CHƯƠNG MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tàiKể từ khi thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đãlãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành những thắng lợi vĩ đại: Đưa đất nước ta t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Họ và tên MSSV Đánh giá thái độ tham gia
Lê Quang Phú Quí 20150247 Xuất sắc
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Họ và tên MSSV Đánh giá thái độ tham gia
Lê Quang Phú Quí 20150247 Xuất sắc
Trang 3ĐÁNH GIÁ QUYỂN TIỂU LUẬN
(Dùng cho giảng viên hướng dẫn)
Nhận xét của giảng viên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:Ban giám hiệu trường Đại Học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM vì đã đưa mônLịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vào chương trình đào tạo và tạo điều kiện về cơ sở vậtchất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìmkiếm, nghiên cứu thông tin
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - cô Trần Thị Châu đã giảng dạy tận tình, chi tiếtđể chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này Sự nhiệt huyết vàtận tâm của cô trong từng bài giảng luôn là động lực thúc đẩy chúng em trong quá trìnhhọc tập và rèn luyện Những kiến thức cô truyền đạt chính là hành trang quý báu củachúng em trong hành trình dài phía trước Bài tiểu luận là quá trình đúc kết sự tìm hiểucủa chúng em về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản ViệtNam
Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song cũng khó có thểtránh khỏi những sai sót Chúng em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của cô đểbài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô và xin chúc cô luôn mạnh khỏe,hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!
Trang 52.1.1 Tình hình cách mạng trong nước 4
2.1.2 Tình hình cách mạng trên thế giới 4
2.2 Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc [2] 5
CHƯƠNG 3 NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ NHỮNG ĐIỀU KIỆN VỀ CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN [3] 73.1 Về tư tưởng [4] 7
3.2 Về tổ chức 9
3.3 Về chính trị 10
CHƯƠNG 4 NGUYỄN ÁI QUỐC CHỦ TRÌ VÀ HỢP NHẤT CÁC TỔ CHỨC CỘNG SẢN THÀNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 124.1 Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong thời gian từ 6/1929 đến 9/1929 124.2 Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng 12
4.3 Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng [1] 13
Trang 6CHƯƠNG 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài
Kể từ khi thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đãlãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành những thắng lợi vĩ đại: Đưa đất nước ta từ mộtnước theo chế độ thuộc địa nửa phong kiến trở thành nước một nước độc lập; đất nướctiến vững chắc trên con đường đã chọn - Độc lập dân tộc gắn liền Chủ nghĩa xã hội
Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định:“Công tác dân vận được chú trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm “dân là gốc”, là chủthể của công cuộc đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn;mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng cường” Theo chiềungược lại, mỗi người dân phải có trách nhiệm nâng cao ý thức chính trị và hiểu được tầmquan trọng về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt cảnh giác với chiến lược “diễnbiến hòa bình” của các thế lực thù địch trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tếsâu rộng hiện nay
Để hiểu được một cách sâu sắc và đi vào được bản chất của vấn đề, theo quan điểmcủa chủ nghĩa Mác-Lênin, phải có cái nhìn biện chứng khách quan và đi từ nguồn gốcra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong những năm tháng lịch sử, Đảng ra đời cũngchính là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, gắn liền với quá trình hoạt độngkhông mệt mỏi của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc Vì thế, nhóm tác giả chọn đề tài:“Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam” để nghiêncứu và từ đó làm rõ hơn về nguồn gốc ra đời của Đảng cũng như vai trò và sự cần thiếtvề sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
• Hình thành và hệ thống hóa các dấu mốc và sự kiện lịch sử của Nguyễn Ái Quốcliên quan đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
• Phân tích và làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Đảng Cộng sảnViệt Nam
1.3 Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam không chỉ là việc tìm hiểu về một cá nhân quan trọng trong lịch sử, mà
Trang 7còn đặt ra những tri thức cần thiết để hiểu rõ hơn về cách mạng Việt Nam Bài tiểu luậnnày phản ánh sự quan trọng của ông trong việc định hình tư duy chính trị, nhân văn, vàtầm nhìn chiến lược cho sự phát triển của Đảng và quốc gia.
Nguyễn Ái Quốc, qua các giai đoạn và biến hóa của cuộc đời, đã tạo ra những ýtưởng, hướng đi và nguyên tắc cơ bản cho Đảng Cộng sản Việt Nam Việc phân tích vaitrò của Người không chỉ là việc xem xét về một người lãnh đạo, mà còn là việc khámphá về tầm ảnh hưởng sâu sắc của ý chí cách mạng, triết học chính trị, và lý tưởng nhânvăn mà ông góp phần xây dựng
Bài luận này có ý nghĩa thực tiễn bởi nó làm sáng tỏ sự tương tác phức tạp giữa conngười và lịch sử Nó không chỉ là việc hồi tưởng về quá khứ, mà còn đưa ra những bàihọc rõ ràng cho hiện tại và tương lai Qua việc tìm hiểu về Nguyễn Ái Quốc, chúng tacó thể nhận thức rõ hơn về những nền tảng lý luận, những nguyên tắc cách mạng đã hìnhthành và thúc đẩy sự phát triển của Đảng, từ đó rút ra những bài học quý báu, áp dụngvào thực tiễn xã hội và chính trị hiện nay
3
Trang 8CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁI QUỐC TÌM KIẾM VÀ LỰA CHỌN
CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN2.1 Hoàn cảnh
2.1.1 Tình hình cách mạng trong nước
Từ cuối thế kỷ XIX, Pháp tiến hành xâm lược nước ta Ngay cả khi triều Nguyễndần từ bỏ chủ quyền quốc gia cho Pháp, nhiều phong trào yêu nước vẫn diễn ra Trong đócác phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến tiêu biểu là các phong trào CầnVương; Cuộc khởi nghĩa Yên Thế Ngoài ra còn có phong trào yêu nước theo khuynhhướng dân chủ tư sản như phong trào Đông Du; phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục;phong trào Duy Tân; phong trào chống thuế ở Trung Kỳ
Thế nhưng các phong trào này đều không thành công Nguyên nhân chính là chưacó một tổ chức lãnh đạo đáp ứng đúng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dântộc và những hạn chế về giai cấp, đường lối chính trị Hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ,chưa tập hợp rộng rãi được lực lượng dân tộc Song đó lại tạo cơ sở xã hội thuận lợi choviệc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh
Nhìn thấy được con đường cứu nước của những nhà yêu nước đã lâm vào bế tắc,Nguyễn Ái Quốc quyết tâm rời quê hương đi tìm con đường cứu nước mới, tìm conđường giải phóng dân tộc
2.1.2 Tình hình cách mạng trên thế giới
Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi Nhà nước của liên minhcông – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsơvích Nga ra đời Chứng tỏ quá trình hiệnthực hóa của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời mở đầu một thời đại mới “thời đại cáchmạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽphong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nêu tấm gương sáng trong việc giải phóngcác dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: "Cáchmạng tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷnay."
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời gắn với vai trò sáng lập củaLênin Sự xuất hiện của Quốc tế III thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của phongtrào cộng sản và công nhân thế giới Sơ thảo lần thứ nhất, những Luận cương về vấnđề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế cộng sản(1920) đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra conđường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản
Đối với Việt Nam, Quốc tế cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá
Trang 9Chủ nghĩa Mác – Lênnin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc nhấnmạnh “An Nam muốn làm cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế.”
2.2 Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc [2]
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Trên lộ trình tìmđường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy và tìm ra được những vấn đề có ý nghĩatrong việc giải phóng dân tộc qua các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới Ngườinhận ra sâu sắc những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời Mặc dù khâm phụclòng yêu nước nhưng Người không đồng ý đi theo con đường cứu nước của họ Và ở đây,Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua hạn chết về tầm nhìn để tìm cho dân tộc mình một conđường cứu nước khác Người đã thấy được cách mạng dân chủ tư sản không thể đưa lạiđộc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung và nhân dân Việt Namnói riêng Người lựa chọn con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tếCộng sản
Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp Khi cách mạng tháng Mười Nga thànhcông, Người tham gia các hoạt động chính trị sôi nổi Và vào tháng 6 năm 1919, NguyễnÁi Quốc đã thay mặt nhóm người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi “Bản yêu sách củangân dân An Nam” đến Hội nghị Vécxai, nhằm tố cáo chính sách của Pháp và đòi Chínhphủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân Tộc Việt Nam.Dù không được chấp nhận nhưng nó cũng đã gây tiếng vang với nhân dân Pháp và cácnước thuộc địa của Pháp
Hình 2.1: "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" do Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghịVéc-xây (Versailles)
Tháng 7-1920 : Nguyễn Ải Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cươngvề vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Người vô cùng phấn khởi và tin tưởng, vì Luậncương đã chỉ rõ cho Người thấy con đường đề giải phóng dân tộc mình
“Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lenin”
5
Trang 10(Người đi tìm hình của mặc – Chế Lan Viên)
Tháng 12-1920: Người đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba,đặt cách mạng giài phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trongnhữ nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tĩên của Việt Nam Vàtừ đây Nguyễn Ấi Quốc đã nhận ra: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mớigiài phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi áchnô lệ Nguyễn Ái Quốc khác với các nhà yêu nước đương thời, Người có một phương
Hình 2.2: Nguyễn Ái Quốc phát biều tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đàng Xãhội Pháp, ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo Đem lý luận đối chiếu với thực tiễn; lấy mụctiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết; tiếpthu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo củaNguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong việc vận dụng học thuyết Mác- Lênin,vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta
Trang 11CHƯƠNG 3 NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và trở thành ngườicộng sản Việt Nam đầu tiên (tháng 12 - 1920), Nguyễn Ái Quốc đã có một thời kỳ hoạtđộng lý luận và thực tiễn sôi nổi, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp,nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủnghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩnbị những điều kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập một chínhĐảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam
3.1 Về tư tưởng [4]
Do cách mạng thuộc địa không được quan tâm đúng mức nên Nguyễn Ái Quốc đãđi sâu nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo, để tuyên truyền về vấn đề thuộcđịa và cách mạng thuộc địa Cuối năm 1917, Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấpcông nhân Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp
Năm 1922 Người làm chủ nhiệm chủ bút cho báo ‘Người cùng khổ" đề vạch trầnchính sách đàn áp bọc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần vào việc thức tỉnhcác dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng Song song đó, viết nhiều bài đăng trên báoNhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, báo Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Laođộng Pháp
Đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Matxcova để tham dự Hội nghị Quốctế nông dân Đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng tháng 10Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin Người có nhiều bài cho các báo “Sự thật’ (là cơ quanngôn luận của Đảng Cộng Sản Liên Xô) và tạp chí “Thư tín Quốc tế’ của Quốc tế Cộngsản
Qua các bài báo, tạp chí, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần quan trọng vào việc tố cáotội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên truyền tưtưởng Mác - Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhândân lao động Đây là thời gian Người thu thập tư liệu cho tác phẩm “Bản án chế độ thựcdẫn Pháp”
Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô vàcác đại hội của Quốc tế công hội, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên, Và nhất là Đạihội lần V, đã có bản báo cáo rất quan trọng về dân tộc và thuộc địa; làm sáng tỏ và pháttriển một số luận điểm quan trọng của Lênin về bản chất chủ nghĩa thực dân và nhiệmvụ của các Đảng Cộng Sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu
7
Trang 12tranh giải phóng dân tộc các ở thuộc địa.“Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925) mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìmmọi cách ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo nói trên vẫn được bí mật truyền về ViệtNam vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc Từ đó khơi dậy tinh thần yêunước, tinh thần dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược; "Chủ nghĩa tư bản là mộtcon đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bámvào giai cấp vô sản ở thuộc địa Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cảhai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu củagiai cấp vô sản Con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra".
Đây là sự chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho sự thành lập Đảng, có ý nghĩa rất quantrọng Vì giống như Lênin đã nói” Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh,vận động Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổitrách nhiệm cách mệnh tiền phong" (Trích hỏi đáp môn Đường lối cách mạng của ĐảngCộng sản Việt Nam _ NXB Đại học Quốc gia 2010)
Hình 3.1: Năm 1922, Người làm chủ nhiệm cho báo “Người cùng khổ”
Trang 13Hình 3.2: Năm 1923, có nhiều bài cho báo “Sự thật”
3.2 Về tổ chức
Với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩcách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa vào năm1921, nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chốngchủ nghĩa thực dân Và cũng thông qua hội này để truyền bá chủ nghĩa Mac - Lê Nin đếncác dân tộc thuộc địa Đến ngày 11/11/ 1924, Người tới Quảng Châu Tại đây, Ngườicùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Thái Lan, Án Độ, sáng lập Hội Liên hiệp cácdân tộc bị áp bức (9/7/1925) đã làm rõ được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết dân tộctrên thế giới
Bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộngsản VN chính là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Hội được Nguyễn Ái Quốc thànhlập vào tháng 6/1925 với cơ quan tuyên truyền của Hội là tờ báo Thanh niên Sau khithành lập, Hội đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luậngiải phóng dân tộc cho những người trong tổ chức nhằm thúc đầy sự phát triển phongtrào cách mạng Việt Nam, chống lại những đường lối dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi tiểu tưsản Hội đã giáo dục và giác ngộ nhiều người yêu nước chân chính, đào tạo và rèn luyệnhọ thành những chiến sĩ cách mạng trung thành, làm nòng cốt trong việc thành lập ĐảngCộng sản sau này Truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin tư tưởng cách mạng của Nguyễn ÁiQuốc vào trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước gắn liền với xây dựng cáctổ chức cơ sở của Hội ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng
Từ năm 1925 - 1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu,đào tạo nên đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam Những bài giảng ở đây của Ngườiđã được tập hợp thành cuốn “Đường cách mệnh”
Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa” Đưa hội viên vào nhà máy, hầmmỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân, để truyền bá Chủnghĩa Mác- Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đầy sự phát triển của phong
9