1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc môn lịch sử nhà nước và pháp luật Đề tài lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam thời kỳ nhà nguyễn (giai Đoạn 1802 – 1884)

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1884)
Tác giả Đỗ Thị Phương Minh
Người hướng dẫn TS. Bùi Ngọc Hiền
Trường học Học viện cán bộ thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Vua, quan nhà Nguyễn đã tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự tiếp thu, hội nhập tinh hoa nhân loại và tinh thần độc lập, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và con người V

Trang 1

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

*

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN

MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐỀ TÀI: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802 – 1884)

Giảng viên giảng dạy: TS Bùi Ngọc Hiền Tên sinh viên : Đỗ Thị Phương Minh

Mssv : 212030028

Lớp : K06203A Luật

Trang 2

Lời cảm ơn

Đầu tiên, em xin gử i lời c ảm ơn chân thành đế n Học vi ện Cán bộ thành phố Hồ

Chí Minh đã đưa môn Lịch sử nhà nước và pháp luậ Đặt c biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy Bùi Ngọc Hi n ề đã dạy d truyỗ, ền đạt những ki n th ế ức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập v a qua Trong ừ

thời gian tham gia l p hớ ọc em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh

thần h c t p hi u qu ọ ậ ệ ả, nghiêm túc Đây chắc ch n s ắ ẽ là những ki n th ế ức quý báu,

là hành trang để em có thể ững bước sau này. v

Em xin chân thành cảm ơn!”

Sinh viên thực hi n ệ

Ký tên

Đỗ Thị Phương Minh

Trang 3

1.Mở đầu : Đề tài lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ nhà

Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1884)

1.2 Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: để tìm hiểu lịch sử nhà nước và pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1884) và tìm ra những vấn đề có thể áp dụng vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu : Một sưu tầm tài liệu; Hai nghiên cứu giáo trình: Ba nghiên cứu tiểu luận

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lịch sử nhà nước và pháp luật

1.4 Phương pháp ngiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; sưu tập tài liệu; so sánh; tổng hợp; phân tích

Trang 4

1.5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Tiểu luận còn có kết cấu 03 chương:

Chương Nhà nước thời Nguyễn (giai đoạn 1802 –1 1884)

Chương Pháp luật thời Nguyễn (giai đoạn 1802 –2 1884)

Chương Liên hệ thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 3nghĩa Việt Nam hiện nay

Từ nửa cuối thế kỷ XVIII mâu thuẫn xã hội diễn ra sâu sắc, tình hình đất nước bất

ổn bởi nhiều cuộc nổi dậy của giai cấp thống trị diễn ra dồn dập và có quy mô lớn ngày càng rộng lớn mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn năm 1771 Dưới sự lãnh đạo tài tình của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ (Quang Trung)

đã thống trị nước ta.Vương triều Tây Sơn vừa mới ra đời chưa kịp phát huy được hiệu lực, hiệu quả quản lý của nó thì người khai sáng, đứng đầu bộ máy nhà nước – vua Quang Trung đột ngột qua đời Nhân cơ hội con của Quang Trung là Quang Toản mới mười tuổi chưa đủ năng lực và uy tín lên ngôi Được sự giúp đỡ của Pháp và giai cấp địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh chuyển sang thế phản công, đánh chiếm thành Quy Nhơn (1799), Phú Xuân (1801) và Thăng Long (1802) xác lập lại địa vị thống trị của họ Nguyễn và triều đại phong kiến cuối cùng

ở nước ta

Năm 1802 Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu Gia Long Năm

1804 Gia Long đặt Quốc hiệu Việt Nam, năm 1806 làm lễ đăng quang – xưng đế (Cao Hoàng Đế) Triều Nuyễn trị vì trong 143 năm (1802-1945), nhưng đất nước chỉ có độc lập chủ quyền quốc gia từ năm 1802 đến 1884 và trải qua 10 đời vua

Trang 5

Ngày 1 tháng 9 năm 1883 Pháp nổ súng bắn Việt Nam Đến ngày 25/8/1883 triều Nguyễn ký hiệp ước Harmand 27 điều khoản đã biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp, toàn bộ quyền lực chính trị quân sự ngoại giao đều do Pháp quyết - - định, từ Bình Thuận trở vào xứ Nam kỳ thành thuộc địa của Pháp Ngày 6/6/1884 triều Nguyễn ký hiệp ước Patenote Sau 26 năm chiến tranh (1858-1884), qua 4 bản hiệp ước kí với triều đình nhà Nguyễn, Pháp đã dần dần biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến

Giai đoạn 1802 đến 1884 của triều Nguyễn, là thời kỳ phát triển thịnh đạt của hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối ở nước ta Nhà Nguyễn thống nhất đất nước về lãnh thổ quốc gia, chính quyền và hệ thống pháp luật Vua, quan nhà Nguyễn đã tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự tiếp thu, hội nhập tinh hoa nhân loại và tinh thần độc lập, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và con người Việt Nam Trong hơn 18 năm đất nước độc lập, tự chủ, nhân dân ta dưới sự quản lý của chính quyền triều Nguyễn, cũng đạt được những thành tựu nhất định trên các lĩnh vực khác nhau Chưa có triều đại nào đất nước được mở rộng từ Lạng Sơn đến Cà Mau như triều Nguyễn Bên cạnh đó nhà Nguyễn còn xây dựng được bộ máy nhà nước khá quy mô và hoàn chỉnh, thống nhất từ triều đình trung ương đến đơn vị cơ sở hành chính cuối cùng là cấp xã Dưới thời của vua Minh Mạng (1820-1840) với công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, nhà Nguyễn đã tăng cường hiệu lực, hiệu quả của nhà nước và pháp luật, tạo ra

cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu trong việc thực thi quyền lực nhà nước

Về kinh tế các vua nhà Nguyễn đặc biệt là Minh Mạng và Tự Đức rất chú trọng trong việc mở mang diện tích đất nông nghiệp Đặt lệ ban thưởng, khuyến khích và cả trừng phạt trong việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền nhờ đó diện tích đất canh tác nông nghiệp tăng trưởng cao trong 50 năm đầu thế kỷ XIX Mặc khác, nhà Nguyễn còn thi hành chính sách “trọng nông ức thương”, kìm hãm kinh

tế hang hóa phát triển, thi hành chính sách đối ngoại “bế quan tỏa cảng”, cô lập đất nước với bên ngoài Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại của nhà Nguyễn

Trang 6

1.2 Tổ chức bộ máy nhà nước

1.2.1 tổ chức chính quyền trung ương

Cơ sở lý luận để nhà Nguyễn tổ chức bộ máy nhà nước là hệ tư tưởng Nho giáo Nguyên tắc “tôn quyền” của đạo Nho được nhà Nguyễn tôn trọng triệt để, thể hiện tập trung ở các yếu tố cấu thành của bộ máy nhà nước ở cấp trung ương

1.2.1.1 Hoàng đế

Bộ máy nhà nước triều Nguyễn tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập quyền nên quyền lực nhà nước tập trung vào tay Hoàng đế Hoàng đế triều Nguyễn có quyền lực rộng lớn trãi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đế quyền có tính tuyệt đối, để độc tôn được quyền này Hoàng đế thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất đặt ra lệ “Tứ bất” tức là không lập Tể tướng, không lập Hoàng hậu (trừ vua Gia Long, Bảo Đại), không lập Thái tử, không lập Trạng nguyên nhằm hạn chế sự phân chia quyền lực;

Thứ hai, bằng pháp luật nhà Nguyễn duy trì quyền cá nhân tuyệt đối của Vua, không chia sẻ, không nhân nhượng hoặc ủy thác cho bất cứ ai Hoàng đế là người duy nhất có quyền ban hành, sửa đổi hoặc hủy bỏ pháp luật Hoàng Việt Luật Lệ, bộ luật có tính rường cột nhất do nhà vua phúc quyết trước khi thi hành Hoàng đế là nguyên thủ tối cao của cơ quan hành pháp Hoàng đế là người nắm quyền tư pháp tối cao, phán quyết của nhà vua trong các vụ án là quyết định cuối cùng Hoàng đế là người đứng đầu quân đội, là vị tổng tư lệnh tối cao Hoàng đế nắm độc quyền về ngoại giao, quyết định về các chính sách đối ngoại và tiếp xúc với người nước ngoài Hoàng đế là chủ sở hữu tối cao đối với đất đai và thần dân trong vương quốc

1.2.1.2 Hội đồng đình thần

Thời Gia Long (1802 – 1819) có tổ chức Hội đồng đình thần công đồng, gọi tắt là Công đồng Thành viên của Công đồng bao gồm tất cả các quan văn từ Tòng nhị phẩm, quan võ từ Chánh nhị phẩm trở lên đang nhậm chức ở kinh đô

Trang 7

Đến năm 1806, thì vai trò của Công đồng ngày càng giảm sút Tới thời Minh Mạng (1820 – 1840), thực hiện cải cách bộ máy nhà nước, vị trí, vai trò của Hội đồng đình thần có nhiều thay đổi Theo tiêu chí quyền lực nhà nước tập trung vào tay nhà Vua nên quyền hạn Hội đồng đình thần bị thu hẹp lại Minh Mạng thành lập Tam pháp ty, Đại lý tự và chuyển giao quyền tư pháp cho hai cơ quan này Đổi Hội đồng đình thần sang “Hội nghị triều thần” có chức năng tư vấn tối cao cho nhà Vua Năm 1822 trở đi Hội nghị triều thần có nhiệm vụ thảo luận và đưa

ra những kiến nghị về các vấn đề chính trị, hành chính, tư pháp

1.2.1.3 Quan đại thần

Quan đại thần gồm có: Tứ trụ đại thần, Cửu Khanh và Phụ chính đại thần

Tứ trụ đại thần gồm Cần chánh điện đại học sĩ, Văn minh điện đại học sĩ, Đông các đại học sĩ, Võ hiển điện đại học sĩ Những chức danh này là những công thần khai quốc, có uy tín đối với nhà vua Họ có tài năng, đức độ, đang giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, tham gia bàn bạc những công việc dân sự quân

sự trọng đại khi vua yêu cầu

Cửu Khanh là 9 viên quan đứng đầu triều đình đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hoàng đế, gồm 6 vị Thượng thư đứng đầu Lục bộ, Đô ngự sử đứng đầu

Đô sát viện, Đại lý tự khanh đứng đầu Đại lý tự, và Thông chính sứ đứng đầu Thông chính sứ ty

Phụ chính đại thần được đặt ra từ đời vua Tự Đức (1848 – 1883) chức này

có vị trí, vai trò ngang với quan tể tướng đã có trước triều Nguyễn

1.2.1.4 Các cơ quan trực thuộc Hoàng đế

Tam nội viện gồm Thị thư viện, Thị hàn viện và Nội hàn viện Nhiệm vụ lúc đó của Thị thư viện và Thị hàn viện là lo việc chuyên trách khởi thảo, phân phát, bảo quản chiếu dụ cùng văn thư của triều đình, còn Nội hàn viện lo việc ngự chế, thư từ riêng của vua

Trang 8

Văn thư phòng năm 1820, Minh Mạng cải tổ Tam nội viện thành Văn thư phòng, đây là cơ quan độc lập của triều đình “Văn thư phòng là nơi khu mật của nhà nước, không phải người dự việc cấm vào”

Nội các (1829) là cơ quan văn phòng trung ương của Hoàng đế Nội các là trung tâm điều hành chính sự của các vua Nguyễn, là nơi tập trung thông tin, tổng hợp tình hình, tư vấn cho nhà vua những công việc cần thiết Nội các có vai trò quan trọng nhưng không phải là cơ quan cố thẩm quyền ngang bộ, chức trách , dưới sáu bộ, chủ yếu đảm nhận công việc hành chính, nghiệp vụ cho triều đình, giám sát và khống chế sáu bộ Phụ trách Nội các gồm 4 viên quan là 2 Chánh tam phẩm và 2 Chánh tứ phẩm; Cơ mật viện, năm 1834 Minh Mạng cho thành lập để đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính, tình hình nội trị, ngoại giao Chức năng và nhiệm vụ là cơ quan tư vấn tối cao về quân sự, an ninh chính trị, phát triển khinh

tế, dân sinh cho Hoàng đế Giám sát công việc của triều đình, trực tiếp soạn thảo các văn bản đặc biệt liên quan đến vận mệnh của triều đình

Tổ chức của các bộ gồm các bộ phận là văn phòng Bộ có 2 bộ phận Ấn ty

và Trực ty; các ty trực thuộc Bộ Lại gồm Kiểm biên ty, Văn tuyển ty, Trừng tự

Trang 9

ty, Phong điển ty; Bộ Hộ có Kinh trực ty, Lưỡng cơ ty, Nam kỳ ty, Bắc kỳ ty, Thưởng lộc ty, Thuế hạng ty; Bộ Lễ có Nghi văn ty, Nhân tự ty, Tân hưng ty, Thù ứng ty; Bộ Binh có Kinh kỳ ty, Trực tỉnh ty, Vũ tuyển ty, Khảo công ty, Kiểm duyệt ty; Bộ Hình gồm Kinh chương ty, Trực cơ ty, Nam hiến ty, Bắc hiến ty; Bộ Công gồm Quy chế ty, Tu tạo ty, Doanh thiện ty Vị trí thẩm quyền của Lục bộ một là, Lục bộ là cơ quan chấp hành của triều đình trung ương đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Hoàng đế Có quyền nhân danh Hoàng đế áp dụng pháp luật hoặc thi hành những mệnh lệnh do Hoàng đế ban ra; hai là, Lục bộ là cơ quan

tư vấn cho nhà vua

1.2.1.6 Cơ quan chuyên môn

Cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước Hoàng đế về một lĩnh vực chuyên ngành nào đó như ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, thực hiện quyền tư pháp, giám sát, có quyền tâu thẳng lên Hoàng đế, bao gồm các Phủ,

Tự, Viện, Giám, Quán, Ty, Tào…

1.2.1.7 Cơ quan phục vụ hoàng tộc

Nội phủ vụ : Phụ trách, quản lý các kho báu của quốc gia như việc xuất, nhập và giữ gìn châu báu và tài vật trong cung

Thái bộc tự : có nhiệm vụ giữ các việc về nghi vệ và xe ngựa trong hoàng cung

Tôn nhân phủ : biên chép ngọc phả cho hoàng tộc, xét công, phong tước, cấp dưỡng, nuôi nấng và dạy bảo các con em của hoàng tộc bị mồ côi… Thái thường tự là cơ quan đặc trách về đại lễ của nhà nước ; phụ trách việc trang trí, hình thức lễ nghi, tổ chức kiểm soát lễ vật…

Ngoài ra còn có Quang lộc tự cung cấp đầy đủ, kiểm soát độ tinh khiết của các loại đồ ăn, đồ tế lễ trong các buổi yến tiệc, tế tự, triều hội và Thái y viện chăm sóc sức khỏe cho nhà vua và hoàng tộc, đào tạo lương ý cho nhà nước

1.2.1.8 Cơ quan văn hóa giáo dục

Trang 10

Quốc tử giám được thành lập dưới thời Lý năm 1076, được củng cố qua các triều Trần, Hồ, Hậu, Lê, là cơ quan giáo dục và đào tạo cao nhất và là trung tâm đào tạo nhân tài cung cấp cho bộ máy nhà nước, là Đại học quốc gia ở Kinh

đô Năm 1803, Gia Long lập nhà Quốc học ở Huế Năm 1821 Minh Mạng đổi tên thành Quốc tử giám Thời Gia Long đứng đầu là Đốc học dưới quyền là phó Đốc học Còn thời Minh Mạng nhà vua cử 1 hoặc 2 đại thần kiêm nhiệm và đều ở hàng nhất phẩm với chức danh là Đại học sĩ

Hàn lâm viện thành lập vào năm 1822, đứng đầu là Hàn lâm viện chưởng học sĩ, giúp việc có Trực học sĩ Nhiệm vụ là soạn thảo các chiếu, sắc, chế, cáo của nhà vua Soạn thảo các biểu của trăm quan dâng lên chúc mừng nhà vua, soạn văn bia, sắc phong

Khâm thiên giám thành lập từ năm 1805 thời vua Gia Long Có nhiệm vụ tính toán cho biết độ sai từng năm, làm thông lịch để thì giờ làm ăn được đúng, chọn ngày tốt, báo thời khắc, xem thiên văn

Quốc sử quán được thành lập vào năm 1820 là cơ quan chuyên biên lịch sử của triều Nguyễn

Viện tập hiền được thành lập năm 1874 với nhiệm vụ giảng cứu sách kimh điển, luận lý, bàn bạc đạo trị nước với vua, các hoàng thân, các đại thần hàng Tham tri trở nên, soạn sách kinh điển

Thượng bảo tự đóng ấn quyển thi hội và Hồng lô tự nhiệm vụ tổ chức buổi xướng danh các vị tân khoa Tiến sĩ đậu kì thi Đình

1.2.1.9 Một số cơ quan khác

Ngoài các cơ quan trên triều Nguyễn còn có một số cơ quan khác chẳng hạn như :

Cơ quan giao thông, thông tin liên lạc gồm Bưu chính ty và Thông chính

sứ ty Nhiệm vụ tiếp nhận sơ tấu, kiểm phát văn thư, chuyển nhận công văn và sổ sách do các địa phương trong toàn quốc gửi về triều đình, phân loại tấu sơ… Bằng việc quy định rõ ràng tổ chức , nhiệm vụ quyền hạn của Bưu chính ty và Thông

Trang 11

chính sứ ty nhà Nguyễn đã đảm bảo thông tin hành chính luôn được thông suốt, mặt khác còn giúp cho việc kiểm soát văn bản về quản lý nhà nước được chặt chẽ

Cơ quan kho tàng, quân nhu, vận tải gồm thương trường, mộc thương, vũ khố, kho thuốc nổ và diêm tiêu, ty tào chính

Cơ quan giám sát và cơ quan tư pháp

1.2.2 Tổ chức chính quyền địa phương

Từ năm 1802 – 1884 vương triều được thiết lập nhà nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức chính quyền địa phương, mô hình tổ chức chính quyền địa phương đã có nhiều thay đổi nhưng về cơ bản có hai giai đoạn khác biệt là giai đoạn từ 1802 – 1830 và từ 1831 – 1884

1.2.2.1 Tổ chức chính quyền địa phương từ năm 1802 đến 1830

Cấp thành

Là cấp hành chính cao nhất ở địa phương trong gia đoạn này, và đây cũng

là cấp hành chính đầu tiên xuất hiện ở nước ta và tồn tại trong giai đoạn vua Gia Long và vua Minh Mạng trị vì, chính thức xóa bỏ vào năm 1832 sau cuộc cải cách của vua Minh Mạng Năm 1802 sau khi giành chính quyền từ tay nhà Tây Sơn, vua Gia Long đã cho thành lập Bắc thành Gia Định thành được thành lập vào năm 1808 Bắc thành và Gia Định thành là đơn vị hành chính địa phương cao nhất thời kỳ này, đây blaf đặc trưng cơ bản nhất trong tổ chức chính quyền địa phương của vương triều Nguyễn từ năm 1802 – 1831 Cấp thành có một vai trò rất quan trọng đối với chính quyền trung ương trong giai đoạn này, là sợi dây liên kết giữa triều đình trung ương và chính quyền địa phương Thông qua hoạt động của cấp hành chính này triều đình trung ương mới có thế nắm bắt được tình hình của từng địa phương cụ thể Nhờ đó mà mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và các địa phương được chặt chẽ hơn

Cấp trấn – dinh

Trấn – dinh là cấp hành chính trung gian, lệ thuộc và trực tiếp làm việc với cấp thành, và là đơn vị cùng cấp Khi vương triều Nguyễn mới được thành lập cả

Trang 12

nước có 23 trấn và 4 dinh Năm 1827, nhà Nguyễn thống nhất tên gọi là cấp trấn Bắc thành có 7 trấn, Gia Định thsnhf có 4 trấn Từ năm 1830 Bắc thành có 11 trấn, 1 phủ ; Gia Định thành có 5 trấn Tổ chức bộ máy trấn phía Bắc đặt chức Trấn thủ đứng đầu, các trấn – dinh phía Nam đặt chức Lưu thủ Trấn, dinh đều có hai ty : Tả thừa ty và Hữu thừa ty

Cấp phủ huyện (châu)-

Phủ là đơn vị hình chính trung gian nối giữa các trấn, dinh với huyện, châu Phủ thường là trung tâm của một vùng dân cư gồm vài huyện (từ 4 đến 7 huyện) Nhưng cũng có trường hợp trấn trực tiếp quản lý huyện, châu, không đặt phủ Đứng đầu phủ, huyện là những người xuất thân từ khoa cử có phẩm hàm từ tòng ngũ phẩm đến lục phẩm Đứng đầu phủ là Tri phủ, đứng đầu huyện là Tri huyện, đứng đầu châu là Tri châu

Cấp tổng – xã

Tổng là đơn vị hành chính trung gian giữa phủ, huyện, châu với đơn vị cơ

sở là xã Đứng đầu là Tổng trưởng hay còn gọi là Cai tổng là người được tuyển từ

Lý trưởng lâu năm,giỏi việc được quan phủ, huyện giới thiệu tâu lên Bộ Lại, thỉnh vua cấp văn bằng Cai tổng Cai tổng không phải là người công chức nhà nước Giúp việc có Phó tổng cấp này cũng do Tri huyện, Tri phủ giới thiệu, Trấn thủ, lưu thủ bổ dụng

Nhận xét

Bằng những nỗ lực liên tục trong suốt giai đoạn trị vì của vua Gia Long và mười năm đầu của vua Minh Mạng, triều Nguyễn đã tổ chức chính quyền địa phương khá phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đương thời mà triều đại phải đối mặt Với cách thức tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc trung ương cai trị tản quyền thì nhiều công việc hệ trọng ở địa phương được giải quyết kịp thời, không cần phải bẩm báo với triều đình nhờ đó mà Tổng trấn có thể ra quyết định một cách nhanh chóng để giải quyết các vấn đề phát sinh ở hai thành Cách thức

tổ chức chính quyền địa phương ở trên rất gần gũi với cách tổ chức chính quyền địa phương ở Pháp cùng thời kỳ

Trang 13

1.2.2.2 Tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn 1831 – 1884

Năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện công cuộc cải cách hành chính toàn diện ở địa phương

Cấp tỉnh

Với cuộc cải cách hành chính 1831 – 1832 của vua Minh Mạng thì tỉnh là cấp hành chính lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử hành chính Việt Nam thay cho cấp thành trước đó, sự ra đời của cấp tỉnh cũng đánh dấu sự chấm dứt của cấp trấn – dinh, làm cho bộ máy hành chính ở địa phương trở nên gọn nhẹ hơn

Tỉnh là cấp hành chính trực tiếp làm việc với triều đình trung ương, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của triều đình, nhận mệnh lệnh của triều đình và lệnh cho các phủ, huyện, châu phải thi hành

Vua Minh Mạng chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Bắc thành chia thành 18 tỉnh, từ Thừa Thiên trở vào chia làm 12 tỉnh

-

Cấp phủ huyện (châu)

Phủ huyện là đơn vị hành chính địa phương Nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến tổ chức chính quyền cấp phủ Đứng đầu phủ nhà Nguyễn đặt chức Tri phủ có phẩm hàm là Tòng ngũ phẩm, đứng đầu huyện là chức Tri huyện, hàm tòng lục phẩm nhà Nguyễn tiếp tục duy trì cấp châu ở miền núi Nhiệm vụ của các quan phủ, huyện là dụ cho các quan Tri châu, Tri huyện đều phải đốc thúc tiền lương, làm việc sai dịch, cho đến vỗ về, thuế khóa, quy về một nơi để tiện cho dân Tri phủ, Tri huyện còn có nhiệm vụ xử án trong địa phận hành chính của mình

Cấp tổng – xã

Cấp tổng là đơn vị hành chính trung gian giữa xã và huyện Cấp xã là đơn ;

vị hành chính quan trọng, nên tảng của nhà nước quân chủ

Nhận xét

Cuộc cải cách chính quyền của vua Minh Mạng được xem là cuộc cải cách hành chính lớn trong lịch sử phong kiến Việt Nam Với cuộc cải cách này, lần đầu

Ngày đăng: 19/11/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN