDH ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi, từ xây dựng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học đến kiểm tra, đánh giá kết quả

xy học ở THCS phải được tô chức điều khién theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Quản lý HĐDH ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình lập kế hoạch tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá HĐDH để đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh

13 Lý về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học cơ sở

1.3.1 Mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triỄn năng lực học sinh THCS

Môn Toán cắp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau: a) Góp phản hình thành vả phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu

và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn để, thực hiện được việc lập luận hợp

lí khi giải quyết vẫn đề, chứng minh được mệnh để toán học không quá phức tạp: sử dụng được các mô hình toán học (công thức toán học, phương trình đại số, hình biểu diễn, ) để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bải toán thực tiễn không quá phức tap; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường đề biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận; trình bảy được ý tướng và cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc đề diễn tả những lập luận, chứng minh toán học

b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:

lệ thống số (từ số tự nhiên 6 thực); tính toán vả sử dụng công

cụ tính toán; ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số, phương trình, hệ phương trình, bắt phương trình; sứ dụng ngôn ngữ hảm số đề mô tả (mô hình hoá) một

số quá trình và hiện tượng trong thực tiễn ~ Hình học và Đo lường: Nội dung Hình học

và Đo lường ở cấp học này bao gồm Hình học trực quan và Hình học 8 phẳng Hình học trực quan tiếp tục cung cấp ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả (ở mức độ trực quan) những đối tương của thực tiễn (hình phăng, hình khối); tạo lập một số mô hình hình học thông

Trang 30

dụng; tính toán một số yếu tố hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lưởng Hình học phẳng cung cấp những kiến thức vả kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng thông dụng (điểm, đường thẳng tia, đoạn thẳng, góc, hai đường thẳng

song song, tam giác, tử giác, đường trỏn)

~ Thống kẻ và Xác suất: Thu thập, phân loại, biêu diễn, phân tích và xứ li dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tằn số tương đối; nhận biết một

số quy luật thống kẽ đơn gián trong thực tiền; sử dụng thống kê đề hiểu các khái ni

cơ bản về xác suất thực nghiệm của một biến cố và xác suất của một biến cỗ; nhận biết

ÿ nghĩa của xác suất trong thực tiễn

nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động)

Biểu hiện cụ thể các năng lực mà môn Toán hướng đến:

1.3.1.1 Mục tiêu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học

Việc hình thành phát triển năng lực tư duy và lập luận Toán học là một mục tiêu quan trọng mả môn Toán hướng tới Năng lực này được thể hiện trong việc xác định được các thao tác tư duy đặc biệt, biết quan sát giải thích được sự tương đồng và khác

biệt trong nhiều tình huống và thể hiện được kết quả của việc quan sát, thực hiện được

việc lập luận hợp lý khi giải quyết vẫn đẻ, nêu và trả lời được câu hói khi lập luận giải quyết vấn đẻ, chứng minh được mệnh đề toán học không quá phức tạp

1.3.1.2, Mục tiêu hình thành mô hình hoả toán học

Trong môn Toán năng lực mô hình hóa toán học được thể hiện ở việc sử dụng được các mô hình toán học gồm công thức hóa học sơ đồ bảng biểu hình vẽ phương trình hình biểu diễn để mô tả tỉnh huồng xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp giải quyết được những vấn để toán học trong mô hình được thiết lập thê hiện được lời giải giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn và làm quen với việc kiểm chứng tỉnh đúng đắn của lời giải

1.3.1.3, Mục tiêu hình thành năng lực giải quyết vẫn đề toán học

Với môn Toán năng lực nảy được hướng đến khi triển khai các

ội dung dạy học của bộ môn do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình hình thành năng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập của môn học khi nảy sinh những tình huồng có vi

nội dung dạy học môn toán như: xác định được cách thức giải pháp giải quyết vấn đề

sử dụng được các kiến thức kỹ năng tố học tương thích đê giải quyết vấn để, giải thích được các giải pháp đã thực hiện

1.3.1.4, Mục tiêu hình thành năng lực giao tiếp toán học

Cũng như các môn học khác, môn toán giúp học sinh nghe hiểu đọc hiểu ghỉ chép tóm tất được các thông tin có hoặc cơ ban trong tâm trong văn bản đạng văn bản nói

để với một

Trang 31

hoặc viết từ đó phân tích lựa chọn tiếp xúc đường các thông tin tố hóa học cần thiết từ

văn bản ở dạng văn bản nói hoặc viết, Thực hiện được việc Trinh bảy diễn đạt Nêu câu hỏi thảo luận tranh luận các ¡ dung ý tưởng giải pháp toán học trong sự tương tắc với

người khác ở mức tương đối đây đủ chính xác, sử dung ngôn ngữ toán học kết hợp với

ngôn ngữ thông thưởng để biểu đạt các nội dung có học cũng như thể hiện chứng cứ cách thức vả kết quả lập luận, thể hiện được sự tự tin khi Trình bảy diễn đạt thảo luân tranh luận giải thích các nội dung toản học trong một số tỉnh huỗng không quá phức tạp 1.3.1.5 Mục tiêu hình thành năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toản Nang luc sử dụng công cụ phương tiện trong môn Toán thể hiện ở khả năng nhận biết được các tên gọi tác dụng với cách sử dụng cách thức bảo quản các công cụ phương tiện học toán mô hình hình học phäng và không gian thước đo góc thứ cuộn tranh ảnh biểu đỗ, Trình bảy được cách sử dụng công cụ phương tiện học toán dé thực hiện nhiệm

vu hoc tập hoặc để diễn tả những lập luận chứng mính toán học, sử dụng được máy tính cầm tay và một số phần mềm Tin học và phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập Chỉ ra được các ưu điểm hạn chế của những công cụ phương tiện hỗ trợ để có cách thức sử dung hop lý

1.3.2 Nội dung dạy học môn Toán theo định hướng phát triễn năng lực học sinh THCS

Nội dung dạy học toán ở trường THCS theo định hướng nội dung đã và đang được

tổ chức day học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh

Nội dung dạy học môn toán ở trường THCS theo định hướng PTNL học sinh phải hướng đến mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vỉ thể khi lựa chọn thiết kế nội dung bài học giáo viên cân được quản triệt yêu cầu này

Ngoài ra, nội dung chương trình môn Toán ở cấp THCS cũng dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động thực hảnh và trải nghiệm cho học sinh chẳng hạn

È tải và các dự án về

như: Tiền hành các để tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các

17 ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học,

diễn đàn, hội thảo, cuộc thì về Toản; ra bảo tường (hoặc nội san) về Toán; tham quan

các cơ sở đảo tạo và nghiên cứu toán học, giao lưu với học sinh có khả năng và yêu thich môn Toán Những hoạt động đó sẽ giúp học sinh vận dụng những trí thức, kiến thức,

ử giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản

kĩ năng, thái độ đã được tích luỹ

thân vào thực tiễn cuộc sông một cách sáng tạo; phát triển cho học sinh năng lực tô chức

và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp: tạo lập một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân

Trang 32

sinh

PPDH theo định hướng PTNL không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chủ ÿ năng lực giải quyết vấn đề gần với những tình huồng thưucj tiễn của cuộc sống Tăng cường hoạt động học tập nhóm, mỗi quan hệ giữa GV-HS theo hướng cộng tắc

Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toản đáp ứng các yêu cầu cơ bản

Thử nhất, phù hợp với tiễn trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu

tượng, từ dễ đến khỏ); không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú

ÿ cách tiếp cận dựa trên vôn kinh nghiệm vả sự trải nghiệm của học sinh;

Thử hai, quán triệt tỉnh thần “lay nguéi học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực,

tự giác, chủ ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tô chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết

Thử ba, Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực 115 hành

trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ

cân đổi, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác Thử tr, sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy

Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực đặc thủ khác

a) Môn Toán với ưu thể nỗi trội, có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tính toán

thể hiện ở chỗ vừa cung cấp kiến thức toán học, rèn luyện kĩ năng tính toản, ước lượng,

vừa giúp hình thành và phát triển các thành tổ của năng lực toán học (năng lực tư duy

và lập luận, năng lực mô hình hoá, năng lực giải quyết vấn để; năng lực giao tiếp và năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán)

b) Môn Toán góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua rèn luyện kĩ năng

đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua việc

sử dụng hiệu quá ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trình bảy, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học

e) Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học thông qua việc sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học; tạo dựng môi trường học tập trải nghiệm

4) Môn Toán góp phần phát triền năng lực thảm mĩ thông qua việc giúp học sinh lâm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học và thông qua việc nhận

Trang 33

biết vẻ đẹp của Toán học trong thể giới tự nhiên

1.3.3.2 Hình thức dạy học môn Toản theo định hướng phát triển năng lực học sinh Hình thức tổ chức dạy học là hoạt động được tổ chức đặc biệt của GV vả HS được

tiễn hành theo một trật tự nhất định trong một chế độ nhất định

Hình thức tổ chức dạy học được xác định tủy thuộc vào những mỗi quan hệ của các yếu tố cơ bản sau

~ Địa điểm và thời gian học tập

TTủy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng vả điều kiện cụ thể mà cỏ những hình thức

tổ chức DH thích hợp đối với môn Toán Ngoài việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm

vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường

1.3.4 Kế hoạch tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực

học sinh

Kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm

vụ giảng dạy một môn học hay một bải học, bao gồm các nôi dung: xác định mục tiểu

giảng dạy; dự kiến các nguồn lực học tập; thiết kế các hoạt động giảng dạy, học

chức kiêm tra, đánh giả kết quả thực hiện hoạt động dạy - học

Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục là một bản thiết kế và hưởng dẫn cụ thể việc

tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong một năm học, một thảng, một học kì hay một

hoạt động giáo dục theo một chủ đẻ cụ thẻ Nội dung của một bản kế hoạch tô chức hoạt động giáo dục bao gồm: xác định mục tiêu giáo dục, các nội dung/hoạt động/nguỗn lực

giáo dục; thời gian thực hiện; dự kiến kết quả đạt được và kiểm tra, đảnh giá kết quả thực hiện của một hoạt động giáo dục

Các bước xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo

định hưởng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Bước 1; Nghiên cứu tải liệu, chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các

điều kiện để xây dựng kế hoạch

Đối với việc xây dựng kế hoạch dạy học, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của

năm học theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT; khung kế hoạch năm học; chuân kiến

thức, kĩ năng, chương trình của môn học; các nội dung giảng dạy có thể tích hợp vào môn học, bài học, khả năng dạy học phân hóa trong các đối tượng HS khác nhau; cơ sở

vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của địa phương; NL sư phạm của

Trang 34

vụ trọng tâm của năm học; khung kế hoạch năm học; nhiệm vụ tổ chức hoạt đông giáo dục từng tháng, từng học kì, cả năm học ở các khối, lớp; đặc điểm nhận thức của HS: cơ

sở vật chất hiện có của nhả trường; điều kiến KT-XH của địa phương vả NL sư phạm của GV

Bude 2: Xác định những phẩm chất, NL chung, NL đặc thủ cần hình thành vả phát triển ở HS qua từng nội dung day hoc va giáo dục

Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục đều cỏ thể góp phần hình thảnh, phát triển phẩm chất, NL của HS, vì vậy, khi xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần xác định rõ những phẩm chất, NL cần hĩnh thành, phát triển qua từng tiết dạy, bải đay, từng chương, toản bộ môn học, qua các hoạt động giáo dục từng tuần,

từng tháng, từng học kì, từng chú đề và cả năm học Có như

trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, NL cho HS

Bước 3: Xác định các hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục của HS

Pham chất, NL của HS được hình thành, phát triên trong hoạt động và bằng hoạt động của chính mình Đối với HS, phẩm chất, NL được hình thành, phát triển thông qua việc tiếp nhận tri thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tỉnh huống thực tiền với

những mức độ khác nhau Vì vậy, xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tô chức hoạt

động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS phải xây dựng được các hoạt động học tập, hoạt động thực hành, thí nghiệm, hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua từng bải, từng chương, từng môn học, liên môn, từng chủ đề

„ GV mới chủ động

hoạt động và từng hoạt động giáo duc cu thé

Bước 4: Triển khai xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo

dục theo định hưởng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS

Trong bước này có 2 công đoạn sau:

1) Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giảo khoa giáo dục phố thông hiện hành, sắp xép lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành phẩm chất, năng lực học sinh

~ Thứ nhất: Rà soát, sắp xếp lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục trong

chương trình GDPT hiện hành, nhằm loại bỏ kiến thức, nội dung giáo dục lạc hậu, không

phù hợp, đồng thời cập nhật bổ sung kiến thức, nội dung giáo dục mới phủ hợp với trình

độ nhận thức, đặc điểm phát triển tâm sinh li của HS, điều kiện KT-XH của từng vùng,

miễn

~ Thứ hai: Thiết kế nội dung dạy học, nội dung giáo dục tích hợp theo chủ đề môn

học hoặc chủ đề liên môn Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học, giáo dục

tương đông, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học, bổ sung một số nội dung day học, nội dung giáo dục cân thiết nhưng chưa có trong chương trình GDPT hiện hành

2) Tô chức cho giáo viên xây dung kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động

giáo dục theo định hướng hình thành, phát triền phẩm chất, năng lực học sinh

~ Thứ nhất: Nghiên cứu nội dung bài học, nội dung giáo dục Mục đích của việc

Trang 35

tìm hiểu nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo dục nhằm xác định nội dung dạy học, nội dung hoạt đông giáo dục đóng góp gì cho việc hình thành, phát triển phẩm chất,

NL của HS? Hình thành, phát triển ở HS những phâm chất, NL gì?

~ Thứ hai: Tìm hiểu đặc điểm nhận thức, phẩm chất, NL của HS Mỗi HS đều có

khả năng nhân thức, phẩm chất, NL khác nhau trong học tập và các hoạt động của cá nhân Vì vậy, giữa các em HS có sự khác biệt về nhận thức, thực hiện nhiệm vụ học tập

Sự khác biệt nảy đôi hỏi GV khi xây dựng vả thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đảm bảo phủ hợp với từng đối tượng HS

~ Thứ ba: Khao sat điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trưởng, điều kiện KT-XH của

địa phương Điều kiện cơ sở vật chất của nhả trường, điều kiện KT-XH của địa phương không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn ảnh hưởng đến việc vận dụng PPDH, hình thức tỏ chức dạy học, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt

động giáo dục Do đó, khi xây dựng và thực hiện kế hoạch đạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần tìm hiéu kĩ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của

nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương để đảm bảo cho việc tô chức hoạt động dạy học và giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS

~ Thứ tư: Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tô chức hoạt động giáo dục mới

Kế hoạch dạy học, kế hoạch tô chức hoạt động giáo dục mới là bản kế hoạch được xây

dựng sau khi đã cầu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học và giáo dục Trên cơ sở kế hoạch dạy học, giáo dục này, thực hiện phân phổi lại chương trình các môn học, hoạt động

giáo dục phủ hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương

Bước §: Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo

dục đã được xây dựng theo định hưởng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS Sau khi có kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình

thành, phát triển phẩm chất, NL của HS, các trường có thê tô chức thực hiện thi điểm ở

một lớp với một chương, một chủ đẻ nảo đó vào thời điểm thích hợp đẻ đánh giá tính

khả thi, tỉnh hiệu quả của bản kế boạch dạy học, kế hoạch hoạt động giáo dục đó Điều

chỉnh, bỗ sung, triển khai nhân rộng bản kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS

Bước 6: Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS Đảnh giá kết quả học tập, giáo dục của

HS theo định hướng hình thành, phát triên phâm chất, NL nhằm xác định được mức độ phát triển của HS trong từng giai đoạn đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chính cách dạy cúa thầy và cách học của trò

1.3.5 Phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn toán theo định

hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trang học cơ sở:

Phương tiện dạy học là các phương tiện sư phạm đối tượng - vật chất cho GV và

HS sử dụng dưới sự chỉ đạo của giáo viên trong quả trình đạy hoe, tạo những điều kiện

cần thiết nhằm đạt được mục đích dạy học

Trang 36

Chức năng chủ yếu của phương tiện dạy học là tạo điều kiện cho học sinh năm vững chỉnh xác, sâu sắc, kiến thức phát triển năng lực nhận thức và hinh thành nhân cách cho học sinh Phương tiện dạy học có vai trỏ quan trọng ở tất cả các khâu tạo động

cơ hứng thủ học tập của học sinh cung cấp các Cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hóa hoặc kiểm chứng các kiến thức về khái niệm định lý mô phỏng các hỉnh hộp dé cập các ứng dụng của kiến thức toán học trong đời sông ảnh sử dụng trong việc ôn tập mở rồng

hệ thống hóa kiến thức kỹ năng của học sinh hỗ trợ kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng Với sự hỗ trợ của CNTT, hiện nay GV có nhiều thuận lợi trong việc giúp học sinh hình thành các năng lực chuyền biệt mõn Toán, Hệ thống mạng Internet hiện đại, laptop, máy tỉnh cẩm tay, projector, các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Toán: Geogebra, Violet,

Mathtype, Geometer’s Sketpad, , các phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá Nhờ đó GV

có nhiều thuận lợi trong việc giúp hình thành các NL chuyên biệt môn Toán, dé dang minh hoa các khái niệm trừu tượng

'Tuy nhiên, khi sử dựng các PTDH và ứng dụng CNTT vào dạy học môn Toán cần phải lưu ý: PTDH phải phát huy được tính tích cực, chủ đồng, sáng tao của HS, hình thành và phát triển NL tự học, tư duy trong học tập

Nhà trường có sứ mệnh phát triền nhân cách cho mỗi học sinh và phục vụ yêu cầu phát triển kính tế - xã hội trong điều kiện thường xuyên thay đối; là trung tâm văn hoá giáo dục của địa phương; được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chấp hành chủ trương, đường lỗi của Đảng, pháp luật của Nhà

sở giáo dục phổ thông; giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và của pháp luật; giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình giáo dục phô thông

Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đăng, của Nhà nước và của toàn dân, Cấp uỷ Đảng, chỉnh quyền địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phô thông; bảo đảm điều kiện thực hiện

chương trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo viên và cán bộ quản li giáo dục cơ sở giáo dục phô thông Nhả trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương

để huy động đa dạng các nguôn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí,

cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn

Phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường Gia đình, cha mẹ học sinh được hướng dẫn phải hợp và tham gia giáo dục con em theo yêu câu của lớp học, cấp

hoe; Ban đại điện cha mẹ học sinh có cơ cầu tổ chức, nhiệm vụ quyền, trách nhiệm và

Trang 37

hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; nhả trường tạo điều kiện thuận lợi

để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động

Phối hợp tốt giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội Nhà trường chủ

hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt đông Đoản, Đội, Hồi, hoạt động xã hội, tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua đỏ thực hiện giáo dục học sinh trong thực tiễn đởi sống

1.3.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo định hướng phát triển măng lực học sinh THCS

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đảnh giá kết quả học tập không lẫy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đảnh giá Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo trí thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau Đánh giá kết quả học tập đổi với các môn học

và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh Hay nói cách khác, “đánh: giá theo năng lực là đánh giả kiến thức,

kỹ năng và thái độ trong bối cảnh cỏ ¥ nghĩ "II

Bang 1.2 So sánh giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỳ năng

Mục đích | - Đánh giá khả năng học sinh vận | - Xác định việc đạt kiến thức, kỹ chủ _ yếu | dụng các kiến thức, kỹ năng đã học | nãng theo mục tiêu của chương nhất vào giải quyết vẫn đề thực tiền của | trình giáo dục

~ Vi sự tiến bộ của người học so với | ~ Đánh # hạng git abiting

Ngữ cảnh | Gần với ngữ cảnh học tập và thực | Gắn với nội dung học tập (những đánh giá | tiễn cuộc sống của học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ) được

học trong nhà trường

Nội dung | - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ | - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ

đánh giá | ở nhiều môn học, nhiều hoạt động | ở một môn học

giáo dục và những trải nghiệm của | - Quy chuẩn theo việc ngưởi học có bản than học sinh trong cuộc sống | đạt được hay không một nội dung

xã hội (tập trung vào năng lực thực | đã được học

hiện)

~ Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học

Công cụ | Nhiệm vụ, bài tập trong tình huông, | Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong

đánh giá | bối cảnh thực tình huống hàn lâm hoặc tình

Trang 38

tập đã hoàn thành bai tập đã hoàn thành

- Thực hiện được nhiệm vụ cảng | - Cảng đạt được nhiều đơn vị kiến khó, cảng phức tạp hơn sẽ được coi | thức, kỹ năng thì cảng được coi là

lã có năng lực cao hơn cỏ năng lực cao hơn

Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giả khác nhau Kết hợp giữa kiếm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành Kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan

lực học sinh trung học cơ sở'

1.4.1 Xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở

Quản lý hoạt động dạy học môn Toản theo định hướng phát triển năng

Tác giá Nguyễn Văn Hộ và Hà Thị Đức cho rằng: ®Kế hoạch dạy học hiểu theo

nghĩa rộng là văn bản do nhà nước ban hành trong đó quy định thành phần các môn học, các chuyên đề, các hoạt động cơ bản; thứ tự giảng dạy các môn học, và việc tỏ chức năm học cho các môn học, tô chức các chuyên đề, các hoạt động cơ bản” [10]

Theo nghĩa hẹp, kế hoạch dạy học là kế hoạch bộ phân trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó g

chung của năm học và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất

định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định Kế hoạch dạy học đông thời

cũng là công cụ để người quản lý tiến hành việc lãnh đạo, giám sát công tác dạy học của nhà trường

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý xây dựng

Quy trình xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch dạy học cho trường phổ thông đỏi hỏi phải dựa trên một quy

Trang 39

trinh khoa học vả dân chủ trên cơ sở đảm báo đủ các bước cơ bản: Điều tra cơ bản để xác định tỉnh hình đầu năm; phân tích tỉnh hình và xác định mục tiêu cho năm học mới; phân công viết dự thảo kế hoạch; tổ chức thảo lu: p ý dự thảo kế hoạch; hoàn chỉnh kế hoạch, trình cấp quản lý trực tiếp là Phòng GD & ĐT duyệt và công bố kế hoạch

Trên cơ sở kế hoạch dạy học của trưởng, các tổ chuyên môn trong nha trường xây

dựng kế hoạch dạy học của tô mình trong năm học Kế hoạch của các tổ chuyên môn

phải chính xác hoá vả cụ thể hoá nhiệm vụ năm học vả kế hoạch dạy học của nhà trưởng, phải thể hiện sự định mức, sự lượng hoá các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thông biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thê Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn là sản phẩm thống nhất của cả tổ và phải thông qua tập thể lãnh đạo nhà trường và do hiệu trưởng trường trực tiếp ký duyệt

Căn cứ vào kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và nhiệm vụ được phân công,

GV phân tích tình hình học tập của HS, yêu cầu của chương trình dạy học, điều kiện của nhà trường đề xác định tiêu chỉ phần đấu của bản thân và đề ra các biện pháp đề đạt các

hoạch dạy học của GV phải thông qua tổ chuyên môn và do hiệu trưởng trường trực tiếp kỷ duyệt

1.4.2 Quản l mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở:

Mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS

bao gồm các mục tiêu vẻ chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các mục tiêu đầu ra bao

gồm các năng lực chuyên biệt môn Toán và các năng lực chung cân hình thành và phát

triển cho học sinh sau bài học

Nội dung quản lý mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh bao gồm

~ Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV về vi

MTDH môn Toán theo hướng PTNL học sinh

~ Xây dựng kế hoạch hướng dẫn GV kỹ năng phương pháp xây dựng MTDH môn Toán theo định hướng PTNL học sinh

~ Phân công nhiệm vụ cho tổ trưởng và các GV Toán tổ chức xây dựng MTDH môn Toán theo định hướng PTNL học sinh

~ Thường xuyên chỉ đạo đôn đốc GV trong việc thực hiện MTDH môn Toán theo định hướng PTNL hoe sinh

~ Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả, điều chinh kịp thời việc thực hiện MTDH môn Toán theo định hướng PTNL học sinh

Quản lý MTDH phải định hướng và quản lý chuẩn đầu ra: NL hình thành qua từng tiết học bài học hay chủ để dạy học và cả chương trình môn Toán 6 cap THCS

1.4.3 Quản lý nội dung dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở:

chỉ tiêu trên

e đôi mới việc xác đỉnh

Trang 40

Các nội dung quản lý NDDH môn Toán THCS theo định hưởng PTNL học sinh gồm:

iy dựng kế hoạch và tô chức hướng dẫn cho giáo viên lựa chọn các nội dung các chủ đề kiến thức và các kỹ năng thái độ cần rèn luyện cho học sinh dự kiển các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh sau mỗi nội dung học tập hoặc sau mỗi

chủ đề kiến thức

~ Hướng dần GV lựa chọn NDDH phủ hợp với mục tiêu đã xác định NDDH môn Toản ở đây bao gồm các nội dung quy định trong chương trình sách giáo khoa môn Toản THCS vả các kiến thức môn toán ngoải chương trình nhưng phủ hợp với bậc học có nội dung gắn với thực tiễn gần với những tình huống đời sóng hàng ngày của học sinh mà các em đang trải nghiệm

~ Chỉ đạo GV thực hiện kế hoạch xây dựng NDDH theo hướng hình thành và PTNL học sinh thông qua việc nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo môn Toán thông qua việc xây dựng kế hoạch dạy học, thông qua việc thiết kế bài dạy môn Toán

~ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện NDDH môn toán thông qua công tác kiểm tra

kế hoạch giảng dạy, hồ sơ giáo án, qua hoạt động dự giờ, thao giảng, qua các hoạt động

tô chức hội thảo chuyên đề Có những điều chỉnh uốn nắn kịp thời giúp GV chuẩn bị tốt NDDH góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh

1.4.4 Quản lý phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triễn năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở

1.4.4.1 Quản lý phương pháp giảng dạy môn Toán theo định hướng PTNL học

sinh

~ Nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy của CBỌI., GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đôi mới PPDH theo định hướng PTNL người học lối với việc nâng cao chất lượng DH môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

~_ Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH, phân phối, bổ trí nguồn lực tổ Toán trong nhà trường phủ hợp đê đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới PPDH môn Toả

- Chi dao thực hiện các hoạt đông đổi mới PPDH của GV và học sinh Hiệu trưởng thực hiện tác động cụ thể đến các thành viên của tô Toán nhằm biến những nhiệm vụ chung về đổi mới PPDH môn Toán theo định hưởng PTNL học sinh thành hoạt động

thực tiễn của từng người

~ Tổ chức bồi dưỡng PPDH và các kĩ thuật dạy học tích cực cho GV, Đây là công tác cần được coi trọng vì nó sẽ góp phần nâng cao năng lực đôi mới PPDH và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo định hướng PTNL học sinh của hiệu trưởng

~ Đảm bảo CSVC, trang thiết bị PTDH hiện đại phục vụ đổi mới PPDH theo hướng PTNL học sinh Chỉ đạo GV tích cực, ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH môn toán nhằm kích thích học sinh tham gia các hoạt động học tập, hoạt động nhóm,

~ Kiểm tra, đánh giá thực hiện đôi mới PPDH học, thực hiện tốt nội dung quản lý này sẽ giúp cho các trường THCS nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đổi mới PPDH theo hướng PTNL học sinh và chất lượng giáo dục nhà trường

Ngày đăng: 20/11/2024, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN