Vì vậy, để thành công trong giao tiếp liên văn hóa, cá nhân cần có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa của người khác, quốc gia khác, đồng thời phải sẵn sàng thích nghi và tôn trọng sự khác
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỐI SÁNH VĂN HÓA GIAO TIẾP MỸ - NHẬT - VIỆT
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Lân Sinh viên thực hiện: Nhóm 1 - Lớp Hàn 2
Tp HCM, tháng 10, năm 2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
thoại
1 Trương Quỳnh Anh 2356200010 2356200010@hcmussh.edu.vn 0375250738
2 Đặng Thị Thùy Linh 2356200006 2356200066@hcmussh.edu.vn 0986103122
3 Phan Thanh Thảo Ly 2356200074 2356200074@hcmussh.edu.vn 0782774736
4 Phan Thị Uyển Nhi 2356200099 2356200099@hcmussh.edu.vn 0867643611
5 Trần Vũ Quỳnh Như 2356200103 2356200103@hcmussh.edu.vn 0789318276
6 Phạm Thị Thùy Trang 2356200154 2356200154@hcmussh.edu.vn 0358950164
Trang 3MỤC LỤC
DẪN NHẬP 5
1 Đặt vấn đề 5
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7
6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 8
7 Bố cục của tiểu luận 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10
1.1 Văn hóa 10
1.1.1 Định nghĩa 10
1.1.2 Hệ tọa độ ba chiều C - K - T của văn hóa 11
1.1.3 Đặc trưng - Chức năng của văn hoá 12
1.1.4 Cấu trúc của văn hoá 13
1.1.5 Cấu trúc “củ hành” Những tầng biểu hiện văn hóa ở các chiều sâu khác nhau: 14
1.1.6 Văn hóa tổ chức của một số quốc gia và vùng lãnh thổ 16
1.2 Giao tiếp 17
1.2.1 Định nghĩa 17
1.2.2 Đặc điểm – chức năng của giao tiếp 18
1.2.3 Các yếu tố gây nhiễu đối với giao tiếp 19
1.3 Văn hóa giao tiếp 19
1.3.1 Định nghĩa 20
1.3.2 Cấu trúc của văn hoá giao tiếp 20
1.4 Giao tiếp liên văn hóa 21
1.4.1 Định nghĩa 21
1.4.2 Cấu trúc 22
1.5 Chiều kích giá trị của G Hofstede 22
1.5.1 Khoảng cách quyền lực (Power Distance) 23
1.5.2 Chủ nghĩa cá nhân (Individualism) 24
Trang 41.5.3 Động lực hướng tới thành tựu và thành công (Motivation
towards Achievement and Success) 25
1.5.4 Tránh sự bất định (Uncertainty Avoidance) 26
1.5.5 Định hướng dài hạn (Long term Orientation) 27
1.5.6 Sự nuông chiều (Indulgence) 28
CHƯƠNG 2 TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA MỸ - NHẬT - VIỆT 30
2.1 Tổng quan về Hoa Kỳ 30
2.1.1 Khái quát tổng quan 30
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 31
2.1.3 Những nét đặc trưng 33
2.1.4 Giáo dục 33
2.1.5 Kinh tế - Chính trị, Tôn giáo, Xã hội 33
2.2 Tổng quan về Nhật Bản 35
2.2.1 Khái quát tổng quan 35
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 36
2.2.3 Những nét đặc trưng 41
2.2.4 Giáo dục 42
2.2.5 Kinh tế - Chính trị, Tôn giáo, Xã hội 42
2.3 Tổng quan về Việt Nam 44
2.3.1 Khái quát tổng quan 44
2.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển 46
2.3.3 Những nét đặc trưng 47
2.3.4 Giáo dục 48
2.3.5 Kinh tế - Chính trị, Tôn giáo, Xã hội 48
2.4 Tương đồng và khác biệt trong văn hóa Mỹ - Nhật - Việt 50
2.4.1 HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA MỸ - NHẬT - VIỆT QUA LĂNG KÍNH HOFSTEDE 50
2.4.2 NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG 58
2.4.3 NHỮNG KHÁC BIỆT 60
Trang 5CHƯƠNG 3 VĂN HÓA GIAO TIẾP MỸ - NHẬT - VIỆT THEO CÁC
CHIỀU KÍCH GIÁ TRỊ CỦA G HOFSTEDE 64
3.1 Những tương đồng 64
3.2 Những khác biệt 75
3.3 Cân bằng VHGT Mỹ - Nhật - Việt 84
3.4 Những hàm ý cho người Việt Nam 86
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 6DẪN NHẬP
1 Đặt vấn đề:
Giao tiếp trong bối cảnh một quốc gia, một vùng lãnh thổ có thể hiểu là quá trình truyền đạt thông tin giữa các cá nhân nhằm duy trì và phát triển cộng đồng Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, giao tiếp đã vượt qua biên giới quốc gia, trở thành một hoạt động liên văn hóa phức tạp Trong đó, sự đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, giá trị quan và niềm tin đã tạo ra những thách thức đáng kể cho giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân ở quốc gia Vì vậy, để thành công trong giao tiếp liên văn hóa,
cá nhân cần có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa của người khác, quốc gia khác, đồng thời phải sẵn sàng thích nghi và tôn trọng sự khác biệt Do đó, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này, chúng ta sẽ hạn chế được những mâu thuẫn, đồng thời giao tiếp đạt hiệu quả cao
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các giá trị văn hóa tương đồng và khác biệt của ba quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam đến từ các khu vực lãnh thổ Châu Mỹ (Bắc Mỹ) và Châu Á (Đông
Á và Đông Nam Á) Bằng việc đối sánh văn hóa giữa các quốc gia này, nghiên cứu chỉ
ra được cân bằng trong giao tiếp liên văn hóa, đồng thời là những giá trị, bản sắc tương ứng của mỗi quốc gia
Áp dụng hệ giá trị của nhà Nhân chủng học người Hà Lan Geert Hofstede trong nghiên cứu đối sánh giữa các nền văn hóa, việc nghiên cứu có thêm cơ sở lý luận và đảm bảo tính khách quan Đặt Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam trong một hệ quy chiếu, tìm ra được những nét tiêu biểu, từ đó giúp việc giao tiếp đạt được hiệu quả cao nhưng không làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia, với phương châm “Hòa nhập nhưng không hòa tan”
Dựa trên những tương đồng và khác biệt trong văn hóa của Hoa Kỳ và Nhật Bản, rút
ra hàm ý, bài học kinh nghiệm cho người Việt Nam trong giao tiếp thời kỳ hội nhập, công nghệ thông tin và toàn cầu hóa như hiện tại
Trang 73 Lịch sử nghiên cứu
a Lịch sử nghiên cứu văn hóa:
Nghiên cứu văn hóa bắt đầu với Edward Burnett Tylor, người đã xác định văn hóa là
"tổng thể phức tạp bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, luật, phong tục và khả năng khác mà con người học được như là một thành viên của xã hội" Đây là một trong những định nghĩa đầu tiên về văn hóa.Thế kỷ 20, Franz Boas là một trong những nhà nhân học đầu tiên chỉ trích lý thuyết chủng tộc và nhấn mạnh rằng văn hóa không phải
là sản phẩm của di truyền mà là kết quả của sự học hỏi và trải nghiệm Ông đã khuyến khích việc nghiên cứu các nền văn hóa trong bối cảnh riêng của chúng
Ở Việt Nam, Trần Ngọc Thêm trong tác phẩm Cơ sở văn hóa Việt Nam đã định nghĩa văn hóa là "tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, thể hiện bản chất và đặc trưng của một dân tộc." Ông nhấn mạnh rằng văn hóa không chỉ bao gồm các sản phẩm nghệ thuật mà còn cả các giá trị đạo đức, phong tục tập quán và lối sống của một cộng đồng
b Lịch sử nghiên cứu giao tiếp
Đầu thế kỷ 20: Ferdinand de Saussure đã đặt nền tảng cho ngôn ngữ học hiện đại với công trình của mình về cấu trúc ngôn ngữ Ông nhấn mạnh rằng ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu mà người sử dụng phải hiểu để giao tiếp hiệu quả
Giữa thế kỷ 20: Noam Chomsky đã cách mạng hóa nghiên cứu ngôn ngữ với lý thuyết ngữ pháp biến hình, nhấn mạnh rằng con người có khả năng tạo ra và hiểu các câu mới dựa trên một bộ quy tắc ngữ pháp có sẵn
c Văn hóa giao tiếp
Cuối thập kỷ 1950 Edward T Hall đã giới thiệu khái niệm "văn hóa ngữ cảnh", phân chia thành hai loại: văn hóa ngữ cảnh cao (high-context) và văn hóa ngữ cảnh thấp (low-context) Văn hóa ngữ cảnh cao nhấn mạnh vào các mối quan hệ và ngữ cảnh trong giao tiếp, trong khi văn hóa ngữ cảnh thấp tập trung vào thông tin rõ ràng và trực tiếp
Giao tiếp phi ngôn ngữ
Albert Mehrabian nghiên cứu rằng giao tiếp phi ngôn ngữ (như cử chỉ, nét mặt, và giọng điệu) đóng góp phần lớn vào việc truyền tải thông điệp, với một nghiên cứu nổi
Trang 8Giao tiếp liên văn hóa
Thập kỷ 1980: Khởi nguồn nghiên cứu giao tiếp liên văn hóa Geert Hofstede đã phát triển mô hình "Các chiều văn hóa", trong đó ông xác định sáu chiều văn hóa khác nhau (như khoảng cách quyền lực, sự tôn trọng giới tính, v.v.) để giúp hiểu cách các nền văn hóa khác nhau tương tác trong bối cảnh kinh doanh và xã hội
Giao tiếp trong bối cảnh toàn cầu: Sự gia tăng giao tiếp liên văn hóa và tác động của công nghệ ảnh hưởng vô cùng to lớn, công nghệ thông tin và truyền thông đã thay đổi cách thức con người giao tiếp trên toàn cầu Castells (2000) chỉ ra rằng "Internet và các công nghệ truyền thông hiện đại đã tạo ra một không gian giao tiếp mới, làm giảm khoảng cách về thời gian và không gian."Ngoài ra giao tiếp trong bối cảnh toàn cầu không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra thách thức Gudykunst (2003) nhấn mạnh rằng “Mọi người cần phát triển khả năng giao tiếp liên văn hóa để hiểu và tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa, từ đó thúc đẩy sự hòa nhập và hợp tác.Theo Hofstede (1991), “Sự hiểu biết về các giá trị văn hóa khác nhau là rất quan trọng trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, nơi mà các tổ chức và cá nhân cần hợp tác và làm việc với nhau trên quy mô quốc tế.”
Giao tiếp trong bối cảnh toàn cầu đang đóng một vai trò thiết yếu trong việc kết nối các nền văn hóa và tạo ra cơ hội cho sự phát triển Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi mọi người phải nâng cao nhận thức và kỹ năng giao tiếp liên văn hóa để đối mặt với những thách thức trong môi trường đa dạng này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối sánh văn hóa giao tiếp người Nhật Bản, Mỹ và Việt Nam
cùng với những khác biệt trong văn hóa nhận thức - tổ chức và ứng xử của mỗi nền văn hóa
Phạm vi nghiên cứu: Dựa trên khung giá trị 6 chiều kích văn hóa theo nghiên cứu của
G Hofstede, phân tích những tương đồng, khác biệt trong văn hóa nhận thức, văn hóa
tổ chức và ứng xử của các quốc gia Nhật Bản, Mỹ và Việt Nam Từ đó chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong giao tiếp, ứng xử của các quốc gia
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu văn hóa giao tiếp giữa ba quốc gia không chỉ cung cấp
cái nhìn tổng quát về các đặc điểm văn hóa, kinh tế và chính trị mà còn giúp hiểu rõ
Trang 9hơn về cách thức mà các nền văn hóa tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau Việc áp dụng
mô hình Hofstede cho phép phân tích các yếu tố như khoảng cách quyền lực, tính cá nhân và mức độ chịu đựng không chắc chắn, từ đó giải thích các tình huống giao tiếp
và ứng xử trong từng bối cảnh cụ thể
Ý nghĩa thực tiễn: Kiến thức về văn hóa rất quan trọng để lý giải cách mà mỗi cộng
đồng lựa chọn triết lý sống và hành động trong các tình huống giao tiếp Nghiên cứu này góp phần vào việc phát triển lý thuyết về giao tiếp liên văn hóa, giúp nâng cao nhận thức về sự đa dạng văn hóa và tầm quan trọng của việc tôn trọng lẫn nhau trong quá trình giao tiếp Trong môi trường công sở, kiến thức về văn hóa giao tiếp giúp xây dựng phong cách làm việc linh động và chuyên nghiệp Sự hiểu biết này cho phép cá nhân điều chỉnh phong cách giao tiếp phù hợp với từng bối cảnh văn hóa khác nhau,
từ đó nâng cao hiệu quả làm việc nhóm và tăng cường sự hợp tác giữa các bên Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, việc tôn trọng và bổ sung cho nhau giữa các nền văn hóa là rất quan trọng Điều này không chỉ cải thiện mối quan hệ cá nhân mà còn thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả trong kinh doanh Khi có kiến thức về các khác biệt văn hóa,
cá nhân có thể tránh được những hiểu lầm và xung đột không đáng có, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc nhóm và tăng cường sự hợp tác
6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, hệ thống hóa tài liệu
- Tổng hợp các lý thuyết liên quan đến các định nghĩa, đặc trưng, chức năng,… của văn hóa, giao tiếp, văn hóa giao tiếp và giao tiếp liên văn hóa
- Tổng hợp các tài liệu có liên quan để làm tổng quan về ba quốc gia Mỹ, Nhật, Việt
và tổng quan về các tài liệu nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước có liên quan quan đến đề tài nghiên cứu
- Phân tích chi tiết các tài liệu thu thập được để xác định rõ các nội dung cần cần thiết, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận
- Phương pháp này giúp cho nhóm có cơ sở lý thuyết về các khái niệm, chức năng, các đặc trưng văn hóa để có thể đối sánh các nền văn hóa một cách có hệ thống
6.2 Phương pháp so sánh
- So sánh tương đồng và khác biệt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân giữa ba quốc gia: Mỹ, Nhật và Việt
Trang 10- Đối sánh văn hóa giao tiếp Mỹ - Nhật Bản - Việt Nam theo sáu chiều kích giá trị của G Hofstede
Việc sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ hơn các đặc trưng văn hóa của ba quốc gia
và đưa ra những lí do hình thành nên các đặc trưng văn hóa đó
7 Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần dẫn nhập, phần tiểu luận được chia làm ba phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Ở chương này, nhóm sẽ trình bày và phân tích cụ thể về định nghĩa, đặc trưng và chức năng của 4 khái niệm: Văn hóa, Giao tiếp, Văn hóa giao tiếp và Giao tiếp liên văn hóa dựa trên việc nghiên cứu các khung lý thuyết về văn hóa của GS Trần Ngọc Thêm (Nhận thức - Tổ chức - Ứng xử) Đồng thời giới thiệu về 6 chiều kích văn hóa của giáo
sư Geert Hofstede để phân tích các trường hợp thực tiễn liên quan đến giao tiếp liên văn hóa để làm tiền đề cho việc đối sánh văn hóa và văn hóa giao tiếp của ba chủ thể văn hóa Việt - Nhật - Mỹ
Chương 2: Tương đồng và khác biệt trong văn hóa Mỹ - Nhật - Việt
Ở chương này, nhóm sẽ trình bày về tổng quan nền văn hóa ba nước Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam Từ đó tiếp tục chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa văn hóa ba nước, đồng thời phân tích hệ giá trị văn hóa của ba nước qua lăng kính G Hofstede
Chương 3: Văn hóa giao tiếp Mỹ - Nhật - Việt theo các chiều kích giá trị của G Hofstede
Ở chương này, nhóm sẽ dựa vào các số liệu của bảng chiều kích giá trị G.Hofstede để
so sánh và chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa văn hóa ba nước Mỹ - Nhật - Việt Từ đó đưa ra những phương án giúp cân bằng văn hóa giao tiếp Mỹ - Nhật - Việt
và đề xuất một số hàm ý cho người Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Văn hóa:
1.1.1 Định nghĩa:
Có rất nhiều định nghĩa từ “văn hóa” ở mỗi quốc gia và trên thế giới hiện nay Ở Châu
Âu, từ “văn hóa” có nghĩa là “culture” (tiếng Anh, tiếng Pháp), “kurtur” (tiếng Đức) hay “kultura” (tiếng Anh) đều bắt nguồn từ tiếng Latin “Cultura” - trồng trọt hay gieo trồng trọt Có thể thấy, thời buổi đầu người Châu Âu gắn liền “văn hóa” với hoạt động sản xuất nông nghiệp - hoạt động kinh tế chủ yếu thời điểm đó
Theo UNESCO (1994): “Văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa hẹp và nghĩa rộng Theo nghĩa rộng: Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội…Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…Theo nghĩa hẹp: Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở
và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”1 Định nghĩa này nêu ra sự sinh tồn của con người - chủ thể sinh hoạt của đời sống xã hội chính là nguồn gốc, động lực sâu xa của văn hóa
GS TSKH Trần Ngọc Thêm (2022) định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” Theo GS Geert Hofstede (1991): “Văn hóa là sự lập trình tư duy có tính tập thể, phân biệt những thành viên của nhóm/ cộng đồng này với những thành viên của nhóm/ cộng đồng khác” So sánh những định nghĩa trên và định nghĩa của GS Geert Hofstede về
Trang 12khái niệm văn hóa, có thể thấy rằng: GS Hofstede tập trung kỹ hơn vào khía cạnh tâm
lý xã hội của văn hóa, giải thích tại sao các nhóm người khác nhau lại có những hành
vi và tư duy khác nhau Vì vậy với chủ đề đối sánh văn hóa giữa các nước, nhấn mạnh
về khía cạnh tâm lý xã hội của con người ở mỗi nền văn hóa khác nhau, việc tập trung vào định nghĩa của Hofstede sẽ mang lại hiệu quả tốt
1.1.2 Hệ tọa độ ba chiều C-K-T của văn hóa:
Hệ tọa độ ba chiều của văn hóa là phương pháp nghiên cứu văn hóa theo ba chiều: chủ thể văn hóa, không gian văn hóa, thời gian văn hóa Sở dĩ gắn việc nghiên cứu với hệ tọa độ này là bởi vì văn hóa có tính liên kết với bối cảnh không gian và thời gian mà
nó phát triển, cùng với việc văn hóa nảy sinh trên chính chủ thể văn hóa
C (chủ thể văn hóa): Là những cá nhân, cộng đồng hoặc tổ chức trực tiếp tạo ra, duy trì và truyền bá các giá trị văn hóa Từ đó vận dụng vào việc xem xét văn hóa, có thể xác định được ai là người tạo ra và phát triển các giá trị văn hóa, giúp ta phân tích cách thức văn hóa hình thành, phát triển và duy trì Ngoài ra chủ thể văn hóa còn tập trung vào các giá trị, niềm tin, thái độ, hành vi của con người trong một nền văn hóa Điều này bao gồm các khái niệm như chủ nghĩa cá nhân, khoảng cách quyền lực, tránh sự bất định, nam tính, định hướng dài hạn, hưởng thụ thoải mái Ta có thể xác định được giá trị nào được coi trọng trong một nền văn hóa
K (không gian văn hóa): Khái niệm này thường được quan niệm là vùng địa lý Ngoài
ra không gian văn hóa còn bao gồm: kiến trúc, môi trường sống… Không gian ảnh hưởng trực tiếp đến cách con người tương tác, tổ chức cuộc sống và hình thành các giá trị văn hóa
T (thời gian văn hóa): Khái niệm này được xác định bằng niên đại lịch sử Ngoài ra thời gian văn hóa còn được coi là dòng chảy lịch sử, các sự kiện quá khứ và tương lai
mà một khu vực trải qua Thời gian định hình bản sắc văn hóa, tạo ra các truyền thống, tập quán và các lớp ý nghĩa văn hóa Các biến động lịch sử, sự thay đổi trong xã hội
và công nghệ (chiến tranh, cách mạng, thay đổi chính trị…) tạo ra ảnh hưởng đến cấu trúc văn hóa
Việc vận dụng phương pháp này giúp ta có thể so sánh các nền văn hóa khác nhau trên nhiều khía cạnh, từ đó xác định được những điểm giống nhau và khác nhau Việc hiểu
Trang 13rõ về hệ tọa độ C-K-T giúp chúng ta dự đoán được những khó khăn và thách thức có thể xảy ra khi tiếp xúc, làm việc chung với những người ở nền văn hóa khác mình
1.1.3 Đặc trưng - chức năng của văn hóa:
Văn hóa có bốn đặc trưng gồm: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch
sử
Đầu tiên nhất, nhắc đến văn hóa phải nhắc đến tính hệ thống Bởi vì, thông qua tính
hệ thống, ta có thể phát hiện được những hiện tượng, sự kiện xảy ra trong một nền văn hóa hay một xã hội nào đó, từ đó liên kết, xâu chuỗi lại và biết được các quy luật, đặc
trưng của nó Nhờ có tính hệ thống, văn hóa thực hiện được chức năng tổ chức xã hội Văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định xã hội, cung cấp cho xã hội mọi
phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Thứ hai, văn hóa có tính giá trị Văn hóa trong tiếng Trung bao gồm từ “văn” là vẻ
đẹp, “hóa” là biến đổi Vậy “văn hóa” có thể hiểu theo nghĩa đen là biến đổi đẹp lên Tính giá trị rất cần thiết để phân biệt “giá trị” và “phi giá trị” Xét theo mục đích, người
ta chia giá trị thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần Xét về ý nghĩa, có thể chia giá trị thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ Xét theo thời gian giá trị được phân biệt thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời, từ đó cho ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan khi đánh giá một sự vật hay hiện tượng nào đó xét theo tính
giá trị Tính giá trị mang đến chức năng quan trọng thứ hai đó là chức năng điều chỉnh
xã hội Chức năng này giúp xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, luôn luôn tự
hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường
Thứ ba, đặc trưng tiếp theo của văn hóa là tính nhân sinh Đặc trưng này giúp con
người phân biệt văn hóa với tư cách là một hệ thống giá trị nhân tạo với hệ thống giá trị thiên tạo Các giá trị văn hóa có được là do con người tác động vào tự nhiên, gây dựng và tạo nên trong tiến trình lịch sử của loài người, nên văn hóa trở thành sợi dây
liên kết giữa con người với nhau Vì vậy ở đặc trưng nhân sinh, văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của
nó
Đặc trưng cuối cùng của văn hóa là tính lịch sử Văn hóa khác với văn minh - một sản
phẩm nhất thời, nó là quá trình gắn liền với tiến trình lịch sử của loài người và được tích lũy qua nhiều thế hệ Vì lẽ đó, văn hóa có hẳn một bề dày, một chiều sâu và buộc
Trang 14nó phải tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị Đặc trưng này được duy trì bởi truyền thống văn hóa Giống với văn hóa, truyền thống văn hóa được xác định bởi những giá trị tương đối ổn định do những kinh nghiệm của một tập thể tạo nên trong khoảng thời gian nhất định, tồn tại dưới dạng: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận… Để duy trì được những truyền thống ấy, văn hóa
buộc phải có chức năng giáo dục Chức năng ấy được thực hiện bằng những giá trị
truyền thống lẫn những giá trị đang hình thành, tạo nên một hệ thống chuẩn mực Vì thế, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch
sử, nhằm để xã hội di truyền phẩm chất con người cho thế hệ mai sau
1.1.4 Cấu trúc của văn hóa
Nhìn dưới góc độ đồng đại, hệ thống văn hóa còn nhiều cách phân chia, nhưng mô hình hệ thống văn hóa đến hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và vẫn chưa được thống nhất thành một hệ thống đầy đủ Trong quan hệ cộng đồng, hệ thống văn hóa bao gồm văn hóa dân gian và văn hóa chính thống Trong quan hệ với địa bàn cư trú,
hệ thống văn hóa bao gồm văn hóa biển, văn hóa đồng bằng và văn hóa núi Phổ biến nhất, người ta thường chia đôi văn hóa thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Tuy nhiên cách chia này còn khá đơn sơ để cho thấy sự đa dạng và phức tạp của hệ thống văn hóa
Từ cách tiếp cận hệ thống, GS TSKH Trần Ngọc Thêm (2023) xem văn hóa như một
hệ thống gồm 3 tiểu hệ cơ bản với các vi hệ của riêng nó
Thứ nhất, tiểu hệ văn hóa nhận thức với tư cách là sản phẩm của tư duy trí tuệ con
người Mỗi nền văn hóa đều mang một giá trị nhất định cho một xã hội, một cộng đồng người cụ thể Để một chủ thể văn hóa nhận được giá trị ấy, trong quá trình hình thành
và phát triển, họ đã phải tìm tòi, tích lũy một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong
phú về vũ trụ và về con người, chính là hai vi hệ của văn hóa nhận thức
Tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa: văn hóa tổ chức cộng đồng Trong tiến trình lịch sử của một xã hội hoặc một cộng đồng người
nào đó, có những giá trị, những quan niệm, những phong tục tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức của chủ thể văn hóa Những thứ ấy là các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, chính là văn hóa tổ chức cộng đồng Loại
Trang 15thành tố văn hóa này bao gồm hai vi hệ: văn hóa tổ chức đời sống tập thể (ở tầm vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (liên quan đến đời sống riêng của mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp…) Tiểu hệ thứ ba là những cách xử thế phù hợp với môi trường xung quanh chủ thể văn
hóa - văn hóa ứng xử với môi trường Thành tố này được chia thành hai vi hệ: văn
hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Môi
trường tự nhiên là cái gốc quyết định cách ứng xử của con người không chỉ đối với tự nhiên mà còn đối với xã hội Vì thế tiểu hệ văn hóa ứng xử với môi trường được định hình và phát triển trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên từ đó đóng vai trò không thể thiếu trong các mối quan hệ trong xã hội Trước khi tái bản Cơ sở văn hóa Việt Nam 2023, theo GS TSKH Trần Ngọc Thêm (1999) cho rằng: có hai tiểu hệ riêng biệt: văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường
xã hội thay vì một như trên Với mỗi tiểu hệ, có hai vi hệ được tạo nên gồm: tận dụng môi trường (tác động tích cực) và ứng phó với môi trường (tác động tiêu cực)
Cả 3 thành tố của hệ thống văn hóa đều bị quy định bởi một gốc chung là loại hình văn hóa Mô hình cấu trúc của hệ thống văn hóa cho thấy cái chung, cái đồng nhất trong tính hệ thống của các nền văn hóa, loại hình văn hóa cho thấy cái riêng, cái khác biệt trong tính hệ thống của chúng
1.1.5 Cấu trúc “củ hành” Những tầng biểu hiện văn hóa ở các chiều sâu khác nhau:
Sự khác biệt về văn hóa được biểu hiện bằng nhiều cách Cấu trúc “củ hành” với 4 thuật ngữ sau có thể bao phủ gần như khái niệm này, bao gồm: Symbols, Heroes, Rituals và Values Theo hình bên dưới, Symbols là yếu tố đơn giản nhất và Values là yếu tố sâu sắc nhất của văn hóa, còn Heroes và Rituals nằm ở giữa
Trang 16Hình 1.1: Cấu trúc các tầng văn hóa doanh nghiệp
(Nguồn: Hofstede và Malkov, 2010)
Symbols: Là biểu tượng bao gồm từ ngữ, cử chỉ, hình ảnh nào đó mang theo một ý
nghĩa đặc biệt được cộng đồng công nhận và được các thành viên trong tổ chức chia
sẻ Đây là nhân tố dễ dàng bị thay mới, những biểu tượng mới ra đời và phát triển, trong khi đó những biểu tượng cũ mất đi Symbols của một nhóm văn hóa dễ dàng bị sao chép bởi đây là yếu tố dễ nhận biết nhất của một cộng đồng, đó cũng là lý do Symbols được đặt ở lớp vỏ ngoài cùng
Heroes: Hình mẫu văn hoá đại diện tiêu biểu cho hệ giá trị/ nền văn hoá trong 1 giai
đoạn nào đó Họ sở hữu những nét tính cách được đánh giá cao trong một nền văn hóa,
từ đó họ được coi như những tấm gương về hành vi Barbie, Batman, Snoopy của Mỹ; Asterix của Pháp ha Ollie B Bommel (Mr Bumble) của Hà Lan đều được coi là những hình mẫu văn hóa
Rituals: Là các hoạt động tập thể, dựa theo các trình tự, thủ tục, quy định Tuy không
cần thiết để đạt được mục đích trong thực tế nhưng trong một nền văn hóa, nó được coi là yếu tố xã hội thiết yếu Cách chào hỏi hoặc thể hiện sự cung kính với người khác hay lễ nghi tôn giáo là ví dụ về lễ nghi Rituals bao gồm cách cách mà ngôn ngữ được
sử dụng trong các văn bản nói hoặc viết, trong giao tiếp hằng ngày hoặc tín ngưỡng nhằm mục đích truyền đạt tư tưởng
Values: Là thành tố cốt lõi của văn hóa, được tích lũy và chọn lọc qua thời gian, được
các thành viên chia sẻ và chấp nhận Giá trị không dễ nhận biết hay quan sát trực tiếp, nhất là đối với người từ bên ngoài, mà phải phân tích và đánh giá thông qua hành động
Trang 17Practices: Là nhân tố dễ dàng nhất để thông qua đó có thể thấy được giá trị Đây là
cách hành xử thể hiện khá rõ rệt những thứ cốt lõi nhất của một cộng đồng/ chủ thể Các yếu tố như: Symbols, Heroes và Rituals được gọi chung là Practices hay còn gọi
là hành xử Theo hình trên, ta có thể nhìn Practices từ bên ngoài nhưng ý nghĩa văn hóa chỉ có thể được giải thích bởi những người trong cộng đồng, đó là lý do vì sao chúng được xếp thành từng lớp
Hạt nhân của mô hình cấu trúc văn hóa doanh nghiệp này được hình thành từ Values Values có xu hướng ưu tiên những trạng thái nhất định của một sự việc hơn là những trạng thái khác Values bao gồm những cặp trạng thái: tệ và tốt, bẩn và sạch, nguy hiểm và an toàn, cấm đoán và chấp thuận, lịch sự và khiếm nhã, đạo đức và đồi bại, xấu và đẹp, giả tạo và tự nhiên, khác thường và bình thường, nghịch lý và hợp lý, phi
lý và duy lý
1.1.6 Văn hóa tổ chức của một số quốc gia và vùng lãnh thổ
Hình 1.2: Văn hóa tổ chức của một số quốc gia và vùng lãnh thổ
Những tổ chức thuộc các quốc gia được xếp ở nhóm có khoảng cách quyền lực lớn và chỉ số tránh sự bất định cao được xem là những tổ chức “cơ giới, máy móc” hay hành chính - quan liêu Cơ cấu tổ chức có hình kim tự tháp (dốc) đứng Theo mô hình giá trị cạnh tranh - Competing Values Framework (CVF) được nghiên cứu tại đại học Michigan - để xác định loại văn hóa chính trong một tổ chức, đây là những quốc gia
có văn hóa kiểm soát hoặc văn hóa cạnh tranh Điển hình nhất cho một quốc gia có mô hình kim tự tháp,
Trong góc cung đối, các quốc gia có chỉ số quyền lực nhỏ và tránh sự bất định thấp được xem là “hữu cơ” hơn, ít cấp bậc, phi tập trung hóa, có ít thủ tục và quy tắc hình
Trang 18thức hơn Trong CVF, đây là biểu hiện của văn hóa cộng tác và văn hóa sáng tạo Những tổ chức này còn được gọi là “Chợ làng” Những quốc gia Bắc Âu và ở mức độ thấp là hơn những quốc gia nói tiếng Anh (Ăng-lo) không ủng hộ việc tập trung quyền đưa ra quyết định cho một ai đó mà là ứng biến và đàm phán để giải quyết một việc nào đó
Tổ chức thuộc các quốc gia có khoảng cách quyền lực nhỏ nhưng tránh sự bất định cao thì hệ thống cấp bậc, tôn ti trật tự không quan trọng, việc ra quyết định chiến lược không bị tập trung hóa nhưng những thủ tục và quy tắc mang tính hình thức hơn, vai trò công việc và những trách nhiệm được xác minh rõ ràng, cụ thể hơn Theo CVF, đây có thể là văn hóa kiểm soát hoặc văn hóa tính toán Tổ chức vận hành theo những
lộ trình có sẵn (well-oiled machine) Điển hình là văn hóa Đức, họ có xu hướng cấu trúc các hoạt động mà không tập trung quá nhiều thẩm quyền
Ở những quốc gia có khoảng cách quyền lực lớn nhưng tránh sự bất định thấp thì các doanh nghiệp giống những gia đình hay những bộ tộc Ở đây các ông chủ vận hành doanh nghiệp theo chế độ gia trưởng với sự tập trung quyền lực cao Cấp dưới thường không có một vai trò công việc và trách nhiệm ràng nào nhưng lại thay vào đó có những vai trò xã hội cụ thể Ở góc cung này là những quốc gia Đông Nam Á Có những điểm tương đồng khi so sánh tổ chức này với văn hóa hợp tác (văn hóa gia tộc) trong CVF
1.2 Giao tiếp
Giao tiếp có thể được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người nhằm đạt đến một mục đích nhất định
1.2.1 Định nghĩa
Giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người Do đó, giao tiếp là một trong những vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, hiện có rất nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng: "Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều và đồng chủ thể giữa người với người được quy định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân Giao tiếp có chức năng thỏa mãn các nhu cầu vật chất
và tinh thần của con người, trao đổi thông tin, cảm xúc định hướng, điều chỉnh nhận
Trang 19thức, hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạo dựng quan hệ với nhau
và tác động qua lại lẫn nhau" Hay nhà Tâm lý học Xô Viết A.N.Leonchiev định nghĩa: giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ
xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết
là ngôn ngữ Hay PGS.TS Ngô Công Hoàn trong cuốn Giao tiếp sư phạm đã định nghĩa: “ Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các trao đổi thông tin, hiểu biết, rung cảm và tác động quan lại”
1.2.2 Đặc điểm – Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình phức tạp và đa chiều, đóng vai trò thiết yếu trong đời sống
xã hội của con người Theo TS Trần Thị Minh Đức trong cuốn "Tâm lý học đại cương," giao tiếp có một số đặc điểm nổi bật Đầu tiên, giao tiếp luôn mang tính nhận thức, nghĩa là mỗi cá nhân đều ý thức được mục đích và nội dung của cuộc giao tiếp,
từ đó dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau Điều này không chỉ giúp các cá nhân phát triển tình cảm mà còn hình thành các suy nghĩ và phán quyết về nhau, làm cho quá trình giao tiếp trở nên hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian Giao tiếp cũng là một mối quan
hệ xã hội, thể hiện sự tương tác giữa con người với nhau Nó diễn ra trong bối cảnh lịch sử và xã hội cụ thể, phản ánh những điều kiện phát triển của xã hội đó Hơn nữa, giao tiếp có tính kế thừa, cho phép các giá trị văn hóa và tinh thần được gìn giữ và phát triển qua các thế hệ Chức năng của giao tiếp rất đa dạng Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng trong cuốn "Tâm lý học giao tiếp," giao tiếp không chỉ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà còn đáp ứng những nhu cầu cao hơn như nhận thức và tình cảm Giao tiếp còn thực hiện chức năng thông tin, giúp truyền đạt tri thức và kinh nghiệm giữa các cá nhân Ngoài ra, nó có chức năng tổ chức và điều chỉnh hành vi, cho phép con người phối hợp hoạt động để đạt được mục tiêu chung Giao tiếp còn tạo ra sự đồng cảm và đánh giá lẫn nhau Qua quá trình này, mỗi cá nhân có thể tự bộc lộ quan điểm và thái độ của mình, từ đó hình thành nhân cách và phát triển bản thân trong mối quan hệ xã hội Giao tiếp không chỉ là một kỹ năng cần thiết mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người
Trang 201.2.3 Các yếu tố gây nhiễu đối với giao tiếp
Trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào, việc xảy ra nhiễu loạn là điều không thể tránh khỏi
Những yếu tố gây ra sự nhiễu loạn này có thể đến từ cả tác động khách quan bên ngoài lẫn từ chính chủ thể giao tiếp Môi trường giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin Các yếu tố như ánh sáng, âm thanh và không gian xung quanh có
thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc giao tiếp Chẳng hạn, khi hai người
trò chuyện trong một không gian yên tĩnh trong nhà, chất lượng giao tiếp thường tốt hơn so với khi họ ở ngoài trời, nơi có nhiều tạp âm và hoàn cảnh xung quanh có thể làm mất tập trung Hình thức và kênh giao tiếp cũng tác động đáng kể đến hiệu quả của cuộc trò chuyện Giao tiếp trực tiếp thường mang lại chất lượng tốt hơn so với giao tiếp gián tiếp qua điện thoại hay tin nhắn, bởi vì con người không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà còn thông qua cử chỉ, ánh mắt và biểu cảm khuôn mặt Mối quan hệ giữa các chủ thể giao tiếp cũng là một yếu tố quan trọng Chất lượng giao tiếp có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ thân thiết giữa những người tham gia Ví dụ, bạn có thể dễ dàng chia sẻ cảm xúc với một người bạn thân nhưng lại gặp khó khăn khi phải trò chuyện với sếp của mình Cảm xúc và trạng thái tâm lý của người tham gia cũng ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của cuộc giao tiếp Khi một người đang tức giận, họ có thể khó kiểm soát lời nói và suy nghĩ của mình, dẫn đến những hiểu lầm nghiêm trọng Điều này đặc biệt rõ ràng trong giao tiếp qua tin nhắn; cùng một câu hỏi như “Cậu đang làm
gì vậy?” có thể được hiểu khác nhau tùy thuộc vào tâm trạng của người đọc Ngôn ngữ
và cách sử dụng ngôn ngữ cũng là những yếu tố không thể bỏ qua Ngôn ngữ là công
cụ chính để giao tiếp, nhưng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền hay quốc gia có thể tạo ra rào cản Ví dụ, tiếng Việt có nhiều giọng địa phương mà ngay cả người Việt cũng khó hiểu nhau Các yếu tố chủ quan như kinh nghiệm giao tiếp và kiến thức
xã hội cũng đóng vai trò quan trọng Những người có nhiều kinh nghiệm thường tự tin hơn trong các cuộc trò chuyện và dễ dàng nắm bắt tâm lý của đối phương hơn Vì vậy
để nâng cao chất lượng giao tiếp, cần nhận diện và khắc phục những yếu tố gây nhiễu loạn này
1.3 Văn hóa giao tiếp
Trang 21Văn hóa giao tiếp là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực xã hội học, thể hiện cách mà con người tương tác và giao tiếp với nhau trong các mối quan hệ xã hội Là một bộ phận trong tổng thể văn hóa, văn hóa giao tiếp bao gồm các yếu tố như cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ và cách ứng xử của cá nhân Nó không chỉ phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến cách thức mà các cá nhân xây dựng và duy trì mối quan hệ
1.3.2 Cấu trúc của văn hóa giao tiếp
Cấu trúc của văn hóa giao tiếp bao gồm ba tiểu hệ cơ bản sau: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống và văn hóa ứng xử
a Văn hóa nhận thức
Là cách chủ thể giao tiếp nhận định về mục đích giao tiếp theo hệ giá trị của họ, nhận biết vị thế của chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp Khi giao tiếp, các bên tham gia cần phải có nhận thức về nhau Trong suốt quá trình giao tiếp chúng ta luôn luôn tri giác lẫn nhau, và trên cơ sở những tài liệu tri giác đem lại, tư duy giúp chúng ta phán đoán tình hình để lựa chọn phương án giao tiếp
b Văn hóa tổ chức
Là cách thức tổ chức giao tiếp - thường được nhấn mạnh trong các giao tiếp quan trọng
như đàm phán, các sự kiện lớn, các sự kiện mang tính lễ nghi Văn hóa tổ chức có mối
Trang 22quan hệ tới khả năng tổ chức thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường, tới việc duy trì năng lực cạnh tranh, và tới việc giữ ổn định mức độ hiệu quả cao Văn hóa tổ chức chính là điểm tạo sự khác biệt cho từng nơi, bên cạnh đó chính yếu tố này cũng làm nên chiến lược phát triển cho doanh nghiệp
c Văn hóa ứng xử
Là chiến lược, phong cách, hành vi, ngôn ngữ trong giao tiếp Văn hóa ứng xử không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn quyết định đến hiệu quả làm việc và mức độ thành công trong sự nghiệp Căn cứ vào lời ăn, tiếng nói trong giao tiếp ứng xử, cổ nhân xưa đánh giá phẩm chất, năng lực của con người một cách hóm hỉnh, sâu sắc:
“Người thanh, tiếng nói cũng thanh”
“Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu”
Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, trong hợp tác quốc tế hay trong những mối quan hệ tình nghĩa gia đình, xóm làng… là cơ sở để tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, văn minh
1.4 Giao tiếp liên văn hóa
Giao tiếp liên văn hóa đề cập đến sự tương tác giữa các cá nhân đến từ những nền văn hóa khác nhau, và điều này không thể tách rời khỏi những đặc thù của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Năm 1954, E.Hall và B.Trager đã xuất bản cuốn sách "Văn hóa là giao tiếp, giao tiếp là văn hóa" (Culture is communication and communication is culture), đánh dấu sự ra đời của chuyên ngành giao tiếp liên văn hóa Thuật ngữ này được hình thành nhằm nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và giao tiếp, một mối quan hệ mà Hall đã tiếp tục khai thác trong tác phẩm "Ngôn ngữ câm" (The Silent Language) vào năm 1959 Trong đó, ông khẳng định rằng văn hóa không chỉ ảnh hưởng đến cách thức giao tiếp mà còn định hình cách mà các cá nhân hiểu và tương tác với nhau trong bối cảnh đa dạng văn hóa Giao tiếp liên văn hóa không chỉ đơn thuần là việc trao đổi thông tin; nó còn phản ánh những giá trị, niềm tin và phong tục tập quán của các nền văn hóa khác nhau Việc hiểu biết về các yếu tố này là rất quan trọng để tạo ra sự hòa nhập và thúc đẩy quá trình hội nhập toàn cầu
1.4.1 Định nghĩa
Trang 23Quan niệm về giao tiếp liên văn hoá: “Giao tiếp liên văn hóa (GTLVH) được hiểu là một chuỗi hành vi giao tiếp giữa các chủ thể đến từ những nền văn hóa khác nhau nhằm truyền đạt thông điệp Những thông điệp này có thể được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ hoặc cả hai, với mục đích tác động lẫn nhau để đạt được một mục tiêu cụ thể Theo định nghĩa về văn hóa của GS Hofstede và GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chúng ta có thể xem “Giao tiếp liên văn hóa là giao tiếp giữa các chủ thể giao tiếp đến từ các nền văn hóa khác nhau với các mô thức văn hóa giao tiếp khác nhau”
1.4.2 Cấu trúc của giao tiếp liên văn hóa
Cấu trúc của giao tiếp liên văn hóa bao gồm văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử Các chủ thể khi giao tiếp phải biết cân bằng hệ giá trị văn hóa giao tiếp
với nhau để có thể đạt được mục đích giao tiếp trong giao tiếp liên văn hóa Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì học tập, rèn luyện của mỗi người và đặc biệt là tùy vào hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia Quá trình đó phụ thuộc vào hệ thống giáo dục ngay từ phổ thông, vào các chuẩn mực giao tiếp, đạo đức, hành vi ứng xử trong từng tập thể, xã hội Đồng thời đây cũng là văn hóa ứng xử, nghệ thuật ứng xử của từng cá nhân biểu hiện trong môi trường tập thể, xã hội của cá nhân ấy Vì vậy, mỗi cá nhân cần tìm hiểu về giá trị văn hóa giữa các nước trước khi tham gia giao tiếp liên văn hóa để hiểu thêm về các nước, từ đó mỗi chủ thể có sự tôn trọng những giá trị văn hóa khác biệt giữa các nước và tránh sự bất đồng, bế tắc trong giao tiếp
1.5 Chiều kích giá trị của Hofstede:
Geert Hofstede sinh ngày 02/10/1928, là nhà tâm lý học xã hội người Hà Lan, cựu nhân viên của IBM, và là giáo sư danh dự của Tổ chức Nhân học và Quản lý quốc tế tại Đại học Maastricht, Hà Lan Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến văn hóa tổ chức liên văn hóa, quản trị đa văn hóa
“Đóng góp của G Hofstede không chỉ là kiến tạo khung lý thuyết bao gồm những chiều kích cơ bản quan trọng giúp nhận diện những giá trị văn hóa doanh nghiệp, văn hóa dân tộc mà còn qua khảo sát xã hội học thực hiện liên tục nhiều năm với quy mô,
số lượng lớn trên mẫu có tính đại diện, tính điển hình cao, đưa ra được những chỉ số
về các chiều kích ấy trong nhiều nền văn hóa khác nhau Kết quả nghiên cứu cập nhật
Trang 24nhất hiện nay của G Hofstede là kho dữ liệu về 101 nước, cung cấp một nguồn tư liệu tham khảo phong phú cho nghiên cứu so sánh các nước, các khu vực trên thế giới.” (Phan Thị Thu Hiền, 2018)
Lý thuyết “chiều văn hóa” được trình bày năm 1980 Năm 1965, Geert Hofstede đã nghiên cứu, khảo sát quy mô lớn về sự khác biệt giá trị dân tộc tại các công ty con trên thế giới thuộc tập đoàn đa quốc gia IBM Trong quá trình tuyển dụng nhân viên cho IBM, ông trình bày lý thuyết văn hóa của mình, giải thích sự khác biệt giữa các nền văn hóa và khái quát sự ảnh hưởng của văn hóa xã hội tới các thành viên Trong lý thuyết Chiều văn hóa có đề cập đến các chiều kích của văn hóa dân tộc Theo đó, văn hóa của một quốc gia được đo bởi một bộ 6 chỉ số, mỗi chỉ số có giá trị từ 1 đến 100
Cụ thể:
Hình 1.3: Bảng Chiều kích văn hóa của Hofstede
(1) “Khoảng cách quyền lực” (Power Distance)
(2) “Chủ nghĩa cá nhân” (Individualism) trong sự tương phản với “Chủ nghĩa cộng đồng” (Collectivism)
(3) “Nam tính” (Masculinity) trong sự tương phản với “Nữ tính” (Femininity)
Trang 25“Khoảng cách quyền lực là mức độ mà những thành viên ít quyền lực của các tổ chức hoặc đơn vị trong một quốc gia hy vọng và chấp nhận sự bất bình đẳng trong phân chia quyền lực” [Geert Hofstede & … 2013: 95] Social stratification hay sự phân cấp xã hội chính là yếu tố liên quan trực tiếp đến khoảng cách quyền lực
Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa khoảng cách quyền lực cao và khoảng cách quyền lực thấp
Khoảng cách quyền lực cao Khoảng cách quyền lực thấp
Bất bình đẳng tương đối cao, có xu hướng
Các mối quan hệ theo thể chế dân chủ
Cấp dưới tuân theo mệnh lệnh, ít thắc mắc
quyết định của cấp trên
Cấp dưới có quyền tham gia việc đưa ra quyết định
Kim tự tháp tổ chức dốc Kim tự tháp tổ chức phẳng
Ví dụ: Ấn Độ, Malaysia, Philippine,
Guatemala, một vài quốc gia Trung Đông
Ví dụ: các quốc gia Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển
1.5.2 Chủ nghĩa cá nhân (Individualism)
“Chủ nghĩa cá nhân gắn với xã hội có ít sự kết nối giữa các cá nhân với nhau: một người chỉ chăm sóc cho bản thân và gia đình trực tiếp của mình Ngược lại, chủ nghĩa cộng đồng gắn với xã hội có những cá nhân ngay từ lúc sinh ra đã gắn bó trung thành với một tập thể mạnh mẽ, đoàn kết và suốt đời bảo vệ lợi ích của bản thân họ” [Geert Hofstede & … 2013: 132]
Trang 26Bảng 1.2: Sự khác biệt giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể
Bộc lộ cái tôi nhiều hơn chúng tôi Cá nhân được cố kết và ép buộc bởi các mối
thức và sự giao tiếp trực tiếp
Khía cạnh mối liên hệ, sự chỉ bảo, phụ thuộc, tùy thuộc bối cảnh, tính bổn phận, tính tập thể, sự hòa hợp và sự tuân theo cấp bậc
Ví dụ: Mỹ, Canada, Hà Lan và hầu hết các
nước phương Tây
Ví dụ: Việt Nam, Hàn Quốc, Indonesia và các nước châu Á
1.5.3 Nam tính (Masculinity)
“Một xã hội được gọi là nam tính khi các vai trò giới trên phương diện tình cảm được phân biệt rõ ràng: nam giới thường có tính quyết đoán, cứng rắn và chú trọng đến thành công về mặt vật chất, trong khi đó, nữ giới thường khiêm tốn, dịu dàng, và quan tâm đến chất lượng cuộc sống nhiều hơn Một xã hội được gọi là nữ tính khi vai trò giới tính trên phương diện tình cảm không phân tách rõ ràng: cả nam giới và nữ giới đều
có thể có đức tính khiêm tốn, dịu dàng và quan tâm đến chất lượng cuộc sống” [Geert Hofstede & … 2013: 189]
Trang 27Bảng 1.3: So sánh sự khác biệt giữa xã hội Nam tính và xã hội Nữ tính
Khoảng cách giữa vai trò nam và nữ khá lớn Vai trò giữa nam và nữ thường là như nhau
Đánh giá cao sự cạnh tranh, quyết đoán Thể hiện tính linh hoạt, quan tâm chất lượng
cuộc sống
Cho rằng vật chất rất quan trọng Chú trọng sự cộng tác và khiêm tốn
Định nghĩa thành công dựa trên những thành
quả vật chất của một người
Định nghĩa thành công dựa trên việc có được người khác kính trọng, ngưỡng mộ hay không
Tin vào sự bất bình đẳng giới cao Tin vào sự bất bình đẳng giới thấp
Mâu thuẫn công nghiệp cao Mâu thuẫn công nghiệp thấp
Slogan: live to work Slogan: work to live
Ví dụ: Nhật Bản… Ví dụ: Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan,
Thụy Điển…
1.5.4 Tránh sự mơ hồ, bất định (Uncertainty Avoidance)
Theo Hofstede, tránh sự mơ hồ, bất định (Uncertainty Avoidance) phản ánh cách một
xã hội đối phó với tình trạng không rõ ràng và không dự đoán được trong cuộc sống
và công việc Nó cho thấy mức độ mà một xã hội tìm cách giảm thiểu hoặc tránh sự không chắc chắn qua việc áp dụng các quy tắc, quy trình và cấu trúc
Bảng 1.4: So sánh chỉ số thấp và chỉ số cao của chiều kích “Tránh sự mơ hồ, bất định”
Sự cởi mở và chấp nhận ý kiến trái chiều,
gây tranh cãi
Mức độ tin tưởng tuyệt đối khi họ nhận thức được
Không cần quá nhiều quy tắc hơn mức cần Tôn trọng truyền thống, những quy tắc và
Trang 28thiết và nếu chúng mơ hồ hoặc không hoạt
động, chúng nên bị loại bỏ hoặc thay đổi
Không ngại mạo hiểm, thất bại Nếu có thì
đó là cơ hội học hỏi và phát triển
E ngại với sự khác lạ và thay đổi
Lịch trình linh hoạt, công việc khó khăn chỉ
được thực hiện khi cần thiết nhưng không vì
lợi ích riêng của mình
Giờ giấc đúng giờ, công việc khó khăn được
ưu tiên giải quyết
Thành viên có xu hướng rời khỏi tổ chức
nào đó nếu thấy mình không phù hợp
Thành viên gắn bó với tổ chức lâu dài
Ví dụ: Việt Nam, Mỹ, Singapore, Jamaica… Ví dụ: Nhật Bản, Bỉ, Hy Lạp…
1.5.5 Định hướng dài hạn (Long term Orientation)
“Định hướng dài hạn biểu thị cho bồi dưỡng đạo đức hướng tới những phần thưởng trong tương lai, đặc biệt là sự kiên nhẫn và tiết kiệm Định hướng ngắn hạn biểu thị cho sự bồi dưỡng đạo đức liên quan tới quá khứ và hiện tại, đặc biệt đối với lòng tự trọng và thực hiện các nghĩa vụ xã hội” [Geert Hofstede & … 2013: 309] (được bổ sung vào những năm 1980)
Bảng 1.5: So sánh định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn
Định hướng dài hạn Định hướng ngắn hạn
Sự tập trung vào tương lai, mục tiêu và tầm
Chú trọng tính tiết kiệm, sự bền bỉ, nhất Sẵn sàng thay đổi kế hoạch và hành động để
Trang 29quán trong công việc đáp ứng nhu cầu hiện tại
Liên kết kinh nghiệm quá khứ để giải quyết
các vấn đề trong thực tại và tương lai
Quá khứ được coi là một phần của lịch sử và
ít ảnh hưởng đến hiện tại
Những quốc gia này thường phát triển thuận
lợi hơn
Những quốc gia này thường khó khăn trong phát triển, rõ nhất là lĩnh vực kinh tế
Ví dụ: Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc… Ví dụ: Ai Cập, Úc, Mỹ…
1.5.6 Thoải mái hưởng thụ (Indulgence)
Theo Geert Hofstede, thoải mái/hưởng thụ (Indulgence) là đặc điểm của các xã hội nơi người dân có xu hướng cho phép và khuyến khích việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân và mong muốn Các xã hội này thường coi trọng sự tự do, hạnh phúc, và các hoạt động giải trí Trong các xã hội có chỉ số hưởng thụ cao, người dân dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình và tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống (được bổ sung vào những năm 2000)
Bảng 1.6: Sự khác biệt của thoải mái hưởng thụ và kiềm chế/ khắc kỷ
Dễ thỏa mãn khi đạt được những ham muốn
cơ bản và tự nhiên, miễn sao tận hưởng
được cuộc sống vui vẻ
Sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân được kiểm soát và điều chỉnh gắt gao thông qua hệ thống chuẩn mực xã hội nghiêm ngặt
Tin rằng bản thân tự quản lý cuộc sống và
cảm xúc của mình
Tin rằng cảm xúc và cuộc sống của bản thân chịu tác động và điều chỉnh của rất nhiều yếu tố trong xã hội
Xã hội cho phép cá nhân làm những gì mình
Trang 30CHƯƠNG 2: TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA MỸ - NHẬT -
VIỆT 2.1 Tổng quan về Hoa Kỳ
Hình 2.1 Quốc kỳ Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ
2.1.1 Khái quát tổng quan
Địa hình & lãnh thổ:
Mỹ được đặt nằm ở Tây bán cầu, bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang Columbia Vị trí cụ thể nằm ở ngay chính giữa Bắc Mỹ, phía Tây giáp với Thái Bình Dương, giáp Đại Tây Dương ở phía Đông, phía Nam giáp Mexico và phía Bắc giáp với Canada Kỳ là quốc gia lớn thứ ba thế giới về diện tích và gần như lớn thứ ba về
Trang 31dân số Với diện tích lớn hơn gấp đôi Liên minh châu Âu,Mỹ có tổng diện tích là 9.834.0000km²
Hoa Kỳ có những ngọn núi cao ở phía Tây và một đồng bằng trung tâm rộng lớn Đất nước được chia thành sáu vùng: New England, Trung Đại Tây Dương, Nam, Trung Tây, Tây Nam và Tây
- Khí hậu Bán khô hạn và Sa mạc ở Miền Tây bao gồm Texas, Arizona, Nevada,
và các bang Tây Nam
- Khí hậu Địa Trung Hải ở California
- Khí hậu Hải dương ở Bờ Tây Bắc gồm Oregon và Washington
- Khí hậu Cực ở Alaska
- Khí hậu Nhiệt đới ở Hawaii
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Thời kỳ thuộc địa (1492 – 1776)
Khám phá Tân Thế Giới: Năm 1492, Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ, mở ra thời kỳ khám phá và thuộc địa hóa khu vực này Các nước châu Âu như Tây Ban Nha, Anh, Pháp, và Hà Lan nhanh chóng thiết lập các thuộc địa ở Bắc Mỹ
Vào đầu thế kỷ 17, các thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ dần dần phát triển Thuộc địa Jamestown (Virginia) được thành lập năm 1607, là thuộc địa Anh đầu tiên Các thuộc địa dần phát triển và mở rộng về phía ây
Sự bất mãn của các thuộc địa đối với việc đánh thuế không hợp lý của chính quyền Anh dẫn đến cuộc Cách mạng Hoa Kỳ vào năm 1775 Năm 1776, Đại hội Lục địa Thứ hai tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập, do Thomas Jefferson chấp bút, chính thức tách rời các thuộc địa khỏi Anh
Trang 32Sau một cuộc chiến dài và khó khăn, với sự giúp đỡ của Pháp, Hoa Kỳ giành chiến thắng trước quân Anh vào năm 1781 tại trận Yorktown Hiệp ước Paris năm 1783 công nhận độc lập của Hoa Kỳ
Thời kỳ mở rộng lãnh thổ (1783 – 1861)
Năm 1787, một bản Hiến pháp mới được soạn thảo, tạo ra một hệ thống chính phủ liên bang với quyền lực được phân chia giữa ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp Trong thế kỷ 19, Hoa Kỳ không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Tây Việc mua lại Louisiana từ Pháp năm 1803 và cuộc Chiến tranh Mexico-Mỹ (1846–1848) giúp Hoa
Kỳ có thêm nhiều lãnh thổ, bao gồm Texas, California, và phần lớn miền Tây ngày nay
Thời kỳ nội chiến và tái thiết (1861–1877)
Từ 1861 đến 1865, nội chiến diễn ra giữa các bang miền Bắc (Liên bang) và miền Nam (Liên minh) liên quan đến vấn đề nô lệ và quyền lợi của các bang Chiến thắng của miền Bắc đã chấm dứt chế độ nô lệ và giữ vững sự thống nhất quốc gia Sau chiến tranh, giai đoạn Tái thiết diễn ra nhằm khôi phục miền Nam và đảm bảo quyền lợi cho người Mỹ gốc Phi, nhưng các vấn đề về phân biệt chủng tộc vẫn kéo dài nhiều thập kỷ sau đó
Thế kỷ 20 và vai trò siêu cường thế giới
Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I vào năm 1917 và đã trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất sau chiến tranh Trong Thế chiến II, Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại phe Trục (Đức, Ý, Nhật) và trở thành một siêu cường quốc sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945
Chiến tranh Lạnh
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ và Liên Xô bước vào giai đoạn Chiến tranh Lạnh (1947–1991), tranh giành ảnh hưởng toàn cầu Trong thời kỳ này, Mỹ trở thành nước lãnh đạo khối phương Tây và phát triển nền kinh tế dựa trên tư bản
Hiện đại (1991 đến nay)
Sau Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới, với ảnh hưởng mạnh mẽ về kinh tế, quân sự và văn hóa trên toàn cầu
Trang 33Thế kỷ 21: Giai đoạn đầu thế kỷ 21 chứng kiến nhiều thay đổi quan trọng với sự kiện khủng bố 11/9/2001, cuộc chiến chống khủng bố, và sự nổi lên của những thách thức mới trong kinh tế và chính trị
- Văn hóa tiêu dùng: Mức tiêu dùng cao, đặc biệt trong các dịp lễ lớn
- Lãnh đạo toàn cầu: Hoa Kỳ đóng vai trò chính trị và kinh tế quan trọng trên thế giới
- Công nghiệp giải trí: Hollywood và ngành giải trí Mỹ có sức ảnh hưởng toàn cầu
2.1.4 Giáo dục:
Ở Mỹ, chế độ giáo dục là bắt buộc và miễn phí cho đến 16 hoặc 18 tuổi Mỗi bang tự
tổ chức lấy các trường học, gọi là trường công (public schools), chung cả nước có Văn phòng Giáo dục liên bang (Federal Office of Education) ở Washington D.C Khắp nơi đều có: Trường mẫu giáo (nursery schools) và nhà trẻ (kindergarten) cho trẻ em từ 2 đến 6 tuổi Trường tiểu học (primary schools) với 6 hoặc 8 năm cho độ tuổi từ 6 đến
12, hoặc 14 Trường trung học (high schools) với 4 năm/lớp cho độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi Các trường đại học (colleges) và tổng hợp (universities) Hệ thống giáo dục công lập từ tiểu học đến trung học phổ thông là miễn phí và bắt buộc đối với tất cả trẻ em
Trang 34Theo IMF, GDP sức mua năm 2022 của nước Mỹ là 75,180 USD/người Đồng đô la
Mỹ (USD) được coi là đơn vị tiền tệ quốc tế vì nó được sử dụng hầu hết trong mọi giao dịch nội địa và quốc tế
2.1.5.2 Chính trị:
Hoa Kỳ là một nước cộng hòa liên bang, quyền lực chính trị do Tổng thống, Quốc hội
và Tòa án nắm giữ và chia sẻ quyền lực với chính quyền liên bang theo Hiến pháp Sau đó chính quyền liên bang lại chia sẻ quyền lực của mình với chính quyền của từng tiểu bang Mô hình này kết hợp phân chia quyền lực theo cả chiều ngang (tam quyền phân lập) và chiều dọc (giữa liên bang với tiểu bang)
số, có sự tập trung cao ở miền Nam và các thành phố lớn như New York, Chicago, và Atlanta Người Mỹ gốc Á chiếm khoảng 5,9% dân số, với cộng đồng lớn ở California, Hawaii, và New York
Xã hội Mỹ có sự phân tầng rõ rệt, với tầng lớp trung lưu chiếm tỷ lệ lớn Tuy nhiên, bất bình đẳng kinh tế là một vấn đề ngày càng được quan tâm Sự khác biệt lớn giữa các tầng lớp giàu có và nghèo khó đã tạo nên những tranh cãi về cơ hội bình đẳng và chính sách xã hội
Tự do cá nhân là một giá trị cốt lõi trong xã hội Mỹ Điều này thể hiện qua các quyền
tự do ngôn luận, tôn giáo, và quyền riêng tư, được bảo đảm trong Hiến pháp Hoa Kỳ
Trang 35Ý tưởng về "Giấc mơ Mỹ" là niềm tin rằng bất kỳ ai, dù xuất thân thế nào, đều có thể đạt được thành công thông qua sự nỗ lực và kiên trì Dù vậy, hiện nay nhiều người đang thảo luận về sự thực tế của ý tưởng này, đặc biệt trong bối cảnh bất bình đẳng thu nhập tăng cao
Hoa Kỳ tự hào về sự đa dạng văn hóa và chủng tộc, tuy nhiên vấn đề về phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội và chính trị
2.2 Tổng quan về Nhật Bản
Hình 2.2 Quốc kỳ Nhật Bản
2.2.1 Khái quát tổng quan
Trong tiếng Nhật, Nhật Bản được gọi với hai tên gọi phổ biến là Nihon (にほん) và Nippon (にっぽん) và đều được viết bằng Kanji là 日本 Tên chính thức tiếng Anh là Japan Đây là quốc gia nằm ở phía Đông đại lục châu Á, gồm 4 đảo chính hợp thành: Kyushu, Honshu, Hokkaido và Shikoku và các đảo nhỏ khác
Diện tích của Nhật Bản vào khoảng 377,974km², xếp thứ 62 thế giới theo diện tích bề mặt (2018) Với hơn 70% địa hình là núi, khoảng 108 ngọn núi lửa đang hoạt động và các quần đảo nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản thường đối mặt với những thiên tai như: động đất, sóng thần, núi lửa phun trào,…Ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản là núi Phú Sĩ với độ cao 3776m
Vì phần lớn địa hình là đồi núi, hẹp chiều ngang và bị chia thành nhiều vũng vịnh khúc khuỷu, sông ngòi Nhật Bản thường ngắn, chảy dốc và thường đổ ra biển Đặc điểm sông ngòi tạo ra lợi thế lớn về mặt giá trị thủy điện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
Trang 36xây dựng các cảng biển Mặt khác, đặc điểm sông ngòi cũng gây ra những nguy cơ xảy
hè từ tháng 6 đến tháng 8, nhiệt độ tăng cao, không khí mang độ ẩm cao do gió từ biển thổi vào đất liền, tập trung đến 50% lượng mưa cả năm Mùa thu bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, đầu thu thường xuất hiện các cơn bão ở vùng biển Thái Bình Dương, nhiệt độ dao động từ 12 – 26 độ C từ phía Bắc đến phía Nam Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2, tuyết rơi dày đặc ở nhiều nơi, đặc biệt ở những vùng gần biển
và các vùng núi cao, nhiệt độ dao động từ 5 - 12 độ C
Nhật Bản có 47 tỉnh thành thuộc 9 vùng riêng biệt: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki, Chugoku, Shikoku , Kyushu và Okinawa
Vào năm 1950, Nhật Bản đặt thủ đô tại Tokyo nhưng đến ngày 6/9/1986, Nhật Bản bãi bỏ việc đặt Tokyo làm thủ đô, vì thế cho đến nay Nhật Bản vẫn chưa có thủ đô chính thức Tuy nhiên, văn phòng Chính phủ Nhật Bản, cung điện và các cơ quan chính trị, kinh tế đều được đặt tại Tokyo, nên nơi đây dĩ nhiên được xem là thủ đô của Nhật Bản và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,…
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Nhật Bản là một quốc gia có chiều dài lịch sử kéo dài hơn 2000 năm với những trang
sử đầy màu sắc Đây là một đế quốc với sự bành trướng trên hầu hết châu Á, từ những thất bại rồi lại tái sinh một cách ngoạn mục để trở thành một cường quốc như hiện nay
Trang 37chứa bằng gốm để nấu chín và dự trữ thức ăn và biết sử dụng dụng cụ đá mài Cuối thời Jomon, xuất hiện dấu hiệu của nghề trồng lúa nước
Thời kỳ Yayoi (300 TCN – 300 SCN)
Văn hóa nông canh từ đại lục Trung Quốc đã ảnh hưởng đến các vùng xung quanh, trong đó có các quần đảo Nhật Bản, họ bắt đầu việc canh tác lúa nước và sử dụng đồ kim thuộc (đồ sắt, đồ thanh đồng) Đã có dấu vết của kỹ thuật dệt cũi và sự xuất hiện của các dụng cụ thuộc hệ đại lục làm bằng đá mài như loại dao đá to bản dùng để cắt nhành lúa, cũng như các loại rìu đá dùng để phạt cây Đồ gốm thời kỳ Yayoi so với thời kỳ Jomon đẹp hơn, không quá rườm rà mà hướng đến sự hài hòa, cân đối Hệ thống tưới tiêu được hoàn thiện, đất trở thành ruộng cao màu mỡ hơn, đạt được năng suất cao hơn Bên cạnh nông nghiệp, họ vẫn tiếp tục việc săn bắn và đánh cá
Thời kỳ Kofun (khoảng năm 250 - 538)
Vào giữa thế kỉ IV, các thị tộc độc lập rải rác khắp Nhật Bản dần dần tập hợp lại dưới quyền thị tộc Yamato Trung tâm chính quyền được di dời, thay đổi qua nhiều nơi như: Yamato, Kawachi,…Đây là thời đại có sự khác biệt rõ rệt trong nếp sinh hoạt của các hào tộc và những kẻ bị trị Trong khi hào tộc sống trong những khu gia cư (còn là nơi
tế tự và cai trị, kho lưu trữ các sản vật), những kẻ bị trị sống lại thành những nhóm đơn
vị cư trú kiểu nhà hố hay nhà bằng Đồ gốm thời đại này là loại gốm Hajiki – gốm nung một cách thô sơ, màu đỏ nâu, không có hoa văn, dùng để ninh nấu thức ăn hoặc làm dụng cụ để chứa khi ăn uống Song song với Hajiki, người Nhật cũng sử dụng Sueki- một loại gốm màu xám được nung cứng
Thời kỳ Asuka (538 - 710)
Thánh Đức Thái Tử (Shōtoku Taishi) phục hồi quyền lực của vương quốc Đại Hòa (Nhật Bản) và thiết lập một hệ thống pháp luật và giai cấp chính thức, đồng thời quảng
bá Phật giáo, xây dựng các chùa nổi tiếng như Shitenno-ji và Horyu-ji
Gia tộc Soga, sau khi loại trừ gia tộc Mononobe và giành quyền kiểm soát chính quyền vào năm 587, trở nên quyền lực nhưng sau đó bị lật đổ bởi Hoàng tử Naka no Ōe và Nakatomi no Kamatari Cuộc lật đổ này đã mở đường cho cuộc cải cách Taika (645), nhằm giành lại quyền kiểm soát từ tay gia tộc Soga Cuộc cải cách Taika tạo nền móng cho bộ luật Ritsuryo, được cải tiến dưới thời Thiên hoàng Thiên Vũ và Thiên hoàng Văn Vũ
Trang 38Nhìn chung, thời kì này được chia làm hai giai đoạn chính:
i Giai đoạn Asuka (trước cải cách Taika), khi Phật giáo bắt đầu xuất hiện với ảnh hưởng từ Bắc Ngụy và Bách Tế
ii Giai đoạn Hakuho (sau cải cách Taika), khi ảnh hưởng từ nhà Tùy và Đường bắt đầu lan tỏa
Thời kỳ Nara (710 - 794)
Nữ hoàng Genmei đặt kinh đô tại Heijo-kyo (Nara) Kinh đô này được xây dựng theo
mô hình thành Trường An (Trung Quốc) và là trung tâm của văn hóa và chính trị cho đến khi Hoàng đế Kammu di chuyển kinh đô đến Nagaoka-kyo và sau đó là Heian-kyo Văn hóa nhà Đường của Trung Quốc được du nhập mạnh mẽ vào thời kì này, bao gồm chữ viết Hán tự (Kanji) và Phật giáo Triều đình Nhật Bản ghi chép lịch sử qua các tác phẩm như Cổ sự ký và Nihon Shoki, khẳng định quyền lực tối cao của Thiên Hoàng Thơ waka (Hòa ca) cũng phát triển, với bộ sưu tập lớn nhất là Vạn diệp tập Phật giáo trở nên phổ biến và được chính thức hóa dưới thời Shomu, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của ông và gia tộc Fujiwara, điều này đã giúp củng cố sự vững mạnh của Nhật Bản
Thời kỳ Heian (794 - 1192)
Bắt đầu khi kinh đô được dời về Heian-kyo, là thời kỳ đỉnh cao của văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản, đồng thời đánh dấu sự hình thành bản sắc riêng sau khi Nhật Bản thoát khỏi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời kỳ Nara
Nền văn hóa cung đình thời Heian đạt đỉnh cao, với sự xuất hiện của các tác phẩm văn học nổi tiếng như Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu và Cuốn sách Gối của Sei Shōnagon Nghệ thuật cũng chứng kiến sự chuyển đổi từ phong cách vẽ mực Trung Quốc sang phong cách yamato-e đầy màu sắc Thơ ca Waka (31 âm tiết) trở nên phổ biến, góp phần vào sự phong phú văn hóa của thời kỳ này
Tuy nhiên, sự trỗi dậy của tầng lớp samurai, đặc biệt là các gia tộc Taira và Minamoto
đã dẫn đến cuộc Chiến tranh Genpei (1180-1185), kết thúc thời kỳ hoàng kim này Sự suy yếu của quyền lực đế quốc và sự nổi lên của tầng lớp võ sĩ đánh dấu sự chuyển giao từ Thời kỳ Heian sang Mạc phủ Kamakura
Thời kỳ Kamakura (1192 - 1333)
Là thời kì đánh dấu nền tảng của chế độ phong kiến, được thiết lập vào năm 1192 bởi shogun Minamoto Yoritomo Sau khi ông qua đời, gia tộc Hōjō nắm quyền với vai trò
Trang 39nhiếp chính cho mạc phủ Nhật Bản đã chống lại hai cuộc xâm lược của quân Mông
Cổ (1274 và 1281) nhờ các cơn bão "thần phong" (kamikaze) Tuy nhiên, căng thẳng tài chính và cuộc nổi dậy của Thiên hoàng Go-Daigo năm 1331 đã dẫn đến sự sụp đổ của mạc phủ năm 1333
Văn hóa Kamakura phát triển dựa trên tầng lớp chiến binh, với những lý tưởng về nghĩa vụ, lòng trung thành, và sự dũng cảm Phong tục seppuku (tự sát bằng cách mổ bụng) và tôn thờ kiếm xuất hiện trong thời kỳ này Thiền tông, với sự chú trọng vào
kỷ luật và hành động trực tiếp, được các chiến binh ưa chuộng Đồng thời, các tông phái mới như Tịnh Độ Chân Tông và Nichiren thu hút nhiều tín đồ Văn học quân sự cũng phát triển, miêu tả các chiến công lẫy lừng của các chiến binh nổi tiếng
Thời kỳ Muromachi (1333 - 1603)
Gồm 3 giai đoạn chính:
- Thời kỳ Nam Bắc triều (1333 - 1392): là giai đoạn đấu tranh giữa hai triều đình Nam và Bắc Ashikaga Takauji lập Mạc phủ Muromachi ở Kyoto, tạo tiền đề cho hòa bình
- Thời kỳ chiến quốc (1467 - 1573): Loạn Onin và các cuộc nổi dậy từ diễn ra mạnh mẽ Mạc phủ Ashikaga suy yếu, dần dần nhường chỗ cho các Sengoku daimyo Các daimyo này thường xuyên xảy ra xung đột, cùng với sự nổi dậy của nhóm chiến binh Phật giáo Ikki-ikko
- Thời Azuchi-Momoyama (1573 - 1603): Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi thống nhất đất nước Hideyoshi xâm lược Triều Tiên và đàn áp Kitô giáo
mẽ, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng như Matsuo Basho, Ihara Saikaku và Hokusai
Trang 40đóng góp lớn cho nền văn học và nghệ thuật của Nhật Bản Năm 1853 - 1854, Đô đốc người Mỹ Matthew Perry buộc Mạc phủ mở cửa giao với phương Tây, kết thúc chính sách bế quan tỏa cảng
Thời Meiji (1868 - 1912)
Thời kì này bắt đầu khi Thiên hoàng Meiji lên ngôi, chấm dứt Mạc phủ và khôi phục quyền lực Thiên hoàng Đây là thời kỳ cải cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực nhằm hiện đại hóa Nhật Bản Kinh đô được dời từ Kyoto về Edo và đổi tên thành Tokyo, nơi trở thành trung tâm quyền lực mới Trong thời kì này, Nhật Bản cũng phát triển hệ thống giáo dục, quân đội, giao thông, Năm 1889, Hiến pháp Meiji ra đời, thiết lập hệ thống chính quyền hiện đại Nhật Bản trở thành quốc gia châu Á tiên tiến, thể hiện qua chiến thắng trong chiến tranh Trung - Nhật và chiến tranh Nga - Nhật
Thời quân phiệt (1912 - 1945)
Sau khi Thiên hoàng Meiji qua đời, Thiên hoàng Taisho lên ngôi Vào thời kì này, Nhật Bản tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất, mở rộng ảnh hưởng ở Đông Á, sau
đó, Nhật Bản tiếp tục mở rộng lãnh thổ, chiếm đóng Mãn Châu vào năm 1931, lập chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1937 - 1945), Nhật tham gia phe Trục cùng Đức và Ý , mở rộng chiến tranh ở Đông Nam Á
và Thái Bình Dương Sau khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản đầu hàng, kết thúc thời kỳ quân phiệt vào năm 1945
Thời hậu chiến và phục hồi kinh tế (1945 - 1952)
Đây là thời kì Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng, đánh dấu lần đầu tiên đất nước này bị đất nước khác nắm quyền kiểm soát Hiến pháp mới năm 1946 quy định Thiên hoàng chỉ mang tính biểu tượng, không nắm quyền lực mà trao quyền lực cho hệ thống dân chủ Với sự hỗ trợ của Mỹ và chính sách công nghiệp hóa, Nhật Bản phục hồi nhanh chóng, phát triển thần kì và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới
Các triều đại Thiên hoàng từ 1868: Thời Meiji (1868 1912), thời Taisho (1912 - 1926), thời Showa (1926 - 1989) và thời Heisei (1989 - nay)
2.2.3 Những nét đặc trưng
Quốc kỳ Nhật Bản có thiết kế là một vòng tròn đỏ trên nền trắng khá đơn giản, tuy vậy, vẫn mang nét đặc trưng và là hình ảnh đại diện cho nước Nhật và con người Nhật Bản Trong tiếng Nhật, quốc kỳ Nhật Bản được gọi là Nisshoki, mang ý nghĩa “ánh