1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận kết thúc học phần tố tụng hình sự nội dung ý nghĩa sự thể hiện của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm và việc hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc này

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, sinh viên chọn đề tài “Nội dung, ý nghĩa, sự thê hiện của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tr

Trang 1

Nội dung, ý nghĩa, sự thể hiện của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xứ được bảo đảm” và việc hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu qHả áp

Trang 2

MỤC LỤC

CHUONG I: MOT SO VAN DE CHUNG CUA NGUYEN TAC “TRANH TỤNG

2 Nội dung của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm?” 3 3 Sự thể hiện của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” 4 4 Ý nghĩa của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” 6

CHƯƠNG II: THỰC TIỀN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC “TRANH TỤNG TRONG

Trang 3

nào được định hướng rõ ràng hơn Nguyên tắc này đã đảm bảo được tính công khai, công bằng trong các phán quyết của Tòa án, góp phần bảo vệ quyền con người trong tô tụng hình sự Đồng thời, đây cũng là nguyên tắc góp phần vào xây dựng nhà nước pháp quyền và là những tư

tưởng chỉ đạo đề hoàn thiện pháp luật hình sự

Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, sinh viên chọn đề tài “Nội dung, ý nghĩa, sự thê hiện của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam và việc hoàn thiện pháp luật dé nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc này” làm đề tài cho tiểu luận kết thúc học phần Luật tố tụng hình sự Đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực đôi với Việt Nam, góp phần trực tiếp vào hoạt động tô tụng Song do hạn chế về mặt kiến thức cũng như giới hạn bài viết nên bài tiêu luận chỉ tập chung vào

những vấn đề cơ bản nhất của đề tài

Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là làm sáng tỏ nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đám” Trên cơ sở đó, đánh giá thực tiễn việc hoàn thiện pháp luật, từ đó đưa ra những đề xuất để nâng cao hiệu quả áp dụng

Đề thực hiện được mục đích này, bài tiểu luận đã trả lời những câu hỏi:

- _ Khái niệm tranh tung la gi?

- Nguyên tac “Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” thể hiện trong Bộ luật to tung hinh sự 2015 như thế nào?

- _ Một sô thực tiễn áp dụng của nguyên tắc và đề xuất

Bài tiêu luận được thực hiện chủ yêu dựa trên phương pháp tông hợp, phân tích dựa trên các tư liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu và dựa trên nền tảng cơ sở luận của phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Bài tiêu luận gồm 2 chương:

Trang 4

- _ Chương I: Một số vấn đề chung của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” - _ Chương II: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”

Trang 5

CHƯƠNG I: MOT SO VAN ĐÈ CHUNG CUA NGUYEN TAC “TRANH TUNG

TRONG XÉT XU DUOC BAO DAM

1 Khai niém tranh tung

Có nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm về tranh tụng, tranh tụng xuất hiện lần đầu là bắt nguồn từ ý tưởng của nhà triết học Hy Lạp — Plato Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có

một định nghĩa chính xác, cụ thê về khái niệm này, bởi lẽ pháp luật tố tụng hình sự và quá trình

tố tụng ở mỗi quốc gia là khác nhau Theo một số định nghĩa thì tranh tụng được hiểu là “quá trình” đưa vụ việc ra Tòa án đề đưa ra phán quyết hoặc là “quy trình” đưa một cuộc tranh luận giữa mọi người hay một nhóm người ra trước Tòa Một định nghĩa khác về tranh tụng là “một thủ tục hoặc biện pháp pháp lý tiến hành chống lại một người”, còn Lawrence M Friedman nhắc đến khái niệm này theo một cách hiểu thông thường là hoạt động tranh luận tại Tòa án! Như vậy, từ những định nghĩa và quan điểm nêu trên có thê hiểu tranh tụng theo nghĩa rộng là hoạt của các bên tham gia tổ tụng hình sự; các bên bình đăng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ đề bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm của phía

đối lập Bên cạnh đó, tranh tụng còn được xét dưới góc độ là một nguyên tắc cơ bản của tổ tụng

hình sự Nguyên tắc tranh tụng có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ hoạt động tô tụng, là “những tư tưởng chỉ đạo, nguyên lí, các định hướng chi phối toàn bộ quá trình tổ tụng” và đảm bảo tính khách quan xuyên suốt quá trình từ khi xét xử đến khi kết thúc Đặc biệt nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” co thé coi là nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật tô

tụng hình sự ở nước ta

2 Nội dung của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”

Thứ nhất, các cht thé tiễn hành tố tụng và chủ thê tham gia tô tụng bình đăng trong quá trình giải quyết vụ án Quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ giữa các bên được thực

hiện bình đăng xuyên suốt từ khởi tố đến giai đoạn truy tô, xét xử Khi thực hiện tranh tụng thi

bên bị buộc tội có quyền được biết về chứng cứ, lập luận của bên buộc tội, đồng thời cũng phải

đưa ra những cứ của mình dé phan bac lại, và ngược lại Tòa án thực hiện chức nang xét xử và

đảm bảo cho tranh tụng được công bằng

Thứ hai, các điều kiện dé tiễn hành hoạt động tranh tụng phải đầy đủ, hợp pháp; phiên

tòa phải bảo đảm sự có mặt đầy đủ của các thành phần tham gia trừ trường hợp đặc biệt hoặc đo trở ngại khách quan

Trang 6

Thứ ba, chứng cứ và các tình tiết áp dụng để giải quyết các vấn đề của vụ án đều phải

được xem xét, tranh luận làm rõ tại phiên tòa

Thứ tư, kết quả tranh tụng tại phiên tòa là cơ sở để tòa án ra bản án và các quyết định

của mình”

3 Sự thể hiện của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”

Nguyên tắc tranh tụng lần đầu tiên được ghi nhận trong một văn bản pháp lý đó là Hiến

pháp 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015 (Điều 26) đã đánh dấu một bước tiễn mới

trong xây dựng pháp luật tô tụng hình sự tại Việt Nam Cụ thể, nguyên tắc “Tranh tụng trong

xét xử được bảo đám” được thể hiện tại Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015 như

sau:

Thứ nhất, trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tô, xét xử, các chủ thê tiễn hành tổ tụng và chủ thê tham gia tô tụng đều có quyền bình đăng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng

cứ, đưa ra yêu cầu đề làm rõ sự thật khách quan của vụ án Như vậy, Điều 26 đã quy định về

thời điểm xuất hiện tranh tụng là “trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố” Đã có rất nhiều ý

kiến xoay quanh về vấn đề thời điểm xuất hiện, có những ý kiến cho rằng tranh tụng xuất hiện

sau khởi tổ vụán — và kết thúc khi bản án có hiệu lực, quan điểm khác lại cho rằng tranh tụng

chính là tranh luận tại tòa) Tuy nhiên, dù tranh tụng và tranh luận có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau với không đồng nhất với nhau bởi lẽ tranh luận chí là một hoạt động trong quá trình tranh

tụng Khi nhìn nhận vào bản chất của tranh tụng là tranh tụng luôn gắn liền với hoạt động tài

phán thì quá trình to tung chi tiễn hành khi có sự có mặt đầy đủ các chủ thê thuộc bên bào chữa, buộc tội và xét xử Với cách nhìn nhận này thì Bộ luật to tụng Hình sự 2015 đã mở rộng

phạm vi và xác định rõ hơn về thời điểm tranh tụng

Điều 26 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 cũng đã có quy định cụ thể về chủ thê tranh tụng trong tô tụng hình sự đó là “Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tô tụng khác”, các chủ thể này đều có quyền bình đăng trong quá trình

giải quyết vụ án Viện Kiểm sát là chủ thê thực hiện chức năng buộc tội, còn người bào chữa, bị

cáo là chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội Tòa án ở trung lập, xem xét và đánh giá quá trình tố tụng một cách khách quan, đưa ra phán quyết công bằng và trong quá trình tranh tụng không

2 Nguyễn Ngọc Chí, Lê Lan Chỉ; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam:; nxb Đại học quốc gia Hà Nội; 2019

3 Theo Phạm Tiến Đại; Bàn về nguyên tắc tranh tung trong Bộ luật Tá tụng Hình sự 2015; Tạp chí Tòa án Nhân dân Điện

Trang 7

làm ảnh hưởng đến các quyết định của các bên Bên bào chữa có quyền, nghĩa vụ và địa vị pháp lý ngang bằng với bên buộc tội Các bên đều có quyền thu thập, đánh giá chứng cứ và đưa ra yêu cầu làm rõ tình tiết cho việc tham gia tô tụng của mình Đồng thời, bên bị buộc tội hoặc

người bị bắt, giữ có quyền được biết lý do mình bị khởi tố hoặc có quyền yêu cầu lý do bị

bắt, giữ Đặc biệt, tại Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 còn quy định về quyền, nghĩa vụ của

người bảo chữa (Điều 73) và quyền lựa chọn người bào chữa của người bị buộc tội (Điều 75) Theo đó, người bào chữa có một số quyền cơ bản như: được đề nghị thay đối người có thâm quyên tô tụng, người giám định, người phiên dịch ; đưa ra yêu cầu đề nghị hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; đưa ra yêu cầu triệu tập người làm chứng; có mặt trong hoạt

động đối chất; gặp, hỏi người bị buộc tội

Thứ hai, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án chuyên đến Tòa án đề xét xử phải đầy đủ

và hợp pháp, phiên tòa xét xử phải có mặt đầy đủ các thành phần tham gia trừ trường hợp đặc biệt và Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình, tranh tụng dân chủ, bình đăng Mục đích của việc đưa ra những chứng cứ hợp pháp, hạn chế sử dụng chứng cứ sai sự thật là do Tòa án sẽ ra quyết định dựa trên các cơ sở bằng chứng, tài liệu của các bên, từ đó Tòa án sẽ ra bản án chính xác, xét xử đúng người đúng, tội đúng, pháp luật Phiên tòa phải có mặt đầy đủ của các thành phần tham gia là để đảm bảo cho chất lượng tranh tụng tại phiên tòa Bởi lẽ có một số trường hợp quá ít người đến tham gia tố tụng hoặc quá đông người đến tham gia tô tụng nhưng những người cần triệu tập thì không đến, cũng không có lý do chính đáng, điều này dẫn đến việc phiên tòa phải hoãn và làm gián đoạn, chậm trễ quá trình t6 tụng Tòa án phải tạo điều kiện cho phiên tòa diễn ra dân chủ, bình đăng, tại phiên tòa sẽ không xảy ra những trường hợp vi phạm pháp luật như dùng bạo lực đề làm sai

Trang 8

Thứ tr, bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiêm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa Quá trình đối đáp giữa các bên thể hiện sự phản đối hoặc đồng ý với quan điểm, chứng cứ của phía bên kia Tòa án là cơ quan xét xử sẽ đánh giá một cách toàn diện các chứng cứ, các tình tiết của vụ án hình sự đề đưa ra những nhận định làm rõ bản chất vụ án, đưa ra phán quyết nghiêm minh, công bằng

4 Ý nghĩa của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”

Thứ nhất, nguyên tắc này đã thể hiện chính sách pháp luật Tổ tụng Hình sự hiện nay của

Đảng được ghi nhận tại các nghị quyết, Hiến pháp 2013 cũng như hàng loạt các văn bản khác

Thứ hai, vì xét xử là hoạt động trọng tâm của to tụng hình sự nên với sự xuất hiện của

nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” thì đã góp phần quan trọng trong định hướng, xây dựng pháp luật Tổ tụng Hình sự và góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Thứ ba, nguyên tắc tranh tụng này giúp đảm bảo sự thật vụ án thông qua các giai đoạn

trong quá trình tố tụng, đảm bảo cái nhìn toàn diện, khách quan của vụ án

Nhìn chung, sự ra đời của nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” quy

định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đã mở ra một hướng đi mới cho quá trình tổ tụng của

Việt Nam Nguyên tắc này đã đặt ra những quy định cụ thể từ thời điểm đến các chứng cứ và bản án, giúp hoạt động xét xử được diễn ra thuận lợi Bên cạnh đó, nguyên tắc này đã đảm bảo tính mình bạch, khách quan trong xét xử, bởi lẽ không bên nào được nắm giữ quyền lực cao nhất, không bên nào có ưu thế hơn bên nào Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn thì nguyên tắc này vân có một số bắt cập mà sinh viên sẽ đề cập ở Chương HÏ bài tiểu luận này

CHƯƠNG II: THỰC TIỀN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC “TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐÁM”

1 Thực tiễn áp dụng

4Sdd

Trang 9

Nhìn chung, thực tiễn áp dụng nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” vào

hoạt động xét xử của nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định Tại các phiên tòa xét xử, Hội đồng xét xử đã tạo điều kiện để các hoạt động của phiên tòa diễn ra kịp thời, công khai,

đồng thời tạo điều kiện cho bên bị buộc tội trình bày quan điểm của bản thân và cho họ thực

hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình Các Tòa án đã làm tốt việc hướng dẫn các bên thực hiện

nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án và tăng cường phối hợp với các cơ quan nhằm giải quyết tốt vụ án Các quyết định, bản án của Tòa án cũng đảm bảo tính khách quan công bằng, đảm bảo đúng pháp luật Theo thống kê, chất lượng tranh tụng của Tòa án, đặc biệt là các Tòa án cấp tỉnh đã có những sự thay đổi tích cực, số bản án bị hủy vì vi phạm về thủ tục và

việc áp dụng pháp luật đã giảm dần: năm 2013 số lượng bản án bị hủy bỏ so với các bản án đã

tuyên là 3%, tiếp theo là năm 2018, 2019 tỉ lệ này đã giảm xuống 1,14% và 1,09%

Bên cạnh những thành tựu này thì việc áp dụng nguyên tắc vào hoạt động tô tụng vẫn

còn một số bật cập sau:

Bộ luật tô tụng Hình sự 2015 dù đã bố sung các quy định để đảm bảo quyên bình đăng của các bên trong xét xử, tuy nhiên trong một số tình hình thực tế sự bình đăng này vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn bởi lẽ quyền của người tiễn hành tô tụng vẫn được coi trọng hơn bên bị buộc tội và người bào chữa Ngoài ra, quyền bình đăng của bị cáo và các chủ thê khác cũng chưa được đảm bảo Bởi lẽ khi bị cáo vắng mặt do cố tình mà không vì trường

hợp khách quan thì có thé bị áp giải, nêu bỏ trốn thì bị truy nã, nhưng đối với các chủ thê khác

như người có quyền, nghĩa vụ liên quan thì chưa có quy định cụ thê về vấn đề này

Những điều khoản tại Bộ luật tô tụng Hình sự 2015 có một số điểm chưa phát huy được

hết quyền, nghĩa vụ của người bào chữa Người bào chữa có quyền gặp gỡ, hỏi người bị buộc tội; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tô tụng thu thập chứng cứ, giám định bỗ sung; xem biên bản hoạt động tô tụng, quyết định tô tụng liên quan đến người mà mình bào chữa Tuy nhiên, người bào chữa muốn được hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can thì phải có sự đồng ý của người tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, như vậy nêu người có thâm quyền không đồng ý thi việc lấy thông tin đề phục vụ phiên tòa của người bào chữa sẽ gặp khó khăn Bên cạnh đó, các quy định cũng chưa cụ thê về những trường hợp nảo thì người có thâm quyền đồng ý và không đồng ý cho người bào chữa hỏi, vậy có phải việc đồng ý sẽ dựa vào thái độ của người có thẩm

5 Võ Quốc Tuần: Bảo đảm quyền bình đẳng của bị cáo trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân đân ở Việt Nam

hiện nay; Ân phẩm tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 03+04; Tháng 2/2021

7

Trang 10

quyền đối với người bào chữa hoặc bị can hay không? Khi muốn có mặt đề lấy lời khai thì cũng phải được các quan này báo vẻ thời gian, địa điểm, nếu người bào chữa không được thông báo thì cũng đồng nghĩa với việc không có cơ hội có mặt khi các cơ quan tiễn hành hoạt động điều tra Ngoài ra, hoạt động tham gia tranh tụng của luật sư trong phần xét hỏi và tranh luận

vẫn còn bị hạn chế: luật sư trong khi hỏi, tranh luận thường bị chủ tọa phiên tòa ngắt lời, như vậy ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng tranh luận của người biện hộ”

Nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đám” có quy định về việc mọi chứng cứ đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa nhưng trong thực tiễn xét xử thì Hội đồng xét xử chưa thực sự chú ý đến những tình tiết chứng cứ của vụ án Bên xét xử vẫn chưa làm tròn nhiệm vụ đánh giá các chứng cứ, lời khai nên những tài liệu, chứng cứ mà có lợi cho bên bị buộc tội cũng không có ý nghĩa Đặc biệt, việc không đánh giá rõ ràng các bằng chứng

được đưa lên trước Tòa thì sẽ tạo ra mâu thuẫn trong vụ án, dẫn đến các phiên tòa sẽ mat thoi

gian để hoãn và điều ra lại

2 Một số đề xuất

Thứ nhất, cần bô sung những quy định cụ thê hơn về thực hiện nghĩa vụ theo giấy triệu tập của những người tham gia tô tụng khác để đảm bảo nguyên tắc bình đăng trong xét xử của bị cáo và những người tham gia khác

Thứ hai, cần cân nhắc một số quy định về quyền và nghĩa vụ của người bảo chữa đồng thời nâng cao nhận thức của các cơ quan khác về thực hiện nguyên tắc trang tụng, để những cơ quan đó có thể nhận thức được vai trò của mình trong quá trình tô tụng và tạo điều kiện hợp lý để người bào chữa tiếp cận được với các chứng cứ, thông tin có lợi cho việc bào chữa cho phiên tòa

Thứ ba, cần bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực của các chủ thê tham gia tô tụng, cụ thể là: Kiểm sát viên, Thâm phán, và người bào chữa Đề việc thực hiện nguyên tắc “Tranh

tụng trong xét xử được bảo đảm” có hiệu quả thì việc nâng cao chất lượng cán bộ của những

đội ngũ này là cần thiết Qua đó tình trạng những bản án vi phạm pháp luật hoặc oan sai sẽ được giảm thiểu

6 Lê Minh Đức, Thực hiện pháp luật về quyén, nghĩa vụ của Luật sự trong hoạt động 16 tụng hình sự ở Việt Nam hién nay;

Ngày đăng: 08/08/2024, 21:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w