Đảng Cộng sảnViệt Nam ra đời là một điều tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giải phónggiai cấp và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong thời đại mới; là kết quả củamột quá trình lựa chọ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện đề tài “Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với quá trìnhthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam” Tôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của tôi trong thời gian qua Tôi xin tự chịu trách nhiệm về thôngtin tôi sử dụng trong bài của mình
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2021
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến Giảng viênmôn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạtnhững kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian qua, đó sẽ là nền tảng cơbản, là hành trang vô cùng quý giá
Trong quá trình làm đề tài, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nênkhông tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp củathầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2021
Trang 3
PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử của Cách mạng Việt Nam trải qua gần bảy thập kỉ đấu tranh giankhổ, khó khăn để giành được thắng lợi Quá trình ấy chính nhờ Đảng Cộngsản Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo dân tộc khi thắng lợi cũng như lúckhó khăn, khi thành công cũng như lúc sai lầm, khuyết điểm Đảng Cộng sảnViệt Nam ra đời là một điều tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giải phónggiai cấp và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong thời đại mới; là kết quả củamột quá trình lựa chọn con đường cứu nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng ,chính trị và tổ chức của một tập thể cách mạng; là một sự sàng lọc và lựachọn nghiêm khắc của lịch sử của lịch sử trên con đường đấu tranh trong mấythập kỉ đầu của thế kỉ XX
Với cương vị là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết địnhmọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn ÁiQuốc đã có những vai trò to lớn tới sự thành lập của Đảng Cộng sản ViệtNam Sự ra đời của Đảng gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc, Người làngười đầu tiên nắm bắt được Chủ nghĩa Mac – Lenin và vận dụng vào thựctiễn của cách mạng dân tộc Việt Nam Vai trò lớn lao của lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước nói chung và đặc biệt là vai trò lớn lao trong quá trình thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam Để giúp hiểu rõ hơn về con người vĩ đại này, tôi đã lựachọn đề tài “ Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam” Nội dung chính của bài bao gồm:
I Khái quát về Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam
II Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
III Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI CÁM ƠN 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 5
I Khái quát về Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam: 5
1 Khái quát về Nguyễn Ái Quốc: 5
2 Khái quát về Đảng Cộng sản Việt Nam: 5
II Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: 6
1 Bối cảnh lịch sử thế giới 6
2 Bối cảnh trong nước 8
III Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 11
1 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong tìm kiếm và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn (1911- 1920) 12
2 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc truyền bá chủ nghĩa Mac – Lenin và những chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng ( 1921- 1929 ) 13
3 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 16
PHẦN KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân laođộng và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác – Lê-nin và Tư tưởng Hồ ChíMinh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động Trong ngữ cảnh không chính thứccũng dùng từ "Đảng" (hoặc "Đảng ta") để nói về Đảng Cộng sản Việt Nam
Cơ quan cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, nơi sẽ bầu ra BanChấp hành Trung ương Giữa các kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trungương Đảng là cơ quan tối cao quyết định các vấn đề của Đảng Sau Đại hội,Trung ương sẽ bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trungương và bầu một Ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư
II Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời:
1 Bối cảnh lịch sử thế giới
1.1 Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản:
- Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển biến mạnh mẽ từ giai đoạn tự
do cạnh tranh sang đế quốc chủ nghĩa.Về kinh tế: là bọn chủ nghĩa tư bản độcquyền nhà nước Lê-nin viết: “Nhà nước tư bản là tư bản tập thể” Thị trườngtrong nức bão hòa, giá nhân công đắt đỏ cho nên các nước đế quốc chuyểnsang tìm kiếm thị trường bên ngoài Các nước tư bản đế quốc thực hiện chínhsách: bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài gia tăng cáchoạt động xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa Sự thống trịcủa chủ nghĩa đế quốc làm đời sống nhân dân lao động trên thế giới trở nêncùng cực Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngàycàng gay gắt Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở cácnước thuộc địa.Các phong trào đấu tranh của các dân tộc đòi độc lập pháttriển rất mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX, đã hình thành rất nhiều trung tâm cáchmạng thế giới, trong đó có trung tâm cách mạng thế giới có nhiều ảnh hưởngđến cách mạng Việt Nam đó là Trung Quốc mà người nổi tiếng là Tôn TrungSơn với chủ nghĩa tam dân “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnhphúc”, trung tâm cách mạng Ấn Độ với chủ nghĩa bất hồi đầu của Ghan-hi,trung tâm cách mạng Nhật Bản với thời kỳ cải cách phát triển của Nhật hoàngMinh Trị và chủ trương thành lập khối xung Đông Á
1.2 Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga:
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đã để lại những ý nghĩa rất
to lớn làm biến đổi sâu sắc đến tình hình thế giới cũng như ở Việt Nam Mở ramột thời đại mới trong lịch sử loài người; là ánh sáng soi đường cho các dân
Trang 6tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phươngĐông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc Phương Tây đã có
sự gắn bó mật thiết vì trong cuộc đấu tranh ấy kẻ thù chung chính là chủnghĩa đế quốc
- Làn sóng cách mạng đã dâng cao trên toàn thế giới, lan rộng từ Châu Âusang Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi Trong hoàn cảnh lịch sử mới, những lựclượng cách mạng của giai cấp vô sản các nước tập hợp nhau để thành lập các
tổ chức riêng đứng trên lập trường chủ nghĩa quốc tế vô sản Tháng 3 - 1919,Quốc tế thứ ba ( Quốc tế Cộng sản) được thành lập ở Mát-xcơ-va,đánh dấumột giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thếgiới Quốc tế thứ ba như kim chỉ nam không những cho các cuộc đấu tranhcách mạng giai cấp vô sản mà còn định hướng các vấn đề giai cấp, thuộc địa.Tiếp đó, Đại hội II của Quốc tế Cộng sản đã thông qua luận cương về dân tộc
và thuộc địa của V.I.Lenin khởi xướng, Đảng Cộng sản Pháp ra đời (1920),Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921)
- Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn ÁiQuốc không những đánh giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối vớiphong trào cách mạng thế giới, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đốivới cách mạng Việt Nam “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phảinhờ Đệ tam quốc tế”
1.3 Ảnh hưởng chủ nghĩa Mác - Lênin
- Vào giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triểnmạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách
là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủnghĩa tư bản Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lêninphát triển trở thành chủ nghĩa Mác - Lê nin
Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấutranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảngcộng sản Sự ra đời đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấutranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột Tuyên ngôn của Đảngcộng sản (1848) xác định: những người cộng sản luôn luôn đại biểu cho lợiích của toàn bộ phong trào; là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng côngnhân ở các nước; họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong
Trang 7trào vô sản Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật mà chính đảng của giaicấp công nhân để thực hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây dựng xãhội mới Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọichiến lược, sách lược của Đảng đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp côngnhân Nhưng, Đảng phải đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân laođộng Bởi vì giai cấp công nhân chỉ có thể giải phóng được giai cấp mình nếuđồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội.Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử
ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản
Kể từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong tràoyêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướngcách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lêninvào thực tiễn cách mang Việt Nam, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam Chủnghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Bối cảnh trong nước
2.1 Về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội:
- Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyềnlực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia ViệtNam ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ mộtchế độ cai trị riêng Đồng thời với chính sách nham hiểm này, thực dân Phápcâu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đốivới nhân dân Việt Nam
- Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế: tiến hànhcướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựngmột số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảngphục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Chính sáchkhai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự chuyển biến của nền kinh
tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới ) nhưng cũng dẫn đến hậuquả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trongvòng lạc hậu
- Về văn hóa, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để dễ cai trị, lậpnhà tù nhiều hơn trường học, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hóa vănminh” của nước “ Đại Pháp” Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độcai trị thực dân ở Đông Dương: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột
Trang 8một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm bằngthuốc phiện, bằng rượu chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vìchúng tôi không có quyền tự do học tập”.
- Về xã hội, các giai cấp cũ phân hóa và sự ra đời hai giai cấp mới là côngnhân và tư sản Việt Nam Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông nhất(khoảng 90% dân số), đồng thời là giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lộtnặng nề nhất, đây cũng là lực lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh bấtkhuất cho nền độc lập dân tộc Chính sách cai trị của Pháp dã làm phân hóagiai cấp và các thái độ chính trị khác nhau Những mâu thuẫn xã hội Việt Nam
đã nảy sinh Trong đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và thực dânPháp và phong kiến phản động là gay gắt và trở thành mâu thuẫn chủ yếunhất
2.2 Các phong trào yêu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập:
- Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dântộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ Những phongtrào tiêu biểu diễn ra trong thời kỳ này là:
+ Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): Ngày 13/7/1885, Vua Hàm Nghixuống chiếu Cần Vương Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địaphương ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ Ngày 01/11/1888, vua Hàm Nghi bịPháp bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục đến năm 1896
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) diễn ra từ năm 1884, nghĩa quân YênThế đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn, thiệthại Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dậptắt
+ Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918): các cuộc khởinghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn, nhưng đềukhông thành công.Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấpphong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phongtrào yêu nước, giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam
+ Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa nêu trên, đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nướcdưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dânchủ tư sản diễn ra sôi nổi Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạophong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX có sự phân hóa thành hai xuhướng Một bộ phận chủ trương đánh đổi thực dân Pháp giành độc lập dân
Trang 9tộc, khôi phục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp bạo động; một bộ phậnkhác lại coi cải cách là giải pháp để tiến tới khôi phục độc lập.
Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu ( 1867-1941), quê Nghệ
An với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôiphục nền độc lập cho dân tộc.Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu trảiqua nhiều bước thăng trầm, đi từ lập trường quân chủ lập hiến đến lập trườngdân chủ tư sản, nhưng đều bị thất bại Vào nửa đầu của thế kỉ XX, Phan BộiChâu chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga Nguyễn Ái Quốcđánh giá “Phan Bội Châu là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia” Việc cụ dựavào Nhật để đánh Pháp chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”.Đại diện cho khuynh hướng cải cách là Phan Châu Trinh, với chủ trương vậnđộng cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước cho nhân dân; đả kíchbọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thựchiện khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đốiđấu tranh vũ trang cầu viện nước ngoài.Hoạt động cách mạng của Phan ChâuTrinh đã góp phần làm thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam Tuynhiên, về phương pháp, “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thựchiện cải lương… điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòngthương”
+ Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt nam còn nhiều phong trào đấu tranh khácnhư: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907); Phong trào “tẩy chay Kháchtrú” (1919); Phong trào chống độc quyền xuất nhập ở cảng Sài Gòn (1923);đấu tranh trong các hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố… đòi cải cách tự
do dân chủ…
- Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng lập hiến(năm 1923); Đảng Thanh niên (tháng 3 – 1926); Đảng thanh niên cao vọng(năm 1926); Việt Nam nghĩa đoàn (năm 1925), sau nhiều lần đổi tên, tháng 7-1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng; Việt Nam quốc dân Đảng (tháng12-1927) Các đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư sản trên đây đã góp phầnthúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp, đặc biệt là Tân Việt cách mạngĐảng và Việt Nam quốc dân Đảng
Tân Việt cách mạng Đảng ra đời và hoạt động trong bối cảnh Hội Việt Namcách mạng thanh niên phát triển mạnh, đã tác động mạnh mẽ đến Đảng này.Trong nội bộ Đảng diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng: tư tưởngcách mạng vô sản và tư tưởng cải lương Cuối cùng khuynh hướng cách mạngtheo quan điểm vô sản thắng thế Một số đảng viên của Tân Việt chuyển sang
Trang 10Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Số đảng viên tiên tiến còn lại trong TânViệt tích cực chuẩn bị để tiến tới thành lập một chính đảng theo chủ nghĩaMác-Lênin.
Việt Nam quốc dân Đảng là một đảng chính trị theo xu hướng dân chủ tưsản Điều lệ Đảng ghi mục tiêu hoạt động là: trước làm dân tộc cách mạng,sau làm thế giới cách mạng; đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lậpnền dân quyền Sau vụ ám sát Ba Danh, trùm mộ phu đồn điền cao su củaPháp (tháng 2-1929), Đảng bị khủng bố dữ dội, tổ chức đảng bị vỡ ở nhiềunơi Trước tình thế nguy cấp, lãnh đạo Việt Nam quốc dân Đảng đã quyết địnhdốc hết lực lượng vào trận đấu tranh sống mái với kẻ thù Cuộc khởi nghĩacủa Việt Nam quốc dân Đảng bắt đầu từ đêm ngày 9- 2 – 1930 ở Yên Bái, PhúThọ, Hải Dương, Thái Bình… trong tình thế hoàn toàn bị động nên đã bị thựcdân Pháp nhanh chóng dập tắt
- Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấutranh chống Pháp diễn ra sôi nổi Mục tiêu của các cuộc đấu tranh ở thời kỳnày đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưng trên các lập trường giaicấp khác nhau nhằm khôi phục chế độ phong kiến, hoặc thiết lập chế độ quânchủ lập hiến, hoặc cao hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản Mặc dù bị thấtbại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX có ý nghĩa rất quan trọng Nó là sự tiếp nối truyền thống yêunước, kiên cường bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và chính sựphát triển của phong trào yêu nước đã tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếpnhận chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh Phong tràoyêu nước trở thành một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sảnViệt Nam
- Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉXIX đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phongkiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạngkhủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo Nhiệm vụ lịch sử đặt
ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cáchđại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân có đủ uy tín và năng lực đểlãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công
III Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam