Nền văn minh Trung Hoa là một trong bốn nền văn minh lớn nhất của thế giới thời cổ đại,tuy nhiên, chỉ có nền văn minh Trung Hoa là được duy trì phát triển cho đến ngày nay.Cũng giống như
SỰ RA ĐỜI VÀ HÌNH THÀNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC
Điều kiện tự nhiên và địa lý
Trung Quốc nằm ở phía Đong Châu Á, có diện tích 9.6 triệu km 2 , đứng thứ ba trên thế giới (sau Nga và Canada) Phía Đông giáp với Thái Bình Dương và còn ba mặt còn lại thì giáp với 14 nước láng giềng.
Vùng lãnh thổ Trung Quốc được bồi tụ bởi hàng ngàn con sông lớn nhỏ nhưng trong suốt chiều dài lịch sử của các nước Đông Á này thì hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang mới thực sự là cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.
Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ trung lưu sông Hoàng Hà, sau đó lan toả ra toàn bộ lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang Vùng hạ lưu sông Hoàng Hà lầy lội ẩm ướt, không thích hợp cho đời sống con người, đó là lý do giải thích vì sao nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà chứ không phải vùng hạ lưu.
Sông Hoàng Hà và Trường Giang đã bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ, tuy nhiên cũng thường gây ra lũ lụt, nên công tác thuỷ lợi rất quan trọng Hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển Đông Trung Hoa mang về phía Nam lượng phù sa rất lớn, tạo nên hai đồng bằng lớn nhất Trung Hoa: Hoa Bắc và Hoa Nam – là hai vựa lúa lớn nhất cả nước
Dọc theo chiều bắc - nam của Trung Hoa, 2 con sông Hoàng Hà( dài 5,464 km) phía Bắc và Trường Giang( dài 6,300km) phía Nam đã bồi đắp không ít phù sa cho đất đai vùng này Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp khi mà những công cụ sản xuất còn chưa hoàn thiện.
Vào khoảng đầu thế kỉ XXI TCN, lãnh thổ Trung Quốc cổ đại chỉ là một vùng nhỏ thuộc vùng trung lưu lưu vực sông Hoàng Hà Cho tới thế kỉ III TCN, vùng lãnh thổ ấy được mở rộng dần tuy nhiên phía Bắc cương giới chưa vượt qua Vạn lí trường thành ngày nay và phía Nam chỉ bao gồm một dài đất nằm dọc theo hữu ngạn của sông Trường Giang bây giờ Đến cuối thể kỉ III TCN, sự ra đời của một nhà nước phong kiến thống nhất đã đem đến những vùng lãnh thổ mới, bờ cõi Trung Hoa mới thực sự được mở rộng Và đến thế kỉ XVIII thì lãnh thổ Trung Hoa mới cơ bản được xác định như ngày nay.
Dân cư
Từ rất xa xưa trên lãnh thổ Trung Quốc đã có người nguyên thủy sinh sống Cư dân Trung Quốc ra đời sớm và phát triển rất nhanh chóng, vì vậy, quá trình hình thành và phát triển của các cộng đồng dân cư này diễn ra rất đa dạng và phức tạp.Bằng chứng là ở khu vực Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) (năm 1929), các nhà khảo cổ học đã khai quật được những xương hoá thạch của người vượn có niên đại cách nay chừng 400.000 năm Đặc biệt, người vượn Nguyên Mưu (Vân Nam) phát hiện năm
1977 có niên đại đến 1.700.000 năm. Đại bộ phận cư dân Trung Quốc thuộc chủng Mongoloid, ban đầu được gọi là Hoa Hạ và địa bàn cư trú chủ yếu thuộc khu vực của sông Hoàng Hà Đó là tiền thân của dân tộc Hán sau này Ở phía Tây và Tây Nam là nơi sinh sống chủ yếu của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Tạng, Môn-Khmer Trong khi đó ở phía Bắc và Đông Bắc là nơi lưu trú của các bộ tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Tungutt con cháu của họ sau này là người Mông
Cổ (lập ra nhà Nguyên), Mãn (lập ra triều Mãn Thanh), Choang, Ngô, Nhĩ Nhưng đến thời Tần vào thời nhà Hán, Trung Quốc thống nhất, người Hoa Hạ không những có những sự đồng thuận về lãnh thổ mà còn hợp nhất về sinh hoạt kinh tế, văn hía và tâm lý dần hình thành một dân tộc bình ổn được gọi là Hán tộc, cũng chính là tộc chiếm dân số lớn nhất Trung Hoa.
Hiện nay, Trung Quốc gồm 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm đa số (dân sốTrung Quốc hiện nay khoảng 1,3 tỉ người, người Hán chiếm 94%), sau đó là Mãn,Mông, Hồi, Tạng…Tuy Trung Quốc có nhiều chủng tộc và đa dạng nền văn minh nhưng mỗi thời kỳ lịch sử của mình đều lập ra những triều đại khác nhau và những thành quả văn minh vô cùng độc đáo.
Cở sở kinh tế - chính trị - xã hội
Trung Quốc là một nước có ưu thế về thiên nhiên và cũng như rất thuận lợi về địa hình Điều đó góp phần giúp Trung Quốc trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị và xã hội bậc nhất và gắn kết chặt chẽ với nhau Ngoài ra, vì được ưu ái khi tiếp giáp với hai con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang, được bồi đắp phù sa màu mỡ nên đã tạo nên nơi đây hai trung tâm nông nghiệp trồng lúa nước và lúa khô chính yếu của cả nước Sự phát triển và thống nhất của hai trung tâm bậc nhất này đã tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của các triều đại Trung Quốc và cũng đồng thời làm cho nền văn minh nơi đây trở nên phong phú, đa dạng và lan rộng ra những khu vực rộng lớn.
Trong những buổi đầu của sự nghiệp phát triển, nền công nghiệp phát triển rất yếu ớt, thêm vào đó là sự tồn tại của chế độ tư hữu ruộng đất và hiện hữu dai dẳng của những tổ chức công xã nông thôn, tàn dư của xã hội thị tộc nguyên thủy làm cho tình trạng trì trệ, kéo dài của các nhà nước sơ khai buổi đầu thời kì Trung Quốc cổ đại Vì những đặc thù còn giữ lại của chế độ chuyên chế cũ, vương triều cổ đại của Trung Quốc duy trì chế độ gia trưởng và các hình thức bốc lộc nô lệ trong xã hội phong kiến thêm vào đó, vì trình độ sản xuất còn hạn chế nên không cho phép các quốc gia cổ đại phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ của mình một cách thuần thục và điển hình để tạo nên một lực lượng lao động giống hệt với cái nền văn minh của Ai Cập.
Vì được ưu ái về lợi thế địa hình nên các triều đại tồn tại và phát triển lớn mạnh tạo dựng nên một nền văn minh Trung Quốc vô cùng độc đáo Hoàng Hà là cái nôi đầu tiên của Trung Quốc Chính trên các cơ sở như vậy mà nền văn minh ra đời và phát triển, và cũng chính những yếu tố đó đã ảnh hưởng, chi phối tạo nên những nét đặc thù riêng biệt và đặc trưng của nền văn minh Trung Quốc.
Sơ lược tiến trình lịch sử Trung Quốc cổ đại
Thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ: Đây là thời kỳ đầu và chưa có giai cấp nhà nước nhưng lại có chữ viết, do đó khi tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc thời kỳ này chủ yếu chỉ qua các di tích khảo cổ học và các câu chuyện truyền thuyết nổi tiếng như: thuyết Tam Hoàng – Ngũ Đế có nói tới ba vị “vua” hiền: Nghiêu (Đường Nghiêu), Thuấn (Ngu Thuấn), Vũ (Hạ Vũ), thực chất là thủ lĩnh của những liên minh bộ lạc (Tam Hoàng: Toại Nhân (Thiên Hoàng), Phục Hy (Địa Hoàng), Thần Nông (Nhân Hoàng), Ngũ Đế: Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Trí Cuối Đế Trí xuất hiện ba thánh hiền Ngày nay, Trung Quốc cũng đã làm rất tốt trong công tác quảng bá lịch sử văn minh của nước mình cho các nước xung quanh Thông qua những bộ phim cổ trang và phim hiện tại đều chứa những thông tin liên quan tới lịch sử xa xưa, có thể thấy Trung Quốc rất quý trọng lịch sử của mình Đây cũng là một điểm tốt đáng được noi theo.
- Thời kỳ xã hội có giai cấp và nhà nước hay còn được gọi là thời kỳ Tam Đại: 3 vương triều nối tiếp nhau: Hạ, Thương, Chu
+ Hạ (khoảng thế kỷ XXI TCN đến thế kỷ XVI TCN): là nhà nước cổ đại đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, người thành lập ra nhà Hạ là vua Vũ Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết sử dụng đồng đỏ và cũng chưa có chữ viết Về chính trị: quyền lực chủ yếu phụ thuộc vào nhà vua, ngôi vua trong thời kỳ này được phân chia theo dạng cha truyền con nối Bộ máy nhà nước đã được thiết lập tuy còn đơn giản, có quân đội, nhà tù Cuối thời kỳ nhà Hạ có vua “Kiệt” được nhân dân truyền nhau là bạo chúa trong lịch sử Trung Quốc.
+ Thương (còn gọi là Ân, thế kỷ XVI – XII TCN): Người sáng lập là Thành Thang. Trình độ sản xuất: ở thời kỳ này người Trung Quốc đã dần biết sử dụng những công cụ đồ đồng thau Cũng chính thời kì này chữ viết đã được ra đời, đó là văn tự giáp cốt (ghi trên mai rùa, xương thú) Do lũ lụt sông Hoàng Hà, nhà Thương di chuyển về đất Ân Khư (Hà Nam) nên nhà Thương còn có tên gọi là nhà Ân Cuối nhà Thương cũng có một ông vua tàn bạo là Trụ Vương Chu Văn Vương đã lật đổ vua Trụ, lập nên một nhà nước mới gọi là nhà Chu.
+ Chu (thế kỷ XI – III TCN): chia hai giai đoạn là Tây Chu và Đông Chu
Tây Chu (XI – VIII TCN (771 TCN)): triều Chu đóng đô ở Cảo Kinh ở phía Tây nên gọi là Tây Chu Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, người Trung Quốc đã biết sử dụng công cụ làm bằng sắt Về nông nghiệp: thực hiện chế độ tỉnh điền (chia ruộng đất cho nông dân công xã cày cấy theo hình chữ “tỉnh” Chế độ tỉnh điền đã xuất hiện từ trước nhưng không quá phát triển nhưng đến thời kỳ Tây Chu nó phát triển và hoàn chỉnh hơn) Về chính trị: nhà nước thực hiện chế độ “tông pháp” (chế độ cai trị theo tông tộc, dòng máu): tất cả các nước chư hầu đều là con cháu nhà Chu. Đông Chu (VIII – III TCN): năm 770 TCN, vua Chu dời đô sang Lạc Ấp ở phía Đông, gọi là Đông Chu Gồm 2 thời kỳ: Xuân Thu (722 – 481 TCN) và Chiến Quốc (403 –
221 TCN) Đây là thời kỳ nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu nội chiến triền miên để giành quyền bá chủ, tiến tới thống nhất Trung Quốc Đầu thời Xuân Thu có hàng nghìn nước nhỏ, đến cuối thời Chiến Quốc xuất hiện cục diện Ngũ bá Thất hùng Trong số bảy nước lớn, Tần là nước mạnh hơn cả, đã tiêu diệt 6 nước đối địch, thống nhất Trung Quốc cả về lãnh thổ, chính trị, kinh tế. b Thời kỳ trung đại (221 TCN đến 1840)
Vào năm 221 TCN đó là năm mà Tần Thủy Hoàng lập nên triều đại nhà Tần, năm
1840 là năm xảy ra cuộc chiến tranh thuốc phiện của Trung Quốc và Anh, Trung Quốc từ một nước phong kiến trở thành một nước nửa phong kiến và nửa thuộc địa. Trong suốt 2000 năm đó, Trung Quốc đã phải trải qua các triều đại sau đây:
4 năm Hán Sở tranh hùng
- Thời kỳ Tam quốc: Nguỵ - Thục – Ngô (220 – 280)
Năm 265, một thừa tướng nhà Nguỵ cướp ngôi nhà Nguỵ lập ra nhà Tấn
Thời kỳ Nam - Bắc triều (420 – 581).
Năm 581, Tuỳ cướp ngôi Bắc Chu, đến năm 589, thống nhất Trung Quốc.
- Tống (960 – 1279): Bắc Tống (960 – 1127) và Nam Tống (1127 – 1279)
- Nguyên (1271 – 1368) Năm 1271, Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng đế, đến năm 1279, thống nhất hoàn toàn Trung Quốc.
Trong đó, thời kỳ Tần – Hán là thời kỳ xác lập và củng cố chế độ phong kiến, thờiTuỳ - Đường - Tống là thời kỳ phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc, thời kỳNguyên – Minh – Thanh là giai đoạn suy tàn, khủng hoảng chế độ phong kiến.
NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC
Chữ viết
Từ thời nhà Thương chữ viết đã bắt đầu xuất hiện gọi là văn tự giáp cốt được viết chủ yếu trên mai rùa, xương thú- xương quạt của bò nên được gọi là Giáp cốt văn qua nhiều quá trình biến đổi, ban đầu là Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cô văn, Kim văn Đến thời nhà Tần, sau khi Trung Quốc được thống nhất, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiêu triện Lần đầu tiên được phát hiện vào nưm 1899 tại Ân Khư và đây là loại chữ tượng hình.
Trên cơ sở chữ tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh (gắn liền với hình vẽ có một âm tiết để biểu đạt hình vẽ) Ở di chỉ Ân Khư người ta phát hiện 10 vạn mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt (khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ).
Thời Tây Chu, xuất hiện chữ kim văn (chung đỉnh văn) (chữ viết trên chuông đỉnh) Do việc phân phong ruộng đất cho quý tộc có công, mỗi lần như vậy, vua Chu thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi chép sự việc ấy lên đỉnh Thời Tây Chu còn một loại chữ viết nữa gọi là thạch cổ văn (chữ viết trên đá) Ngoài ra, chữ viết thời Tây Chu còn được khắc trên thẻ tre Các loại chữ viết này gọi chung là chữ “đại triện”, hay “cổ văn”.
Hinh 1 Chữ viết Hán của Trung Hoa thượng cổ
Ngày nay, tuy có nhiều biến đổi nhưng chữ viết của Trung Quốc vẫn được luu truyền tới hiện tại và cũng chính chữ viết của Trung Quốc cũng đặt nền móng cho nhiều quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam.
Văn học
Trung quốc lúc bấy giờ nổi tiếng nhất với hai tác phẩm là Kinh Thi và Sở Từ
Kinh thi là tập thơ đầu tiên và cổ nhất trong lịch sử Trung Quốc Do công trình sáng tác có nhiều tác giả và thuộc nhiều thế hệ khác nhau, phần lớn trong đó thuộc về tầng lớp nhân dân lao động, sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí.
Kinh thi có tất cả 305 bài, gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
+ Phong (Quốc Phong): là dân ca của các nước gồm 160.
+ Nhã gồm Tiểu Nhã và Đại Nhã, gồm 105 bài Tiểu Nhã phản ánh đời sống sinh hoạt của tiểu quý tộc, Đại Nhã phản ánh đời sống sinh hoạt của đại quý tộc.
+ Tụng (40 bài), gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng, Thương Tụng, là những bài thơ do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác, nội dung ca tụng công đức của các triều vua.
Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc Trong hàng ngàn tác giả nổi bật lên ba nhà thơ lớn đó là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí
Hinh 2 Lý Bạch- nhà thơ Đường nổi tiếng uống rượu ngâm thơ của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần…trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất. b Thời phong kiến:
Trung Quốc là nước có kho tàng văn học rất phong phú và có rất nhiều thể loại: thơ, phú, từ, kịch, tiểu thuyết
Thơ Đường là đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca Trung Quốc Trong gần 30 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của hơn 2000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm Không những có số lượng rất lớn mà thơ Đường còn có giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Thơ Đường có hai loại chính: thơ ngũ ngôn (mỗi câu 5 chữ) và thơ thất ngôn (mỗi câu 7 chữ) Trong mỗi loại đó, có 3 thể: cổ phong, luật thi và tứ tuyệt
Cổ phong: thơ tự do, chỉ cần có vần, không giới hạn số chữ số câu
Luật thi: thơ 8 câu, 4 hoặc 5 vần, mỗi câu 5 hoặc 7 chữ, luật bằng trắc đối nhau giữa các chữ trong câu 3-4, câu 5-6, các câu 3 và 2,5, câu 4 và 6,7 phải đúng niên (cùng một luật bằng trắc)
Tứ tuyệt: thơ 4 câu, tuân theo luật bằng trắc, nhưng không đối cũng được
Thơ Đường đặt cơ sở cho nghệ thuật, phong cách cho nền thi ca Trung Quốc các thời kỳ sau này Thơ Đường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca Việt Nam thời trung đại.
Là hình thức văn học kết hợp văn xuôi và văn vần, lời văn gọt giũa công phu, câu trên đối với câu dưới Phú chủ yếu phát triển ở thời Tây Hán với những tên tuổi nổi tiếng: Giả Nghị, Tư Mã Tương Như.
Ra đời vào cuối đời Đường, là một hình thức biến thể của thơ Đường Từ là thơ được phổ vào những điệu nhạc có sẵn Vì vậy mà số câu, số chữ, âm điệu của từ tuỳ thuộc vào các điệu nhạc Do đó các câu thơ của từ dài ngắn không đều nhau, không bị ràng buộc bởi các quy tắc chặt chẽ như thơ Đường Thời nhà Tống, từ phát triển nhất với tên tuổi Tô Đông Pha (Tô Thức).
Hình thức văn học tiêu biểu nhất thời Nguyên, các nhà biên kịch đã sáng tác được khoảng 500 kịch bản, lưu truyền đến nay chỉ còn hơn 100 vở Những tác giả tiêu biểu: Quan Hán Khanh với tác phẩm “Đậu Nga oan” (Nỗi oan của nàng Đậu Nga), “Bái nguyệt đình” (Nhà đón trăng)…; Vương Thực Phủ với tác phẩm “Tây sương ký” (Mái tây)
Quan Hán Khanh (1229? – 1307?), chưa rõ tên thật, hiệu là Dĩ Trai (còn có hiệu là Nhất Trai), người Đại Đô (nay là Bắc Kinh) Ông đã soạn 63 vở tạp kịch, nay chỉ còn
13 vở là có đủ lời hát và nhạc khúc Nổi tiếng là Đậu Nga Oan, Cứu phong trần, Bái nguyệt đình, Đơn đao hội… x
Vở kịch Đậu Nga Oan tố cáo gay gắt chế độ chính trị đen tối đương thời (đời Nguyên), không đảm bảo quyền sống của con người, ca ngợi tinh thần phản kháng của nhân dân, đồng thời thể hiện niềm tin của quần chùng vào sự thắng lợi của công lý.
Sử học
Trung Quốc là một nước rất coi trọng lịch sử, bởi vậy sử học ở Trung Quốc phát triển rất sớm và Trung Quốc có một kho tàng sử sách rất phong phú.
Theo truyền thuyết từ thời Hoàng Đế ở Trung Quốc đã có những sử quan tên là ĐạiNáo, Thương Hiệt Nhưng đó là điều không đáng tin Đến đời Thương, trong các minh văn bằng chữ giáp cốt có chứa đựng một số tư liệu lịch sử quý giá Có thể coi đó là mầm mống của sử học.
Ngay từ thời Tây Chu đã xuất hiện những viên quan chuyên ghi chép sách sử Đến thời Xuân Thu- Chiến Quốc đã xuất hiện những bộ sử đầu tiên như: “Xuân Thu”, “Tả truyện”, “Chiến Quốc Sách”, “Lã Thị Xuân Thu”
Thời Tây Hán, sử học Trung Quốc dần trở thành một lĩnh vực độc lập lúc bấy giờ, mà người đặt nền móng đầu tiên đó chính là Tư Mã Thiên “Sử ký” của Tư Mã Thiên là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc, ghi chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm từ thời Hoàng đế đến thời Hán Vũ đế.
Bắt đầu từ đời Đường cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước gọi là "Sử quán" được thành lập Từ đó về sau các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn Đến thời Minh, Trung Quốc đã biên soạn được 24 bộ sử, về sau thêm vào Tân Nguyên Sử và Thanh sử cảo thành 26 bộ sử Ngoài 26 bộ sử nói trên còn có rất nhiều tác phẩm sử học viết theo các thể loại khác như Sử thông của Lưu Tri Cơ, Thông điển của Đỗ Hữu đời Đường, Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời Tống Đến thời Minh, Trung Quốc đã biên soạn được 24 bộ sử, sau thêm “Tân Nguyên sử” và “Thanh sử cảo” thành 26 bộ sử Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm như: “Sử thông” của Lưu Tri Cơ, “Thông điển” của Đỗ Hữu đời Đường, “Tư trị thông giám của
Tư Mã Quang đời Tống
Thời Minh – Thanh có nhiều bộ bách khoa toàn thư được biên soạn hết sức đồ sộ như:
“Vĩnh Lạc đại điển”, “Cổ kim đồ thư tập thành” và “Tứ khố toàn thư”…Trong đó có nhiều thành tựu về sử học như: “Vĩnh Lạc đại điển”, “Cổ kim đồ thư tập thành”, “ Tứ khố toàn thư”
Nhờ có sử học mà ngày nay chúng ta có thể biết nhiều về lịch sử xa xưa, sử học là nguồn lưu trữ lịch sử đa dạng và phong phú, sử học không chỉ góp nhiều về mặt lịch sử mà nó còn đóng góp nhiều phát minh lớn cho nhân loại.
Khoa học tự nhiên
Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, người Trung
Quốc đã biết phép đếm lấy 10 làm đơn vị.
- Thời Tây Hán, xuất hiện tác phẩm toán học đầu tiên
“Chu bễ toán kinh” Trong tác phẩm này chứa đựng rất nhiều kiến thức: lịch pháp, thiên văn, hình học, số học, đặc biệt đây là tác phẩm toán học sớm nhất của
Trung Quốc đã đề cập đến mối quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông giống như định lý Pitago (của Hy
- Thời Đông Hán lại xuất hiện một tác phẩm “Cửu chương toán thuật” nói về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phương pháp khai căn bậc hai, bậc ba, phương trình bậc 1, số âm, số dương, cách tính diện tích các hình, thể tích các hình khối, diện tích xung quanh và thể tích hình cầu, quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông…
- Thời Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều: Lưu Huy và Tổ Xung Chi là hai nhà toán học nổi tiếng nhất Lưu Huy đã chú giải sách “Cửu chương toán thuật”, tìm được số π (số viên chu xuất) bằng tỉ số 3927 : 1250 = 3,1416 Tổ Xung Chi (429-500) cũng chú thích Cửu chương toán thuật Đặt biết, ông là người sớm nhất thế giới tìm được số π rất chính xác gồm 7 số lẻ nằm giữa hai số 3,1415926 và 3,1415927.
- Thời Đường: nhà sư Nhất Hạnh đã nêu ra công thức phương trình bậc hai, Vương Hiếu Thông soạn “Tập cổ toán kinh”, dùng phương trình bậc ba để giải quyết nhiều vấn đề toán học.
- Thời Tống, Nguyên, Minh lại càng có nhiều nhà toán học hơn, tiêu biểu là Giả Hiến, Thẩm Quát đời Tống Giả Hiến đã tìm ra được phương pháp giải các phương trình bậc cao, Thẩm Quát đã nêu ra cách tính độ dài của cung và dây cung khi đã biết đường kính của vòng tròn và chiều cao của dây cung Thời kỳ Tống, Nguyên, người Trung Quốc đã phát minh ra bàn tính, rất thuận lợi cho việc tính toán. b Thiên văn học và phép làm lịch
Hinh 3 Bài tính toán họcTrung Hoa cổ đại
Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn, người Trung Quốc đã biết quan sát thiên văn (ghi trong sách sử) Đến thời Thương, trong tài liệu ghi bằng chữ giáp cốt đã có chép về nhật thực và nguyệt thực Trong sách Xuân thu cũng có chép trong vòng 242 năm có 37 lần nhật thực, nay đã chứng minh được 33 lần hoàn toàn chính xác Sách Xuân Thu còn chép năm 613 TCN "sao Bột nhập vào Bắc đẩu". Đó là sao chổi Halây được ghi chép sớm nhất trong lịch sử thế giới Chu kì của sao chổi này là 76 năm, sau này người ta biết được sao chổi Halây đã đi qua Trung Quốc
31 lần Thiên Ngũ hành chí sách Hán thư thì chép ngày Ất Mùi, tháng 3 năm 28 TCN,
"Mặt Trời hiện ra màu vàng, có điểm đen lớn như cục sắt hiện ra giữa Mặt Trời"
Nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc là Trương Hành (78-139) Ông đã biết ánh sáng của Mặt Trăng là nhận của Mặt Trời, lần đầu tiên giải thích đúng đắn rằng nguyệt thực là do Mặt Trăng nấp sau bóng của Trái Đất Tác phẩm thiên văn học của ông nhan đề là "Linh hiến", trong đó ông đã tổng kết những tri thức về thiên văn học lúc bấy giờ Trong "linh hiến", ông đã nêu ra những nhận thức đúng đắn như vũ trụ là vô hạn, sự vận hành của hành tinh nhanh hay chậm là do cự li cách quả đất gần hay xa. Ông chế tạo được một dụng cụ đo động đất gọi là "địa động nghi" có thể đo một cách chính xác phương hướng của động đất Nhờ sớm có những hiểu biết về thiên văn nên từ sớm Trung Quốc đã có lịch Tuy nhiên, những công cụ dùng để đo thời gian chủ yếu được sử dụng trong cung phủ, còn phần lớn nhân dân Trung Quốc ngày xưa tính giờ theo lối cổ truyền như căn cứ vào bóng nắng, độ di chuyển lên cao xuống thấp của Mặt Trời, Mặt Trăng, tiếng gà gáy c Y dược học
Nhắc tới Trung Hoa thì phải nhắc tới y dược, những bài châm cứu, những vị thuốc Đông y và chúng cũng được giữ lại cho đến ngày nay.
Thầy thuốc nổi tiếng sớm nhất của Trung
Quốc là Biển Thước, sống vào thời Chiến
Quốc Ông tên thật là Trần Việt Nhân,
Hinh 4 Khám bệnh văn hóa đặc trưng của y dược Trung Hoa biết chữa nhiều loại bệnh, được tôn sùng là người khởi xướng ngành mạch học ở Trung Quốc.
Hoa Đà là thầy thuốc giỏi các khoa nội, ngoại, phụ, nhi và châm cứu, trong đó ngoại khoa là sở trường Hoa Đà đã phát minh ra phương pháp dùng rượu để gây mê trước khi mổ cho bệnh nhân, mổ xong khâu lại, dùng cao dán lên chỗ mổ, gọi chung là trị bệnh bằng phẫu thuật Về sau ông bị Tào Tháo giết chết.
Thời Chiến Quốc đã xuâts hiện một tác phẩm có tựa là “Hoàng đế nội kinh” được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa Quyển sách ấy nêu ra những vấn đề về sinh lý, bệnh lý và nguyên tắc chữa bệnh như “chữa bệnh phải tìm tận gốc”, phải tìm ra mầm móng của bệnh.
Thời Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân Cuốn sách này được dịch ra chữ Latinh và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc Đây không chỉ là một tác phẩm y dược có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật học quan trọng.
Khoa học tự nhiên là một trong nhiều nền phát minh đóng góp cho thế giới nhiều nhất, không chỉ mang một nguồn kiến thức vô cùng lớn mà nó còn được biến đổi và ứng dụng cho đến ngày nay.
Bốn phát minh lớn về Kỹ Thuật
Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung Hoa đã đóng góp cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in Giấy được chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân Nghề in bằng những chữ rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa Từ thế kỉ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng. a Kỹ thuật giấy
Từ thuở sơ khai người Trung Quốc thường ghi chép bằng thẻ tre, lụa, sớm hơn nữa là xưng thú, kim loại, đá.
Sau này ở thời Tây Hán, nhờ sự phát triển của nghề tơ tằm những loại giấy thô sơ bằng vỏ kén con tầm, loại giấy này sần sùi, không phẳng, gai, chủ yếu dùng để gói hàng được ra đời đầu tiên. Ở thời Đông Hán, một hoan viên là Thái Luân đã phát minh ra việc chế tạo giấy có chất lượng tốt hơn bằng nguyên liệu như vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách
Từ đó, kỹ thuật làm giấy của người Trung Quốc được cải tiến thành dây chuyền:
+ bước 1: làm tơi nguyên liệu bằng cách ngâm, dầm, hay nấu, làm cho hồ giấy tách khỏi chất keo, phân tán thành xơ
+ bước 2: khuấy đảo làm cho xơ vụn ra thành hồ
+ bước 3: cho nước vào hồ thành dung dịch rồi bỏ lên sàng, sàng qua sàng lại cho hồ kết thành những tấm mỏng ươn ướt nước
+ bước 4: sấy, phơi, nén, ép thành từng trang.
Cho đến ngày nay công nghệ chế tạo giấy hiện đại không khác phương pháp của người Trung Quốc thời cổ là bao nhiêu. b Kỹ thuật in
Kỹ thuật in đã bắt đầu từ việc khắc chữ trái, trên các con dấu đã có từ đời Tần xa xưa.
- Hiện nay vẫn chưa rõ về kỹ thuật in chính xác ra đời từ bao giờ, chỉ biết rằng đến giữa thế kỷ VII (thời Đường) đã có kỹ thuật in Sử sách có ghi chép vào lúc bấy giờ nhà sư Huyền Trang đã cho in một số lượng lớn phổ hiền tượng để phân phát bốn phương, vì vậy là chậm nhất lúc này Trung Quốc đã phát Hinh 5 Những con dấu in ấn thời cổ đại minh và vận dụng kỹ thuật in ấn Năm 1966, ở Hàn Quốc đã phát hiện ra kinh Đàlani in vào khoảng năm 704 – 751, đây là ấn phẩm cổ nhất trên thế giới Theo nghiên cứu thì kinh này khắc in ở Tây An, vì kỹ thuật in ấn đã được sáng tạo từ thế kỷ VII ở Trung Quốc.
- Kỹ thuật in lúc đầu là bằng ván khắc, quá trình in đại thể như sau: chọn loại gỗ chắc, nhỏ vừa, cưa thành những tấm ván theo quy tắc nhất định, trên đó khắc nổi chữ trái, hoặc hình vẽ trái, sau đó xoa mực, đặt tờ giấy lên in Kỹ thuật in ván khắc tuy khá mất công và tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng công nghệ in lại khá giản đơn, ít tốn kém, lại có thể tái sử dụng nhiều lần nên được dùng rất phổ biến.
- Đến thế kỷ XI, một người dân thường là Tất Thăng, anh đã phát minh ra cách giúp in chữ rời bằng đất sét nung Những con chữ này được xếp lên một tấm sắt vừa phải có phủ sáp, nhựa thông và tro giấy, xung quanh có khung sắt giữ lại, xếp xong đem đun nóng cho sáp chảy ra và cuối cùng dùng một tấm ván ép cho bằng mặt rồi để nguội Như vậy sáp đã giữ chặt lấy chữ và có thể đem in được In xong, lại hơ lửa cho tan chất hồ, gỡ chữ bỏ vào ô gỗ lúc đầu Công nghệ in chữ rời thời này tương đối đơn giản lại có hiệu suất cao, sử dụng và bảo tồn chữ rời tiện lợi, không mất nhiều công sức và mất thì giờ như in bản in cũ.
- Sau đó, Thẩm Quát đã thử dùng chữ gỗ thay thế chữ đất sét nung nhưng chưa có kết quả, đến thời Nguyên, Vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng con chữ rời bằng gỗ.
- Từ thời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Ả Rập rồi truyền sang châu Phi, châu Âu Năm 1448, Guttenbéc (người Đức) đã dùng chữ rời bằng hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh, đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay. c La bàn (kim chỉ nam)
- Từ thế kỷ III TCN, Trung Quốc đã nhận biết được từ tính của đá nam châm và phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”: tư nam được làm bằng sắt có từ thiên nhiên, mài thành hình cái
Hinh 6 La bàn thông dụng nhất trong
1 thìa để trên một cái đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam Tư nam cũng có một số nhược điểm như: sắt có từ thiên nhiên thì rất khó mài, gia công lại phức tạp, dễ mất từ, lại nặng nề, lực ma sát lớn, chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được chính xác nên không được dùng phổ biến Mặc dù vậy, tư nam vẫn được xem là tổ tiên đời đầu của kim chỉ nam.
- Đến đời Tống, thế kỷ XI, người Trung Quốc đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo Họ dùng kim loại là sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu được từ tính rồi dùng kim đó để làm “la bàn” Lúc đầu la bàn còn thô sơ xâu kim nam châm qua cọng rơm, sợi bấc đèn rồi thả trên bát nước được gọi là “thuỷ la bàn”, hoặc treo kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.
- La bàn chủ yếu được các thầy phong thuỷ sử dụng để xem hướng nhà đất, đến cuối thời Bắc Tống thì được sử dụng vào việc đi biển Trước kia, người đi biển thường chỉ nhìn vào mặt trời, mặt trăng và các vì sao mà định phương hướng Gặp ngày mưa gió âm u, không thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao thì rất hay bị lạc đường, va vào đá ngầm hoặc mắc cạn vào bãi cát nổi Lúc đầu, kim chỉ nam chỉ được dùng để bổ trợ cùng với việc xem thiên văn cho người đi biển (đêm xem sao, ngày xem mặt trời, lúc âm u xem kim chỉ nam” Từ Nam Tống trở về sau, kim chỉ nam đã trở thành nghi khí, chỉ hướng chủ yếu của ngành hàng hải, việc xem thiên văn trở thành bổ trợ.
Nhờ có kim chỉ nam, người đi biển vẽ được bản đồ hàng hải và làm sổ tay hàng hải.
Từ đời nhà Nam Tống và đời nhà Nguyên, ngành hàng hải của Trung Quốc vô cùng phát triển, rất cao, đầu đời Minh, Trịnh Hoà đi thuyền xuống Tây Dương đều gắn liền với việc sử dụng kim chỉ nam.
- Nửa sau thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rập rồi sang châu Âu, người châu Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định Nửa sau thế kỷ XVI, la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc, dần dần thay thế la bàn nước. d Phát minh ra thuốc nổ
Phát minh ra thuốc súng (thuốc nổ)
Thuốc nổ Trung Quốc hay còn được gọi là “hoả dược” (thuốc lửa, hay
Hinh 7 Thuốc nổ được chế tạo trong thời ki cổ đại thuốc phát ra lửa), thành phần cơ bản chủ yếu là lưu huỳnh, diêm tiêu và than, ba thứ trộn lại thành thuốc nổ đen là tổ tiên của các loài thuốc nổ.
- Đây là phát minh hết sức ngẫu nhiên của các đạo sĩ thuộc bang phái Đạo gia Khi luyện đan để tạo ra loại thuốc trường sinh bất lão, nguyên liệu được sử dụng là lưu huỳnh, diêm tiêu và than gỗ, nhưng quá trình luyện thường hay gây ra những vụ nổ lớn nhỏ gây ra cháy nhà, bỏng tay, bỏng mặt…nên các thầy thuốc thời ấy hay thường dùng hoả dược để “trị ghẻ lở, sát trùng, chống phong thấp, ôn dịch”, các nhà luyện đan đã ghi lại kinh nghiệm đó để người pha chế lưu ý để đề phòng.
Triết học, tư tưởng, tôn giáo
Bao gồm Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia: Âm dương, bát quái, ngũ hành, là những học thuyết mà người Trung Quốc đã tạo ra từ thời cổ đại để giải thích vũ trụ Họ cho rằng trong vũ trụ này luôn tồn tại hai loại khí không thể nhìn thấy bằng mắt thường được, xâm nhập vào trong mọi vật được gọi là âm và dương ( lưỡng nghi).
Bát quái là 8 yếu tố tạo nên vũ trụ là: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ) Trong Bát quái hai quẻ Càn và Khôn là quan trọng nhất.
Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ Đó là 5 nguyên tố tạo nên vạn vật Các vật khác nhau là do sự pha trộn những tỉ lệ khác nhau, được tạo hoá sinh ra Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ hành rồi sử dụng chúng để giả thích cho mọi biến động của lịch sử xã hội
Từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã bắt đầu có rất nhiều những nhà tư tưởng đã đưa ra những lí thuyết để tổ chức xã hội và giải thích những vấn đề về cuộc sống của nhân dân( Bách gia tranh minh ).
Nho gia: Đại biểu cho phái Nho gia chính là Khổng Tử, trong nhiều bộ phim lịch sử của Trung Hoa cũng đã đề cập đến nhân vật lẫy lừng này Nho gia dạy luôn đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục, ông cho rằng giáo dục giúp con người phát triển tốt hơn, và cũng chính ông được mệnh danh là nhà thông thái lúc bấy giờ Ông luôn chủ trương dạy học cho tất cả mọi người, ở tất cả tầng lớp. Ở thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), Khổng Tử chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư,Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã được trọng dụng và đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo. Đạo gia: Đại diện cho phái Đạo gia có hai nhân vật là Lão Tử và Trang Tử Hai ông đã thể hiện những tư tưởng của mình thông qua hai tác phẩm đó chính là Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh Theo Lão Tử thì “Đạo” chính là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong trời đất Qui luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật trên vũ trụ được ông gọi là “Đức” Lão Tử cho rằng mọi vật sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với nhau và được sắp đặt trước.
Tới thời nhà Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia lại mang nặng tính buông xuôi, xa lánh cuộc đời Họ nghĩ rằng mọi hoạt động cuộc sống của con người đều không thể cưỡng lại “đạo trời”, mọi chuyện đều được trời đất định trước, từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời.
Phái Đạo giáo được sinh ra sau này lại khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong Đạo giáo tôn Lão Tử làm “Thái thượng lão quân” Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng về thần tiên Đạo giáo cho rằng được sống là một việc khá sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.
Trái ngược hoàn toàn với phái Nho gia thì phái Pháp gia chủ trương “pháp trị” coi nhẹ
“lễ trị” Tiêu biểu cho phái Pháp gia chính là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng Theo ý của Hàn Phi Tử thì trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu đối với mọi người, không cần lễ nghĩa Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:
• Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng với mọi người, không phân biệt đó là quí tộc hay dân đen.
• Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền thế, không chia xẻ cho kẻ khác.
• Thuật: đó là thuật dùng người, Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt.Thuật bổ nhiệm là khi chọn lựa quan lại chỉ căn cứ vào tài năng và lòng trung thành,không cần dòng dõi hay đức hạnh Khảo hạch là phải kiểm tra công việc thường xuyên Thưởng phạt thì chủ trương “ai có công thì thưởng, ai có tội thì trừng phạt và thật nặng, bất kể là quí tộc hay dân đen”, mọi người đều bình đẳng trọng thưởng, trọng phạt.
Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV TCN ).Hạt giống tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa Mặc Tử hay còn là người chủ trương “ thủ thực hư danh” Tư tưởng của phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít mộng tưởng Từ đời Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể như trước.
Giáo dục
Từ thời nhà Thương, Trung Quốc đã có chữ viết nhưng việc giáo dục ở thời này vẫn là một ẩn số Tới nhà nhà Chu thì nền giáo dục của Trung Quốc đã có những quy định rõ ràng Trường học ở thời Tây Chu thì được chia ra làm hai loại đó chính là quốc học và hương học.
Trường quốc học bao gồm có Bích Ung và Phán Ung, Bích Ung được coi là trường đại học lúc bấy giờ ở kinh đô Tây Chu, còn Phán Ung là trường đại học thuộc kinh đô của các nước Chư hầu Ngoài ra quốc học còn có các trường tiểu học.
Trường hương học là các trường học ở địa phương Tùy vào các cấp hành chính mà trường học địa phương có các tên gọi sau: thục, tường, tự, hiệu. Đến thời Xuân Thu, nền quốc học của nhà Chu dần bị suy đồi, các trường tư đã bắt đầu xuất hiện Khổng Tử cũng chính là người đầu tiên sáng lập nên trường tư Từ thời Chiến Quốc, Mặc Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử là những người thầy giáo mà có nhiều học trò nhất và cũng từ đó thành lập ra nhiều phái khác nhau Trường học cao nhất thời nhà Hán được gọi là Thái học, được thành lập từ thời Hán Vũ Đế.Các giáo quan dậy ở nơi này lúc bấy giờ được gọi là “Ngũ kinh bác sĩ”, còn học sinh thời Hán được gọi là “ bác sĩ đệ tử”, thời Đông Hán gọi là thái học sinh Nội dung hộc tập chủ yếu của học sinh nơi đây là quyển kinh điển Nho giáo và phương thức dạy học là giảng bài ở những giảng đường lớn Vì số lượng thầy giáo còn hạn hẹp mà
27 học trò lại đông nên chủ yếu là tự học vào mỗi năm sẽ có một kì thi Ai thông được từ một kinh trở lên mới được bổ nhiệm làm quan.
Những địa phương khác cũng có trường quốc lập được gọi là học, hiệu, tường, tự, nhưng các trường học này không được coi trọng lắm Tư học ở dân gian càng ngày càng thịnh hành kể từ nhà Hán.
Thời Tùy-Đường, nền giáo dục Trung Quốc đạt nhiều bước phát triển quan trọng: nhiều trường chuyên nghành đã được ra đời Đó là các trường Quốc tử học, Thái học,
Tứ môn học, Thư học (là học viết chữ), Toán học, Luật học Các trường này đều thuộc một cơ quan giáo dục được gọi là Quốc Tử Giám hay còn được hiểu như là Bộ Giáo Dục ngày nay Ngoài hệ thống giáo dục trên còn có một số trường khác như Hoàng văn quán, Quảng văn quán, trường y học, trường Thiên văn học.
Thời Tống trường Thái học còn đặt ra chế độ có mục đích giúp thi cử lên được nghiêm túc bao gồm Ngoại Xá, Nội xá và Thượng xá, chế độ này gọi là “ chế độ tam xá” Những học sih khi mới vào trường Thái học gọi là Ngoại xá xinh, sau kì thi năm nhất thì những người đạt thành tích loại nhất nhì và có đức hạnh sẽ được lên Nội xá. sau 2 năm, Nội xá sinh sẽ được thi tuyển lên Thượng xá, tốt nghiệp Thượng xá vào loại ưu tú cũng tương đương như Tiến sĩ.
Bên cạnh trường quốc học còn có rất nhiều trường dân lập do các học giả nổi tiếng thành lập được gọi thư viện Số lượng học sinh theo học tập ở đây cũng rất đông, có một số thư viện đã thu hút hàng ngàn học sinh đến học tập.
Sau cuộc chiến tranh thuốc phiện, đến cuối thế kỉ XIX, nhà Thanh học tập phương Tây để bắt đầu mở một số trường học kiểu mới như Kinh sư đông văn quán, Giang Nam thiết lộ học đường Đầu thế kỉ XX nhà Thanh đã tuyên bố thực hiện đường lối chính trị mới có tên tân chính Mà từ nội dung quan trọng của tân chính đó là việc cải cách chế độ giáo dục lúc bấy giờ Từ đó các trường học kiểu cũ đã dần bị thay thế bởi các trường kiểu mới.
Hinh 11 Bức tranh phát họa lại ki thi tuyển cổ đại b Khoa cử
Tuy nền giáo dục từ thời Hán đến thời Nam Bắc triều của Trung Quốc luôn không ngừng phát triển nhưng ở thời kì này vẫn chưa có khoa cử.
Tuy ở thời Hán ở trong các trường học có tổ chức các kì thi hàng tuần, hàng tháng, hàng năm nhưng chỉ là kiểm tra năng lực của học viên chứ không có cuộc thi nào mang tính quốc gia Và tuyển chọn nhân tài trong nước, thời Hán thi hành chính sách được gọi là “sát cứ” nghĩa là giao cho các quan địa phương khảo sát và tiến cử các ứng viên có tài đức trong khu vực mình đang cai trị Những người được ứng cử thường được gọi là: hiếu liêm, mậu tài, hiền lương, phương chính
Những biện pháp sát cử và cửu phẩm để nhận biết nhân tài cũng khó mà tránh khỏi những tiêu cực Thông thường chỉ có những con cháu dòng tộc, con của quan lại được tiến cử, còn những người khác rất ít được tiến cử. Đến thời Đường, số lượng khoa thi càng nhiều, bao gồm: Tú Tài, Minh Kinh (tất hiểu rõ về kinh sách), Minh Pháp (tất nắm rõ pháp luật), Minh Toán (nắm rõ toán học), Minh Thư (có tài viết chữ) Nhưng trong đó quan trọng nhất có hai khoa là Tiến sĩ và Minh Kinh ( Tiến sĩ cao hơn Minh Kinh) Ở thời Đường chỉ có đỗ tiến sĩ mới có tư cách để được làm quan, còn muốn ứng tuyển quan chức phục vụ cho triều đình thì phải trải qua kì thi tuyển của Bộ Lại, nếu trúng tuyển mới có thể trở thành quan lại. Thời Tống tương đối giỗng thời Đường nhưng có thêm một số quy định mới: + Nội dung thi đặt nặng về kinh nghĩa (thời Đường chú trọng và chỉ thi về thơ phú) + Từ thời Đường đến đầu thời Tống thì có chế độ 2 năm thi 1 lần, sau biến đổi thành
Hinh 12 Hán phục cổ đại
+ Tiến sĩ được chia ra làm 5 cấp: nhất giáp, nhị giáp, tam giáp, tứ giáp, ngũ giáp. Nhưng từ thời Nguyên về sau chỉ chia làm 3 cấp, nhất giáp chỉ có duy nhất 3 người.
+ Điện thí, đã có từ thời Đường, nếu không thi đậu Điện thí đồng nghĩa với việc trượt Tiến sĩ Từ thời Tống trở về sau, Điện thí không đánh hỏng nữa, thêm vào đó nếu đỗ thì có thể làm quan không cần thi tuyển ở Bộ Lại nữa.
+ Phổ cập thêm kì thi Hương, nếu thi Tiến sĩ không đậu thì phải thi Hương thêm 1 lần nữa.
Thời Minh-Thanh: Đến thời kì này, chế độ thi cử ngày càng chặt chẽ hơm trước Cấp thi gồm có: Thi viện, thi Hương, thi Hội và cuối cùng là thi Điện.
Trang phục
Các tầng lớp khác nhau trong xã hội, vào những thời kỳ khác nhau, đều mang trong mình những xu hướng phục trang khác nhau, màu vàng là biểu tượng màu sắc thường được dành riêng cho hoàng đế Lịch sử phục trang của Trung Hoa trải qua hàng trăm năm lịch sử với những cải cách đa dạng và đầy màu sắc nhất Trong triều đại nhà Thanh, là triều đại huy hoàng cuối cùng của Trung Quốc, đã xảy ra những thay đổi về trang phục rất đột ngột và ấn tượng, quần áo của thời đại trước nhà Thanh được gọi là Hán phục (thường xuất hiện trong các bộ phim cổ trang ngày nay) hoặc trang phục Trung Hoa truyền thống nhà Hán Nhìn chung bhiều biểu tượng như phượng hoàng được sử dụng cho mục đích trang trí cũng như kinh tế.
Ẩm thực
Sự đa dạng, phong phú của nền ẩm thực Trung Quốc chủ yếu đến từ việc các hoàng đế triều đại tổ chức những bữa tiệc với 100 món mỗi bữa ăn Vô số các nhân viên nhà bếp hoàng gia và phi tần cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị và thực hiện chế biến thức ăn Theo thời gian, nhiều món ăn trở thành một phần văn hóa hàng ngày không thể thiếu của người dân.
Một số các nhà hàng cao cấp nhất hiện nay cũng có những công thức nấu ăn gần với thời kỳ triều đại các vua chúa gồm nhà hàng Phòng Sơn ở Công viên Bắc Hải tại Bắc Kinh và Oriole Pavilion Có thể nói rằng, tất cả các chi nhánh nhà hàng Hồng Kông dù theo phong cách ẩm thực hoặc thậm chí là phong cách Mỹ thì theo một cách nào đó vẫn mang có nguồn gốc màu sắc từ văn hóa các triều đại Trung Hoa cổ đại.
Hinh 13 Ẩm thực đa dạng của Trung Hoa