1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của nguyễn ái quốc đối với sự ra đời của đảng cộng sản việt nam liên hệ với việc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay

48 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Đối Với Sự Ra Đời Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Liên Hệ Với Việc Xây Dựng Và Chỉnh Đốn Đảng Hiện Nay
Tác giả Vũ Phương Quỳnh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Hảo
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Lịch sử đảng cộng sản việt nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 4,29 MB

Nội dung

Thắng lợi của Cách mang tháng 10 Nga năm 1917 xuất phát từ việc Lênin đã phân tích tình hình cụ thể, tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đề ra lý luận cá

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG -

TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG C ỘN G SẢN VIỆT NAM

VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LIÊN HỆ VỚI VIỆC XÂY

DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY

Sinh viên: VŨ PHƯƠNG QUỲNH

Số điện thoại: 0528531197

Mã số sinh viên: 2056100043 Lớp 4: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI K40

Giảng viên hướng dẫn:TSNguyễn Thị Hảo

Hà N , tháng ội 03 ă n m 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Ý ngh ĩa đề tài nghiên cứu 4

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NGUYỄN ÁI QUỐC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 4

1.1 Bối cảnh quốc tế 4

1.2 Bối cảnh trong nước 7

1.2.1 Tình hình chuyển biến của xã hội Việt Nam 7

1.2.2 Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 9

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI SỰ HÌNH THÀNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 12

2.1 Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản 13

2.2 Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng qua quá trình tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức 17

2.2.1 Về tư tưởng 17

2.2.2 Về chính trị 18

2.2.3 Về tổ chức

2.3 Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản 20

Trang 3

2.4 Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất các tổ

chức cộng sản 25

2.5 Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam 27

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY 31

3.1 Xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 31

3.2 Tình hình công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay 34

3.2.1 Tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng 34

3.2.2 Những thành tựu trong công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng hiện nay 36 .

3.2.3 Một số hạn chế trong công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng hiện nay 39

3.3 Một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao công chỉnh đốn, xây dựng Đảng hiện nay 41

KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Từ khi ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 ưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân , ddân ta đã lập nên những kỳ tích trong thế kỷ 20 mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ một đất nước thuộc địa, nửa phong kiến chưa có tên trên bản đồ thế giới, đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa

Đảng thành lập là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò to lớn của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, với những sáng tạo lý luận xuất sắc Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên gieo hạt giống Mác – Lênin trên đất nướcViệt Nam, làm cho cách mạng Việt Nam nở hoa kết quả Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với vai trò của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và dày công đào tạo cho Đảng ta một đội ngũ cán bộ ưu tú, chăm lo xây dựng Đảng ta thành một khối đoàn kết, thống nhất, vững mạnh Trước các nhiệm vụ lịch sử, đồng chí đã kịp thời xác định đúng đắn, sáng tạo đường lối, chiến lược, sách lược đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho toàn dân đứng lên đánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Đặc biệt, Đảng ta ngay từ khi mới thành lập đã xác định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác chỉnh đốn xây dựng Đảng Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức Đây là vấn đề vừa có tính nguyên tắc, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm chính trị của

Trang 5

toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Lịch sử cách mạng Việt Nam trong hơn 91 năm qua là minh chứng sinh động, có tính thuyết phục cao trong xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”

Xuất phát từ việc phân tích vai trò cũng như công tác thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh để từ đó rút ra những kinh nghiệm trong việc nhìn nhận, đánh giá và nâng cao công tác chỉnh đốn, xây dựng đảng vững mạnh, trong sạch để tiếp tục lãnh đạo toàn dân xây dựng đất nước giàu mạnh là cơ sở cho việc triển khai thực hiện đề tài tiể luận u VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LIÊN HỆ VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY

2 Ý nghĩa chủ đề nghiên cứu

Tiểu luận dựa vào việc tham khảo và tổng hợp các tài liệu phân tích và làm

rõ vai trò quan trọng tiên quyết của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đối với sự hình thành Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như nêu ra những tư tưởng của Hồ Chủ tịch về công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng Từ đó soi chiếu các đường lối, tư tưởng đó vào thực tiễn công tác chỉnh đốn xây dựng Đảng hiện nay, , phân tích những thành tựu và hạn chế để rút ra một số nhiệm vụ cần thực hiện để ngày càng nâng cao công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, tiếp tục lãnh đạo nhân dân đưa nước ta phát triển bền vững về mọi mạnh, trở thành một nước dân giàu nước mạnh, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế

NỘI DUNG

ĐẾN VIỆC NGUYỄN ÁI QUỐC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

NAM 1.1 Bối cảnh quốc tế

Trang 6

Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp, Đức và một số nước khác ở Tây Âu Ở các nước này, giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp công nhân Và cũng tại đây, phong trào công nhân phát triển từ "tự phát" đến "tự giác", mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đối với chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường Để đáp ứng đòi hỏi đó, chủ nghĩa Mác ra đời với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Lý luận của chủ nghĩa Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Các nước đế quốc phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, thực hành chính sách thực dân tàn bạo nhằm vơ vét sức người, sức của vì lợi nhuận độc quyền của chủ nghĩa tư bản Điều đó không chỉ dẫn tới sự phát triển gay gắt mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh giành thuộc địa dẫn tới chiến tranh thế giới 1914-1918, mà còn làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân ngày càng sâu sắc Phong trào chống đế quốc giành độc lập của các dân tộc thuộc địa trở thành một nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới, một vấn

đề có tính thời đại

Phong trào đấu tranh của các dân tộc là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ngày càng lan rộng và phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á đã tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam

Trong bối cảnh đó, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối

Trang 7

với các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân

Thắng lợi của Cách mang tháng 10 Nga năm 1917 xuất phát từ việc Lênin

đã phân tích tình hình cụ thể, tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn

đế quốc chủ nghĩa, đề ra lý luận cách mạng vô sản có thể thành công ở một số nước, thậm chí trong một nước tư bản phát triển trung bình; đồng thời nêu lên nguyên lý về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, về sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản và các dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân Thực tiễn chứng minh lý luận của Lênin là đúng với thắng lợi của cuộc Cách mang Tháng Mười năm

1917 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga Thắng lợi đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cách mạng thế giới, nhất là cách mạng ở thuộc địa Năm 1919, Lênin cùng các nhà cách mạng chân chính ở các nước thành lập Quốc tế Cộng sản - một tổ chức quốc tế của phong trào cách mạng thế giới Quốc tế Cộng sản

ra đời đánh dấu bước phát triển mới về chất của phong trào cách mạng vô sản và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới

Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập, trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới Quốc tế Cộng sản không những vạch đường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản mà cả đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc Cùng với việc nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược và sách lược về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành hoạt động truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản và thúc đẩy phong trào đấu tranh

ở khu vực này đi theo khuynh hướng vô sản Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920) đã thông qua Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa do V.I.Lênin khởi xướng Một yêu cầu khách quan của cách mạng vô sản thế giới là cần phải

Trang 8

đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa giành độc lập, đưa các phong trào dân tộc đó đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, với khẩu hiệu chiến lược là: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, sự ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản không chỉ có tác động mạnh mẽ đối với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa trên thế giới trong những năm 20 của thế kỷ XX, trong đó có Việt Nam và Đông Dương mà còn là một trong những yếu tố tác động đến Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tìm ra ánh sáng cho cách mạng dân tộc, tìm ra con đường giải phóng dân tộc

1.2 Bối cảnh trong nước

1.2.1 Tình hình chuyển biến của xã hội Việt Nam

Trong bối cảnh các nước đế quốc đẩy mạnh tìm kiếm thuộc địa, Việt Nam trở thành đối tượng nằm trong mưu đồ thôn tính của thực dân Pháp trong cuộc chạy đua với nhiều nước khác Sau một quá trình điều tra thám sát lâu dài, thâm nhập kiên trì (của các giáo sĩ và thương nhân Pháp), ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng và từ đó từng bước thôn tính Việt Nam Đó là thời điểm chế độ phong kiến Việt Nam (dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn) đã lâm vào giai đoạn khủng khoảng trầm trọng, mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến cầm quyền với toàn thể nhân dân vô cùng gay gắt Trước hành động xâm lược của Pháp, Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp (Hiệp ước

1862, 1874, 1883) và năm 1884 với Hiệp ước Patenotre (Patơnốt) đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, Việt Nam trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”

Trước bối cảnh đó, nhân dân Việt Nam vẫn không chịu khuất phục, thực dân Pháp dùng vũ lực để bình định, đàn áp sự nổi dậy của nhân dân Đồng thời với việc dùng vũ lực đàn áp đẫm máu đối với các phong trào yêu nước của nhân

Trang 9

dân Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, bên cạnh đó vẫn duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai

Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách chuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng Tính chất xã hội Việt Nam thay đổi:

từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đặc trưng là: đế quốc-phong kiến kết hợp với nhau thống trị, bóc lột nhân dân Đế quốc dựa vào phong kiến phản động để duy trì ách thống trị, phong kiến phản động dựa vào thế lực đế quốc để bóc lột nhân dân

Về kinh tế, từ năm 1897, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) do Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (Pôn du me) thực hiện và khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 1929) Mưu đồ biến Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói -chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa của “chính quốc”, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ, cùng nhiều hình thức thuế khoá nặng nề Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam là “chế độ độc tài chuyên chế nhất, nó vô cùng khả ố

và khủng khiếp hơn cả chế độ chuyên chế của nhà nước quân chủ châu Á đời xưa” Năm 1862, Pháp đã lập nhà tù Côn Đảo để giam cầm những người Việt Nam yêu nước chống Pháp

Về văn hoá xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hoá, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn

Trang 10

-xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc thanh niên Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của nước “Đại Pháp”

Chính sách cai trị của thực dân Pháp không chỉ làm phân hóa các giai cấp

cũ, mà còn làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp xã hội mới trong xã hội Việt Nam Các giai cấp, tầng lớp này có địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc

Với chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân ta lâm vào tình cảnh khốn cùng, bị áp bức bóc lột, xã hội Việt Nam trở nên rối ren, bất ổn Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam – chủ yếu là nông dân – với giai cấp địa chủ phong kiến Đối tượng cần phải đánh đổ của cách mạng Việt Nam là đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến Trong bối cảnh của tình hình quốc tế và trong nước như vậy, giải phóng dân tộc là yêu cầu căn bản của xã hội Việt Nam, là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, là nguyện vọng thiết tha của cả dân tộc Việt Nam

1.2.2 Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng trở nên sâu sắc, p ng trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra holiên tục và sôi nổi trên khắp cả nước

Trong bối cảnh đó, những tư tưởng mới ở bên ngoài: tư tưởng cách mạng tư sản Pháp 1789, phong trào Duy tân Nhật Bản năm1868, cuộc vận động Duy tân tại Trung Quốc năm 1898, cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc 1911…, đặc biệt

là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến phong trào yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Do các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới dồn dập dội vào nước

ta, cùng với tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại ở một bộ phận giai cấp trong xã

Trang 11

hội Việt Nam, nên giai đoạn này, các phong trào đấu tranh chủ yếu diễn ra theo 2 khuynh hướng: Lập trường phong kiến và Khuynh hướng dân chủ tư sản Nổi bật trong Lập trường phong kiến có thể kể đến Phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết đứng đầu (1885 1896), Cuộc khởi nghĩa của Phan -Đình Phùng năm 1896, Cuộc khởi nghĩa của Vua Duy Tân tháng năm 1916, Phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Hoa Thám

Tuy nhiên, do bạc nhược và sớm đầu hành của Triền đình Nhà Nguyễn, ngọn cờ phong kiến lúc đó không còn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp một cách rộng rãi, toàn thể các tầng lớp nhân dân, không có khả năng liên kết các trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc nữa

Những năm đầu thế kỷ XX, khuynh hướng dân chủ tư sản đã có ảnh hưởng tác động đến phong trào yêu nước Việt Nam, tiêu biểu là xu ớng bạo động của hưPhan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh và sau đó là phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng Có thể nói, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam Việt Nam đã diễn ra quyết liệt, liên tục và rộng khắp

Sau một thời gian phát triển rầm rộ, các phong trào trên cũng nối tiếp nhau tan rã trước sự đàn áp man rợ của đế quốc Pháp Mặc dù còn thụ động, ấu trĩ, chưa tin vào sức mạnh của chính dân tộc mình, mà nặng về cầu viện, cải cách, nhưng giải pháp mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản chí ít cũng đặt vấn đề của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế và thời đại nhất định

Như vậy, các phong trào yêu nước trong giai đoạn này dù đều đạt được những ảnh hưởng nhất định nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man và thất bại Phong trào yêu nước Việt Nam lâm vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước

Trang 12

Có thể thấy, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường chống ngoại xâm, các phong trào chống thực dân Pháp theo ngọn cờ phong kiến, ngọn cờ dân chủ tư sản của nhân dân Việt Nam Việt Nam đã diễn ra quyết liệt, liên tục và rộng khắp Dù với nhiều cách thức tiến hành khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu đánh đổ chế độ thuộc địa, giành độc lập cho dân tộc Tuy nhiên, “các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại” Phong trào yêu nước Việt Nam lâm vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước

Các nhà yêu nước tiến bộ đương thời vẫn bế tắc trước thời điểm bản lề của lịch sử: giai cấp phong kiến với hệ tư tưởng phong kiến đã hết vai trò và đã quá lỗi thời, còn giai cấp tư sản với hệ tư tưởng tư sản cũng đang tỏ ra sự yếu ớt, bất lực, không đủ năng lực để tập hợp toàn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ách áp bức nô dịch của chủ nghĩa thực dân, không biết gắn phong trào yêu nước của dân tộc mình với cuộc đấu tranh của các dân tộc khác có cùng chung kẻ thù xâm lược Sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc, cho thấy sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối cũng như giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ

XX

Rõ ràng, đến đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam diễn ra cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc Cách mạng Việt Nam ở trong "tình hình đen tối như không có đường ra" Nguyên nhân thất bại của các phong trào đó là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn để giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, chưa có một tổ chức vững mạnh để tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định được phương pháp đấu tranh thích hợp để đánh đổ kẻ thù Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cho đến những năm 20 của thế kỷ XX đều thất bại do

Trang 13

nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức tiên tiến chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI SỰ HÌNH

THÀNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Xuất thân trong một gia đình nho học, có truyền thống yêu nước trọng nghĩa, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc sớm mang trong mình lòng yêu nước, thương dân Cùng cha, Người đã có điều kiện đến cả ba miền đất nước, biết được cuộc sống khó khăn, khổ nhục của người dân dù họ ở xứ Nam Kỳ "bảo hộ" hay Trung Kỳ "thuộc địa" dân tộc điêu đứng trong cảnh nước mất, nhà tan, ,

bị áp bức về chính trị, bị bóc lột về kinh tế, bị đầu độc về văn hóa, bị tha hóa về con người, bị đọa đày trong đói rách về bệnh tật Giai cấp cần lao lâm vào số phận nô lệ bi thảm, quyền sống của con người bị chà đạp thảm hại Xã hội Việt Nam từ nước phong kiến độc lập trở thành thuộc địa nửa phong kiến Thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khai thác tài nguyên và bóc lột dã man của cải và sức lao động của nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc

Trước cảnh đất nước lâm nguy Nguyễn Ái Quốc, nhận thức rõ yêu cầu khách quan đòi hỏi phải nhanh chóng có một con đường cách mạng dân tộc đúng đắn, phù hợp, nhưng lịch sử phong trào chống Pháp từ những năm đầu thế kỷ

XX trở về trước chưa có lời giải thỏa đáng rước nhiệm vụ cấp thiết của lịch sử Tcần phải có một con đường cách mạng đúng đắn giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lại sớm được tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của nhân loại về “tự do, bình đẳng, bắc ái” được

Trang 14

truyền đến Việt Nam, với tầm nhìn chiến lược, sáng suốt và phương pháp tư duy sáng tạo đã sớm hình thành ý chí cứu nước, cứu đồng bào ở Người Bằng dự cảm chính trị thiên tài, suy nghĩa táo bạo, trí tuệ minh mẫn Người nhận thấy những bất cập và bế tắc về mục tiêu, phương pháp cách mạng của các nhà yêu nước đương thời; bằng những bài học lịch sử và khảo nghiệm trong thực tiễn, Nguyễn Tất Thành quyết định phải tìm con đường khác, con đường mới; phải đi ra nước ngoài theo một hướng khác hướng ngay trong lòng xã hội nước Pháp - - và yêu cầu bức bách đối với dân tộc là phải tìm kiếm con đường cách mạng mới và Người đã đảm đương trọng trách đó Đây là quyết định quan trọng mở ra chặng đường 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước của Người

2.1 Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho

dân tộc Việt Nam: Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải

phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản

Trước cảnh nước mất, đồng bào bị đọa đày đau khổ bởi chính sách thuộc địa của thực dân Pháp và chế độ phong kiến tay sai, người thanh niên Nguyễn Tất Thành mang trong mình tinh thần yêu nước, thương dân sâu sắc Người cho rằng, trong lịch sử dân tộc, các bậc tiền bối đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh giành được độc lập cho đất nước, nhưng chưa giải phóng được nhân dân lao động khỏi vòng nô lệ Với mong muốn đi tìm chọn con đường đấu tranh vừa đạt được mục tiêu giải phóng dân tộc, vừa đáp ứng chí hướng giải phóng nhân dân, ngày 5- 6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã vượt qua hạn chế của những sĩ phu yêu nước đương thời, quyết chí đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước, cứu dân theo tư duy mới Sau khi đến nhiều nước trên thế giới (Pháp, Mỹ, Anh…) và trải qua nhiều nghề lao động khác nhau, Người đã rút ra một kết luận quan trọng: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo độc ác,

ở đâu người lao động cũng bị bóc lột dã man

Trang 15

Khi Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thành công, Người từ nước Anh trở lại nước Pháp và tham gia các hoạt động chính trị Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng tiến bộ nhất lúc đó ở Pháp Tháng 6-

1919, tại Hội nghị của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp ở Versailles (Vécxây, Pháp), Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson (Uynxơn) tuyên bố bảo đảm về quyền dân tộc tự quyết cho các nước thuộc địa Ngày 18-6-

1919, nhóm người Việt Nam yêu nước có mặt ở Pháp, gồm: Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc Thay mặt Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam (gồm tám điểm đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam) Những yêu sách đó dù không được Hội nghị đáp ứng, nhưng sự kiện này đã tạo nên tiếng vang lớn trong dư luận quốc tế và Nguyễn Ái Quốc càng hiểu rõ hơn bản chất của đế quốc, thực dân: “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”

Tháng 7-1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L'Humanité (Nhân đạo), số ra ngày 16 và 17-7-1920 Sơ thảo chỉ rõ, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông có kẻ thù là chủ nghĩa tư bản phương Tây, do

đó, về khách quan, nó là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới Đã thuộc phạm trù cách mạng vô sản thì đương nhiên, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Những luận điểm của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã giải đáp những vấn đề cơ bản và chỉ dẫn hướng phát triển của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, phù hợp với tư tưởng yêu nước, thương dân của Nguyễn Ái Quốc Lý luận của V.I.Lênin và lập trường đúng đắn của Quốc tế Cộng sản về cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc xác định thái độ ủng hộ việc gia nhập Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12 1920) họp tại thành phố Tour (Tua) Tại Đại -

Trang 16

hội này, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản

do V.I.Lênin thành lập)

Ngay sau đó, Nguyễn Ái Quốc cùng với những người vừa bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản đã tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản- tức là Đảng Cộng sản Pháp Với sự kiện này Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” Trong những năm 1919-1921, Bộ trưởng thuộc địa Pháp Arlbert Sarraut (An be xa rô) nhiều lần gặp Nguyễn Ái Quốc mua chuộc, đe dọa

Ngày 30-6-1923, Nguyễn Ái Quốc tới Liên Xô và làm việc tại Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva, tham gia nhiều hoạt động, đặc biệt là dự và đọc tham luận tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (17-6 - 8-7-1924), làm việc trực tiếp ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản

Đây cũng là sự kiện mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin”17 Từ đây, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam có khả năng bước sang một giai đoạn mới giai đoạn phát triển theo sự chỉ dẫn của lý -luận Mác Lênin, gắn với phong trào công nhân quốc tế, đưa dân tộc Việt Nam -hướng theo mục tiêu của thời đại mới, thời đại mở đầu từ thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

Sau này, Người nhớ lại: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác Lênin, vừa -

Trang 17

làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”

Như vậy, qua quá trình thâm nhập thực tiễn rộng lớn đã giúp người thanh niên yêu nước nhận thức rõ hơn, khái quát hơn những vấn đề mang tính chất bước ngoặt quan trọng, đó là nhận ra diện mạo, bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân: Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” Nhận ra bản chất của các cuộc cách mạng qua nghiên cứu các cuộc cách mạng của các nước tư bản chủ nghĩa: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản Cách mệnh không đến nơi, không triệt để, tiếng nói là cộng hòa là dân chủ Kỳ thực bên trong thì nó bóc lột công nông trong nước, ở ngoài thì áp bức thuộc địa” Bắt gặp lý tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản Sau này Người có kể lại: “Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta” Có thể khẳng định, chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc tìm đến lý tưởng cao quý của chủ nghĩa Mác Lênin, với khát vọng mang lại hòa bình cho dân tộc, - Người đưa ra những thông điệp mang giá trị vĩnh hằng, đó là những thông điệp

về hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, đó chính là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội con đường Người lựa chọn suốt 100 năm qua, nay vẫn -

là sợi chỉ đỏ, là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng Việt Nam

Trang 18

2.2 Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin

vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng qua quá trình tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ

chức

Sau khi xác định được con đường cách mạng đúng đắn, trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục khảo sát, tìm hiểu để hoàn thiện nhận thức về đường lối cách mạng vô sản, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin

về Việt Nam nhằm chuẩn bị các tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự

ra đời của chính đảng cộng sản ở Việt Nam

2.2.1 V ề tư tưởng

Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo, lên án bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng Người đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới Đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác Lênin, xây dựng mối quan -

hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phục thuộc

Vừa nghiên cứu lý luận, vừa tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, dưới nhiều phương thức phong phú, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác Lênin, xây dựng mối -quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc

Người đã viết nhiều bài đăng trên báo Le Paria (Người cùng khổ), L’Humanite (Nhân đạo), La Vie Ouvriere (Đời sống công nhân), La Revue

Trang 19

Communiste (Tạp chí Cộng sản), Báo Pravđa của Liên Xô Năm 1922, Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương.

Khi Người sang hoạt động ở Liên Xô tham dự và trình bày các tham luận tại đại hội của các tổ chức mang tính quốc tế: Đại hội Quốc tế nông dân, Quốc tế thanh niên, Quốc tế phụ nữ, Quốc tế cứu tế đỏ,… Các bài tham luận của Người

đã chỉ rõ sự cần thiết phải thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời tuyên truyền tư tưởng của V.I.Lênin soi sáng con đường cách mạng con đường phát triển của cách mạng thuộc địa

Đặc biệt, tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (họp từ ngày 17 6 đến 18-7-1924) , Người đã trình bày bản báo cáo rất quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa Bằng nhiều số liệu và tư liệu cụ thể, bản báo cáo đã làm sáng rõ và phát triển một số luận điểm của V.I.Lênin về bản chất của chủ nghĩa thực dân, về nhiệm vụ của các đảng cộng sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và giải phóng đấu tranh ở các thuộc địa Năm 1925, cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất bản lần đầu tiên ở Pari, đã tố cáo, kết tội chế độ bóc lột, cai trị của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân các dân tộc bị áp bức nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng

-Đây là sự chuẩn bị quan trọng về tư tưởng, lý luận cho quá trình thành lập Đảng, như Nguyễn Ái Quốc đã xác định: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, những chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”

2.2.2 Về chính trị:

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp

Trang 20

bức; xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; xác định lực lượng cách mạng; xác định vai trò lãnh đạo của Đảng; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Những luận điểm ấy sau này phát triển thành những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, kế thừa và phát triển quan điểm của V.I.Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc Đường lối cách mạng được phác thảo rõ nét nhất là ở nội dung các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ năm 1925 đến năm 1927, được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông tập hợp, in trong cuốn Đường Cách mệnh Trong đó, trước hết, Người khẳng định rằng, con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản Đường lối chính trị của Đảng cách mạng phải hướng tới độc lập cho dân tộc tự do, hạnh phúc cho đồng bào, hướng tới xây dựng Nhà nước mang lại quyền và lợi ích cho nhân dân

Người xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một

bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở “chính quốc” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở “chính quốc” mà có thể thành công trước cách mạng vô sản ở “chính quốc”, góp phần tích cực thúc đẩy cách mạng

vô sản ở “chính quốc”

Đối với các dân tộc thuộc địa, Người chỉ rõ: trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, vì vậy phải thu phục và lôi cuốn được nông dân, phải xây dựng khối

Trang 21

liên minh công nông làm động lực cách mạng: “công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông” Do vậy, Người xác định rằng, cách mạng “là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người”

Về Đảng Cộng sản, Người khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”

Phong trào “Vô sản hóa” do Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phát động từ ngày 29-9-1928 đã góp phần truyền bá tư tưởng vô sản, nhiệm

vụ chính trị, rèn luyện cán bộ và phát triển tổ chức của công nhân

2.2.3 Về tổ chức:

Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc)

để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin Năm 1925, - Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Người trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời

Trong những năm 1928 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân - dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng Chủ nghĩa Mác - Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào "vô sản hoá" đã làm chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác Thông

Trang 22

qua phong trào “vô sản hoá”, lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện chín muồi và hợp qui luật cho

sự ra đời của Đảng

Cụ thể:

Ngay từ giữa năm 1923, trước khi rời nước Pháp sang Liên Xô, trong một bức thư gửi cho các bạn cùng hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ ý định của mình: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”21 Vì vậy, sau một năm rưỡi hoạt động ở Liên Xô tháng 11-1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) nơi có rất đông người Việt Nam yêu nước -hoạt động để xúc tiến các công việc tổ chức thành lập chính đảng mác xít Lấy-tên là Lý Thụy, công tác trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên, do Bôrôđin làm trưởng đoàn

Tháng 2-1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm

xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn (có Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ) Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), nòng cốt là Cộng sản đoàn Hội đã công bố chương trình, điều lệ của Hội, mục đích: để làm cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản) Hệ thống tổ cức của Hội gồm 5 cấp: trung ương bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ hay thành bộ, huyện bộ và chi bộ Tổng bộ là

cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ đại hội Trụ sở dặt tại Quảng Châu

Trang 23

Hội xuất bản tờ báo Thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo), tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội, truyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin và về phương hướng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam Báo in bằng tiếng Việt và ra hằng tuần, mỗi số in khoảng 100 bản Ngày 21-6-1925, ra số đầu tiên, đến tháng 4 1927, báo do Nguyễn Ái Quốc phụ trách -

và ra được 88 số Sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Liên Xô, những đồng chí khác trong Tổng bộ đã tiếp tục việc xuất bản và hoạt động cho đến tháng 2-1930 với 202 số (từ số 89 trở đi, trụ sở báo chuyển về Thượng Hải) Một

số lượng lớn báo Thanh niên được bí mật đưa về nước và tới các trung tâm phong trào yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài Báo Thanh niên đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam

Sau khi thành lập, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, phái người về nước vận động, lựa chọn và đưa một số thanh niên tích cực sang Quảng Châu để đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị

Từ giữa năm 1925 đến tháng 4 1927, Hội đã tổ chức được trên 10 lớp huấn luyện tại nhà số 13 và 13B đường Văn Minh, Quảng Châu (nay là nhà số 248 và 250) Sau khi được đào tạo, các hội viên được cử về nước xây dựng và phát triển phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản

-Trong số học viên được đào tạo ở Quảng Châu, có nhiều đồng chí được cử

đi học trường Đại học Cộng sản phương Đông (Liên Xô) như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Hà Huy Tập… và trường Quân chính Hoàng Phố (Trung Quốc) như Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Trương Văn Lĩnh…

Từ đầu năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã bắt đầu phát triển cơ sở ở trong nước, đầu năm 1927 các kỳ bộ được thành lập, ngoài ra còn chú trọng xây dựng cơ sở ở Thái Lan, để mở rộng hoạt động tuyên truyền trong Việt kiều

Trang 24

Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu được xuất bản thành cuốn sách Đường Cách mệnh Tác phẩm xác định rõ con đường, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam, thể hiện tư tưởng nổi bật của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dựa trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện Việt Nam Những điều kiện về tư tưởng, lý luận, -chính trị và tổ chức để thành lập Đảng đã được nêu rõ trong tác phẩm

Sau sự biến chính trị ở Quảng Châu (4 1927), Nguyễn Ái Quốc trở lại Mátxcơva (Liên Xô) và sau đó được Quốc tế Cộng sản cử đi công tác ở Châu

-Âu Năm 1928, Người trở về Châu Á và hoạt động ở Xiêm (tức Thái Lan) Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chưa phải là chính đảng cộng sản, nhưng chương trình hành động đã thể hiện quan điểm lập trường của giai cấp công nhân là tổ chức tiền thân dẫn tới ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam Hội là tổ chức trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong nước và cũng -

là sự chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp

vô sản ở Việt Nam Đó là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.3 Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

Nửa cuối năm 1929, đầu năm 1930, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng (thành lập tháng 6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (thành lập tháng 10/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (thành lập tháng 1/1930) Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã chứng minh sự thắng thế của

xu hướng cộng sản trong phong trào cách mạng Việt Nam

Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho cách mạng

Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào, điều này nếu để lâu sẽ không có lợi cho cách mạng Yêu cầu của cách mạng Việt

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w